Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lý luận về vi phạm pháp luật, cho ví dụ về từng loại vi phạm pháp luật và phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.92 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................2
1.1. Khái niệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật.....................................2
1.1.1. Khái niệm....................................................................................2
1.1.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật............................................2
1.3. Các loại vi phạm pháp luật..............................................................4
1.3.1. Vi phạm pháp luật hình sự hay cịn gọi là tội phạm....................4
1.3.2. Vi phạm hành chính....................................................................5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC LOẠI VI PHẠM
PHÁP LUẬT................................................................................................6
2.1. Ví dụ về vi phạm hành chính...........................................................6
2.1.1. Tình huống ví dụ 1......................................................................6
2.1.2. Tình huống ví dụ 2......................................................................7
2.2. Ví dụ về vi phạm pháp luật hình sự................................................7
2.2.1. Tình huống ví dụ 1......................................................................7
2.2.2. Tình huống ví dụ 2......................................................................9
KẾT LUẬN....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................14

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến
các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi phạm pháp luật
được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhờ
có cấu thành cơ bản xác định.Nó bao gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt
chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những


yếu tố này thì sẽ khơng tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác
định từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp
lý,nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác định được
các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, tìm ra nguyên nhân của vi
phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm
pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc phân tích các yếu tố làm cơ sở để
đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật là rất
quan trọng. Do đó, qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “
Lý luận về vi phạm pháp luật, cho ví dụ về từng loại vi phạm pháp luật
và phân tích”

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật
1.1.1. Khái niệm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
Theo Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành
năm 2013:
1. Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử
sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được
ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ
của họ. Mác đã từng nói: ngồi hành vi của tơi ra, tơi khịng tồn tại đối với
pháp luật, không phải là đối tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi
thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật

hay vi phạm pháp luật.
Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ: đi
xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thơng) hoặc bằng khơng hành động (ví
dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế).
2. Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với
các yêu cầu của pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
a. Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ví dụ: đi xe máy
vào đường ngược chiều…
b. Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải
thực hiện. Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ…
2


c. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: trưởng
thơn bán đất cơng cho một số cá nhân nhất định…
3. Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể khơng
có năng lực trách nhiệm pháp lý thì khơng bị coi là vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy
định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi
đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi
mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được
hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu
trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi
được thành lập hoặc được công nhận.
4. Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực
hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình
và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới

bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự
có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể khơng nhận thức được hành vi của
mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành
vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng khơng điều khiển được hành vi của
mình thì khơng bị coi là có lỗi và khơng phải là vi phạm pháp luật.
5. Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp
luật đó.

3


1.3. Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau
dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và
phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành
các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm
pháp luật dân sự…
Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm
pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm
pháp luật. Theo tiêu chí này, vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
1.3.1. Vi phạm pháp luật hình sự hay cịn gọi là tội phạm
Theo pháp luật hình sự của Việt Nam thì tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Phân loại tội phạm
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định bốn
loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9, bao gồm: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại
sau đây:

4


a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội khơng lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt
tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.
1.3.2. Vi phạm hành chính
Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính
trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội

phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã
hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng
lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân
thân phi tài sản.
Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy
tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng
5


kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ
quan, tổ chức đó.
Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp.
Về chủ thể
Chủ thể vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
Khách thể của vi phạm hành chính
Khách thể là những quan hệ xã hội, quy tắc quản lý nhà nước được
pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
Dấu hiệu nhận biết là hành vi vi phạm hành chính đã xâm hại đến trật tự quản
lý nhà nước được pháp luật hành chính quy định, bảo vệ.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC LOẠI VI PHẠM
PHÁP LUẬT
2.1. Ví dụ về vi phạm hành chính
2.1.1. Tình huống ví dụ 1
A bán hoa quả, các loại bánh trái trên vỉa hè ở nơi có quy định cấm bán
hàng rong, bị cảnh sát giao thơng phạt 100.000 đồng
Việc A bán hoa quả chính là vi phạm hành chính, cụ thể vi phạm kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại mục 2 chương II Nghị định 100.
Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
Hành vi có lỗi:
Điều 35 Luật giao thơng đường bộ 2008: Lòng đường và hè phố chỉ
được sử dụng cho mục đích giao thơng. Trong một số trường hợp vẫn cho
phép tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường
bộ.
6


Vì vậy, việc bán hàng rong là hành vi có lỗi. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý
(A biết nhưng vẫn làm) hoặc lỗi vô ý (không biết quy định của pháp luật)
Theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1 điều 12 Nghị định 100 quy định hành vi này phải bị xử phạt từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng.
2.1.2. Tình huống ví dụ 2
Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng
Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm của Doanh nghiệp A:
– Hành vi có lỗi: Căn cứ theo các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2010 thì tổ chức kinh doanh có trách nhiệm cung cấp
hàng hóa đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc đối với sản phẩm đưa ra thị
trường. Vì vậy, hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng là hành vi có
lỗi (lỗi cố ý).
– Hành vi vi phạm này gây ra những thiệt hại cho người tiêu dùng và
xã hội.
– Hành vi trên vi phạm quy định quản lý nhà nước về hoạt động thương
mại (buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng).
– Thuộc trường hợp bị xử phạt hành chính: Hành vi này được quy định
tại Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng. Mức phạt cụ thể sẽ tùy thuộc vào giá trị tài sản vi
phạm.
2.2. Ví dụ về vi phạm pháp luật hình sự
2.2.1. Tình huống ví dụ 1
– Tháng 9/2008, Bộ tài ngun mơi trường đã phát hiện ra vụ việc sai
phạm của công ty Bột ngọt Vedan (Công ty TNHH Vedan Việt Nam).
7


– Theo đó thì cơng ty Vedan đã hằng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua
xử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai) suốt 14 năm qua kể từ khi đi vào
hoạt động (1994): khoảng 45000m3/1tháng.
– Hành động này gây ơ nhiễm nặng cho dịng sơng Thị Vải, gây chết
các sinh vật sống ở sông này và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người
dân ven sông…
Cấu thành vi phạm pháp luật
– Chủ thể vi phạm:
+ Công ty Vedan (thuộc Công ty TNHH Vedan Việt Nam) là một công
ty thực phẩm với 100% vốn đầu tư Đài Loan.
+ Được xây dựng từ năm 1991.
+ Có giấy phép hoạt động từ năm 1994. Dẫn đến, là một tổ chức có đầy
đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Cơng ty Vedan khi thực hiện hành vi
này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả
xảy ra.
+ Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. Theo quy định thì
cơng ty Vedan phải đầu tư khoảng 1 chục triệu để xử lý 1m3 dịch thải đậm
đặc. Đáng ra phải chi từ 15%-20% vốn đầu tư cho việc xử lý nước thải thì
Cơng ty Vedan chỉ dành 1,5% vốn cho việc đó.

– Khách thể:
Việc làm của công ty Vedan đã xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà
nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
8


– Mặt khách quan:
+ Hành vi nguy hiểm: sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải:
45000m3/1tháng. Đây là hành vi trái pháp luật hành chính.
+ Hậu quả: dịng sơng bị ơ nhiễm nặng, phá hủy mơi trường sống và
làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh
hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông. Những thiệt hại đó
do hành vi trái pháp luật của cơng ty Vedan gây ra trực tiếp và gián tiếp.
+ Thời gian: 14 năm (từ năm 1994-2008).
+ Địa điểm: sông Thị Vải (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Tp.Hồ Chí Minh).
+ Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
2.2.2. Tình huống ví dụ 2
X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo
khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ,
trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ
chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng
động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng khơng nghe phản ứng gì
của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại
nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng
đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu,
nhưng P đã chết trên đường đi.
Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vơ ý làm chết người theo
khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vơ ý

làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
01 năm đến 05 năm”
Cấu thành tội vô ý làm chết người
9


* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một
trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền
sống quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là
những chủ thể có quyền được tơn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những
người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư
cách là con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống
trên X tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật
hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi
phạm quy tắc an tồn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an tồn về tính
mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội
thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và
thừa nhận. Trong tình huống trên thì X và P rủ nhau đi săn thú rừng và hai
người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3
lần nếu khơng thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó X lên phía đồi cịn P xuống
khe cạn. Và khi X nghe thấy có tiếng động, đã X ht sáo 3 lần nhưng khơng
nghe thấy phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh
mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X xách súng chạy
đến thì phát hiện là P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội vã đưa P đi
đến trạm xá địa phương nhưng P đã chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy,
hành vi của X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để

đạn lạc vào người P làm cho P chết.

10


– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu
quả chết người. Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình
huống trên thì hành vi của X đã gây ra hậu quả làm cho P chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa
hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người
có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu
hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành
vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình
huống trên thì hậu quả chết người của P là do hành vi của X gây ra. Đó là X
nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết,
như vậy nguyên nhân P chết là do hành vi bắn súng của X vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì
quá tự tin. Bởi vì X tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết
người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra nên vẫn thực hiện và đã
gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình
có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó khơng xảy ra. Như vậy,
sự thấy trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến
khả năng hậu quả đó xảy ra hay khơng và kết quả người phạm tội đã loại trừ
khả năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: X khơng mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết
cho P, nó thể hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu quả của X gắn liền với
việc X đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. X đã cân nhắc, tính toán trước khi

hành động, thể hiện ở chỗ X đã huýt sáo như thỏa thuận với P và chỉ đến khi
khơng nghe thấy phản ứng gì của P, X mới nhằm bắn về phía có ánh mắt con
11


thú nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi X xách súng chạy đến thì phát
hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn, X đã vội đưa P đến trạm xá địa
phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Điều này đã chứng tỏ X
không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của X
trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng
lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho
thì là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét
thấy có đủ cơ sở để kết luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1
Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Ngoài ra, trong trường hợp này X sẽ bị phạt hành chính vì sử dụng vũ
khí cấm tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng chống bạo lực gia đình.

12


KẾT LUẬN
Quả thực, qua việc xác định, và phân tích những yếu tố làm cơ sở đánh
giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp luật giúp cho chúng
ta định hướng phần nào để giảm mức độ nguy hiểm của cho xã hội. Đồng

thời, qua việc phân tích này giúp cho sinh viên chúng ta có những nhận thức
đúng đắn và cần thiết.
Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang phải
đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức. u cầu đặt ra là Đảng phải ln
đảm bảo được tính chính đáng trong cầm quyền của mình thể hiện uy tín, sự
tin tưởng, sự cuốn hút của Đảng đối với Nhân dân; tính hiệu quả trong lãnh
đạo phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, đáp ứng u cầu, lợi ích của Nhân dân.
Do đó, việc thực hiện cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các
CQHCNN là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa to lớn đối với cơng cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân

(Năm 2013).
2.

“Vi phạm pháp luật – 1 số vấn đề lý luận va thực tiễn ở Việt
Nam hiện nay” Bùi Xuân Phái. 2019

3.

“Hành vi và vi phạm pháp luật” Lê Vương Long, tạp chí nhà nước và

pháp luật số 9/2016

4.

“Hình vi pháp luật – những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nguyễn

Quốc Hoàn trường ĐH luật Hà Nội 2016

14



×