Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.46 KB, 10 trang )

Trường:
KHOA:
----֎---LOGO TRƯỜNG

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRỞ THÀNH CHỦ THỂ
TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Sinh viên thực hiện

:

Giáo viên hướng dẫn :
Lớp

:

- HCM, ngày tháng năm -

i


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài......................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................2
1. Một số lý luận cơ bản về chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự..........2
1.1. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về chủ thể quan hệ pháp luật


dân sự (quan hệ dân sự).................................................................................2
1.2. Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trờ thành chủ thể trong quan hệ pháp
luật dân sự......................................................................................................2
2. Một số ví dụ minh chứng về quan hệm pháp luật dân sự.........................4
2.1. Ví dụ 1.....................................................................................................4
2.2. Ví dụ 2.....................................................................................................5
3. Những đề xuất, kiến nghị.............................................................................5
KẾT LUẬN................................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................8

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo kết quả lấy ý
kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Báo
cáo thẩm tra dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Đây là lần sửa đổi lớn với mục đích xây dựng Bộ luật Dân sự thực sự trở
thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hợi được hình
thành trên ngun tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các
bên tham gia, qua đó ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân
trong giao lưu dân sự; góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế-xã hội sau khi
Hiến pháp năm 2013 được ban hành. Qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã
chọn đề tài “Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể trong quan hệ
pháp luật dân sự” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về vấn đề.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, cũng đã có một số tài liệu và thành quả nghiên cứu liên
quan đến vấn đề trên. Cụ thể như sau:

Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Pháp nhân - chủ thể quan hệ pháp luật dân sự,
2011
Tưởng Duy Lượng, Trong bộ luật dân sự năm 2015,chủ thể quan hệ pháp
luật dân sự trong bộ luật dân sự năm 2015
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Bài luận tập trung nghiên cứu về khái niệm cũng như điều kiện để cá nhân,
tổ chức trở thành chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Đưa ra một số ví dụ phân tích về
quan hệ pháp luật dân sự, từ đó rút ra một số đề xuất và kiến nghị cụ thể.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bài tiểu luận được nghiên cứu trong vòng 1 tuần nghiên cứu những tài liệu
và bài báo chính thống của trường Đại học, Đảng và nhà nước Việt Nam
1


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Một số lý luận cơ bản về chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
1.1. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
(quan hệ dân sự)
Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bộ luật dân sự) xác định hai loại chủ thể
quan hệ dân sự là: cá nhân, pháp nhân. Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu kinh tế khi
hoạt động, có tìm kiếm lợi nhuận hay không, Bộ luật dân sự chia pháp nhân thành
hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Ngồi ra, Bộ luật dân sự cịn xác định hộ gia đình và tổ hợp tác và tổ chức
khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự. Từ Điều 101 đến Điều
104 Bộ luật dân sự đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, theo hướng minh định
rõ trách nhiệm của các bên, phương thức tham gia giao dịch dân sự, theo đó “các
thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân là
chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại
diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.
1.2. Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trờ thành chủ thể trong quan hệ pháp luật

dân sự
1.2.1. Đối với cá nhân
Đối với cá nhân: là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan
hệ pháp luật dân sự bao gồm: cơng dân Việt Nam, người nước ngồi, người khơng
có quốc tịch sống ở Việt Nam. Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự cá
nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự:
Năng lực pháp luật dân sự theo quy định tại Điều 16 Bộ luật dân sự năm
2015:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự
và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

2


3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.”
Năng lực pháp luật dân sự bao gồm các quyền như: Quyền nhân thân không
gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và
quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh
từ quan hệ đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (theo quy định tại Điều 19 Bộ
luật dân sự năm 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi cá
nhân đạt được độ tuổi nhất định và các yêu cầu về sức khỏe như sau:
– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 người thành
niên (từu đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy
định tại các điều 22 (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi), điều 23 (người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần) và điều 24 (người nghiện ma túy,

nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình) của Bộ luật
này;
– Năng lực hành vi một phần: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp
luật của người đó xác lập, thực hiện.
+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động
sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý.
3


1.2.2. Đối với tổ chức
Cơ quan, tổ chức, chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
có các kiện quy định tại Điều 84 về Pháp nhân: Một tổ chức được công nhận là
pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau đây:
Thứ nhất, là được thành lập hợp pháp: thành lập theo đúng trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định;
Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó: pháp nhân phải có tài sản riêng không phụ thuộc và bị chi phối bởi
bất kì chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nào khác, trên cơ sở tài sản riêng đó pháp
nhân phải chịu trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình
Thứ tư, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập:
vì tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập nên pháp nhân sẽ được hưởng

các quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự phù hợp với pháp nhân nên pháp nhân
phải nhân danh chính mình.
2. Một số ví dụ minh chứng về quan hệm pháp luật dân sự
2.1. Ví dụ 1
Vào ngày 20/11/2020, chị B có vay của chị A một số tiền trị giá 500.000.000
đồng. Giữa A và B có lập hợp đồng cho vay, được cơng chứng theo đúng trình tự,
thủ tục luật định.
Với quan hệ pháp luật trên, có thể xác định:
Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị A và chị B.
Chị A: có năng lực pháp luật (vì khơng bị Tịa án hạn chế hay là tước đoạt
năng lực pháp luật); có năng lực hành vi (đủ tuổi và không mắc các bệnh theo quy
định pháp luật). Vì thế, chị A có năng lực chủ thể đầy đủ.
Chị B cũng có năng lực chủ thể đầy đủ, tương tự như chị A.
Khách thể của quan hệ pháp luật: khoản tiền vay 500.000.000 đồng và tiền
lãi.
4


Nội dung của quan hệ pháp luật:
Với chị A: có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; có nghĩa
vụ giao khoản tiền vay 500.000.000 đồng cho chị B như đã thỏa thuận;
Với chị B: có quyền được nhận số tiền cho vay; có nghĩa vụ phải trả cả nợ
gốc và lãi theo thỏa thuận trước đó.
2.2. Ví dụ 2
A ký hợp đồng với B, nội dung hợp đồng là A sẽ cho B thuê nhà với giá
10.000.000 đồng/tháng. Mỗi tháng đến ngày 5 A sẽ đến và thu tiền nhà từ B. Thời
hạn hợp đồng thuê nhà là 3 năm tính từ ngày 1/5/2020.
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: A (bên cho thuê), B (bên thuê);
Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự: ngôi nhà cho thuê;
Nội dung quan hệ pháp luật dân sự:

Quyền của bên cho thuê nhà (A): A có quyền yêu cầu B trả tiền thuê nhà; A
có quyền yêu cầu B trả lại nhà đã thuê (khi hết hạn hợp đồng);
Nghĩa vụ của bên cho thuê nhà (A): A có nghĩa vụ phải giao nhà; A phải bảo
đảm giá trị sử dụng của ngôi nhà cho thuê; và A phải bảo đảm quyền sử dụng tài
sản cho bên thuê là B;
Quyền của bên thuê nhà (B): có quyền cho thuê lại nhà nếu được bên cho
thuê đồng ý;
Nghĩa vụ của bên thuê nhà (B): B có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà; phải bảo
quản tài sản cho thuê là ngôi nhà; sử dụng tài sản thuê đúng với mục đích, cơng
dụng; trả lại ngơi nhà khi hết hạn hợp đồng;
3. Những đề xuất, kiến nghị
Bộ luật dân sự đã xác định chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cả tổ
chức khơng có tư cách pháp nhân, khi chủ thể này xác lập, thực hiện giao dịch thì tư
cách pháp lý trong quan hệ pháp luật dân sự, trong tố tụng dân sự là tổ chức đó với
tên được xác định,nhân đó, tài khoản đứng tên tổ chức, tiền trong tài khoản đó được
5


xác định là của tổ chức, người đại diện chỉ là chủ tài khoản đại diện cho tổ chức đó,
thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch. Việc cá nhân là người đại diện của tổ
chức xác lập, thực hiện được coi là hành vi của tổ chức đó. Đây là vấn đề khơng
được nhầm lẫn, khơng được chuyển từ tài khoản của tổ chức thành tài khoản cá
nhân.
Khi mở tài khoản cho tổ chức, người trực tiếp tham gia giao dịch, mở tài
khoản phải là người đại diện của tổ chức theo hình thức đại diện theo ủy quyền. Do
đó, người trực tiếp mở tài khoản, đặc biệt là thực hiện giao dịch thuộc tài khoản của
tổ chức phải chứng minh tư cách đại diện tổ chức của mình.
Nếu chủ thể là tổ chức khơng có tư cách pháp nhân chỉ có quyền lợi, khơng
xuất hiện nghĩa vụ trong quan hệ tranh chấp, hoặc tuy có nghĩa vụ nhưng tài sản của
chủ thể này đủ thực hiện nghĩa vụ thì việc xác định thành viên tổ chức là người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có nhiều ý nghĩa thực tiễn, nhưng những
trường hợp tổ chức khơng có tài sản hoặc tài sản nhưng khơng đủ thực hiện nghĩa
vụ thì việc xác định có những thành viên nào của tổ chức để đưa

6


KẾT LUẬN
Bộ luật Dân sự là đạo luật rất quan trọng của mỗi quốc gia, có tác động trong
việc điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản của xã hội, mỗi cơng dân, các gia đình, cơ
quan, tổ chức. Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 10 thơng qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 thay thế
cho BLDS 2015. BLDS 2015 được ban hành nhằm tạo cơ chế pháp lý đầy đủ cho
việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác của quan hệ pháp luật dân sự, đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng
pháp luật dân sự.
Việc bổ sung mối quan hệ lớn giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp
chế, bảo đảm kỷ cương xã hội là sự vận dụng sáng tạo và phát triển hệ thống lý luận
về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm phong phú
thêm lý luận về đổi mới của Đảng ta. Cùng với chủ nghĩa Mác  - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, lý luận đổi mới là kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc ta vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội./.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Hỏi – Đáp Các quy định của pháp luật về thừa kế - NXB Chính trị Quốc gia.
3.

4.
5.
6.

8



×