TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ MỤC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN TRÊN
CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
GIÁNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRỊNH HUY HỒNG
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MSSV
Mã lớp bài tập:
……………………………………
………………..
123274
……………………………………
………………..
123274
……………………………………
………………..
123274
……………………………………
………………..
123274
TP. HỒ CHÍ MINH,THÁNG 9 NĂM 2021
i
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................2
KẾT LUẬN......................................................................................................3
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................4
i
MỞ ĐẦU
Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2021, tỷ lệ người dùng mạng
tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong
năm 20201. Có thể nói, thương mại điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển
do những lợi ích rõ ràng mà phương thức này mang mại.
Nếu như trước đây hoạt động trao đổi, mua bán diễn ra thông qua quá
trình gặp gỡ trao đổi trực tiếp thì hiện nay hoàn toàn khác. Chỉ với một vài cú
click chuột hay thao tác lướt trên Smartphone thông qua website thương mại
điện tử là mọi người có thể mua được hàng hóa cần thiết. Nhưng tuy nhiên,
theo thống kê đo lường thì có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về các sàn
thương mại này, chưa nắm bắt được những quy định khi vận hành kinh
doanh.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá
mục điều khoản và điều kiện trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam”
để có cái nhìn sâu và rộng hơn.
Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương. (2021). Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên các hoạt động
thương mại điện tử.
1
1
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC MỤC VÀ ĐIỀU
KIỆN TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM
1.1. Sàn thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm sàn thương mại điện tử
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho
phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người
quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ lên đó 2.
Nói cách khác đây là một kênh bán hàng trực tuyến, cho phép giao dịch giữa
người mua và người bán. Ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...
Nó có tên tiếng Anh đầy đủ là "Electronic Commerce Exchange". Với
việc đăng ký tài khoản người bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử
các cá nhân, doanh nghiệp có thể thoải mái trưng bày, giới thiệu sản phẩm,
dịch vụ và thương hiệu của họ đến với người dùng. Sàn thương mại điện tử
còn là nơi có thể đăng thơng tin rao vặt, đấu giá, đấu thầu,...
1.1.2. Đặc trưng của kinh doanh sàn thương mại điện tử
Khác với thương mại truyền thống, khả năng tiếp cận khách hàng và
thời gian giao dịch có nhiều hạn chế, tính đa dạng của sản phẩm cũng bị giới
hạn rất nhiều. Buôn bán trên sàn thương mại điện tử mở ra một không gian
rộng lớn không biên giới, thoải mái trưng bày sản phẩm dịch vụ nhằm giới
thiệu tới khách hàng tiềm năng.
Ưu điểm khi kinh doanh sàn thương mại điện tử
Chỉ cần đăng nhập vào website thương mại điện tử là mua hàng nhanh
chóng. Ở đó, có nhiều cửa hàng cung cấp đa dạng sản phẩm cho khách hàng
dễ dàng mua sắm với giá cả phải chăng và có nhiều ưu đãi.
Rosen, Anita (2000). The E-commerce Question and Answer Book. USA: American Management
Association. tr. 5.
2
2
Sản phẩm đa dạng: Mọi ngành hàng từ xe cộ đến quần áo, hàng điện tử,
đồ gia dụng, linh kiện,...đều có mặt trên website thương mại điện tử. Chỉ cần
gõ từ khóa tìm kiếm là hàng trăm nghìn sản phẩm xuất hiện. Với sự góp mặt
của nhiều thương hiệu tên tuổi khác nhau.
Hình thức thanh tốn tiện lợi: Khách hàng có thể trả tiền mặt sau khi
nhận hàng, thanh tốn qua thẻ ATM trực tuyến, Thẻ Visa hay các hình thức
như chuyển khoản Momo, Agripay.
Bất chấp thời gian - không gian: Sàn thương mại điện tử hoạt động 24/7
và trong suốt 365 ngày của một năm không hề ngừng nghỉ3. Khách hàng có
thể order món hàng u thích bất kỳ khung giờ nào. Vào những dịp đặc biệt,
cịn có chương trình săn “sale” hấp dẫn đồng giá từ 10k, 99k,...Hay giảm giá
khung giờ vàng, ngày lễ.
Tiết kiệm thời gian/chi phí: Khơng cần đi xa, có thể đang ngồi văn
phịng hay ở nhà đều có thể đặt hàng nhanh gọn. Khơng ra tận cửa hàng lùng
sục sản phẩm chỉ cần lên sàn giao dịch và các sản phẩm cần tìm sẽ hiện ra
ngay trước mắt. Giá của các sản phẩm bao giờ cũng rẻ hơn so với khi chúng
ta mua trực tiếp tại cửa hàng, có thể so sánh giá giữa nhiều của hàng khác
nhau trước khi ra quyết định mua.
Giao hàng nhanh chóng: Hầu hết khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với
tốc độ giao hàng khi đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử uy tín như
Shopee, Tiki,..Với chi phí vận chuyển phù hợp với túi tiền, nhất là đơn hàng
có giá cao cịn được miễn phí ship.
Mặt khác, đối với các đơn vị đăng ký kinh doanh trên sàn TMĐT
khơng những tiết kiệm được chi phí th mặt bằng, nguồn vốn mà cịn có thể
quảng bá sản phẩm tối ưu nhất. Đối với mỗi sàn TMĐT sẽ có những quy định
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2019), Khảo sát hiện trạng an tồn thơng tin trong thương
mại điện tử Việt Nam, Hà Nội.
3
3
về bán hàng, hướng dẫn kinh doanh cũng như các chính sách khách nhau
nhưng đều với mục đích các bên đều có lợi.
1.2. Các điều khoản và điều kiện trên sàn thương mại điện tử tại Việt
Nam
1.2.1. Điều kiện để doanh nghiệp được thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn
giao dịch thương mại điện tử được hoạt động sẽ gồm:
Website thương mại điện tử là yếu tố bắt buộc có để có thể vận hành
sàn thương mại điện tử. Căn cứ vào nghị định 52/2013/ NĐ-CP về Thương
mại điện tử và Thông tư 47/2014/ TT- BTC quy định quản lý website thương
mại điện tử.
Doanh nghiệp đó được thành lập theo quy định pháp luật được cấp
đăng ký kinh doanh. Có nghĩa là doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt
địa chỉ trụ sở chính cấp
Website đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
Sau khi Thiết Kế Website sàn TMĐT thì mọi quy trình mua bán sẽ diễn
ra tại đây. Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử đóng vai trị là trung gian, tiếp
cận, xử lý thông tin các bên tham gia. Các bên còn lại là doanh nghiệp cung
ứng sản phẩm, người bán hàng và người mua hàng. Sàn thương mại điện tử
tại Việt Nam hoạt động theo hướng B2C, kinh doanh hướng đến khách hàng.
Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.
1.2.2. Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử
Dù doanh nghiệp của bạn kinh doanh thương mại điện tử theo hình
thức nào thì cũng đều phải đáp ứng những điều kiện như sau4:
Thứ nhất, chủ thể kinh doanh thương mại điện tử phải là thương nhân,
tổ chức có chức năng phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân
4
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2020), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử, Hà Nội.
4
Thứ hai, chủ thể kinh doanh phải đăng ký website với tên miền hợp lệ
và còn thời hạn. Website phải đảm bảo quy định về cung cấp thông tin như
sau:
– Thông tin về người sở hữu website: Phải công khai thông tin về chủ
sở hữu website bao gồm tên, địa chỉ, mã số thuế, phương thức liên hệ
– Thông tin về hàng hóa, dịch vụ: Phải cung cấp những thơng tin để
khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ
– Thơng tin về giá cả: Nêu rõ thông tin về giá sản phẩm đã hay chưa
bao gồm thuế, phí đóng gói/vận chuyển…
– Thơng tin về điều kiện giao dịch chung: Doanh nghiệp phải công bố
những điều kiện giao dịch chung đối với hàng hóa, dịch vụ trên website bao
gồm: các điều kiện hạn chế trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ; chính sách
đổi trả; chính sách bảo hành; quy trình cung cấp dịch vụ; quyền, nghĩa vụ của
người bán và khách hàng.
Điều kiện giao dịch chung phải được thể hiện bao gồm tiếng Việt, nếu
website có chức năng đặt hàng trực tuyến thì phải cho phép khách hàng đồng
ý điều kiện giao dịch chung trước khi đặt hàng.
– Thông tin về vận chuyển và giao nhận: Phương thức, thời hạn giao
hàng
– Thông tin về phương thức thanh tốn: Hình thức thanh tốn, thời hạn
thanh toán để khách hàng lựa chọn phương thức thanh tốn phù hợp.
Thứ ba, thực hiện thủ tục thơng báo/đăng ký website thương mại điện
tử
Đối với website thương mại điện tử bán hàng thương nhân thực hiện
thủ tục thông báo website cịn các hình thức khác thương nhân phải tiến hành
đăng ký với Bộ Công thương để được phê duyệt. Chi tiết về trình tự thực hiện
5
thủ tục này, khách hàng có thể tham khảo tại bài viết đăng ký website thương
mại điện tử. Sau khi website được phê duyệt thì mới coi là hoạt động thương
mại điện tử một cách hợp pháp.
II. ĐÁNH GIÁ MỤC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN TRÊN CÁC
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.1. Một số điểm mạnh và hạn chế của các điều khoản và điều kiện
2.1.1. Một số điểm đạt được
Thị trường TMĐT Việt Nam có tiềm năng lớn vì ở nước ta, số lượng
người sử dụng internet đã trên 65 triệu. Doanh số thương mại điện tử giữa các
doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng
4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Năm 2017, tốc độ tăng
trưởng thương mại điện tử được đánh giá tiếp tục ở mức cao. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục: Đối với lĩnh vực bán
lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%, khảo sát gián tiếp qua một số doanh
nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch
vụ chuyển phát tăng từ 62% đến 200%. Đối với lĩnh vực thanh tốn, theo
thơng tin từ Cơng ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm
2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50%
so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75% 5. Đến năm
2023, doanh thu từ TMĐT dự báo tăng lên là 10 tỷ USD, chiếm khoảng 5%
tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo đó, đến năm
2025, quy mơ này có thể đạt 33 - 35 tỷ USD, trở thành cơ hội rất lớn cho các
doanh nghiệp kinh doanh uy tín.
Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, TMĐT là kênh duy nhất để
khách hàng tiếp cận tới một số hàng hóa và dịch vụ. Theo nghiên cứu của
5
Chính phủ. (2020). Nghị định về thương mại điện tử năm 2020. Bộ Công thương.
6
NIELSEN, ảnh hưởng của Covid-19 đến người Việt Nam khiến tăng 25% các
hoạt động mua sắm trực tuyến, đi kèm với đó là sự sụt giảm mạnh tần suất
mua hàng trực tiếp6. Cách thức mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng
khá đa dạng như họ có thể mua sắm qua các sàn giao dịch thương mại điện tử
như Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, Hotdeal.vn, Zalora.vn, Tiki.vn,
Adayroi.com, Lotte.vn hoặc qua mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo,...
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt cũng có xu hướng mua hàng qua
chương trình quảng cáo trên ti vi (tiến hành giao dịch qua điện thoại). Kênh
TMĐT này đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng: Nhanh chóng, dễ dàng
tiếp cận thơng tin, so sánh giá cả, tiết kiệm thời gian, đặc biệt với những
người thích tìm hiểu về đánh giá (review) và sau đó tìm mua ngay trên mạng,
trải nghiệm mua sắm khác biệt so với mua sắm trực tiếp,...
2.1.2. Một số điểm hạn chế trong các điều khoản và điều kiện trên các sàn
thương mại điện tử
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử là rất hiệu quả và tiết kiệm cho
đôi bên giữa người bán và người mua. Mặc dù vậy, khơng ai dám phủ nhận
đây là hình thức kinh doanh hồn hảo nhất vì nó tồn tại một số hạn chế.
Một là, người mua hàng có thể gặp phải hàng giả, hàng kém chất
lượng. Lý do bởi khách hàng không thể xác định được chính xác nguồn gốc
sản phẩm. Việc mua hàng tất cả đều dựa trên niềm tin vào lời quảng cáo về
xuất xứ sản phẩm nên khi gặp cơ sở bán hàng khơng uy tín thì rủi ro gặp phải
hàng không đúng quảng cáo, hàng giả... thường sử dụng các hình ảnh có thể
hàng thật, hàng chính hãng để quảng cáo, chào bán với giá rẻ hơn rất nhiều so
với các cửa hàng, địa chỉ bán hàng chính hãng nhằm lơi kéo người tiêu dùng
có nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hiệu nhưng với giá rẻ.
Điển hình là các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, quần áo, giày dép... Các
đối tượng vi phạm thường tận dụng mọi kẽ hở để vừa cung cấp thông tin về
6
NIELSEN (2020), Nghiên cứu ảnh hưởng của COVID 19 đến người Việt Nam, Hà Nội.
7
hàng hóa, thơng tin giao dịch trên Internet, quảng bá trực tuyến và khuyến
mãi rầm rộ, vừa thẩm lậu hoặc đưa những hàng hóa khơng rõ nguồn gốc, xuất
xứ qua cửa khẩu, biên giới, cảng biển, sân bay... để bán tràn lan trên thị
trường nội địa với quy mô ngày một lớn. Để qua mắt người tiêu dùng, các đối
tượng thường sử dụng một địa chỉ không liên quan, địa chỉ khơng có thật hoặc
giả mạo địa chỉ để giao dịch nhưng tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa
điểm khác nhau hoặc kết hợp vừa làm nơi giao dịch vừa làm nơi ở, cất giấu
hàng hóa nên khó khăn cho công tác điều tra, trinh sát, kiểm tra, bắt giữ và xử
lý hành vi vi phạm.
Hai là, khách hàng mua sắm online qua phương tiện điện tử, đọc review
từ những khách hàng khác, khơng nhìn trực tiếp sản phẩm. Do đó, có thể gặp
sản phẩm khơng đúng ý thích, sai kích thước so với hình ảnh quảng cáo, sai
mẫu mã, sai màu...
Ba là, TMĐT gắn liền với dịch vụ chuyển phát nhằm tiết kiệm thời gian
cho khách hàng trong việc mua sắm. Tuy nhiên rất nhiều người tiêu dùng
khiếu nại về việc nhận hàng chậm, hàng bị vỡ, hỏng, mất hàng... do khách
hàng chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh tốn.
Bốn là, vấn đề an tồn thông tin của khách hàng không được bảo đảm.
Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ
từ các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử. Yêu cầu hỗ trợ phổ biến nhất là
hạn chế tấn cơng DOS/DDOS, loại hình tấn cơng này không làm mất dữ liệu
người dùng nhưng khiến cho công việc kinh doanh bị thiệt hại do ngưng trệ
hệ thống và không thể phục vụ khách hàng. Các công ty cung cấp dịch vụ trực
tuyến 24/7 thường gặp tấn công này như: Bán vé trực tuyến, đặt chỗ khách
sạn,… Nhiều rủi ro nghiêm trọng về thương mại điện tử tồn tại từ lâu và rất
có thể đã bị kẻ xấu lợi dụng khi dữ liệu khách hàng bị đánh cắp. Nhiều tài
khoản khách hàng được người dùng sử dụng chung với các dịch vụ khác, dẫn
8
đến một số khách hàng bị đánh cắp thông tin liên quan đến tài khoản ngân
hàng, bị hack các trang cá nhân để sử dụng lừa đảo những người khác.
2.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro đối với người mua hàng trong giao dịch
thương mại điện tử
Về phía người tiêu dùng, phải thực sự là “người tiêu dùng thông minh”,
hiểu rõ luật để tự bảo vệ mình. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã
quy định rất rõ những điều khoản nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng
khi tiến hành các giao dịch TMĐT. Chẳng hạn, các doanh nghiệp và cá nhân
khi giao kết hợp đồng từ xa phải cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ
bản gồm: Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh; số điện thoại liên lạc; trụ sở,
địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có); chất
lượng hàng hóa, dịch vụ; chi phí giao hàng (nếu có); phương thức thanh tốn
(chuyển khoản hay tiền mặt khi nhận hàng); phương thức giao hàng; thời hạn
giao hàng (bao lâu kể từ khi hai bên đạt được thỏa thuận mua bán); cung ứng
dịch vụ,...
Về phía doanh nghiệp, đầu tiên, doanh nghiệp khi phát triển sản phẩm
cần chú ý đến thiết kế luồng kinh doanh hợp lý, kiểm soát chặt chẽ truy xuất
dữ liệu theo nguyên tắc “khách hàng truy cập thông tin với quyền hạn phù
hợp định trước”. Tiếp đó, kiểm sốt chặt chẽ và áp dụng các kiểm tra an tồn
thơng tin ngay từ khi phát triển ứng dụng và sau khi đưa vào cung cấp. Cuối
cùng, doanh nghiệp cần định kỳ tiến hành rà sốt và đánh giá lại mức độ an
tồn của các hệ thống của mình vì theo thời gian hệ thống thường xuất hiện
các lỗ hổng, rủi ro mới. Doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu kịp thời; chiến lược
và phương pháp quản lý phù hợp; thích nghi với xu hướng mới; đầu tư và
nâng cấp an ninh mạng để phòng ngừa tội phạm công nghệ cao nhằm khai
thác triệt để những cơ hội và hạn chế tối thiểu những rủi ro, hạn chế mà
TMĐT mang đến.
9
Về phía Chính phủ, cần có chiến lược đầu tư kịp thời, đúng đắn vào
việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp mạng Internet. Bên cạnh đó, cũng cần
phải có chế tài, quy định chặt chẽ trong kinh doanh TMĐT nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan như: Doanh nghiệp, đối tác,
khách hàng,... Ngoài ra, để bảo đảm quyền lợi của người mua, đối với tình
trạng tin nhắn rác, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng phải có trách nhiệm
thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi vi
phạm này. Mặt khác, liên quan đến chứng từ trong giao dịch điện tử, luật
cũng quy định về trách nhiệm của người bán trong việc tạo điều kiện cho
người tiêu dùng truy cập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên
quan đến giao dịch. Để đáp ứng quy định này, các trang web bán hàng qua
mạng cần tích hợp các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng truy cập,
sao lưu chứng từ của người tiêu dùng,… Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã
nhấn mạnh: “Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi giao dịch
trong TMĐT cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đều đã có. Quan
trọng nhất là ý thức của người tiêu dùng trong lựa chọn và quyết định các giao
dịch để hạn chế rủi ro cho mình”.
10
KẾT LUẬN
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm, hoạt động thương mại
điện tử cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, khiến người tiêu dùng cũng gặp
khơng ít khó khăn trong q trình mua hàng qua mạng.
Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng rộng mở với nhiều mơ
hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo
hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và cơng nghệ thông tin. Đặc
biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang
trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân
phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt
vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm
thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua
hàng truyền thống sang mua hàng qua thương mại điện tử. Tuy nhiên, giống
như các loại hình kinh doanh khác, thương mại điện tử cũng có những mặt
hạn chế và rủi ro đặc biệt đối với người mua hàng do một số điều khoản và
điều kiện chưa hoàn toàn đảm bảo quyền lợi người mua hàng.
<2133 từ>
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương. (2021). Tăng cường bảo vệ người
tiêu dùng trên các hoạt động thương mại điện tử. />Chính phủ. (2020). Nghị định về thương mại điện tử năm 2020. Bộ
Công thương.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2019), Khảo sát hiện trạng an
tồn thơng tin trong thương mại điện tử Việt Nam, Hà Nội.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2020), Báo cáo chỉ số thương
mại điện tử, Hà Nội.
NIELSEN (2020), Nghiên cứu ảnh hưởng của COVID 19 đến người
Việt Nam, Hà Nội.
Rosen, Anita (2000). The E-commerce Question and Answer Book.
USA: American Management Association. tr. 5.
12