Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bảo vệ khách hàng sử dụng ví điện tử quy định pháp luật và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.59 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................2
1.1. Khái niệm Ví điện tử........................................................................2
1.1.1. Khái niệm ví điện tử....................................................................2
1.1.2. Chức năng của ví điện tử:............................................................2
1.1.3. Nhược điểm của ví điện tử:.........................................................3
1.2. Một số biện pháp tăng cường bảo mật cho ví điện tử...................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ KHÁCH
HÀNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM...................................6
2.1. Thông tư bảo vệ quyền lợi khách hàng khi sử dụng ví điện tử....6
2.2. Thực trạng thanh tốn bằng hình thức ví điện tử tại Việt Nam. .8
2.2.1. Thực trạng thanh tốn bằng hình thức ví điện tử........................8
2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng thanh tốn bằng hình thức ví điện
tử tại Việt Nam....................................................................................10
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ KHÁCH HÀNG KHI
SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ...........................................................................14
3.1. Hồn thiện khung pháp lý về hình thức thanh tốn bằng ví điện
tử.............................................................................................................14
3.2. Xây dựng và thống nhất các quy định về thanh toán.................14
3.3. Xây dựng và đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và phần mềm để phục vụ cho thanh tốn bằng ví điện tử.......15
KẾT LUẬN....................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................17



PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Theo Worldpay 2017, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã trở thành
phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với


khối lượng giao dịch tăng trưởng cao nhất trong thập kỷ qua, với khối lượng
tăng 11,2% trong suốt thời gian 2014 - 2015 đạt 433,1 tỷ USD. Thị trường
châu Á với tốc độ tăng trưởng 43,4%. Hầu hết các nước đã và đang triển khai
công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán
ngày càng cao của người dân.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là xu hướng trên tồn thế giới và đang
được đơng đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền
mặt thơng thường. Phương tiện thanh tốn điện tử đã giúp người dân linh hoạt
hơn trong giao dịch, an tồn trong chi trả.
Ví điện tử là một dịch vụ mới phát triển trên thế giới, là giải pháp thanh
tốn khơng dùng tiền mặt khá thơng minh hiện nay. Việc thanh tốn bằng ví
điện tử đã được áp dụng ở nhiều công ty lớn như Apple, Samsung, Google...
đã cho thấy sự hiệu quả của các hình thức thanh tốn này. Tại Việt Nam hình
thức thanh tốn bằng ví điện tử vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người dân và
doanh nghiệp. Do đó, với mục đích bảo vệ quyền lợi khách hàng sử dụng dịch
vụ của ví điện tử, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Bảo vệ khách hàng sử dụng ví
điện tử - Quy định pháp luật và thực tiễn”.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm Ví điện tử
1.1.1. Khái niệm ví điện tử
Ví điện tử là một loại tài khoản điện tử định danh được quản lý bởi nhà
cung cấp dịch vụ uy tín. Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác
với Ngân hàng để quản lý tiền và thông qua kết nối này, ngân hàng giúp
người dùng an tâm hơn và người bán cũng tin tưởng hơn khi chắc chắn nhận
được tiền ngay khi giao dịch thành cơng. 1
Ngồi chức năng thanh tốn truyền thống, Ví điện tử có thể nhận tiền
từ bên ngồi chuyển vào thơng qua cổng thanh tốn trực tuyến, việc nạp tiền

vào Ví điện tử được thực hiện bằng nhiều cách như nộp tiền mặt, chuyển
khoản, nạp thẻ điện thoại, thẻ game...2 tùy theo sự tiện dụng của người dùng.
Ví điện tử được dùng cho việc thanh tốn trực tuyến vì nhiều tính năng hỗ trợ
từ nhà cung cấp mà một tài khoản ngân hàng bình thường khơng hỗ trợ được.
1.1.2. Chức năng của ví điện tử:
Với người tiêu dùng hiện đại, ví điện tử ngày càng trở nên gần gũi và
thông dụng hơn bao giờ hết. Thứ nhất, có thể kể đến các chức năng của ví
điện tử như nhận và chuyển tiền dễ dàng qua mạng, người dùng sẽ không phải
đến bưu điện và ngân hàng để chuyển tiền nữa mà có thể chuyển tiền ngay
trên chính chiếc điện thoại di động của mình. Ngồi ra, ví điện tử cịn giúp
người dung chi trả trực tuyến và lưu trữ được tiền trên mạng Internet. 3
Thứ hai là ví điện tử như một loại tài khoản dùng để thanh toán trong
các giao dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân
hàng là tiền thật. Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay
Minh Thương, “ Ví điện tử là gì? Ưu nhược điểm của ví điện tử”, [ (Truy cập ngày 18/07/2021)
2
Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (2017). Bảng giá thanh toán ví điện tử Bảo Kim. Hà Nội.
3
Nghị định 101/2012/NĐ_CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
1


mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động
thương mại điện tử. Người dùng chỉ cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua
website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành nạp tiền vào ví từ tài khoản
ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước... 4
1.1.3. Nhược điểm của ví điện tử:
Bên cạnh rất nhiều tiềm năng, ví điện tử vẫn cịn những mặt hạn chế 5.
Mức độ bảo mật thơng tin của người dùng còn chưa thực sự cao, người dùng
có thể bị mất tài khoản nếu như để lộ thơng tin của mình. Mặc dù ví điện tử

vẫn đang đem lại nhiều lợi ích cho thanh tốn trực tuyến trong nước, nhưng
đối với các giao dịch online đi quốc tế thì hình thức thanh tốn này dường
như chưa thể thực hiện tốt được. Thêm vào đó, một số giao dịch do đi qua
ứng dụng trung gian nên có thể phản hồi lâu hơn thanh tốn trực tiếp qua thẻ
tín dụng.
1.2. Một số biện pháp tăng cường bảo mật cho ví điện tử
Theo Nhật Minh, " 7 biện pháp tăng cường bảo mật cho ví điện tử bạn
khơng nên bỏ qua", [ />
(truy

cập

ngày

19/07/2021), Có một số biện pháp nhằm nâng cao bảo mật cho ví điện tử như
sau:
Đặt mật khẩu cho thiết bị.
Biện pháp bảo mật ví điện tử đầu tiên người dùng nên áp dụng là đặt
mật khẩu trên điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị khác. Để đảm bảo an
toàn hơn cho thiết bị, người dùng cũng nên áp dụng các biện pháp bảo mật bổ
sung khác nữa.
Sử dụng kết nối mạng an toàn

Nghị định 101/2012/NĐ_CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, (truy cập ngày 16/07/2021).
4
5


Luôn kết nối với mạng tin tưởng, tránh sử dụng mạng Wifi cơng cộng.

Các kết nối Wifi an tồn thường yêu cầu mật khẩu và sử dụng giao thức
"WPA hoặc WPA2". Mạng Wifi khơng an tồn thường mở cho nhiều người
truy cập và có thể được gắn nhãn kết nối "WEP". 6
Cài đặt ứng dụng từ các nguồn tin cậy
Một trị chơi miễn phí có thể khơng phải chỉ là trị chơi, nó được thiết
kế để thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng một cách bất hợp pháp. Khi tải
một ứng dụng, hãy xem đánh giá của người dùng để cân nhắc trước khi tải về
điện thoại.
Giữ thông tin cá nhân an tồn
Khơng bao giờ chia sẻ dữ liệu, thông tin nhạy cảm với những người
không tin tưởng như cung cấp địa chỉ email, số điện thoại, hoặc các thông tin
các nhân quan trọng khác. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và nhân viên hỗ
trợ sẽ không bao giờ hỏi thông tin cá nhân như mật khẩu hoặc số tài khoản
thanh tốn. 7
Bảo mật thơng tin đăng nhập
Tránh ghi lại thông tin sử dụng để truy cập vào ví điện tử ở những nơi
dễ thấy hoặc lưu trữ trong một một file không được bảo vệ bằng mật khẩu
hoặc mã hóa. Nếu khơng ai đó có thể xem và sử dụng thông tin của bạn một
cách bất hợp pháp.
Tạo một mật khẩu duy nhất cho ví điện tử
Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho email hoặc các tài khoản mạng
xã hội như Facebook, Twitter, v.v... cho ví điện tử. Việc sử dụng cùng một
mật khẩu cho tất cả các tài khoản làm tăng nguy cơ truy cập trái phép. Thay

Bộ Thông tin và Truyền thông (2016). Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2016. Hà Nội.
7
Thủy Diệu (2019), “Thị trường ví điện tử: Lo nhà đầu tư nước ngồi thao túng”, truy cập ngày 21/11/2019.
6



vào đó, người dùng nên sử dụng một mật khẩu duy nhất dễ nhớ, nhưng vẫn
khó đốn cho ví điện tử.
Xác định người liên hệ khi xảy ra vấn đề
Đảm bảo rằng bạn biết cách nhanh nhất để giải quyết bất kỳ vấn đề nào
phát sinh và ai chịu trách nhiệm giải quết các vấn đề gian lận trong tài khoản.
Ví dụ, như trong trường hợp bạn bị mất hoặc bị đánh cắp điện thoại, các thẻ
cá nhân trong ví điện tử sẽ mất và tài khoản bị tấn công.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ KHÁCH
HÀNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2.1. Thơng tư bảo vệ quyền lợi khách hàng khi sử dụng ví điện tử
Tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT, NHNN
đã quy định nhiều giải pháp khác để bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng
Ví điện tử như:
(i) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo
thanh toán8 (TKĐBTT) và duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản này
không được thấp hơn tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của khách hàng tại
cùng một thời điểm nhằm đảm bảo đủ khả năng thanh toán cho khách hàng và
bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Về tổng hạn mức giao dịch của một Ví điện tử cá nhân, bao gồm cả
thanh tốn và chuyển cho ví khác, không quá 100 triệu đồng trong một tháng.
Cụ thể, tại điểm c, khoản 6, Điều 9 của Thông tư 23 quy định: Tổng hạn mức
giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 1 khách hàng tại 1 tổ chức cung ứng
dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh tốn cho các hàng hóa, dịch vụ
hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng
tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng
Việt Nam trong một tháng.
So với dự thảo trước đây, quy định chính thức đã bỏ hạn mức 20 triệu

đồng mỗi ngày. Quy định này được đưa ra nhằm quản lý tốt hơn hoạt động Ví
điện tử, tránh việc khách hàng đăng ký mở Ví điện tử tràn lan, không thực
chất, phù hợp với thực trạng phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam.9
Thơng tư cũng bỏ hạn mức giao dịch với Ví điện tử dành cho tổ chức,
trước đó hạn mức trong dự thảo tối đa không quá 100 triệu mỗi ngày và 500
triệu đồng mỗi tháng. Sở dĩ có sự lược bỏ quy định về hạn mức Ví điện tử của
Điều 8 Thơng tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, (truy cập ngày 16/07/2021).
8
9


tổ chức do khách hàng tổ chức có mức xác thực cao hơn khách hàng cá nhân,
Ví điện tử của tổ chức thường được sử dụng với nhiều mục đích đa dạng như
chi trả lương cho cán bộ của công ty, quản lý các khoản thu, chi nội bộ.
(ii) Quy định cụ thể về hoạt động ví điện tử 10 như: Hồ sơ mở Ví điện tử,
xác thực thơng tin khách hàng mở ví điện tử, yêu cầu Ví điện tử phải liên kết
với tài khoản thanh toán/thẻ ghi nợ nội địa của khách hàng. Sở dĩ như vậy vì
bản chất dịch vụ TGTT là trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện
tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn và
người sử dụng dịch vụ thanh tốn. Do đó, các dịch vụ TGTT (bao gồm dịch
vụ ví điện tử) phải được cung ứng cho đối tượng khách hàng là người đã có
tài khoản tại ngân hàng. Dịch vụ Ví điện tử cần đảm bảo tính định danh và
phải được liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Với
vai trị cung ứng Ví điện tử, tổ chức TGTT cũng phải đảm bảo có đủ dữ liệu
khách hàng của mình để phục vụ yêu cầu tra sốt, khiếu nại của khách hàng,
cũng như phục vụ cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra của cơ quan
chức năng khi có yêu cầu (tổ chức trung gian thanh tốn khơng thể khơng
nắm được thơng tin về khách hàng của mình).
(iii) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp cơng cụ để

NHNN giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử;
(iv) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử 11 phải quy định và thông báo
các điều kiện, điều khoản sử dụng dịch vụ cho khách hàng, hướng dẫn khách
hàng sử dụng dịch vụ, các quy định về xử lý tra sốt, khiếu nại...
Cũng theo Thơng tư 23/2019/TT-NHNN, các hành vi nghiêm cấm
gồm: Việc sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích
rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật
khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn Ví điện tử hoặc mua,
10
11

Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn

Khoản 1 Điều 13 Thơng tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán


bán thơng tin Ví điện tử; Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử khơng được
phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư ví
điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện
tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví điện tử.
Bên cạnh đó, Thơng tư 23 cũng quy định khách hàng được sử dụng Ví
điện tử để: Thanh tốn cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; Chuyển tiền cho
Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở; Rút tiền ra
khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh tốn hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ
Ví điện tử) tại ngân hàng.
2.2. Thực trạng thanh tốn bằng hình thức ví điện tử tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng thanh toán bằng hình thức ví điện tử
Thực tế cũng cho thấy, trong những năm vừa qua, tại thị trường Việt
Nam, các công ty cơng nghệ tài chính (Fintech) đã cạnh tranh quyết liệt giành
thị phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương

hiệu như Momo, Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay,
Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân
Lượng, AirPay,… 12Cụ thể, tính đến tháng 12/2019 có 32 tổ chức không phải
là ngân hàng đã được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng các dịch vụ trung
gian thanh toán. Phần lớn các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng
thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử (Hồng Hà, 2019). 
 

Với thế mạnh về sự tiện dụng và hệ sinh thái phong phú, MoMo - ví

điện tử của Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến nhanh chóng được
các ngân hàng kết nối. Tính hết tháng 10/2019, MoMo là đối tác liên kết trực
tiếp của 16 ngân hàng, hiện đã có khoảng 8 triệu người dùng tại Việt Nam 13,
mục tiêu tăng lên 16 triệu người dùng vào cuối năm 2019. Căn cứ trên mức
độ phổ biến, từ số liệu thuê bao và thị phần mà chính các doanh nghiệp ví
Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, (truy cập ngày 16/07/2021).
13
Công ty Cổ phần di động Thương mại trực tuyến (2017). Bảng giá thanh toán ví điện tử Momo. Hà Nội.
12


điện tử cơng bố thì MoMo đang là ví điện tử có thị phần lớn nhất và được u
thích nhất tại Việt Nam. Về khối lượng giao dịch, MoMo đã tăng hơn 3 lần
trong năm 2018. MoMo cũng đã đạt tới 200 triệu giao dịch/năm với tổng giá
trị thanh toán đạt 1,2 tỷ USD/năm (Thủy Diệu, 2019). Bên cạnh Momo, cịn
có nhiều tên tuổi từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Airpay, Moca,
Payoo, Zalopay, VinIDPay,… Năm 2018, tổng giá trị thực hiện qua hệ thống
kết nối thanh tốn của Cơng ty cổ phần Thanh tốn Quốc gia Việt Nam đạt
1,75 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 164% so với năm 2017. 14


 
Sự sôi động và hấp dẫn của ví điện tử đã thu hút các ngân hàng thương
mại cũng như các cơng ty, tập đồn cơng nghệ lớn từng bước thâm nhập vào
thị trường. Đến nay, một số ngân hàng đã phát triển hệ thống thanh toán điện
tử: Ví điện tử Bank Plus ra đời là sự kết nối giữa Viettel và MBBank bảo trợ;
VPBank với Timo và Maritime Bank với MEED, LienVietPostbank với Ví
Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, (truy cập ngày 16/07/2021).
14


Việt. Tháng 12/2018, Sacombank cũng chính thức ra mắt ví Sacombank Pay
được tích hợp đầy đủ các tính năng, tiện ích ngân hàng hiện đại nhằm mang
đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị trong lĩnh vực ngân hàng số.
Sacombank Pay với QR code đạt chuẩn quốc tế và hệ sinh thái rất lớn sẽ đem
đến nhiều tiện ích cho người dùng. Hiện mạng lưới các điểm chấp nhận thanh
toán của Sacombank đạt trên 2.500 đại lý và kế hoạch năm 2019 dự tính tăng
lên 30 - 40%.
Khơng những thế, thị trường năng động và sơi nổi của ví điện tử tại
Việt Nam cũng tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một số
doanh nghiệp nước ngoài chọn cách bắt tay với các doanh nghiệp nội trong
cuộc đua giành thị phần ví điện tử phải kể đến Quỹ đầu tư Standard Chartered
Private Equity và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đã hợp tác với
CTCP M_Services bỏ vốn vào Momo. VNPT Epay có 65% vốn sở hữu thuộc
quỹ đầu tư của Hàn Quốc; 90% vốn của CTCP 1Pay thuộc về Tập đoàn
TrueMoney đến từ Thái Lan,… Trong khi đó, một số doanh nghiệp có tiềm
lực tài chính mạnh lại chọn cách tự tạo ra sản phẩm của chính mình thâm
nhập vào thị trường Việt Nam. EVENS E-CASH, một doanh nghiệp công
nghệ đến từ Hàn Quốc, đã phát đi thông báo dự kiến năm 2020 sẽ chính thức
có mặt tại thị trường Việt Nam. 
2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng thanh tốn bằng hình thức ví điện tử tại

Việt Nam
Cơ hội
Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh tốn quen
thuộc của người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Với xu hướng số phát
triển mạnh mẽ và nhiều tiện ích, ví điện tử có tiềm năng để phát triển mạnh
mẽ trong tương lai gần. Thị trường ví điện tử ở Việt Nam hiện nay đang bùng
nổ với sự xuất hiện của nhiều cái tên mới, tăng con số ví điện tử lên hơn 20
với những tiện ích đa dạng. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt


Nam15 sẽ có khoảng hơn 10 triệu người dùng ví điện tử ở nước ta năm 2020.
Qua đó, có thể thấy thị trường phát triển của ví điện tử tại Việt Nam cịn
nhiều cơ hội đang chờ đón phía trước.
Thứ nhất, tại Việt Nam, Chính phủ đặt ra mục tiêu, cuối năm 2020, tỷ
trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp nhất hơn 10% và
8% vào năm 2025. Điều này có nghĩa là trong thời gian tới ví điện tử sẽ có
nhiều tiềm năng để phát triển;
Thứ hai, cũng trong thời gian gần đây, các ví điện tử khơng ngừng cung
cấp thêm nhiều tính năng để phục vụ khách hàng và đạt mục tiêu chiếm lĩnh
thị phần. Ngồi việc ứng dụng cơng nghệ thanh tốn qt QR, một số ví điện
tử tiếp tục ứng dụng cơng nghệ quét AR cho phép khách hàng xem và tiếp
nhận thông tin theo cách mới mẻ, không gây nhàm chán. Chính vì thế, cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển các hình thức
thanh tốn hiện đại, dễ sử dụng nói chung và ví điện tử nói riêng.
Thứ ba, hơn nữa, khu vực nơng thôn đang được nhiều công ty Fintech
hướng tới trong tương lai. Hiện nay, tại Việt Nam chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới rất được quan tâm với tham vọng đến năm
2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số
xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
Ngồi ra, trong những năm gần đây với sự phát triển của khu vực nơng thơn

thì việc sử dụng điện thoại, Internet hay các phương tiện thanh tốn hiện đại
như ví điện tử cũng được nhiều người dân ở khu vực này quan tâm. Từ đó có
thể thấy, đây là thị trường đầy tiềm năng phát triển đối với ví điện tử.
Thứ tư, ngày nay, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh và sử
dụng điện thoại vào Internet tăng lên đáng kể. Theo tổng hợp từ báo cáo
Digital marekting năm 2019 của WeareSocial và Hootsuite, trong số 64 triệu
Thủy Diệu (2019), “Thị trường ví điện tử: Lo nhà đầu tư nước ngoài thao túng”, truy cập ngày 21/11/2019.
15


người dùng Internet tại Việt Nam thì số lượng người dùng truy cập bằng thiết
bị di động là 61,73 triệu người (chiếm 96% số người sử dụng internet) 16. Bên
cạnh đó, theo số liệu thống kê năm 2019, tỷ lệ người Việt Nam sử dụng
Internet hàng ngày là 94% và 6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần
trong tuần. Qua số liệu thống kê có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam
không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần. Điều đó
cho thấy cơ hội gia tăng số lượng người dùng ví điện tử trong tương lai rất
lớn.
Thứ năm, hiện nay, thương mại di động đã trở thành một phương thức
giao dịch quen thuộc của các công ty thương mại lớn trên thế giới và đang
ngày càng phát triển tại Việt Nam. Nó làm thay đổi cách thức mua bán, giao
nhận hàng hóa của con người. Đặc biệt, đối với người tiêu dùng: thương mại
điện tử giúp họ có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ; giảm thiểu thời gian
mua hàng và chi phí đi lại; tạo cơ hội mua được sản phẩm với giá bán thấp
hơn, tiếp cận được nhiều thông tin hơn,… Song hành cùng sự phát triển của
thương mại điện tử đó là các hình thức thanh tốn hiện đại như thẻ ngân hàng,
ví điện tử hoặc thanh tốn trực tuyến thơng qua smartphones với dịch vụ
Mobile Banking, Internet Banking. Do đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử
sẽ là một trong những cơ hội lớn cho sự phát triển của ví điện tử trong tương
lai.

Thách thức
Tuy có nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu của người dùng hiện đại như
tiết kiệm thời gian, chi phí, thanh tốn nhanh chóng, đơn giản và có nhiều ưu
đãi nhưng ví điện tử cũng gặp phải khơng ít thách thức trong q trình phát
triển thị trường.
Thứ nhất, thói quen thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam rất lớn cùng
với tâm lý lo sợ lừa đảo và rủi ro trong q trình thanh tốn nên một bộ phận
Tường Minh, Báo cáo tổng quan digital tại Việt Nam & thế giới năm 2019, [ (Truy cập ngày 19/07/2021)
16


người tiêu dùng Việt vẫn chọn hình thức thanh tốn bằng tiền mặt. Mặc dù có
khá nhiều ví điện tử xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng chưa có giải
pháp nào nổi bật, tạo ra xu thế cho thị trường. Đây cũng là những trở ngại lớn
nhất cho người tiêu dùng và sự phát triển chung của thị trường.
Thứ hai, vấn đề rủi ro gian lận trong thanh toán ví điện tử 17. Đây là một
thách thức lớn đối với sự phát triển của ví điện tử trong thời gian tới. Thực tế
cho thấy có rất nhiều người ngại sử dụng các phương tiện thanh tốn di động
vì mức độ rủi ro của nó như mất tiền, đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo,…
Rủi ro gian lận là một trong các lý do khiến người tiêu dùng ngại sử dụng ví
điện tử. Ngồi ra, nỗi sợ bị tấn công hoặc đối mặt với cuộc tấn công phần
mềm độc hại hoặc bị rò rỉ dữ liệu cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng
cảm thấy khơng an tồn khi sử dụng phương thức thanh toán hiện đại này.
Thứ ba, một bộ phận người tiêu dùng Việt vẫn chưa bắt kịp những tiến
bộ cơng nghệ đang diễn ra trên tồn cầu. Họ chưa nhận thức và ít tin tưởng về
những hình thức thanh tốn hiện đại nói chung và ví điện tử nói riêng. Mặc dù
ra đời từ năm 2008 nhưng chỉ trong ba năm gần đây khái niệm về ví điện tử
mới được nhiều người biết đến và chấp nhận sử dụng. Sự thiếu hiểu biết khiến
họ nghĩ rằng ví điện tử khơng phải là một phương tiện thanh tốn thuận tiện,
an tồn và đặt ra một số câu hỏi xoay quanh như: Nếu điện thoại của người

dùng bị hack thì sao? Nếu người dùng mất thiết bị thì sao, có mất tiền trong ví
hay khơng? Điều gì xảy ra nếu người dùng bị khóa hoặc mất quyền truy
cập?18
Thứ tư, hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ và chính thức đối
với hình thức thanh tốn qua ví điện tử. Nói cách khác, chưa có chế tài hay bộ
luật nào quy định về tính pháp lý của ví điện tử và những rủi ro cũng như đảm
bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỡi khi có tranh chấp. Vì vậy,
Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, (truy cập ngày 16/07/2021).
18
Thủy Diệu (2019), “Thị trường ví điện tử: Lo nhà đầu tư nước ngoài thao túng”,
17


luật bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến cần được chặt chẽ và thực thi nghiêm
ngặt hơn, nhằm khuyến khích người tiêu dùng thanh tốn qua ví điện tử nhiều
hơn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ KHÁCH HÀNG
KHI SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
3.1. Hồn thiện khung pháp lý về hình thức thanh tốn bằng ví điện tử.
Xu hướng phát triển cùng với những lợi ích mang lại của ví điện tử địi
hỏi có một khn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ để thể chế hóa chủ
trương được Chính phủ đặt ra. Để có thể tạo nền tảng thúc đẩy loại hình dịch
vụ này, đồng thời cũng kiểm soát chặt chẽ các đơn vị cung cấp dịch vụ, ngăn
ngừa cạnh tranh khơng lành mạnh và phịng ngừa rủi ro của một phương thức
mới trong loại hoạt động có tính nhạy cảm cao là lưu thơng tiền tệ, một khung
pháp lý đủ sức mạnh là thực sự cần thiết.
Khi xây dựng khung pháp lý liên quan đến thanh tốn di động nói
chung và ví điện tử nói riêng, nhà quản lý chính sách có thể tập trung vào các
nội dung chính về tính pháp lý được Tổ chức Hiệp hội Thông tin Di động Thế
giới (GSMA) đưa ra liên quan đến các vấn đề: Định danh khách hàng, phân

loại khách hàng, phát triển mạng lưới đại lý giao dịch tại quầy, tính minh
bạch, phát triển cơng nghệ, và cơ sở hạ tầng.
3.2. Xây dựng và thống nhất các quy định về thanh toán.
Theo kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển dịch vụ này cho thấy,
khung pháp lý cho thanh toán thường liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành.
NHNN cần chủ trì trong việc rà sốt 19, xem xét lại các quy định liên quan đến
thanh toán để đánh giá sự phù hợp của khung pháp lý đối với những rủi ro của
các hoạt động thanh tốn, bao gồm cả phân tầng các cơng ty cung cấp dịch vụ
để đảm bảo giám sát hiệu quả chuỗi giá trị tổng thể của hoạt động thanh toán;
Nâng cao vai trò của việc chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng và các cơng ty
Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, (truy cập ngày 16/07/2021).
19


thanh toán; Hạn chế tối đa sự phân mảnh cùng với các quy định phức tạp như
ở một số nước trên thế giới.
3.3. Xây dựng và đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
phần mềm để phục vụ cho thanh tốn bằng ví điện tử.
Các cơng ty cung cấp ví điện tử cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ
thông tin, tăng cường các lớp bảo mật để ngăn chặn tấn công của kẻ gian. Một
ví điện tử cần thiết phải có 2 lớp bảo mật, 1 lớp vào ví và 1 lớp bảo mật OTP
(One time password - Mật khẩu một lần) khi thực hiện thanh tốn, chuyển
khoản tiền.20
Theo đó, vấn đề an tồn, bảo mật của ví điện tử mới là quan trọng,
quyết định việc khách hàng sử dụng dịch vụ, khuyến khích thanh tốn khơng
dùng tiền mặt. Đây là vấn đề mà khách hàng sử dụng ví thời gian qua khá
quan tâm. Khi các ngân hàng tăng cường đầu tư bảo mật cơng nghệ thơng tin
thì việc kết nối ví điện tử với tài khoản ngân hàng được xem như là “lá chắn”
thứ 2 cho ví điện tử.


Minh Thương, “ Ví điện tử là gì? Ưu nhược điểm của ví điện tử”, [ />20


KẾT LUẬN
Ví điện tử là phương thức thanh tốn mới có nhiều tiện ích. Hiện nay
tại Việt Nam, đã có 3721 tổ chức trung gian thanh toán được cấp giấy phép để
hoạt động trong lĩnh vực thanh tốn bằng ví điện tử với hình thức đa dạng cả
website và các ứng dụng trên di động. Tuy nhiên, do thiếu cộng đồng sử
dụng, chưa tích hợp được nhiều tính năng, gây khó khăn cho người sử dụng,
thiếu các thơng tin cơ bản về các loại ví, chưa có sự đồng bộ và liên kết giữa
các nhà cung cấp, cùng với thói quen thanh toán bằng tiền mặt nên người tiêu
dùng Việt Nam chưa mặn mà với dịch vụ này.
Vì vậy, để ví điện tử có thể phát triển trong thời gian tới, nhà nước cần
hồn thiện khn khổ pháp lý về dịch vụ thanh toán điện tử; Tăng cường an
ninh mạng, bảo mật, an tồn thơng tin thanh tốn. Các cơng ty cung cấp dịch
vụ ví điện tử cần hợp tác với các ngân hàng trong việc chuyển tiền; Mở rộng
tính năng của ví đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng; Tăng cường công tác
tuyên truyền, quảng bá để thay đổi nhận thức của người dân; Bên cạnh đó,
phải có những biện pháp và chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp bán
hàng trực tuyến cũng như bán hàng truyền thống thêm ví điện tử là một hình
thức thanh tốn cho người tiêu dùng.

Minh Nguyen, " 37 ví điện tử tại Việt Nam"[ (Truy cập ngày 18/07/2021)
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Công thương (2017). Báo cáo thương mại điện tử năm 2017, Hà


Nội.
2.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2016). Báo cáo Tổng kết công tác năm

2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016. Hà Nội.
3.

Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (2017). Bảng giá thanh

tốn ví điện tử Bảo Kim. Hà Nội.
4.

Cơng ty Cổ phần Ngân Lượng (2017). Bảng giá thanh tốn ví điện tử

Ngân Lượng. Hà Nội.
5.

Công ty Cổ phần di động Thương mại trực tuyến (2017). Bảng giá

thanh tốn ví điện tử Momo. Hà Nội.
6.

Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng Đồng Việt (2017). Bảng giá

thanh tốn ví điện tử Payoo. Hà Nội.
7.

VEPF (2017). Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam. Hà Nội.


8.

Worldpay (2017). World payment reports. London.

9.

Minh Nguyen, " 37 ví điện tử tại Việt Nam"[ />
dien-tu-tai-viet-nam-tinh-den-20-8-2020/] (Truy cập ngày 18/07/2021)
10.

Thủy Diệu (2019), “Thị trường ví điện tử: Lo nhà đầu tư nước ngoài

thao túng”, truy cập ngày 21/11/2019.
11.

Minh Thương, “ Ví điện tử là gì? Ưu nhược điểm của ví điện tử”,

[ (Truy cập ngày 18/07/2021)
12.

Nghị định 101/2012/NĐ_CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh

tốn khơng dùng tiền mặt


13. Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”,
(truy cập ngày 16/07/2021).
14. Tường Minh, Báo cáo tổng quan digital tại Việt Nam & thế giới năm
2019, [ (Truy cập ngày

19/07/2021)
Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn
Thơng tư 23/2019/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT, NHNN



×