Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận về các điều kiện chi ngân sách nhà nước (qui định pháp luật và thực tiễn áp dụng).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.73 KB, 16 trang )

Đề số 6
Bình luận về các điều kiện chi ngân sách nhà nước
(qui định pháp luật và thực tiễn áp dụng).
Mục lục
I. Mở bài
II.Nội dung
1. Khái quát chung về chi ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm
1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
1.3 Phân loại chi ngân sách nhà nước
1.4 Các phương thức chi ngân sách nhà nước
2. Điều kiện chi ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật hiện hành
2.1. Đã có trong dự toán ngân sách được giao
2.2. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định
2.3. Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi
2.4. Các điều kiện khác
3.Thực tiễn áp dụng
3.1. Những điểm bất cập còn tồn tại
3.2. Nguyên nhân và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
điều kiện chi ngân sách nhà nước
IV – KẾT LUẬN
1
I.Mở bài
Ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng được nhà nước sử dụng
để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường , huy động nguồn
tài chính ,điều tiết vĩ mô nền kinh tế , cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm
bảo công bằng xã hội.Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động
thu, chi ngân sách nhà nước. Thu để định hướng đầu tư , kích thích hoặc hạn
chế sản xuất,kinh doanh…chi để nâng cao chất lượng y tế,giáo dục, nâng
cao đời sống nhân dân…Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách nhà nước còn


eo hẹp ,thì việc chi ngân sách thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm , tránh được
tình trạng thất thoát,thâm hụt luôn là vấn đề được đặt ra. Chính vì thế, các
điều kiện chi ngân sách nhà nước đã được pháp luật qui định
II.Nội dung
1.Khái quát chung về ngân sách nhà nước
1.1 Khái niệm
Chi ngân sách nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu NSNN. Luật ngân
sách nhà nước 2002 đã đưa ra khái niệm chi ngân sách nhà nước, tại Khoản
2 Điều 2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế -
2
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà
nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật. Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy đủ những nội
dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt động của bộ
máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong các
lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học còn định nghĩa chi
NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử
dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia.Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, nhiều
vấn đề kinh tế xã hội của đát nước đang đặt ra thách thức đối với các khoản
chi ngân sách một cách tùy tiện ,ngẫu hứng ,thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ
thể sẽ có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
- Chi ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối và sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước, hoạt động này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở quy định pháp
luật và dự toán ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Đây là
một nội dung quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý Nhà nước của bộ

máy nhà nước vì thế, nó phải được thông qua theo nguyên tắc tập thể
bằngqua một quy trình luật định nghiêm ngặt. Mọi hoạt động chi ngân sách
phải được thực hiện trên cơ sở dự toán do Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp quyết định.
- Chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể
quyền lực gồm hai nhóm:
3
+ Nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp
phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước, gồm Bộ tài chính, Sở tài
chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng tài chính quận, huyện,
thị xã thuộc tỉnh, thành phố, Sở kế hoạch và đầu tư và Kho bạc nhà nước.
+ Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước. Nhóm chủ thể này rất
đa dạng, có thể phân thành ba loại chủ yếu gồm:
• Các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính thực hiện
khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
• Các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp có thu.
• Các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
- Mục tiêu cơ bản của chi ngân sách nhà nước là đáp ứng nhu cầu về
tài chính cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước
thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, thông qua việc
thể chế hóa bằng pháp luật đối với hoạt động chi ngân sách, Nhà nước còn
hướng đến những mục tiêu khác, trong đó bao gồm mục tiêu quản lý hiệu
quả việc sử dụng công quỹ và tăng cường kỷ luật ngân sách, tạo cơ sở pháp
lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách, góp phần hạn
chế tình trạng tham hang, lãng phí tài sản nhà nước.
1.3 Phân loại chi ngân sách nhà nước
Căn cứ vào tiêu chí mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi ngân
sách nhà nước thì ta có thể phân chia các khoản chi NSNN thành hai loại:
- Chi đầu tư phát triển. Theo Khoản 1 Điều 3 NĐ 60/2003/NĐ-CP thì
các khoản chi được xếp vào loại chi đầu tư phát triển gồm: chi đầu tư xây

dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu
hồi vốn; chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức
4
tài chính Nhà nước; chi bổ sung dự trữ nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc
các mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước…Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo
cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao.
- Chi thường xuyên: Đây là những khoản chi mang tính ổn định, định
kỳ, lặp đi lặp lại và là khoản chi mang tính tiêu dùng, gồm có: chi cho các
hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn
học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; chi cho hoạt động
của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chi cho các hoạt động sự
nghiệp kinh tế; chi cho quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội…
Ngoài ra, còn có các loại chi ngân sách khác như chi trả nợ gốc và lãi
các khoản tiền do Chính phủ vay, chi viện trợ của Ngân sách trung ương cho
các Chính phủ và tổ chức ngoài nước, chi cho vay của ngân sách trung ương,
chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới…
1.4 Các phương thức chi ngân sách nhà nước
Phương thức chi ngân sách nhà nước là cách thức Nhà nước sử dụng
để chuyển giao nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các chủ thể
hưởng ngân sách nhà nước. Trong pháp luật hiện hành, có hai phương thức
chi ngân sách nhà nước, đó là chi theo hạn mức (theo dự toán kinh phí) và
chi theo lệnh chi tiền.
- Phương thức chi theo hạn mức (theo dự toán kinh phí): áp dụng đối
với khoản chi mà cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp. Đối tượng áp là
các đối tượng thường xuyên sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực
hiện nhiệm vụ được giao. Phương thức này được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên
các đơn vị sử dụng ngân sách thường không chủ động trong quá trình sử
dụng kinh phí, làm hiệu quả sử dụng NSNN không cao.
5
- Phương thức chi theo lệnh chi tiền: áp dụng đối với những khoản chi

do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách. phạm
vi áp dụng của phương thức này hẹp hơn phương thức chi theo hạn mức.
Tuy nhiên, phương thức này lại tạo được sự chủ động tối đa cho các đơn vị
sử dụng ngân sách, thêm vào đó nâng cao trách nhiệm của cơ quan tài chính
trong quá trình cấp phát kinh phí.
2. Các điều kiện chi ngân sách nhà nước
Các điều kiện chi ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 2
Điều 5 Luật ngân sách nhà nước 2002 và Điều 51 Nghị định 60/2003/NĐ-
CP.
2.1 Đã có trong dự toán ngân sách được giao
Như đã biết, các khoản chi NSNN được chia chủ yếu thành hai loại là
chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhưng trong mỗi loại chi đó, các
nội dung chi cụ thể là hết sức đa dạng. Khoản kinh phí đã được ghi trong dự
toán chi ngân sách thể hiện cam kết thanh toán của Nhà nước đối với các
đơn vị sử dụng ngân sách. Dựa trên cam kết này, các đơn vị sử dụng ngân
sách có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cấp đủ cho mình số kinh phí mà Nhà
nước đã cam kết với điều kiện đơn vị sử dụng ngân sách chứng minh được
rằng họ có đầy đủ những điều kiện được cấp phát theo quy định của pháp
luật.
Đây là điều kiện thứ nhất mà khoản chi phải thỏa mãn để có thể được
thanh toán. Quy định này đưa ra để đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù
hợp với tổng thể các khoản chi khác, phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội mà Nhà nước đề ra trong năm ngân sách. Tuy nhiên, điều kiện
này cũng có những trường hợp ngoại lệ:
6

×