Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quan điểm của hồ chí minh về vai trò của đạo đức giá trị của quan điểm đó trong xây dựng đạo đức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.49 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 1
3. Kết cấu đề tài................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI
TRỊ CỦA ĐẠO ĐỨC ........................................................................................ 2
1.1.Đạo đức là cái gốc của ngƣời cách mạng, nền tảng tinh thần của xã hội, của
ngƣời cách mạng. ............................................................................................. 2
1.2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.................... 3
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ CỦA
ĐẠO ĐỨC TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƢỚC HIỆN NAY. .............................. 4
2.1.Tầm quan trọng của vấn đề......................................................................... 4
2.2. Thực trạng ................................................................................................. 4
2.2.1. Ƣu điểm .............................................................................................. 4
2.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 5
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ................................................................... 6
2.4. Giải pháp ................................................................................................... 7
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 9


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong di sản vơ giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta, có
nhiều nội dung quan trọng mang giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Trong đó,
quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức đã trở thành tâm điểm, góp
phần quan trọng hợp thành tƣ tƣởng cách mạng sáng ngời của Hồ Chí Minh.


Trƣớc những cơ hội và thách thức mà thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
mang đến cho Việt Nam hiện nay, quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của
đạo đức vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang góp phần quan trọng điều chỉnh hành
vi của mỗi ngƣời Việt Nam theo hƣớng chân, thiện, mỹ- một trong những điều
kiện quan trọng để hình thành nên xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy
nhiên, chúng ta cũng đang đối mặt với một thực thế đáng buồn là tình trạng một
số bộ phận khơng nhỏ suy thối về đạo đức diễn ra ngày càng phổ biến và trầm
trọng. Trƣớc thực tiễn đó, việc nghiên cứu “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai
trị của đạo đức. Giá trị của quan điểm đó trong xây dựng đạo đức thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay” thực sự là điểm tựa không thể
thiếu và là vấn đề có ý nghĩa vơ cùng cấp thiết để phát huy những ƣu điểm đã đạt
đƣợc, đồng thời khắc phục những hạn chế đang mắc phải.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức, giá
trị của quan điểm đó trong xây đạo đức thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc hiện nay.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
2 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức.
Chƣơng 2. Giá trị của quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức trong
xây dựng đạo đức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.


2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
VAI TRỊ CỦA ĐẠO ĐỨC
1.1.Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nền tảng tinh thần của xã hội,
của người cách mạng.

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dƣỡng và phát triển con ngƣời. Bác
khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của
ngƣời cách mạng. Bác cho rằng, đạo đức rất quan trọng nhƣ gốc của cây, nhƣ
ngọn nguồn của sông, suối. Ngƣời viết, “ Cũng nhƣ sơng có nguồn mới có nƣớc,
khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Ngƣời
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì thì dù tài giỏi mấy cũng khơng
lãnh đạo đƣợc nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi
ngƣời là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản,
tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?”[1,tr.292-293]
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cịn là nền tảng tinh thần của con ngƣời, giúp
con ngƣời vững vàng trong mọi thử thách. Đạo đức giúp ngƣời cách mạng ln
giữ vững đƣợc ý chí, nghị lực trong lúc cách mạng thắng lợi cũng nhƣ lúc khó
khăn để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, “ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng, mới hồn thành đƣợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.[2,tr.
354]
Khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, đạo đức cách mạng giúp cho Đảng
viên khơng bị tha hóa, biến chất. Đó là nhân tố quan trọng giúp Đảng giữ vững
đƣợc sức mạnh, uy tín, là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân. Ngƣời yêu cầu “mỗi
Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí cơng vơ tƣ. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là ngƣời lãnh đạo, là ngƣời đày tớ thật trung thành của nhân dân”.[1,tr.662]
Quan điểm của Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực
tế làm thƣớc đo, do vậy, ngƣời luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, lời nói đi đôi
với hành động và hiệu quả trên thực tế. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí
Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Ngƣời cho rằng:


3

“Có tài phải có đức. Có tài khơng có đức, tham ơ hủ hóa có hại cho nƣớc. Có

đức khơng có tài nhƣ ơng bụt ngồi trong chùa, khơng giúp ích gì đƣợc ai”[3,
tr.136]. Cho nên, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực phải thống
nhất làm một, phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là thƣớc đo đánh giá lòng cao thƣợng của con
ngƣời. Bác từng viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi ngƣời khác nhau,
ngƣời làm việc to, ngƣời làm việc nhỏ, nhƣng ai giữ đƣợc đạo đức đều là ngƣời
cao thƣợng”[2, tr.508].
1.2. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tƣởng
cao xa nào, mà trƣớc hết, cụ thể và trực tiếp là ở những giá trị đạo đức cao đẹp ,
ở phẩm chất của ngƣời cộng sản ƣu tú, bằng tấm gƣơng sống và hành động của
mình, chiến đấu cho lý tƣởng đó thành hiện thực. Những sai lầm và thất bại tạm
thời không phải là nguyên nhân làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào
tƣơng lai của chủ nghĩa xã hội , mà đó chính là sự sa sút thối hóa của những
ngƣời đƣợc mệnh danh là “những chiến sĩ tiên phong” của cách mạng.
Theo Bác, đối với phƣơng Đơng một tấm gƣơng sống cịn có giá trị hơn 100
bài diễn văn tuyên truyền. Và tấm gƣơng đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh là
nguồn cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại
tiến bộ đồn kết đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội. Những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành
một sức mạnh vô địch.


4

CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ
CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY.
2.1.Tầm quan trọng của vấn đề
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức khơng chỉ có ý nghĩa đối

với thời kỳ lịch sử đã qua, mà còn nguyên giá trị trong thời đại hiện nay. Nó đã
và đang định hƣớng cho việc xây dựng đạo đức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ở Việt Nam.Trong thời gian qua,có thể thấy
những thành tựu và tiến bộ đạt đƣợc trong việc xây dựng đạo đức cịn chƣa
tƣơng xứng. Q trình vận dụng, phát huy giá trị quan điểm của Hồ Chí Minh về
vai trị của đạo đức đã tạo đƣợc những chuyển biến tích cực trong xã hội, tuy
nhiên quá trình ấy cũng cịn khơng ít hạn chế, khuyết điểm, thực thế đáng buồn
là vẫn tồn tại một bộ phận khơng nhỏ suy thối về đạo đức, trong bộ máy nhà
nƣớc vẫn cịn diễn ra tình trạng tham nhũng, hoang phí , quan liêu…Thực tiễn đó
đặt ra u cầu cấp thiết là phải tiếp tục vận dụng, phát huy giá trị quan điểm Hồ
Chí Minh về vai trị của đạo đức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc hiện nay.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Ưu điểm
Thứ nhất, trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
hiện nay, một nền đạo đức mới đang đƣợc hình thành, là nguồn động lực quan
trọng của sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Con ngƣời Việt Nam vẫn giữ đƣợc lối
sống nhân hậu, nghĩa tình, trong sáng, lành mạnh. Phần lớn cán bộ, Đảng viên
ln gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân
giàu nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ hai, xây dựng đạo đức trở thành một chủ trƣơng lớn, nhất quán của
Đảng, nhà nƣớc Việt Nam, đƣợc đề cập trong nhiều văn bản quan trọng nhƣ: Chỉ
thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII , “Về đẩy mạnh
học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết số


5

04-NQ/TW, ngày 30-10-2016, của Hội nghị TW 04 khóa XII, “Về tăng cƣờng
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng, đạo đức,

lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”…
Thứ ba, công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức đƣợc thực hiện với nhiều
hình thức phong phú, có sự đổi mới cả nội dung và phƣơng pháp đã thực sự góp
phần làm cho quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đƣợc quảng bá
sâu rộng, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, tác động
mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức và hành động của cán bộ, Đảng viên và nhân
dân, góp phần nâng cao đạo đức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Thứ tƣ, việc cam kết rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức ngày càng trở thành việc
làm chủ động của cán bộ, Đảng viên, nhân dân góp phần kiềm chế, ngăn chặn
tình trạng suy thối về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, đấu tranh có hiệu quả trong
bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch.
Thứ năm, phần lớn công tác kiểm tra, giám sát đƣợc chú trọng thực hiện
nghiêm túc, bài bản, kịp thời phát hiện, làm rõ những vi phạm, khuyết điểm của
cán bộ, Đảng viên, đồng thời, biểu dƣơng các cá nhân, tập thể có phẩm chất đạo
đức cao đẹp, từ đó khích lệ mạnh mẽ tinh thần tự điều chỉnh hành vi, rèn luyện
đạo đức của cán bộ, Đảng viên.
2.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm nêu trên, việc vận dụng, phát huy giá trị của quan
điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức trong việc xây dựng đạo đức trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện nay vẫn còn một số hạn chế sau:
Một là, tình trạng suy thối về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, chủ nghĩa cá nhân,
tham nhũng,lãng phí, quan liêu trong một bộ phận cán bộ, cơng chức vẫn cịn
diễn ra. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, có nhiều mặt của đạo
đức xã hội đang xuống cấp trầm trọng. Một bộ phận giới trẻ hiện nay phai nhạt
niềm tin, lý tƣởng, mất phƣơng hƣớng phấn đấu, chạy theo lối sống thực dụng,
thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.


6


Hai là, nhiều cá nhân, tổ chức còn hạn chế trong nhận thức, mất cảnh giác,
lúng túng trong việc phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực
thù địch, phản động.
Ba là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng đạo đức có nơi,
có lúc chƣa quyết liệt, chƣa thể hiện đƣợc vai trò của ngƣời đứng đầu cấp ủy, cơ
quan, đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức ở một
số nơi còn hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, quyết liệt, chƣa đủ sức răn đe, phạm vi,
đối tƣợng cịn hẹp. Hoạt động phê bình và tự phê bình nhiều nơi cịn mang tính
hình thức, vẫn cịn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, chƣa có cơ chế
bảo vệ ngƣời đấu tranh phê bình.
Bốn là, công tác tuyên truyền chƣa chú trọng triển khai sâu rộng, đặc biệt là
ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cƣ. Cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm qua mới chỉ đạt
đƣợc một phần nào kết quả, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi thực tiễn đặt ra. Giáo dục
đạo đức chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, cịn nặng về hình thức, chƣa chú trọng
nội dung, chƣa đi sâu vào những vấn đề đặt ra, dẫn đến hiệu quả kém.
Năm là, việc cam kết tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức, nhất là việc thực hiện quy
định nêu gƣơng của các cán bộ, Đảng viên chƣa trở thành nề nếp, hiệu quả chƣa
cao.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Thứ nhất, chƣa quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của
đạo đức cho cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân. Công tác giáo dục đạo
đức chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, chậm đổi mới.
Thứ hai, trình độ quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội còn kém, việc chấp hành
pháp luật chƣa nghiêm túc, việc xử lý các cán bộ, Đảng viên, vi phạm còn nƣơng
nhẹ, nể nang, thiếu kiên quyết.
Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hịa
bình”, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo và những
yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, cổ xúy cho lối sống hƣởng



7

thụ, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân , từ đó làm ảnh hƣởng đến đạo đức của một số bộ
phận ngƣời dân có lập trƣờng tƣ tƣởng chƣa vững vàng.
2.4. Giải pháp
Thứ nhất, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nƣớc về đạo đức, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật để tiếp tục
gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, tích cực bồi dƣỡng và nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên,
quần chúng nhân dân về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Bồi dƣỡng tƣ
tƣởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp, hƣớng con ngƣời đến cái chân, thiện, mỹ.
Chú trọng công tác bồi dƣỡng đạo đức cho cán bộ, xây dựng đạo đức mới: cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tƣ.
Thứ tƣ, tăng cƣờng kỷ cƣơng phép nƣớc, công tác kiểm, giám sát cần nghiêm
minh, phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan tƣ pháp
để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
trừng trị những cán bộ, Đảng viên suy thoái đạo đức, đồng thời có chế độ khen
thƣởng, động viên cán, bộ Đảng viên gƣơng mẫu.
Thứ năm, xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả với
các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động,
phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nƣớc và khối đại đoàn
kết dân tộc.


8

KẾT LUẬN
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo đức là sự kế thừa những đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa đạo đức của

nhân loại.Quan điểm ấy ngày càng giữ vị trí nổi bật trong cơng cuộc xây dựng
đời sống tinh thần của xã hội, là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con
ngƣời Việt Nam hiện tại và tƣơng lai, góp phần to lớn trong việc điều chỉnh hành
vi của con ngƣời, xây dựng đạo đức mới trong thời thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay. Đó là nền đạo đức bản lĩnh, có chí
lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén dám đối mặt với những khó khăn,
thách thức, luôn phấn đấu cho cho sự nghiệp dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn minh. Song song với đó, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng
mang đến những thách thức to lớn đối với việc xây dựng đạo đức, làm cho nhiều
mặt đạo đức bị xuống cấp, tình trạng tham nhũng, quan liêu diễn ra phức tạp.
Trong quá trình vận dụng giá trị quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của đạo
đức, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào, tuy nhiên quá trình ấy
vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần thực
hiện những biện pháp thiết thực nhằm tiếp tục phát huy những ƣu điểm, điểm
mạnh đã đạt đƣợc, đồng thời khắc phục những hạn chế cịn tồn tại, từ đó xây
dựng hoàn thiện đạo đức mới, con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011), tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[2], Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011), tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[3], Hồ Chí Minh bàn về giáo dục (1962), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[4], Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất
bản tài chính, Hà Nội.
[5], Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (2016), Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày
30-10-2016,Hội nghị TW 04 khóa XII, Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn

Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
[6], Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hƣng Yên (2021), Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng trong giai đoạn mới, />[7], Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2015), Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
vào việc giáo dục Đảng Viên trẻ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, />[8], PGS-TS Nguyễn Thị Kim Dung (2015), Đạo đức Hồ Chí Minh-nền tảng sự
phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, />


×