Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.66 KB, 100 trang )



1




Luận văn
Dịch vụ bưu chính, viễn
thông với phát triển kinh tế -
xã hội ở Nghệ An


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống, bên cạnh những sản
phẩm hữu hình, các nhu cầu về dịch vụ của xã hội cũng không ngừng tăng
lên. Sự phát triển của dịch vụ không những có vai trò thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát
triển của nền kinh tế.
Cùng với các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ bưu chính viễn thông với
tư cách là một loại hình dịch vụ đặc thù trong nền kinh tế đã và đang có
những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kể từ khi đổi mới, ngành Bưu chính, viễn thông ở Nghệ An đã có những bước
phát triển nhất định, trở thành nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Để phục vụ đẩy đủ việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Bưu chính, viễn
thông ở Nghệ An cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên,
những bất cập về cơ chế chính sách, về các nguồn lực như vốn, nhân lực đã


và đang cản trở sự phát triển và phát huy vai trò của dịch vụ bưu chính, viễn
thông trên địa bàn tỉnh.
Những vấn đề đó đang cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp phù
hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này cả về số lượng và
chất lượng trên cơ sở tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ
hiện đại, đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của
các chủ thể thụ hưởng loại hình dịch vụ này. Nhằm góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, tác giả lựa chọn
vấn đề “Dịch vụ bưu chính, viễn thông với phát triển kinh tế - xã hội ở
Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề dịch vụ bưu chính viễn thông đã và đang được các cấp, các
ngành, các doanh nghiệp, các cá nhân ở Trung ương và các địa phương quan
tâm nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài, bài viết đề
cập đến các vấn đề này.
Trên địa bàn Tỉnh Nghệ An, đã có các công trình nghiên cứu và công
bố về dịch vụ bưu chính, viễn thông như “Qui hoạch phát triển Bưu chính
viễn, thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020” của Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh
Nghệ An và một số đề tài tiến sĩ, thạc sĩ. Tuy nhiên, các công trình này chủ
yếu đề cập tới phương diện kỹ thuật của Bưu chính viễn thông. Một số đề tài
khác đã nghiên cứu về cơ chế quản lý doanh nghiệp bưu chính viễn thông, về
sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán kế toán với tư cách là những nội
dung đã được ứng dụng phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
Nghệ An và phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trên giác độ kinh tế chính trị
nghiên cứu về vai trò của dịch vụ bưu chính, viễn thông đối với phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ bưu
chính viễn thông, phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ bưu chính viễn thông
ở tỉnh Nghệ An và tác động của nó đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt
động của loại hình dịch vụ này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nói trên, nhiệm vụ của luận văn tập trung vào
những nội dung sau:


4
- Làm rõ các vấn đề lý luận chủ yếu về dịch vụ bưu chính viễn thông
đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông một
số địa phương để rút ra bài học cho tỉnh Nghệ An .
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông
ở Nghệ An tời gian qua, tác động của loại hình dịch vụ này đối với phát triển
kinh tế xã hội ở Nghệ An thời gian qua, tìm ra những thành công, hạn chế
cùng các nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển
dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ
An đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về dịch vụ bưu chính
viễn thông với tư cách là một loại hình dịch vụ và những yếu tố kinh tế - xã
hội có liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu
Trên góc độ của khoa học kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu
về những vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung phát triển dịch vụ bưu chính
viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An và những yếu tố kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Nghệ An có liên quan đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông.
Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay.
6. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là thế giới quan, phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống của kinh tế chính trị
Mác - Lênin như trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lô gíc gắn với lịch


5
sử, hệ thống hoá, thống kê thu thập số liệu, điều tra khảo sát, phân tổ, phân tích,
tổng hợp, so sánh nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống.
7. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, kế thừa chọn lọc các tài liệu có liên
quan phục vụ việc nghiên cứu các nội dung theo yêu cầu nhiệm vụ của luận
văn. Từ đó phân tích, đánh giá làm rõ các yếu tố kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ
An có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông trên
địa bàn và tác động ảnh hưởng trở lại của dịch vụ bưu chính viễn thông trên
địa bàn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Rút ra được những hạn chế, những bức xúc cần được tháo gỡ, đề xuất
các định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển dịch vụ bưu chính
viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nghệ An đến
năm 2010 và 2020.
8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.



6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG
1.1.1. Khái niệm dịch vụ bưu chính viễn thông
1.1.1.1. Quan điểm chung về dịch vụ
Dịch vụ là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu kinh tế.
Tuy nhiên, nội hàm của dịch vụ được hiểu với những nghĩa còn khác nhau.
Trong Bách khoa toàn thư xô viết lớn, dịch vụ được hiểu, thứ nhất, là hình
thái của lao động phi sản xuất, là quan hệ kinh tế-xã hội thể hiện sự tiêu dùng
thu nhập, thứ hai, là hoạt động có mục đích nhất định tồn tại dưới hình thái
hiệu quả có ích của lao động [40]. Đây là quan niệm phổ biến của thời kỳ
kinh tế hiện vật, phủ nhận kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội, từ đó, đã
gây cản trở cho sự phát triển của các ngành dịch vụ.
Những quan điểm gần đây đã khắc phục được tính phiến diện của quan
niệm kể trên. Trong Từ điển kinh tế Megabook.ru, dịch vụ được hiểu là công
việc được thực hiện theo đơn đặt hàng nhưng không tạo ra sản phẩm có hình
thái độc lập mới [41]. Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế, dịch vụ là những
dạng hoạt động, công việc, mà trong quá trình thực hiện chúng không tạo ra
sản phẩm vật chất có hình thái vật thể mới, nhưng làm cho sản phẩm hiện có
đã được tạo ra thay đổi về chất. Đó là của cải được cung cấp không phải dưới

hình thái hiện vật, mà là dưới hình thái hoạt động [42].
Từ những quan điểm trên, có thể thấy điểm chung trong các quan niệm
về dịch vụ là đều coi dịch vụ là kết quả có ích của một dạng lao động đặc thù.
Kết quả đó được biểu hiện ra dưới hình thái phi vật thể hay vô hình. Trong tác
phẩm “Các học thuyết về giá trị thặng dư”, C. Mác cũng đã sử dụng thuật ngữ


7
“sự phục vụ” để thể hiện khái niệm dịch vụ. Theo đó, có thể hiểu dịch vụ là
những hiệu quả có ích của những lao động cụ thể tồn tại dưới hình thái sản
phẩm vô hình [19, tr.204 - 219, 573 - 591]. Như vậy, dịch vụ là loại hình sản
phẩm đặc thù của lao động, là hiệu quả có ích của lao động cụ thể, tồn tại
dưới hình thái phi vật thể. Những đặc điểm chủ yếu của dịch vụ so với các sản
phẩm lao động hữu hình bao gồm:
Thứ nhất, dịch vụ là sản phẩm vô hình. Sản phẩm hữu hình có thể dễ
dàng định lượng và tiêu chuẩn hóa. Còn kết quả của hoạt động dịch vụ, mặc
dù có thể cảm nhận, đánh giá, nhưng rất khó lượng hoá vì không tách riêng ra
dưới hình thái hiện vật được. Phần lớn công việc của những người làm dịch
vụ thường biến đi ngay khi làm xong, rất ít khi để lại một dấu vết hay một giá
trị nào đó để sau này có thể cho ta nhận được một số lượng dịch vụ ngang như
thế. Kết quả một số dịch vụ nhất định có thể tồn tại như một giá trị sử dụng có
hình thái độc lập tách khỏi người sản xuất và người tiêu dùng, có thể duy trì
sự tồn tại, lưu thông trong một khoảng thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng
như những tác phẩm nghệ thuật, Nhưng, thực ra, giá trị sử dụng của chúng
không phải là bản thân yếu tố vật chất của sản phẩm tồn tại độc lập đó, mà là
“cái hồn” của những tác phẩm đó, thể hiện ở cái đẹp, cái hay mà từng người
tiêu dùng cảm thụ được. Cũng có những dịch vụ phải có sản phẩm vật chất kèm
theo, làm trung gian, như dịch vụ cung ứng bữa ăn trên máy bay hay trên xe
lửa, hoặc là dịch vụ cho thuê nhà nhưng bản thân dịch vụ đó vẫn là vô hình.
Thứ hai, phần lớn dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, nên

dịch vụ không thể tích luỹ, để dành. Sản phẩm hiệu vật có thể tách rời sản xuất
với tiêu dùng, có thể tích trữ trong kho, nhưng dịch vụ thì thường sản xuất đến
đâu tiêu dùng đến đấy, không tiêu dùng sẽ bỏ phí vì dịch vụ không thể tích trữ,
để dành. Ví dụ, khi xe chở khách, người lái xe tạo ra sự di chuyển đến đâu thì
hành khách hưởng thụ đến đó. Nếu xe có 4 chỗ mà chỉ có một người ngồi thì
ba chỗ còn lại sẽ bị bỏ phí, không thể để dành cho lần sau được.


8
Thứ ba, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp xúc trực
tiếp hay sự tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và người được thụ hưởng
dịch vụ. Sản phẩm hiện vật có thể đánh giá thông qua các tiêu chuẩn cụ thể về
chất lượng mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất và
người tiêu dùng. Còn chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào sự giao tiếp,
thái độ và năng lực đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đem lại sự hài
lòng và thiện cảm của khách hàng đối với người phục vụ.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình dịch vụ cũng trở thành
hàng hoá. Bên cạnh những hàng hoá hiện vật, trên thị trường còn có những
hàng hóa vô hình hay dịch vụ, như dịch vụ của bác sĩ, giáo viên, luật sư, v.v.
Giá trị sử dụng của dịch vụ là cũng đáp ứng một nhu cầu nào đó của người
mua. Để tạo ra dịch vụ cũng cần tới những chi phí lao động nhất định. Những
người làm dịch vụ cũng cần nhận được thu nhập bằng tiền từ hoạt động dịch
vụ của mình, đồng những người được thụ hưởng dịch vụ cũng phải chi tiền
để được hưởng thụ những dịch vụ đó. Việc mua những dịch vụ hoàn toàn
không khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hóa nào khác, vì vậy, dịch vụ
cũng có giá trị trao đổi. Căn cứ chủ yếu để xác định giá cả thị trường của
dịch vụ là chi phí sản xuất ra chúng.
Khi lực lượng sản xuất còn chưa phát triển, các sản phẩm mang hình
thái vật thể như nông sản, sản phẩm của các ngành công nghiệp… có vai trò
nền tảng trực tiếp của đời sống xã hội, vì vậy việc sản xuất ra chúng là quan

tâm hàng đầu của xã hội. Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, số lượng
và chủng loại các sản phẩm phi vật thể tăng dần, có vai trò không những đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng của xã hội, mà còn có tác động
ngày càng lớn tới các ngành sản xuất sản phẩm vật thể. Vì vậy, tốc độ phát
triển của các hoạt động dịch vụ có xu hướng tỷ lệ thuận với trình độ phát triển
của sản xuất xã hội, các ngành dịch vụ cũng được hình thành và mở rộng
không ngừng dưới tác động của phân công lao động xã hội.


9
Ngày nay có nhiều cách phân loại dịch vụ. Theo nguồn gốc hình thành
sản phẩm dịch vụ được phân loại theo ngành, lĩnh vực như dịch vụ giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, y tế, giáo dục, du lịch, tài chính ngân
hàng, quản lý nhà nước …. Theo tính chất kinh tế - xã hội của dịch vụ trong
nền kinh tế thị trường có thể phân biệt dịch vụ có tính chất thị trường và dịch
vụ có tính chất phi thị trường. Dịch vụ có tính chất phi thị trường là các dịch
vụ được cung cấp miễn phí hoặc với giá cả thấp ở mức không bù đắp được
những chi phí tạo ra chúng.
Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ; dịch vụ là
một điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển dịch vụ hợp lí,
có chất lượng cao là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội
văn minh. Do ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn nên hoạt động dịch vụ trở thành
lĩnh vực kinh tế quan trọng, có vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia
phát triển. Ví dụ, ở EU (2006) dịch vụ chiếm 70,6 % GDP; Xingapo (2007)-
68,8%; ở Hồng Kông (2007) - 91,7%; Mỹ (2007) - 79%, Nhật Bản (2007) -
72% [43].
Dịch vụ là những hoạt động cần thiết, tất yếu được nẩy sinh từ yêu
cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời
sống của con người. Dịch vụ sản xuất ra các điều kiện nhằm phục vụ các
hoạt động xã hội và đời sống con người. Các sản phẩm của dịch vụ cũng là

những hàng hoá được mua bán trao đổi trên thị trường. Dịch vụ vừa là
nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xã hội phát triển càng cao thì lĩnh vực sản xuất dịch vụ có xu hướng phát
triển ngày càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhất là nền
kinh tế tri thức, trong GDP và cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu kinh tế quốc
dân, dịch vụ là một bộ phận hàng hóa vô hình ngày càng chiếm tỷ trọng
cao. Dịch vụ là nguồn của cải vô tận, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.


10
1.1.1.2. Khái niệm và loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông
Khái niệm về dịch vụ bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu chính viễn thông bao gồm các dịch vụ bưu chính và dịch
vụ viễn thông. Bưu chính là bộ phận ngành bưu điện phụ trách việc chuyển
thư từ, báo chí, tiền bạc, bưu kiện. Dịch vụ bưu chính ban đầu là dịch vụ tải
nội dung thông tin thông qua các phương tiện như bì thư, ấn phẩm. Theo sự
phát triển của ngành bưu chính, dịch vụ bưu chính ngày càng được mở rộng
ra bao gồm cả các dịch vụ chuyển bưu phẩm, bưu kiện hàng hoá thông qua
các phương tiện vận chuyển bằng sức người, động vật và máy móc khác…
Viễn thông là nói về sự liên lạc với những nơi rất xa. Viễn thông (trong
các ngôn ngữ Châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và
communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng
quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà
không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như
thư). Các tín hiệu nhìn thấy được đã được sử dụng trong thế kỷ 18 như hệ
thống biểu hiện các chữ cái bằng cách đặt tay hay 2 lá cờ theo một vị trí nhất
định (semaphore), hay máy quang báo (heliograph) là một dụng cụ truyền tin
bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời.
Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức

trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại
khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện
thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống
hạ tầng.
Theo quy định tại Điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ viễn thông
được hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức
truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình
ảnh thông qua mạng lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông cung cấp.


11
Từ những trình bày ở trên có thể khẳng định, dịch vụ bưu chính viễn
thông là kết quả tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu sản xuất ra các phương thức,
phương tiện truyền tải thông tin nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,
quản lý xã hội và nhu cầu đời sống con người. Quá trình truyền tải thông tin
không những thường gắn liền với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc
giữa các quá trình đó với nhau. Nó được xác định bằng đại lượng thời gian,
không gian truyền tin. Quá trình truyền tải thông tin ban đầu được thực hiện
thông qua dịch vụ bưu chính, nhưng dưới tác động của nghiên cứu và ứng
dụng khoa học - công nghệ, dịch vụ viễn thông đã được hình thành và phát
triển nhanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Dịch vụ bưu chính viễn
thông thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể cung cấp và thụ hưởng dịch vụ
truyền tải thông tin thông qua hoạt động của ngành bưu chính và viễn thông.
Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông
Thứ nhất, dịch vụ bưu chính: Dịch vụ bưu chính bao gồm các dịch vụ
bưu chính cơ bản, dịch vụ bưu chính cộng thêm, dịch vụ bưu chính công ích:
Dịch vụ bưu chính cơ bản được thực hiện bằng việc nhận gửi, chuyển,
phát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng chuyên
dùng và mạng chuyển phát. Bưu phẩm bao gồm thư (trừ thư do doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư thực hiện) bưu thiếp, gói nhỏ, gói án
phẩm, học phẩm dùng cho người mù được gửi qua mạng bưu chính công cộng.
Bưu kiện bao gồm vật phẩm hàng hoá được đóng góoics khối lượng không quá
năm mươi kilôgam (50 kg) được gửi qua mạng bưu chính công cộng.
Dịch vụ bưu chính cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm vào dịch
vụ bưu chính cơ bản để đáp ứng yêu cầu cao hơn về chất lượng của người sử
dụng. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông quy định và công
bố danh mục cụ thể các dịch vụ bưu chính quy định tại điều này.
Dịch vụ bưu chính công ích bao gồm dịch vụ bưu chính phổ cập, dịch
vụ dịch vụ bưu chính bắt buộc. Dịch vụ bưu chính công ích được cung cấp


12
đến mọi người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Dịch vụ bưu chính bắt buộc là
dịch vụ bưu chính được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Căn cứ vào yêu
cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bưu chính trong
từng thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông quy định cụ
thể việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích. Nhà nước có chính sách hỗ trợ
việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thông qua dịch vụ bưu chính dành
riêng và các cơ chế hỗ trợ tài chính khác.
Dịch vụ chuyển phát thư là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát thông tin
dưới dạng văn bản được đóng gói, dán kín, có khối lượng đơn chiếc không
quá hai kilôgam (02 kg) và gửi tới một địa chỉ cụ thể thông qua mạng bưu
chính hoặc mạng chuyển phát.
Các loại hình dịch vụ bưu chính ngày nay được thược hiện thông qua
hoạt động của các mạng bưu chính như mạng bưu chính công cộng, mạng bưu
chính chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân
dân, mạng chuyển phát. Mạng bưu chính công cộng được xây dựng, quản lý

và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt. Mạng bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm
đầu mối, bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được kết nối với nhau
bằng các tuyến đường thư. Các bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộng
được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa
khẩu, khu dân cư và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của
người sử dụng. Các công trình thuộc mạng bưu chính công cộng là một bộ
phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể
xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ.


13
Mạng bưu chính chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ
trang nhân dân được thiết lập để phục vụ nhu cầu thông tin của các cơ quan,
tổ chức đó. Tổ chức và hoạt động của mạng bưu chính chuyên dùng do Chính
phủ quy định. Mạng chuyển phát do doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế xây dựng và quản lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư theo quy định
của pháp luật về bưu chính viễn thông và các quy định khác của pháp luật về
vận chuyển hàng hóa.
Thứ hai, dịch vụ viễn thông: Các dịch vụ viễn thông được phân loại
theo nghiệp vụ đi liền với các thiết bị đầu cuối như dịch vụ thoại, dịch vụ fax,
dịch vụ điện báo, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ di động, dịch vụ nhắn tin,
dịch vụ internet v.v. Các dịch vụ viễn thông được chia làm hai nhóm, đó là:
Một là, những dịch vụ viễn thông cơ bản: Dịch vụ viễn thông cơ bản là
dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc
Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin. Dịch vụ
viễn thông cơ bản gồm: Dịch vụ điện thoại; Dịch vụ điện báo; Dịch vụ Telex;
Dịch vụ Fax; Dịch vụ thuê kênh riêng; Dịch vụ truyền số liệu; Dịch vụ truyền

hình, truyền ảnh, âm thanh; Dịch vụ truyền báo điện tử; Dịch vụ điện thoại di
động; Dịch vụ nhắn tin.
Hai là, những dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: Dịch vụ viễn thông
giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng
dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả
năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc
Internet. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch
vụ hộp thư thoại; Dịch vụ lưu trữ, cung cấp thông tin; Các dịch vụ Internet:
thư tín điện tử, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa, truy nhập các cơ sở dữ liệu
theo các phương thức khác nhau.
Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với


14
Internet quốc tế. Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử
dụng khả năng truy nhập Internet. Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính
viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính viễn
thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính viễn thông
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc phân loại các loại hình dịch vụ viễn thông như đã nêu ở trên chỉ
nhằm mục đích gắn kết việc quản lý dịch vụ với quản lý về kỹ thuật và nghiệp
vụ đối với từng loại dịch vụ đó. Trong điều kiện hội tụ công nghệ và dịch vụ
viễn thông như hiện nay cùng với việc xuất hiện của các công nghệ đa
phương tiện (multimedia) thì cách phân loại nói trên đã trở nên không còn
phù hợp nữa. Đặc biệt là cũng không phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường
viễn thông trong thời gian sắp tới của đất nước, khi mà sẽ có nhiều thành phần
kinh tế tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông, sẽ dẫn đến việc
không phân định rõ doanh nghiệp loại nào thì được cung cấp dịch vụ gì, mức

độ mở cửa đến đâu nên cơ quan quản lý sẽ phải quy định một cách cứng nhắc
bằng từng giấy phép cụ thể đối với từng loại dịch vụ cho từng doanh nghiệp,
dẫn đến việc không rõ ràng hay không minh bạch trong quản lý, thậm chí có
thể dẫn đến tình trạng có những hiểu lầm đáng tiếc từ phía xã hội về việc vẫn
tồn tại hay còn mang nặng tính chất độc quyền trong cung cấp các dịch vụ
viễn thông. Để khắc phục những vướng mắc này, thì việc xác định khái niệm
và phân loại dịch vụ viễn thông là hết sức quan trọng.
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu chính viễn thông có những đặc điểm cơ bản của dịch vụ
nói chung nhưng đồng thời măng những sắc thái riêng, đặc thù gắn với hoạt
động của ngành bưu chính viễn thông và nhu cầu của các chủ thể thụ hưởng
dịch vụ bưu chính viễn thông. Những đặc điểm đó bao gồm: sản phẩm dịch
vụ không mang hình thái hiện vật, hay là sản phẩm vô hình; không chia tách
được, thiếu ổn định và không thể dự trữ được.


15
1.1.2.1. Dịch vụ bưu chính viễn thông là sản phẩm vô hình
Hầu hết các dịch vụ bưu chính viễn thông không thể sờ mó hoặc sử
dụng trước khi mua, khách hàng khó có thể đánh giá được là họ đang mua gì
trước khi mua. Sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông khác với sản phẩm
hàng hoá khác ở chỗ sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông là loại sản phẩm
hàng hoá đặc biệt, là dịch vụ truyền tải thông tin, không có tính vật thể.
Không thể kiểm tra, trưng bày hoặc bao gói dịch vụ được. Khách hàng thường
cảm thấy rủi ro hơn khi mua dịch vụ này so với các loại hàng hóa và dịch vụ
khác và điều này cản trở trao đổi dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ bưu
chính viễn thông vượt qua các hạn chế này để tạo ra lợi thế cạnh tranh thông
qua các cửa hàng bán lẻ, hình ảnh tượng trưng và sử dụng các biểu tượng để
thay thế hàng hóa vì bản thân hàng hóa không thể nhìn thấy hoặc cầm nắm
được. Các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông sẽ phải tạo ra các ý

niệm hữu hình cho các dịch vụ của họ.
Nói chung, khách hàng khó đánh giá giá trị của bất cứ dịch vụ nào.
Khách hàng không thể hình dung các dịch vụ bưu chính viễn thông họ sử
dụng được tạo ra như thế nào hay chi phí của dịch vụ là bao nhiêu.

1.1.2.2. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ bưu chính viễn
thông là không chia tách được
Quy trình sản xuất của dịch vụ bưu chính viễn thông không được gián
đoạn, phải đảm bảo tính toàn trình, toàn mạng, không thể phân cắt. Quá trình
sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra cùng một lúc. Khi một khách hàng nhấc
ống nghe liên lạc được với người cần gặp ở đầu máy bên kia là dịch vụ bắt
đầu thực hiện được cuộc gọi, và anh ta bắt đầu phải trả tiền. Hoặc khi bắt đầu
gửi thư, gửi hàng hoá thì cũng bắt đầu thực hiện quá trình vận chuyển thư,
hàng hoá, và người gửi cũng đã phải trả cước chuyển thư, chuyển hàng hoá
bưu phẩm, bưu kiện trước đó. Nghĩa là song song với quá trình hoạt động của
cả hệ thống thông tin, hệ thống bưu chính là đồng thời với cả quá trình người


16
tiêu dùng dịch vụ bưu chính viễn thông, cũng đồng thời với quá trình tính tiền
cước các cuộc gọi, cước vận chuyển hàng hoá, tiền tệ… bằng giá cả thời gian,
trọng lượng và giá trị.
Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một lúc. Ngược lại, đối
với dịch vụ bưu chính viễn thông, nếu không có tiêu dùng dịch vụ thì hệ
thống dịch vụ cũng không hoạt động. Trên thực tế hệ thống dịch vụ bưu
chính viễn thông ở từng công đoạn, từng thời gian hoạt động có sự gián đoạn,
nhưng trong cả hệ thống dịch vụ thì luôn luôn hoạt động 24/24 giờ trong
ngày. Vì vậy nếu khách hàng không sử dụng hết công suất phục vụ thì cũng
xẩy ra sự lãng phí trong cả hệ thống. Đây cũng là bài toán kinh tế cho các địa
phương, doanh nghiệp và chính phủ trong xây dựng qui hoạch phát triển, điều

hành sử dụng mạng lưới làm sao cho hợp lý, hiệu quả.
1.1.2.3. Dịch vụ bưu chính viễn thông có tính không ổn định
Đối với khách hàng, dịch vụ và người cung cấp dịch vụ là một. Nhưng
trên thực tế thì chất lượng dịch vụ nhiều khi phụ thuộc vào các yếu tố nằm
ngoài sự kiểm soát của nhà cung cấp dịch vụ, như đại diện của nhà cung cấp
dịch vụ, môi trường cung cấp dịch vụ, khách hàng được cung cấp dịch vụ.
Khi một khách hàng nhấc ống nghe mà anh ta chưa liên lạc được với người
cần gặp ở đầu máy bên kia thì anh ta không phải trả tiền, nhưng anh ta vẫn
không hài lòng ngay cả khi biết rằng đây là trục trặc thường xẩy ra rất ít. ở
dịch vụ bưu chính cũng vậy, việc mất mát, hư hỏng, chậm thời gian và các sự
cố rủi ro là hạn hữu. Khách hàng của dịch vụ bưu chính viễn thông thường
mong đợi sử dụng dịch vụ với chất lượng cao và luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào
họ cần.
Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông có thể giảm tính
không ổn định của dịch vụ bằng cách xây dựng thực hiện tốt tự động hoá các
khâu trong cả hệ thống, thực hiện tiêu chuẩn hoá qui trình cung cấp dịch vụ,
tăng cường đào tạo nhân viên và củng cố thương hiệu.


17

1.1.2.4. Dịch vụ bưu chính viễn thông không thể dự trữ được
Sản phẩm vòng quay nhanh, bán và thu tiền nhanh, phạm vi rộng. Hệ
thống cơ sở hạ tầng của dịch vụ được dùng chung và thiết kế để có thể cung
cấp một công suất nhất định tại bất cứ thời điểm nào. Giảm giá cuối tuần và
ban đêm cho điện thoại đường dài và di động là biện pháp điều tiết nhu cầu sử
dụng dịch vụ trên hệ thống theo thời gian nhằm tránh quá tải của hệ thống,
tăng hiệu quả kinh tế của dịch vụ, tăng nhu cầu về dịch vụ. Những khoảng
thời gian nào đó dịch vụ không bán được cũng có nghĩa là bị thất thu vĩnh
viễn. Thất thu còn xẩy ra khi hệ thống bị quá tải, nghĩa là khi người ta thấy

máy nào cũng bận thì họ có thể sẽ không thực hiện cuộc gọi đó nữa.
Tóm lại, dịch vụ bưu chính viễn thông là sản phẩm vô hình vì các dịch
vụ không thể sờ mó hoặc sử dụng trước khi mua. Dịch vụ bưu chính viễn
thông không chia tách được vì quá trình sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ
diễn ra cùng một lúc. Dịch vụ bưu chính viễn thông có tính không ổn định vì
chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của nhà
cung cấp. Dịch vụ viễn thông không thể dự trữ, cất vào kho được, thời lượng
dịch vụ không bán được cũng có nghĩa là bị lãng phí. Những đặc điểm nêu
trên có ảnh hưởng lớn tới hoạt động đầu tư vào ngành bưu chính viễn thông.
1.1.3. Vai trò của dịch vụ bưu chính viễn thông đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, dịch vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về
trao đổi, thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người
Dịch vụ bưu chính viễn thông là công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh
nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an
ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội,
kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là những công cụ quản lý quan trọng của


18
hệ thống chính trị. Các nước ở giai đoạn đầu phát triển đều coi bưu chính viễn
thông là lĩnh vực độc quyền đạt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước.
Thứ hai, dịch vụ bưu chính viễn thông là nhân tố đặc biệt quan trọng
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao, từ đó nhu cầu trao đổi,
truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế càng lớn. Vì vậy sự phát
triển của dịch vụ bưu chính viễn thông có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ, nâng
cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch
vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải thiện chất lượng
cuộc sống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính cộng đồng và
tăng cường bản sắc văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi khoảng cách xa,
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Những vai trò cụ thể của
dịch vụ bưu chính viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện
trên các mặt:
Một là, cung câp thông tin về giá
Nếu không có dịch vụ bưu chính viễn thông thì các hoạt động kinh tế,
xã hội sẽ không thể hoạt động bình thường được. Bưu chính viễn thông đóng
vai trò khâu nối của mọi hoạt động của con người và xã hội. Ngày nay, tátt cả
các nước, các tổ chức quốc tế đều đặt lịnh vực bưu chính viễn thông ở vị trí
ngang với các cơ sởhạ tầng thiết yếu khác của xã hội như điện, nước, giao
thông vận tải, y tế, giáo dục Dịch vụ bưu chính viễn thông là phương tiện,
môi trường truyền tin quan trọng thuận lợi để thực hiện được việc sản xuất,
trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thuộc tất cả các ngành kinh tế
khác. Các nhà sản xuất như nông dân và ngư dân và các nhà doanh nghiệp
thông qua thông tin về giá có thể thực hiện so sánh giá cả ở các thị trường
khác nhau, cho phép họ chọn được mức giá cao nhất cho sản phẩm của họ
(như loại cây trồng hay cá đánh bắt được, như các loại sản phẩm công


19
nghiệp), hoặc chọn mức giá rẻ và hợp lý nhất khi mua máy móc thiết bị phục
vụ sản xuất kinh doanh, và vì vậy sẽ giảm sự phụ thuộc vào những người
trung gian có thể điều chỉnh sản phẩm không có lợi cho họ.
Hai là, giảm thời gian chết của máy móc
Việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời giúp cho việc đặt mua các phụ
tùng linh kiện thông qua hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông và liên hệ

trực tiếp với các kỹ thuật viên sẽ giảm thời gian chết do sự cố hư hỏng của
máy móc (như máy bơm, máy kéo, máy phát điện….)
Ba là, giảm tồn kho
Thông qua mạng thông tin của dịch vụ bưu chính viễn thông, các nhà
sản xuất kinh doanh có thể chuyển giao những mặt hàng tồn kho cho nhà sản
xuất kinh doanh khác trê nthị trường cần sử dụng, và tiến hành đặt mua các
mặt hàng mà mình cần thay thế sử dụng.
Bốn là, đưa sản phẩn ra thị trường đúng lúc
Các nhà sản xuất kinh doanh thông qua mạng thông tin của dịch vụ bưu
chính viễn thông, cùng kết hợp sắp xếp kế hoạch trao đổi sản phẩm cho nhau
hay trao đổi, phân phối sản phẩm trên thị trường kịp thời sồígp phần làm giảm
tỷ lệ hư hỏng hàng hoá, bảo đảm được chất lượng sản phẩm (ví dụ như các
mặt hàng như cá, hoa quả tươi…)
Năm là, giảm chi phí vận chuyển
Dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp và
mọi người có đủ thông tin để thực hiện việc đi lại, hay tổ chức việc vận chuyển
hàng hoá kịp thời, bảo đảm thời gian, góp phần làm giảm chi phí, tiết kiệm đáng
kể chi phí về thời gian lao động trong đi lại, chuyển hàng hoá dịch vụ.
Sáu là, tiết kiệm năng lượng
Dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp thông tin kịp thời giúp các
doanh nghiệp thực hiện tối đa hoá hiệu quả sử dụng máy móc. Từ đó làm
giảm chi phí nhiên liệu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể


20
sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông trong điền hành, thực hiện công tác vận
chuyển hợp lý để hành trình không bị lãng phí về thời gian từ đó có thể tiết
kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng.
Bảy là, cho phép khai thác lợi thế của phi tập trung hóa
Các dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho xã hội tiết kiệm thời gian,

rút ngắn cự ly, nối liền khoảng cách. Tính sẵn có của dịch vụ bưu chính viễn
thông có thể thu hút các ngành công nghiệp về các vùng nông thôn và cho
phép phân tán các hoạt động kinh tế ra ngoài phạm vi các vùng thành thị lớn,
góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, nghẽn tắc giao thông và
hàng loạt các vấn đề khác của đời sống xã hội. Dịch vụ bưu chính viễn thông
góp phần vào tính công bằng thông qua việc cho phép những người có hoàn
cảnh khó khăn bao gồm những người ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lảnh,
những người tàn tật và những người nghèo khổ được sử dụng các thông tin
phúc lợi của xã hội mà bình thường thì rất khó hoặc không thể có được. Dịch
vụ bưu chính viễn thông cũng đã đóng góp làm tăng tính hiệu quả ở các lĩnh
vực khác, như lĩnh vực giáo dục bao gồm đào tạo từ xa, nơi mà việc giáo dục
và giảng dạy không có điều kiện tập trung theo trường lớp, học viên có thể
nghiên cứu theo tài liệu đã được gửi theo con đường bưu chính viễn thông,
công nghệ thông tin, với lĩnh vực y tế từ xa, nơi mà thông tin về bệnh nhân và
chữa trị cho bệnh nhân thông qua con đường điện tử, với máy móc hiện đại,
sử dụng công nghệ viễn thông, thông tin, có thể trợ giúp các nhà chuyên môn
về điều kiện chuẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.
1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Có thể coi dịch vụ bưu chính viễn thông như một sản phẩm tất yếu
trong tiến trình phát triển của xã hội, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế xã hội nói chung; Nhưng sự phát triển của dịch vụ bưu
chính viễn thông cũng luôn luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố:


21
Thứ nhất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Hầu hết các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, diện tích, địa hình đồi núi,
sông suối, biển, khí hậu, tài nguyên đều có tác động đến sự phát triển của dịch
vụ bưu chính viễn thông, đó là những nhân tố vừa có những tác động thuận

lợi, vừa có thể gây nên những khó khăn trong phát triển dịch vụ bưu chính
viễn thông. Vị trí địa lý, địa hình nếu thuận lợi thì sẽ làm cho chi phí đầu tư
xây dựng mạng lưới giảm; ngược lại, nếu vị trí địa lý, địa hình phức tạp, đồi
núi sông suối nhiều bị chia cắt lớn sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng mạng
lưới tăng lên, dẫn đến giá thành chi phí của dịch vụ cao. Những khu vực khí
hậu thuận lợi như bão gió, lũ lụt ít xẩy ra chi phí rủi ro sẽ thấp hơn những
khu vực bão gió, lũ lụt xẩy ra nhiều…
Thứ hai, chủ trương đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của nhà nước
Chủ trương đường lối, cơ chế chính sách nếu kịp thời, phù hợp sẽ thúc
đẩy nhanh sự phát triển của BCVT-CNTT, ngược lại chủ trương đường lối,
cơ chế chính sách chậm trễ, không hợp lý sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh
BCVT-CNTT, biểu hiện cụ thể:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành được những chủ
trương đường lối, cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp nên đã thúc đẩy nhanh
sự phát triển của BCVT. Bộ Thông tin và truyền thông thường xuyên có sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn; Lãnh đạo các bộ, ban ngành ở
Trung ương, lãnh đạo các địa phương luôn quan tâm phối hợp, hỗ trợ để
ngành BCVT phát triển tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh phục vụ BCVT có
sự phối hợp cộng tác tốt, các tập thể doanh nghiệp kinh doanh phục vụ BCVT
và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành đã có nhiều nỗ lực
và cố gắng trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, phục vụ góp phần
thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành BCVT, do vậy tình hình hoạt động
của dịch vụ bưu chính viễn thông có nhiều chuyển biến tích cực, phục vụ đắc
lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


22
Trong những năm qua, có nhiều chủ trương tác động lớn đến sự phát
triển ngành BCVT, những chủ trương có tác động lớn gồm: Quyết định
246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định 32/2006/QĐ-TTg ngày
07/02/2006 về phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt
Nam đến năm 2010; Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ 1/3/2006, quy
định về thông điệp điện tử; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử;
giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhà
nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết
tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử Luật Công nghệ
Thông tin có hiệu lực từ ngày 29/6/2006. Chỉ thị 58-CT/TW ngày
17/10/2000 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Quyết định
191/2005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê
duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát
triển giai đoạn 2005 - 2010”. Đó là những qui định, hướng dẫn cụ thể có
tác dụng định hướng để ngành bưu chính viễn thông Việt nam phát triển
đúng đắn.
Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển khoa
học công nghệ của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế, của các ngành sản xuất, dịch vụ
ngoài bưu chính viễn thông cao, sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi thúc đẩy
nhanh sự phát triển của bưu chính viễn thông, ngược lại trình độ phát triển
kinh tế của các ngành sản xuất, dịch vụ khác thấp, sẽ làm chậm quá trình phát
triển của bưu chính viễn thông, biểu hiện cụ thể:
Hệ thống điện ổn định, cung cấp năng lượng đầy đủ thì hệ thống mạng
lưới bưu chính viễn thông cũng sẽ ổn định, bảo đảm được sự thông suốt của


23
quá trình cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông. Ngược lại, hệ thống
điện không ổn định, cung cấp năng lượng không đầy đủ, sự cố thiếu điện,

mất điện xẩy ra sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bị gián đoạn, gây ảnh hưởng
trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hệ thống các dịch vụ vận tải
như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không nếu phát
triển tốt sẽ tạo tiền đề cho bưu chính viễn thông tiết kiệm trong đầu tư hạ
tầng, phát triển đồng bộ mạng lưới, bảo đảm thông tin nhanh chóng, thuận
lợi, an toàn. Ngược lại, nếu phát triển hạ tầng giao thông không đồng bộ,
qui hoạch và thực hiện qui hoạch đô thị, giao thông không nhất quán sẽ gây
lãng phí trong đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông.
Nền kinh tế có trình độ phát triển cao, trên nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
hiện đại thì dịch vụ bưu chính viễn thông có điều kiện phát triển tốt. Ngược
lại, nền kinh tế có trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng lạc
hậu, yếu kém thì điều kiện phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông cũng
gặp khó khăn.
Trình độ phát triển khoa học công nghệ có tác động ảnh hưởng đến
sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. Dịch vụ bưu chính viễn thông
nếu phát triển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa
học công nghệ phát triển cao, thì ngành bưu chính viễn thông sẽ có nhiều
điều kiện thuận lợi để vận dụng nền khoa học công nghệ cao đó vào phát
triển ngành mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ.
Ngược lại dịch vụ bưu chính viễn thông nếu phát triển trong điều kiện của
một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công nghệ phát triển lạc hậu,
thấp kém, thì ngành bưu chính viễn thông cũng sẽ ít có điều kiện để phát
triển tốt nhất.
Kết cấu dân số, sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn, miền xuôi và
miền núi, sự phân bố các đơn vị hành chính cũng là những điều kiện có tác
động tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho phát triển bưu chính viễn thông.


24
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho sự phát triển của dịch vụ
bưu chính viễn thông là:
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trong
nước, làm cho nền kinh tế được phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng,
chiều sâu, phát triển phong phú, đa dạng mọi ngành, nghề, lĩnh vực, làm tăng
nhanh số lượng các chủ thể sản xuất kinh doanh và từ đó làm gia tăng mạnh
mẽ nhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ
các hoạt động kinh tế, tạo ra thị trường sử dụng dịch bưu chính viễn thông
rộng lớn.
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho người
dân có thu nhập nhiều hơn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, từ đó
nhân dân có điều kiện để sử dụng dịch bưu chính viễn thông được nhiều hơn
và làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu
chính viễn thông.
Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngành bưu chính viễn thông có thể khai
thác được các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản
lý tiên tiến, đồng thời mở ra khả năng không ngừng mở rộng thị trường cả
trong và ngoàì nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những thách thức đối với sự phát triển
của dịch vụ bưu chính viễn thông là:
Hội nhập cũng đồng nghĩa với sự tăng thêm của các chủ thể kinh doanh
dịch vụ bưu chính viễn thông. Bên cạnh các chủ thể trong nước, trong vùng là
các chủ thể nước ngoài với những ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm
sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, ngày càng gay gắt. Thực tế hiện nay các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông ở trong nước vẫn còn
rất hạn chế cả về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Do đó, chỉ có các
chủ thể kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông luôn tìm cách vươn lên bằng


25

các biện pháp đổi mới công nghệ, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp
với những nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường, giảm chi phí giá thành
dịch vụ có sức cạnh tranh quốc tế…thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG Ở TỈNH NGHỆ AN
1.3.1. Kinh nghiệm một số địa phương về phát triển dịch vụ bưu
chính viễn thông
Kinh nghiệm của Đà Nẵng:
So với mặt bằng chung của cả nước, các chỉ tiêu về bưu chính như bán
kính phục vụ, mật độ phục vụ bình quân đạt ở mức cao. Mạng lưới bưu chính
rộng khắp, cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân tiếp cận dịch vụ, đồng thời đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng
của người dân. Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là đối với các dịch vụ chuyển
phát nhanh, dịch vụ tài chính (chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện).
Mạng lưới viễn thông rộng khắp, 100% số xã có máy điện thoại, đảm
bảo chất lượng dịch vụ. Mạng viễn thông đã bắt đầu chuyển sang mạng thế hệ
mới (NGN). Mạng truyền dẫn đã được cáp quang hoá đến 100% các quận,
huyện. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Tốc độ tăng trưởng nhanh;
tỷ lệ sử dụng dịch vụ tương đối cao, hầu hết các chỉ tiêu viễn thông của thành
phố đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Kết quả trên có nguyên nhân từ việc xây dựng và thực hiện tốt quy
hoạch phát triển bưu chính viễn thông trong quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội, đồng thời ban hành những chủ trương cơ chế chính sách đúng
đắn, thể hiện sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường
chuyển phát, phát hành báo chí; hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính công ích;
vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu đầu tư cho phát triển các dịch vụ công ích và
phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong

×