Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ngân hàng Việt Nam: Thay đổi để tạo một diện mạo mới pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.53 KB, 3 trang )

Ngân hàng Việt Nam: Thay đổi để tạo một diện
mạo mới
Trên chặng đường phát triển đó, có không ít thăng trầm, nhưng sau mỗi khúc cua,
ngành ngân hàng lại trưởng thành hơn và có những bước phát triển vượt bậc.
Trong bối cảnh thực hiện Chiến lược tái cấu trúc ngành ngân hàng hiện nay,
những khó khăn đang song hành với kỳ vọng về một diện mạo mới cho ngành
ngân hàng Việt Nam.
Những dấu ấn thay đổi
Tiếp theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng được hình thành.
Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng ra đời, thừa nhận nhiều loại hình sở hữu
ngân hàng, giúp bộ mặt ngành ngân hàng thay đổi lớn với sự bùng nổ về số lượng
ngân hàng.
. Dấu ấn lớn nhất trong giai đoạn này là việc các ngân hàng mở rộng mạng lưới
phục vụ ra khắp địa bàn cả nước, sự nâng cấp về quản trị và công nghệ cho phép
khách hàng có nhiều sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hơn.
Hơn 20 năm và hai cuộc tái cấu trúc lớn là chưa đủ để nói về sự chuyển động của
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự xuất hiện của khối ngân hàng ngoại cùng với
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam đang hứa hẹn những ẩn số mới đối
với diện mạo của ngành trong tương lai.
Sự hiện diện của khối ngân hàng ngoại từ các hình thức như văn phòng đại diện,
chi nhánh, ngân hàng liên doanh và mới đây nhất là ngân hàng con 100% vốn
nước ngoài hiện chỉ giúp khối này chiếm khoảng 10% thị phần trên thị trường
ngân hàng Việt Nam. Nhưng con số này chắc chắn sẽ thay đổi, lịch sử hàng trăm
năm của các ngân hàng khu vực và toàn cầu cho thấy, chưa có thị trường mới nổi
nào mà khối ngân hàng ngoại không giữ một vị trí quan trọng.
Tạo sự chuyển đổi về chất
Mục tiêu của quá trình này cũng được chỉ rõ là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn
diện hệ thống tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ
chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, với cấu
trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình. Đồng thời, có khả năng cạnh tranh lớn
hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với


thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của
các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức này; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động
ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015, hình thành ít nhất 1 - 2 ngân hàng
thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
Yêu cầu thay đổi về chất đối với hoạt động của các ngân hàng là điều dễ hiểu, bởi
trong hơn 10 năm qua, tại Việt Nam đã xuất hiện khoảng 100 tổ chức tín dụng cả
trong và ngoài nước. Số lượng ngân hàng tăng mạnh và mạng lưới mở rộng trên
toàn quốc, nhưng mới chỉ giúp được 20% dân số tiếp cận được dịch vụ ngân hàng,
tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị. Thực trạng này tạo ra tình trạng “overbanked”
tại những đô thị lớn với hệ lụy là cạnh tranh khốc liệt trong cả cho vay lẫn huy
động. Một số ngân hàng yếu kém đã tỏ ra đuối sức, mất thanh khoản và phải trả
giá cao với việc mất vốn do tăng trưởng nóng và nợ xấu cao.
Hướng tới một chuẩn mực quốc tế
Rất nhiều ngân hàng đang đặt ra cho mình mục tiêu vươn tới tầm khu vực và dần
tiệm cận với chuẩn mực tiên tiến quốc tế. Điều này được hiểu theo hai góc độ, thứ
nhất là chuẩn mực hoạt động của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với
chuẩn mực quốc tế và thứ hai, các ngân hàng này đã nhận thức được nhu cầu tự
thân là phải thay đổi.
Tất nhiên, nếu tất cả các ngân hàng Việt thành công với mục tiêu trên thì đề án tái
cấu trúc có thể sẽ thành công rất sớm, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ được nhắc tới
trên bản đồ tài chính thế giới bởi sự tập hợp của những ngân hàng chất lượng cao.
Nhưng để giấc mơ này sớm trở thành hiện thực thì còn quá nhiều điều phải làm.
Bài học cho các ngân hàng vừa qua chính là phải sớm nâng cao hơn nữa các chuẩn
mực quản trị rủi ro. Có thể NHNN sẽ sớm đưa ra các chuẩn mực mới và đòi hỏi sự
tuân thủ, nhưng điều quan trọng hơn là các ngân hàng phải tự nguyện thực hiện
một cách nghiêm túc vì chính bản thân ngân hàng.
Các ngân hàng đã đón nhiều đối tác chiến lược nước ngoài, mới đây là sự xuất

hiện của một số tổng giám đốc nước ngoài, còn trước đó là một số nhà tư vấn
chiến lược nước ngoài như McKinsey tư vấn tái cấu trúc cho khá nhiều ngân hàng
nội. Những nhân tố mới này, cộng với áp lực lớn dần từ khối ngân hàng nước
ngoài, chắc chắn sẽ tạo một sự thay đổi đáng kể về chất trong quản trị, thiết kế sản
phẩm, chiến lược thị trường… cho các ngân hàng Việt Nam.
Trên thế giới, rất ít quốc gia có thể “sản xuất” ra ngân hàng cấp độ toàn cầu như
HSBC hay Citibank, không nhiều quốc gia có ngân hàng tầm khu vực. Các ngân
hàng Việt Nam cùng với nhiệm vụ tái cấu trúc và tự tái cấu trúc cũng đang có
những bước đi đầu tiên ra các nước láng giềng như Sacombank, BIDV… Những
bước đi nhỏ cho một mơ ước lớn.

×