Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trứng trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 5 trang )




Trứng trong chế độ dinh
dưỡng của người cao
tuổi
Ngoài chất đạm (protid) có giá trị sinh học cao, trứng còn chứa nhiều
canxi, sắt, vitamin A là những chất rất cần cho người cao tuổi.

Nhiều người cũng ngại ở trứng có chứa nhiều cholesterol là những chất
không tốt cho bệnh tim mạch mà người già thường hay mắc phải như: bệnh
xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Nhưng ở trứng cũng có lecithin giúp cho
quá trình chuyển hóa cholesterol.

Chính vì vậy cần dung hòa những ưu điểm và hạn chế của trứng đối với sức
khoẻ người cao tuổi. Không nên ăn nhiều và cũng không nên kiêng hẳn. Mỗi
tuần nên có 3 quả trứng trong khẩu phần ăn là được.


Người cao tuổi không nên ăn mỡ, chỉ nên ăn dầu thực vật?

Về khía cạnh sinh năng lượng thì dầu và mỡ đều cung cấp 9kcal như nhau.
Mặt khác người cao tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, không bị béo phì, không
mắc bệnh tim mạch, mỡ máu không cao thì tại sao lại không ăn được mỡ?


Tỷ lệ năng lượng do chất béo (lipit) cung cấp ở các nước phát triển chiếm từ
25-30% tổng số năng lượng khẩu phần. Riêng ở nước ta, theo "Bảng nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam", thì năng lượng do lipid cung
cấp đạt từ 20% tổng số năng lượng khẩu phần.


Điều đó có nghĩa là, hiện nay, bữa ăn của chúng ta còn thiếu chất béo, nhất
là nhiều vùng ở nông thôn, do đó không nên đề cao dầu thực vật mà bỏ qua
mỡ động vật.

Tỷ lệ mỡ động vật nên chiếm 30 - 50% tổng số lipid là được, vì mỡ động vật
như lipid của sữa và trứng có giá trị sinh học cao, rất cần cho cơ thể. Mặt
khác dầu thực vật do có nhiều acid béo chưa no nên cũng dễ bị oxy hóa tạo
thành những chất độc hại không tốt cho sức khoẻ.


×