Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài giảng ĐỘNG VẬT HỌC HẠI NÔNG NGHIỆP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.74 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Bộ môn Sinh học Động vật.

Lê Mạnh Dũng
Bài giảng
ĐỘNG VẬT HỌC HẠI NÔNG NGHIỆP
=Hà Nội =
Phần thứ nhất
ĐỘNG VẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG
Khái quát chung
1. Đặc điểm cơ bản của động vật:
Phương thức dinh dưỡng: Dị dưỡng
Cấu trúc cơ thể: tế bào không có màng xenluloz và diệp lục (khác thực vật)
Phương thức vận chuyển: Tích cực – có cơ quan chuyên hoá ( lưu ý giải thích
ở các mức độ tổ chức )
2. Vai trò của động vật :
Với sự sống trên hành tinh
Vị trí quan trọng trong Quần xã và Hệ sinh thái (giải thích luôn hai thuật ngữ)
Vị trí đối với con người (lưu ý nhiều đến khía cạnh nông nghiệp )
3. Hệ thống phân loại :
Phân loại: nghiên cứu những dấu hiệu giữa các loài (giống và khác nhau) để
xây dựng hệ thống các bậc phân loại và xác lập mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Phân biệt với định loại: Từ những mẫu vật + khoá định loại - xếp chúng vào các vị
trí.
Thứ hạng cơ bản: Loài (có nhiều định nghĩa khác nhau) là nhóm cá thể có
những đặc điểm cấu trúc và chức năng giống nhau, có cùng tổ tiên; ở điều kiện tự
nhiên chúng giao phối được với nhau và cho thế hệ con có khả năng sinh sản .
Các thứ hạng: loài → chi → họ → bộ →lớp → nghành
Danh pháp phân loại: 2 chữ bằng tiếng latinh
Phân loại động vật: có nhiều cách phân chia khác nhau → số lượng ngành
khác nhau .


Các ngành chính :
Ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa) → Phân giới động vật đơn bào.
Thân lỗ (Porifera) → Động vật trung gian
Ruột khoang (Coelenterata), Sứa lược(Ctenophora) → động vật đa bào thấp
Giun dẹp (Plathelminthes), Giun tròn (Nemathelminthes), Giun đốt (Annelida),
Thân mềm (Mollusca), Chân khớp (Arthropoda), Da gai (Echinodermata), Nửa
sống(Hemịchordata), Các ngành động vật dây sống(Chordata) → Phân giới động vật
đa bào
I. ĐỘNG VẬT ĐƠN BÀO (Protozoa)
1. Đặc điểm cấu tạo :
Là ngành bao gồm những đại diện có mức độ tổ chức cơ thể ở bậc tế bào (đơn
bào hoặc tập đoàn – giải thích)
Dạng cấu tạo điển hình bao gồm :
+ Màng cơ thể (75A
0
) bao ngoài cơ thể
+ Tế bào chất:
Ngoại chất: quánh, đồng nhất ( gel )
Nội chất: lỏng, dạng hạt (sol)
Trong tế bào chất có chứa các cơ quan tử: Ti thể, thể Golghi, lưới nội chất, các
không bào tham gia hoạt động sống.
+ Nhân: Cấu trúc và thành nhần cơ bản giống của tế bào động vật đa bào tuy nhiên đa
dạng hơn , số lượng 1-2 tuỳ loài .
II. Đặc điểm hoạt động sống :
Hoạt động sinh lí của động vật nguyên sinh được thực hiện nhờ các cơ quan tử
(về chức năng tương ứng với cơ quan của động vật đa bào )
2.1. Hoạt động vận chuyển :
Chân giả: ngoại chất dồn → dạng chân, không ổn định
Tơ, roi: Phần lồi của tế bào chất, chuyên hoá để vận chuyển nhờ thể gốc hoặc
thể nền (yếu tố thần kinh)

2.2 Hoạt động tiêu hoá :
Hình thức tiêu hoá nội bào, được thực hiện nhờ các không bào tiêu hoá, nằm
trong tế bào chất. Số lượng khác nhau tuỳ loài, vị trí hình thành có thể cố định (Trùng
cỏ ) hoặc bất kỳ (Chân giả). Chất cặn bã sau quá trình tiêu hoá được thải ra ngoài
bằng cách vỡ thành cơ thể ở vị trí nào đó.
2.3. Hoạt động hô hấp và bài tiết :
Được thực hiện nhờ các không bào co bóp - có dạng túi có lượng nước khác
nhau ở từng thời kỳ; khi đầy bị bóp lại và tống nước ra khỏi cơ thể. Số lượng không
bào co bóp khác nhau ở từng loài.
Ví dụ: ở Trùng cỏ có hai hệ thống, mỗi hệ thống gồm một không bào trung
tâm và nhiều không bào ngoại vi (các rãnh).
Chức năng chủ yếu:
+ điều hoà áp suất thẩm thấu của dịch tế bào → chỉ có ở động vật nguyên sinh
sống tự do trong nước ngọt (giải thích)
+ Thải chất cặn bã ra ngoài (bài tiết)
+ Cung cấp O
2
cho cơ thể (hô hấp)
Quá trình điều hoà hoạt động được thực hiện chủ yếu nhờ tính hướng động
(dương hoặc âm); có mặt các yếu tố thần kinh (các sợi tơ thần kinh liên kết thể nền ở
trùng cỏ). Cơ quan tử cảm thụ ánh sáng chỉ có ở Trùng roi (điểm mắt) và được coi là
cơ quan tử thị giác nguyên thuỷ nhất (gồm các hạt sắc tố đỏ)
III. Đặc điểm sinh sản :
Ở động vật nguyên sinh chưa có cấu trúc riêng thực hiện chức năng này.
Có hai phương thức :
a. Sinh sản vô tính : Là sự sinh sản không có sự hình thành sản phẩm sinh dục và do
một cơ thể thực hiện.
Có thể bằng nhiều cách :
+ Phân đôi: cơ thể tách đôi hình thành hai cá thể mới . Sự phân đôi theo chiều
dọc ( trùng roi ) hoặc ngang ( trùng cỏ )

+ Nảy chồi: từ cơ thể nảy chồi
Tách → cá thể mơí
Không tách → tập đoàn
+ Liệt sinh: cơ thể phân chia thành nhiều phần → nhiều cá thể mới
b. Sinh sản hữu tính: Sự sinh sản có hình thành sản phẩm sinh dục (các giao tử). Có
nhiều hình thức :
+ Đồng giao: hai giao tử giống nhau
+ Dị giao: hai giao tử khác nhau
+ Noãn giao: đặc trưng phân hoá hình thái → phân hoá giới tính.
+ Tiếp hợp: đặc trưng ở trùng cở, không có sự hình thành giao tử nhưng có sự
kết hợp và xây dựng lại cơ cấu di truyền của nhân sau quá trình từ hai cá thể → 8 cá
thể mới.
Quá trình kết bào xác (sự nang hoá): sự thay đổi trạng thái của cơ thể (dịch tế
bào bớt nước và hình thành vỏ cứng bao bọc ngoài) qua giai đoạn khó khăn của môi
trường.
PHÂN LOẠI. Gồm khoảng 25000 loài được với nhiều ngành, xếp vào 4 phân
giới:
1. Phân giới có chân giả.
Các ngành: Amoebozoa; Foraminifera; Radiozoa; Heliozoa
Có cấu tạo đơn giản nhất, gồm khoảng 10000 loài hiện sống (80% ở biển ) .
Đặc điểm:
- Vận chuyển bằng chân giả
- Cơ thể là khối tế bào chất có nội chất lỏng – dạng hạt và ngoại chất quánh
trong suốt bao quanh. (Thể sol- Thể gel)
- Dinh dưỡng: thực bào (thức ăn rắn) , ẩm bào (thức ăn lỏng) quá trình tiêu hoá
nội bào .
Vai trò:
Kí sinh gây bệnh đường ruột (Bệnh lỵ: Entamoeba hystolitica)
2 Động vật nguyên sinh có roi bơi.:
Các ngành: Archaezoa; Euglenozoa; Dinozoa; Choanozoa

- Khoảng 8000 loài sống trong nước và đất ẩm, kí sinh .
Đặc điểm:
-Cơ thể có hình dạng ổn định nhờ có màng phim (pellicula) - do ngoại chất
đặc. Một số có lớp vỏ che ngoài hoặc lớp xenluloz như tế bào thực vật.
- Vận chuyển bằng roi, do hoạt động xoáy → roi tập trung thức ăn đến gốc roi
→ không bào tiêu hoá hình thành
- Dinh dưỡng hoại dưỡng và tự dưỡng.
- Một số có khả năng sinh sản hữu tính. Nhiều đại diện sống tập đoàn.
Vai trò :
- Trùng roi thực vật → sinh vật sản xuất
- Kí sinh gây bệnh cho người, động vật: Trypanosona, Lieskmania.
- Cộng sinh ở ruột mối – tiêu hoá xenlluloz (bộ Hypermastgina)
3. Động vật nguyên sinh có bào tử.
Các ngành: Sporozoa; Microsporozoa; Cnidosporozoa
Đặc điểm:
-Sporozoa
-Bao gồm những đại điện sống kí sinh trong tế bào người và động vật
-Đặc trưng: trong vòng đời có giai đoạn sinh bào tử, có xen kẽ thế hệ
Microsporozoa
-Nói chung ít di động – có thể bằng vi cơ hoặc tiết dòng dịch ra phía sau.
-Vai trò: gây bệnh – Ví dụ: Eimera, Plasmodium
Cnidosporozoa
Đặc điểm: bào tử có cấu tạo riêng gồm nhiều tế bào có vỏ bao ngoài, có tế bào
chính có thể phóng ra ngoài thành gai.
Vai trò: Gây bệnh ở cá.
Trước đây được coi là một nhóm của trùng bào tử gai. Nay tách riêng do đặc
điểm bào tử chỉ là một tế bào, có cỡ bé thường 4-6µm
Đa số ký sinh ở chân khớp: Nosema hombycis gây bệnh tằm gai; Nosema apis
gây bệnh lị ở ong.
Hiên nay tìm cách gây nhiễm trùng vi bào tử của côn trùng có hại để diệt

chúng.
4. Động vật nguyên sinh có tơ (lông) bơi. Ngành Ciliophora.
Lớp gồm khoảng 6000 loài; sống tự do – một số ký sinh
Cơ quan tử vận chuyển: tơ (tiêm mao)
Có ít nhất là hai nhân: nhân lớn- dinh dưỡng, nhân bé- sinh sản
Cấu trúc cơ thể phức tạp: Các cơ quan tử ; có yếu tố thân kinh ( thể nền )
Vai trò: Kí sinh gây bệnh ( chủ yếu ở cá )
CHỦNG LOẠI PHÁT SINH.
Theo quan điểm của Oparin: Chất hữu cơ xuất hiện trước khi sinh vật xuất
hiện vì vậy dinh dưỡng dị dưỡng phải có trước tự dưỡng .
Có thể cho rằng: Trùng roi và Chân giả bắt nguồn từ một tổ tiên dị dưỡng và
có cách di chuyển như trùng roi.
Nhánh trùng chân giả có nhóm chuyển thành Trùng bào tử gai và Vi bào tử
Nhánh trùng roi: Có nhóm kí sinh → Trùng bào tử, nhóm khác phức tạp hoá
→ Trùng cỏ và hướng thông qua tập đoàn → Động vật đa bào.
Động vật đa bào
Trùng cỏ
Trùng roi Trùng chân giả
Trùng bào tử Tập đoàn hoá Trùng bào tử gai
Trùng Vi baò tử
Tổ tiên Động vật
(Dị dưỡng+V/C bằng roi)
Sơ đồ cây phát sinh Động vật đơn bào.
ĐỘNG VẬT ĐA BÀO
Khái quát.
Cơ thể cấu tạo bởi nhiều tế bào và các dạng phân hoá của tế bào.
Các tế bào đã phân hoá cao, có cấu tạo và chức năng riêng biệt, không coa khả
năng tồn tại độc lập.
Trong chu trình sống có quá trình phát sinh cá thể ( trứng → phôi → cơ thể )
Nguồn gốc

Từ Động vật đơn bào, theo con đường hình thành tập đoàn động vật đơn bào
(như đã thấy ở trùng roi ).
Quá trình hình thành động vật đa bào là quá trình toàn bộ hóa, thống nhất mối
quan hệ giữa các tế bào trong tập đoàn với nhau để tạo một cá thể đa bào.
Phân loại
Được phân thành nhiều ngành ( có tác giả phân thành trên 20 ngành)
Theo mức độ ổn định về vị trí và xu hướng phân hoá của các lá phôi chia hai
nhóm:
+ Parazoa : Thân lỗ – vị trí và xu hướng phân hoá các lá phôi không ổn định.
+ Eumetazoa : các ngành còn lại


Radiata
Cơ thẻ đối xứng toả tròn; Quá
trình phát triển phôi qua giai
đoạn hai lá phôi.
Ngành Ruột túi và Sứa lược.
Bilateria
Cơ thể đối xứng 2 bên. Quá
trình phát triển phôi qua giai
đoạn 3 lá phôi.
Acoelomata
Cơ thể không có hoặc chỉ có
xoang nguyên sinh; cơ thể
chưa phân đốt.
Ngành Giun dẹp, Giun tròn
và Giun vòi
Ceolomata
Có xoang cơ thể thứ sinh; cơ
thể phân đốt.

Prostomia
Các ngành: Giun đốt, Thân
mềm, Chân khớp, Có móc.
Deuterostomia
Các ngành: Da gai, Mang
râu, Hàm tơ, Dây sống.
ĐỘNG VẬT TRUNG GIAN
Ngành Bọt bể ( Spongia ) = Thân lỗ ( Porifera )
Chưa có lỗ miệng , đối xứng cơ thể chưa rõ rệt , chưa có mô phân hoá, chưa có
tế bào thần kinh và kiểu tổ chức cơ thể khác động vật khác → Được xếp vào nhóm
riêng: Parazoa
Đặc điểm cấu tạo :
Vách cơ thể xốp, có xoang bên trong lát bằng tế bào cổ áo (Choanocyte)
Phần lớn cơ thể được cấu tạo từ chất gian bào giống chất keo, trong có một
khung xương bằng Protein
Cơ thể dạng đơn giản nhất có hình cốc. Lỗ thoát nằm đối diện với đáy. Bên
thành cơ thể có nhiều lỗ của các rãnh dẫn nước ( lỗ hút )
Đã có sự biệt hoá tế bào : có một số tế bào chuyên trách thực hiện những chức
năng riêng biêt : dinh dưỡng, nâng đỡ, sinh sản
Chưa có sự phối hợp để hình thành mô. Tổ chức của các tế bào rất lỏng lẻo và
quan hệ giữa các tế bào rất dễ bị phá.
Chủ yếu phân bố ở biển, ít có giá trị thực tiễn.
ĐỘNG VẬT ĐA BÀO THẤP
Ngành ruột túi (Coelenterata) và Sứa lược (Ctenophora)
Đặc điểm.
Là những sinh vật trôi nổi thụ động theo dòng nước; có thể bơi được nhưng
không thể đi theo phương nằm ngang hoặc chống lại sức đẩy của dòng nước.
Cơ thể có cấu tạo hai lớp tế bào : lớp ngoài bảo vệ; lớp trong: dinh dưỡng và
sinh dục.
Cấu trúc: ngoại bì bao phủ bên ngoài; nội bì lót dọc theo ruột; giữa là tầng

trung giao bằng chất keo tạo nên khối lượng chính của cơ thể.
Ruột túi có nhiều xúc tu với các thích ti bào (dùng bắt mồi)
Sứa lược có hai xúc tu và trên cơ thể có 8 tấm lược (với nhiều hàng tơ) –
không có bao thích ti
Cả hai ngành đều có năng lực tái sinh mạnh: từ một mảnh nhỏ của cơ thể
(1/4) có thể phát triển thành con vật hoàn toàn. Mặt khác chúng có khả năng xắp xếp
lại tổ chức cơ thể bị rối loạn trở lại trạng thái bình thường.
Ruột khoang bao gồm 10.000 loài xếp trong 3 lớp: Thuỷ tức – sứa – san hô;
sứa lược gồm khoảng 100 loài.
Chủng loại phát sinh.
Được coi là đã tiến hoá từ gốc chung với các động vật bậc cao do có kiểu đối
xứng cơ thể xác định; có sự phân hoá và ổn định của các lá phôi, tuy ở mức độ thấp
nhưng đã có những đặc điểm cơ bản của động vật đa bào hoàn thiện.
ĐỘNG VẬT ĐA BÀO CHÍNH THỨC
Ngành Giun dẹp ( Plathelminthes )
Đặc điểm :
Là ngành động vật ở mức độ tổ chức thấp trong động vật có đối xứng hai bên,
3 lá phôi và chưa có thể xoang. Cơ thể đã có sự phân hoá và di chuyển có định
hướng.
Cơ thể có dạng hai túi lồng vào nhau, có chung 1 lỗ miệng .
Tế bào cơ xếp thành bao kín gồm 3 lớp: vòng – dọc – xiên → kiểu bao cơ đặc
trưng cho các ngành giun → cấu trúc thành cơ thể kiểu bao biểu mô cơ.
Tế bào cơ trong lớp cơ vòng và dọc hoạt động đối nhau → làn sóng từ trước ra
sau → cơ chế di chuyển uốn sóng của giun dẹp ( ở sán tơ sống tự do: có sự phối hợp
với hoạt động của tơ - tuy chỉ là thứ yếu)
Quá trình hô hấp thực hiện bằng khuếch tán, cơ quan tiêu hoá cũng chỉ mói ở
dạng túi như của ruột khoang.
Xuất hiện nhiều hệ cơ quan với mức độ tổ chức cao hơn: Hệ thần kinh tập
trung thành não phía trước với nhiều đôi dây thân kinh chạy dọc; có thêm hệ bài tiết
là nguyên đơn thận; hệ sinh dục với các tuyến phụ sinh dục, ống dẫn và ở một số có

thêm cơ quan giao phối
Phân loại: Chia 5 lớp: sán tơ, sán 1 vật chủ, sán 2 vật chủ, Cestodaria, sán dây.
1. Lớp sán tơ (Turbellaria): bao gồm những đại diện sống tự do trong nước,
đất ẩm ( 1600 loài ) ; cỡ nhỏ hơn 10cm ; lỗ miệng thường ở giữa mặt bụng.
Phần lớn là động vật ăn thịt, phần hầu có khả năng phóng ra ngoài bắt mồi rồi
lại thu vào trong. Có khả năng nhịn đói lâu ngày→ sử dụng các phần của cơ thể cho
dị hoá ( trừ hệ thần kinh) → cơ thể nhỏ lại → sau phục hồi.
2. Lớp sán lá 2 vật chủ ( Digenea hoặc Trematoda ):
Gồm khoảng 2000 loài kí sinh trong cơ thể động vật. Cơ thể có hình lá dẹt; cỡ
nhỏ vài milimet ( F.hepatia có kích thước 5cm ). Có 2 giác bám: giác miệng và giác
bụng để bám vào vật chủ. Có một lớp vỏ ngoài dày (cuticun) thay cho biểu bì →
chống tác dụng của dịch tiêu hoá .
Cơ quan sinh sản phức tạp bao gồm tuyến sinh dục đực và cái với nhiều bộ
phận; là động vật lưỡng tính nhưng thụ tinh chéo.
Có vòng đời phức tạp, gồm một số dạng khác nhau. Xen kẽ các thế hệ vô tính
và hữu tính- kí sinh trên một hay nhiều vật chủ trung gian.
Adolescercaria



Vật chủ trung gian 2 Vật chủ trung gian 1
Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của Sán hai chủ
3. Lớp sán dây ( Cestoda) : có khoảng 3000 loài. Có hình dáng giống giải dài,
dẹp phần đầu có nhiều giác bám và ở nhiều loài tận cùng có một vòng móc bám.
Tiếp với đầu là cổ, là phần sinh trưởng – thường sinh ra các đoạn mới của cơ thể.
Phần còn lại là một loạt các đốt ( số lượng hàng nghìn )
Không có miệng và khộng co hệ tiêu hoá ( dinh dưỡng bằng hấp phụ chất dinh dưỡng
của vật chủ ). Mỗi đốt là một cơ quan sinh dục hoàn chỉnh – lưỡng tính. Quá trình thụ
tinh xảy ra giữa các đốt hoặc chính trong mỗi đốt.
Giai đoạn ấu trùng thường sống trong cơ thể động vật không xương ở nước. Có sự

thay đổi vật chủ.
Chủng loại phát sinh
Quan điểm phổ biến hiện nay cho Giun dẹp có nguồn gốc từ ruột túi cổ (giải
thích quan điểm về nguồn gốc từ Sứa lược)
Theo A. Lang: Giun dẹp có nguồn gốc từ Sứa lược do có sự tương đồng về
ruột; sự tập trung của miệng và cơ quan đối miệng ở phía trước; tính đối xứng hai
bên và mầm của lá phôi thứ 3.
Theo L. Graff: Giun dẹp có nguốn gốc từ Ruột túi thấp, gần với tổ tiên dạng
Planula và được gọi là Tổ tiên động vật 3 lá phôi. Do đặc điểm cấu trúc cơ thể đã
giải thích được sự hình thành lỗ miệng ở phía sau của Sán tơ.
Trong Giun dẹp: Sán tơ ruột thẳng với cấu trúc ruột đơn giản, một đôi nguyên
đơn thận, tuyến sinh dục kép; 2-6 đôi dây thần kinh xuất phát từ não (cách xếp phóng
xạ) là sơ đồ tổng quát của Giun dẹp.
Dạng trưởng
thành
Trứng
Ấu trùng tơ
Miracidium
TB mầm
Redi Noãn nang (Sporocyte)
Ấu trùng
đuôi
Cercaria
Ấu trùng nang
Metacercaria
Có thể nghĩ rằng từ tổ tiên chung, Giun dẹp đã tiến hoá theo 3 hướng :
1. Cho ruột thẳng hiện sống
2. Từ kí sinh ngoài → kí sinh trong: Phát triển qua biến thái nhưng không có
sự xen kẽ thế hệ ( sán đơn chủ – sán dây )
3. Từ hội sinh trong xoang áo của ốc → kí sinh trong cơ thể rồi chuyển giai

đoạn trưởng thành sinh sản hữu tính sống tự do sang kí sinh trong vật chủ mới.
Cestoida
Đ.V miệng thứ sinh Giun đốt Giun tròn Monogenea
Digenea
Turbellaria
❂ Rhabdocoela

 Tổ tiên động vật 3 lá phôi.

Ruột túi cao
Ruột túi thấp
 Tổ tiên dạng AT Planula.
Sơ đồ cây phát sinh ngành Giun dẹp.
Nhóm ngành giun tròn – Nemathelminthes
Nhóm nghành có số lượng loài khá lớn (8000 loài ) – sống trong nước, đất, kí
sinh trong cơ thể thực vật và động vật.
Đặc điểm.
Cơ thể tròn, dài, hai đầu nhọn, thân bọc một lớp cuticun chắc ( bảo vệ )
Mức độ tổ chức: có xoang cơ thể nguyên sinh nằm giữa thành cơ thể và thành
ruột. Chỉ có cơ dọc → chỉ có thể uốn cong người; vận chuyển kiểu cong-quẫy.
Tuần hoàn và hô hấp mức độ như ở giun dẹp ( chưa có hệ thống riêng biệt )
Có hệ thống tiêu hoá dạng ống khá hoàn chỉnh tuy mới ở mức độ đơn giản.
Ruột được phân thành: ruột trước, giữa và sau. Quá trình tiêu hoá ngoại bào.
Hệ thần kinh vẫn ở mức tổ chức dạng Dây thần kinh ( tương đồng Giun dẹp );
gồm vòng thần kinh hầu và 6 đôi dây thần kinh dọc ( trong đó dây lớn nhất là lưng và
bụng )
Phân loại.
Ngành gồm cá ngành: giun tròn, giun tơ bụng, giun cước, trùng bánh xe,
Pripulida và giun đầu gai.
1. Ngành giun tròn (Nematoda).

Ngành có trên 5000 loài; sống ở đáy nước ngọt – mặn, trong đất ẩm Nhiều
loài sống kí sinh ở động vật và thực vật.
Lớp cuticun bao ngoài cơ thể giúp chúng có thể sống trong các môi trường
khác nhau. Nhu cầu O
2
không cao → chuyển sang sống kí sinh dễ dàng.
Bọn sống tự do ít có ý nghĩa kinh tế – bọn sống kí sinh (Trên 3000 loài ) gây
nhiều bệnh trầm trọng ở động vật và thực vật. Vòng đời của nhóm sống kí sinh có thể
qua vật chủ trung gian hoặc không. Không có xen kẽ thế hệ và phát triển có biến thái.
Căn cứ vào đặc điểm sinh học của quá trình phát triển, chúng được chia hai
kiểu :
Giun tròn có chu kỳ phát triển qua đất: giun đũa ; giun móc
Giun tròn có chu kỳ phát triển qua sinh vật: giun xoắn ; giun dạ dày
Có nhiều loại kí sinh gây hại thực vật: Aphelenchoides orizae hại lúa; Dytylenchus
angustus ( chuối ); Meloidogyaue ( cây họ đậu, lạc, đay. . . ) Rotylenchus ( chuối ).
2. Giun cước (Gordiacea= Nematomorpha): khoảng hơn 200 loài ký sinh ở côn
trùng. Cơ thể dài mảnh ( vài cm –1,5cm )
Trong cấu tạo : ruột trước tiêu giảm hoặc mất hẳn.
Kí sinh trong thể xoang của côn trùng; lớn lên ra ngoài môi trường nước ( khi
côn trùng gặp nước ) - đẻ trứng phát triển thành ấu trùng – ấu trùng chui vào kí sinh ở
vật chủ trung gian ( thường là ấu trùng côn trùng → vật chủ chính )
3. Giun đầu gai ( Acanthocephala ): khoảng 500 loài
Sống kí sinh trong ruột động vật có xương. Ấu trùng thường gặp trong thể
xoang của các động vật chân khớp.
Cơ thể có hình trụ, phân biệt rõ với phần vòi có móc là cơ quan bám; không có
hệ tiêu hoá (bị tiêu giảm)
Phát triển gián tiếp: vật chủ chính thức ở nước (cá , lưỡng thê) → vật chủ trung
gian là giáp xác; còn với vật chủ chính ở cạn → v/c trung gian là sâu bọ.
Nguồn gốc và tiến hoá.
Với đặc điểm: có tơ ở mặt bụng (trùng bánh xe, giun tơ bụng); bài tiết bằng

nguyên đơn thận. Vị trí của lỗ miệng ở phía trước cơ thể của giun tròn cũng đã gặp ở
sán tơ ruột thẳng; cấu tạo của hệ sinh dục không có sai khác cơ bản → tổ tiên của
giun tròn là một nhóm sán tơ ruột thẳng nào đấy.
Tiến hoá cơ bản của Giun tròn so với Giun dẹp là có xoang cơ thể nguyên sinh
(thực ra đã có mầm mống từ giun dẹp ) và có ruột sau.
Các lớp trong ngành trên con đường phát triển đã phân hoá và hình thành
những đặc điểm riêng khác biệt so với tổ tiên.
Ngành Giun đốt – Annelida
Ngành đánh dấu một bước phát triển mới của giới động vật về mặt tổ chức
cấu tạo cơ thể ; sự xuất hiện thể xoang và hình thành đủ các hệ cơ quan.
Đặc điểm
Cơ thể phân đốt cả bên ngoài và bên trong → cơ thể như một dãy đốt; sự phân
đốt từ đồng hình → dị hình ( Đây là đặc điểm tiến hoá vì như vậy mỗi đốt là một
phần phụ của cơ thể có thể được chuyên môn hoá để thực hiện chức năng riêng biệt)
Thành cơ thể có một lớp cơ vòng và một lớp cơ dọc → vận chuyển nhờ sự
phối hợp giữa các cơ và sự bám của tơ vào đất → di chuyển kiểu sóng ; ở nhiều loài
có cơ quan vận chuyển là các đôi chi bên.
Xoang cơ thể là Thể xoang thực sự lớn và phát triển, chứa đầy dịch → nội
quan nằm trong → là xoang sống; tham gia vào chức phận sống của cơ thể.
Hệ tiêu hoá tiến bộ, được phân thành các phần: hầu cơ, thực quản, dạ dày, ruột.
Tuần hoàn: Hoàn thiện (phức tạp và có hiệu lực) với hai mạch chính là mạch
máu lưng (thu hồi) và mạch máu bụng (đưa đi); ở khu vực thực quản có 5 đôi ống
tim
Bài tiết: mỗi đốt có một đôi Hậu đơn thận. Đặc điểm đáng chú ý: Ở giai đoạn
ấu trùng, thận hoạt động của nó vẫn chỉ là Nguyên đơn thận → nguồn gốc các động
vật không xương cao từ những động vật không xương thấp.
Hệ thần kinh tiến bộ hơn các động vật trước nhiều – là tập hợp 2 thuỳ tế bào
thần kinh lớn nằm ngay bên trên hầu – 1 vòng thần kinh nối liền 2 hạch; từ hạch dưới
có đôi dây thần kinh dính sát nhau chạy dọc cơ thể; ở mỗi đốt có chỗ phình tạo thành
hạch đốt.

Sinh sản: vô tính hoặc hữu tính. Đặc điểm thụ tinh trong, hình thành kén và
trứng phát triển trong kén cũng được coi là một đặc điểm thích nghi với đời sống trên
cạn.
Phân loại
Ngành gồm khoảng 10.000 loài chia thành 2 phân ngành; với 4 lớp quan trọng:
Giun nhiều tơ, Giun ít tơ, Giun đốt cổ xưa và Đỉa.
1.Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta): Gồm các đại diện sống tự do ở biển, nước ngọt.
Đặc điểm: Mỗi đốt có một đôi chi bên mang một chùm tơ; phần đầu cơ thể
phân hoá rõ, hệ sinh dục phân tính – thụ tinh ngoài; hầu như tất cả các cá thể của một
loài phóng thích giao tử cùng một lúc. Ví dụ: 99% cá thể của giun Palolo ( Sống ở
phía Nam Thái bình dương ) đẻ trứng và tinh trùng trong hai giờ của một đêm mỗi
năm (đêm hạ tuần tháng 11) ; hoặc Rươi Tylorlynchus heterochetus ( 20/9 và 5/10 âm
lịch) .
2. Lớp giun ít tơ ( Oligochaeta): Gồm khoảng 2000 loài sống tự do trong nước ngọt
hoặc đất ẩm.
Đặc điểm:
Chi trên tiêu giảm; tơ mọc thành vòng quanh các đốt. Là động vật lưỡng tính.
Có vai trò lớn trong nông nghiệp vì làm thay đổi cấu tượng của đất – S.Dacuyn đã
tính: Sau 10 năm lượng đất do giun xới lộn đủ trải một lớp dày 5cm trên toàn bộ bề
mặt hành tinh. Thường gặp là các loài trong giống Pheritima.
3. Lớp đỉa (Hirudinea) : Là nhóm biến đổi thích ứng với đời sống nửa kí sinh. Phát
triển giác hút có cơ khỏe ở cả hai đầu cơ thể. Tơ và phần phụ tiêu giảm hoàn toàn, có
hàm sắc bằng Kitin và có tuyến chất chống đông máu.
Thường gặp là: vắt Haemabip sp.; đỉa trâu Hirudinaria manillensis
Chủng loại phát sinh :
1. Theo Hatschek : Giun đốt có nguồn gốc từ Giun tròn vì trong Trùng bánh xe
có loài có khả năng sinh sản vô tính hình chuỗi → đốt
2. Theo Lang-Mayer : Giun đốt có nguồn gốc từ Sán tơ vì có sự tương đồng về
hệ thần kinh, ấu trùng và tính chất phân đốt của cơ thể.
3. Theo Sedgwich : Giun đốt có nguồn gốc từ San hô không xương ( Hải quì );

phát triển theo quy luật đơn hoá cơ thể.
Hiện nay : Giun đốt có nguồn gốc từ Ruột khoang trưởng thành rất thấp, có
biến đổi đặc biệt hình thành tổ tiên động vật phân đốt, phát triển qua giai đoạn tổ tiên
động vật 3 lá phôi.
Trong ngành nhóm trung tâm là Giun đốt nhiều tơ từ đó phát triển hình thành
Giun ít tơ và Đỉa. Sự phát triển tiến hoá theo 2 nhánh: Giun nhiều tơ và giun đốt cổ
xưa là một nhánh còn Giun ít tơ và đỉa là một nhánh khác của sự tiến hoá trong
ngành.
Ngành Chân khớp ( Arthropoda )
Ngành bao gồm những động vật thành công nhất về mặt sinh học trong tất cả
các động vật, có khoảng trên 2 triệu loài – sống trong những môi trường đa dạng hơn
các ngành khác.
Đặc điểm.
Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt dị hình: các đốt có cấu tạo không đồng nhất,
phân hoá về hình thái và có xu hướng tạo thành các phần cơ thể khác nhau rõ rệt (đầu
– ngực – bụng )
Tính chất phân đốt dị hình là đặc điểm tiến hoá tiến bộ nhất ở Chân khớp tạo
nên kiểu cơ thể có tổ chức và cấu tạo ở mức độ cao hơn hẳn so với Giun đốt.
Toàn cơ thể có một lớp cuticun bọc ngoài. Giữa các đốt lớp màng mỏng hơn
tạo màng mềm → các đốt khớp động với nhau.
Cuticun do tế bào biểu mô tiết ra cấu tạo bởi lipoid – protein và kitin (đôi khi
thấm CaCO
3
, muối PO
4
) ; bề mặt thường có lớp sáp → không thấm nước. Vai trò bảo
vệ cơ thể và là chỗ bám cho hệ cơ ( Giải thích: là bộ xương của cơ thể )
Do lớp vỏ cứng → trong quá trình sinh trưởng có sự lột xác: con vật lớn lên về
kích thước trong giai đoạn vỏ còn mềm.
Đặc điểm quan trọng: Phần phụ có cấu tạo phân đốt, phân hoá đa dạng và giữ

các chức năng khác nhau trong hoạt động sống (chân bò, bơi, hàm ) - có nguồn gốc
từ chi bên của Giun đốt. Trong quá trình tiến hoá, phần phụ có thể tiêu biến ở một số
đốt hoặc một số vùng cơ thể.
Riêng ở Côn trùng: hình thành cánh → di chuyển được trên không.
Đã hình thành các bó cơ riêng biệt điều khiển hoạt động của các phần cơ thể
→ tăng cường khả năng vận động. ( Cơ là cơ vân – giải thích!)
Hệ thần kinh ở bọn nguyên thuỷ giống Giun đốt; ở bọn cao: các hạch gần nhau
thường nhập lại – ở Côn trùng hình thành não bộ phức tạp.
Xoang cơ thể lớn không phải là thể xoang thực sự (Thể xoang chỉ còn là xoang
sinh dục ) mà là xoang máu- bộ phận của hệ tuần hoàn → hệ tuần hoàn hở với tim
nằm ở mặt lưng.
Cơ quan hô hấp đa dạng: bọn ở nước là mang; ở cạn là phổi sách hoặc ống khí.
Phân loại.
Chia 4 phân ngành: Trilobitomorpha, Chelicerata, Branchiata, Tracheata
1. Phân ngành Trùng ba thuỳ (Trilobitomorpha).
Gồm những Chân khớp nguyên thuỷ sống ở nước – có râu trước miệng và
phần phụ hai nhánh. Đã bị diệt chủng từ đại Cổ sinh – chỉ còn ở dạng hoá thạch. Có
một lớp: Trùng ba thuỳ Trilobita.
Đặc điểm: Phân đốt đồng hình. Cơ thể chia hai phần: đầu (5 đốt) và thân; ở
mặt trên phần đầu liền tạo Tấm đầu.
Phần đầu: 1 đôi râu và 4 đôi phần phụ chưa phân hoá.
Phát triển qua nhiều giai đoạn biến thái
Có giá trị chỉ thị địa tầng.
2. Phân ngành có kìm (Chelicerata).
Gồm những đại diện có quan hệ chặt với Trùng ba thuỳ; phát triển mạnh vào
đầu đại Cổ sinh – có 1 nhóm sống ở nước (lớp Giáp cổ) còn 1 nhóm sống trên cạn
(Hình nhện) – tuy nhiên còn giữ nhiều liên hệ với môi trường nước (sống chỗ ẩm
hoặc sinh hoạt đêm)
Đặc trưng: Phần đầu ngực có 7 đốt với 6 đôi phần phụ (kìm, chân xúc giác và
4 đôi chân bò); phần bụng chia thành bụng trước (6 đốt) có dạng biến đổi của phần

phụ và bụng sau (mất phần phụ – 6 đốt); cuối cùng là đốt cuối. Có 3 lớp :
+ Lớp Giáp cổ ( Flaeostraca= Merostomata ): sống ở biển, thở bằng mang.
Cơ thể gồm hai phần: phần trước mang 6 đôi phần phụ hình trụ, phần sau có
nhiều phần phụ hình tấm và có gai đuôi ở tận cùng. Đa số đã bị tiêu diệt từ kỷ Pecmơ.
Hiện chỉ còn 5 loài sống, ở biến nước ta gặp con sam ( Carcinoscorpius
rotundicanda, Tachypleus tridentatus ) – làm thức ăn; phân hoá.
+ Lớp Hình nhện (Arachnida): Hiện đã biết gần 40.000 loài; sống ở cạn, có một số
loài ở nước thứ sinh.
Đặc điểm: không có râu, phần đàu ngực 7 đốt có 6 đôi phần phụ (4 đôi chân
bò) – thường đôt 7 không phát triển hoặc biến thành eo nối với phần bụng. Ở nhiều
nhóm có sự tập trung đốt. Có những đặc điểm thích ứng với đời sống ở cạn (Phổi, ống
khí, Malpighi, thụ tinh bằng bao tinh) và những đặc điểm thể hiện quan hệ với đời
sống ở nước (sống nơi ẩm, hoạt động đêm )
Phần lớn ăn thịt, một số hút máu – dịch cơ thể động, thực vật hay ăn chất hữu
cơ. Thường gặp: nhện, ve, bét, bò cạp. Ví dụ: Tetramychoidae hút dịch hại cây,
Tetrapodili: gây nốt sần.
+ Lớp Nhện biển (Pantopoda): Gồm khoảng500 loài sống ở biển; có thân nhỏ, chân
dài; thường sống ở vùng dưới triều hoặc trên đáy sâu 2000m
3. Phân ngành có mang (Branchiata). Gồm những đại diện sống chủ yếu ở nước; có
cơ quan hô hấp là mang, 2 đôi râu, có hàm và mắt kép.
Cơ thể có sự phân hoá rõ 3 phần: đầu – ngực – bụng. Hai phần Đầu và Ngực
có xu hướng kết hợp lại và được bọc trong mảnh giáp chung. Ở các nhóm khác nhau
cấu tạo các phần có thay đổi .
Ở tôm: Phần Đầu Ngực gồm 6 đốt đầu và 8 đốt ngực (Phần phụ gồm có: 2 đôi
râu, 3 đôi hàm, 3 đôi chân hàm bằng phần phụ 3 đốt ngực đầu, 1 đôi chân kìm, 4 đôi
chân bò) phần bụng 7 đốt (1 đôi phần phụ sinh dục, 4 đôi chân bơi – 2 đốt cuối bụng
mang chân đuôi) + đốt cuối → đuôi hình dẻ quạt (bơi dật lùi)
Có khoảng 20.000 loài ; là những loài có giá trị kinh tế và có vai trò là nguồn
thức ăn trong các thủy vực.
4. Phân ngành Có khí quản (Tracheata). Bao gồm những đại diện thích ứng với đời

sống trên cạn, hô hấp bằng khí quản. Tổ chức và cấu tạo cơ thể đạt mức độ tiến hoá
cao.
Cơ thể có sự phân hoá rõ rệt thành 3 phần: đầu – ngực – bụng. Phần đầu ổn
định và phân biệt rõ với phần ngực, chỉ còn 1 đôi râu (anten I) và các đôi hàm, chân 1
nhánh.
Có 2 lớp: Nhiều chân và Côn trùng.
+ Lớp nhiều chân (Myriopoda): Cơ thể kéo dài, nhiều đốt (181 đốt), các đốt thân có
cấu tạo gần giống nhau – bắt đầu có tính chất phân đốt dị hình. Các phần phụ phân
đốt và có khớp với nhau do vậy chúng khá linh hoạt; thường có móng độc ở ngay sau
đầu trên đốt thân I (Do đốt chân biến đổi thành) → giết mồi (ăn động vật, cả rắn-
chuột). Đại diện điển hình thuộc phân lớp Chân môi Chilopoda (Rết Pachimerium
fercugineum ). Các đại diện của phân lớp Chân đôi (Diplopoda) ăn thực vật - đốt
thân kép (do 2 đốt dinh lại) → mỗi đôi 2 đôi chân; ví dụ: Cuốn chiếu Schizophillum
rabulosum, sâu núi Glomeris.
+ Lớp Côn trùng (Insecta): Lớp có số loài đông và phát triển da dạng; chủ yếu sống
trên cạn. Đầu 6 đốt gắn làm 1 phân biệt rõ với ngực và bụng. Ở đầu: Phần phụ là
Anten và các phần phụ miệng. Ngực có 3 đốt với 3 đôi chân; điển hình thường có 2
đôi cánh trên 2 đốt ngực sau. Bụng gồm 11 đốt không có phần phụ. Lớp gồm 20-25
bộ thường thích nghi với mỗi ổ sinh thái hoặc môi trường nhất định.
Chủng loại phát sinh.
Nguồn gốc Chân khớp khá rõ: Xuất phát từ nhóm nhiều đốt của lớp Giun
nhiều tơ nguyên thuỷ. Quá trình tiến hoá từ Giun nhiều tơ thành Chân khớp là quá
trình phức tạp hoá cấu tạo (biến tầng cuticun → bộ xương ngoài; bao biểu mô cơ →
bó cơ chân bên → phần phụ phân đốt; mạch máu lưng → tim ), xuất hiện thể xoang
hỗn hợp và quá trình đầu hoá.
Chân khớp đã sớm phân hoá theo các hướng khác nhau (ở mức độ đầu hoá, sự
phân chia các phần cơ thể):
Nhánh 1: Trùng ba thuỳ với 1 đôi râu, phần phụ phân hoá chưa rõ; chỉ tồn tại ở
Cổ sinh. Từ đại diện của chúng sau biến đổi hình thành Có kìm; xu hướng tiến hoá
của chúng theo hướng tiêu giảm số đốt, ít có sự phân hoá các phần cơ thể cũng như

các phần phụ, sự tiêu giảm phần thân phía sau cơ thể cùng với phần phụ để thích ứng
với đời sống ở cạn. Sự phát triển tiến hoá từ Có kìm ở nước cổ (Sam) tới Có kìm ở
cạn (Nhện).
Nhánh 2: Có mang với đặc điểm 4 đốt thân phía trước mang 4 đôi phần phụ
phân hoá thành đầu (râu và 3 dôi hàm). Hiện tượng đầu hoá cao hơn so với nhánh
trên; cùng với nó là sự phân hoá phần phụ. Thích ứng với đời sống ở nước.
Nhánh 3: Có ống khí. Trong quá trình từ nước lên cạn đã mất đi một sô đặc
điểm của Giun nhiều tơ và có thêm một số đặc điểm ở cạn. Xu thế tiến hoá thể hiện ở
sự phân hoá cao các phần cơ thể và phần phụ (Phần phụ Đầu và Ngực phân hoá, phần
phụ bụng tiêu giảm); hình thành những cơ quan đáp ứng với hoạt động sống ở cạn
(bài tiết bằng ống Malpighi; 4 đốt phần đầu tập trung thành khối, phần phụ của 3 đốt
cuối phần đầu biến thành cơ quan miệng).
Ở Có ống khí, cấu tạo đơn giản của cơ quan tiêu hoá là đặc điểm tiếp nối tổ
tiên và cũng là đặc điểm phân biệt với các nhóm khác trong ngành.

Thân mềm Côn trùng
Giáp xác Nhện
Nhiều chân
Giáp cổ
Nhện biển

Trùng ba thuỳ
III II I
 Tổ tiên Chân khớp
Giun đốt
 Tổ tiên Giun đốt
Sơ đồ cây tiến hoá ngành Chân khớp.
Ngành thân mềm (Molusca)
Ngành bao gồm khoảng 130.000 loài (1/3 là các loài hoá thạch). Phân bố rộng
trong cả môi trường cạn và nước

Sơ đồ cấu tạo cơ thể trưởng thành rất đa dạng – không đồng nhất trong toàn
ngành và cũng khác hẳn các nhóm động vật khác.
Tuy nhiên do đặc điểm những Thân mềm nguyên thuỷ có ấu trùng bánh xe
(Trochophora) điển hình giống ấu trùng Giun đốt ở biển chứng tỏ chúng có chung tổ
tiên; phát triển theo sơ đồ thân thống nhất không có sự phân đốt.
Trong toàn ngành có những đặc điểm thường gặp:
+ Cơ thể đối xứng hai bên – riêng ở nhóm ốc hiện tượng mất đối xứng phát triển →
kiểu đối xứng hai bên ban đầu hầu như bị mất.
+ Cơ thể không có hiện tượng phân đốt rõ ràng – chỉ một số nhóm có một số cơ quan
sắp xếp kiểu phân đốt.
+ Xoang cơ thể thứ sinh không phát triển (còn xoang bao tim và xoang sinh dục) .
Giữa các cơ quan là mô liên kết.
+ Nhìn chung cơ thể thường chia 3 phần: đầu – thân – chân
Chân là tấm cơ phẳng – rộng →chân bò
Thân gồm khối nội tạng nằm bên trên chân, chứa phần lớn các cơ quan của cơ thể .
Phủ ngoài thân là lớp áo (có thể là nếp mô bọc khối thân và giăng ngang so với mép
chân). Bên ngoài là lớp vỏ đá vôi (do áo tiết ra) có chức năng bảo vệ cơ thể.
+ Hệ tuần hoàn khá phát triển: tim, hệ mạch phân nhánh và các khoảng trống chứa
nội quan. Tim được chia: tâm thất và tâm nhĩ (1 hoặc 2) – Riêng ở Mực: vòng tuần
hoàn kín.
+ Thần kinh: dạng hạch không phân đốt. Các hạch đầu nối với nhau bằng vòng mô
thần kinh quanh hầu → não. Thường có 4 khối: não - áo – thân – phủ tạng (từng đôi
và có các cầu nối)
+ Đơn – lưỡng tính: phát triển qua giai đoạn ấu trùng. Ở lớp Chân bụng trong quá
trình phát triển có hiện tượng thân vặn xoắn đột ngột → hậu môn lộn ngược lại và
nằm ở phía trên đầu → sự sinh trưởng ở phía lưng và theo hình xoắn ốc. Do xoắn ốc
→ hạn chế khoảng không gian trong cơ thể → mang, thận và tuyến sinh dục thiếu hẳn
ở một bên .
Căn cứ vào sự sai khác thể hiện các hướng pháp triển khác nhau, phân chia
ngành Thân mềm thành 2 phân ngành: Amphineura và Conchifera

1.Phân ngành song kinh (Amphineura): Cơ thể chưa có vỏ liền, phần thân
không tạo thành bao nội tạng, thần kinh dạng 2 dôi dây dọc, cơ quan cảm giác kém
phát triển.
Gồm hai lớp: Song kinh có vỏ (Loricata) và Song kinh không vỏ
(Aphacophora hay Solenogastres). Gồm những đại diện sống ở biển – thường gặp ở
vùng triều và dưới triều; ăn thực vật bám ở đá.
2. Phân ngành vỏ liền (Conchifora): Cơ thể được bọc trong vỏ liền hoặc chia
hai mảnh. Bao nội tạng phát triển nhô về phía lưng. Hệ thần kinh dạng chùm hạch rải
rác, cơ quan cảm giác phát triển.
Gồm 5 lớp: Vỏ 1 tấm (Monoplasophora), Chân bụng (Gastropoda) Chân thuỳ
(Scaphopoda), Vỏ hai mảnh (Bivalvia) và Chân đầu (Cephalopoda)
Các lớp Vỏ một tấm, Chân thuỳ, Vỏ hai mảnh và CHÂN ĐẦU bao gồm những
loài chỉ sống ở nước (biển hoặc nước ngọt). Trừ Chân đầu là những loài hoạt động
(vận động kiểu phản lực – có thể đạt 55km/h), các lớp khác gồm những loài sống bám
hoặc sống vùi.
Lớp Chân bụng khoảng 90.000 loài phân bố rộng: Số loài sống ở nước biển và
nước lợ nhiều hơn hẳn so với ở nước ngọt. Các loài ốc có phổi (Stylomastophora) và
một số loài ốc mang trước (Cyclophoridae) sống ở cạn - ưa sống ở nơi ẩm, nhiều thực
vật và đất có nhiều mùn bã hữu cơ (là thức ăn của chúng). Ốc phổi không có nắp
miệng → mùa lạnh hoặc khô chúng có thời kỳ nghỉ hoạt động, tạo màng chất nhày
thấm đá vôi bịt kín nắp miệng; một số loài ở giai đoạn trưởng thành vỏ tiêu giảm (họ
Arionidae). Việt nam phổ biến gặp Achatina, Camaena phá hoại cây cối (Helix)
Phát sinh chủng loại.:
Căn cứ vào đặc điểm phát triển phôi thai của Thân mềm giống như đã thấy ở
Giun đốt; cơ quan ở dạng trưởng thành cũng có cấu tạo tương đồng: thể xoang, ống
dẫn thể xoang, cơ quan sinh dục . . . nhiều tác giả cho Thân mềm có nguồn gốc từ bọn
Giun ít đốt rất nguyên thuỷ.
Từ dạng tổ tiên này Thân mềm phát triển theo hai nhánh phân li từ rất sớm:
Nhánh 1 Phát triển hình thành Song kinh: Bọn Loricata còn giữ nhiều hiện
tượng phân đốt được coi là nguyên thuỷ hơn. Bọn Solenogastes xuất hiện sau với

những biến đổi thứ sinh theo hướng tiêu giảm một số cơ quan: chân, áo, vỏ. . .
Nhánh 2- Có vỏ: Bọn Monoplacophora với hiện tượng phân đốt cơ thể, còn
thể hiện ở nhiều cơ quan được coi là nguyên thuỷ hơn. Từ dạng nguyên thuỷ đó hình
thành các hướng phát triển khác nhau: mất đối xứng, tiêu giảm phần đầu, hỗn hợp .
Chân đầu được tách ra từ rát sớm, phát triển theo hướng thích ứng với đời sống di
động nhanh và ăn thịt; cấu tạo cơ thể, hệ thần kinh. . . phát triển tới mức độ cao trong
động vật không xương sống.
Nhóm ngành động vật dây sống ( Chordata)
Là nhóm ngành động vật lớn, có một số nét chung với một số ngành động vật
không xương sống (đối xứng hai bên, 3 lá phôi, sơ đồ cấu tạo cơ thể ống – lồng – ống
với thể xoang thực sự ngăn cách ruột với thành cơ thể )
Đặc điểm phân biệt với các ngành khác (đặc điểm cơ bản của ngành):
+ Có dây sống gồm 1 vỏ sợi bọc các tế bào có chứa không bào nằm dọc thân; các tế
bào này khi căng → dây vừa chắc lại vừa dẻo. Tác dụng là một trục chống đỡ cơ thể
nhưng đảm bảo thuận lợi cho hoạt động vật động .
+ Ống thần kinh nằm ở mặt lưng: là một dây đơn và rỗng.
+ Những túi hầu nằm dọc 2 bên cơ thể từ phần trước ống tiêu hoá đến thành cơ thể và
mở ra ngoài thành khe mang- khe mang có trong giai đoạn phôi của tất cả các động
vật dây sống nhưng không thấy rõ ở vật trưởng thành của động vật có xương sống.
Ngành bao gồm các lớp thích nghi với các môi trường khác nhau, có những
đặc điểm riêng biệt và có một số loài có thân mềm sống ở biển và có ý nghĩa quan
trọng trong tiến hoá của giới động vật (có thể là khâu trung gian nỗi giữa động vật
không xương và động vật có xương sống0.
Có 3 ngành: Có bao, Không sọ và Có xương sống
1. Ngành có bao (Tunicata)
Phân ngành bao gồm một số loài có dây sống sống ở biển, chuyên hoá theo lối
sống định cư.
Dạng cấu tạo cơ thể trưởng thành có hình dạng nhu cái hũ với hai lỗ thủng: Lỗ
miệng ở phía trên và lỗ huyệt ở lưng. Toàn bộ cơ thể được bọc bởi bao Tunicul (60%
là xenluloz). Dây sống tiêu giảm hoàn toàn; hệ thần kinh có cấu tạo không mang nét

điẻn hình của ngành: tiêu giảm chỉ còn 1 hạch thân kinh lưng. Phần hầu phình rộng có
nhiều khe mang. Mặt bụng của hầu có rãnh tế bào nội tiêm (có tơ); do sự rung động
của tơ → dòng nước qua lỗ miệng → hầu mang thức ăn và O
2
trao đổi với cơ thể.
Dạng trưởng thành chỉ có khe mang là còn mang tính chất đặc trưng của
ngành.
Ấu trùng có dạng con nòng nọc dài khoảng 0,5cm bơi lội nhanh nhẹn nhờ đuôi
cơ khỏe. Trong đuôi có dây sống chính thức nằm dưới ống thần kinh; phần hầu có các
khe mang → ấu trùng có đầy đủ tính chất của ngành. Sau vài giờ bơi lội tự do, ấu
trùng lặn xuống đáy bám vào giá thể và bắt đầu biến thái thoái hoá: đuôi , dây sống và
phần lớn hệ thần kinh tiêu giảm. Hình thành bao; hầu và xoang bao mang phát triển,
ấu trùng phát triển thành Hải tiêu sống bám vào giá thể.
Ý nghĩa: Hình dung con đường phát triển tiến hoá và mối quan hệ của động
vật có dây sống với động vật không xương sống.
2. Ngành không sọ (Acrania).
Bao gồm một số loài có dây sống ỏ biển, có đời sống kém hoạt động – còn
nhiều nét điển hình của ngành.
Dây sống kéo dài từ đầu → mút đuôi và tồn tại suốt đời.
Ống thần kinh với một phần phình ở phía trước – coi như não nguyên thuỷ. Ở
phần ống này có phát nhiều đôi dây thần kinh tới hai bên thân.
Phần hầu phình rộng có nhiều khe mang xếp chéo ở hai bên (>100 đôi); giữa
các khe là vách mang (nơi trao đổi khí của hệ tuần hoàn)
Nước qua miệng → hầu – khe mang → xoang bao mang → lỗ bụng ở phần sau
thân.
Phân bố rộng ở Ấn độ dương và bờ châu Á-Thái bình dương; các loài thường
sống ở độ sâu 8-18m, hàm lượng muối 20-31
0
/
00

; pH = 8.09-8.18. Ăn tảo và động vật
phù du. Sinh sản 3 lần trong đời thọ 3-4 tuổi. Ban ngày ở sâu – tối lên mặt nước
Tuy có bề ngoài giống cá nhưng nguyên thuỷ hơn rất nhiều → khá giống tổ
tiên nguyên thuỷ của động vật có xương sống.
Từ tổ tiên bơi lội tự do đôi xứng hai bên với số khe mang ít thông thẳng với
bên ngoài đã hình thành hai nhóm tiến hoá cho cá lưỡng tiêm hiện nay và tổ tiên của
động vật có xương sống.
3. Ngành có xương sống – có sọ (Vertebrata = Graniota)
Bao gồm những loài có dây sống hoạt động tích cực → các cơ quan phát triển
có hình dạng cơ thể rất thay đổi và phân bố rộng trong các môi trường, chúng có một
số các đặc điểm đặc trưng sau:
+ Có bộ xương trong bằng xương hay bằng sụn để tăng cường hoặc thay thế
cho dây sống. Ở các nhóm thấp và phôi của các nhóm cao: bao liên kết bọc quanh dây
sống; ở các nhóm cao: dây sống tiêu giảm và được thay thế bởi cột sống gồm nhiều
đốt sống.
Phần thân hay ngực thường mang nhiều đôi xương sườn hình thành lồng ngực
bảo vệ nội quan. Phần ngực và hông của cột sống là nơi tựa của các chi; do vậy ngoài
chức năng bảo vệ nội quan cột sống còn là nơi tựa của các chi.
Có hộp sọ (bằng xương hoặc sụn) bao bọc và che chở cho não bộ là phần mở
rộng của đầu phía trước của ống thần kinh lưng.
+ Hệ thần kinh trung ương phát triển cao và gồm 3 bộ phận: thần kinh trung
ương, thân kinh ngoại vi, thần kinh giao cảm.
Thần kinh trung ương là ống thần kinh gồm não bộ và tuỷ sống. Não bộ
(Cerebrum) là phần trước phình rộng của ống thần kinh. Khởi thuỷ Não bộ gồm 3
phần; sau này phần I và III phân đôi hình thành não bộ 5 phần: Não Trước - Não
Trung gian – Não Giữa- Tiểu não và Hành tuỷ.
Tuỷ sống là phần còn lại của ống thần kinh. Hai bên tuỷ có phát ra nhiều đôi
dây thần kinh tuỷ, số lượng đôi dây thần kinh tuỷ ứng với số đốt sống.
+ Giác quan phát triển hoàn chỉnh: Đáng lưu ý là cơ quan thị giác và thính
giác.

Thị giác: Đôi mắt phát triển từ các mấu bên của não, đặc điểm này khác hẳn
với động vật không xương sống. Côn trùng và Mực tuy có mắt rất phát triển nhưng có
nguồn gốc từ nếp gấp của thành cơ thể.
Thính giác: gồm 1 đôi tai- ở các động vật có xương thấp có nhiệm vụ chủ yếu
là cơ quan thăng bằng, ở các lớp cao phát triển ốc tai với các tế bào thụ cảm sóng âm.
Chức năng đồng thời: cảm nhận âm + thăng bằng.
+ Hệ tuần hoàn là hệ kín với cấu tạo tim bằng cơ vân là chủ yếu và gồm nhiều
ngăn, nằm ở mặt bụng. Hệ mạch gồm: Động mạch - Mao mạch - Tĩnh mạch có cấu
tạo sai khác nhau.
Căn cứ vào cấu trúc của tim và hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống, có thể
nhận thấy có 3 kiểu sơ đồ chính .
Kiểu 1: Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. Máu không bị pha trộn; ở tim là máu
tĩnh mạch. Đây là kiểu cấu tạo đặc trưng cho các động vật có xương sống hoàn toàn
sống ở nước (các lớp cá).
Kiểu 2: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ + 1 tâm thất), máu pha trộn và có hai vòng tuần
hoàn không tách biệt rõ ràng. Kiểu này đặc trưng cho các động vật có xương sống có
một phần đời sống ở nước (lưỡng thê) hoặc chưa chuyên hoá sâu với đời sống ở cạn
(bò sát).
Kiểu 3: Tim 4 ngăn, chia 2 nửa phải và trái cách biệt rõ; có 2 vòng tuần hoàn
hoàn toàn. Máu không pha trộn – ở tim có 2 loại máu ở 2 nửa tim khác nhau (nửa trái
của tim chứa máu đỏ; nửa phải chứa máu sẫm). Kiểu này đặc trưng cho các loài có
xương sống hoàn toàn sống ở cạn (chim + thú).
+ Cơ quan bài tiết là Thận chính thức (thận có liên hệ với hệ tuần hoàn →
nhận chất thải từ mạch máu). Ở các lớp động vật khác nhau thận hoạt động là những
giai đoạn phát triển khác nhau của chúng.
Tiền thận: phát triển búi mạch máu và nhiều phễu thận. Tồn tại ở giai đoạn
phôi của dộng vật có xương sống.
Trung thận: Hình thành nang Baoman với búi mạch máu ở trong nang, phễu
thận tiêu giảm. Đặc trưng: cá - lưỡng thê.
Hậu thận: Phát triển nang Baoman, phễu thận hoàn toàn tiêu biến. Đặc trưng

cho động vật có màng ối: Bò sát – chim – thú
+ Sinh sản phát triển:
Ở động vật có xương sống, trứng chín gồm 3 loại vỏ: 2 loại được hình thành
trong buồng trứng (màng noãn hoàng; lớp tế bào bao noãn); 1 loại là sản phẩm của
ống dẫn trứng (màng nhày của trứng cá, lưỡng thê; lòng trắng ở chim và vỏ dai hoặc
thấm đá vôi ở trứng Cá sụn, Bò sát, Chim.) các loài phát triển trong môi trường nước
chỉ có màng nhày mềm.
Khối lượng noãn hoàng trong trứng rất thay đổi và nó ảnh hưởng trực tiếp đến
cỡ lớn, cách phân cắt của trứng cũng như quá trình phôi vị hoá. Ngoài ra nó còn ảnh
hưởng tới hình dạng ngoài của phôi và sự phát triển của ấu trùng
Trứng nhiều noãn hoàng: phôi có túi noãn hoàng ở mặt bụng và phát triển
thành con. (Cá- Bò sát- Chim )
Trứng ít noãn hoàng: phôi phát triển không đầy đủ và nở thành ấu trùng; ấu
trùng qua một thời gian sống độc lập mới biến thái thành con (Cá miệng tròn, Lưỡng
thê). Tứng Thú tuy ít noãn hoàng nhưng phát triển khác quy luật trên do sự hình
thành Nhau thai.
Các động vật ở mức tiến hoá thấp (Cá, Lưỡng thê), phôi sau khi ra khỏi trứng
sẽ phát triển ở nước nhờ chất dự trữ (noãn hoàng) và thở bằng mang.
Các động vật ở mức tiến hoá cao: Do phát triển 2 cơ quan mới là màng ối và
màng túi niệu đã giúp chúng phát triển được ở trên cạn. Chính vì vậy các động vật
này đã hoàn toàn tách khỏi đời sống ở nước.
Phân loại.
Phân ngành có xương sống được phân ra 8 lớp: Cá miệng tròn, Cá móng treo,
Cá sụn, Cá xương, Lưỡng thê, Bò sát, Chim và Thú.
Về mối quan hệ: Dựa vào những dẫn liệu cổ sinh, nhiều tác giả cho rằng Cá
miệng tròn (Cyclostomata) phát sinh từ một dòng riêng thuộc nhóm không hàm
(Agnatha) phát triển mạnh ở kỷ Silua, Đêvon nhưng đại bộ phận đã bị tiêu diệt chỉ
còn một lớp tồn tại đến nay.
Các động vật có xương sống còn lại đã xuất phát từ một dòng khác: nhóm có
hàm (Gnathostoma) với đặc điểm chuyển vận tích cực nhờ vây chẵn và bắt mồi nhờ

bộ hàm linh hoạt. Từ gốc chung đã tiến hoá để hình thành các lớp khác nhau thuộc 2
trên lớp :
Trên lớp cá (Pices) gồm: Placodermi; Chodrichthyes và Osteichthyes
Trên lớp 4 chân (Tetrapoda): Amphibia, Reptilia, Aves và Mammalia.
Câu hỏi ôn tập môn Động vật.
Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của Động vật nguyên sinh.
Câu 2. Vẽ sơ đồ và phân tích chu kỳ sinh sản phát triển của Cầu trùng.
Câu 3. Vẽ sơ đồ và phân tích chu kỳ sinh sản phát triển của Trùng sốt rét.
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo của Thân lỗ. Phân tích những đặc điểm thể hiện vị trí trung
gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào của động vật Thân lỗ.
Câu 5. Đặc điểm cấu tạo cơ thể và sinh học của Sán hai chủ; Sán dây. Ý nghĩa thực
tiễn của các động vật đó.
Câu 6. Phân tích chu kỳ sinh sản -phát triển của Sán hai chủ điển hình (Vẽ sơ đồ minh
họa).
Câu 7. Đặc điểm cấu tạo và sinh học của ngành Giun tròn.
Câu 8. Vẽ sơ đồ và phân tích chu kỳ sinh sản- phát triển của các nhóm sinh thái: Giun
tròn sinh học (Giun có chu kỳ phát triển qua sinh vật), giun tròn địa học (Giun có chu
kỳ phát triển qua đất).
Câu 9. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành Giun đốt. Đặc điểm các lớp trong ngành; ý
nghĩa thực tiễn của các động vật Giun đốt.
Câu 10. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành Thân mềm. Đặc điểm của các lớp trong
ngành.
Câu 11. Đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành Chân khớp. Đặc điểm cấu tạo cơ thể; sinh
học và sinh thái của các lớp: Giáp xác; Hình nhện và Côn trùng.
Câu 12 . Những đặc điểm thể hiện sự thích ứng với đời sống ở cạn của Côn trùng.
Câu 13. Đặc điểm cơ bản của ngành Dây sống. Đặc điểm cấu tạo của các phân ngành
Có bao và Không sọ.
Câu 14. Đặc điểm cấu tạo-hoạt động của các hệ cơ quan tuần hoàn máu của động vật
có xương sống
Câu 15. Đặc điểm cấu tạo-hoạt động của các hệ cơ quan hô hấp của động vật có

xương sống
Câu 16. Đặc điểm cấu tạo-sinh học và sinh thái của Cá thích ứng với đời sống ở nước.
Câu 17. Đặc điểm cấu tạo-sinh học và sinh thái của Lưỡng thê thích ứng với đời sống
vừa ở nước, vừa ở cạn.
Câu 18. Đặc điểm cấu tạo-sinh học và sinh thái của Bò sát thích ứng với đì sống hoàn
toàn ở cạn.
Câu 19. Đặc điểm cấu tạo-sinh học và sinh thái của Chim thích ứng với đời sống bay
lượn
Câu 20. Đặc điểm cấu tạo-sinh học và sinh thái của Thú. Đặc điểm và đại diện của
các phân lớp trong lớp Thú.

×