Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Luận văn: Thực trạng hoạt động khối văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.58 KB, 30 trang )




Luận văn

Thực trạng hoạt động khối
văn phòng Bộ Tài nguyên
và Môi trường

1

Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Tổng quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Lịch sử hình thành
II. Vị trí, chức năng
III. Nhiệm vụ và quyền hạn
IV. Cơ cấu tổ chức
Chương II: Cơ cấu tổ chức của khối văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi
trường
I. Vị trí và chức năng
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
III. Cơ cấu tổ chức
1. Phòng tổng hợp
2. Phòng hành chính
3. Phòng thi đua-Tuyên truyền
4. Phòng quản trị
5. Phòng kế hoạch tài vụ
6. Phòng quản lý xe
7. Trung tâm tin học
8. Cơ sở II tại thành phố Hồ chí Minh


Chương III: Thực trạng hoạt động
Chương IV: Giải pháp
Kết luận
Lời cảm ơn
Nhận xét của nơi thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
2

Lời nói đầu

Văn phòng là một bộ phận hợp thành và không thể tách rời của một cơ
quan, tổ chức nó là bộ máy làm việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thu
thập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều hành của lãnh đạo
đồng thời đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chung cho
toàn cơ quan, tổ chức đó.
Văn phòng có nhiệm vụ xây dựng chương trình công tác của cơ quan,
đôn đốc thực hiện chương trình lịch công tác tuần, quý, tháng, năm…thu
thập, xử lý, quản lý tổ chức sử dụng thông tin, tổng hợp báo cáo đề xuất các
kiến nghị biện pháp hoàn thiện cơ quan, tổ chức. Thực hiện tư vấn văn bản
cho thủ trưởng chịu trách nhiệm tính pháp lý kỹ thuật soạn thảo văn bản cho
toàn cơ quan. Bên cạnh đó văn phòng là cầu nối giữa cơ quan, tổ chức với
cơ quan, tổ chức khác và công dân, thực hiện kế hoạch về tài chính, mua
sắm trang thiết bị thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản. Không những thế nó
còn có nhiệm vụ thực hiện công tác bảo vệ hội họp, lễ tân, khánh tiết, tổ
chức công tác y tế đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên.
Qua đó ta thấy rằng văn phòng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
hoạt động của cơ quan, tổ chức. Sự hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu
quả của văn phòng có ảnh hưởng quyết định tới sự hoạt động của cơ quan, tổ
chức và như vậy sự hoạt động của văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường
cũng không nằm ngoài quy luật đó.






3



Chương I
tổng quan về bộ tàI nguyên và môI trường

I. Lịch sử hình thành
Bộ Tài nguyên và Môi trường hình thành theo Nghị quyết số
02/2002/NQ-QH của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI và chính thức hoạt động từ năm 2003. Đồng thời nó ra đời trên cơ
sở hợp nhất của các cơ quan sau: Tổng cục địa chính ( quản lý đất đai, đo
đạc), Tổng cục khí tượng thuỷ văn ( dự báo, khí tượng ), Cục môi trường từ
Bộ khoa học công nghệ môi trường, Cục địa chất khoáng sản Việt Nam từ
Bộ công nghiệp, Cục quản lý Tài nguyên nước từ Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn.
II. Vị trí, chức năng.
Theo điều 1 Nghị định số 91/NĐ - CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của
Chính phủ thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của chính phủ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả
nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu
phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng
thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

III. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Theo Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 05 tháng11 năm 2002 của
Chính phủ thì Bộ tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
4

1.Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm
pháp luật khác về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,
môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ;
2.Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn,
năm năm và hàng năm về các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ các
công trình quan trọng của ngành;
3. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm, các định mức kinh tế – kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên kháng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn,
đo đạc và bản đồ n;
4. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm, các định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành; tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên đất, tài nguyên nước,
tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ.
5.Về tài nguyên đất:
a) Xây dựng trình Chính phủ để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội
quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong nước;
b) Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
trình Chính phủ xét duyệt;
c) Trình Chính phủ quyết định giao đất, thu hồi đất trong các trường hợp
thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

5

d) Chỉ đạo thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân
hạng đất và lập bản đồ địa chính; hướng dẫn và tổng hợp số liệu thống kê,
kiểm kê đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính;
đ) Thống nhất quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
e) Hướng dẫn uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Kiểm tra uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong việc định giá đất theo khung giá và nguyên tắc, phương pháp
xác định giá các loại đất do Chính phủ quy định;
6.Về tài nguyên nước:
a) Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp điều tra cơ bản và
thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; chỉ đạo và
kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tổng hợp số liệu, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh gía
tài nguyên và xây dung cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước;
c) Quy định và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài
nguyên nước;
d) Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
7. Tài nguên khoáng sản:
a) Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp điều tra cơ bản
địa chất về tài nguyên khoáng sản; lập bản đồ địa chất trong phạm vi
cả nước; quy định và công bố khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực hạn chế, khu vực đấu thầu hoạt động
khoáng sản; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiên sau khi được duyệt;
6


b) Trình Chính phủ quy định thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép
hoạt động khoáng sản và thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại
giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, để thừa kế
quyền hoạt động khoáng sản, đăng ký hoạt động khoáng sản;
c) Xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; khoanh
định khu vực có khoáng sản độc hại; thẩm định, phê duyệt theo thẩm
quyền các đề án, báo cáo về điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản,
khảo sát, thăm dò trong hoạt động khoáng sản;
d) Quy định và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài
nguyên khoáng sản;
đ) Tổng hợp số liệu, quản lý kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản, khảo sát thăm dò khoảng sản; thống kê, kiểm kê,
đánh giá chất lược, trữ lược tài nguyên khoáng sản; tổ chức lưu trữ, quản
lý tài liệu, mẫu vật và bảo vật nhà nước về số liệu, thông tin về địa chất
và tài nguyên khoáng sản;
e) Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lược khoáng sản nhà nước;
8. Về môi trường:
a) Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ môi
trường, các chương trình, dự án về phòng chống, khắc phục suy thoái,
ô nhiễm, sự cố môi trường theo sự phân công của Chính phủ;
b) Thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi trường và định kỳ đánh
giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;
c) Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh; quy định các tiêu chuẩn môi trường và
quản lý thống nhất việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi trường theo quy định của pháp luật;
7

d) Vận động các nguồn tài trợ, tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ
các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường

và quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
9.Về khí tượng thuỷ văn:
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản khí tượng thuỷ
văn; thu thập, đánh giá các yếu tố, tài liệu khí tượng thuỷ văn; xử lý,
cung cấp thông tin, tư liệu và dự báo khí tượng thuỷ văn;
b) Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật khí tượng thuỷ văn đối với các dự án
xây dựng cơ bản, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các công trình khí
tượng thuỷ văn; tổ chức đăng ký, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động
của các công trình khí tượng thuỷ văn theo quy định của pháp luật.
10. Về đo đạc bản đồ:
a) Thống nhất quản lý về hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý công tác
đo đạc và bản đồ cơ bản, bản đồ biên giới theo quốc gia và địa giới hành
chính; quản lý hệ thống địa danh bản đồ, hệ thống quy chiếu quốc gia, hệ
thống số liệu đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống
không ảnh cơ bản chuyên dùng; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc
và bản đồ theo quy định pháp luật;
b) Thành lập, hiệu chỉnh xuất bản và phát hành các loại bản đồ địa hình
cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính; quản lý việc cung cấp thông
tin, tư liệu và bảo mật nhà nước về hệ thống thông tin, tư liệu đo đạc
và bản đồ
11. Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí
tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
8

12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo
đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
13. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng
dụng tiến bộ khoa học, trong lĩnh vực tài nguyên đất tài nguyên nước, tài

nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ;
14. Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ
chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất,
tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn,
đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt
động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở
hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh
vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường,
khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ thuộc bộ quản lý theo quy định của
pháp luật;
16. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính
phủ trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền
Bộ;
17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về vực tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và
bản đồ thuộc thẩm quyền Bộ;
18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước
đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
9

19. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào
tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên
chức trong lĩnh vực vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ;

20. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách
được phân bổ theo quy định của pháp luật.
IV. Cơ cấu tổ chức của bộ
1.Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
- Vụ đất đai
- Vụ đăng ký và thống kê đất đai
- Vụ môi trường
- Vụ thẩm định và đánh giá tác động của môi trường
- Vụ khí tượng thuỷ văn
- Vụ khoa học – Công nghệ
- Vụ kế hoạch – Tài chính
- Vụ hợp tác quốc tế
- Vụ pháp chế
- Vụ tổ chức cán bộ
- Cục quản lý tài nguyên nước
- Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam
- Cục bảo vệ môi trường
- Cục đo đạc và bản đồ
- Thanh tra
- Văn phòng
2. Các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ
10
- Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia
- Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai
- Trung tâm viễn thám
- Trung tâm thông tin
- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường
- Báo Tài nguyên và Môi trường

ChươngII

cơ cấu tổ chức của khối văn phòng bộ tàI nguyên và môI trường

Văn phòng Bộ tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết
định số104/2002/QĐ - BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ.
1.Vị trí và chức năng
Văn phòng là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp
Bộ trưởng thực hiện công tác thông tin tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ
chức của Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiên công tác
hành chính,quản trị của cơ quan bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của
Bộ; theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch
công tác của Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc việc chuẩn bị các đề án, văn bản của Bộ do
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ soạn thảo; kiểm tra thể thức và
thủ tục trong việc ban hành các văn bản của Bộ.
11
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện đề
án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; tổng hợp thông
tin,lập báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ
của Bộ.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ, thông
tin liên lạc bảo mật của cơ quan bộ và hướng dẫn, kiểm tra, theo
dõi việc thực hiện của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
- Hướng dẫn và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, tổ chức
công tác tuyên truyền, truyền thống của Bộ; thường trực hội
đồng thi đua khen thưởng của Bộ
- Giúp Bộ trưởng trong việc cung cấp thông tin đối với các

phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân
- Trình Bộ trưởng ban hành quy chế nội quy làm việc của cơ
quan bộ; tổ chức thực hiện quy chế nội quy, bảo đảm trật tự kỷ
luật, kỷ cương trong cơ quan Bộ
- Tổ chức phục vụ các cuộc hội nghị, làm việc, tiếp khách, đi
công tác của lãnh đạo Bộ và các hoạt động nhân các ngày lễ.
- Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, vệ sinh môi trường, phòng
cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, công tác quân sự, y tế
cơ quan.
- Quản lý cơ sở vật chất, bảo đảm phương tiện và điều kiện làm
việc của cơ quan bộ; quản lý tài sản kinh phí hoạt động của cơ
quan bộ.
- Phối hợp với công đoàn cơ quan bộ chăm lo cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức, viên chức, lao động
của cơ quan.
12
- Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc văn
phòng .
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trưởng giao.
3.Cơ cấu tổ chức của văn phòng.
Văn phòng Bộ hiện có 60 công chức và 23 hợp đồng, làm việc tại 8
phòng và một trung tâm trực thuộc văn phòng, 22 công chức của văn phòng
la nữ. Về trình độ đào tạo có 03 tiến sĩ, 06 thạc sỹ, 30 đại học, 02 trung cấp,
8 sơ cấp và 11 lái xe.
a.Lãnh đạo văn phòng có Chánh văn phòng và một số phó Chánh văn
phòng
b.Bộ máy giúp việc Chánh văn phòng.
- Phòng tổng hợp

- Phòng hành chính
- Phòng thi đua – tuyên truyền
- Phòng quản trị
- Phòng kế hoạch – Tài vụ
- Phòng quản lý xe
- Trung tâm tin học
- Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Phòng tổng hợp
Vị trí và chức năng: Phòng tổng hợp là tổ chức của văn phòng Bộ
có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác tổng hợp, điều phối
hoạt động của các tổ chức của Bộ theo chương trình kế hoạch làm việc của
lãnh đạo Bộ.
13
Nhiệm vụ và quyền hạn: Chuẩn bị để Chánh văn phòng trình lãnh
đạo Bộ chương trình công tác tuần, tháng, quý và năm theo quy định tại quy
chế làm việc của Bộ, theo dõi đôn đốc việc thực hiện các chương trình công
tác đã được bộ phê duyệt.
Theo dõi đôn đốc việc chuẩn bị các đề án, văn bản của bộ do các
cơ quan đơn vị thuộc bộ soạn thảo; rà soát thể thức và thủ tục các hồ sơ đề
án, các văn bản trình bộ .
Phối hợp với các đơn vị là chủ trì đề án, chuẩn bị tài liệu, nội
dung các cuộc họp và ra thông báo sau cuộc họp theo kết luận của lãnh đạo
bộ.
Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc bộ và ngành thực
hiện chế độ thông tin báo cáo.
Tổng hợp các báo cáo định kỳ ( tháng, 6 tháng, năm ), báo cáo
đề xuất, các thông tin thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, xử lý
thông tin và đề xuất với Chánh văn phòng các biện pháp giải quyết phục vụ
sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo bộ.
Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu phục vụ các cuộc họp giao ban của

lãnh đạo bộ và các hội nghị của bộ.
Thư ký giúp việc cho các Bộ trưởng, các thứ trưởng.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao
Cơ cấu tổ chức của phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp có trưởng
phòng, các phó trưởng phòng và các công chức làm việc theo sự phân công
của trưởng phòng theo yêu cầu, nhiệm vụ công việc.
3.2. Phòng hành chính.
14
Vị trí và chức năng: Phòng hành chính là tổ chức của văn phòng
Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng tổ chức thực hiện công tác hành
chính, văn thư, thông tin liên lạc, bảo mật của cơ quan bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Giúp Chánh văn phòng xây dựng kế
hoạch công tác hành chính, văn thư của cơ quan bộ.
Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, thông tin liên
lạc bảo mật của cơ quan bộ và hướng dẫn đôn đốc theo dõi việc thực hiện
của các đơn vị thuộc bộ, rà soát các thể thức văn bản của bộ lần cuối trước
khi ban hành.
Quản lý sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng bộ theo quy
định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác
quản lý hành chính, văn thư.
Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công chức khối cơ
quan bộ khi đi công tác, giao dịch; cung cấp báo trí, ăn phòng phẩm cho lãnh
đạo bộ và các đơn vị quản lý nhà nước thuộc khối văn phòng bộ; đánh máy
sao văn bản phục vụ lãnh đạo văn phòng, in sao tài liệu phục vụ khối đơn vị
quản lý nhà nứơc thuộc khối văn phòng bộ, gửi và nhận FAX theo yêu cầu
của lãnh đạo văn phòng.
Theo dõi, đề xuất thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động

tiền lương, đào tạo của văn phòng bộ.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao.
15
Cơ cấu tổ chức: Phòng hành chính có trưởng phòng và một số phó
trưởng phòng, nhiệm vụ của công chức thuộc phòng do trưởng phòng phân
công, bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.3. Phòng thi đua – Tuyên truyền.
Vị trí và chức năng: Phòng thi đua – Tuyên truyền và tổ chức của
văn phòng bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác thi
đua khen thưởng, tuyên truyền của bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện chương trình tổ chức phong trào thi đua yêu nước định kỳ hàng năm
hoặc đột xuất của bộ.
Hướng dẫn phối hợp giữa các đơn vị và cácc đoàn thể quần
chúng thuộc bộ và ngành triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng
theo quy định của nhà nước và Hội đồng thi đua – Khen thưởng trung ương.
Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng.
Sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng định kỳ hàng năm
hoặc đột xuất theo đợt phát động và xây dựng các báo cáo thi đua khen
thưởng của bộ.
Xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác tuyên truyền của
bộ.
Tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
Cơ cấu tổ chức: Phòng thi đua – tuyên truyền có trưởng phòng và
một số phó trưỏng phòng, nhiệm vụ cụ thể của công chức thuộc phòng do

trưởng phòng phân công bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
16
3.4.Phòng quản trị
Vị trí và chức năng: Phòng quản trị là tổ chức của văn phòng Bộ,
có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác quản trị, y tế, bảo
vệ, phục vụ nơi làm việc của cơ quan bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Quản lý cơ sở vật chất, tài sản cơ quan
bộ, trang thiết bị kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế đảm bảo phục vụ
hoạt động của cơ quan bộ. Phối hợp thực hiện công tác kiểm kê tài sản,
thanh lý tài sản theo quy định.
Quản lý việc sử dụng điện, nước theo quy định của cơ quan bộ.
Tổ chức phục vụ các hội nghị, lễ kỷ niệm, các cuộc họp, làm
việc, tiếp khách, đi công tác của lãnh đạo bộ, lãnh đạo văn phòng và các đơn
vị thuộc cơ quan bộ.
Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo trụ sở cơ quan bộ, kế hoạch mua
sắm trang thiết bị và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác y tế cơ quan bộ, vệ sinh môi trường,
phòng chống các dịch bệnh.
Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, công tác quân sự, phòng
cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai. Phối hợp với chính quyền địa
phương và các đơn vị giữ gìn trật tự cơ quan.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ, công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
Cơ cấu tổ chức: Phòng quản trị có trưởng phòng và một số phó
trưởng phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công chức, lao động thuộc phòng do
trưởng phòng bố trí phân công theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.5. Phòng kế hoạch – Tài vụ.
17
Vị trí và chức năng: Phòng kế hoạch – Tài vụ là tổ chức của văn

phòng Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng quản lý và tổ chức thực hiện
công tác kế hoạch – Tài vụ của cơ quan Bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng và trình Chánh văn phòng kế
hoạch và dự toán kinh phí 5 năm và hàng năm để gửi cơ quan Kế hoạch –
Tài chính cấp trên.
Trình Chánh văn phòng quyết định phương án tổ chức thực hiện
kế hoạch – tài vụ hàng năm đã được phê duyệt, theo dõi kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch và dự toán ngân sách mà Bộ giao cho Văn phòng, bảo đảm
việc sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục tiêu,tiết kiệm, hiệu quả.
Quản lý tài chính kế toán theo trách nhiệm của đơn vị dự toán
cấp III, thực hiện đúng chế độ kế toán, quyết toán tài chính theo chế độ tài
chính hiện hành;
Thẩm định lập dự toán chi tiết từ các nhiệm vụ chi theo kế hoạch
hàng năm trình Chánh văn phòng phê duyệt, hoặc cơ quan tài chính cấp trên
phê duyệt;
Giúp Chánh văn phòng quản lý tài sản nhà nước thuộc cơ quan
Bộ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Bộ quy định.
Thực hiện chế độ báo cáo về tài sản theo quy định hiện hành;
Giúp Chánh văn phòng hướng dẫn kiểm tra và thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, chế độ, định mức, đơn giá liên quan
đến lĩnh vực kế hoạch tài chính theo quy định của nhà nước và của Bộ;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ, công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
18
Cơ cấu tổ chức: Phòng kế hoạch – tài vụ có trưởng phòng và một
số phó trưởng phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công chức thuộc phòng do
trưởng phòng phân công bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.6.Phòng quản lý xe.
Vị trí và chức năng: Phòng quản lý xe là tổ chức của văn phòng

bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác quản lý, điều
hành, đăng ký sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện ô tô phục vụ các
nhiệm vụ của cơ quan Bộ.
Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức thực hiện quyết định của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý sử dụng xe ô tô
của cơ quan bộ.
Lập kế hoạch công tác, dự toán kinh phí hàng tháng, quý và cả
năm về xăng dầu, bảo dưỡng sửa chữa thay thế phụ tùng vật tư cho từng xe ô
tô, báo cáo Chánh văn phòng và tổ chức thực hiện khi được Chánh văn
phòng phê duyệt;
Lập kế hoạch sử dụng xe phục vụ các chuyến công tác ngoại tỉnh
theo giấy đề nghị của các đơn vị, báo cáo Lãnh đạo Văn phòng duyệt thực
hiện, chủ động cân đối bố trí xe phục vụ các chuyến công tác hàng ngày
trong phạm vi thành phố Hà Nội;
Quản lý điều hành phân công lái xe phục vụ lãnh đạo Bộ, lãnh
đạo các đơn vị quản lý nhà nước, cán bộ công chức, viên chức, lao động
thuộc cơ quan bộ bảo đảm kịp thời, nhanh chóng và an toàn theo quy định về
quản lý và sử dụng xe ô tô của Bộ;
Làm đầu mối giúp Lãnh đạo văn phòng phối hợp với các cơ
quan chức năng tổ chức thi tay nghề, nâng bậc thợ cho công nhân lái xe và
tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật của nhà nước;
19
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ, công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao;
Cơ cấu tổ chức: Phòng quản lý xe có trưởng phòng và một số phó
trưởng phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công nhân, lao động hợp đồng lái xe của
phòng do trưởng phòng phân công, bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.7. Trung tâm tin học.
Vị trí và chức năng: Trung tâm tin học là tổ chức của văn phòng

Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng tổ chức thực hiện phát triển và ứng
dụng tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và công nghệ thông tin của cơ
quan Bộ;
Nhiệm vụ và quyền hạn: Trình Chánh văn phòng chương trình
kế hoạch định kỳ về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong tin
học hoá quản lý hành chính nhà nước của Bộ;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thưc hiện đề
án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, tổng hợp thông tin và xây dựng
cơ sở dữ liệu của Bộ; nghiên cứu tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
và nâng cao kiến thức về tin học trong đề án tin học hoá quản lý hành chính
nhà nước cho cán bộ, công chức thuộc bộ;
Xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho cơ
quan bộ, bảo đảm hoạtđộng thường xuyên các thiết bị tin học và mạng nội
bộ, tổ chức thực hiên việc xây dung, cập nhật và phát triển trang WEB của
Bộ;
Giúp Chánh văn phòng xây dựng các nội quy, quy định về quản
lý, sử dụng khai thác hệ thống tin học quản lý hành chính nhà nước của bộ
và tổ chức thực hiện đảm bảo thuận tiện, an toàn, hiệu quả;
20
Lập kế hoạch mua sắm, cấp phát và hướng dẫn sử dụng các
trang thiết bị, phần cứng,phần mềm tin học có bản quyền cho các đơn vị của
cơ quan bộ;
Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công nghệ
thông tin thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao; xây dựng các phần mềm ứng
dụng phục vụ công tác quản lý và điều hành của cơ quan bộ, liên kết, hợp
tác, hỗ trợ với các đơn vị trong và ngoài bộ xây dung cơ sở dữ liệu, phát
triển phần mềm ứng dụng theo quy định của pháp luật;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiên các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao.

Cơ cấu tổ chức: Trung tâm tin học có Giám đốc và một số phó
Giám đốc. Nhiệm vụ cụ thể của công chức, lao động trong trung tâm tin học
do Giám đốc bố trí, phân công theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.8. Cơ sở II văn phòng.
Vị trí và chức năng: Cơ sở II Văn phòng là tổ chức của văn phòng
bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác hành chính, quản
trị, tổng hợp của văn phòng bộ ở phía nam;
Nhiệm vụ và quyền hạn: Tiếp nhận, đăng ký các văn bản đi đến
tổng hợp thông tin hoạt động của các sở Tài nguyên và Môi trường phía
nam;
Tổ chức phục vụ các hoạt động của lãnh đạo bộ, lãnh đạo các
đơn vị, các đoàn công tác thuộc cơ quan bộ trong thời gian công tác tại các
tỉnh phía nam, phối hợp tạo đIều kiện thuận lợi đối với các đơn vị khác
thuộc Bộ và Nghành có liên quan công tác ở các tỉnh phía nam;
21
Tổ chức phục vụ các hội nghị, hội thảo ở các tỉnh phía nam của
bộ và các đơn vị trực thuộc bộ khi được văn phòng bộ giao hoặc các đơn vị
trực thuộc bộ uỷ nhiệm;
Tổ chức quản lý, thực hiện viêc sửa chữa, bảo quản nhà cửa,
điện nước, thiết bị, phương tiện làm việc tại cơ sở II Văn phòng;
Quản lý xe máy bảo đảm đi lại an toàn, phục vụ kịp thời cho các
hoạt động của Bộ ở phía nam;
Thực hiện công tác kế toán – tài vụ theo chế độ hạch toán báo
sổ, quản lý tài sản, công sản, cơ sở vật chất – kỹ thuật theo quy định của nhà
nước và của văn phòng bộ;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao và theo
sự uỷ nhiệm của các đơn vị thuộc bộ;
Cơ cấu tổ chức: Cơ sở II Văn phòng có Trưởng Cơ sở II Văn phòng

và một số Phó Trưởng Cơ sở II Văn phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công chức,
lao động thuộc cơ sở II Văn phòng do Trưởng Cơ sở II Văn phòng bố trí
phân công theo yêu cầu,nhiệm vụ công tác.









22












chương III
thực trạng hoạt động của khối văn phòng bộ tài nguyên và môi trường

Trong thời gian qua với tinh thần đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của cán bộ,
công chức, lao động, Văn phòng đã nhanh chóng ổn định tổ chức từng bước

đi vào hoạt động và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ cụ thể:
1. Xây dựng và ổn định tổ chức.
Lãnh đạo văn phòng đã quan tâm xây dựng chức năng nhiệm vụ của
các đơn vị trực thuộc Văn phòng, bố trí sắp xếp công chức theo khả năng và
yêu cầu công việc của các đơn vị. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị đã
được xây dựng và ban hành bảo đảm các nguyên tắc, quy định tương đối rõ
ràng, không có sự chồng chéo giữa các đơn vị.
Song song với việc kiện toàn tổ chức, các quy chế liên quan tới hoạt
động của Văn phòng đã và đang được xây dựng. Trong năm 2003, Văn
phòng đã trình bộ ban hành quy chế làm việc của bộ, quy chế văn thư lưu trữ
23
áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc bộ, quy định tạm thời về quản lý và sử
dụng phương tiện xe ô tô ở cơ quan Bộ.
Quy trình xử lý công việc của Văn phòng phục vụ hoạt động của Bộ
đã được công khai, trong bước cải tiến nhằm phục công tác chỉ đạo của lãnh
đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ được thuận lợi, nhanh chóng nhưng
vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định trong quy chế làm việc của Bộ.
2. Công tác thông tin, tổng hợp, hành chính, lưu trữ.
Trong năm qua, văn phòng đã làm tốt chức năng cầu nối giữa các đơn
vị thuộc Bộ với lãnh đạo Bộ và ngược lại. Công tác thông tin, báo cáo luôn
bảo đảm thông suốt, kịp thời. Các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ đã được
truyền tải trung thực, tới các đơn vị để triển khai thực hiện. Tình hình công
tác của các đơn vị đã được tổng hợp trình lãnh đạo Bộ thông qua các báo cáo
tuần, tháng, quý, năm trình bày tại các buổi họp giao ban của Bộ.
Các báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động của Bộ gửi văn
phòng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban khoa học, công nghệ
và môi trường của Quốc hội, Uỷ ban dân tộc, báo cáo của Bộ tại buổi làm
việc của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Cà Mau,
Bạc Liêu, Cần Thơ, Nam Định v.v. đã được chuẩn bị kỹ càng, bảo đảm chất
lượng và gửi đúng hạn theo yêu cầu. Ngoài ra, Văn phòng còn chủ trì, phối

hợp với các đơn vị chức năng chuẩn bị ý kiến của Bộ trả lời chất vấn của
các đại biểu Quốc hội, xử tri trong cả nước về các lĩnh vực hoạt động của
Bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2003, Văn phòng được giao làm đầu mối để
chuẩn bị ý kiến chính thức của Bộ đối với các dự án của Bộ, nghành khác
gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công việc này sau được
chuyển sang cho Vụ khoa học – Công nghệ đảm nhận.
Công tác văn thư đã được dần đi vào nề nếp, bảo đảm công văn đi
đến kịp thời, không thể thất lạc, mất mát. Phát hành 6300 công văn đi các
24
loại, nhận để luân chuyển 14000 công văn ,đến 3600 đơn thư khiếu nại tố
cáo, Phối hợp với các đơn vị trong cơ quan bộ để triển khai thực hiện quy
chế văn thư, lưu trữ.
Công tác lưu trữ cũng dần điI vào nề nếp, đã triển khai hướng dẫn các
đơn vị lập hồ sơ công việc và lập danh mục tài liệu của đơn vị. Đã thu thập
các tài liệu của tổng cục địa chính ( cũ ) rải rác ở các đơn vị về tập trung tại
kho lưu trữ với số lượng gần 400 mét giá tài liệu. Bảo quản an toàn tài liệu
và phục vụ khai thác hơn 100 lượt người sử dụng.
Công tác tin học từng bước được xây dựng và nâng cấp, từ việc hạ
tầng cơ sở vật chất về tin học hầu như chưa có gì, Văn phòng đã tổ chức
thực hiện việc xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin in tơ nét, hoàn chỉnh
mạng LAN từ 45 nút mạng lên 195 nút mạng. Trang thông tin điện tử tài
nguyên và môi trường đã được xây dựng bước đầu phục vụ cho việc lấy ý
kiến của nhân dân về dự thảo luật đất đai ( 2003 ) và một số hoạt động của
Bộ tài nguyên và môi trường. Một số phần mềm tin học ứng dụng thuộc đề
án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước đã được thử nghiệm và đi vào
hoạt động như phần mềm quản lý công văn đi - đến, quản lý đơn thư khiếu
nại, tố cáo, văn bản pháp quy. Bên cạnh đó công tác đào tạo, nâng cao trình
độ tin học cũng được quan tâm và từng bước đầu tư, trang thiết bị phục vụ
công tác tin học hoá.
3. Công tác quản trị và kế hoạch tài chính.

Là bộ mới được thành lập, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu
then, văn phòng đã chú ý lập kế hoạch, lựa chọn ưu tiên để mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho sự hoạt động của khối cơ quan bộ. Trong năm phòng
làm việc của các đơn vị cơ bản đã được sắp xếp ổn định. Các phòng làm
việc của lãnh đạo bộ, lãnh đạo các vụ đã được sửa chữa. Phòng làm việc của

×