Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn kinh nghiệm ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi thpt quốc gia môn ngữ văn, giúp học sinh lớp 12 đạt kết quả cao ở trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.04 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Hướng tới việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển của nền kinh tế trong thời kì hội nhập, những năm qua Bộ giáo dục đã
tích cực đưa ra những giải pháp như: đổi mới phương pháp dạy học; thay sách
giáo khoa; đổi mới kiểm tra đánh giá…Những thay đổi đó đang góp phần quan
trọng vào việc phát triển năng lực người học toàn diện; đánh giá một cách đầy đủ
và khách quan; nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế
của đất nước.
Một trong những vấn đề đổi mới vơ cùng có ý nghĩa trong cơng tác kiểm
tra đánh giá học sinh ở cấp PTTH đó là việc đưa vào đề thi môn Ngữ văn phần:
Đọc hiểu. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT thực hiện việc
đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập mơn Ngữ văn trong kì thi THPT
Quốc gia, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù
hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn
bản và kĩ năng viết văn bản. Vì vậy đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và làm văn,
trong đó tỷ lệ điểm của phần làm văn nhiều hơn phần Đọc hiểu. Phần thi Đọc- hiểu
hướng đến mục đích: từ đánh giá việc ghi nhớ kiến thức của học sinh sang kiểm tra
năng lực tự khám phá nội dung ý nghĩa, thông điệp mà văn bản đưa đến. Phần thi
này ngắn nhưng đã kiểm tra được nhiều năng lực của học sinh, từ nhận biết, thông
hiểu rồi vận dụng kiến thức đến năng lực sáng tạo văn bản.
Như vậy phần Đọc - hiểu đã trở thành một phần thi vơ cùng quan trọng
trong bài kiểm tra định kì và đặc biệt là một trong những bài thi quan trọng của kì
thi THPT Quốc gia mà giáo viên dạy văn khối 12 không thể không quan tâm khi
ôn tập cho học sinh của mình.
- Từ những năm 2014 phần Đọc - hiểu đã được đưa vào bài thi môn Ngữ văn
. Nhưng kiến thức vẫn hết sức tản mạn, phạm vi các dạng câu hỏi khá rộng, học
sinh thường học trước quên sau nếu không được ôn tập lại một cách bài bản, có hệ
thống. Khơng ít giáo viên dạy khối 12 cũng gặp khó khăn nhất định trong công
việc biên soạn để ôn tập cho học sinh. Nhà trường cũng đã cho biên soạn sách để
ôn tập nhưng chưa có nhiều thay đổi theo từng năm cho phù hợp. Điều này đã làm


ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả ôn tập.
- Đặc biệt hiện nay, một bộ học sinh không coi môn văn là môn quan trọng
trong kì thi THPT Quốc gia, các em chỉ học đối phó cho qua nên rất ít hứng thú với
mơn học. Trong các giờ ôn tập về các tác phẩm văn học, giáo viên dạy cịn mang
nặng tính hàn lâm, truyền thụ kiến thức một chiều để mong các em nhanh chóng
đạt được điểm cao trong kì thi nên học sinh thường tỏ ra không quan tâm, thiếu
hào hứng với giờ học.
- Phần thi Đọc - hiểu thường đề cập đến những kiến thức thực tế, mang tính
thời sự gần gủi với các em . Đề thi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, do đó tăng cường câu hỏi mở, gắn với các vấn đề thời sự ,chính trị của đất
nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình. Điều này đã mang đến cho các
em niềm cảm hứng nhất định trong giờ ôn luyện môn Ngữ văn.
1

skkn


Nhưng thực tế phần ngữ liệu hay không phải dễ tìm, bản thân người viết
cũng như các đồng nghiệp khi ra đề kiểm tra (đề thi) phần Đọc-hiểu cũng còn
nhiều lúng túng, nguồn tư liệu chưa được phong phú. Nên tình trạng học sinh thiếu
hứng thú với mơn học cịn hết sức phổ biến. Biên soạn lại phần ôn tập Đọc – hiểu
giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, nâng cao kĩ năng sống và nâng cao chất
lượng ôn tập cũng là điều tôi rất trăn trở.
Xuất phát từ niềm say mê trong công tác giảng dạy và trách nhiệm cần
nâng cao hiệu quả ôn tập cho học sinh khối 12 trong kì thi THPT Quốc gia mà nhà
trường đã tin tưởng và giao phó nhiều năm liền, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm:
“Kinh nghiệm ôn luyện phần: Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn, giúp học sinh lớp 12 đạt kết quả cao ở trường THPT Quảng Xương 4 .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Giúp học sinh
– Ơn tập lại những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc - hiểu
– Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.
– Nắm được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt điểm cao.
– Luyện tập một số đề Đọc - hiểu để rèn kĩ năng làm bài.
– Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
– Học sinh trung học phổ thông Quảng Xương 4, học sinh lớp 12 chuẩn bị thi
THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
–  Dạng câu hỏi Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp điều tra
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHẦN ĐỌC – HIỂU TRONG ĐỀ THI.
1. Quan niệm về Đọc hiểu .
a. Khái niệm:
-     Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc.
-     Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao quát hết nội dung và có
thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế
nào? Tại sao?
=> Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và
biểu đạt.
b. Mục đích:

2

skkn


Mục đích của việc Đọc – hiểu văn bản là học sinh phải hiểu được:
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Những giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Ý đồ, mục đích, của văn bản.
+ Thấy được tư tưởng, thông điệp sâu sắc của tác giả gửi gắm trong văn bản.
+ Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật…
Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản
thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu
được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các
thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ
thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù
của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được
quan tâm.
2. Văn bản Đọc - hiểu
Trong các đề thi ta thường thấy có hai loại văn bản để học sinh làm bài là
Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được
tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn mới lạ. Nội dung của
các văn bản thường đề cập đến các vấn đề rất có ý nghĩa giáo dục, mang tính thời
sự, có hình thức diễn đạt hấp dẫn, gây nhiều ấn tượng với người đọc…Văn bản có
thể là thuộc các loại: tự sự, trữ tình, nghị luận….
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong
nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong
cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa

là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Từ năm 2014 Bộ GD & ĐT đưa phần
Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu
của học sinh. Việc làm này có tác động tích cực đến q trình rèn khả năng tiếp
nhận văn bản Đọc hiểu của các em.
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng của vấn đề Đọc hiểu môn Văn THPT trước khi nghiên cứu.
- Từ khi Bộ GD&ĐT chủ trương chỉ đạo đổi mới cách ra đề trong công tác
kiểm tra đánh giá đến nay, vấn đề Đọc hiểu đã được rất nhiều chuyên gia đầu
ngành, các thầy cô giáo và học sinh quan tâm nghiên cứu. Một số cuốn sách
“Hướng dẫn ôn tập kì thi THPT Quốc gia mơn Văn” của Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam ấn hành hằng năm chưa đề cập nhiều đến phần đọc hiểu hoặc có đề cập
nhưng nội dung kiến thức lý thuyết thường không đầy đủ, thiếu tính hệ thống.
Phần Ngữ liệu bài tập chung chung, không phong phú và chưa tạo được sức hấp
dẫn, chưa phù hợp từng đối tượng để đáp ứng nhu cầu ôn luyện cho học sinh trên
lớp.
- Nhà trường THPT Quảng Xương 4 cũng đã chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn
biên soạn sách ôn tập luyện thi Quốc gia cho học sinh ở từng bộ mơn, trong đó có
mơn Ngữ văn. Nhưng vấn đề không được đổi mới từng năm cho phù hợp, nội
3

skkn


dung cịn sơ sài, soạn thảo chưa cơng phu, chất lượng ôn luyện không cao, học
sinh dễ thấy nhàm chán trong giờ ôn luyện.
a.
Thực trạng của dạng đề Đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn.
- Năm học 2013- 2014  Bộ GD& ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đề thi mơn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần Đọc hiểu. Trong đề thi Tốt nghiệp
THPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài. Xét về mức độ kiến thức và

tương quan thời gian trong tồn bài thi thì cấu trúc phần Đọc – hiểu như thế là
hợp lí.
- Năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển
sinh vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ
văn (đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D),
năm nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm
để xét vào Đại học, Cao đẳng.
- Phần Đọc hiểu trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 2/10 điểm  nay được nâng
lên 3/10 điểm. Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi
năm 2015 ra 2 văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016 cấu trúc đề thi
mơn văn cũng khơng có gì thay đổi so với năm học trước.
- Vẫn với cấu trúc chiếm 3/ 10 số điểm của bài thi, nhưng ba đề thi minh họa
của Bộ GD& ĐT đưa ra trong năm học 2016 – 2017 nhằm định hướng cách ôn
tập cho các thí sinh đã có sự thay đổi về dung lượng ngữ liệu và số lượng câu hỏi.
Do thời gian làm bài của thí sinh từ 180 phút rút ngắn còn 120 phút nên dung
lượng phần ngữ liệu cũng đã rút ngắn xuống còn một ngữ liệu. Số lượng câu hỏi
từ 8 câu cũng đã rút ngắn xuống còn 4 câu.
- Để học sinh nắm, yêu cầu của đề thi, Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều đề thi
minh họa(có ba đề minh họa) để học sinh tham khảo và định hướng được cách ơn
tập trong kì thi sắp tới.
- Để có thể phân hóa trình độ học sinh, phần Đọc hiểu có nhiều câu hỏi theo
các mức độ khác nhau: Nhận biết (biết)- Thông hiểu (hiểu) - Vận dụng thấp - Vận
dụng cao.
- Tôi nhận thấy ở đề Đọc hiểu trong các đề thi THPT Quốc gia thường
hướng tới các vấn đề cụ thể sau:
Ở mức nhận biết, đề thường yêu cầu chỉ ra văn bản thuộc phong cách ngơn
ngữ nào, phương thức biểu đạt gì, thao tác lập luận nào, phép tu từ gì, lỗi gì về tạo
l
Ở mức thông hiểu, câu hỏi thường yêu cầu xác định nội dung, chủ đề; bố
cục, nội dung từng phần của văn bản; đặt nhan đề cho văn bản; nêu tác dụng của

phép tu từ nào đó; hoặc trích một phần của văn bản và u cầu thí sinh nêu sự
thơng hiểu về nó...
Ở mức vận dụng thấp, đề thường u cầu trình bày trong một giới hạn về
số dịng nhất định. Có nhiều cách hỏi về vận dụng: từ chủ đề của văn bản, thí sinh
trình bày ý kiến bản thân liên quan đến chủ đề đó; trích một phần văn bản và u
cầu hồn thiện nó; hoặc u cầu đưa thêm những ý kiến riêng của bản thân ngồi
quan điểm, chính kiến của tác giả văn bản…
4

skkn


CHƯƠNG III: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU
TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN GIÚP HỌC SINH
LỚP 12 ĐẠT KẾT QUẢ CAO Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4.
1. Ôn tập những kiến thức lý thuyết có liên quan.
- Liên quan đến nội kiến thức và phương pháp, học sinh cần nhận thức được
rằng: Khơng có phương pháp, năng lực tự nhiên, tự thân. Phương pháp, năng lực
chỉ có thể hình thành trên cơ sở kiến thức. Khơng có sự tách rời, đối lập giữa kiến
thức và năng lực. Mặt khác môn học trong nhà trường phổ thơng, mơn Văn cũng
như các mơn học khác, có những yêu cầu về kiến thức cần phải nắm vững. Vì vậy,
học sinh cần phải học và ơn những kiến thức trọng tâm, từ đó hình thành phương
pháp, phát triển năng lực.
- Kiến thức liên quan đến phần lý thuyết để làm bài Đọc – hiểu khá phong
phú, đa dạng, trải dài từ kiến thức từ cấp 2, đến cấp 3. Để giải quyết tốt vấn đề,
học sinh cần huy động kiến thức đã học ở cả ba phân môn Tiếng Việt; Làm văn và
Đọc hiểu văn bản. Vì vậy ôn tập phần này rất mất thời gian, kém hiệu quả, gây
nhàm chán cho học sinh nếu không biết cách tổng hợp, thanh lọc, xử lý kiến thức
trọng tâm và đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, hay và có tính khái quát cao.
- Để giải quyết vấn đề này, nhà trường chúng tôi đã soạn thảo, phân loại

những mảng kiến thức lý thuyết cơ bản để giúp học sinh nhận diện nhanh. Ngoài
việc cung cấp các khái niệm theo những đặc trưng khá cơ bản thì chúng tơi cịn
đưa ra các dẫn chứng cụ thể, sinh động, có tính khái quát cao nhất để các em có thể
khắc sâu kiến thức lý thuyết mà không mất nhiều thười gian để ôn tập.
- Để việc ôn tập không mất nhiều thời gian, giáo viên phải yêu cầu học sinh
chuẩn bị bài trước bằng cách đọc, hiểu được các khái niệm, nắm được các đặc
trưng cơ bản,các ví dụ đã chuẩn bị trong cuốn sách: “Tài liệu hướng dẫn ôn thi
THPT Quốc gia – năm học 2016 – 2017” do tổ nhóm chun mơn Ngữ văn của
nhà trường THPT Quảng Xương 4 biên soạn đã được kiểm định và lưu hành. Giáo
viên nghiêm túc kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh trước giờ ôn tập.
1.1. Các phong cách ngôn ngữ.
Văn Phong cách ngôn
Ghi
Cách nhận diện
bản ngữ
chú
1
Phong cách sinh
Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để
hoạt
trao đổi thơng tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp
ứng nhu cầu của cuộc sống
2
Phong cách nghệ
Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác
thuật
phẩm văn chương, khơng chỉ có chức
năng thơng tin mà cịn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người.
3

Phong cách chính
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực
luận
chính trị xã hội, nhằm trình bày ý kiến
theo quan điểm chính trị nhất định.
4
Phong cách khoa
là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp
5

skkn


5

6

học
Phong cách sinh
hoạt
Phong cách nghệ
thuật

thuộc lĩnh vực khoa học
Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức
thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh
chính kiến của tờ báo và dư luận quần
chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH
VB hành chính là VB đuợc dùng trong
giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.


* Vận dụng làm bài tập: Xác định phong cách ngôn ngữ và chỉ ra các đặc
trưng cơ bản về phong cách chức năng của các văn bản sau:
1.Tre là một nhóm thực vật thân xanh nên thân gỗ,thân tre thẳng,bên trong rỗng,
phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt, mọc thành bụi, thường được
dùng để làm nhà hay đan lát. Lũy tre; …(Từ điển Tiếng Việt)
2.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nơ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân
tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (Trích “Tun ngơn độc lập” –
Hồ Chí Minh).
3. “Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một
trong những trang lịch sử chói lọi nhất của dân tộc ta và là một trong những sự
kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Nghị quyết đại
hội đảng lần thứ IV)
4.
NHÀ… CHẰN TINH
Ở thành phố ta vừa có thêm một sự lạ.
Lạ gì? Khơng lẽ lại nắn đường?
Nắn đường là chuyện xưa rồi Diễm. Đây là xây nhà.
Ối! Xây nhà thì cũ mèm. Nhưng sao?
Cấp phép ba tầng rưỡi, nay… mọc thêm năm tầng rưỡi  sau 16 lần sai phạm
bị xử lí.
Ơ hơ ! Thế là cứ chém lại mọc thêm. Bác ơi ! Chắc là nhà… chằn tinh. Này,
sao
họ không thừa thắng xốc tới nhỉ?
Xốc tới làm gì?
Sai phạm thêm vài lần để nâng… thêm vài tầng. Nhưng họ có phép thuật gì nhỉ?
Có chứ! Một phép thuật vạn năng.
Phép thuật nào?
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

(Theo báo Sài gịn giải phóng, ngày 13-4-2007)
5.“Tiếng ai vừa gọi ngoài ngõ, tiếp đến cái gái thưa và chạy ra, tiếng người kia
the thé:
Bu mày đâu?
Tiếng cái gái rụt rè đáp lại:
Bẩm bà bu con đi vắng.
6

skkn


Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai khơng trả tiền
tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết có ăn khơng.”
(Trích “Nghèo” –Nam Cao)
6.
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
*Đáp án
Văn Phong cách ngơn
Các đặc trưng
bản ngữ
1
Phong cách khoa
Có tính khái qt , là phán đốn chính
học
xác, chặt chẽ về nội dung và hình thức.
2
Phong cách chính
Bày tỏ cơng khai về quan điểm chính

luận
trị.
3
Phong cách hành
Dùng để giao tiếp việc cơng
chính
4
Phong cách báo chí
Thơng tin về một vấn đề thời sự
5
Phong cách sinh
Là ngôn ngữ sinh hoạt ở dạng tái hiện
hoạt
nên suồng sả, giàu cảm xúc.
6
Phong cách nghệ
Giàu tính hình tượng và tính biểu cảm.
thuật

Ghi
chú

1.2. Ơn tập kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt
a. Củng cố lý thuyết:
Học sinh sẽ nhắc lại các phương thức biểu đạt đã biết, nêu kèm ví dụ để
minh họa. Đặc biệt sẽ nhấn mạnh những đặc điểm cơ bản để các em nhận diện qua
các ví dụ tiêu biểu.
TT
KIỂU
ĐẶC ĐIỂM

VĂN BẢN
1
Tự sự
-Tự sự là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc,
sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc
thể hiện 1 ý nghĩa.
2
Miêu tả
Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người
xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc
biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt
qua ngôn ngữ miêu tả.
3
Biểu cảm
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc
của con người trước những vấn đề của thế giới xung
quanh.
4
Thuyết
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, ngun nhân, kết quả
minh
có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người
đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.
5
Nghị luận
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải,
7

skkn



6

Hành
chính

cơng vụ

trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của
người nói, người viết.
Là phương thức thể hiện những quy định,ràng buộc
trong mối quan hệ giữa các tổ chức, các cá nhân với
nhau trong khuôn khổ pháp luật…

b. Bài tập vận dụng: Xác định các phương thức biểu đạt
Bài 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong các văn
bản sau:
VB1: “Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt
tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm
vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn
tép. Cịn Cám quen được nng chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt
được gì.” (Tấm Cám – Truyện cổ tích.)
Phương thức tự sự: Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai
chị em Tấm đi bắt tép.
VB2: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau khơng khí, vì vậy con
người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ
thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời nước quyết định tới
tồn bộ q trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme
sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải

mất đi và cơ thể khơng thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không
uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành
phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh
thần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)
Đoạn trích được viết theo phương thức thuyết minh.
VB3: “ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân
dân, dung túng bao che cho cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không
xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền
quy định thì tùy theo mức độ, tính chất mà bị xử lý kỉ luật, hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật”.
Văn bản hành chính cơng vụ.
VB4:  “Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, cịn nhiều
người hay hơn mình. Mình giỏi, cịn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức
là thối bộ. Sơng to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó
rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ
lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…”
- Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Bài 2: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong các đoạn văn bản sau:
8

skkn


VB3: “ Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông
đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần
nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với

một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!  ( Chí Phèo–
Nam Cao )
Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong  đoạn văn trên ?
(Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự,
miêu tả, biểu cảm)
VB5: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách
dịu dàng và lịng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này
là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn,
xơ bồ.
Ơng trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống
cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thảng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ
sống quay quắt”.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
Phương thức biểu đạt là phương thức biểu cảm, miêu tả.
1.3. Ôn tập về các phép liên kết.
Các phép liên kết
Phép lặp từ ngữ

Đặc điểm nhận diện
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu
trước.

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái
Phép liên tưởng (đồng nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở
nghĩa / trái nghĩa)
câu trước.
Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay
thế các từ ngữ đã có ở câu trước.

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối
kết)với câu trước.

Phép nối
Ví dụ:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm
mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của
nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực
dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trị và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến
bộ hơn nữa” .                (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

Các phép liên kết được sử dụng là:
Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn
trước đó.
9

skkn


1.4. Ôn tập về các biện pháp tu từ:
- Các biện pháp tu từ: Biện pháp nghệ thuật tu từ bao gồm cả tu từ từ vựng và tu
từ cú pháp. Tu từ từ vựng gồm các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, nhân cách
hóa, điệp từ, điệp ngữ, đối tương đồng, đối tương phản. Tu từ cú pháp bao gồm câu
hỏi tu từ, đảo trật tự cú pháp (đảo ngữ), liệt kê, câu đặc biệt, điệp cấu trúc câu...
Với các biện pháp nghệ thuật tu từ, cần nắm và vận dụng theo các mức độ: Đặc
điểm của từng biện pháp nghệ thuật tu từ, nhận biết các biện pháp nghệ thuật tu từ
trong văn bản, tác dụng của các biện pháp tu từ, nhất là giá trị nghệ thuật của biện
pháp tu từ trong văn cảnh của văn bản

- Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hố, hốn dụ, điệp ngữ, chơi
chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh…là các biện pháp tu từ đơn giản, thường được
đề cập đến trong đề đọc hiểu mà các em cần nắm vững.
a. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
(Núi đôi – Vũ Cao)

b.Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con
người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm
cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD:
 “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
c.Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng
khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
VD
“Ngồi thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
[Đêm Cơn Sơn – Trần Đăng Khoa]

d. Hốn dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa
vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: “Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”.

(Nguyễn Du)

10

skkn


đ . Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và
viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD:    Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa
(“ Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
e.Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
VD:            
 “Bà già đi chợ Cầu Đơng
Xem một quẻ bói lấy chồng lơi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng khơng cịn” (Ca dao)
g.Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mơ, tính chất của sự vật, hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: “Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.”(Ca dao)
h. Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch
sự.
VD.         “Bác Dương thôi đã thơi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lịng ta.”

(Trích: “Khóc Dương Kh”- Nguyễn Khuyến)
…………….v..v
1.5. Ơn tập về các thao tác nghị luận.
a- Khái niệm
Khái niệm thao tác nghị luận dùng để chỉ những hoạt động nghị luận được thực
hiện theo đúng các qui trình và các yêu cầu kĩ thuật nhất định.
b- Một số thao tác nghị luận chính:
TT Các thao tác lập Đặc điểm nhận diện
luận
1
Giải thích
Lý giải rõ ràng về đối tượng
2
Chứng minh
Dùng dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ đối tượng.
3
Phân tích
Chia tách đối tượng thành các bộ phận để xem xét bản
chất của đối tượng.
4
Bình luận
Là đưa ra ý kiến đánh giá bàn bạc về đối tượng giúp
người nghe hiểu đầy đủ, sâu sắc về đối tượng.
5
So sánh
Đối chiếu các sự vật để chỉ ra sự tương đồng hay khác
biệt, từ đó thấy được đặc điểm của hiện tượng.
6
Bác bỏ
Dùng các lý lẽ dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai

lệch từ đó nêu lên quan điểm của mình để thuyết phục
người nge
11

skkn


1.6. Các thể thơ: Đặc trưng của các thể loại thơ: Cần căn cứ vào số lượng chữ
để xác định các thể thơ được sử dụng trong văn bản.
Các thể thơ: Thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tự do, một số
thể thơ khác (thơ năm chữ - mỗi câu thơ năm chữ, thơ bảy chữ - mỗi câu thơ bảy
chữ, thơ tám chữ - mỗi câu thơ tám chữ, các câu thơ nối tiếp nhau hoặc bốn câu
thơ làm thành một khổ thơ).
Với các thể thơ, cần nắm và vận dụng theo các mức độ: Đặc điểm cơ bản của thể
thơ, nhận biết văn bản được viết theo thể thơ nào, tác dụng của thể thơ đó trong
văn bản đọc hiểu.
1.7. Xác định nội dung, và đặt tiêu đề cho văn bản.
a. Xác định nội dung chính của văn bản.
Tập trung đọc thật kĩ văn bản.
Nắm được hệ thống các ý chính của văn bản.Xác định nội dung, chủ đề
bằng nhiều cách: Dựa vào nhan đề (nếu có), hình tượng trung tâm của văn bản.
Cách tìm hiệu quả nhất là chia văn bản ra nhiều phần, ghi chú các nội dung, sau đó
gộp các nội dung ghi chú ấy thành đoạn văn chủ đề
Tóm lược các ý chính và diễn đạt thành thành một câu ngắn gọn, mạch lạc,
rõ ràng.
b. Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề:
Tập trung đọc thật kĩ văn bản.
Xác định được các ý chính của văn bản. Xác đinh được kiểu trình bày đoạn
văn, học sinh sẽ xác định được câu chủ đề. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ
nội dung chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta

tìm ra các nội dung chính của đoạn văn bản đó.
Chọn lựa một cụm từ, hoặc một câu khái quát ý cho toàn văn bản.
Diễn đạt thật ngắn gọn, gây được ấn tượng cho người nghe càng tốt.
Đặt nhan đề phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay. Cơ
sở để đặt nhan đề là dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, ý nghĩa hoặc phần ghi
chú cuối văn bản
Ví dụ . Đọc bài thơ sau rồi xác định nội dung chính ?
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
Làm khơ những chiếc lá
Kỉ niệm trong tơi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lịng giếng cạn
Riêng những câu thơ
cịn xanh
Riêng những bài hát
cịn xanh
Và đơi mắt em
12

skkn


như hai giếng nước.
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
*Gợi ý đáp án: Để nêu ra chính xác nội dung chính ta căn cứ vào nhan đề là thời
gian và bố cục bài thơ chia làm 2 phần (phần 1: 4 câu đầu, phần 2: 3 câu sau) ta
xác định được nội dung chính của bài thơ như sau:
– Bài thơ nói về sự tàn phá của thời gian: thời gian có thể xóa nhịa nhiều thứ kể

cả kỉ niệm
– Nhưng thời gian khơng thể xóa nhịa được nghệ thuật (câu thơ, bài hát) và tình
u (đơi mắt em)
c/ Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
hoặc hỏi về nội dung của cụm từ khóa
-   Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh,
một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì
sao lại như vậy. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải
phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn
của học sinh.
Ví dụ : Bức tranh mùa xuân  được tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh nào?
Trong làn nắng ửng khói mơ tan.
Đơi mái nhà gianh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xn sang
( Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
=> Trả lời: Bức tranh mùa xuân  được tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh: nắng
ửng, khói mơ tan,, tà áo biếc, giàn thiên lí. Đó là một bức tranh xuân trong sáng,
rạo rực, say mê, thơ mộng. Hàn Mặc Tử với cảm hứng thiên nhiên trữ tình, màu
sắc cổ điển hài hịa với chất dân dã, trẻ trung, bình dị đã làm hiện lên một bức
tranh xuân vô cùng tươi tắn, nên thơ.
- Đề cũng thường đề cập kiểu: “Theo tác giả câu, từ… nghĩa là gì?”; Kiểu câu hỏi
này cần dwaj vào văn bản để trả lời. Với kiểu câu hỏi “Theo anh “chị” câu, từ… ấy
nghĩa là gì?” học sinh cần tự suy luận để trả lời câu hỏi.
1.8. Dựa vào văn bản đã cho viết một đoạn văn theo chủ đề được nêu khoảng
5-7 dòng.
Trong đề Đọc hiểu phần câu hỏi này thường là câu cuối cùng. Sau khi các em
học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu trên, đến câu này là câu có tính
chất liên hệ mở rộng. Nó thuộc câu hỏi vận dụng. Học sinh dựa vào văn bản đã
cho, bằng sự trải nghiệm của bản thân để viết một đoạn văn theo chủ đề. Phần này

giáo viên cần lưu ý cho các em viết đủ số câu quy định, viết thành một đoạn văn
trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
- Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nơn nao
Lưng mẹ cứ cịng dần xuống
13

skkn


Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
- Dựa vào đoạn thơ, viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dịng) nói về sự hi sinh thầm
lặng của người mẹ ?
- Gợi ý đáp án. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có
ý sau:
Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau để sinh thành ra chúng ta. Mẹ cịn tần tảo sớm
hơm để nuôi ta khôn lớn, lo lắng cho ta từ miếng ăn giấc ngủ. Khi ta trưởng thành
âm thầm dõi theo bước ta đi, khi ta vấp ngã trên đường đời, bàn tay mẹ ấm áp nâng
ta dậy…Vì vậy mỗi chúng ta cần biết trân trọng, kính yêu, đáp đền công lao trời
biển mà mẹ đã dành cho mỗi chúng ta….
2/ Những kĩ năng cần lưu ý trong quá trình làm bài.
Thực tế cho thấy có kiến thức vững chắc về Ngữ văn,Tiếng Việt chưa đủ, mà để
có được điểm tối đa cho câu hỏi này học sinh cần có kĩ năng, bí quyết làm bài hiệu
quả.
Trước hết, phải đọc thật kỹ văn bản để xác định đúng và thật trúng vấn đề
được hỏi. Xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu hỏi, mức điểm từng câu, từng
vế. Chú ý các từ “những”, “các” trong câu hỏi bao giờ cũng phải trả lời từ 2 ý trở
lên.

Cần phải có kiến thức lý thuyết vững vàng để phân biệt sự khác nhau giữa
chúng. Học sinh thường dễ nhầm lẫn giữa các kiến thức như: phong cách ngôn
ngữ; các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận, hay cách thức trình bày đoạn
văn…
Ở phần vận dụng thấp, có thể viết theo các ý gạch đầu dòng cho rõ ràng. Đối
với những câu hỏi yêu cầu lập luận, viết thành đoạn văn, cũng chỉ nên viết thành
đoạn văn 5-7 câu, viết q nhiều vừa mất thời gian vừa khơng có thêm điểm. Nếu
đề trích một phần văn bản yêu cầu bày tỏ suy nghĩ thì lấy phần trích ấy làm phần
chủ đề rồi triển khai thành đoạn cũng có 3 phần: mở đoạn - triển khai - kết đoạn.
Nhìn chung phần Đọc – hiểu cần trả lời ngắn gọn, trực tiếp, chính xác và đầy đủ;
tránh lan man, mất thời gian, lại mất điểm là điều mà học sinh cần hết sức lưu ý.
3/Rèn kĩ năng làm bài làm bài Đọc – hiểu qua một số đề bài minh họa.
a/ Định hướng chung:
Phần kiến thức lý thuyết tôi đã cố gắng rút ngắn thời gian ôn tập cho học
sinh bằng cách cung cấp tài liệu để các em tự chuẩn bị ở nhà. Thời gian ôn tập trên
lớp chỉ kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm. Nhưng đến phần bài tập thực hành thì
tơi tiến hành chậm, kĩ để các em có kĩ năng làm bài thật tốt. Phần này tôi tiến hành
bằng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh như
phương pháp: nêu vấn đề;thảo luận nhóm; Tự đánh giá…Những câu trả lời mở với
những chủ đề phù hợp với tâm lý, tình cảm,lý tưởng của học sinh khiến các em rất
có hứng thú với bài học.
Hệ thống câu hỏi được biên soạn khá đa dạng, bao quát được tương đối đầy
đủ những kiến thức lý thuyết đã ôn tập. Gắn với ba mức độ nhận biết: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng thấp. Với dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu, học sinh có
14

skkn


thể phát biểu trực tiếp, cắt nghĩa lý giải vấn đề rõ ràng thể hiện mình hiểu rõ bản

chất vấn đề. Giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá và chốt lên bảng nội dung
ngắn gọn cần trình bày trong bài làm. Ở phần vận dụng, yêu cầu viết đoạn văn
trình bày suy nghĩ của cá nhân về một vấn đề của thực tiễn đời sống liên quan đến
văn bản, tôi dùng phiếu học tập phát cho học sinh để các em viết và hồn thành
theo số dịng và thời gian quy định. Tôi sẽ đọc một số bài tiêu biểu để học sinh
nhận xét và chỉnh sửa trước lớp, số còn lại sẽ đưa về nhà chấm chữa và trả cho học
sinh vào buổi học sau.
Hệ thống phần bài tập được biên soạn ở nhiều nguồn khác khác nhau và
linh hoạt cho từng đối tượng học sinh ở các khối lớp.Nhưng tôi đặc biệt ưu tiên
dành thời gian ở tất cả các lớp để làm các đề Minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công
bố, là những đề chuẩn nhất, rất hay và vơ cùng có ý nghĩa, giúp các em bám sát
dạng đề, làm quen với kiến thức và kĩ năng làm bài.
b/ Một số đề bài minh họa đã sửa trong giờ ôn luyện:
Đề số 1:Phần Đọc hiểu - Đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT lần 1(Năm 2017)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng
bầu khơng khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là
để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ khơng phải để thế giới nhận ra các em.
Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ khơng phải lướt
qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình
là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo
không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho
6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và
thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lịng vị tha mới
chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn
nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc
biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley

của thầy Hiệu trưởng David McCullough – Theo , ngày
5/6/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
……………………………………………………………………………………
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: "Leo lên đỉnh núi không phải để cắm
cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu khơng khí và ngắm nhìn quang
cảnh rộng lớn xung quanh."?
……………………………………………………………………………………
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: "Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời
thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả."?
……………………………………………………………………………………
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
15

skkn


……………………………………………………………………………………
Đề số 2:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi sau :
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tơi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lịng giếng cạn
Riêng những câu thơ
cịn xanh
Riêng những bài hát

cịn xanh
Và đơi mắt em
như hai giếng nước.
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
Câu 1. Bài thơ được chia làm mấy phần?Nội dung chính của từng phần:
………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Theo tác giả bài thơ, điều gì sẽ cịn lại mãi với thời gian khi rất nhiều thứ
đã khơng cịn?
……………………………………………………………………………………
Câu 3. Các câu thơ Kỉ niệm trong tơi/ Rơi như tiếng sỏi trong lịng giếng cạn  tác
giả sử dụng  biện pháp tu từ nào? tác dụng của biện pháp tu từ ấy ?
………………………………………………………………………………………………
Câu 4.Theo anh chị, tại sao tác giả lại viết:
“Riêng những câu thơ
cịn xanh
Riêng những bài hát
cịn xanh
Và đơi mắt em
như hai giếng nước.”
Đề số 2: Phần Đọc hiểu - Đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT lần 1(Năm 2019)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi sau :
“Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống
hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển
địi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay
đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì khơng thể có
sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: “Nếu khơng thay đổi thì sẽ
khơng bao giờ phát triển. Nếu khơng phát triển thì khơng phải là cuộc sống. Phát
triển địi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an tồn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ
lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khn mẫu, tính an tồn,
16


skkn


những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó
sẽ khiến bạn khơng cịn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều khơng
cịn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là
những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ
nhất.” Tơi nghĩ khơng có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không
bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển”.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội,
2015, tr.130) sao?
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu
trong đoạn trích.
.....................................................................................................................................
Câu 2: Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
……………………………………………………………………………………
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
……………………………………………………………………………………
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển
đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm khơng? Vì sao?
…………………………………………………………………………………….
4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
a. Kết quả điều tra nhận thức của học sinh
Tôi đã áp dụng ý tưởng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này trong q trình ơn luyện
cho các lớp 12I; 12K trong năm học 2017-2018 và các lớp 12A;12C; 12G trong
năm học 2018 - 2019 ở trường THPT Quảng Xương 4 . Kết quả cho thấy khi chưa
hướng dẫn ôn luyện phần Đọc hiểu, phần lớn học sinh tỏ ra lúng túng, không biết
cách làm bài, hoặc làm nhưng mất nhiều thời gian và điểm kiểm tra thấp trong
những lần kiểm tra định kì trên lớp.

Sau khi tơi tiến hành ôn luyện, nhiều học sinh nắm chắc tại lớp lý thuyết và dễ
dàng khi vận dụng làm các đề kiểm tra định kì trên lớp hoặc kiểm tra học kì. Kết
quả phiếu thăm dị cho thấy, sau khi được ôn luyện phần Đọc hiểu, khoảng 70%
học sinh nắm chắc lý thuyết, tự tin làm bài thi học kì của nhà trường; đề thi thử
THPT Quốc gia của Sở GD&DT Thanh Hóa ra đề và kì thi THPT Quốc gia năm
học 2018-2019. Rất nhiều em đã đạt điểm tối đa ở phần thi Đọc – hiểu. Nhờ vậy
mà kết quả bài thi môn Ngữ văn khá cao.
b.Kết quả điểm thi thử THPT Quốc gia môn Văn ở các lớp dạy:
Năm học
2017-2018

Lớp dạy
12I = 36 HS
12K = 38HS

Kết quả kiểm định
Điểm 7- 8.5 = 25%
Điểm 5-6,5 = 61%
Điểm 4- 4,5 =14%
Điểm 7- 8.5 = 36,2%;
Điểm 5-6,5 = 47,3%
Điểm 4- 4,5 = 15,5%

GHI CHÚ

17

skkn



2018-2019

12A +12C+12G
= 110 HS

Điểm 7- 8.5 = 36,3%;
Điểm 5-6,5 = 40,9%
Điểm 4- 4,5 = 22,7%

C. KẾT LUẬN:
1.Kết luận:
Phần thi Đọc hiểu từ khi được đưa vào đề thi môn Ngữ văn không chỉ làm
cho nội dung bài thi thêm phong phú, hấp dẫn, đánh giá học sinh thêm phần khách
quan, tồn diện mà thực sự đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực đọc hiểu văn
bản và làm cho giờ học văn trở nên gần gủi và thiết thực với học sinh THPT. Đây
cũng thực sự là một phần giúp học sinh lớp 12 gỡ điểm. Vì vậy cả cơ và trị đều rất
quan tâm đến phần nội dung ôn tập này. Điều đó đã thực sự thôi thúc tơi khơng
ngừng tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo để mỗi giờ học sẽ mang lại niềm hứng thú cho
học sinh trong các giờ ôn tập. Sau hai năm áp dụng để ôn luyện cho học sinh khối
lớp 12 ở trường THPT Quảng xương 4 tôi đã áp dụng rất hiệu quả để nâng cao chất
lượng ôn tập cho học sinh.
Để bài thi môn Ngữ văn của học sinh đạt được cao cần phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố. Ví như phần Nghị luận xã hội, NL văn học; ý thức năng lực học tập của học
sinh…Nhưng phần thi Đọc hiểu thực sự là một phần thi rất quan trọng giúp hoc
sinh có cơ hội dành được điểm cao, nếu các em làm tốt phần này rất dễ đạt điểm
tối đa.Vì vậy mà giáo viên ngồi các bài học chính khóa, khi ôn tập cần ôn tập thật
tốt cho học sinh phần thi này. Đề tài sáng kiến : “Kinh nghiệm ôn luyện phần: Đọc
- hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, giúp học sinh lớp 12 đạt kết quả
cao ở trường THPT Quảng Xương 4” đã thực sự giúp tôi ôn tập cho học sinh rất
nhẹ nhàng và hiệu quả, đã mở ra nhiều cơ hội cho học sinh khối 12 khóa thi 2016 2017 trường THPT Quảng Xương 4 vào được các trường Đại học mơ ước. Tơi

cũng tin rằng nó là tài liệu bổ ích cho các đồng nghiệp của mình.
2. Đề xuất kiến nghị:
- Phần thi Đọc hiểu quan trọng như vậy, nhưng thực sự vẫn chưa có một tài liệu
chính thức nào để trang bị kiến thức, kĩ năng làm kiểu bài này. Vì vậy tơi thiết nghĩ
Bộ GD nên cho biên soạn nhiều hơn dạng bài tập kiểu này; Nhà trường cũng nên
có nhiều những tiết dạy chính khóa dành cho kiểu bài Đoc-hiểu để học sinh không
cần đi học theo yêu cầu vẫn có thể làm bài tốt!
- Sở giáo dục nên chỉ đạo cho các trường tổ chức chương trình tự bồi dưỡng về
phương pháp ôn luyện phần Đọc- hiểu để thầy cô ôn luyện cho học sinh dự thi
THPT Quốc gia một cách bài bản, giúp học sinh tự tin trong kì thi, đem lại kết quả
học tập cao hơn.
Trên đây là một vài suy nghĩ riêng của tôi, vì vậy khơng thể tránh khỏi những
nơng cạn, thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học và đồng nghiệp để sáng kiến được đầy đủ, hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!

18

skkn


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng sao chép ý tưởng của người
khác!

19

skkn




×