Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn luyện phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.42 KB, 16 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn THPT và thực tế ôn thi tốt nghiệp cho
học sinh lớp 12 nhiều năm liền, từ ngày 01/04/2014 đã có công văn hướng dẫn
tổ chức thi tốt nghiệp THPT, trong đó đề thi môn Ngữ văn có phần Đọc hiểu.
Bản thân tôi nhận thấy câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng thường được đưa vào
đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong
chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều
tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ
thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương
trình học môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn
thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó
cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.
Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi
THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí
rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học
sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng
chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em
sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần
không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét
tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các
em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh
lớp 12 làm tốt phần đọc - hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết.
Đối với học sinh trường THPT Vĩnh Lộc, nhất là lớp 12, đây là phần kiến thức
mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị
cho kì thi THPT Quốc gia.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm
huyết với nghề, nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, Đại học, đồng thời góp phần tháo
gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Hướng
dẫn học sinh lớp 12 ôn luyện phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn.


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện
kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi
muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THPT nói
chung, học sinh trường THPT Vĩnh Lộc nói riêng, nhất là các em học sinh lớp
12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phần Đọc - hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
- Học sinh lớp 12C11 và 12C13 trường THPT Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp điều tra.
1


1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Cung cấp cấu trức đề thi để học sịnh hình dung cụ thể và nắm vững các mức
độ câu hỏi trong phần Đọc hiểu.
- Cung cấp kiến thức phần Tiếng Việt, Làm văn, .... liên qua đến các dạng câu
hỏi Đọc hiểu.
- Ra bài tập để học sinh vận dụng kiến thức đã học tiến hành luyện tập.
- Hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản để làm phần Đọc hiểu một cách
hiệu quả nhất.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác
định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không
ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương
trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học…
Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có
2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường
THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập
môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng
lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng
quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai
phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều
hơn phần Đọc hiểu.
Ngày 15/04/2014, Bộ GD&ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các
trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT.
Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học
sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình
khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa
vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự
đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu
hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông
hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong
chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một
mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự
cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em)
Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc
2



ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị
cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Việc dạy văn và học văn hiện nay ở trường THPT nói chung và trường
Vĩnh Lộc nói riêng còn bắt gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn thứ nhất phải kể đến đó là ý thức của học sinh. Có một tình
trạng chung là ngày nay học sinh không còn thích học văn nữa, đây không chỉ là
vấn đề riêng của trường THPT Vĩnh Lộc mà còn là vấn đề chung của bộ môn
Ngữ văn hiện nay trong các trường THPT. Có thể có nhiều lí do khiến học sinh
không thích học văn như: học văn khó, mất thời gian, giáo viên dạy thiếu hấp
dẫn, và ít ngành nghề liên quan đến môn văn v.v... Vì vậy để làm chuyển biến
được ý thức của học sinh về việc học văn rõ ràng không phải là điều có thể làm
trong ngày một, ngày hai.
Khó khăn thứ hai là từ ý thức dẫn đến thực trạng học sinh học văn. Việc
tiếp thu và thực hành bộ môn này ở các em học sinh có thể nói là đáng báo động.
Cụ thể là: các em hổng kiến thức, thiếu hụt về kĩ năng, ngoài ra học sinh còn
mắc rất nhiều lỗi như hành văn, diễn đạt, dùng từ, đặt câu, trình bày, cách tư duy
còn thiếu khoa học, thiếu trong sáng và thiếu chặt chẽ, còn lúng túng khi sắp xếp
các ý và diễn đạt ý kiến của mình. Thậm chí còn có những học sinh còn mơ hồ
khi gặp đề văn và làm bài còn lạc đề, xa đề...
Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có
2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Trong đề thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, phần
Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài.
Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy
Đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản
được sếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng

hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để
học sinh khai thác.
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong
nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong
cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có
nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các
em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ.
Từ năm 2014 Bộ GD&ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi
mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác
động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các
em.
Đối với bản thân tôi, qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một số
phương pháp giúp học sinh làm tốt (đối với học sinh có học lực khá, giỏi), làm
đúng (đối với học sinh có học lực yếu, trung bình) phần Đọc hiểu trong đề thi
THPT Quốc gia. Tuy phần này chỉ chiếm 3/10 số điểm bài thi nhưng nó lại
quyết định được tổng điểm bài thi cao hoặc thấp của học sinh. Bởi vậy trang bị
3


kiến thức và kĩ năng làm phần Đọc hiểu là rất cần thiết đối với học sinh lớp 12
trong kì thi THPT Quốc gia.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi Đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy
nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông
lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các
em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ
ra rất lúng túng, băn khoăn về cung cấp kiến thức lý thuyết như nào, rèn luyện kĩ
năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi. Đứng trước
thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT Quốc

gia cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cách hướng dẫn học sinh thi
THPT Quốc gia ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau:
2.3.1. Nắm vững cấu trúc đề thi THPT Quốc gia ở phần Đọc hiểu:
- Phần Đọc hiểu cho một ngữ liệu (đoạn thơ, bài thơ, trích đoạn tác phẩm tự sự,
trích đoạn bài báo, văn bản nhật dụng, ... có trong chương trịnh học hoặc ngoài
chương trình).
- Có 4 câu hỏi tương ứng với 4 mức độ từ thấp đến cao:
+ Nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng thấp
+ Vận dụng cao
Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được
những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao
gồm các dạng như:
– Các loại phong cách ngôn ngữ
– Các phương thức biểu đạt
– Các thao tác lập luận
– Các biện pháp tu từ
– Các phép liên kết
– Phân biệt các thể thơ
– Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ
đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc)
– Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề
của cuộc sống có liên quan đến văn bản.
Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung
cấp cho các em học sinh các đề Đọc hiểu thuộc văn bản nhật dụng và văn bản
văn học. Phần này người viết đưa 5 đề với các loại câu hỏi thường gặp trong đề
thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Các câu hỏi thể hiện ở các
mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Sau mỗi đề có đáp án để các em đối
chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh.

2.3.2. Hướng dẫn học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc - hiểu.
2.3.2.1. Các loại phong cách ngôn ngữ.
a. Phong cách ngôn ngữ khoa học:
4


- Khái niệm: là phong cách được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ
biến khoa học. Ðây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt
chuyên môn sâu.
Phong cách này bao gồm các văn bản: khoa học chuyên sâu, giáo khoa phổ
cập.
– Ðặc trưng: có 3 đặc trưng
+ Tính trừu tượng - khái quát:
+ Tính lí trí - lôgic:
+ Tính khách quan - phi cá thể:
b. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
– Khái niệm: Phong cách báo chí là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông
tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
Phong cách báo chí tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở
các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền
hình); dạng viết (kênh viết được dùng trên báo và tạp chí…).
– Ðặc trưng: có 3 đặc trưng
+ Tính thông tin thời sự:
+ Tính ngắn gọn:
+ Tính sinh động, hấp dẫn:
c. Phong cách ngôn ngữ chính luận
– Khái niệm: Phong cách chính luận được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai
quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi
của xã hội.

– Đặc trưng: có ba đặc trưng
+ Tính công khai về quan điểm chính trị:
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
+ Tính truyền cảm và thuyết phục:
d. Phong cách ngôn ngữ hành chính.
– Khái niệm: Phong cách hành chính được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực
hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ
quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
– Đặc trưng: có 3 đặc trưng
+ Tính minh xác:
+ Tính khuôn mẫu:
+ Tính công vụ:
e. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
– Khái niệm: được dùng trong sáng tác văn chương. Phong cách này là dạng tồn
tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. Nó không chỉ có chức
năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
– Đặc trưng: có ba đặc trưng
+ Tính hình tượng:
+ Tính cá thể hoá:
+ Tính truyền cảm:
g. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt/ khẩu ngữ
5


– Khái niệm: Phong cách sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh
hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp
ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình
với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,…
Phong cách này có các dạng biểu hiện như: chuyện trò, nhật kí, thư từ.
– Đặc trưng: có 3 đặc trưng

+ Tính cụ thể:
+ Tính cảm xúc:
+ Tính cá thể:
* Lưu ý: Sau khi cung cấp kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ, giáo viên
cần nhấn mạnh lại đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để học sinh dễ
phân biệt khi xác định phong cách đó trong một văn bản.
TT
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện

1

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực
nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học,
Phong cách ngôn ngữ khoa đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên
học.
môn sâu

2

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản
Phong cách ngôn ngữ báo thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất
chí.
cả các vấn đề thời sự.

3

Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, người
giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ
công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của

Phong cách ngôn ngữ chính mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của
luận
xã hội

4

Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương,
không chỉ có chức năng thông tin mà còn
Phong cách ngôn ngữ nghệ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ
thuật
ngữ trau chuốt, tinh luyện…

5

Phong cách ngôn ngữ hành Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao
chính
tiếp điều hành và quản lí xã hội.

6

Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày,
mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động,
Phong cách ngôn ngữ sinh ít trau chuốt…trao đổi thông tin, tư tưởng,
hoạt
tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

2.3.2.2. Các phương thức biểu đạt.

Phương


Đặc điểm nhận diện

Thể loại
6


thức

Tự sự

Miêu tả

– Bản tin báo chí
Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan – Bản tường thuật, tường
hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
trình
(diễn biến sự việc)
– Tác phẩm văn học nghệ
thuật (truyện, tiểu thuyết)
Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, – Văn tả cảnh, tả người, vật…
hiện tượng, giúp con người cảm nhận– Đoạn văn miêu tả trong tác
và hiểu được chúng.
phẩm tự sự.
– Điện mừng, thăm hỏi, chia
Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tìnhbuồn
cảm, cảm xúc của con người trước– Tác phẩm văn học: thơ trữ
những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật… tình, tùy bút.

Biểu
cảm


Thuyết
minh

– Thuyết minh sản phẩm
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên – Giới thiệu di tích, thắng
nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự cảnh, nhân vật
vật hiện tượng, để người đọc có tri thức– Trình bày tri thức và
và có thái độ đúng đắn với chúng.
phương pháp trong khoa học.

Nghị
luận

– Cáo, hịch, chiếu, biểu.
Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận,– Xã luận, bình luận, lời kêu
trình bày tư tưởng, chủ trương quan gọi.
điểm của con người đối với tự nhiên, xã – Sách lí luận.
hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập – Tranh luận về một vấn đề
luận thuyết phục.
trính trị, xã hội, văn hóa.

Hành
chính công vụ

– Trình bày theo mẫu chung và chịu
trách nhiệm về pháp lí các ý kiến,– Đơn từ
nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối– Báo cáo
với cơ quan quản lí.
– Đề nghị


2.3.2.3. Các thao tác lập luận.
Thao tác lập
TT
luận

Đặc điểm nhận diện

Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một
cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

2

Phân tích

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều
bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và
mối liên hệ bên trong của đối tượng.

3

Chứng

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để

1

7



4

5

6

minh

làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc
người nghe tin tưởng vào vấn đề. (Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn
chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng
để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh
trước rồi trích dẫn chứng sau).

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra
nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của
mình.

Bình luận

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng …
đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại …; để nhận thức đối
tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động
đúng.

So sánh


So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều
sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra
những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị
của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so
sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so
sánh tương phản.

2.3.2.4. Các biện pháp tu từ.
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, … (tạo âm hưởng và nhịp
điệu cho câu)
– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi
chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng, …
– Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối,
im lặng, …
Biện pháp
tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến
trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao,
gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.


Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có
hồn gần với con người

Hoán dụ

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý
vị, sâu sắc

Điệp
từ/ngữ/cấu

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng - tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng
nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.
8


trúc
Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện
sự trân trọng

Thậm xưng Tô đậm, phóng đại về đối tượng
Câu hỏi tu
từ

Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng

định…)

Đảo ngữ

Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên

Đối

Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa

Im lặng

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

2.3.2.5. Các phép liên kết (Liên kết các câu trong văn bản).
Các phép liên kết

Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ

Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép liên tưởng
(đồng nghĩa / trái
nghĩa)


Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu
trước.

Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các
từ ngữ đã có ở câu trước.

Phép nối

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với
câu trước.

2.3.2.6. Phân biệt các thể thơ.
- Ngũ ngôn (mỗi câu thơ chỉ có năm tiếng).
- Thất ngôn (mỗi câu thơ có bảy tiếng).
- Lục bát (một câu sáu tiếng, một câu tám tiếng tạo thành một cặp).
- Lục bát biến thể (thường biến thể ở câu tám có thể biến thể thành 9 đến 13
tiếng).
- Song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục bát).
- Tự do (số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau).
2.3.2.7. Nhận diện các kiểu câu:
a. Câu chia theo mục đích nói:
- Câu tường thuật (câu kể).
- Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu nghi vấn (câu hỏi)
- Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh)
b. Câu chia theo cấu trúc / chức năng ngữ pháp:

9


- Câu chủ động/ câu bị động.
- Câu bình thường/ câu đặc biệt.
- Câu đơn/ câu ghép.
2.3.2.8. Nhận diện các phương thức trần thuật:
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba - người kể chuyện giấu mình.
- Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba - người kể chuyện tự giấu mình
nhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
2.3.2.9. Nhận diện phương pháp lập luận (hoặc cách thức trình bày của
đoạn văn/ Kết cấu đoạn văn).
- Phương pháp diễn dịch (câu chốt, câu nêu ý khái quát đạt ở đầu đoạn).
- Phương pháp quy nạp (câu chốt, câu nêu ý khái quát đạt ở cuối đoạn).
- Phương pháp song hành (không có câu chốt, câu chủ đề, tất cả các câu cùng
tập trung hướng tới một chủ đề chung).
- Phương pháp móc xích; phương pháp tổng – phân – hợp (có hai câu chốt nằm
ở đầu và cuối đoạn nhưng hai câu này không giống nhau).
2.3.2.10. Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề,
chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc).
2.3.2.11. Viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một
vấn đề của cuộc sống có liên quan đến văn bản.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý
thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi.
2.3.3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc - hiểu.
Giáo viên đưa ra các đề Đọc hiểu thuộc các loại câu hỏi thường gặp trong
đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm bài. Sau mỗi đề, giáo viên gọi học
lên bảng chữa đề, đối chiếu với đáp án của giáo viên. Đồng thời giáo viên trực
tiếp sửa các lỗi sai mà học sinh thường mắc phải để ghi nhớ và rút kinh nghiệm

làm các đề tiếp theo và làm bài thi.
ĐỀ SỐ 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có những người luôn dè bỉu người khác và cho rằng nếu bản thân làm
việc đó chắc chắn sẽ tốt hơn hoặc đôi khi lại xăm soi họ tại sao làm như vậy.
Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ
đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ
cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ. Đặt mình vào
vị trí của người khác là cách mà bạn thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan
hơn. Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có
thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.
( />1. Chỉ ra tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong
đoạn trích.
2. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu bạn cả cuộc
đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế
10


nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận
được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ.
3. Anh/ chị hiểu thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn như thế
nào?
4. Anh/Chị có cho rằng biết đặt mình vào đôi giày của người khác là
điều tuổi trẻ cần ghi nhớ hay không? Vì sao?
ĐÁP ÁN: ĐỀ SỐ 1
Nội dung
Đọc - hiểu:
Câu 1: Tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong
đoạn trích:
- Dè bỉu người khác sẽ làm cho người dè bỉu trở nên tự cao, tự

phụ vào bản thân mình.
- Luôn đánh giá thấp về người khác, khinh dễ họ dù họ có giỏi
hơn mình gấp nhiều lần.
- Người bị dè bỉu họ sẽ cảm thấy bị tổn thương, không có đủ tự
tin để tiếp tục cố gắng.
- Dè bỉu người khác là một trong những biểu hiện xuống dốc đạo
đức của con người.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: “đôi giày” là hoàn cảnh trong cuộc sống.
- Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, giúp người đọc hình dung rõ ràng về
việc chúng ta phải thấu hiểu cho hoàn cảnh của người khác. Không
nên lấy suy nghĩ của mình áp đặt cho mọi người, mọi vấn đề.
Câu 3: Thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn là cách suy nghĩ
tích cực với mọi việc và mọi người. Phải biết thấu hiểu và thông cảm
cho mọi người. Phải biết nhìn nhận mọi việc, để từ đó cư xử cho phù
hợp theo chiều hướng khách quan. Luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn sẻ
chia. Vì cuộc đời không phải ai cũng có hoàn cảnh số phận như nhau.
Câu 4: Biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần
ghi nhớ vì: Sống trên đời, mỗi người đều có một hoàn cảnh, một số
phận khác nhau; tính cách và cách suy nghĩ cũng không thể giống
nhau. Phải biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để cảm
nhận được sâu sắc những khó khăn thử thách của họ. Từ đó, mỗi
chúng ta sẽ có sự cảm thông và thấu hiểu.

Điểm
3.0
0.5

0.5


1.0

1.0

ĐỀ SỐ 2: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong quá trình phát triển, tre không ngừng sinh trưởng và phát triển bộ
rễ vững chắc trong suốt 4 năm dài, nhờ vậy, tre có thể chống đỡ toàn bộ cấu
trúc, trọng lượng và trụ vững trên mặt đất ngày này qua ngày khác. Hệ thống rễ
này cho phép tre tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất của tự nhiên.
11


Nhờ độ bền, sức mạnh và sự dẻo dai mà tre phát triển nhanh hơn so với những
loài cây thân gỗ khác. Với những loại tre khác, không có hệ thống gốc rễ vững
chắc, chúng vẫn có thể phát triển, tuy nhiên, chúng không thể có tuổi thọ lâu
dài.
Điều tương tự cũng xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn muốn đạt được
thành công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi thứ bạn mong
muốn, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc, đó là tính cách, giá trị, thái độ
sống của bạn. Tất cả đều bắt đầu từ phía bạn. Trở thành người phù hợp và làm
những việc đúng đắn, bạn sẽ đạt được những gì bạn muốn.
Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển của bản thân. Hãy tự tin bước đi
trên con đường đã chọn. Đừng bận tâm đến con đường của người khác, vội vã
chạy theo những thành quả trước mắt mà quên mất chất lượng cốt lõi bên trong.
Có thể trong khi bạn chưa có gì trong tay, người khác đã đạt được nhiều thành
tựu. Nhưng càng như vậy, bạn càng cần phải trang bị cho bản thân một nền
tảng thật vững vàng.
( />Hoàng Hoa
Theo Trí thức trẻ/Timewiser

1. Việc đưa ra quá trình phát triển của cây tre trong văn bản có tác dụng
gì?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu bạn
muốn đạt được thành công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi
thứ bạn mong muốn, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc, đó là tính cách,
giá trị, thái độ sống của bạn.
3. Tại sao người viết khẳng định: Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển
của bản thân.
4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do
chọn thông điệp đó.
ĐÁP ÁN: ĐỀ SỐ 2
Nội dung
Đọc - hiểu:
Câu 1: Tác dụng:
- Khẳng định tầm quan trọng của gốc rễ đối với cây tre.
- Từ đó liên hệ đến nền tảng để phát triển của con người.
Câu 2: Biện pháp tu từ cú pháp: liệt kê (Nếu bạn muốn đạt được thành
công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi thứ bạn mong
muốn...).
Tác dụng: tạo giọng điệu mang tính khơi gợi; chỉ ra những mong
muốn và điều kiện đạt được những mong muốn ấy.
Câu 3: Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển của bản thân. Vì:

Điểm
3.0
0.5
0.5

1.0
12



- Mỗi người sẽ hiểu rõ nền tảng, gốc rễ của bản thân để phác thảo
những định hướng đúng đắn.
- Chỉ có bản thân mới hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của mình để cố
gắng phấn đấu đạt được.
Câu 4: - Thông điệp tâm đắc: Hãy chú trọng đến giá trị cốt lõi bên
trong.
- Lý do:
+ Giá trị bên trong là những tiêu chí chính xác nhất để đánh giá về một
đối tượng.
+ Thông điệp giúp chúng ta rèn luyện cách nhìn từ tốn, thấu tỏ mọi
việc.

1.0

ĐỀ SỐ 3: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Một cô giáo ở Quảng Bình đã trừng phạt học sinh bằng cách ra lệnh cho
cả lớp mỗi người tát bạn 10 cái, ai tát nhẹ sẽ bị bạn tát lại. Sự đau đớn thật
không thể nào tả nổi, nhất là khi nhà trường và chính quyền xin gia đình không
làm to chuyện vì ảnh hưởng đến thành tích. Nhiều bài bình luận chĩa mũi dùi
vào vấn nạn bạo lực. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó không phải là gốc của vấn đề.
Bạo lực, từ khía cạnh tâm lý, nhìn chung, đều xuất phát từ sợ hãi.(...)
Trong lời trần tình, cô giáo sợ lớp mình bị xếp hạng cuối. Nhà trường sợ
mất thi đua. Chính quyền địa phương sợ bêu tiếng xấu. Và những đứa trẻ phải
tát bạn, chúng làm điều đó cũng vì sợ hãi: sợ bị lạc loài, sợ bị coi là cá biệt,nỗi
khát khao được trở thành một con cừu ngoan ngoãn. Và trên nhất, là sợ cô giáo.
Ngoài nỗi sợ, ngoài tâm lý số đông, còn lý do gì khác lý giải cả lớp đều
nghe theo lời cô giáo ở tình huống này? Có chăng tình huống một bộ phận các

em thấy nó "vô lý" mà "khước từ" yêu cầu của cô giáo? Trong tình huống này,
tư duy độc lập và khả năng phản biện cá nhân đã vắng bóng hoàn toàn. Chừng
nào còn quan niệm trẻ nào chăm chăm nghe ba mẹ, thầy cô mới là ngoan; lối
học truyền thụ một chiều còn duy trì thì không thể có tư duy cá nhân và tính
phản biện.(...)
Bạo lực không phải là vấn đề đau đớn nhất ở đây. Đó phải là sự sợ hãi.
Cách giải quyết không phải là thủ tiêu sự sợ hãi, mà là xác định lại đối tượng
của nó. Sợ hãi uy quyền một cách u mê có thể khiến ta thoái hoá, tàn nhẫn với
bản thân và đồng loại. Nhưng sự sợ hãi vì đi ngựợc lại lẽ phải sẽ khiến ta cất
lên tiếng nói phản kháng, góp phần làm cuộc sống của chính mình và xã hội tốt
đẹp hơn...”
(Trích “Những cái tát” - Nguyễn Phương Mai, dẫn theoVn Express, thứ
Hai, 26/11/2018).
Câu l: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến cho những đứa trẻ phải tát
bạn?
Câu 3: Phát hiện và phân tích hiệu quả tu từ trong các câu văn sau: Ngoài
nỗi sợ, ngoài tâm lý sổ đông, còn lý do gì khác lý giải cả lớp đều nghe theo lời
13


cô giáo ở tình huống này? Có chăng tình huống một bộ phận các em thấy nó
"vô lý" mà "khước từ" yêu cầu của cô giáo? Trong tình huống này, tư duy độc
lập và khả năng phản biện cá nhân đã vắng bóng hoàn toàn.
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Sợ hãi uy quyền một cách u mê
có thể khiến ta thoái hoá, tàn nhẫn với bản thân và đồng loại không? Vì sao?
ĐÁP ÁN: ĐỀ SỐ 3
Nội dung
Đọc - hiểu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Nghị luận/phương thức nghị luận

Câu 2: Theo tác giả, nguyên nhân khiến những đứa trẻ phải tát bạn là
vì: sợ hãi, sợ bị lạc loài, sợ bị coi là cá biệt, nỗi khát khao được trở
thành một con cừu ngoan ngoãn. Và trên nhất là sợ cô giáo.
Câu 3: Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ /lặp cú pháp có câu hỏi tu từ
Hiệu quả: Thể hiện sự trăn trở, day dứt của người viết về một hệ quả
giáo dục: thủ tiêu tư duy độc lập và khả năng phản biện của cá
nhân học sinh.
Câu 4: HS lí giải: Sợ hãi uy quyền một cách u mê có thế khiến ta thoái
hoá, tàn nhẫn với bản thân và đồng loại.
Có thể theo hướng làm rõ, đồng tình hoặc phản đối ý kiến nêu trên
nhưng cần thuyết phục có cơ sở và không lệch chuẩn đạo đức, văn hóa,
thẩm mĩ, pháp luật của xã hội hiện nay.

Điểm
3.0
0.5
0.5
1.0

1.0

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Qua thực tế giảng dạy với phương pháp như trên, học sinh lớp 12C11 và
12C13 đã có một bước tiến bộ rõ rệt. Những học sinh yếu, trung bình có khả
năng nhận biết và vận dụng kiến thức phần đọc - hiểu đề làm các bài kiểm tra
kháo sát chất lượng và bài kiểm trả định kì. Cụ thể:
- Nhận biết được các phép tu từ và nêu tác dụng, các phương thức biểu
đạt, các phong cách ngôn ngữ, các thể thơ, ...

- Nêu được nội dung của văn bản đọc - hiểu, đặt nhan đề cho văn bản.
- Viết được đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra
trong văn bản.
- Bày tỏ được quan điểm của bản thân và biết cách lí giải để bảo vệ quan
điểm của mình ...
Đây có thể được xem như là thành công bước đầu trong việc giảng dạy
môn Ngữ văn nói chung việc ôn luyện kiến thức và rèn kĩ năng làm phần Đọc
hiểu cho học sinh lớp 12 trong các đề kiểm tra định kì, đề khảo sát chất lượng và
đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
2.4.2. Kết quả cụ thể:
Kết quả cụ thể đối với 2 lớp dạy của năm học 2018-2019 qua ba bảng như
sau:
14


Bảng 1: Khi chưa được ôn luyện kiến thức và kĩ năng làm phần Đọc - hiểu:
Lớp
12C11
12C13

Sĩ số
41
33

Giỏi
SL
0
0

%

0
0

Kết quả đầu năm
Khá
TB
SL
%
SL
%
10
24.4
25
61.0
8
24.3
15
45.4

Yếu
SL
6
10

%
14.6
30.3

Bảng 2,3: Khi đã được ôn luyện kiến thức và kĩ năng làm phần Đọc - hiểu:
Bảng 2:

Lớp
12C11
12C13

Sĩ số
41
33

%
4.9
0

Kết quả học kì I
Khá
TB
SL
%
SL
%
20
48.7
17
41.5
15
45.5
14
42.4

%
12.2

3.0

Kết quả học kì II
Khá
TB
SL
%
SL
%
26
63.4
10
24.4
21
63.7
11
33.3

Giỏi
SL
2
0

Yếu
SL
2
4

%
4.9

12.1

Bảng 3:
Lớp
12C11
12C13

Sĩ số
41
33

Giỏi
SL
5
1

Yếu
SL
0
0

%
0
0

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Trong quá trình giảng dạy ôn luyện phần Đọc - hiểu trong đề thi THPT
Quốc gia, bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
- Yêu cầ học sinh đọc thật kĩ văn bản để phát hiện các yêu cầ cầu của câu

hỏi.
- Trả lời những câu hỏi dễ phát hiện trước vì các câu hỏi thường có sự
logic với nhau.
- Xử lí những yêu cầu từ nội dung văn bản đặt ra thật chính xác, tránh lạc
ý, lạc đề.
- Nắm chắc kiến thức phần tiếng Việt (Từ, câu, phong cách ngôn ngữ,
biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, ... )
- Thành thạo kĩ năng viết đúng chính tả, câu, đoạn văn chặt chẽ, thuyết
phục.
- Vững vàng về tri thức xã hội, thời sự, đời sống, ... để xử lí tình huống
theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra.
.....................
Trên đây là kết quả thực tế và là kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng thành
công trong quá trình giảng dạy trong năm học 2018-2019. Để học sinh làm tốt
phần đọc - hiểu nói riêng và bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nói chung không
chỉ đòi hỏi phương pháp giảng dạy của người giáo viên mà năng khiếu, ý thức
15


học và lòng yêu thích văn học của học sinh cũng là yếu tố rất quan trọng. Tuy
nhiên, phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp của giáo viên sẽ góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh, nhất là đối với môn
Ngữ văn. Tôi hy vọng phương pháp này sẽ được phổ biến và áp dụng thành
công ở nhiều giáo viên khác. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân tình
của bạn bè, đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị.
- Đọc- hiểu văn bản là một phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia
nhưng thực tế trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT chưa xuất
hiện một bài học riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ
năng dạy học kiểu bài này. Vậy thiết nghĩ Bộ giáo dục nên bổ sung tiết dạy về

kiểu bài Đọc - hiểu có tính đặc thù vào chương trình sách giáo khoa bậc THPT.
- Đối với nhà trường: thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, trao
đổi chuyên môn nhất là phương pháp đổi mới dạy học.
+ Cần đầu tư thêm tài liệu về môn văn để học sinh và giáo viên có thể tiếp
nhận các kiến thức mới một cách thường xuyên.
- Đối với tổ chuyên môn:
+ Thay đổi cách sinh hoạt chuyên môn không chỉ là dự giờ góp ý mà còn
tổ chức những chuyên đề học tập.
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa vừa nhằm củng cố
kiến thức vừa tạo được sự hứng thú cho học sinh học tập.
- Đối với giáo viên: Ngoài việc học tập để năng cao năng lực chuyên môn,
mỗi giáo viên phải nghiên cứu thêm một số kỹ năng mềm có thể phục vụ cho
quá trình giảng dạy làm sao để thu hút sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Vĩnh Lộc, ngày / / 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hương

16



×