Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một vài kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 20 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại
là phần có vị trí rất quan trọng bởi nó quyết định số điểm cao hay thấp trong
toàn bài thi của học sinh. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm
của cả bài mặc dù các phần còn lại có làm tốt đến mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0
điểm. Tuy nhiên, nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội
đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy, phần đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết
quả thi môn Văn của các em. Vì vậy việc định hướng để các em học sinh lớp 12
làm tốt phần đọc hiểu nói riêng và làm tốt cả bài thi của mình nói chung càng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Câu hỏi đọc hiểu là kiểu dạng câu hỏi khá mới mẻ được đưa vào đề thi
THPT Quốc gia ba năm nay nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng
trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng câu hỏi này cũng
không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Mặt khác kiến thức
đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình môn Ngữ văn từ THCS đến THPT.
Trường THPT Trần Khát Chân đóng ở địa bàn khu I Thị trấn Vĩnh Lộc,
huyện Vĩnh Lộc, ngôi trường mang tên vị danh tướng nổi tiếng đời nhà Trần,
thành lập mới được hơn mười năm, đội ngũ giáo viên đa số tuổi đời còn trẻ,
chưa có nhiều kinh nghiệm, đối tượng học sinh của nhà trường đầu vào rất thấp,
đã mất gốc kiến thức, học sinh thi vào đây chủ yếu với mong muốn để lấy được
tấm bằng tốt nghiệp rồi đi làm công ty, đi học nghề. Do đó mà không ít giáo viên
ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của nhà trường tỏ ra lúng túng khi hướng
dẫn học sinh làm bài. Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi
của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy và với tư cách của một người giáo viên có
nhiều năm ôn thi Tốt nghiệp, luôn trăn trở với nghề mình, đồng thời góp phần
tháo gỡ những khó khăn nói trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm
giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn”


2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhận diện, phân loại các câu hỏi đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.
- Nắm được phương pháp để làm dạng câu hỏi đọc hiểu.
- Rèn kĩ năng làm một số đề đọc hiểu cho học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng môn học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
1


3. Đối tượng nghiên cứu.
- Dạng câu hỏi đọc hiểu.
- Học sinh lớp 12 B3 và 12 B4 của Trường Trần Khát Chân.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và
có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi cái gì? Như
thế nào? Làm thế nào?
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái
quát, biện luận đúng, sai về lôgic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu
đạt.
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.

+ Mối quan hệ, ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích của tác giả.
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật…
Như vậy, đọc hiểu là quá trình người học thâm nhập vào văn bản để giải mã
các tầng ý nghĩa của văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực
cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT nói riêng cần quan tâm.
Nếu chúng ta không có trình độ, năng lực đọc thì ta không thể hiểu đúng, đánh
giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp
nhận, bồi đắp được tri thức nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ và cũng không có
cơ sở để sáng tạo.
Trong chương trình Ngữ văn của nước ta, hai loại văn bản được đưa vào để
dạy đọc hiểu là: Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật) và văn bản nhật dụng.

2


Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và
khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người,
được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng và thuộc về một
thể loại nhất định. Văn bản nhật dụng là loại văn bản có nội dung gần gũi, bức
thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện
đại. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác.
Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, bắt đầu từ
năm học 2013-2014, Bộ GD và ĐT chính thức đưa câu hỏi đọc hiểu vào đề thi
tốt nghiệp môn Văn. Khi có quyết định này rất nhiều học sinh, các thầy cô giáo
tỏ ra lúng túng vì cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên bản chất
của vấn đề không hoàn toàn mới. Bởi vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường

xuyên trong các bài giảng văn, phân tích văn. Các thầy cô vẫn cho học sinh tiếp
cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời,
nghĩa là đang diễn ra hoạt động đọc hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và
dạng câu hỏi đọc hiểu có những nét tương đồng và khác biệt. Nét tương đồng là
ở phương thức tiếp cận văn bản: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu. Còn nét khác biệt là
đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng
của giáo viên, còn câu hỏi đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo
của học sinh, nhằm đánh giá năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức
trong dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những
kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ năm học 2013- 2014, Bộ GD và ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh
giá. Đề thi môn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần đọc hiểu. Trong đề thi Tốt
nghiệp THPT, phần đọc hiểu chiếm 3/10 tổng điểm toàn bài.
Năm 2015, Bộ GD và ĐT hợp nhất hai kì thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh
vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung. Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn
(đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng khối C, D),
nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để
xét vào Đại học, Cao đẳng.
Phần đọc hiểu trong đề thi với thang điểm 3/10 (một văn bản với 3 câu hỏi
nhỏ) như năm 2014. Nhưng sang năm 2015 thay vì một văn bản với 3 câu hỏi
nhỏ, đề thi ra hai văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Đến năm 2016 cấu trúc đề
thi môn văn cũng không có gì thay đổi so với năm học trước.
Bước sang năm học 2016-2017, phần đọc hiểu vẫn với thang điểm 3/10
nhưng số câu hỏi lại chỉ còn bốn câu hỏi nhỏ.

3


Ngay từ khi Bộ GD và ĐT thông báo và hướng dẫn các trường THPT trên

toàn quốc thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong kì thi tốt
nghiệp THPT năm học 2013-2014. Vấn đề đọc hiểu thu hút sự chú ý của rất
nhiều các thầy cô và học sinh, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên
viên của Bộ GD và ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần đọc thì
một số thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng tải trên trang cá
nhân của mình những bài ôn tập đọc hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó còn
chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa có tính hệ thống.
Sang năm 2015 – 2016, vấn đề ôn luyện phần đọc hiểu vẫn là đề tài thu hút
sự chú ý của các thầy cô ôn thi và các em học sinh THPT. Một số cuốn sách
phục vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra mắt bạn đọc.
Cuốn Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê
Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề
luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cũng của tác giả Lê Quang Hưng, nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 có đề cập tới dạng câu hỏi đọc
hiểu. Song ở trong hai cuốn sách đó có đề đọc hiểu nhưng sách không cung cấp
kiến thức lý thuyết, hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu một cách chi tiết
cụ thể, bài bản mà chỉ hướng dẫn chung chung.
Năm học 2016-2017, cuốn Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ
văn của các tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Thị Thu Hiền, Phạm Thị
Huệ, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có đề cập tới các dạng câu hỏi đọc hiểu
nhưng cũng không có phần ôn tập kiến thức lí thuyết mà chỉ đưa ra gợi ý câu trả
lời câu hỏi cho phần này.
Vậy là dạng câu hỏi đọc hiểu đã xuất hiện liên tiếp trong các kì thi THPT
quốc gia. Các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề cập tới
tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia, tuy nhiên chưa có sách
nghiên cứu riêng phần đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức lí thuyết, bài
tập thường gặp trong đề đọc hiểu và cũng chưa phân loại hệ thống kiến thức để
học sinh dễ ôn tập.
3. Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
Phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn là một phần quan trọng, quyết định tới

điểm thi toàn bài, từ đó ảnh hưởng tới kết quả thi THPT Quốc gia của các em.
Đề thi có dạng câu hỏi đọc hiểu xuất hiện phong phú nhưng trong chương trình
sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thông lại chưa có một kiểu bài
dạy riêng để hướng dẫn cho các thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm
được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Vì vậy mà nhiều
giáo viên tỏ ra lúng túng, băn khoăn về việc cung cấp kiến thức lí thuyết như thế
4


nào, rèn luyện kĩ năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài
thi.
Đứng trước thực trạng đó, với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp ôn thi
THPT Quốc gia, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt
phần đọc hiểu trong kì thi THPT Quốc gia như sau:
3.1. Đọc và phân tích đề.
Muốn đạt điểm tối đa trong phần thi này, trước hết, học sinh phải đọc thật kỹ
văn bản đã cho. Xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu hỏi, mức điểm từng
câu, từng vế. Chú ý vào các từ “những”, “các” trong câu hỏi bởi nó bao hàm câu
trả lời có từ hai ý trở lên. Lưu ý đến các chi tiết ngoài lề của văn bản như: nhan
đề, tác giả, nguồn, năm ra đời thường cho ở cuối văn bản). Xác định xem văn
bản gồm bao nhiêu đoạn, bao nhiêu câu. Phân tích sự liên quan của các câu hỏi
vì có thể có sự gợi ý trả lời trong câu sau cho câu trước.
3.2. Ôn luyện kiến thức lý thuyết đọc hiểu.
Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những
dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi đọc hiểu trong đề thi. Trong đề
thi, câu hỏi đọc hiểu thường bao gồm ba nội dung chính:
- Kiểm tra kiến thức về biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ ngữ âm, từ vựng,
ngữ nghĩa, cú pháp trong văn bản và nêu tác dụng của chúng, dấu chấm câu,
chức năng của từng dấu; các phương thức biểu đạt, các loại phong cách ngôn
ngữ,...

- Kiểm tra đọc hiểu nội dung chính, các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý
nghĩa của văn bản, xác định chủ đề, bố cục, đặt tên cho văn bản,...
- Vận dụng: đề thi có thể bao gồm một số dạng như: từ chủ đề của văn bản, thí
sinh trình bày ý kiến bản thân liên quan đến chủ đề đó; trích một phần văn bản
và yêu cầu hoàn thiện nó; hoặc yêu cầu đưa thêm những ý kiến riêng của bản
thân ngoài quan điểm, chính kiến của tác giả văn bản,…
Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT
Quốc gia nói chung, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ôn thi
THPT Quốc gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên quan đến dạng câu hỏi đọc
hiểu khá rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào mà
nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên phải mất rất nhiều thời
gian để thu thập, thanh lọc, xử lý kiến thức để hướng dẫn học sinh dễ ghi nhớ.
Để tháo gỡ khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và phân loại kiên thức lý thuyết
có liên quan đến dạng câu hỏi đọc hiểu và hướng dẫn ôn tập cho học sinh. Đặc
biệt tôi hệ thống hóa các kiến thức lý thuyết thành những bảng hệ thống để giúp
các em dễ dàng nhận diện và khắc sâu kiến thức.

5


* Các phương thức biểu đạt.
Phương thức
biểu đạt
Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Thuyết minh


Nghị luận

Hành chính công vụ

Khái niệm

Thể loại

Trình bày các sự việc (sự kiện) có - Bản tin báo chí
quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. - Bản tường thuật, tường
(diễn biến sự việc)
trình
- Tác phẩm văn học nghệ
thuật (truyện, tiểu thuyết)
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính - Văn tả cảnh, tả người,
sự vật, hiện tượng, giúp con người vật…
cảm nhận và hiểu được chúng.
- Đoạn văn miêu tả trong
tác phẩm tự sự.
- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp
- Điện mừng, thăm hỏi,
tình cảm, cảm xúc của con người chia buồn.
trước những vấn đề tự nhiên, xã
- Tác phẩm văn học: thơ
hội, sự vật…
trữ tình, tùy bút.
- Trình bày thuộc tính, cấu tạo,
- Thuyết minh sản phẩm
nguyên nhân, kết quả có ích hoặc - Giới thiệu di tích, thắng

có hại của sự vật hiện tượng, để
cảnh, nhân vật
người đọc có tri thức và có thái độ - Trình bày tri thức và
đúng đắn với chúng.
phương pháp trong khoa
học.
- Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
luận, trình bày tư tưởng, chủ
- Xã luận, bình luận, lời
trương quan điểm của con người
kêu gọi.
đối với tự nhiên, xã hội, qua các
- Sách lí luận.
luận điểm, luận cứ và lập luận
- Tranh luận về một vấn
thuyết phục.
đề trính trị, xã hội, văn
hóa.
- Trình bày theo mẫu chung và
- Đơn từ
chịu trách nhiệm về pháp lí các ý - Báo cáo
kiến, nguyện vọng của cá nhân,
- Đề nghị
tập thể đối với cơ quan quản lí.

* Các loại phong cách ngôn ngữ.
6



TT
1

2

3

4

5

6

Phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt

Đặc điểm nhận diện
- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng
ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh
động, ít trau chuốt, nhằm trao đổi thông tin,
tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư
cách cá nhân
- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư
từ…
Phong cách ngôn ngữ báo - Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản
chí (thông tấn)
thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất
cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập
và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)

Phong cách ngôn ngữ
- Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội,
chính luận
người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến,
bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình
cảm của mình với những vấn đề thời sự
nóng hổi của xã hội.
Phong cách ngôn ngữ
- Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương,
nghệ thuật
không chỉ có chức năng thông tin mà còn
thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, từ
ngữ trau chuốt, tinh luyện…
Phong cách ngôn ngữ
- Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực
khoa học
nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học,
đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên
môn sâu.
Phong cách ngôn ngữ
- Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực
hành chính
giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao
tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân
với Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

* Các thao tác lập luận.
TT
1


2

Thao tác lập luận
Giải thích

Phân tích

Đặc điểm nhận diện
- Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một
cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của
mình.
- Chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành
nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ
7


3

Chứng minh

4

Bác bỏ

5

Bình luận

6


So sánh

lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối
tượng.
- Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để
làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục
người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề.
- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó
đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến, lập
trường đúng đắn của mình.
- Bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc, hiện
tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi /
hại,… để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù
hợp và có phương châm hành động đúng.
- Nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng
hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những
nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được
giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình
quan tâm.

* Các biện pháp tu từ.
Biện pháp tu từ
So sánh

Ẩn dụ
Nhân hóa
Hoán dụ
Điệp từ/ngữ/cấu trúc
Nói giảm/nói tránh
Thậm xưng /phóng đại

Câu hỏi tu từ
Đảo ngữ
Đối
Im lặng (…)
Liệt kê

Hiệu quả nghệ thuật
- Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể
tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm
xúc.
- Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, có giá
trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
- Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có
tâm trạng và có hồn hơn.
- Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những
liên tưởng ý vị, sâu sắc.
- Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm
- Làm giảm nhẹ đi sự đau thương, mất mát nhằm thể
hiện sự trân trọng.
Tô đậm ấn tượng về đối tượng.
Bộc lộ cảm xúc, thái độ.
Nhấn mạnh, gây ấn tượng về các sự vật, hiện tượng.
Tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho câu văn
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Diễn tả cụ thể, toàn diện.
8


* Các phép liên kết.
Các phép liên kết

Phép lặp từ ngữ
Phép liên tưởng

Phép thế
Phép nối

Đặc điểm nhận diện
- Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu
trước.
- Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/
trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã
có ở câu trước.
- Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay
thế các từ ngữ đã có ở câu trước
- Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối
kết)với câu trước

* Câu phân loại theo mục đích nói và cấu trúc ngữ pháp.
TT
1

2

Phân loại câu
Câu phân loại theo theo mục đích nói:
- Câu tường thuật (câu kể)
- Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu nghi vấn ( câu hỏi)
- Câu mệnh lệnh (cầu khiến)
Câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp:

- Câu đơn
- Câu phức/ Câu ghép

Nhận diện
- Tường thuật lại sự việc

- Bộc lộ cảm xúc, thái độ
- Dùng để hỏi
- Ra lệnh hoặc yêu cầu
- Có một cụm chủ vị
- Có từ hai cụm chủ vị trở lên

* Phân biệt các thể thơ.
TT
Các thể thơ
1
Các thể thơ dân tộc.
2

Các thể thơ Đường luật

3

Các thể thơ hiện đại

Nhận diện
– Thể lục bát: câu trên sáu, câu dưới tám.
– Thể song thất lục bát: cặp thất rồi đến cặp bát
– Các thể tứ tuyệt Đường luật: bốn câu, mỗi
câu bảy chữ

– Các thể thất ngôn bát cú Đường luật: tám
câu, mỗi câu bảy chữ
- Rất đa dạng và phong phú: năm tiếng, bảy
tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn
xuôi…câu thơ dài ngắn khác nhau.

9


* Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản
** Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề.
Văn bản là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, hài hòa về hình thức. Khi
hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung
chính của văn bản.
Đặt nhan đề cho văn bản cũng giống như nhà văn khai sinh ra đứa con tinh
thần của mình. Đặt nhan đề sao cho đúng, cho hay không phải là dễ. Vì nhan đề
phải khái quát được toàn bộ nội dung tư tưởng của văn bản, phải khái quát được
cái thần, cái hồn của văn bản. Học sinh chỉ có thể đặt tên được nhan đề cho văn
bản khi hiểu được nghĩa của nó. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
đọc kĩ văn bản để hiểu hết ý nghĩa của văn bản sau đó mới xác định nhan
đề. Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu lặp đi, lặp lại
nhiều lần trong văn bản.
Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn
văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch
thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp
thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay
song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn.
Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.
** Xác định nội dung chính của văn bản.
Muốn xác định được nội dung chính của văn bản, giáo viên cần hướng dẫn

học sinh căn cứ vào nhan đề của văn bản. Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc,
những câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ
khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản. Đối với văn bản là một đoạn, hoặc
một vài đoạn, việc cần làm là học sinh phải xác định được đoạn văn trình bày
theo cách nào. Xác đinh được kiểu trình bày đoạn văn học sinh sẽ xác định được
câu chủ đề nằm ở vị trí nào. Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung
chính của cả đoạn. Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra
các nội dung chính của đoạn văn bản đó.
** Xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.
Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình
ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải
phân tích vì sao lại như vậy. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ
đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng
cảm thụ thơ văn của học sinh.
* Dựa vào văn bản đã cho để đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân.

10


Trong đề đọc hiểu, phần câu hỏi này thường là câu cuối cùng. Sau khi các em
nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu trên, đến câu này là câu có tính chất liên
hệ mở rộng. Nó thuộc câu hỏi vận dụng. Học sinh dựa vào văn bản đã cho, bằng
sự trải nghiệm của bản thân để bày tỏ quan điểm, rút ra bài học có ý nghĩa. Phần
này giáo viên cần lưu ý cho các em trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
3.3 Một số lưu ý về phương pháp làm đề đọc hiểu.
Để bài làm của học sinh đạt kết quả cao, ngoài việc các em nắm vững kiến
thức lí thuyết để vận dụng vào làm bài thì kĩ năng trình bày, phương pháp làm
bài cũng rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào kết quả. Trước khi luyện đề
giáo viên cần lưu ý cho học sinh cách làm bài như sau:
a. Về trình bày.

Học sinh cần phải trình bày bài khoa học, không nên tẩy xóa, viết chèn dòng
trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng các kí hiệu thống nhất
với đề bài đã cho.
b. Về cách trả lời.
Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc văn bản để
chọn câu trả lời cho phù hợp. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác, đầy
đủ. Hỏi gì trả lời đó, không trả lời thừa.
Thực tế chấm thi cho thấy, nhiều học sinh làm phần đọc hiểu lan man, nhất là
những dạng câu hỏi: nêu nội dung chính, lý giải vì sao tác giả lại cho là vậy,
hoặc đưa ra ý kiến của bản thân,… có em viết gần một trang giấy. Các em làm
không đúng yêu cầu, vừa mất thời gian mà điểm số cũng không cao hơn được.
c. Thời gian.
- Nên giành thời gian cho phần đọc hiểu khoảng từ 20 đến 30 phút.
3.4. Luyện tập rèn kĩ năng đọc hiểu.
Sau khi giáo viên hướng dẫn các em có một hệ thống kiến thức lí thuyết liên
quan đến câu hỏi đọc hiểu và lưu ý các em về cách thức làm bài. Giáo viên cần
rèn kĩ năng làm các dạng đề đọc hiểu cho học sinh thông qua các bài tập.
Hệ thống bài tập giáo viên cung cấp cần đa dạng, bao quát được các dạng
kiến thức lý thuyết đã ôn tập. Các câu hỏi, bài tập đọc hiểu nên theo các mức độ
nhận thức của học sinh.
- Nhận biết: Câu hỏi thường ra về xác định đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt,
phong cách ngôn ngữ, chỉ ra các biện pháp tu từ, các chi tiết chính,….trong văn
bản; Nhận biết các thông tin được thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản;
Diễn đạt hoặc mô tả lại nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình.
- Thông hiểu: Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của văn bản; Sắp xếp, phân loại
được thông tin trong văn bản. Cắt nghĩa, lý giải nội dung, hiệu quả các biện

11



pháp tu từ, …có trong văn bản. Dựa vào nội dung văn bản để lý giải hoặc giải
quyết các tình huống, các vấn đề trong văn bản.
- Vận dụng: Viết một đoạn văn ngắn (từ năm đến bảy dòng) trình bày quan điểm
riêng của cá nhân theo yêu cầu của đề bài, vận dụng ý nghĩa hoặc bài học rút ra
từ văn bản để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, thể hiện được
những trải nghiệm của bản thân.
Giáo viên phát đề đọc hiểu và cho học sinh luyện tập, sau đó chữa từng đề cho
học sinh.
ĐỀ SỐ 1 – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15 - 41972 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác
phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho
con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một
không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể
đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên
nhiên.
(2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề
nhau hai bức ảnh minh hoạ có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất,
người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu
đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh thứ hai, người
ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người
đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ:
"Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.
(3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả
năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự
được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho
Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà
nhân loại có trong tay chính là tình yêu".
(Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004,
tr. 72 - 73)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Văn bản có ba đoạn, hãy nêu nội dung của từng đoạn?
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về "sức mạnh của con người" trong dòng chữ
chú thích dưới bức ảnh thứ hai?
Câu 4. Theo anh/ chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì?

12


Gợi ý trả lời các câu hỏi
Câu
1
2

3

4

Nội dung cần đạt
Điểm
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là nghị luận.
0.5
Văn bản có 3 đoạn, nội dung của từng đoạn.
0.75
- Đoạn (1) kể về vụ đắm tàu Titanic.
- Đoạn (2) kể về hai bức ảnh minh họa và lời chú thích được
đăng trên tờ báo xuất bản ở Anh sau vụ đắm tàu.
- Đoạn (3) bình luận về sức mạnh, sự vĩ đại của con người
thông qua sự việc nêu trên.
"Sức mạnh của con người" trong dòng chữ chú thích dưới 0.75

bức ảnh thứ hai có thể hiểu là sức mạnh của lòng vị tha, tình
yêu thương, của sự vượt thắng bản năng để nhường cơ hội
sống xót cho người khác.
Thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là:
1.0
- Tiến bộ khoa học giúp con người chinh phục thiên nhiên
nhưng không thể chế ngự được nó.
- Thiên nhiên có thể phá hủy những công trình vĩ đại do con
người làm ra nhưng không thể hủy diệt được sức mạnh tinh
thần, sức mạnh tình yêu nơi con người.

ĐỀ SỐ 2 – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
…Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe…
(Trích Bầm ơi - Tố Hữu)

13



Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra tác dụng của thể thơ đối
với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ?
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 4. Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của
người mẹ trong đoạn thơ?
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu
1

2
3
4

Nội dung cần đạt
Điểm
Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. Thể lục bát mang âm
1.0
hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phần thể hiện rõ nét
tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ
Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: phong cách nghệ thuật.
0.5
Nội dung chính của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất
0.5
vả và tình cảm của người con đối với mẹ
Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội
1.0
dưới bùn, ướt áo tứ thân.
Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ
lam lũ, vất vả.


ĐỀ SỐ 3 – ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng
quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh
những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền
tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của
tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất
cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận
được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận
dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.
(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu
Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta
quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất
nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc
sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ
những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có

14


lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ
yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.
(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề đoạn trích?
Câu 2. Vì sao tác giả của bài viết lại cho rằng: tất cả chúng ta cần phải hăng hái,
tự giác học lịch sử nước nhà ?
Câu 3. Đoạn văn trên tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4. Anh chị rút ra được bài học gì qua đoạn trích trên?
Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Câu
1

2

3
4

Nội dung cần đạt
Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Vấn đề nhìn
nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng
quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là
nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.
Tác giả cho rằng tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác
học lịch sử nước nhà vì :
+ Lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết
tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.
+ Lịch sử làm chúng ta tự hào và tin tưởng vào truyền thống
anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng
vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc.
Thao tác chủ yếu : Phân tích
Phải học lịch sử để hiểu về lịch sử quá khứ của dân tộc; học
lịch sử để không đánh mất quá khứ, bản sắc của đất nước….

Điểm
0.5

1.0

0.5

1.0

ĐỀ SỐ 4 – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau
Nếu có thể đo xương máu tiền nhân
Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được
Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt
Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng
Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…
Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ
Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù
Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả
Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa
15


Ào ạt mấy ngàn năm…
Thánh Gióng
Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà
Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt
Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa
Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc
Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam
Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng
Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng
Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút
Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu
Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát
Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu
Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa
Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão
Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.
(Tổ quốc, Nguyễn Thế Kỷ, http://thanhnien. vn/van-hoa)
Câu 1. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào?
Câu 2. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3. Phân tích giá trị của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm”.
Câu 4. Thông điệp của bài thơ là gì?
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu
1

2
3

4

Nội dung cần đạt
Các tác phẩm tự sự dân gian được nhắc đến: Con Rồng, cháu
Tiên; Sự tích quả dưa hấu; Thánh Gióng; Sự tích Hòn Vọng
Phu.
Thể thơ: Tự do. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Giá trị điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm”:
– Khẳng định lịch sử và truyền thống ngàn đời của dân tộc
chưa bao giờ đứt gãy.
– Khẳng định sức mạnh dân tộc và khao khát giữ gìn độc lập từ
ngàn xưa vẫn cuộn chảy mạnh mẽ.
– Nhấn mạnh nỗi đau chiến tranh.
Thông điệp: Niềm tự hào về Tổ quốc qua bao bão giông vẫn
vươn lên mạnh mẽ


Điểm
0.5

0.75
0.75

1.0

16


ĐỀ SỐ 5 – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
2.10.1971...Nhiều lúc mình không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ
rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến
với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa rồi
những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo...không biết
bao giờ mình sẽ trở laị những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể
lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?
Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được
nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại
lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào ? Có lẽ từ 9.3.71
tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.
...Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ có bạn:
Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu...Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong
ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu áo đỏ của lửa, của máu...
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì ? Ý nghĩa của
những hình ảnh đó ?
Câu 3. Tại sao tác giả viết: "Học bao lâu, mà đã làm gì được đâu, sống đã được
gì đâu?" ?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu
1
2

3

Nội dung cần đạt
- Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích: phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy: Ánh lửa cầu vồng; Màu
đỏ của lửa, của máu; Hồng cầu của trái tim.
- Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật
cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ
quốc ; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân
dân.
- Vì :

Điểm
0.5
0.75

0.75

17


4

+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó áp dụng vào cuộc sống.
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.
+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên
đường vì Tổ quốc.
Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống
hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc...

1.0

ĐỀ SỐ 6 – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ [...] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể
cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha
mẹ, anh em... thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những
mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành
ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao
biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng... Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có
một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái
trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi
dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương... Và
có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình
yêu đất nước.”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên ?
Câu 3. Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển

khai theo phương pháp nào?
Câu 4. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người
đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre,
mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu
1
2
3
4

Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Nội dung cần đạt
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận
Nội dung chính: bàn về vấn đề tình yêu đất nước được bắt
nguồn từ tình yêu gia đình, yêu quê hương.
Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Đoạn văn triển khai theo
phương pháp quy nạp.
Phân tích cấu trúc ngữ pháp

Điểm
0.5
0.75
0.75
1.0

18


+ Từ cái nôi gia đình: trạng ngữ

+ Mỗi người: chủ ngữ
+ Đều có........ bè bạn: vị ngữ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình kiểm định đề tài, với cách dạy bằng phương pháp đã nêu
trong đề tài vào lớp phụ trách, tôi thấy học sinh nắm kiến thức một cách chắc
chắn và dễ dàng hơn, khi làm bài kiểm tra đạt kết quả cao.
Năm học 2016 - 2017, tôi đã thử nghiệm đề tài này ở 2 lớp 12 có mức học
lực hoàn toàn như nhau, với hai phương pháp dạy khác nhau. Cụ thể:
- Lớp 12 B4 tôi dạy theo phương pháp của đề tài này.
- Lớp 12 B3 tôi dạy theo phương pháp khác.
Kết quả khi kiểm tra khảo sát phần đọc hiểu ở hai lớp này, s ố liệu thống kê
như sau:

Lớp

Sĩ số

12B3
12B4

33
34

2.5-3.0 điểm

1.5-2.0 điểm

1.0-1.5điểm

0-0.5 điểm


SL
3
6

SL
6
16

SL
24
12

SL
0
0

%
9
18

%
18
47

%
73
35

%

0
0

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Đọc hiểu là một phần thi bắt buộc được đưa vào kì thi THPT Quốc gia môn
Ngữ văn từ năm học 2013- 2014 nên đang là vấn đề được nhiều thầy cô và học
sinh quan tâm, nhất là học sinh lớp 12. Là giáo viên đang trực tiếp ôn thi lớp 12
với mong muốn để học sinh yêu thích môn văn học và đạt kết quả cao trong kì
thi sắp tới nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. Với các bước thực hiện như
hướng dẫn ở trên, tôi nhận thấy sau khi giáo viên ôn luyện lý thuyết cũng như
luyện đề cho học sinh các em không còn lúng túng khi làm phần đọc hiểu.
Trong khi nhiều thầy cô, nhiều học sinh vẫn đang lúng túng khi ôn luyện
phần đọc hiểu thì sáng kiến kinh nghiệm này có thể coi như cuốn tài liệu hữu ích
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, giúp các em học sinh lớp 12 tự tin khi làm
bài thi.
2. Kiến nghị.
Đọc hiểu văn bản một phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia nhưng
thực tế trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT chưa xuất hiện
một bài học riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ năng

19


dạy học kiểu bài này. Thiết nghĩ Bộ giáo dục nhân kì thay sách lần tới nên bổ
sung tiết dạy về kiểu bài đọc hiểu có tính đặc thù vào chương trình sách giáo
khoa bậc THPT.
Sở giáo dục đào tạo nên tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp ôn luyện
phần đọc hiểu để các thầy cô giáo được trao đổi, thảo luận về chuyên môn, để ôn
luyện cho học sinh dự thi THPT Quốc gia một cách tốt hơn, giúp học sinh tự tin

trong kì thi, đem lại kết quả học tập cao hơn.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, bản thân không thể tránh khỏi những
sai sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét của
Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Đinh Thị Duyên

20



×