Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 sai lầm lớn nhất khi thực hiện kế hoạch kinh doanh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.66 KB, 5 trang )




10 sai lầm lớn nhất khi
thực hiện kế hoạch kinh
doanh
Khi thực hiện lập một kế hoạch kinh
doanh, việc mắc phải những sai lầm là điều không tránh khỏi.
Dưới đây là những sai lầm đáng tiếc nhất và hoàn toàn có thể tránh được.
1. Nhầm lẫn trong mục đích kinh doanh: Không chỉ có các văn bản mà chính
kế hoạch kinh doanh cũng rất quan trọng. Bạn bỏ công sức vạch ra đường
hướng kinh doanh bởi chúng sẽ trở thành cách thức quản lý công việc. Lập
kế hoạch kinh doanh là một quá trình đặt ra những mục tiêu và tạo lập những
phương thức đánh giá và theo dõi mức độ tiến triển cũng như theo sát những
thay đổi trong suốt cả tiến trình thực hiện kế hoạch.
Bản thân kế hoạch kinh doanh mới chỉ là bước đi đầu tiên, vì thế nó cần phải
được xem xét và sửa lại thường xuyên. Việc in bản kế hoạch kinh doanh
không phải là một điều nên làm trừ phi bạn không còn lựa chọn nào khác,
thay vào đó, bạn nên lưu trữ nó trên mạng số.
2. Quyết thực hiện bằng được theo từng phần và từng bước đã vạch sẵn.
Kế hoạch kinh doanh có thể ví như một khối toàn vẹn do các phân tử cấu
thành. Hãy bắt đầu từ bất cứ đâu và luôn tiến tới. Hãy thực hiện những công
đoạn mà bạn ham thích nhất hoặc mang lại cho bạn những ích lợi tức thời
nhất.
Đó có thể là một chiến lược, khái niệm, những thị trường mà bạn nhắm đến,
những lời đề nghị làm ăn, các dự án, ý tưởng kinh doanh, tầm nhìn cho
tương lai, bất cứ điều gì có thể, hãy bắt tay vào ngay làm ngay từ bây giờ.
3. Nghĩ mình đã hoàn thành kế hoạch.Nếu bạn nghĩ kế hoạch kinh doanh
hoàn thành nghĩa là công việc kinh doanh của bạn cũng chấm hết. Bản kế
hoạch ở thời điểm này là những nét tóm tắt của những gì bạn đã vạch ra
trước đó. Kế hoạch kinh doanh cần được duy trì và thay đổi liên tục để phản


ánh những nhận định về tình hình luôn có sự biến chuyển.
4. Giữ kín kế hoạch kinh doanh với các đồng nghiệp.Đây là một cách
thức quản lý công việc mà bạn nên biết. Hãy dùng những phán đoán của bản
thân về những gì bạn đã chia sẻ với các đồng nghiệp, nhưng nên giữ bí mật
một số thông tin như lương bổng chẳng hạn.
Tuy nhiên, với những mục tiêu và các phương thức kinh doanh thì bạn nên
chia sẻ với đồng nghiệp để tạo nên tinh thần đồng đội và sự hợp tác làm việc
giữa mọi người trong tập thể. Điều này không có nghĩa là bạn để lộ kế hoạch
kinh doanh với người ngoài, trừ phi bạn phải làm như vậy trong các tình
huống như tìm kiếm nguồn vốn đầu tư chẳng hạn.
5. Nhầm lẫn giữa tiền mặt với lợi nhuận. Giữa hai khái niệm này có một
sự khác biệt lớn mà bạn cần biết. Nếu bạn chỉ trông đợi những khách hàng
có khả năng chi trả thì tình hình tài chính của công ty bạn có thể bị tê liệt
nhưng lại không hề ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được.
Việc nhập hàng chỉ lấy đi tiền mặt mà không hề làm thay đổi lợi nhuận. Lợi
nhuận là một khái niệm kế toán, trong khi tiền mặt lại là tiền cất trữ trong
ngân hàng. Bạn không dùng lợi nhuận để chi trả các hóa đơn mà phải dùng
tiền mặt.
6. Làm loãng đi những lựa chọn ưu tiên.Một kế hoạch kinh doanh nhấn
mạnh vào ba hay bốn ưu tiên hội đủ trọng tâm và khả năng thực hiện. Người
ta có thể dễ dàng hiểu được những điểm chính yếu này hơn là một danh sách
liệt kê tới 20 ưu tiên trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn.
7. Đánh giá quá cao những ý tưởng kinh doanh.Giá trị của một ý tưởng
không phải là bản thân ý tưởng đó mà chính là ở chỗ công việc kinh doanh
nhờ đó mà phát triển. Việc các nhân viên phải có mặt tại nơi làm việc mỗi
sáng, các cuộc gọi đến phải được trả lời, các sản phẩm mới phải được phát
triển, được đặt hàng và vận chuyển, các dịch vụ được thực hiện và khách
hàng chi trả các hóa đơn biến một ý tưởng đơn thuần thành một công việc
kinh doanh thực sự.
Hoặc bạn viết ra một kế hoạch kinh doanh cho thấy bạn đang xây dựng một

công việc kinh doanh từ ý tưởng khả thi, hoặc bạn sẽ nhanh chóng quên
bẵng nó đi. Chỉ một ý tưởng thôi chưa đủ để làm nên một công việc kinh
doanh quy mô lớn.
8. Né tránh những chi tiết nhỏ trong bản kế hoạch kinh doanh trong
vòng 12 tháng đầu tiên.Chi tiết ở đây có nghĩa là kế hoạch tài chính, những
dấu mốc, những nghĩa vụ và thời hạn hoàn thành công việc. Đảm bảo cho
dòng tiền luân chuyển là điều quan trọng bậc nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng
cần phải vạch ra một cách chi tiết việc phân công công việc cho nhân viên,
lên lịch và định rõ những việc sẽ diễn ra và những ai có trách nhiệm thực thi
những công việc ấy. những điều tưởng nhỏ nhặt này lại vô cùng quan trọng
mà thiếu đi chúng nghĩa là bạn đã lãng phí mất bản kế hoạch kinh doanh mà
bạn dày công thực hiện.
9. Dồn sức thực hiện những chi tiết trong kế hoạch kinh doanh vào
những năm tiếp theo.Đây không phải là vấn đề thuộc về mặt kế toán mà
thuộc về khía cạnh lập ra kế hoạch, điều này cũng có tầm quan trọng không
kém những chi tiết cần nêu ra trong thời điểm bắt đầu, nhưng càng về sau,
chúng càng ngốn nhiều thời gian của bạn.
Làm cách nào bạn có thể dự kiến dòng tiền hàng tháng cho ba năm tiếp theo
kể từ thời điểm này khi mà dự báo doanh thu còn nhiều biến động? Một điều
chắc chắn là bạn có thể lên kế hoạch cho năm, mười, thậm chí là hai mươi
năm nữa, nhưng điều đó là không thể nếu bạn định vạch ra kế hoạch chi tiết
hàng tháng quá năm đầu tiên. Không ai mong đợi và cũng chẳng ai tin tưởng
vào bản kế hoạch đó cả.
10. Đưa ra những dự đoán thiếu sức thuyết phục. Sẽ chẳng có ai tin vào
dự đoán của bạn về doanh số cao vọt một cách vô lý. Việc dự báo lợi nhuận
cao một cách bất thường nghĩa là bạn chẳng có hiểu biết thực tế nào về vấn
đề chi phí cả.

×