Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Doanh nghiệp nhỏ ''''ngạt thở'''': Vừa công, vừa thủ, thử thách sức bền ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.78 KB, 3 trang )

Doanh nghiệp nhỏ 'ngạt thở': Vừa công, vừa thủ, thử
thách sức bền
Năm ngoái, khi sức mua thị trường trong nước bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, hàng
hóa sản xuất ra bán không được, nhà phân phối ép giá, giá nguyên liệu gỗ đột
nhiên tăng lên gấp đôi, ông Hữu đã nghĩ đến phương án sử dụng nguồn gỗ tận thu
từ gốc và rễ cây để làm tượng, bình hoa, cũng như các đồ vật trang trí nội thất
khác.
Do biết cách nương theo dáng, thế tự nhiên của gỗ lũa gốc cây cho nên khoảng
một năm nay cơ sở sản xuất đồ gỗ Trần Văn Hữu đã liên tục làm ra những sản
phẩm có một không hai, vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh, vừa bán được hàng. Cũng
theo ông Hữu, trong bối cảnh nhiều cửa hàng kinh doanh đồ gỗ đóng cửa vì ế ẩm
thì sáu thầy trò ông không hề rảnh tay. "Khách hàng ở trong nước và nước ngoài
như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản tìm đến chúng tôi chủ yếu từ sự giới thiệu
truyền miệng nên cơ sở vẫn "sống khỏe" và cũng không có áp lực cạnh tranh gì
hết.
Vị giám đốc này còn cho biết thêm: trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm trang
trí được chế tác từ đá, hiện đã có tới 60% cửa hàng dẹp tiệm vì không tạo ra được
lợi thế cạnh tranh, trong khi trình độ thẩm mỹ, sự am hiểu về các loại đá tự nhiên
và đồ giả đá của người tiêu dùng đã được nâng lên rõ rệt.
"Nếu như Công ty SJC, PNJ đã và đang phát triển mạnh ngành công nghiệp nữ
trang vàng, thì chúng tôi chọn thị trường ngách ứng dụng sản phẩm đá quý (ruby,
sapphire), đá bán quý (thạch anh, gỗ hóa đá, mã não, caxidon ) kết hợp với bạc
làm nhẫn, dây chuyền, vòng đeo tay nhằm giúp người tiêu dùng đa dạng sự lựa
chọn ở phân khúc trung bình. Lợi thế của Ngũ Hành Sơn là nhà sản xuất trực tiếp,
làm thủ công, không tốn chi phí quảng cáo, giảm được nhiều khoản chi phí mà
những đơn vị làm thương mại không hề có được", ông Khiêm cho biết.
Tại Công ty cổ phần Vĩnh Cửu, quận 2, tình hình kinh doanh quí 1 gần như tê liệt,
hàng tồn kho tăng gấp năm lần so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, thị trường
xuất khẩu truyền thống là Nhật Bản và Thái Lan doanh số cũng giảm trầm trọng,
chỉ đạt 30% so với cùng kỳ do vẫn còn bị ảnh hưởng của thiên tai động đất và lũ
lụt năm 2011. Tuy nhiên, Công ty Vĩnh Cửu vẫn còn cầm cự được là nhờ vào thị


trường xuất khẩu mới và thị trường ngách trong nước đã được khai thác từ sáu
tháng cuối năm 2011.
Về thị trường xuất khẩu, Vĩnh Cửu đã tìm kiếm các khách hàng mới cũng tại Nhật
Bản nhưng cách xa khu vực ảnh hưởng của sóng thần hoặc các khách hàng mới ở
Chile, Ấn Độ, Úc, Phần Lan (các nước ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
châu Âu) và đặc biệt thâm nhập sâu vào thị trường Campuchia Nhờ đó doanh số
quí 1-2012 của Vĩnh Cửu vẫn tăng trưởng 22% so với cùng kỳ 2011. Mặt khác,
bằng các giải pháp tiết giảm chi phí mà đơn vị này cũng tạm vượt qua khó khăn
của quí 1.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cùng cho rằng, con đường
duy nhất để họ tồn tại là vẫn tiếp tục đầu tư và phát triển sản phẩm mới. Họ lập
luận rằng có tung ra sản phẩm mới thì mới bán được hàng, có nguồn tiền lưu động
và tiếp tục cầm cự trong tình hình suy thoái kinh tế.
Đột phá ý tưởng để tìm cơ may
Mặc dù biết rõ sản xuất kinh doanh năm nay khó lòng đạt được kết quả như kỳ
vọng, thế nhưng Công ty Vĩnh Cửu vẫn tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm 15
mẫu mã mới và sẽ lần lượt tung ra trong những tháng còn lại của năm 2012. Đó là
những sản phẩm đá trang trí cảnh quan, gạch không nung.
Các doanh nghiệp sản xuất đồ trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ cũng đang đối
diện với sự cạnh tranh mang tính sống còn nếu không chú trọng việc đầu tư thiết
kế mẫu, sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới và quan trọng hơn hết là không được
tăng giá bán dù chi phí đầu vào liên tục leo thang.

×