Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CHUYÊN ĐỀ:MÔ THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG……………








Chuyên đề

MÔ THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP






đào minh đức, 02.02.2011
1
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH LONG
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP
Chuyên đề
MÔ THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP
TS. Đào Minh Đức
1. Tóm tắt 01
2. Sáng kiến đổi mới và tài sản trí tuệ 02
3. Đối tượng sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ 03


4. Các đơn vị tài sản trí tuệ trong các mặt hoạt động khác nhau của doanh nghiệp 06
5. Các rủi ro thường gặp liên quan đến các tài sản trí tuệ 09
6. Một số đặc điểm của hoạt động quản trị tài sản trí tuệ 13
7. Một mô thức tổ chức hoạt động quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp 15
8. Một số kết quả ban đầu trong việc tổ chức hoạt động nghiên cứu và thực hành về
quản trị tài sản trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
21
9. Kết luận 22
1. Tóm tắt
Quản trị tài sản trí tuệ là một trong các lĩnh vực quản trị chuyên ngành tương đối mới, xuất
hiện tại các nước phát triển từ thập niên 1990s, nhưng chưa được nghiên cứu và áp dụng một cách
có hệ thống tại Việt Nam.
Theo yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm với một số doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, bài viết giới thiệu
một số đúc kết ban đầu qua các hoạt động nghiên cứu và thực hành của tập thể thành viên tham
gia Chương trình Đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
phối hợp cùng Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thuộc Bộ KH&CN tổ chức, bắt đầu từ
tháng 5.2008, với sự hỗ trợ chuyên môn của nhiều chuyên gia, công chức thuộc nhiều tổ chức
khác nhau như: Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ, Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền Tác
giả, Văn phòng Đại diện Cục Trồng trọt, Văn phòng Đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh… tại
TP.HCM, Trung Tâm Internet Việt Nam, Hội Sở hữu Trí tuệ TP.HCM , nhằm góp phần triển
khai Chương trình Hỗ trợ Phát triển Tài sản trí tuệ đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt theo
đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ.
đào minh đức, 02.02.2011
2
2. Sáng kiến đổi mới (innovation) và tài sản trí tuệ (intellectual asset - IA)
Trước hết, trong hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp, bên cạnh các công việc đều đặn
tuân thủ theo các quy trình đã được hoạch định, luôn luôn có thể xuất hiện các khó khăn cần phải
khắc phục hoặc các tình huống ngoài dự liệu phải được xử lý, đòi hỏi người lao động ở các vị trí
liên quan phải suy nghĩ và tìm ra các cách thức, biện pháp giải quyết. Các giải pháp hữu dụng
mới nảy sinh đó được gọi chung là các sáng kiến đổi mới (innovation)

1
. Cụ thể, Chủ tịch Hội
đồng quản trị có thể phát hiện một cơ hội đầu tư mới trên sân gôn, Trưởng Phòng Kỹ thuật trong
một lần lướt web có thể tìm thấy một sáng chế ở nước ngoài có giá trị khai thác thương mại tại thị
trường nhiều nước khác mà chủ sở hữu sáng chế đã không quan tâm đến và cũng không còn cơ
hội đăng ký bảo hộ tại các thị trường đó, một nhà thiết kế (designer) trong một phút ngẫu hứng có
thể phác họa một mẫu thiết kế sẽ trở thành một trong các chỉ dẫn thương mại quan trọng nhất
trong phong cách kinh doanh (corporate identity) của công ty, một nhân viên marketing đang mải
miết quan sát cách trình bày và thái độ chọn mua của khách trước quầy hàng trong siêu thị có thể
bật ra trong đầu một tên nhãn hiệu (brand name) mới có tính phân biệt cao và độ gợi nhớ tốt giúp
tiết giảm chi phí truyền thông trong giai đoạn đầu xâm nhập thị trường cho một sản phẩm mới,
một công nhân cơ khí thành thạo có thể chợt chú ý và phát hiện sự thay đổi đôi chút trong độ
cong của một chi tiết máy đã làm tăng độ ổn định ở đầu ra của một dây chuyền ngoại nhập sử
dụng nguyên, vật liệu nội địa…
Dòng sáng kiến đa dạng đó, một khi được bộc lộ ra và cụ thể hóa theo một quy trình quản trị
thích hợp, sẽ là các tri thức mới hòa thêm vào dòng dữ liệu (data), dòng thông tin (information)
và dòng tri thức (knowledge) hiện có trong tổ chức, giúp bổ sung và phát triển không ngừng
dòng tài sản trí tuệ (intellectual asset - IA) của doanh nghiệp.
Có thể giải thích chi tiết hơn hai thuật ngữ “tài sản” và “trí tuệ” trong khái niệm “tài sản trí
tuệ” như sau:
“Tài sản” theo nghĩa pháp lý được phân thành bốn dạng: tiền, vật, giấy tờ có giá và “quyền
tài sản”
2
. “Quyền tài sản” là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi trong giao dịch

1
Thuật ngữ “innovation” được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành khác nhau hiểu và diễn giải theo một số cách
khác nhau, phù hợp với góc độ chuyên môn của mỗi giới. Trong quản trị sản xuất/cung ứng dịch vụ, “innovation”
có thể được dịch đơn giản là “sáng kiến” bao gồm cả sáng kiến kỹ thuật và sáng kiến kinh doanh (pháp luật về
sáng kiến của Việt Nam trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa dùng cụm từ “sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý

hóa sản xuất). Trong quản trị công nghệ, “innovation” thường được hiểu là các giải pháp cụ thể hóa các sáng
chế (invention) vào sản xuất/cung ứng dịch vụ. Gần đây, ở góc độ quản lý vĩ mô, nhiều người đang sử dụng
thuật ngữ “innovation” với ý nghĩa là các “giải pháp đổi mới” mang tính hệ thống. Để có thể dung hợp được
nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xây dựng lĩnh vực nghiên cứu về quản trị tài sản trí tuệ (intellectual asset
management) tại Việt Nam, người viết sử dụng thuật ngữ “sáng kiến đổi mới” mà trong bối cảnh quản trị vi mô,
có thể gọi vắn tắt là sáng kiến.
2
Theo Điều 163 Bộ Luật Dân sự
đào minh đức, 02.02.2011
3
dân sự (như quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê mướn cầu thủ, thỏa thuận gia công ), kể cả quyền
sở hữu trí tuệ

3
. Quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể
4
bao gồm ba khía cạnh: quyền chiếm
hữu tài sản
5
, quyền sử dụng tài sản
6
và quyền định đoạt tài sản
7
.
“Trí tuệ” trong “tài sản trí tuệ” dùng để chỉ các sản phẩm trí tuệ, thường được trình bày một
cách đầy đủ, rõ ràng hoặc bộc lộ một phần trên rất nhiều tài liệu quen thuộc trong doanh nghiệp
như: bản vẽ kỹ/mỹ thuật), đồ án thiết kế/bố trí mặt bằng/công trình kiến trúc…, bản mô tả quy
trình kỹ thuật/sản xuất/tác nghiệp…, bản báo cáo thông tin/sưu tập dữ liệu/ cơ sở dữ liệu, phương
án kỹ thuật/tác nghiệp/tổ chức sản xuất/tiếp thị/bán hàng/tài chính…
Theo đó, có thể tạm định nghĩa: “tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp là bất kỳ các dữ liệu,

thông tin hoặc bí quyết, tri thức nào mà một doanh nghiệp có thể sở hữu hoặc chiếm hữu một
cách hợp pháp, thông qua hoạt động sáng kiến đổi mới bên trong doanh nghiệp hoặc tiếp nhận
chuyển giao từ bên ngoài.
Một tài sản trí tuệ có thể được nhận biết tách biệt với các đơn vị tài sản khác (thí dụ, một quy
trình công nghệ là tách biệt với dây chuyền thiết bị áp dụng quy trình công nghệ đó), có vòng đời
công nghệ, vòng đời pháp lý hoặc vòng đời kinh doanh độc lập, sau đây sẽ được gọi là một đơn
vị tài sản trí tuệ.
3. Đối tượng sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property right – IPR)
Trong dòng sáng kiến đổi mới từ bên trong doanh nghiệp, có những sáng kiến chỉ có tác
dụng cục bộ hoặc nhất thời mang tính kinh nghiệm chuyên môn cho một chức danh/vị trí lao
động cụ thể; có những sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi hơn trong cả doanh nghiệp hoặc có giá
trị khai thác trong ngắn hạn hay trung hạn; có những sáng kiến lại có thể áp dụng lâu dài hoặc đại
trà trong ngành, nghề và cần được bảo vệ thích đáng nhằm hạn chế khả năng sao chép để nhảy
vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh Mỗi sáng kiến khả dụng đều có thể là một đơn vị tài
sản trí tuệ theo định nghĩa bên trên.
Một đơn vị tài sản trí tuệ nếu có tính mới ở mức độ nhất định với vòng đời và giá trị
thương mại lâu dài có thể trở thành một đối tượng sở hữu trí tuệ phù hợp với các định nghĩa
tương ứng của pháp luật sở hữu trí tuệ về: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý, quyền tác giả (copyright), giống cây trồng
8
.

3
Theo Điều 181 Bộ Luật Dân sự
4
Theo Điều 164 Bộ Luật Dân sự
5
Được định nghĩa tại Điều 182 Bộ Luật Dân sự
6
Được định nghĩa tại Điều 192 Bộ Luật Dân sự

7
Được định nghĩa tại Điều 195 Bộ Luật Dân sự
8
Các định nghĩa này này được đưa ra tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ
đào minh đức, 02.02.2011
4
Tập hợp các đối tượng sở hữu trí tuệ mà một doanh nghiệp nắm giữ được gọi là tập đối
tượng sở hữu trí tuệ (IP Portfolio) của doanh nghiệp đó. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện
hành quy định có ba nhóm đối tượng sở hữu trí tuệ sau
9
:
¾ Đối tượng của quyền tác giả là các loại tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; đối
tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
¾ Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý;
¾ Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng: là vật liệu nhân giống và vật liệu thu
hoạch
Một đối tượng sở hữu trí tuệ nếu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ độc quyền tương ứng của
pháp luật sở hữu trí tuệ và được doanh nghiệp xúc tiến đầy đủ các biện pháp hoặc thủ tục bảo hộ
thích ứng, sẽ giúp xác lập một quyền sở hữu trí tuệ (IPR) cho doanh nghiệp như: bằng độc
quyền sáng chế, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu…
Theo đó, các đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền sở hữu trí tuệ là hai nhóm tài sản trí tuệ
đặc biệt. Một doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ, nhưng nếu chưa quan
tâm đến việc vận dụng pháp luật sở hữu trí tuệ để biến các đối tượng sở hữu trí tuệ đó thành các
độc quyền thương mại và do vậy, không xúc tiến các thao tác hoặc thủ tục tương ứng theo quy
định của pháp luật sở hữu trí tuệ, sẽ không có được quyền sở hữu trí tuệ đối với chính các đối
tượng sở hữu trí tuệ đó. Nói một cách khác, có thể coi như doanh nghiệp đã tự từ bỏ một tài sản
(dưới dạng quyền tài sản) đối với thành quả của quá trình sáng tạo hoặc đầu tư cho sáng tạo của

chính mình.
Khác biệt quan trọng nhất của các quyền sở hữu trí tuệ so với các tài sản trí tuệ khác, nói
theo ngôn ngữ quản trị, là độc quyền sử dụng trong thương mại
10
: chưa được sự cho phép của
(các) chủ sở hữu, không một chủ thể nào khác được phép sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ tương
ứng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các lãnh thổ đã được bảo hộ.
Hai ví dụ sau đây minh họa phần nào tác dụng của các quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động
marketing.

9
Theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ
10
Ngôn ngữ pháp lý sử dụng cách phát biểu chặt chẽ hơn, theo đó, quyền sở hữu trí tuệ là “quyền phủ định” hành
vi sử dụng của các chủ thể khác đối với đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ
đào minh đức, 02.02.2011
5
Giả định doanh nghiệp X muốn tung ra thị trường một sản phẩm mới. Nếu không vận dụng
đến các độc quyền sở hữu trí tuệ, ngay trong giai đoạn đầu xâm nhập thị trường, hàng loạt vấn đề
tiếp thị quen thuộc sẽ được đặt ra như: nên tung sản phẩm ra ở quy mô nào? Nếu chỉ tung loạt
nhỏ để kiểm nghiệm thực tế về nhu cầu (need) và ý thích (wants) của khách hàng và may mắn là
sản phẩm mới được thị trường hưởng ứng, các đối thủ cạnh tranh sẽ nhận biết ngay được thời cơ
kinh doanh mới và nếu họ lại mạnh hơn về lợi thế thương mại, lợi thế công nghệ, lợi thế tài chính
hoặc lợi thế hình ảnh, doanh nghiệp X có thể sẽ không kịp xác lập được thị phần kỳ vọng. Ngược
lại, nếu doanh nghiệp X đã tổ chức nghiên cứu thị trường (vốn khá tốn kém), ghi nhận được các
đánh giá lạc quan và quyết định sẽ tung sản phẩm trên quy mô lớn nhằm tạo rào cản ban đầu đối
với các đối thủ cạnh tranh; sau đó, mức độ hưởng ứng thực tế của khách hàng mục tiêu lại không
đạt kỳ vọng, kế hoạch doanh thu trong ngắn và trung hạn sẽ gặp vấn đề lớn.
Đây là một trong các thách thức thường gặp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng gánh
nặng marketing này có thể được giảm nhẹ nếu doanh nghiệp X quan tâm xác lập quyền sở hữu trí

tuệ đối với sáng chế hoặc/và kiểu dáng công nghiệp hoặc/và giống cây trồng hoặc/và quyền tác
giả hoặc/và nhãn hiệu có thể có… đối với sản phẩm mới đó. Thí dụ, với ngày ưu tiên được ghi
nhận trên các đơn đăng ký hợp lệ đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… liên
quan, doanh nghiệp X đã tạo dựng được một lợi thế pháp lý
11
ban đầu để có thể yên tâm xúc
tiến chiến dịch tung sản phẩm mới ở bất kỳ quy mô nào, với bất kỳ mức giá nào
12
mà doanh
nghiệp cho là phù hợp nhất, mà chưa cần phải bận tâm đến các phản ứng ngắn hạn của các đối
thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ càng thể hiện rõ hơn vai trò của một lợi thế
pháp lý trong việc bảo vệ các cơ hội đầu tư. Giả định, cũng doanh nghiệp X khi chào thử một
mẫu hàng thủ công mỹ nghệ mới qua thị trường một số nước phát triển và may mắn nhận được
tín hiệu đáp ứng lạc quan từ thị trường quốc tế, thể hiện qua các đơn đặt hàng ngày càng nhiều.
Ứng xử truyền thống của doanh nghiệp X thường là tiếp tục khai thác hoặc nếu cần thì mở rộng
năng lực sản xuất hiện hữu để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, nếu chú ý đến việc mẫu hàng mới đó
có thể được bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne tại trên 160 nước khác trên thế giới,
doanh nghiệp X có thể vận dụng thêm một phương thức kinh doanh khác: chọn lựa một hoặc một
số đối tác cùng ngành nghề tại từng nước sở tại, đàm phán cấp quyền sử dụng (hợp đồng li-xăng
độc quyền/không độc quyền) đối với tác phẩm của mình cho đối tác đó để họ đảm nhiệm khâu tổ
chức sản xuất và tiếp thị và chia lại lợi nhuận bằng cách trả phí bản quyền (royalty) cho doanh

11
Thay vì tìm cách củng cố lợi thế thương mại thông qua kênh phân phối (distribution channel) hoặc chính sách
giá (pricing policy) theo các phương án marketing truyền thống
12
Trong khuôn khổ quy định của pháp luật về giá và pháp luật về cạnh tranh
đào minh đức, 02.02.2011
6

nghiệp X theo mức thỏa thuận trong hợp đồng li-xăng. Khi này, hàng loạt vấn đề truyền thống
trong việc tổ chức sản xuất trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài có thể được giảm nhẹ: sự biến
động của giá cả nguyên/vật liệu, các quy định về bảo vệ môi trường, tỷ giá hối đoái, vận tải và
giao nhận hàng hóa, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), kiện tụng chống phá giá, kênh
phân phối trên thị trường hải ngoại…
Theo đó, bài toán mới đối với doanh nghiệp X sẽ trở thành: phân tích hiệu quả và rủi ro tài
chính của phương án sản xuất – tiếp thị truyền thống với phương án kinh doanh tài sản trí tuệ mà
trong trường hợp này là khai thác thương mại quyền tác giả đối với tác phẩm.
Người quan tâm cũng nên chú ý thêm rằng, bên cạnh việc điều chỉnh các quá trình xác lập,
bảo vệ và chuyển giao quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, pháp luật sở hữu trí tuệ
cũng có các quy định bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả và đồng tác giả
đã tạo ra các đối tượng sở hữu trí tuệ đó trong mối quan hệ giữa họ với chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ (cụ thể như: quyền đứng tên trên văn bằng độc quyền, quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền
nhận thù lao hoặc giải thưởng liên quan…).
4. Các đơn vị tài sản trí tuệ trong các mặt hoạt động khác nhau của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế tri thức, các tài sản trí tuệ có xu thế chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng nguồn lực và tổng giá trị của một doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ được vận dụng đến hàng
ngày và cũng không ngừng phát sinh mới tại nhiều vị trí lao động chuyên môn khác nhau, trong
nhiều khâu tác nghiệp khác nhau, trong mối quan hệ với nhiều đối tác kinh doanh khác nhau. Có
thể hình dung chi tiết hơn quá trình này dọc theo các khâu trong một chuỗi giá trị (value chain)
sản xuất hàng hóa/cung ứng dịch vụ của một doanh nghiệp như sau:
Trong khâu chuẩn bị sản xuất, các đơn vị tài sản trí tuệ thường xuyên được vận dụng đến
hoặc có thể phát sinh mới như: các bí mật kinh doanh về danh sách của một số nhà cung ứng đặc
biệt hoặc phương thức giao nhận – thanh toán một số vật tư đầu vào đặc biệt, các bí mật kinh
doanh hoặc sáng chế về quy trình nhập/lưu/xuất kho, các sáng kiến cải tiến hoặc các sáng chế mới
đối với các phương tiện/công cụ hoặc quy trình xếp dỡ/bảo quản/vận chuyển/kiểm tra/ lưu kho,
các sáng chế về thiết kế cấu trúc hệ thống hoặc giải thuật đối với phần mềm quản lý vật tư
hoặc/và chương trình máy tính tương ứng…
Trong khâu tổ chức sản xuất, các đơn vị tài sản trí tuệ thường xuyên được vận dụng đến
hoặc có thể phát sinh mới như:

+ Các sáng kiến hoặc sáng chế về xử lý nguyên/vật liệu, về cải tiến/thiết kế mới đồ gá/công
cụ/mạch điện-điện tử/thiết bị, về cải tiến/thiết kế mới các quy trình sản xuất/tác vụ, về cải tiến
tính năng sản phẩm hoặc thiết kế sản phẩm mới theo yêu cầu từ khâu tiếp thị và bán hàng…;
đào minh đức, 02.02.2011
7
+ Các bí mật kinh doanh trong phương án bố trí mặt bằng/phân công lao động/kết nối thao
tác/dây chuyền/thiết bị,…;
+ Các sáng chế phần mềm hoặc/và chương trình máy tính tương ứng để xử lý các chuỗi
thông tin kỹ thuật/tác vụ trên các công đoạn sản xuất…;
+ Trong các ngành kinh doanh dịch vụ (lưu trú, vận chuyển, giải trí, truyền thông, ngân
hàng, bảo hiểm…): các sáng chế phần mềm hoặc/và chương trình máy tính tương ứng để thu
thập, phân nhóm và xử lý thông tin về khách hàng cùng đặc điểm sử dụng dịch vụ của họ
(customer records), các giải pháp kỹ thuật/tổ chức để cải tiến các công đoạn khác nhau trong các
quy trình dịch vụ… , các tác phẩm hoặc kiểu dáng công nghiệp đối với các mẫu thiết kế để nâng
cao tính năng/phong cách của các phương tiện cung ứng dịch vụ (thiết kế không gian, trang bị
nội/ngoại thất, dụng cụ phục vụ, dụng cụ trang trí, hệ thống thông tin…);
+ …
Trong khâu tiếp thị - bán hàng, các đơn vị tài sản trí tuệ thường xuyên được vận dụng đến
hoặc có thể phát sinh mới như:
+ Thương hiệu (tên giao dịch của doanh nghiệp – trade name/house mark/corporate brand)
và lô-gô (biểu tượng kinh doanh của doanh nghiệp), cùng các chỉ dẫn thương mại tạo nên các ấn
tượng liên kết giúp phong phú hóa và khắc họa sâu phong cách kinh doanh của doanh nghiệp
(corporate identity) như: màu sắc chủ đạo, các mẫu thiết kế kiến trúc, các mẫu thiết kế các
phương tiện và giấy tờ giao dịch, các hoa văn/họa tiết/giai điệu đi kèm;
+ Các nhãn hiệu (brands) phục vụ các dòng hàng hóa/dịch vụ hoặc các phân mảng thị trường
của từng dòng hàng hóa/dịch vụ khác nhau;
+ Các chỉ dẫn thương mại có liên quan để tạo nên các ấn tượng liên kết (brand associations)
giúp phong phú hóa và khắc họa sâu phong cách của mỗi nhãn hiệu (brand identity) như: các mẫu
thiết kế nhãn hàng hóa (label) và các mẫu thiết kế bao bì dùng cho nhãn hiệu, các hoa văn/họa
tiết/màu sắc chủ đạo/giai điệu/nhân vật hoạt họa/hình ảnh được sử dụng tương đối ổn định qua

các vòng đời nhãn hàng hóa/bao bì để duy trì nét nhất quán trong phong cách của nhãn hiệu (core
identity); các hoa văn/họa tiết/màu sắc chủ đạo/giai điệu/nhân vật hoạt họa/hình ảnh đi kèm với
nhãn hiệu trong ngắn hạn để đáp ứng với bối cảnh kinh doanh (như theo ý thích của khách hàng)
và môi trường cạnh tranh (như theo ứng xử của các đối thủ cạnh tranh)…;
+ Phim ảnh, tờ rơi, bích chương, khẩu ngữ (slogan) hoặc các tài liệu khác sử dụng trong các
chiến dịch truyền thông cho thương hiệu, cho các nhân vật hoặc sự kiện giúp khắc họa hình ảnh
về doanh nghiệp (corporate image), hoặc để xây dựng hình ảnh của (các) nhãn hiệu (brand
image);
đào minh đức, 02.02.2011
8
+ Các kiểu dáng công nghiệp hoặc tác phẩm đối với các mẫu thiết kế mang tính cải tiến sản
phẩm hiện hữu hoặc đưa ra sản phẩm mới (product concept/service concept)…;
+ Các sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị hoặc khác biệt hóa phong
cách của các dịch vụ hậu mãi; các tác phẩm viết hoặc đồ họa hỗ trợ hành vi tiêu dùng như sổ tay
hướng dẫn sử dụng, sổ tay hướng dẫn bảo trì…;
+ Các bí mật kinh doanh về danh sách khách hàng, đặc điểm tiêu dùng của khách hàng, đặc
biệt là khách hàng thân thiết (mức độ/kết cấu/sở thích/cách thức… tiêu dùng);
+ Các tác phẩm sử dụng trên trang web của doanh nghiệp hoặc trang web của các nhãn hiệu
trong thương mại điện tử như: các giao diện với người sử dụng (user interface), chương trình máy
tính có liên quan, các hình ảnh, mẫu thiết kế, đồ biểu, bài viết… chuyển tải thông tin, các sáng
chế liên quan đến tính năng hoạt động của trang web (sofware patent) hoặc phương thức kinh
doanh (business model patent) được thực hiện thông qua trang web…;
+ Các bí mật kinh doanh đối với các thông tin phân tích đối thủ cạnh tranh như: mũi nhọn
R&D, tập đối tượng sở hữu trí tuệ, kết cấu phổ sản phẩm hoặc/và dịch vụ, chính sách giá cả,
chiến lược và chiến thuật tổ chức kênh cung ứng /kênh phân phối, cách thức đáp ứng cạnh
tranh…
+ …
Trong các khâu tham mưu, hoạch định và hỗ trợ kinh doanh như: kế hoạch, tài chính,
nhân sự, quản trị chất lượng, công nghệ thông tin, hành chính tổng hợp…, các đơn vị tài sản trí
tuệ thường xuyên được vận dụng đến hoặc có thể phát sinh mới như:

+ Các tác phẩm dưới dạng các quy chế, quy định, điều lệ khác nhau trong sản xuất/cung ứng
dịch vụ, quản trị chất lượng, an toàn lao động, xây dựng văn hóa kinh doanh…;
+ Các tác phẩm bộc lộ qua hoặc các bí mật kinh doanh hàm chứa trong các loại sổ tay hướng
dẫn thao tác/sản xuất/tác nghiệp…;
+ Các sưu tập dữ liệu hoặc cơ sở dữ liệu về các thông tin kỹ thuật, mỹ thuật, tài chính, thị
trường tự xây dựng hoặc được chuyển giao (chuyển nhượng hoặc cấp li-xăng);
+ Các tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh hàm chứa trong hoặc bộc lộ qua báo cáo, phúc trình,
đề cương, đề án, kế hoạch, phương án…;
+ Các sáng chế về cấu trúc hệ thống hoặc giải thuật đối với các phần mềm phục vụ việc quản
trị các mặt hoạt động khác nhau (kế toán, nhân sự, cơ sở tri thức, nguồn lực sản xuất…) và quyền
tác giả đối với các chương trình máy tính liên quan;
+ …
đào minh đức, 02.02.2011
9
Trong quan hệ với đối tác kinh doanh (kể cả với các cơ quan công quyền), các đơn vị tài
sản trí tuệ thường xuyên được vận dụng đến hoặc có thể phát sinh mới như:
+ Các tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh dưới dạng dữ liệu, thông tin, đồ thị, bảng biểu, ý
kiến nhận định/đánh giá/dự báo… do các nhà tư vấn về kinh doanh, pháp lý, tài chính, khoa
học… bên ngoài thực hiện theo hợp đồng thuê khoán chuyên môn;
+ Các phần mềm, sáng chế, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc các
công nghệ không độc quyền khác do tổ chức hoặc cá nhân là đối tác công nghệ thực hiện, thông
qua hợp đồng thuê khoán kỹ thuật, hợp đồng hợp tác R&D, hợp đồng tài trợ nghiên cứu, hợp
đồng tiếp nhận thực tập sinh…, do doanh nghiệp đầu tư/trang trải toàn bộ hoặc một phần chi phí
nghiên cứu/triển khai;
+ Các bí mật kinh doanh hoặc thông tin không tiết lộ được trao đổi qua lại với các đối tác,
thông qua các giao kết bảo mật hoặc không tiết lộ thông tin, từ bước đánh giá khả năng hợp tác,
đến bước triển khai thực hiện các giao kết và cuối cùng là bảo vệ các dữ liệu/thông tin/bí quyết/tri
thức mới hình thành…;
+ Các dữ liệu và thông tin cung cấp đến các cơ quan công quyền trong và ngoài nước để xúc
tiến các thủ tục hành chính/pháp lý cần thiết theo yêu cầu của pháp luật tại nước sở tại như: dữ

liệu khảo nghiệm, tiêu chuẩn kỹ thật cơ sở, một số dữ liệu/thông tin tài chính…;
+ …
5. Các rủi ro thường gặp liên quan đến các tài sản trí tuệ
5.1. Các rủi ro ở cấp độ lãnh đạo doanh nghiệp:
+ Đa số nhà đầu tư (investor) hiện vẫn quen nghĩ về các cơ hội đầu tư hay danh mục đầu tư
thông qua các dòng tiền tệ hoặc các tài sản cố định/tài sản hữu hình (tangible assets). Do vậy, tuy
đã ít nhiều lưu tâm đến vai trò của các đơn vị tài sản trí tuệ trong kinh doanh, hầu hết chủ sở hữu
doanh nghiệp vẫn chưa nhận biết và phân biệt rõ ràng về chủng loại, bản chất và đặc điểm của
các tài sản trí tuệ khác nhau; từ đó, chưa hình dung được cách thức quản trị thích hợp để đưa ra
các yêu cầu cụ thể liên quan đến tài sản trí tuệ với các nhà điều hành trực tiếp (Ban Giám đốc,
CEO, CFO, CIO…(C-suite)), bên cạnh các chỉ tiêu quen thuộc về thị phần, doanh thu, lợi nhuận,
quản trị chất lượng, đổi mới công nghệ, tái cấu trúc…
+ Hầu hết các nhà điều hành trực tiếp hiện cũng chưa thể nhận biết và phân biệt rõ ràng các
loại tài sản trí tuệ khác nhau, ngay cả khi họ đang điều hành doanh nghiệp một cách thành công
trong ngắn hạn hoặc trung hạn, Từ đó, cũng chưa nhận diện được đầy đủ các rủi ro gắn liền với
các tài sản trí tuệ trong từng khâu tác nghiệp cũng như trong toàn bộ chiến lược kinh doanh.
đào minh đức, 02.02.2011
10
+ Đôi khi, xung đột lợi ích liên quan đến các tài sản trí tuệ còn có thể xảy ra giữa bản thân
các chủ sở hữu doanh nghiệp/nhà đầu tư với nhau, như khi một nhà đầu tư vừa sử dụng thông
tin/bí quyết/kỹ năng riêng có để hợp tác kinh doanh với các đồng sở hữu chủ khác tại doanh
nghiệp X, lại vừa ngầm sử dụng thông tin/bí quyết/kỹ năng đó cho doanh nghiệp Y của riêng
mình hoặc có phần vốn góp của mình để ít nhiều cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp X;
+ Xung đột lợi ích liên quan đến các tài sản trí tuệ càng dễ xảy ra hơn giữa chủ sở hữu doanh
nghiệp/nhà đầu tư với các nhà điều hành, như khi một CEO cố ý chiếm hữu riêng các thông tin
quan trọng mà mình có dịp nắm bắt và xử lý, để trong tương lai có thể cạnh tranh ngược với
doanh nghiệp mà mình đang được thuê mướn điều hành.
+ …
5.2. Các rủi ro trong hoạt động tác nghiệp: trong bối cảnh tập thể lãnh đạo còn chưa có điều
kiện nhận biết đầy đủ về bản chất của vấn đề, các rủi ro liên quan đến các tài sản trí tuệ càng dễ

nảy sinh tại các khâu tác nghiệp khác nhau trong doanh nghiệp, cụ thể như:
+ Đại đa số nhà kỹ thuật trong nước chưa có kỹ năng và thói quen tra cứu thông tin sáng chế
trước khi tiến hành thiết kế, nên vừa chưa tiếp cận và hấp phụ được trình độ của đồng nghiệp
quốc tế, vừa dễ nghiên cứu trùng lặp và lãng phí khiến trình độ kỹ thuật chung của Việt Nam
chậm được đổi mới, vừa không đánh giá được cơ hội khai thác các sáng chế quốc tế khả dụng
nhưng không bảo hộ tại các thị trường mục tiêu của doanh nghiệp hoặc đã hết thời hạn bảo hộ.
Mặt khác, khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, cũng thiếu thông tin để đánh giá,
định giá trong tiến trình đàm phán.
+ Người lao động chuyên môn không được hướng dẫn để nhận biết và không có nghĩa vụ
phải khai báo kịp thời và đầy đủ với cấp quản lý liên quan về các đơn vị tài sản trí tuệ mới phát
sinh, đặc biệt là các đối tượng sở hữu trí tuệ;
+ Từ đó, nhiều dữ liệu, thông tin hoặc tri thức về công nghệ/marketing/tài chính/thị trường…
mới đã không được chú ý bảo vệ như một bí mật kinh doanh hoặc để bảo đảm về tính mới
(novelty - với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp hay giống cây trồng) hoặc tính
nguyên gốc/nguyên tác (originality – với các loại hình tác phẩm), nhằm phục vụ các thủ tục/thao
tác xác lập quyền sở hữu trí tuệ liên quan;
+ Nhiều doanh nghiệp hiện cũng đã đưa ra một số quy định về bảo mật trong các loại nội
quy khác nhau như Nội quy lao động, Quy tắc sử dụng máy tính/mạng…, hoặc đã ban hành hẳn
một Quy chế bảo mật độc lập. Tuy nhiên, khi chưa nắm vững cách thức nhận diện tách bạch và rõ
ràng từng đơn vị tài sản trí tuệ cụ thể, chưa hiểu rõ phạm vi bảo hộ cùng thủ tục xác lập quyền đối
đào minh đức, 02.02.2011
11
với từng đối tượng sở hữu trí tuệ, các quy định về bảo mật cũng không thể phát huy đầy đủ hiệu
quả pháp lý. Thí dụ: thông tin mật có thể không được đánh dấu và lưu giữ đúng cách nên mất khả
năng ràng buộc và chế tài đối với các hành vi vô tình hoặc cố ý tiết lộ, đối thủ cạnh tranh có thể
nắm bắt thông tin rò rỉ và thực hiện các hành vi khai thác thương mại/đăng ký bảo hộ/công bố…,
làm mất tính mới của đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan…;
+ Trong bối cảnh đó, một bộ phận người lao động chuyên môn sẽ có xu hướng giữ riêng và
chiếm hữu nhiều dữ liệu/thông tin/bí quyết/tri thức/đơn vị tài sản trí tuệ mới do mình tạo ra hoặc
tham gia tạo ra trong các hoạt động thực hiện theo hợp đồng/nhiệm vụ được giao (work for hire),

nhằm có thể sử dụng vì lợi ích riêng tư hoặc lợi ích của một bên thứ ba. Thí dụ, kỹ sư có thể
không báo cáo hết các phương án thiết kế, nhà tạo mẫu có thể không trình bày hết ý tưởng sáng
tạo, giám đốc marketing hoặc giám đốc nhãn hiệu có thể không đưa vào hồ sơ lưu trữ của doanh
nghiệp một số kết quả nghiên cứu thị trường, giám đốc tài chính giữ riêng một số thông tin liên
quan đến các nguồn/cơ chế tín dụng ưu đãi…, làm tăng động cơ và theo đó là tỷ lệ người lao
động chuyên môn rời bỏ doanh nghiệp (staff/labor turnover);
+ Một số doanh nghiệp hiện cũng đã tổ chức hoặc đang duy trì hoạt động quản trị sáng kiến
đổi mới (innovation management), bao gồm cả các cơ chế khen thưởng để khuyến khích việc đưa
ra các ý kiến sáng tạo ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, hầu như chưa doanh nghiệp nào chú
ý đầy đủ đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phân định quyền sở hữu/đồng sở hữu đối
với các đơn vị tài sản trí tuệ mới phát sinh, đến quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả
và đồng tác giả, đặc biệt là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Điều đó ít nhiều làm nảy sinh
lòng nghi ngại và cân nhắc khi người sáng tạo mong muốn được hưởng mức thù lao xứng đáng
để có thể tận tâm cống hiến. Từ đó, hoạt động sáng kiến cũng chưa thể phát huy hết tác dụng kỳ
vọng, nhiều khi chỉ mang tính phong trào hoặc chỉ nhằm giúp khai tăng các chi phí hợp lệ, tiết
giảm lợi nhuận/thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Trong mối quan hệ với các đối tác, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không đưa ra
hoặc đưa ra một cách không phù hợp các quy định liên quan đến bảo mật (thí dụ, nghĩa vụ bảo
mật của nhà tư vấn pháp lý/công nghệ/tài chính/nghiên cứu thị trường…). Ngày nay, tuy hầu hết
các cá nhân/tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn đều có quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình trong
việc bảo mật thông tin của khách hàng, nhưng sự dễ dãi/thiếu cẩn trọng trong giao kết bảo mật
vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong tương lai, trong bối cảnh các dữ liệu, thông tin, bí quyết và tri
thức ngày càng trở thành một nguồn lực trực tiếp trong hoạt động sản xuất/cung ứng dịch vụ và
thường gắn liền với các cơ hội kinh doanh;
+ Cũng trong mối quan hệ với các đối tác, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa chú ý giao kết
hoặc giao kết chưa đúng cách về các vấn đề liên quan đến các đơn vị tài sản trí tuệ mới phát sinh
đào minh đức, 02.02.2011
12
trong quá trình thực hiện/triển khai các loại hợp đồng như: hợp đồng thuê khoán chuyên môn,
hợp đồng R&D, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng nghiên cứu thị trường… Cụ thể như các

giao kết về cách phân định quyền sở hữu/tỷ lệ sở hữu, nghĩa vụ/thủ tục ghi nhận, thông báo và
chuyển giao đầy đủ và kịp thời các đơn vị tài sản trí tuệ mới phát sinh… Hệ quả là, nhiều đơn vị
tài sản trí tuệ đã bị bỏ sót hoặc rơi về tay đối tác, thay vì có thể trở thành quyền tài sản của doanh
nghiệp và trở thành một công cụ hoặc một nguồn lực kinh doanh;
+ Đa số doanh nghiệp nếu có chú ý đến thì vẫn quen sử dụng các đơn vị tài sản trí tuệ như
một công cụ sản xuất/cung ứng dịch vụ, rất ít doanh nghiệp chú ý đến khía cạnh tài chính của tài
sản trí tuệ như: ghi nhận các đơn vị tài sản trí tuệ như một đơn vị Tài sản Cố định vô hình (theo
Chuẩn mực kế toán số 4
13
) để tiến hành quản lý và khấu hao theo quy định
14
, chuyển giao công
nghệ hoặc cấp li-xăng cho đối tác trong/ngoài nước (trong đó, nhượng quyền thương mại
(franchising) là một mô thức li-xăng đặc biệt)… Từ đó, doanh nghiệp đã vô tình bỏ qua hoặc
không biết cách vận dụng một số chiến thuật/sách lược tài chính có liên quan như: chuyển giá nội
bộ/quốc tế (transfer pricing) một cách thích đáng, góp vốn bằng tài sản trí tuệ, chuyển giao các tài
sản trí tuệ không sử dụng được/sử dụng không hiệu quả trong chuỗi giá trị doanh nghiệp để tạo
thêm dòng tiền hoặc giúp hình thành các liên minh chiến lược (strategic alliances)…;
+ …
5.3. Các rủi ro liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ: trong trường hợp các đơn vị tài sản trí
tuệ mới phát sinh là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và đã được xác lập quyền sở hữu trí
tuệ liên quan, doanh nghiệp vẫn có thể gặp phải các rủi ro như:
+ Không chú ý theo dõi hoạt động sở hữu trí tuệ của đối thủ cạnh tranh nên không phản ứng
kịp thời với một số hành vi của họ có thể gây xung đột về quyền sở hữu trí tuệ như: sử dụng/đăng
ký nhãn hiệu tương tự và có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp,
sao chép một phần các tác phẩm (hoa văn, họa tiết, bao bì, mẫu thiết kế, thông điệp/giai điệu
quảng cáo…) để lợi dụng thành quả đầu tư hoặc hòa loãng phong cách của nhãn hiệu (brand
identity dilution) và theo đó là hình ảnh của nhãn hiệu (brand image dilution) của doanh nghiệp,
sao chép hoặc sử dụng trái phép các sáng chế/giải pháp hữu ích/phần mềm/giống cây trồng… của
doanh nghiệp;

+ Chưa chú ý quản lý toàn diện các thông số của tập quyền sở hữu trí tuệ (IPR portfolio).
Thí dụ: một Công ty sản xuất hàng tiêu dùng (fast moving consumer goods) sử dụng 50 nhãn hiệu
(brand portfolio) để tiếp thị, nếu mỗi nhãn hiệu được đăng ký vào 5 nước khác nhau thì về lý

13
Ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31.12.2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
14
Theo văn bản hiện hành là Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20.10.2009 của Bộ Tài Chính
đào minh đức, 02.02.2011
13
thuyết, Công ty đang quản lý đến 250 Giấy Chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu (trademark
portfolio), mỗi Giấy Chứng nhận có một số thông số thời gian khác nhau như ngày cấp văn bằng
bảo hộ, ngày gia hạn hiệu lực… cần được theo dõi. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp hàng tiêu
dùng Việt Nam đã bảo hộ trên 100 nhãn hiệu, trong đó, có nhiều nhãn hiệu đăng ký vào vài mươi
nước khác nhau. Khi này, nếu không chú ý theo dõi để gia hạn kịp thời, một số Giấy Chứng nhận
Đăng ký Nhãn hiệu có thể vô tình bị mất hiệu lực tại lãnh thổ bảo hộ liên quan;
+ Hoạt động bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ đã được xác lập tại Việt Nam còn nhiều mặt
hạn chế, đặc biệt là vai trò của hệ thống Tòa án trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
còn mờ nhạt, lý luận về tố tụng sở hữu trí tuệ còn nghèo nàn. Việc giao thẩm quyền và trách
nhiệm cho một số cơ quan hành chính (Quản lý Thị trường, Công an Kinh tế, Hải quan, …) phải
xử lý cả các hành vi xâm phạm quyền (không phải là hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo về sở
hữu trí tuệ), đã đặt các công chức hành chính liên quan vào tình huống phải “suy diễn” quy phạm
pháp luật (thí dụ, đánh giá khả năng xâm phạm quyền của hai nhãn hiệu tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhau), thay vì “chỉ thực hành theo những gì pháp luật quy định”. Một hệ quả là,
trong một số tình huống nhất định, hai cơ quan có thẩm quyền xử lý như nhau thuộc hai hệ thống
hành chính khác nhau hoặc hai địa phương khác nhau có thể có các suy diễn khác nhau về một vụ
việc xung đột quyền giống nhau, khiến các quy phạm pháp luật (vốn về bản chất có tính rõ ràng
và đơn nghĩa) có thể trở thành mù mờ và bất nhất. Vì vậy, một số doanh nghiệp lớn (nhất là các
tập đoàn hàng tiêu dùng nước ngoài) thường bị xâm phạm quyền đã phải bố trí chức danh/bộ
phận “bảo vệ nhãn hiệu/bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” mà một trong những công việc chủ yếu của

chức danh/bộ phận này là thiết lập, duy trì và củng cố “mối quan hệ” với các cơ quan có thẩm
quyền xử phạt hành chính về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước. Đó lại không phải là việc đơn
giản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…;
+ Hệ thống tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện vẫn đang hoạt động
chủ yếu theo cơ chế cạnh tranh lẫn nhau, chưa quan tâm đến việc phối hợp và phân công để cùng
hình thành mũi nghiên cứu học thuật về pháp luật sở hữu trí tuệ của các khu vực và các quốc gia
khác, góp phần hỗ trợ một cách có hệ thống cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt
động xâm nhập thị trường hàng hóa/dịch vụ, kinh doanh tài sản trí tuệ và đầu tư quốc tế.
+ …
6. Một số đặc điểm của hoạt động quản trị tài sản trí tuệ
+ Các vị tài sản trí tuệ vừa rất đa dạng, vừa là các tài sản vô hình thường không thể nhận biết
bằng các thông số vật lý, mà phải nhận diện trước hết là qua các thông số pháp lý và sau đó là qua
các tác động công nghệ/thương mại/tài chính/hình ảnh của từng đơn vị tài sản;
đào minh đức, 02.02.2011
14
+ Một khi đã bộc lộ/công bố, sẽ dễ dàng bị nhiều chủ thể khác nhau đồng thời chiếm hữu và
sử dụng/khai thác. Do vậy, nếu không vận dụng đúng cách các thông số pháp lý liên quan, doanh
nghiệp có thể đánh mất quyền tài sản đối với đơn vị tài sản trí tuệ tương ứng (không thể ngăn
cản hành vi sử dụng/khai thác của các chủ thể khác);
+ Trong trường hợp tài sản trí tuệ là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và có tiềm năng
thương mại lớn: có thể vận dụng pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế và của các nước có thị trường kỳ
vọng để xác lập trước quyền ưu tiên (priority) tại hàng trăm quốc gia khác nhau. Trong nhiều
trường hợp, có thể tính toán để kéo dài thời gian lấy bằng độc quyền (sách lược “ủ” đơn đăng ký)
tại các quốc gia khác nhau; sau đó, vận dụng các chiến lược, chiến thuật, thủ pháp… về chuyển
giao công nghệ, li-xăng, nhượng quyền thương mại… để tìm kiếm dòng tiền bản quyền (royalty)
từ các đối tác tại từng nước sở tại, thay vì trực tiếp tổ chức sản xuất/cung ứng dịch vụ, chuyển
hoạt động kinh doanh hàng hóa/dịch vụ thành hoạt động kinh doanh các tài sản trí tuệ tạo giá trị
gia tăng cho chính các hàng hóa dịch vụ đó;
+ Có khả năng giúp tạo ra dòng tiền không phải chỉ từ một dòng/chủng loại hàng hóa/dịch
vụ, mà từ nhiều ngành công nghiệp/dịch vụ khác nhau. Thí dụ: một sáng chế về một hợp chất hóa

học có thể vừa sử dụng được trong nông nghiệp, vừa sử dụng được trong công nghiệp dược; một
nhân vật hoạt họa khi được sử dụng thành công trong một chuỗi tác phẩm văn học, có thể giúp
tạo thêm dòng tiền từ các ngành công nghiệp điện ảnh/giải trí,…;
+ Để thực hiện/phát huy giá trị, các đơn vị tài sản trí tuệ thường được sử dụng/khai thác
đồng thời với hoặc thông qua các tài sản hữu hình hoặc vô hình khác. Thí dụ, một sáng chế về
quy trình công nghệ chỉ có thể thực hiện giá trị thông qua một dây chuyền thiết bị tương ứng, một
kiểu dáng công nghiệp mới sẽ được tiêu thụ mạnh hơn khi đi cùng một nhãn hiệu được nhận biết
rộng rãi (well-known brand) hoặc một nhãn hiệu nổi tiếng (famous brand), một tác phẩm âm nhạc
(music work) có thể đem lại dòng tiền bản quyền (royalty fee) cao hơn qua các bản ghi (records)
định hình cuộc trình diễn (performance) của một ca sĩ nổi tiếng…
+ Giá trị sử dụng của mỗi đơn vị tài sản trí tuệ nói chung không bị hao mòn/cạn kiệt theo
quá trình sử dụng mà ngược lại, càng gia tăng khi càng được chấp nhận (adoption) rộng rãi. Thí
dụ, giá trị sử dụng của một phần mềm nói chung sẽ càng cao khi càng được nhiều người sử dụng
cài đặt trên càng nhiều mạng/máy (network effect), một tác phẩm càng được nhiều người thưởng
thức càng có cơ hội được vận dụng vào các ngành công nghiệp/dịch vụ khác, một công nghệ mới
được áp dụng càng rộng rãi càng có cơ hội được biến thành chuẩn công nghệ/công nghiệp…
Thực tế đó góp phần định hình một ứng xử chiến lược mới trong kinh doanh hiện đại: chia sẻ và
hợp tác để cùng khai thác và cực đại hóa lợi ích từ các tài sản trí tuệ, thay vì chiếm hữu riêng để
sử dụng một mình như khi còn kinh doanh các hàng hóa thông thường (commodities).
đào minh đức, 02.02.2011
15
+ Giá trị tiền tệ của các tài sản trí tuệ có xu hướng tăng cao dần theo sự phát triển của nền
kinh tế tri thức, ngược lại, vòng đời thương mại/công nghệ (lead-time) lại có xu hướng bị rút
ngắn, tuy rằng vòng đời pháp lý (như trong trường hợp các quyền sở hữu trí tuệ) có thể còn dài.
Do vậy, nếu tập tài sản trí tuệ của doanh nghiệp phát triển đến một cấp độ nào đó, sẽ phát sinh
nghiệp vụ định kỳ rà soát, định giá và tái định giá lại tập tài sản trí tuệ hiện hữu (IP/IA auditing);
+ Có các rủi ro rất đa dạng như đã điểm qua tại Mục 5 bên trên;
+ …
Các đặc điểm đó khiến hoạt động quản trị đối với các tài sản trí tuệ vừa phải mang tính đa
ngành (multi-discipline), vừa cần được điều hành tập trung ở cấp lãnh đạo cao nhất của doanh

nghiệp để giúp các đơn vị tài sản trí tuệ có thể đạt được giá trị sử dụng tốt nhất và có hiệu quả
nhất. Trong quản trị hiện đại, các nhà nghiên cứu (researcher) và thực hành (practitioner) còn đưa
ra khái niệm nguồn vốn trí tuệ (intellectual capital - IC) của doanh nghiệp, bao gồm nguồn
nhân lực (Human Resources - HR) và các tài sản trí tuệ (IA) được họ thường xuyên vận dụng
và sáng tạo bổ sung cho doanh nghiệp, trong đó có các quyền sở hữu trí tuệ (IPR)
15
. Từ đó,
xuất hiện một cách ví von rằng, các quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) có thể xem là các công cụ để
bảo vệ các tài sản hiện tại, trong khi nguồn vốn trí tuệ (IC) và các tài sản trí tuệ (IAs) là các
nguồn lực để khai thác các dòng tiền tương lai. Cách tiếp cận đó giúp phân định rõ hơn các chức
năng của một chuyên viên/quản trị viên/bộ phận sở hữu trí tuệ với một quản trị viên/bộ phận
quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp như sẽ phân tích sau đây.
7. Một mô thức tổ chức hoạt động quản trị tài sản trí tuệ tại doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015
7.1. Hình thành ban đầu nhân sự hoặc bộ phận sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp đã phát triển đến một tầm mức nhất định có thể sẽ cần chỉ định chức danh
hoặc một chuyên viên sở hữu trí tuệ (IP staff/assistant/lawyer/manager) hoạt động kiêm
nhiệm hoặc chuyên trách. Sau đó, nếu quá trình sáng tạo có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn
(tạo ra nhiều sáng chế mới hơn, nhiều giống cây trồng mới hơn, nhiều phần mềm hơn, nhiều kiểu
dáng công nghiệp hơn…), hoặc số lượng các đối tượng sở hữu trí tuệ cần dùng trong quá trình đa
dạng hóa hoặc khác biệt hóa sản phẩm nở rộ (sử dụng nhiều nhãn hiệu hơn, nhiều tác phẩm (âm
nhạc, đồ họa, mẫu mã… hơn), doanh nghiệp có thể sẽ cần thiết lập hẳn một tổ, nhóm hoặc bộ
phận sở hữu trí tuệ (IP team/group/division) để xử lý các vấn đề pháp lý sở hữu trí tuệ liên
quan.

15
Như Patrick H. Sullivan trong “Profiting from Intellectual Capital, Extracting Value from Innovation”, John Willey
& Sons, Inc., 1998, p.5.
đào minh đức, 02.02.2011
16

Các chức năng và nhiệm vụ quen thuộc của một chức danh/bộ phận sở hữu trí tuệ trong
doanh nghiệp thường bao gồm:
+ Tra cứu để nhận biết các quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác, cung cấp thông tin cho
các bộ phận tác nghiệp để tránh nghiên cứu/thiết kế trùng lặp;
+ Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động bảo mật trong đơn vị;
+ Nhận biết các đối tượng sở hữu trí tuệ vừa phát sinh, xúc tiến các thủ tục xác lập quyền
như đăng ký, gia hạn các văn bằng bảo hộ… tại Việt Nam và nước ngoài;
+ Xây dựng, trình ban hành Quy định Sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, hoặc đưa các quy
định sở hữu trí tuệ vào các loại nội quy (Quy chế/Điều lệ/…) khác một cách thích hợp;
+ Tổ chức hoạt động truyền thông/huấn luyện về pháp luật sở hữu trí tuệ trong đơn vị;
+ Tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuân thủ/thực thi các quy định sở hữu trí tuệ của đơn vị
tại các khâu tác nghiệp;
+ Bảo đảm tính tuân thủ pháp luật sở hữu trí tuệ trong các giao kết kinh doanh, đặc biệt là
các hợp đồng li-xăng/chuyển giao công nghệ…;
+ Theo dõi phát hiện các hành vi xâm phạm của các chủ thể khác đối với các quyền sở hữu
trí tuệ của doanh nghiệp;
+ Triển khai các biện pháp phòng vệ khi bị các chủ thể khác cho rằng doanh nghiệp đã hoặc
có thể xâm phạm quyền của họ;
+ Xúc tiến các hoạt động việc khuyến cáo, thương lượng, kiện tụng… về sở hữu trí tuệ;
+ Xây dựng mối quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền/hội/hiệp hội sở hữu trí tuệ hoặc bảo
vệ người tiêu dùng/phòng, chống hàng giả, các tổ chức truyền thông, các tổ chức dịch vụ đại diện
sở hữu trí tuệ…;
+ …
Tùy theo đặc điểm hoạt động và các giá trị cốt lõi (core values) của mình, doanh nghiệp có thể
phối thuộc chức danh/bộ phận sở hữu trí tuệ vào một trong các khâu tác nghiệp khác nhau như
pháp chế, công nghệ, marketing…, hoặc đặt trực thuộc CEO/Ban Giám đốc.
Trong thực tế, hầu như chưa có một doanh nghiệp Việt Nam nào triển khai đầy đủ và đồng bộ
các chức năng và nhiệm vụ sở hữu trí tuệ như nêu trên và nhân sự sở hữu trí tuệ, nếu có, thường
cũng không chuyên nghiệp và không ổn định. Đa số doanh nghiệp hiện đang sử dụng toàn bộ
hoặc một phần dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ (patent attorney/trademark agency/IP attorney…)

bên ngoài. Điều này khiến doanh nghiệp khó có thể nhận biết được khả năng đóng góp của tập
quyền sở hữu trí tuệ vào chiến lược kinh doanh.
đào minh đức, 02.02.2011
17
7.2. Phát triển nguồn nhân lực và bộ phận quản trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp tiếp tục xác lập và phát triển được các giá trị cốt lõi (core values) của mình,
sẽ đến lúc các tài sản trí tuệ không chỉ dừng ở vai trò là các công cụ sản xuất (sáng chế, giống cây
trồng…) hoặc tiếp thị (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp…), mà còn có thể được vận dụng như
một nguồn lực đầu tư (cấp li-xăng, xây dựng kênh phân phối theo mô thức nhượng quyền thương
mại (franchising), góp vốn liên doanh…).
Khi đó, doanh nghiệp có thể chuyển chức danh/bộ phận sở hữu trí tuệ thành chức danh/bộ
phận quản trị tài sản trí tuệ (IA/IC assistant/manager hoặc IA/IC group/division), đảm
nhiệm các chức năng và nhiệm vụ đa dạng hơn, bao gồm các hành vi quản trị trực tiếp hoặc phối
kết hoạt động quản trị đối với tất cả các đơn vị tài sản trí tuệ (đa số không phải là các đối tượng
sở hữu trí tuệ) như đã điểm qua tại Mục 4. Trong thực tế, nhiều nhà nghiên cứu
16
đã ghi nhận
rằng, tuy có thể là kết quả của các sáng kiến đổi mới ít nhiều mang tính đột phá
(breakthrough/radical/revolutionary innovation), nhưng các đối tượng sở hữu trí tuệ chỉ là phần
nổi trên bề mặt của tảng băng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp . Phần chìm của tảng băng này là
các sáng kiến mang tính cải tiến (incremental innovation) được nảy sinh một cách tuần tự, có hệ
thống trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, từ kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng và óc sáng tạo của
hàng loạt người lao động trong khắp các khâu tác nghiệp khác nhau.
Theo đó, chức danh/bộ phận quản trị tài sản trí tuệ sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình
nâng cao hiệu quả của chu trình sản xuất, kinh doanh với hàng loạt hoạt động tác nghiệp mới
không chỉ thuần túy mang tính pháp lý, cụ thể như:
+ Cùng với các nhà quản lý/điều hành của tất cả các khâu/bộ phận/đơn vị trực thuộc tổ chức
việc theo dõi và ghi nhận ban đầu tất cả các tài sản trí tuệ (dữ liệu, thông tin, tri thức, bí quyết …)
mới phát sinh trong mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, kể cả trong mối quan hệ với các đối tác
bên ngoài;

+ Tiến hành việc phân loại, đánh giá và quyết định các sản phẩm trí tuệ nào sẽ được xác lập
là tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời, phân định tỷ
lệ sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp là một trong các đồng sở hữu chủ;
+ Thiết lập các chứng cứ liên quan, xúc tiến các thao tác/thủ tục cần thiết trong việc khẳng
định và chuyển giao quyền sở hữu/phần quyền sở hữu về cho doanh nghiệp;
+ Cùng với các đơn vị/bộ phận nơi phát sinh ra/sử dụng/khai thác đơn vị tài sản trí tuệ liên
quan xác định cơ chế thù lao cho các tác giả và đồng tác giả để nâng cao hiệu quả quản trị tri thức
(knowledge management) hoặc quản trị sáng kiến đổi mới (innovation management);

16
Như Gordon V. Smith và Russel L. Parr trong “Intellectual Property: Valuation, Exploitation, and Infringement
Damages”, Johm Wiley & Sons, Inc., 2005, p.22.
đào minh đức, 02.02.2011
18
+ Cùng bộ phận kế toán xác định các điều kiện để ghi nhận chính thức các đơn vị tài sản trí
tuệ như các tài sản cố định vô hình, xác định vòng đời và phương pháp khấu hao phù hợp;
+ Xác định/đưa ra các phương án khai thác và đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị tài
sản trí tuệ trong các tình huống khai thác/sử dụng khác nhau, trên các thị trường hoặc tại các quốc
gia khác nhau…;
+ Cùng với bộ phận tài chính - kế toán tiến hành hoạt động định giá, tái định giá, sàng lọc và
tái sàng lọc… tập tài sản trí tuệ hiện hữu (IP/IA auditing), dự trù ngân sách cho các mặt hoạt
động khác nhau liên quan đến việc quản trị tập tài sản trí tuệ;
+ Tham mưu với Ban lãnh đạo doanh nghiệp các chiến lược, sách lược, kế hoạch, chiến
thuật… vận dụng các tài sản trí tuệ vào hoạt động đầu tư;
+ Xây dựng hệ thống các quy chế, nội quy, quy trình, thủ tục, biểu mẫu… quản trị tài sản trí
tuệ; các điều khoản mẫu hoặc hợp đồng mẫu về giao kết li-xăng hoặc chuyển giao công nghệ theo
phong cách kinh doanh (corporate identity) riêng của doanh nghiệp;
+ …
Trong xu thế tập tài sản trí tuệ (IA portfolio) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị
của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tư vấn, công nghệ thông

tin/truyền thông, thiết kế công nghiệp/dân dụng/tiêu dùng… chức danh/bộ phận quản trị tài
sản trí tuệ sẽ tham gia ngày càng nhiều hơn vào cấp độ hoạch định chiến lược kinh doanh/đầu tư
ở nhiều mức độ khác nhau như: xác định sách lược cấp/nhận li-xăng hoặc chuyển giao/tiếp nhận
công nghệ, chọn lựa phương án góp vốn bằng tài sản trí tuệ, đa dạng hóa danh mục đầu tư của
doanh nghiệp… Khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ có nhu cầu phân công một thành viên của Hội
đồng Quản trị hoặc Ban Giám đốc đảm nhiệm chức danh Giám đốc Tài sản trí tuệ (IA
Director/Officer) hoặc Giám đốc Nguồn vốn trí tuệ (IC Director/Officer).
7.3. Xây dựng và ban hành các nội quy về quản trị tài sản trí tuệ:
Để triển khai đồng bộ và chặt chẽ các chức năng sở hữu trí tuệ hoặc quản trị tài sản trí tuệ,
doanh nghiệp sẽ cần ban hành các nội quy về hoặc có liên quan đến sở hữu trí tuệ/quản trị tài sản
trí tuệ. Nội quy này có thể ở dưới dạng các điều khoản lồng ghép (vào các Điều lệ/Quy định/Quy
chế/Hướng dẫn/Sổ tay… khác), hoặc một văn bản độc lập hoàn chỉnh ở nhiều mức độ khác nhau
về mặt nội dung và hiệu lực thi hành. Các dạng nội quy thường gặp nhất và ít nhiều liên quan đến
nội hàm quản trị tài sản trí tuệ đã được nhiều doanh nghiệp ban hành như: Quy định/Quy chế…
về Sở hữu trí tuệ, Điều lệ/Nội quy… về Sáng kiến đổi mới, Quy chế/Quy tắc… Bảo mật, Nội
quy/Điều lệ… sử dụng Thông tin/Máy tính/Mạng, Hướng dẫn (Guideline) hoặc Sổ tay (Manual)
sử dụng Thương hiệu (Tradename/Corporate brand), Lô-gô và Nhãn hiệu (brand), Quy chế sử
dụng Nhãn hiệu tập thể/Nhãn hiệu Chứng nhận/Chỉ dẫn địa lý…
đào minh đức, 02.02.2011
19
Quy định/Quy chế… về Sở hữu Trí tuệ là một dạng nội quy giúp hiểu rõ hơn nội hàm của
hoạt động quản trị tài sản trí tuệ ở khía cạnh pháp chế. Về bản chất, đây là một hình thức vận
dụng và cụ thể hóa các quy phạm pháp luật sở hữu trí tuệ có liên quan vào bối cảnh quản trị của
doanh nghiệp, chủ yếu mang tính bảo vệ tài sản và phòng ngừa rủi ro, phạm vi điều chỉnh thường
chỉ hướng đến các đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền sở hữu trí tuệ.
Điều lệ/Nội quy… về Sáng kiến đổi mới là một dạng nội quy giúp hiểu rõ hơn nội hàm của
hoạt động quản trị tài sản trí tuệ ở khía cạnh cơ chế khuyến khích sáng tạo, phạm vi điều chỉnh
thường được tập trung vào các loại sáng kiến có phạm vi áp dụng mang tính cục bộ hoặc ngắn
hạn trong hầu hết các khâu tác nghiệp khác nhau.
Quy chế/Quy tắc… Bảo mật là một dạng nội quy thường gặp nhất trong doanh nghiệp, giúp

hiểu rõ hơn nội hàm của hoạt động quản trị tài sản trí tuệ ở khía cạnh quản trị dữ liệu (data) và
thông tin (information). Phạm vi điều chỉnh ngoài các bí mật kinh doanh (trade secret) và các
thông tin không tiết lộ (undisclosed/confidential information), còn có thể bao hàm các bí mật nhà
nước và đôi khi cả bí mật cá nhân (thường là của các thành viên lãnh đạo/chủ chốt). Trong một số
lĩnh vực kinh doanh, Quy chế/Quy tắc… Bảo mật có thể được tích hợp vào Nội quy/Điều lệ… sử
dụng Thông tin/Máy tính/Mạng của doanh nghiệp với nội dung điều chỉnh rộng hơn và tương
hợp với môi trường kinh doanh trực tuyến, đồng thời, còn có thể giúp hiểu rõ hơn khía cạnh quản
trị tri thức (knowledge management) trong hoạt động quản trị tài sản trí tuệ.
Sổ tay/Hướng dẫn… sử dụng/trình bày Thương hiệu, Lô-gô và Nhãn hiệu là một dạng nội
quy giúp hiểu rõ hơn nội hàm của hoạt động quản trị tài sản trí tuệ ở khía cạnh quản trị hình ảnh;
phạm vi điều chỉnh tập trung vào việc khắc họa nhất quán phong cách kinh doanh (corporate
identity) của doanh nghiệp hoặc phong cách của từng nhãn hiệu (brand identity).

Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp có thể bắt đầu xem xét đến khả năng ban hành
một Quy định/Quy chế Quản trị Tài sản Trí tuệ tồn tại song hành, tương hỗ và được điều hợp
thống nhất với các dạng nội quy khác hiện có, với các chức năng sau:
+ Minh bạch hóa và thể chế hóa mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, các
người lao động chuyên môn và các đối tác về hàng loạt vấn đề liên quan đến các tài sản trí tuệ
phát sinh trong kinh doanh, bao gồm các khía cạnh như: khẳng định quyền sở hữu, phân định tỷ
lệ đồng sở hữu, quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả/đồng tác giả, cơ chế phân bổ lợi ích
từ tài sản trí tuệ…, nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau trong giao kết lao động hoặc
giao kết kinh doanh, phát triển sự nhận biết (awareness) về vai trò/tác động của các tài sản vô
hình và tài sản trí tuệ trong kinh doanh;
đào minh đức, 02.02.2011
20
+ Xác lập các cơ chế, quy trình, thủ tục, biểu mẫu… quản trị tập trung và thống nhất tất cả
các tài sản trí tuệ được vận dụng hoặc phát sinh mới trong quá trình lao động, nghiên cứu và kinh
doanh, giảm thiểu rủi ro tổn thất tài sản trí tuệ, củng cố và tăng cường nguồn lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Mỗi cơ chế, quy trình, thủ tục, biểu mẫu… được xây dựng cần bám sát mục tiêu
gia tăng lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc/và người lao động chuyên môn, có tính đơn

giản, minh bạch, tương hợp và giúp gia tăng giá trị chứ không gây cản ngại cho các mặt hoạt
động chuyên môn khác;
+ Cụ thể hóa pháp luật sở hữu trí tuệ vào hệ thống các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp để
phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro/tranh chấp pháp lý, thuận lợi cho việc phát triển văn hóa sở
hữu trí tuệ với tư cách là bộ phận ngày càng quan trọng trong văn hóa kinh doanh (corporate
culture);
+ Tốt hơn nữa, Quy định/Quy chế nên có khả năng định hướng cho việc vận dụng các tài sản
trí tuệ như một nguồn lực đầu tư thay vì chỉ là các công cụ gia tăng giá trị trong các khâu sản xuất
kinh doanh/cung ứng dịch vụ, góp phần kích hoạt hoặc chuyển hóa từng phần hoạt động kinh
doanh sang hướng kinh doanh tài sản trí tuệ theo nguyên tắc mở rộng hợp tác để chia sẻ hài hòa
thông tin/tri thức và lợi ích với các đối tác chiến lược.
Theo đó, tên gọi, dung lượng, phạm vi điều chỉnh của một nội quy về sở hữu trí tuệ/quản trị
tài sản trí tuệ… không phải là vấn đề quan trọng. Điều quan trọng hơn là:
¾ Tính phù hợp và khả thi của nội quy đối với các mối bận tâm về sở hữu trí tuệ/quản trị tài
sản trí tuệ của doanh nghiệp tại thời điểm ban hành, đặc biệt là mọi người lao động đều có thể
hiểu rõ và tuân thủ nội quy. Sau đó, sẽ từng bước hoàn thiện theo nhu cầu thực tế;
¾ Cần có nhân sự được huấn luyện/đào tạo về sở hữu trí tuệ (IP) hoặc quản trị tài sản trí tuệ
(IA/IC), vừa hiểu biết pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, vừa có khả năng đọc, hiểu, vận dụng các
tài liệu liên quan đến quản trị tài sản trí tuệ trong và ngoài nước, được đãi ngộ phù hợp và bố trí
ổn định.
Với bản chất không ngừng vận động và đổi mới của hoạt động quản trị kinh doanh nói chung,
việc thuê mướn, tiếp nhận tư vấn hoặc dự án tài trợ… từ bên ngoài để phát triển hoạt động quản
trị tài sản trí tuệ luôn là cần thiết và đôi khi, có thể là một “cú hích” quan trọng. Tuy nhiên, nếu
chỉ đạt được đến mức biên tập ra và ban hành Quy định/Quy chế… Quản trị Tài sản trí tuệ mà
không có nguồn nhân lực nội bộ đủ am hiểu để tổ chức tác nghiệp và tham mưu cho doanh
nghiệp tự mình tiếp tục hoàn thiện Quy định/Quy chế Quản trị Tài sản trí tuệ theo thời gian, thì
sẽ chưa thể thực sự đi vào giai đoạn quản trị tài sản trí tuệ (IA)/nguồn vốn trí tuệ (IC).
đào minh đức, 02.02.2011
21
8. Một số kết quả ban đầu trong việc tổ chức hoạt động nghiên cứu và thực hành về

quản trị tài sản trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bắt đầu từ thập niên 1980s, song song với quá trình hình thành và từng bước hoàn thiện của
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, hàng trăm cuộc hội thảo/hội nghị/tọa đàm/tập huấn cấp địa
phương/quốc gia/khu vực/quốc tế về sở hữu trí tuệ đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Cục Bản quyền
tác giả, Cục Trồng trọt và các sở, ngành tại Thành phố độc lập hoặc phối hợp tổ chức để phục vụ
các doanh nghiệp và các trường, viện trên địa bàn. Một số nhà quản trị/nhà chuyên môn cũng đã
được các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ Trung Ương và Thành phố hỗ trợ tham gia
trình bày hoặc tập huấn về các vấn đề sở hữu trí tuệ tại các hội thảo/hội nghị/khóa huấn luyện ở
trong và ngoài nước
Tuy nhiên, một bất cập lớn là hầu hết các doanh nghiệp/trường/viện đều chưa có nhu cầu hoặc
không thể bố trí ổn định nhân sự sở hữu trí tuệ, khiến các nỗ lực phổ cập pháp luật và kiến thức
sở hữu trí tuệ bị lãng phí, tỷ lệ kết đọng và chuyển hóa kiến thức vào hoạt động tác nghiệp của
các doanh nghiệp/trường/viện rất thấp.
Để hạn chế bất cập nêu trên, bắt đầu từ tháng 5.2008, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố
phối hợp với Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã xúc
tiến thử nghiệm Chương trình đào tạo Quản trị viên Tài sản trí tuệ nhằm cung cấp nguồn nhân lực
đầu tiên về quản trị tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp/trường/viện có quan tâm. Chương trình tổ
chức học tập, nghiên cứu và thực hành tuần tự qua một chuỗi mô-đun có hàm lượng tích hợp kiến
thức và trau đồi kỹ năng tăng dần, hiện được phân thành ba cấp độ:
¾ Hai (02) mô-đun đào tạo cơ bản: “Đại cương pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” và
“Nhận biết các tài sản trí tuệ trong kinh doanh và hoạt động R&D”, cung cấp cho học viên cái
nhìn tổng quan ban đầu về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và tài sản trí tuệ.
¾ Ba (03) mô-đun nghiên cứu nâng cao: “Giao kết kinh doanh tài sản trí tuệ”, “Xây dựng
hoạt động quản trị tài sản trí tuệ tại đơn vị” và “Khía cạnh tài chính của các tài sản trí tuệ”: các
học viên đã hoàn thành hai mô-đun đào tạo cơ bản trở thành các thành viên tự nghiên cứu và thực
hành nhóm, hình thành cộng đồng quản trị viên cùng tích tụ và chia sẻ hiểu biết/kinh nghiệm. Sau
ba mô-đun này, mỗi thành viên cần có năng lực tự khảo sát, phân tích và giúp một đơn vị bất kỳ
xây dựng và vận hành Quy chế/Quy định Quản trị Tài sản trí tuệ phù hợp với đặc thù của đơn vị,
để có thể tham gia thị trường lao động với chức danh quản trị viên tài sản trí tuệ (IA
assistant/manager hoặc IA director/officer (IAO)).

¾ Các mô-đun nghiên cứu mở rộng: có nội dung nghiên cứu được hình thành theo yêu cầu
thực tế của cộng đồng quản trị viên tài sản trí tuệ như: “Chiến lược kinh doanh tài sản trí tuệ”,
“Định giá tài sản trí tuệ”, “Tài sản trí tuệ trong hợp nhất kinh doanh (M&A)”…
đào minh đức, 02.02.2011
22
Do giữa kinh doanh và hoạt động R&D luôn tồn tại các mối quan hệ hữu cơ, nên đối tượng
phục vụ của Chương trình là các nhà quản trị lẫn các nhà chuyên môn trong các doanh nghiệp và
các trường/viện. Đến giữa tháng 01.2011, Chương trình đã triển khai 10 mô-đun đào tạo cơ bản
và 08 mô-đun nghiên cứu nâng cao (chưa thực hiện các mô-đun nghiên cứu mở rộng).
Qua đó, đã có 196 học viên/thành viên nghiên cứu tham dự, là các nhà chuyên môn thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau (công nghệ cơ/sinh/điện/hóa/IT…, pháp luật, marketing, truyền thông,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giảng viên đại học/cao đẳng, giám đốc/phó giám đốc/trưởng
phòng chuyên môn…), trong đó có 03 Tiến sĩ và 28 Thạc sĩ. Có 61 thành viên đã hoàn thành 05
mô-đun của giai đoạn đào tạo cơ bản và nghiên cứu nâng cao, đang xem xét chọn lựa nội dung
cho giai đoạn nghiên cứu mở rộng bắt đầu từ năm 2011.
Tập thể thành viên nghiên cứu đã biên soạn và trình ban hành 08 Quy định Sở hữu Trí tuệ
hoặc Quy chế Quản trị Tài sản Trí tuệ, với trên 10 quản trị viên tài sản trí tuệ đầu tiên được chính
thức bổ nhiệm, trong đó có 01 Tổng Giám đốc, 03 Giám đốc và Phó Giám đốc doanh nghiệp, 01
Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu & Đào tạo. Về mặt khai triển lý luận, đã thực hiện 23 buổi
trình bày về quản trị tài sản trí tuệ trên kênh phổ biến kiến thức HTV4 của Đài Truyền hình
TP.HCM, mỗi buổi 40 phút, phát sóng và phát sóng lại trên 100 buổi. Nội dung “đào tạo quản trị
viên tài sản trí tuệ” cũng đã được ghi nhận là một trong các đầu việc triển khai Chương trình đào
tạo đội ngũ doanh nhân thuộc Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2015
17
.
9. Kết luận
Bên cạnh các kết quả ban đầu đang bước vào giai đoạn được kiểm nghiệm thực tiễn, một
số kết quả khác cũng đang tiếp tục được định hình.
Trong bối cảnh các làn sóng công nghệ mới đang liên tục làm xáo động cấu trúc của các

ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và theo đó là văn hóa, kinh tế và xã hội, các kỹ năng
về quản trị tài sản trí tuệ/tài sản vô hình sẽ là một công cụ ngày càng quan trọng, không chỉ trong
chiến lược kinh doanh, chiến lược tài chính mà cả trong quản trị biến động (management of
change) và quản trị rủi ro (management of risk). Sự quan tâm tìm hiểu, bố trí nguồn nhân lực và
tạo điều kiện thực hành của lãnh đạo các doanh nghiệp và các trường, viện sẽ là yếu tố tiên quyết
để hình thành thực tiễn quản trị tài sản trí tuệ tại Việt Nam, giúp lý luận quản trị có thể bắt rễ, nảy
mầm và phát triển, đóng góp có hiệu quả vào tiềm năng và chiến lược kinh doanh tài sản trí tuệ
của các chủ thể Việt Nam trong thập niên tới.

17
Theo Báo cáo “Sáu Chương trình đột phá giai đoạn 2011-2015” tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh lần thứ IX, tháng 9.2010
đào minh đức, 02.02.2011
23
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
QUẢN TRỊ VIÊN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tổng quan qua các mô-đun

2008

2009

2010


đào minh đức, 02.02.2011
24
Thực hành nghiên cứu cá nhân





×