Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.23 KB, 45 trang )

3. Thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
3.1. Tổng quan về thiên tai trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình là một trong các tỉnh duyên hải miền Trung có đặc điểm về khí
hậu và địa hình rất phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai
thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn như bão,
Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cát bay cát
lấp, rét đậm rét hại, lốc tố, dông sét, sạt lở đất, sụt lún đất, gió mùa, xâm nhập mặn,
triều cường, … trong đó nhiều nhất là bão, lũ lụt, lốc xoáy, sạt lở đất, sạt lở bờ sông
bờ biển, cát bay cát lấp. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 3 đến
tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, thời gian mưa tập trung vào các
tháng 9, 10, và 11. Bão lụt thường xảy ra từ tháng 9 đến giữa tháng 12 hàng năm, tập
trung nhiều nhất vào các tháng 10, 11. Khi bão, ATNĐ xảy ra kèm theo mưa lớn,
triều cường dâng cao gây ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi và vùng gò đồi.
Các hình thái thiên tai khác như lũ tiểu mãn (gây ngập úng) xảy ra từ tháng 4 đến
tháng 6 hàng năm; Lốc xoáy, dông sét, mưa đá xảy ra quanh năm.
Từ năm 1989 đến nay Quảng Bình phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người và tài
sản do các cơn bão và lũ lụt gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội
và ổn định cuộc sống dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Các thiệt hại về người, cơ sở vật
chất qua các thời kỳ được tổng hợp như sau:
+ Số cơn bão ảnh hưởng, đổ bộ: 13 cơn. Trong đó chỉ có cơn bão số 5 ngày
30/8/1990 và cơn bão số 6 ngày 17/8/1991 có gió mạnh cấp 10. Các cơn bão còn lại
có gió mạnh cấp 8, cấp 9. Cơn bão số 5 ngày 05 tháng 10 năm
2007 có gió mạnh cấp 11, cấp 12 giật trên cấp 12. Cơn bão số 7 ngày 29 tháng 9 năm
2008 có gió mạnh cấp 10, cấp 11.
+ Số trận lũ, lụt xảy ra trên các sông : 45 đợt. Trạm đo đạc KTTV hiện nay chỉ
có ở các sông Gianh, Kiến Giang, Nhật Lệ.
+ Đợt lũ lớn nhất:
- Điểm lũ lớn nhất ở sông Gianh là 9,47m vào năm 2007 tại xã Mai Hóa, vượt
trên báo động III là 3,47m .
- Điểm lũ lớn nhất ở sông Kiến Giang là 17,71m vào năm 1992 tại trạm Kiến
Giang, vượt trên báo động III là 4,71m .


+ Số đợt gió mùa mạnh ( > cấp 6 ): 71 đợt. Gây mưa to, xảy ra lũ lụt và gây thiệt
hại về tàu thuyền.
+ Số đợt áp thấp nhiệt đới: 52 đợt. Gây mưa lũ, lụt ở các triền sông.
+ Số cơn lốc xoáy gây thiệt hại: 14 đợt.
Từ năm 1999 đến nay, thống kê trên toàn tỉnh về mức độ thiệt hại lớn nhất do
bão lũ tại các huyện được xếp theo thứ tự như sau: Huyện Lệ thủy, Quảng Ninh,
Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, TP Đồng Hới. Tuy nhiên trong vòng
hai năm lại đây thì huyện chịu nhiều thiệt hại nhất là các huyện Tuyên Hóa, Minh
Hóa do bị lũ quét, xói lở bờ sông.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
1
Thông qua hội thảo cấp tỉnh lần 1 ngày 24/8/2009, cùng với những buổi tham
vấn cộng đồng và các buổi họp tổ công tác đã đánh giá và xác định danh sách các
hiểm họa thiên tai ở tỉnh và mức độ ưu tiên như sau:
Bảng 3:Danh sách các hiểm họa thiên tai ở Quảng Bình và mức độ ưu tiên.
Gây thiệt hại rất
lớn
Gây thiệt hại
lớn
Gây thiệt hại
vừa
Gây thiệt hại nhẹ
Ngập lụt Cháy rừng Nước biển dâng Sụt đất, nứt đất
Bão, ATNĐ Rét đậm, rét hại Lốc Ngập Mặn
Sạt lở bờ sông,
biển
Cát bay, cát lấp Sét
Mưa đá
Lũ Quét Gió mùa Dông, sét
Mưa đá

Sạt lở, đất đá
Bảng 4: Thống kê thiệt hại do các loại thiên tai gây ra từ năm 1989 đến 2008.
Nguồn: Chi cục Thủy lợi và phòng, chống lụt, bão tỉnh Quảng Bình
Năm 1989 1990 1991 1992 199
3
1994 1995 1996 1997 1998
- Người chết 5 13 2 39 13 0 35 4 15 23
-Người bị
thương
6 7 2 7 32 0 12 5 1 2
Thiệt hại (tỷ
đồng)
31,0 45,2 41,3 66,5
3
30,0 - 102,
3
25,5
5
1,99 19,7
7
Năm
1999 2000 2001 2002 200
3
2004 2005 2006 2007 2008
- Người chết 33 5 10 5 5 3 17 9 25 12
- Người bị
thương
12 0 1 0 1 3 8 8 148 46
Thiệt hại (tỷ
đồng)

115,
0
19,2
5
22,5
4
3,99 5,8 70,6
1
166,
7
110,
8
1354,
0
166.
9
Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh từ năm 1989 - 2008 là:
- Về người: Chết: 273 người; Bị thương: 301 người; Bị dịch bệnh: 23.983
người.
- Về tài sản: trên 2.399 tỷ đồng.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
2
Hình 2: Biểu đồ thiệt hại về kinh tế từ năm 1989 - 2008
Nguồn: Chi cục Thủy lợi và phòng, chống lụt, bão tỉnh Quảng Bình
Hình 3: Biểu đồ thiệt hại về người từ năm 1989 - 2008
Nguồn: Chi cục Thủy lợi và phòng, chống lụt, bão tỉnh Quảng Bình
Qua quá trình tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm, chúng ta dễ dàng
nhận thấy mức độ thiệt hại thiên tai và sự khác biệt hàng năm được thể hiện rõ ở biểu
đồ 3, 4 ở hình trên. Trong đó, năm thiệt hại lớn nhất là năm 2007 và 2008 và cũng là
những năm có các loại hình thế thiên tai đặc trưng trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng

lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước. Qua biểu đồ ta cũng thấy rõ
những năm gần đây (2005 đến nay), giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng lớn,
điều đó chứng tỏ thiên tai ngày càng khốc liệt hơn, ảnh hưởng ngày càng nặng nề hơn
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
3
đến tình tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và do nhiều yếu tố khác
nhau tạo nên nhưng chủ yếu do 04 yếu tố chính sau:
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, và các hiện tượng như trái đất nóng
lên, nước biển dâng cao, nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt hơn, số cơn bão
xuất hiện nhiều với cường độ lớn hơn và đường đi phức tạp hơn, các hiện
tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông, lốc, rét xảy ra cũng khác thường
hơn,
- Khuynh hướng thiên tai theo chu kỳ và từng giai đoạn.
- Một yếu tố cơ bản nữa đó là tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày càng đi
lên kéo theo cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và sự thiếu đồng bộ trong
công tác quản lý, phối hợp xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một trong những
yếu tố tác động đến thiệt hại do thiên tai gây ra.
3.2. Bão lũ
Mùa bão ở Quảng Bình diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó từ tháng 9-10
nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê từ 1989 đến năm 2008 có 13 cơn bão đổ bộ
trực tiếp vào Quảng Bình, bình quân 0,7 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng
Bình, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp.
Ảnh hưởng nặng nề nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5
ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra chiếm
tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 9-11. Lượng mưa do một cơn bão gây ra
khoảng 300-600 mm.
Thống kê 10 năm trở lại đây (1999-2008), trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực
tiếp của 8 cơn bão và 36 đợt áp thấp nhiệt đới (trung bình 04 cơn/1 năm) làm ngưng
trệ các hoạt động xã hội, gây nhiều thiệt hại đến con người, tài sản của nhân dân và
Nhà nước. Xu hướng những năm gần đây bão càng ngày càng gia tăng về số lượng và

cường độ, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường.
Toàn tỉnh có 7 huyện, thành phố trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp bão gồm huyện Lệ
Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới (xem Atlas b¶n ®å,
bản đồ sè 06).
Bảng 5: Bảng tóm tắt ảnh hưởng của bão trên địa bàn tỉnh:
Địa bàn Tóm tắt tác động, thiệt hại
Phạm vi ảnh hưởng
Tần
suất
Xu
hướng
Vùng trực tiếp chịu ảnh
hưởng của bão hàng
năm
Vùng chịu
ảnh hưởng
bão hàng
năm
Làm chìm đắm, vở tàu thuyền
đã vào nơi neo đậu, gây gió
xoáy, lốc tố làm sập, tốc mái,
xiêu vẹo nhà cửa. Gây mưa lớn,
ngập lụt trên diện rộng; gây
thiệt hại lớn đến sản xuất nông
nghiệp, thủy sản, CSHT, đặc
biệt gây tổn thất nghiêm trọng
đến cây công nghiệp như cao
su, cà phê, hồ tiêu, ảnh
29 xã, phường của 05
huyện , thành phố ven

biển: Lệ Thủy: Ngư
Thủy Bắc, Ngư Thủy
Nam, Ngư Thủy Trung,
Sen Thủy, Hưng Thủy,
Cam Thủy, Sen Thủy,
Thanh Thủy; Hồng
Thủy; Quảng Ninh: Hải
Ninh; Thành phố Đồng
130 xã,
phường, thị
trấn còn lại
của 07
huyện,
thành phố.
0,7 Ngày
càng gia
tăng cả
về số
lượng và
cường
độ.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
4
hưởng đến tính mạng người
dân và tình hình phát triển Kinh
tế - xã hội toàn tỉnh.
Hới: Hải Đình, Đồng
Mỹ, Hải Thành, Bảo
Ninh, Phú Hải, Quang
Phú; Bố Trạch: Thanh

Trạch, Hải Trạch, Đức
Trạch, Đại Trạch, Nhân
Trạch, Trung Trạch;
Quảng Trạch: Quảng
Đông, Quảng Phú, Cảnh
Dương, Quảng Hưng,
Quảng Xuân, Quảng
Thọ, Quảng Phúc.
Một số cơn bão điển hình ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh:
Các cơn bão có cường độ mạnh xảy ra những năm 1990, 1991 đổ bộ vào địa
bàn tỉnh Quảng Bình: cơn bão số 5 đổ bộ ngày 30/8/1930 và cơn bão số 6 đổ bộ ngày
17/8/1991. Có gió mạnh cấp 10 kết hợp với mưa to gây lũ lớn làm thiệt hại đáng kể
về người và tài sản của nhân dân và nhà nước.
Năm 2007, cơn bão số 2 đổ bộ vào phía nam tỉnh Hà Tĩnh ngày 08/8 đã gây
mưa rất to tại Bắc Quảng Bình; đặc biệt là trên lưu vực sông Gianh gây ra lũ lịch sử
tại xã Mai Hóa là 9,47m, vượt trên báo động III là 3,47m.
Năm 2007, cơn bão số 5 (tên quốc tế là LêKiMa) (từ ngày 03/10/2009) đổ bộ
trực tiếp vào đèo ngang khu vực giữa Hà Tĩnh - Quảng Bình gây ra gió mạnh cấp 12
giật trên cấp 12 gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà
nước: Làm 4 người chết; 69 người bị thương; Làm tốc mái, hư hỏng 17.692,0 nhà
dân; Nhà bị sập đổ cuốn trôi 270.0 ngôi; Tàu thuyền bị chìm 22 chiếc; Rau màu bị
thiệt hại 560 ha; Hoa màu bị ngập hư hỏng 2420 ha; Trâu bò bị chết, trôi 228 con;
Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 51,0 ha; 140 phòng học bị hư hỏng; 160
trạm xá hư hỏng; 305 cột điện bị gãy đỗ; Công trình thủy lợi, giao thông, thủy sản bị
thiệt hại: Đất sạt lở, trôi 507.400m3 và 21.000 m3 Bê tông đá xây các loại; 129 cầu,
cống bị hư hỏng. Giá trị thiệt hại trên 519 tỷ đồng.
Năm 2008, cơn bão số 7 (Higos) (từ ngày 27-30/9/2008) đổ bộ trực vào địa
phận tỉnh Quảng Bình gây ra gió mạnh cấp 9, 10 giật cấp 11 gây thiệt hại nặng nề về
tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước: Làm 12 người chết; 46 người bị
thương; Làm tốc mái, hư hỏng 8.221,0 nhà dân; Nhà bị sập đổ cuốn trôi 52 ngôi; Lúa

bị thiệt hại 501,8 ha; Hoa màu bị ngập hư hỏng 858,6 ha; Cây công nghiệp và cây ăn
quả bị thiệt hại 825,9 ha; 3.061 ha rừng bị thiệt hại; Diện tích nuôi trồng thủy sản bị
thiệt hại 747,7 ha; 28 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; 260 phòng học bị hư hỏng; 82
phòng khám, trạm xá hư hỏng; 85 nhà văn hóa bị hư hỏng; 252 công trình phúc lợi
khác bị hư hỏng; 398 cột điện bị gãy đỗ; Công trình thủy lợi bị thiệt hại: Đất sạt lở,
trôi 157.460 m3 và 8.990m3 Bê tông đá xây các loại; Công trình giao thông bị thiệt
hại: 120.399 m3 đất bị sạt lở và 700m3 đá bị cuốn, 42 cầu, cống bị hư hỏng. Giá trị
thiệt hại trên 111 tỷ đồng.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
5
3.3. Lũ lụt
Do đặc điểm địa hình của tỉnh ngắn, dốc nghiêng từ Tây sang Đông, sông
Quảng Bình ngắn, có độ dốc lớn do đó lũ lên nhanh, chảy xiết và ngập lâu. Các khu
vực có nguy cơ cao về lũ lụt được thể hiện trên bản đồ sè 06 trong Atlas b¶n ®å.
Qua thực tế nhận thấy đặc điểm lũ ở Quảng Bình thường do 03 loại hình thời tiết gây
ra là:
- Bão, áp thấp nhiệt đới.
- Bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh.
- Không khí lạnh kết hợp với các hình thế thời tiết khác.
Trong 3 loại hình thời tiết ấy thì bão, áp thấp nhiệt đới là loại hình thiên tai
thường xảy ra trên địa bàn tỉnh. Thống kê từ năm 1989 đến 2008: trên địa bàn tỉnh đã
xảy ra 46 trận lũ lớn, vừa, nhỏ (trung bình mỗi năm có từ 2-3 đợt lũ).
Bảng 6: Tóm tắt tác hại và phạm vi ảnh hưởng của lũ lụt trên địa bàn tỉnh:
Địa
bàn
Tóm tắt tác động, thiệt
hại
Phạm vi ảnh
hưởng
Tần

suất
Xu
hướng
gần đây
Trên
đất liền
Tác động mạnh trên diện
rộng ảnh hưởng trực tiếp
đến: Dân sinh, và nhiều
hoạt động kinh tế, xã hội
nhất là ở các vùng đồng
bằng hạ du các sông lớn.
(Làm thiệt hại tính mạng
con người; tàn phá nhà
cửa, các công trình cơ sở
hạ tầng, đình trệ nhiều
hoạt động kinh tế, xã hội,
tác động đến môi trường,
sinh thái,…).
Vùng ven sông, ven
suối, vùng đồng
bằng hạ du các
sông lớn.
Trong tỉnh gồm có
7 huyện, thành phố
đều bị ảnh hưởng
2-3
lần/năm
Gia tăng
về số

lượng và
cường độ
Các đợt lũ lụt điển hình
3.3.1. Lũ chính vụ
Năm 1998 có hai đợt lũ lớn xảy ra ở sông Kiến Giang trên mức báo động III.
Ngày 28/9 tại trạm Phan Xá mực nước trên báo động III kéo dài 2 giờ. Đỉnh lũ cao
nhất 2,71m, trên báo động III là 0,21m. Ngày 22/11 tại trạm Phan Xá mực nước trên
báo động III kéo dài 16 giờ. Đỉnh lũ cao nhất 2,61m, trên báo động III là 0,11m. Đã
gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản của nhân dân: Làm 23 người chết, 02 người
bị thương, 28591 ngôi nhà bị ngập, làm ngập 490 phòng học, làm ngập 21 phòng
khám trạm xá
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
6
Năm 1999 có 6 đợt lũ lớn. Đặc biệt ở sông Kiến Giang có 3 đợt lụt liên tục với
mức nướclâu ngày, ở trên mức báo động III là 9 ngày, nên làng mạc dân cư các vùng
ven sông hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh bị ngập sâu, lâu ngày. Thiên tai bão lụt
năm 1999 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản: làm 33 người chết, 12 người
bị thương, 01 người mất tích Tổng giá trị thiệt hại là 115 tỷ đồng.
ăm 2004 bão xuất hiện trên biển Đông 5 cơn và 4 đợt ATNĐ. Tỉnh ta không có
bão đổ bộ trực tiếp, chỉ chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2 và số 4 gây mưa, lũ lụt xảy
ra ở các triền sông nhỏ, cao nhất là mức báo động II, gây ngập úng hư hỏng giống lúa
gieo và thiệt hại nuôi trồng thủy sản với diện tích lớn Thiệt hại toàn bộ là 71 tỷ
đồng.
Năm 2006: Do tác động của các hình thái thời tiết như bão, ATNĐ, gió mùa và
kết hợp các loại thời tiết khác, nên Quảng Bình chịu 5 đợt lũ, trong đó 3 trận lũ ở
mức từ báo động II đến báo động III trên sông Gianh, Kiến Giang và Đại Giang. Đặc
biệt đợt lũ thứ 2 do ảnh hưởng cơn bão số 5 từ ngày 23/9 đến 25/9 toàn tỉnh có mưa
to và rất to gây ra lũ, lụt sông Gianh trên mức báo động II; đặc biệt sông Kiến Giang
tại trạm Kiến Giang là 13,32m trên mức báo động III là 0,32m; gây thiệt hại rất lớn
về người và tài sản và các công trình CSHT & SXKD. Tổng thiệt hại của 5 trận lũ

trên là 110 tỷ đồng (làm 9 người chết, 8 người bị thương 13 829 nhà bị ngập, tầu
thuyền hư hỏng 21 chiếc ).
Trận lũ lịch sử tháng 8 năm 2007: Do ảnh hưởng phía bắc hoàn lưu bão số 2 suy
yếu thành áp thấp nhiệt đới gây ra mưa vừa đến mưa to; đặc biệt lưu vực thượng
nguồn sông Gianh có mưa to và sau đó rất to kéo dài liên tục trong nhiều giờ, lũ về
nhanh, mạnh làm nước dâng cao, gây ngập lụt trên diện rộng và kéo dài (mực nước
sông Gianh tại Mai Hóa là 9,47 m, lớn hơn báo động III là 3,47 m). Đây là trận lũ lớn
nhất vượt mức lũ lịch sử năm 1993 là 64cm, làm 16 người chết, 78 người bị thương,
68 xã bị ngập lụt; 95009 hộ bị ngập (ngập sâu từ trên 2m là 8278 hộ, số hộ ngập sâu
trên 4m là 8.870); 3.655 nhà bị đổ, trôi, hư hỏng hoàn toàn, Lúa bị mất trắng 6.002
ha; Gia cầm chết trôi, chết 122.024 con; các công trình CSHT & SXKD bị thiệt hại
nặng. Tổng thiệt hại lên đến trên 810 tỷ đồng.
Năm 2008: Do ảnh hưởng của bão nên Quảng Bình chịu 3 đợt lũ: Đợt thứ nhất
ngày 29/9 đến 30/9 toàn tỉnh có mưa to đến rất to; lượng mưa từ 130mm đến 375mm,
lũ lụt xảy ra ở sông Gianh tại Mai Hóa xấp xỉ báo động III, các triền sông trên báo
động I; Đợt lũ thứ 2 do ảnh hưởng của lưới cao áp lục địa kết hợp với gió đông trên
cao kết hợp với vùng áp thấp từ ngày 18/10 đến 20/10 có mưa to trên toàn tỉnh, lượng
mưa từ 80mm đến 250mm, lũ lụt xảy ra ở sông Gianh tại Mai Hóa xấp xỉ báo động
II, các triền sông trên báo động I; Đợt lũ thứ 3 do ảnh hưởng của đới gió đông trên
cao kết hợp với vùng áp thấp từ ngày 28/10 đến 30/10 có mưa to trên toàn tỉnh, lượng
mưa từ 200mm đến 465mm, lũ lụt xảy ra ở Kiến Giang trên mức báo động III, sông
Gianh trên báo động II. Làm 1 người chết, 19356 nhà bị ngập lụt tổng giá trị thiệt
hại trên 55,9 tỷ đồng.
3.3.2. Lũ tiểu mãn
Năm 2001: Ngày 15/5/2001 do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp hoạt động
của giải áp thấp nên khắp các vùng trong tỉnh có mưa, lượng mưa từ 150mm đến
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
7
310mm. Sông Gianh tại Mai Hóa và sông Kiến Giang tại Phan Xá trên mức báo động
I. Gây thiệt hại nặng nề đối với 2 địa phương huyện Quảng Trạch và huyện Lệ Thủy.

Năm 2008: Ngày 13/5/2008 xảy ra đợt lũ tiểu mãn làm ngập diện tích sản xuất 2
huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, gồm 2165 ha lúa, 160 ha khoai lạc, trên 100 ha rau màu
các loại.
3.4. Sạt lở bờ sông, biển
Quảng Bình có 5 hệ thống sông chính: Sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà,
sông Lệ Kỳ, sông Nhật Lệ. Đặc điểm sông ngắn, dốc. Mùa mưa nước tập trung
nhanh, rút nhanh, chảy xiết. Vận tốc dòng chảy lớn hơn 5m/s, thường xảy ra lũ quét,
xói lở đất hai bên bờ sông và cửa sông, nhất là những đoạn sông cong và các cồn, đảo
nằm giữa lòng sông. Tốc độ xói lở lấn vào bờ hàng năm từ 2 ÷ 5 m, sâu 2 ÷ 3m. Đặc
biệt năm 2004, 2005, 2007 ở sông Gianh xói lở vào bờ có nơi đến 15÷20m, sâu
7÷10m như Văn Hoá, Phù Hoá, Quảng Hải (Quảng Trạch) xói lở bờ hàng năm làm
mất đi hàng trăm ha đất canh tác, nhiều hộ gia đình phải di dời, ảnh hưởng đến đời
sống nhân dân.
Bờ biển Quảng Bình có chiều dài gần 120km và 189 km đê sông. Dọc bờ biển,
sông nhiều nơi là khu định cư tập trung của nhân dân đánh bắt và chế biến thuỷ sản.
Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều cơn bão với tốc độ gió >30m/s, làm xói
lở bờ rất nghiêm trọng. Xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) năm 1988 lấn sâu
70m, xã Quảng Phúc năm 2004, 2005 xói lở lấn sâu vào bờ 70÷100m. Xã Hải Trạch,
Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) năm 1995 lấn sâu 40÷60m. 10,1 km bờ biển bị xói lở
làm cho hàng trăm ngôi nhà phải di dời. Tổng chiều dài sạt lở 56 xã trong tỉnh là
103,7 km. Trong đó sạt lở bờ sông là 93,6 km, bao gồm:
- Huyện Minh Hóa: 980m (sông Gianh).
- Huyện Tuyên Hóa: 20.300m (sông Gianh).
- Huyện Quảng Trạch: 38.560m (sông Gianh, sông Roòn) và 8100m bờ biển.
- Huyện Bố Trạch: 8.700m (hữu sông Gianh).
- Thành phố Đồng Hới: 4.950 m (hữu sông Nhật Lệ) và 2700m bờ biển.
- Huyện Quảng Ninh: 13.100m (sông Nhật Lệ, hữu sông Lệ Kỳ).
- Huyện Lệ Thủy: 7.000m (sông Kiến Giang, sông Cẩm Ly, sông Rào Ngó).
3.5. Lốc xoáy, sét
Lốc tố thường xảy ra đột ngột, bất ngờ, trong phạm vi hẹp, tồn tại trong thời

gian ngắn và là hiện tượng thời tiết xảy ra trong tiểu vùng nên khó dự báo chính xác
cả về thời gian, cường độ, phạm vi ảnh hưởng. Trong hơn 10 năm trở lại đây, trên địa
bàn tỉnh thường xuyên xảy ra lốc tố gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản của
nhân dân và Nhà nước.
Thống kê 10 năm trở lại đây (từ năm 1999 đến 2008): trên địa bàn tỉnh đã xảy
ra khoảng 13 đợt lốc tố (trung bình mỗi năm có khoảng 1,3 đợt). Điển hình như:
Năm 1999 : Do ảnh hưởng và diễn biến thời tiết bất thường ngày 27/3 trên địa
bàn hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch đã xảy ra lốc kèm theo mưa đá gây thiệt hại
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
8
về người và tài sản của nhân như sau: Làm 02 người chết, 03 người bị thương, làm gãy
đỗ 111 ha, sập 01 ngôi nhà và 347 nhà tốc mái, đường dây điện hỏng 6150m.
Năm 2006 : Do ảnh hưởng và diễn biến thời tiết bất thường trong các ngày 19/4
đến ngày 27/4 trên địa bàn hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Ninh đã xảy ra lốc kèm theo
mưa đá gây ảnh hưởng và làm hư hỏng hàng chục ha lúa và ngô đang thời kỳ chuẩn bị
thu hoạch.
Năm 2007: Toàn tỉnh xảy ra 3 đợt lốc tố. Đợt thứ nhất xảy ra ngày 25/5/2007 tại
xã Quảng Kim, huyện Quảng Trạch xảy ra mưa lớn kèm theo lốc xoáy làm chết 01
người, sập 01 nhà, gây thiệt hại hoa màu khác ở địa phương. Đợt thứ 2 xảy ra 10/6/2007
tại xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy gây hư hỏng một số
nhà dân, trường học, đổ gãy cây cối; Đợt thứ 3 xảy ra ngày 21/6/2007 tại xã Thuận Hóa,
huyện Tuyên Hóa xảy ra mưa, lốc, sét đánh chết 01 người, làm bị thương 01 người, cháy
01 nhà dân và hư hỏng một số hoa màu khác.
Năm 2008: trong thời kỳ chuyển mùa, một số địa phương đã xảy ra lốc tố, sét
gây thiệt hại về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp: Ngày 18/3/2008 tại địa bàn 2 xã
Kim Hóa và Lê Hóa huyện Tuyên Hóa lốc tố xảy ra gió cấp 7, cấp 8 giật trên cấp 8, kèm
theo mưa đá có đường kính từ 1,0 đến 2,0 cm, tốc mái 9 phòng học, 3 phòng chức năng,
131 nhà dân, đổ gãy 15,1 ha ngô.
3.6. Hạn hán và gió Tây Nam khô nóng (gió Lào), cháy rừng
Ngoài bão, lũ, tỉnh Quảng Bình còn chịu ảnh hưởng lớn của gió Tây Nam khô nóng

từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7 (thời
gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng 3-4 và 7-8). Gió nóng làm tăng lượng
bốc hơi, giảm độ ẩm làm cạn nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của
người dân. Điển hình là các năm 1998, 2002, 2003 và 2005. Tính trung bình cho những
năm hạn vừa có khoảng 30 - 40 xã có diện tích các loại cây trồng bị ảnh hưởng do thiếu
nguồn nước tưới và khô nóng. Mặt khác, nắng nóng kéo dài gây hạn nặng kết hợp mặn
xâm nhập sâu vào đất liền làm tổn thất nặng nề trong sản xuất và thiếu nước sinh hoạt.
Ngoài ra, hạn hán làm tăng lượng bốc hơi, lượng mưa đầu nguồn ít làm mực
nước các hồ chứa xuống rất thấp, những năm hạn nặng như 1993, 1998, 2003 hầu hết
ở các hồ chứa, nước để phục vụ nước tưới thiếu trầm trọng, hầu hết các hồ chứa loại
vừa bị cạn kiệt không đủ nước cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, như hồ Phú
Vinh, An Mã, Tiên Lang, Cẩm Ly, Vực Sanh, Đồng Ran, Bẹ
Ngoài việc gây cạn kiệt các hồ chứa, các sông dẫn đến xâm nhập mặn và thiếu
nước cho sản xuất nông nghiệp hạn hán còn gây dịch bệnh về người, gia súc và cháy
rừng. Một vấn đề quan trọng hiện nay tuy đã được đề cập nhiều nhưng chưa có số
liệu điều tra cơ bản cũng như việc nghiên cứu hay đề tài khoa học cụ thể đó chính là
việc giảm nước mặt và nước ngầm do ảnh hưởng của hạn hán và biến đổi khí hậu
toàn cầu do trái đất nóng lên. Việc thiếu nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng rất lớn đến
nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
Năm 1998 là năm thiệt hại lớn nhất: nhiều đợt nắng nóng kéo dài liên tiếp, đã
xảy ra tình hình nắng hạn nặng nề trong toàn tỉnh, là năm hạn hán trầm trọng nhất
trong vòng 30 năm qua. Có 65/148 xã, phường với 31,2 vạn người chiếm 38,8% dân
số trong toàn tỉnh thiếu nước sinh hoạt, gia súc nhiều vùng không có nước uống, lúa
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
9
đông xuân 25600 ha bị hạn, lúa vụ 8 và vụ 10 gieo cấy 18323 ha bị hạn và làm mất
trắng 9700 ha, mía đường khô chết 436 ha, cao su bị chết 280 ha, cà phê bị hạn nắng
khô chết nhiều, sông Kiến Giang nhiều đoạn khô kiệt, bờ sông bị sạt lở nặng, chiều
dài gần150m, làm chết 2 người, sụp đổ nhà cửa, đường sá giao thông, giá trị thiệt hại
trên 193 tỷ đồng.

Năm 2002: Bước vào vụ sản xuất nắng hạn xuất hiện. Liên tục từ 10/6 đến
tháng 7 nhiệt độ ngày luôn ở mức 24 đến 35, 36
0
C. Cá biệt có ngày nhiệt độ lên trên
37
0
C, gió Tây Nam hoạt động mạnh, luôn ở mức cấp III, làm cho dòng chảy các sông
suối khô cạn. Mực nước các hồ giảm mạnh, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế: Làm
1.413 ha lúa bị mất trắng, 800 ha bị giảm năng suất 50%, 155 ha mía bị mất trắng,
315 ha bị héo giảm năng suất 60%, 50 ha ngô bị mất trắng, 500 ha đậu xanh bị khô
héo giảm năng suất 50%, 115.000 người dân có khả năng thiếu đói do mất mùa, tổng
giá trị thiệt hại trên 14 tỷ đồng.
Năm 2003: hạn hán xảy ra làm thất thu sản lượng 18.547 tấn lúa, 270 tấn đậu
xanh, 12.960 tấn mía, tổng giá trị thiệt hại trên 32 tỷ đồng.
Năm 2005: Bước vào vụ hè thu, nước các hồ xuống thấp không đủ nước cho
sản xuất, nước các khe suối bị khô kiệt, nên hạn đã xuất hiện ngay từ đầu vụ gây thiệt
hại nặng nề về kinh tế: Làm 3.745 ha lúa vụ tám bị mất trắng, 143 lúa và 1.048 ha
màu và đậu vụ 10 bị mất trắng, 5.064 ha diện tích giảm năng suất từ 30% trở lên,
tổng giá trị thiệt hại trên 58 tỷ đồng.
Hạn hán kéo dài phát sinh cháy rừng rất cao. Cháy rừng hủy hoại môi trường
sinh thái trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu khi diện tích rừng bị
cháy lớn.
Năm 2005: từ ngày 15/6 đến 16/7 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 22 vụ cháy làm
thiệt hại 87,6 ha rừng thông, keo và cáo su; trong đó tại huyện Quảng Trạch xảy ra 10
vụ cháy thiệt hại 50,3 ha Thông tại các xã Quảng Sơn 10,5 ha, xã Quảng Hợp 15,2
ha, xã Quảng Kim 2,5 ha, xã Quảng Phú 3,5 ha, xã Quảng Đông 5,7 ha; Tại huyện Lệ
Thủy xảy ra 6 vụ làm thiệt hại 15 ha thông và keo tại các xã Mai Thủy 9,2 ha, xã Tân
Thủy 0,5 ha, Nông Trường Lệ Ninh 2,0 ha, xã Thái Thủy 2,8 ha; Tại huyện Bố Trạch
xảy ra 03 vụ làm thiệt hại 14,2 ha Cao su, keo và thông tại các xã bắc Trạch 2,4 ha,
xã Hải Trạch 1,8 ha, nông trường Viêt Trung 10,0 ha; Tại huyện Quảng Ninh, Tuyên

Hóa, Minh Hóa xảy ra 03 vụ cháy làm thiệt hại 8,1 ha, Huyện Quảng Ninh 7,0 ha
thông, thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa 0,6 ha thông, xã Yên Hóa huyện Minh Hóa
0,5 ha Ib.
3.7. Cát trôi, cát chảy
Hiện tượng cát bay, cát chảy, cát lấp một số năm gần đây diễn biến rất phức
tạp, càng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, kinh tế,
sản xuất nông nghiệp của các địa phương ven biển tỉnh Quảng Bình như: huyện
Quảng Trạch, huyện Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, huyện Quảng Ninh, và các xã
Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy dọc đường Quốc lộ 1A thuộc
huyện Lệ Thủy. Đồng thời đây là một loại hình thiên tai ít phổ biến ở các địa bàn
khác và là đặc trưng của tỉnh Quảng Bình, hiện tại chưa có một đề tài khoa học nào
nghiên cứu đánh giá về hiện tượng này.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
10
3.8. Lũ quét
Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ, lên nhanh và xuống nhanh, có dòng chảy xiết
(cuốn theo nhiều bùn, đá), có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn. Lũ quét
thường xẩy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc sông suối lớn, cường độ mưa lớn mà
đường thoát lũ bất lợi.
Các huyện miền núi của tỉnh gồm Minh Hóa, Tuyên Hóa, là những nơi nguy
cơ xảy ra lũ quét cao. Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp,
nhưng rất khốc liệt và gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thiên tai lũ
quét hiện nay chưa dự báo được, công tác phòng tránh là hết sức khó khăn.
3.9. Các loại hình thiên tai khác
3.9.1. Rét hại rét đậm
Điển hình năm 2008: Từ cuối tháng 1 đến hết tháng 2 năm 2008, không khí
lạnh tăng cường liên tục làm nền nhiệt độ hạ xuống rất thấp trên toàn tỉnh. Đợt rét
đậm, rét hại kéo dài làm cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nghiêm trọng:
đã có tổng số 1.742 con Trâu, 3037 con Bò, 1.334 con Dê bị chết trong đợt rét đậm,
rét hại này.

3.9.2. Các loại khác
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như: Sa
mạc hóa, Xâm nhập mặn, mưa đá, dông sét, nước biển dâng, xói lở bờ biển, sạt lở đất đồi
núi, sự cố tràn dầu, Tuy nhiên tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng cũng như thiệt hại
là không lớn so với các loại hình thiên tai đặc trưng trên.
4. Quản lý thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Ngay từ những năm đầu tiên dành được độc lập, công tác phòng, chống thiên
tai đã được Chính phủ hết sức xem trọng mà mốc son đánh dấu đó chính là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 70 ngày 22/5/1946 thành lập Ủy ban Trung ương hộ
đê - tiền thân của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương hiện nay.
Đối với tỉnh Quảng Bình, sau khi tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên đã luôn xem
trọng công tác phòng, chống thiên tai. Từ năm 1989 đến nay, công tác quản lý, phòng
chống thiên tai luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng hoàn thiện
dần qua từng năm. Quản lý thiên tai trên địa bàn tỉnh tập trung vào các nội dung
chính sau đây:
- Quản lý về tổ chức thể chế và nhiệm vụ các cấp, các ngành.
- Cơ sở hạ tầng và các công trình phòng, chống thiên tai.
- Công tác dự báo và hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai.
- Quản lý thiên tai trong tương lai (Những phát triển mới và đề xuất mới có ảnh
hưởng tới quản lý thiên tai).
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
11
4.1. Tổ chức thể chế hiện hành và trách nhiệm
4.1.1. Bộ máy quản lý phòng, chống thiên tai ở tỉnh
4.1.1.1. Các văn bản pháp quy về hệ thống quản lý thiên tai của tỉnh
Ngay khi mới tái thành lập tỉnh, trước thực trạng công tác quản lý thiên tai của tỉnh,
UBND tỉnh đã ban hành quyết định về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão
tỉnh các thành viên là đại diện cho các Sở, Ban ngành đoàn thể trong tỉnh do Phó Chủ tịch
UBND tỉnh làm Trưởng ban. Từ năm 1989 đến nay, UBND tỉnh đều ban hành các Chỉ thị
về công tác phòng, chống thiên tai và ra các quyết định bổ sung, điều chỉnh, kiện toàn

hàng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các địa phương, đơn vị.
Năm 1996: UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 681/QĐ-UB ngày 06/7/1996 về
việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh với số lượng thành viên là 17 người
do phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh
làm Phó Trưởng ban thường trực và Văn phòng thường trực đặt tại Ban quản lý dự án
chuyên ngành Thủy lợi thuộc Sở NN & PTNT.
Năm 1997: UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 830/QĐ-UB ngày 12/7/1997 về
việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh với số lượng thành viên là 10 người
do phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh
làm Phó Trưởng ban thường trực và Văn phòng thường trực đặt tại Chi cục PCLB &
Quản lý đê điều tỉnh.
Năm 2000: UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 20/2000/QĐ-UB ngày
13/6/2000 về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão tỉnh với số lượng thành
viên là 13 người do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp &
PTNT tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực và Văn phòng thường trực đặt tại Chi cục
PCLB & Quản lý đê điều tỉnh. Đến ngày 28/9/2000, UBND tỉnh đã ra quyết định ban
hành Quy chế làm việc của BCH Phòng chống lụt bão tỉnh.
Năm 2001: Nhằm kiện toàn Ban Chỉ huy các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị
theo hướng gọn, mạnh, đủ, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 29/2001/QĐ-UBND ngày
29/01/2001 về việc thành lập Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh với số lượng là 16 người
do phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh
làm Phó Trưởng ban thường trực, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh làm phó trưởng
ban phụ trách Tìm kiếm cứu nạn. Đến 31/5/2002, UBND tỉnh đã ra quyết định ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu
nạn tỉnh (số 09/2002/QĐ-PCLB ngày 16/9/2002) quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ
của từng thành viên và tổ chức bộ máy, hoạt động của các Sở, Ban ngành, các địa phương,
đơn vị trong công tác phòng, chống, ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả
thiên tai. Hàng năm UBND tỉnh đều tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm, xác định kế hoạch
PCLB & TKCN năm tới đồng thời ban hành các Quyết định bổ sung thành viên Ban chỉ
huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Chỉ thị về công tác phòng, chống và

giảm nhẹ thiên tai phù hợp với đặc điểm thời tiết từng năm, từng vùng, từng địa phương.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
12
Hỡnh 6: S b mỏy t chc qun lý thiờn tai ca tnh
Trong bi cnh thiờn tai ngy cng gia tng c v s lng, cng , loi hỡnh v
xu th bin i khớ hu ton cu cn phi cú mt k hoch, nh hng lõu di cho tnh
trong cụng tỏc qun lý phũng, chng v gim nh thiờn tai. Mt khỏc, trin khai thc
hin cú hiu qu ni dung, yờu cu ca Chin lc Quc gia phũng, chng v gim nh
thiờn tai n 2020 c Th tng Chớnh ph phờ duyt ti Quyt nh s 172/2007/Q-
TTg ngy 16/11/2007, UBND tnh ó xõy dng v ra quyt nh ban hnh Chng trỡnh,
k hoch hnh ng thc hin Chin lc Quc gia phũng, chng v gim nh thiờn tai
n 2020 ca tnh Qung Bỡnh (s 1901/2008/Q-UBND ngy 05/8/2008).
Qun lý ri ro thiờn tai tng hp tnh Qung Bỡnh n nm 2020: Bỏo cỏo khung
13
UBND tnh
Ban Ch huy PCLB &
TKCN tnh
Vn phũng Ban Ch huy
PCLB &TKCN tnh
Ban Ch huy PCLB &
TKCN cỏc S, Ban,
ngnh, on th, cỏc t
chc chớnh tr, xó hi
Ban Ch huy PCLB
&TKCN cỏc huyn, th xó
Ban Ch huy PCLB
&TKCN cỏc xó, phng
Tiu Ban Ch huy PCLB
&TKCN cỏc thụn, bn
Ban Ch huy PCLB

&TKCN cỏc n v c s
Tiu Ban Ch huy PCLB
&TKCN cỏc cụng trỡnh
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh
VP Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB
Sở Tài chính
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
Sở Nông nghiệp & PTNT
Ban Chỉ huy PCLB Sở Công
thơng
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
Cảng vụ Quảng Bình
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB Viễn
Thông Quảng Bình
Ban Chỉ huy PCLB Sở Thông
tin và Truyền thông tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB
Cục Thống Kê
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
Công an tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
Hội Chử thập đỏ tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB

Bu điện tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB Sở Lao
động, TB & XH
Ban Chỉ huy PCLB Trung tâm
Dự báo KTTV tỉnh
Ban Chỉ huy PCLB
Sở Y tế
Ban Chỉ huy PCLB Sở Tài
nguyên - Môi trờng
Ban Chỉ huy PCLB Sở Khoa
học Công nghệ
Ban Chỉ huy PCLB
Sở Xây dựng
Ban Chỉ huy PCLB Sở Giao
thông Vận tải
Ban Chỉ huy PCLB Sở Kế
hoạch - Đầu t
Ban Chỉ huy PCLB
Công ty điện lực Quảng Bình
Hình 7: Sơ đồ bộ máy các thành viên Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh
4.1.1.2. Thành phần bộ máy Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh:
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh là một đơn vị trực
thuộc UBND tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, Ủy ban Quốc
gia TKCN, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, trong đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban,
Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT làm Phó Ban thường trực, lãnh đạo Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh làm Phó Ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn và đại diện lãnh đạo
các Sở, ban ngành chủ chốt trong tỉnh tham gia làm thành viên, có nhiệm vụ: Chỉ đạo
cụ thể các địa phương huy động lực lượng, vật tư, thiết bị chuyên ngành phục vụ
công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.
Ở các Sở, Ban ngành cũng có Ban Chỉ huy PCLB & TKCN của Ban ngành mình

để hoạt động và chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCLB & TKCN
tỉnh.
Ở các địa phương: Các huyện, thị xã đều thành lập Ban Chỉ huy PCLB &
TKCN của địa phương mình và chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCLB
& TKCN tỉnh và UBND huyện, thị xã. Các xã, phường đều thành lập Ban Chỉ huy
PCLB & TKCN của xã, phường và chịu sự chỉ đạo của UBND huyện, thị xã, Ban Chỉ
huy PCLB & TKCN huyện, thị xã.
Ngoài ra, ở các công trình trọng điểm đều thành lập các tiểu ban Phòng, chống
lụt, bão riêng tuỳ theo quy mô công trình mà tỉnh hoặc huyện ra quyết định thành lập.
Lực lượng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn:
Các đơn vị như Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công
an tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Cảng vụ Hàng hải
Quảng Bình, Hải Quân là những đơn vị chủ lực trong công tác tìm kiếm cứu nạn.
Các địa phương: Thành lập các lực lượng xung kích, dân phòng để ứng cứu kịp
thời khi thiên tai xảy ra.
Về phương tiện, vật tư, trang thiết bị: Hàng năm, các địa phương, đơn vị căn
cứ vào thực lực hiện có của địa phương, đơn vị đăng ký số lượng để đưa vào kế
hoạch TKCN chủ động khi có lệnh điều động.
4.1.1.3. Vai trò của một số ngành trong công việc QLRRTT
a. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Bảo đảm sẵn sàng ứng cứu các tình huống khẩn cấp về
bão, lụt; thực hiện tìm kiếm cứu nạn và tham gia hộ đê, đập khi có sự cố xảy ra. Giúp
nhân dân khắc phục hậu quả sau bão lụt, thiên tai. Phối hợp với Công an bảo đảm trật tự
trị an.
b. Công an tỉnh: Luôn có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội cả
trước, trong và sau khi thiên tai, lụt, bão xảy ra. Bố trí lực lượng, phương tiện và phối hợp
chặt chẽ với các nghành, các địa phương giúp đỡ dân sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm. Phối
hợp chặt chẽ với BCHQS tỉnh, BCHBP và các địa phương tìm kiếm cứu nạn, giúp nhân
dân khắc phục hậu quả .
c. Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh: Phối hợp với sở NN & PTNT và các địa phương
kiểm tra chặt chẽ các thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện đảm bảo an toàn cho tàu,

Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
14
thuyền và ngư dân hoạt động trên biển. Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão, ATNĐ gần bờ tại
Trạm kiểm soát để phát tín hiệu thông báo bão, gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển
trở về đất liền. Sẵn sàng ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn trên sông, trên biển; Đồng thời giúp
đỡ nhân dân khắc phục hậu quả bão lụt. Giữ gìn an ninh trật tự tuyến biên giới và trên
biển.
d. Sở NN & PTNT: Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi công các hạng
mục công trình (đê, kè, hồ, đập ) bảo đảm tiến độ vượt lũ, an toàn; Phối hợp với các địa
phương, đơn vị kiểm tra, có biện pháp xử lý, gia cố, sửa chữa các công trình thuộc ngành
quản lý hoàn thành trước mùa mưa bão; Chuẩn bị vật tư dự phòng ở các công trình trọng
yếu, sẵn sàng xử lý kịp thời khi có sự cố. Chỉ đạo các địa phương thực hiện sản xuất đúng
tiến độ tời vụ, bảo đảm thu hoạch cơ bản trước mùa lũ lụt; Phối hợp với các địa phương có
kế hoạch chuẩn bị giống cây con, các loại phân bón để phục hồi sản xuất và nhanh chóng
dập tắt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sau bão, lụt. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương
thực hiện công tác rà soát, đăng ký tàu thuyền, đăng ký, quản lý, khai thác các phương tiện
thông tin bảo đảm cho thông tin, truyền tin kịp thời về tình hình bão, ATNĐ.
e. Sở Công thương: Luôn có kế hoạch, phương án và chỉ đạo các huyện, thành phố
có kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, hàng hóa, nhu cầu thiết yếu, sẵn
sàng phục vụ nhân dân trong mùa bão, lụt; Đặc biệt là nhân dân các vùng thường bị bão,
lũ, lụt ngập sâu, các vùng thường bị chia cắt, cô lập, vùng sâu, vùng xa. Chỉ đạo làm tốt
công tác ổn định đời sông nhân dân sau thiên tai, bão, lụt.
f. Sở Lao động - Thương binh xã hội: Theo dõi sát tình hình diễn biến thiên tai,
bão, lụt để nắm chắc tình hình thiếu đói của nhân dân vùng bị thiên tai, tổng hợp tình hình
báo cao và tham mưu UBND tỉnh quyết định các biện pháp cứu trợ kịp thời nhằm sớm ổn
định đời sống nhân dân, tuyệt đối không được để nhân dân vùng thiên tai, bão, lụt bị đói.
h. Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính: Tham mưu, đề xuất quy hoạch, xây dựng các
công trình phù hợp tình hình thiên tai, bão, lụt ở địa phương, bảo đảm sự đầu tư xây dựng
có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương rà soát, đề xuất UBND tỉnh
có kế hoạch bố trí vốn để xử lý, gia cố, sửa chữa các công trình trên địa bàn tỉnh.

k. Sở Y tế: Chủ động xây dựng phương án phòng chống thiên tai, bão lụt, của toàn
ngành và các đơn vị trực thuộc. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc sẵn sàng cấp
cứu và điều trị bệnh nhân. Có kế hoạch chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị, thuốc men,
hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Tuyên truyền, chỉ đạo xử lý vệ sinh
môi trường, bảo đảm nguồn nước sinh hoạt trong và sau thiên tai, bão lụt; nhất là vùng
ngập lụt lâu ngày, các vùng bị chia cắt cô lập.
l. Báo Quảng Bình và Đài PT-TH Quảng Bình: Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng
Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn và các cơ quan
liên quan để đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình, diễn biến thiên tai, bão, lụt và các chủ
trương, biện pháp phòng, chống bão, lụt của Trung ương, của tỉnh của các ngành và các
địa phương để triển khai công tác phòng, chống thiên tai, bão, lụt kịp thời và hiệu quả.
m. Sở thông tin và truyền thông, Bưu điện tỉnh: Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ
cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng chống bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn của
các cấp, các ngành từ tỉnh đến các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các vùng, khu
vực dân cư, công trình trọng điểm, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình
huống; Đặc biệt khi thiên tai, bỏa lụt đang xảy ra.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
15
n. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng: Theo chức năng của từng cơ quan đoàn thể,
tổ chức quần chúng xã hội để thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động làm tốt công tác
phòng, chống bão lụt trong nhân dân và trong cơ quan mình. Chủ động chuẩn bị đầy đủ cơ
sở vật chất, phương tiện, sẵn sàng tham gia phòng chống bão lụt, giúp đỡ nhân dân khắc
phục hậu quả, ổn định đời sống sau khi có thiên tai, bão lụt.
4.1.2. Quản lý rủi ro thiên tai trong quy hoạch phát triển
Trong giai đoạn hiện nay, việc lập quy hoạch của các Ngành, lĩnh vực là hết sức cần
thiết để định hướng chiến lược phát triển Ngành đúng với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh, định hướng phát triển Ngành của Bộ và của Chính phủ. Mặt khác, việc lập
quy hoạch của Ngành phải theo kịp xu thế thời đại và Quốc tế hóa nhưng phải tương
quan, hòa đồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các Ngành liên
quan cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa lý của vùng, khu vực. Muốn việc lập quy

hoạch đúng định hướng và hài hòa trong tổng thể chung không mâu thuẫn giữa các Ngành
cũng như phù hợp với tình hình của tỉnh thì phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc lập
quy hoạch giữa các Ngành và một đầu mối tổng hợp, phê duyệt duy nhất đó chính là
thông qua UBND tỉnh.
Trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, thiên tai luôn là một yếu tố tác động
trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn về mọi mặt của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, quá trình
lập quy hoạch tổng thể của các Ngành luôn gắn liền với công tác quản lý thiên tai, và chịu
sự tác động rất lớn của công tác quản lý thiên tai trong quá trình lập quy hoạch. Vì vậy,
việc lồng ghép quá trình quản lý thiên tai vào trong lập quy hoạch của các Ngành là điều
hết sức cần thiết và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bước đầu, UBND
tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1901/2008/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 về
việc ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng
chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của tỉnh với phương châm “Chủ động phòng,
tránh, thích nghi để phát triển” trên cơ sở thực hiện tốt phương án “Bốn tại chỗ”, công tác
lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chính sau:
- Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi phù hợp với đặc điểm
thiên tai của từng vùng, tận dụng đặc điểm tình hình điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển, chống sa mạc hóa, xâm lấn, cất lấp, cát bay vào khu dân cư, diện tích đất đai trồng
trọt, chăn nuôi.
- Xây dựng các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng,
giao thông, thủy lợi, thông tin, điện lực đảm bảo an toàn khi thiên tai, bảo, lũ xảy ra.
- Thực hiện chương trình củng cố, nâng cấp đê điều, trồng cây bảo tồn các cồn cát
tự nhiên ven biển để ngăn chặn sóng thần, nước biển dâng. Xây dựng các khu neo đậu
tàu, thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin phục vụ cảnh báo bão, nước biển
dâng, sóng thần kịp thời.
- Lập kế hoạch tu sửa, nâng cấp và xây dựng các hồ chứa nước, công trình thủy lợi
để vừa phục vụ tưới nước sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi sinh, môi trường, đời sống,
sinh hoạt của nhân dân vừa góp phần điều tiết lũ, làm chậm lũ.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình vận hành hồ chứa để sử dụng đa mục tiêu,

tham gia cắt giảm lũ hạ du trong mùa mưa và cấp nước trong mùa kiệt.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
16
- Đề xuất các giải pháp, chỉnh trị, nạo vét bồi lấp các cửa sông Nhật Lệ, cửa sông
Lý Hòa, cửa sông Gianh, sông Roòn để tăng cường thoát lũ
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong việc xây dựng đường giao thông
nông thôn kết hợp đường lánh nạn, đường ứng cứu kết hợp với hệ thống đê, bờ kênh,
cống tiêu trong chương trình kiên cố hoá kênh mương. Lồng ghép nội dung phòng,
chống thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, trong việc sản xuất nuôi trồng
thuỷ hải sản, phát triển cây công nghiệp, các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, vv
- Khẩn trương hoàn thành quy hoạch bố trí dân cư nông thôn đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020, trong đó phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành việc di dời dân
ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đồi núi, sụt lún đất, sạt lở bờ
sông ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và vùng thường xuyên ngập sâu ở ven
sông, suối và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng các khu tái định
cư vùng thiên tai để di dời dân ở các vùng nguy hiểm khác đến nơi an toàn.
- Khôi phục, trồng mới, bảo vệ rừng đầu nguồn, phấn đấu tăng độ che phủ của rừng
đầu nguồn để điều tiết lũ và làm giảm lũ vùng hạ lưu.
- Phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các Sở chuyên ngành như Xây dựng, Giao thông
Vận tải, Nông nghiệp & PTNT, Giáo dục, Y tế, Công thương, để đưa ra quy định,
hướng dẫn bố trí các công trình hạ tầng vùng thường xuyên bị ngập lụt như: Trường học,
bệnh viện, trạm xá, nhà ở, nhà kho, cầu đường, đặt trên cao trình lũ thiết kế.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong chương trình kiên cố hoá học
đường, từng bước đưa vào chương trình giảng dạy ngoại khoá các kiến thức về phòng,
chống thiên tai trong học đường.
- Chủ động cắt lũ, tiêu thoát lũ đối với các tuyến giao thông qua các lưu vực có
dòng chảy lớn bằng các biện pháp công trình như mở khẩu độ cống qua đường bộ,
đường sắt Nghiên cứu xây dựng các cầu giao thông vượt lũ, tôn cao các tuyến đường
giao thông nông thôn để đi lại trong mùa mưa lũ.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể ngắn hạn hàng năm, 5 năm,

dài hạn 10 - 20 năm về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và ứng phó với biến
đổi khí hậu toàn cầu.
- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống, giảm nhẹ
thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
- Tranh thủ mọi nguồn lực, kinh phí hỗ trợ của Trung ương, Quốc tế đầu tư cho
lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh.
4.1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của trái
đất, nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt không còn là
chuyện của thế giới, của những nhà khoa học mà nó đang trở thành một hiểm họa
thực sự cho Việt Nam, khu vực duyên hải Miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Bình.
Vì vậy bão lũ và nước biển dâng của vùng duyên hải Miền Trung còn nan giải nhiều
khi tính đến yếu tố liên quan tới biến đổi khí hậu.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
17
4.1.3.1. Một số giải pháp trước mắt cần tập trung thực hiện, cụ thể:
- Tổ chức thực hiện tốt nội dung Quyết định số 1901/QĐ-UBND ngày
05/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch thực hiện Chiến lược
Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến
năm 2020. Trong đó tập trung một số nội dung chính như:
+ Hoàn thành việc di dời, sắp xếp ổn định đời sống nhân dân ra khỏi khu vực
có nguy cơ sạt lở đất và các vùng nguy hiểm khác đến nơi an toàn.
+ Đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông. Thực hiện chương trình
củng cố nâng cấp đê biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006.
+ Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ ven biển.
+ Xây dựng một số các công trình như Nhà trú ẩn đa năng kiên cố phục vụ cho
việc di dân tránh bão lụt tại các cộng đồng dân cư trong khu vực.

- Xây dựng, tu sửa và nâng cấp các hồ chứa nước, công trình thủy lợi để vừa phục
vụ tưới nước sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi sinh, môi trường, đời sống, sinh
hoạt của nhân dân vừa góp phần điều tiết lũ, làm chậm lũ.
- Xây dựng kiên cố hóa các đường giao thông vùng ngập lụt kết hợp đường lánh
nạn.
+ Rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch
ngành tại các tỉnh miền Trung với các phương án phải đối mặt với lũ, lụt và nước
biển dâng. Đặc biệt thống kê số hộ và số dân hiện đang cư trú dọc bờ biển miền
Trung những nơi bị đe dọa xâm thực để cần được bố trí đến nơi cư trú mới an toàn
trên từng độ cao nhất định, phân bố lại lực lượng sản xuất. Thách thức biển dâng
chính là động lực thúc đẩy nhà nước suy tính sâu sắc hơn trong việc quản lý kinh tế
theo vùng lãnh thổ.
- Ưu tiên thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và năng
lực cộng đồng về phòng ngừa thảm họa thiên tai; phổ thông hóa những kiến thức cơ
bản về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu trước mắt, lâu dài để ứng phó
trên địa bàn toàn tỉnh, triệt để thực hiện đến đến các cộng đồng dân cư.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu, sự ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp của biến đổi khí hậu đến đời sống nhân dân cũng như các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.
4.1.3.2. Về lâu dài:
Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể ngắn hạn, dài hạn về ứng phó với biến
đổi khí hậu nhằm thực hiện tốt nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu đã được phê duyệt tại Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ cả về các giải pháp công trình và phi công trình.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
18
4.2. Cơ sở hạ tầng quản lý thiên tai hiện nay và các công trình
Một số cơ sở hạ tầng quản lý thiên tai chính hiện nay tại tỉnh Quảng Bình bao
gồm các công trình thủy lợi, giao thông, nhà máy thủy điện, hồ chứa nước, trạm bơm
điện, đập dâng nước, kè sông, kè biển, ao trú tàu thuyền tránh bão, cảng cá, đèn báo

bão, các trạm khí tượng thủy văn, mạng lưới thông tin dự báo thời tiết.
4.2.1. Hệ thống thuỷ lợi
Trong thời gian qua hệ thống thuỷ lợi Quảng Bình đã được đầu tư xây dựng
tương đối hoàn chỉnh. Toàn tỉnh có 142 hồ chứa lớn nhỏ, tổng dung tích 536,191
triệu m3, 33 hồ chứa có dung tích từ 0,8 triệu m3 trở lên, hồ chứa giữ một vai trò
quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy trên các sông suối, có 164 trạm bơm lớn
nhỏ phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Chương trình kiên cố hoá kênh mương phát triển
mạnh. Hàng năm các công trình thủy lợi đều được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an
toàn vận hành, an toàn công trình trong mùa mưa lũ. Hệ thống hồ đập, đê, kè, trạm
bơm hàng năm cũng chỉnh sửa, xây dựng tương đối toàn diện. Một số công trình có
qui mô lớn đã hoàn thành và mang lại hiệu quả lớn trên địa bàn tỉnh như hồ Phú
Vinh, hồ An Mã, hồ Tiên Lang, Hồ Sông Thai, Hồ Vực Tròn, hồ Bẹ, công trình thuỷ
điện-thuỷ lợi Quảng Bình v.v. Nhìn chung, công tác thủy lợi đã góp phần tích cực
vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh
trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn góp phần quan trọng trong cải thiện môi
trường và cung cấp nước sinh hoạt, nước cho nuôi trồng thủy sản v.v.
Hiện Quảng Bình có 189 km đê (Cấp IV), 104,23 km kè, 1,2 km kè mỏ hàn,
107 cống tràn. Đê có cao trình đỉnh +2,5, Bm=3m, mđ=2. Kè chủ yếu có kết cấu bằng
đá lát khan, kết hợp với sỏi, cát và vải lọc; một số ít được làm bằng tấm bê tông đúc
sẵn. Mỏ hàn có kết cấu ống buy trong lòng thả đá, phía ngoài xếp đá và tấm bê tông
lắp ghép. Cống tràn 70% được xây dựng trước năm 1980 nay đã xuống cấp. Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành đã đầu tư
cho Quảng Bình một số dự án, chương trình; dự án PAM 4617, chương trình nâng
cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; dự án chống sạt lở. Các công trình được
đầu tư xây dựng nâng cấp phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực, phòng
chống lũ, ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ dân
sinh kinh tế và được bàn giao cho các địa phương (UBND xã) quản lý sử dụng. Một
số công trình hư hỏng do bão, lụt được bố trí vốn khắc phục lụt, bão để xử lý, sửa
chữa.
Hàng năm, thiên tai đã gây thiệt hại rất lớn cho các hệ thống công trình thuỷ lợi làm

ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và làm các hệ thống công trình xuống cấp trầm
trọng. Vì vậy, phải củng cố, nâng cấp và bảo đảm an toàn cho 123 hồ chứa nước lớn nhỏ,
đặc biệt các hồ chứa Minh Cầm, Tiên Lang, Phú Vinh, Vực Nồi, Đồng Sơn, Rào Đá Là
các hồ chứa nằm trên khu vực có dân cư đông đúc, có trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá. Tiếp tục xây dựng mới các hồ chứa Sông Thai, Thác Chuối, Hệ thống thủy lợi
Thượng Mỹ Trung từ nguồn vốn ODA, vv
Nhằm đảm bảo tích trữ đủ nước để phục vụ sản xuất cũng như ngăn, giảm lũ, điều
tiết nước trong mùa mưa lũ và đảm bảo an toàn hồ chứa, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy
PCLB & TKCN tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp & PTNT, công ty TNHH MTV nhà
nước khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Bình và các địa phương tiến hành kiểm tra các
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
19
hạng mục công trình, sửa chữa hư hỏng, xây dựng và hoàn thiện quy trình vận hành các
công trình đặc thù xong trước mùa mưa bão:
- Kiểm tra theo dõi các hạng mục công trình đầu mối hồ chứa: Đập chính, cống lấy
nước, tràn xã lũ, tràn sự cố. Kiểm tra theo dõi các công trình thuỷ lợi nhỏ; các trạm
bơm tưới, tiêu; hệ thống đê, kè, các công trình dưới đê, các tuyến kênh làm nhiệm vụ
ngăn lũ.
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình vận hành các công trình đặc thù sau: Hồ chứa
nước Rào Đá, Phú Vinh, An Mã
- Kiện toàn bộ máy các tiểu ban chỉ huy PCLB & TKCN các công trình trọng
điểm, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ huy.
- Tập kết đủ vật tư dự trữ, dự phòng và phân bố lực lượng để sẵn sàng ứng cứu, xử
lý khi có sự cố. Đối với các công trình trọng yếu cần phải diễn tập công tác phòng,
chống, ứng cứu khi có sự cố công trình để chủ động trong mùa lụt bão.
- Kiểm tra, tu chỉnh lại các trạm đo mưa, các hệ thống quan trắc đo đạc và báo cáo
về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh theo đúng quy định.
4.2.2. Hệ thống khu trú bão
Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão đang được
đầu tư xây dựng là Hòn La và Cửa Gianh với quy mô như sau.

* Khu trú neo đậu Hòn La: Thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch đã
hoàn thành với sức chứa 500 tàu cá có tải trọng dưới 300cv vào neo đậu. Diện tích
29,9 ha (khu dịch vụ hậu cần 3,9 ha, mặt nước trước bến 26 ha), cấp công trình CIII.
* Khu neo đậu Cảng Gianh: Thuộc xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch đang triển
khai xây dựng với sức chứa 450 tàu cá có tải trọng dưới 300cv vào neo đậu. Diện tích
26 ha, cấp công trình CIII.
Hiện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng 02 khu neo đậu mới đó là Cửa Nhật Lệ và
khu neo đậu sông Roòn xã Phú Trạch, huyện Quảng Trạch.
4.3. Hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai
4.3.1. Thực trạng hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai
Trên địa bàn tỉnh hiện có 09 trạm khí tượng thuỷ văn chuyên ngành (06 trạm thuỷ
văn, 03 trạm khí tượng) và 05 trạm đo mưa nhân dân phục vụ công tác dự báo, cảnh báo
thiên tai (xem atlas bản đồ, bản đồ số 02). Tuy nhiên với đặc điểm khí hậu, địa hình của
tỉnh rất phức tạp nên số lượng các trạm trên chưa đáp ứng được số dữ cần thiết cho công
tác dự báo cả về vị trí đặt (thượng nguồn các sông - vùng miền núi), thiết bị đo đạc và
lực lượng. Bởi vậy, trong công tác thu thập tài liệu, đo đạc, phương tiện thông tin cập
nhật số liệu còn thô sơ, thiếu kịp thời.
Bảng 7: Hệ thống mạng lưới các trạm khí tượng thuỷ văn trên địa bàn tỉnh
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình
TT Tên trạm Vị trí kinh vĩ độ Địa điểm đặt trạm
I TRẠM KHÍ TƯỢNG
1 Khí tượng Tuyên Hóa 17
0
53’00” N - Thị trấn Đồng Lê - huyện Tuyên Hóa
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
20
106
0
01’00” E
2 Khí tượng Ba Đồn

17
0
45’00” N -
106
0
25’00” E
Thị trấn Ba Đồn - huyện Quảng Trạch
3 Khí tượng Đồng Hới
17
0
29’00” N -
106
0
35”00” E
Phường Bắc Lý - TP Đồng Hới
II TRẠM THUỶ VĂN
1 Đồng Tâm
17
0
55’00” N -
106
0
00’00” E
Xã Thuận Hóa - huyện Tuyên Hóa
2 Mai Hóa
17
0
48’00” N -
106
0

11’00” E
Xã Mai Hóa - huyện Tuyên Hóa
3 Tân Mỹ
17
0
42’00” N -
106
0
28’00” E
Xã Quảng Phúc - huyện Quảng Trạch
4 Đồng Hới
17
0
48’00” N -
106
0
62’00” E
5 Lệ Thủy
17
0
13’00” N -
106
0
47’00” E
Xã Xuân Thủy - huyện Lệ Thủy
6 Kiến Giang
17
0
07’00” N -
106

0
45’00” E
Xã Kim Thủy - huyện Lệ Thủy
III TRẠM THUỶ ĐO MƯA NHÂN DÂN
1 Minh Hóa
17
0
59’00” N -
106
0
01’00” E
Thị trấn Quy Đạt - huyện Minh Hóa
2 Troóc
17
0
65’00” N -
106
0
26’00” E
Xã Phúc Trạch - huyện Bố Trạch
3 Việt Trung
17
0
29’00” N -
106
0
31’00” E
TT Nông trường Việt Trung - huyện Bố Trạch
4 Trường Sơn
17

0
11’00” N -
106
0
28’00” E
Xã Trường Sơn - huyện Quảng Ninh
5 Cẩm Ly
17
0
21’00” N -
106
0
51’00” E
Xã Ngân Thủy - huyện Lệ Thủy
Đối với các hồ chứa lớn có lập các trạm đo mưa nhưng do thiết bị thủ công, thời
gian đo không liên tục, chủ yếu phục vụ việc quản lý hồ chứa là chính nên không thể
dùng liệt số liệu lượng mưa đó để dự báo, cảnh báo được.
Ngoài ra Bộ đội Biên phòng có 04 điểm bắn pháo hiệu (03 điểm gần bờ và 01
điểm trên Biển khi tàu ra biển) và 05 máy thông tin trực kênh PCLB, TKCN trên biển
(thu nhận tình hình thiên tai, tai nạ trên biển của ngư dân và phát các bản tin dựu báo
thời tiết cảu Đài tiềng nói Việt Nam và Đài truyền hình TW, địa phương, nhưng do kết
hợp nhiệm vụ chiến đấu với nhiệm vụ PCLB, TKCN nên còn gặp rất nhiều khó khăn về
nơi ở làm việc, vật chất trang thiết bị, kinh phí chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
4.3.2. Yêu cầu đối với dự báo của người dân
Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đòi hỏi phải chính xác, nhanh, sớm để nhân
dân kịp thời chủ động trong công tác phòng, chống nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp
nhất về người và tài sản.
Công tác dự báo bão, ATNĐ, không khí lạnh cần phải cảnh báo sớm, chính xác
về cả đường đi, diễn biến thời tiết, phạm vi ảnh hưởng và nhất là chính xác về thời gian
sẽ xảy ra trên đất liền để người dân chủ động trong việc sản xuất, thu hoạch mùa vụ và

có kế hoạch phòng tránh kịp thời (chằng chống nhà cửa, sử dụng bao cát để chống tốc
mái, kê cất lương thực và di dời đến nơi trú ẩn an toàn, vv).
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
21
Đối với loại hình mưa lũ, lũ quét cần được cảnh báo sớm, nhanh, chính xác hơn
nữa về cường suất mưa, cường độ lũ, phạm vi ảnh hưởng, thời gian truyền lũ và ngập lụt
để người dân chủ động phòng tránh kịp thời.
Đối với các loại hình thế thời tiết như gió Tây Nam khô nóng, hạn hán phải dự
báo sớm dài ngày để nhân dân chủ động trong sản xuất và có biện pháp chống dịch
bệnh, chủ động tiết kiệm nước tưới, tiêu hợp lý.
Đối với các hình thế thời tiết như lốc tố, dông sét, mưa đá cần phải được lưu ý
nhiều hơn trong công tác dự báo, cảnh báo trong điều kiện có thể. Riêng đối với loại
hình dự báo, cảnh báo sóng thần, động đất cần phải lưu ý tính chính xác của nguồn
thông tin để tránh lãng phí về tài sản của nhân dân và nhà nước trong việc huy động
dân sơ tán cũng như trong công tác triển khai phòng, chống và ứng cứu của các địa
phương, đơn vị. Nếu dự báo, cảnh báo không chính xác dẫn đến tình trạng người dân
chủ quan, lơ là, không thực hiện triệt để việc sơ tán khi có thiên tai xảy ra để lại hậu
quả đáng tiếc về sau.
4.3.3. Các giải pháp khẩn cấp để tăng cường hệ thống và năng lực cảnh báo,
dự báo thiên tai
Riêng đối với tỉnh Quảng Bình, số lượng các trạm khí tượng, thuỷ văn chuyên ngành
là quá ít so với nhu cầu phục vụ công tác dự báo mưa lũ của tỉnh, trang thiết bị của các
trạm còn thô sơ, lực lượng mỏng nên vấn đề đảm bảo thông tin, cung cấp các số liệu chính
xác, kịp thời tuy đã rất cố gắng nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Với nguồn ngân sách eo
hẹp, tỉnh chỉ thiết lập được 06 trạm trong 04 tháng mùa mưa lũ còn ngoài thời gian trên
tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảnh báo sớm mưa lũ nhất là đối với vùng miền núi
. Vì vậy, để chủ động trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, cần phải đầu tư thực hiện
các biện pháp sau:
- Tăng các trạm đo đồng đều trên các lưu vực sông để có số liệu về lượng mưa, mực
nước chính xác phục vụ công tác dự báo, cảnh báo kịp thời.

- Trang thiết bị của trạm: Xây dựng hệ thống nhà trạm kiên cố, cao tầng; cần nâng cấp
sửa chữa, bê tông hoá các tuyến đo. Các trang thiết bị cơ bản của trạm phải đầy đủ và có
dự phòng đối với các thiết bị đo đạc các yếu tố KTTV và thiết bị thông tin liên lạc phục
vụ cho truyền tin đồng thời từng bước nâng cấp, tự động hoá các loại thiết bị đó.
- Tăng cường số biên chế của các trạm để đảm bảo số liệu đo và thông tin kịp thời
đồng thời có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với các cán bộ phục vụ công tác đo đạc
nhất là đối với các trạm ở vùng miền núi, hải đảo những nơi đặc biệt khó khăn về ăn
ở sinh hoạt.
4.4. Những phát triển mới và đề xuất mới có ảnh hưởng tới quản lý thiên tai
4.4.1. Định hướng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp:
Từ đây đến năm 2020, sẽ mở rộng và hình thành mới hệ thống các khu công
nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp địa phương nhằm tạo những hạt nhân kinh
tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn toàn tỉnh. Giai đoạn
trước mắt đến năm 2020, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh thu hút đầu
tư vào 2 khu kinh tế Hòn La và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo. Từng bước đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp khác và phát triển mạng lưới các
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
22
làng nghề. Xu hướng hình thành các khu công nghiệp của tỉnh theo hướng lan dần từ
trung tâm tỉnh (Đồng Hới), phía bắc tỉnh (Hòn La) ra phía tây theo quốc lộ 12A và
phía nam tỉnh theo hành hang đường Hồ Chí Minh và hành lang quốc lộ 1A, phấn
đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 9 KCN với diện tích 2000ha và phân bố trên các địa
bàn huyện, thành phố của tỉnh.
4.4.2. Định hướng phát triển các khu công nghiệp
Bảng 8: Dự kiến các khu công nghiệp trong tương lai
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Bình
ST
T
Danh mục các khu công nghiệp Địa điểm
1 Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới TP Đồng Hới

2 KCN cảng biển Hòn La Huyện Quảng Trạch
3 Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới TP Đồng Hới
4 KCN Hòn La II Huyện Quảng Trạch
5 KCN Cam Liên Huyện Lệ Thủy
6 KCN Bang Huyện Lệ Thủy
7 KCN Tây Bắc Quán Hàu Huyện Quảng Ninh
8 KCN Lý Trạch Huyện Bố Trạch
4.4.3. Định hướng phát triển các cụm công nghiệp
Nghiên cứu, rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh theo hướng mỗi huyện có 1-2 cụm công nghiệp với quy mô khoảng
30- 50 ha và thu hút các dự án có suất đầu tư/ha khoảng 300 - 500 nghìn USD/ha.
Các cụm công nghiệp này gắn với các đô thị thị trấn và thị tứ của từng huyện để phát
triển.
4.4.3. Định hướng phát triển các khu du lịch, dịch vụ, thương mại
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, bao gồm: các siêu thị tại thành
phố Đồng Hới, Hoàn Lão, Ba Đồn, khu kinh tế Hòn La và khu kinh tế cửa khẩu quốc
tế Cha Lo; chợ đầu mối nông sản ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh; chợ tổng hợp
bán buôn, bán lẻ loại 1 ở Bố Trạch, Quảng Trạch, thành phố Đồng Hới; chợ biên giới,
chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế của khẩu ở Cha Lo, Cà Roòng, ở các huyện
Tuyên Hóa, Minh Hoá, Lệ Thủy.
Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch sinh thái - hang động, du lịch biển,
du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh để phát triển du
lịch phải thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha
- Kẻ Bàng, đa dạng hoá các loại hình du lịch sinh thái - hang động, du lịch biển, du
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
23

lịch văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, săn bắn, vui
chơi thể thao,
Từng bước hình thành 4 trung tâm du lịch của tỉnh: Phong Nha-Kẻ Bàng, Vũng
Chùa-Đảo Yến (Quảng Trạch), Đồng Hới - Đá Nhảy (Bố Trạch) và khu phía Nam
tỉnh (chùa Non, núi Thần Đinh - Bang, đền thờ - lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, nhà lưu
niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bàu Sen, Hải Ninh…).
- Các tuyến, điểm du lịch chủ yếu:
+ Tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Con đường Di sản miền Trung; Đường
Hồ Chí Minh huyền thoại; tuyến du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây
+ Tuyến du lịch nội tỉnh: Đồng Hới - Phong Nha - Đá Nhảy; Đồng Hới -
Phong Nha - Vực Quành; Đồng Hới - Phong Nha - Hang 8 thanh niên xung phong -
du lịch cộng đồng thôn Chài Lập; Đồng Hới - Đá Nhảy - Vũng Chùa - Đảo Yến -
Hoành Sơn Quan; Đồng Hới - Chùa Non, núi Thần Đinh - Bang; tuyến nội thành
Đồng Hới.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: nhất là hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch tại Phong Nha - Kẻ Bàng, Đồng Hới và các khu du lịch khác
của tỉnh; Đầu tư bảo tồn các quần thể di tích đường Hồ Chí Minh ở phía Nam tỉnh
như: ngã 3 Thạch Bàn, Bang, Bộ Tư lệnh 559 ở suối Bang và ở Hiền Ninh, Bộ chỉ
huy mặt trận đường 9 Nam Lào, phà Long Đại, tổng trạm thông tin A72
4.4.4. Định hướng phát triển về giao thông vận tải:
Từng nâng cấp mạng lưới hạ tầng kỹ thuật giao thông để đáp ứng nhu cầu giao thông
vận tải của Tỉnh, đặc biệt là giải quyết nhu cầu bức xúc về giao thông đối với các xã
vùng sâu vùng xa. Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các tuyến Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh
đều được nhựa hóa đúng cấp quy hoạch, xây dựng trục đường chạy dọc bờ biển,
Đường cứu hộ cứu nạn trên địa bàn khi có bão lũ xảy ra, Đường nối trung tâm các
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; Hệ thống đường ô tô về trung tâm tất cả các
xã trên địa bàn tỉnh đều được cứng hóa đúng cấp quy hoạch và thông xe 4 mùa; Hệ
thống các cảng biển, cảng sông, sân bay Đồng Hới được nâng cấp phù hợp để đáp
ứng nhu cầu vận tải và phát triển kinh tế xã hội.
(1) Đối với cảng Hòn La

Cảng biển và sân bay tuy không trực tiếp tạo sự tăng trưởng GDP cao và tích
luỹ lớn nhưng được xác định là "ngành cơ bản" quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết
định trong việc liên kết và thúc đẩy kinh tế, xã hội tỉnh phát triển theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa mạnh ra ngoài nước. Sự hình thành và phát triển
cảng biển, sân bay gắn với mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt là cơ sở và tiền
đề quan trọng hàng đầu để hình thành và phát triển đô thị, khu kinh tế Hòn La, khu
kinh tế cửa khẩu Cha Lo, khu công nghiệp và các trung tâm du lịch - dịch vụ của
tỉnh. Việc xây dựng và phát triển cảng biển Hòn La và sân bay Đồng Hới sẽ tạo động
lực để thúc đẩy và lôi kéo hàng loạt các ngành kinh tế khác như: vận tải biển, công
nghiệp đóng tàu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp chế xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu
và cung ứng tàu biển của tỉnh
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
24
- Đối với cảng Hòn La: Tổ chức khai thác tốt giai đoạn 1, tiếp tục đầu tư giai
đoạn 2 đảm bảo cho tàu 30.000 - 50.000 tấn vào làm hàng, xây dựng Cảng Hòn La
thành cảng tổng hợp loại I theo tiêu chuẩn phân loại cảng biển Việt Nam (tại Quyết
định số 16/2008/QĐ - TTg ngày 28/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về công bố
Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam).
(2) Sân bay Đồng Hới
Tiếp tục đầu tư nâng cấp cảng hàng không Đồng Hới để có thể đảm bảo cho
máy bay có trọng tải lớn cất và hạ cánh và thực hiện các chuyến bay đêm.
Cảng hàng không Đồng Hới đã xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác đạt
cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO, đảm bảo phục vụ loại máy bay A320/A321 hoặc tương
tương. Công suất cảng 300 hành khách/giờ cao điểm tương đương 500.000 hành
khách/năm và 500 tấn hàng hoá. Giai đoạn 2011 - 2020 mở rộng cảng hàng không
(đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay).
(3) Về đường bộ
- Phối hợp xây dựng đường cao tốc Bắc- Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng
Bình theo Quy hoạch được duyệt.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 12A đạt tiêu chuẩn đường

ASEAN theo quy hoạch của Chính phủ.
- Triển khai xây dựng Dự án đường ven biển đoạn qua tỉnh Quảng Bình theo
Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg
ngày 18/01/2010.
- Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp hệ thống các tuyến Đường tỉnh:
Đường tỉnh 656 (TL 16 cũ), Đường tỉnh 652 (TL 20 cũ), Đường tỉnh 559 (Phù Trịch -
Lệ Sơn), Đường tỉnh 558 (TL 22 cũ), Đường tỉnh 566 (TL 3 cũ), Đường tỉnh 569B
(TL 4B cũ), Đường tỉnh 560 (TL 2 cũ), Đường tỉnh 561 (TL 2B cũ), Đường tỉnh 570
(TL 3B cũ), Đường tỉnh 570B (TL 4 cũ).
- Xây dựng cầu Trung Quán, huyện Quảng Ninh; Cầu Văn Hóa, huyện Tuyên
Hóa; Cầu Nhật Lệ 2, thành phố Đồng Hới; Đường Mai Thủy - An Thủy, huyện Lệ
Thủy; Đường nối từ Khu công nghiệp xi măng tập trung Châu, Tiến, Văn Hóa về
cảng Hòn La; Mở rộng Quốc Lộ 1A (đoạn qua Ba Đồn đến Cầu Gianh và đoạn qua
thành phố Đồng Hới từ cầu Chánh Hòa đến Quán Hàu) đúng cấp qui hoạch.
- Xây dựng hệ thống đường cứu hộ cứu nạn theo kết luận của Thủ tướng Chính
phủ (Thông báo số 49/TB-VPCP ngày 12/02/2010 của Văn phòng Chính phủ).
- Tập trung nguồn lực kiên cố hóa hệ thống đường GTNT, triển khai xây dựng
hệ thống đường đến thôn bản theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VII về Nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Phấn đấu đến cuối năm 2010 hoàn thành việc xóa
điểm trắng về giao thông trên địa bàn Tỉnh và tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các
dự án theo Đề án 709/CN-CP của Chính phủ đối với các xã ở vùng sâu vùng xa
đường ô tô đến trung tâm chỉ mới thông được 01 mùa. Đẩy mạnh chương trình cứng
hóa đường giao thông nông thôn theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm"
để đến năm 2015 hoàn thành việc cứng hóa các tuyến đường GTNT vùng ngập lụt,
các tuyến đường có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế và quốc phòng.
Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020: Báo cáo khung
25

×