Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử việt nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT tỉnh bình thuận (chương trình chuẩn) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.97 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------

TRẦN VĂN LƯU

SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN
1975 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH
THUẬN (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐẶNG VĂN HỒ

HUẾ, NĂM 2014

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.



TÁC GIẢ

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii

TRẦN VĂN LƯU


MỤC LỤC

Trang phụ bìa .................................................................................................. i
Lời cam đoan ................................................................................................. ii
Lời cảm ơn .................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................... 1
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 5
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 11
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 12
7. Giả thuyết khoa học....................................................................................... 12
8. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 12

Demo
Version
- Select.Pdf SDK

9. Cấu trúc
của luận
văn ....................................................................................
13
NỘI DUNG ............................................................................................................................. 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI
LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................................................................... 14
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 14
1.1.1. Quan niệm “địa phương”, “lịch sử địa phương”, “tài liệu lịch sử địa
phương” ............................................................................................. 14
1.1.2. Các loại tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở
trường phổ thông ................................................................................ 15
1.1.3. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc ..................... 17
1.1.4. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử dân tộc .................................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử Việt Nam ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận ........................................... 23

1


1.2.1. Tình hình sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận............ 23
1.2.2. Định hướng giải quyết việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ....................................... 26
CHƯƠNG 2. KHAI THÁC NỘI DUNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH THUẬN...................................................... 29
2.1. Bình Thuận trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ........................... 29

2.2. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 trong sách
giáo khoa lịch sử lớp 12 THPT (Chương trình Chuẩn) ................................... 33
2.3. Một số nguyên tắc lựa chọn tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận ..................... 36
2.3.1. Tài liệu lịch sử địa phương được lựa chọn trong dạy học phải bảo đảm
tính Đảng, tính khoa học ..................................................................... 36
2.3.2. Tài liệu lịch sử địa phương được lựa chọn trong dạy học lịch sử dân
tộc phải phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay ở trường phổ thông .. 37
2.3.3. Tài liệu lịch sử địa phương được lựa chọn phải đảm bảo mục tiêu giáo

Demo Version - Select.Pdf SDK

dục bộ môn ......................................................................................... 38
2.3.4. Tài liệu lịch sử địa phương được lựa chọn phải góp phần làm rõ sự
kiện cơ bản của lịch sử Việt Nam phản ánh trong sách giáo khoa ....... 40
2.3.5. Tài liệu lịch sử địa phương được lựa chọn phải đảm bảo tính vừa sức . 41
2.4. Những sự kiện lịch sử Bình Thuận liên quan đến lịch sử Việt Nam có thể
khai thác để sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ............ 43
2.5. Bài tổng hợp tài liệu lịch sử địa phương Bình Thuận có quan hệ với các sự
kiện lịch sử dân tộc từ 1954 đến 1945 ............................................................... 45
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Ở TRƯỜNG
THPT TỈNH BÌNH THUẬN (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)......................................... 54
3.1. Một số yêu cầu chung khi sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận
(Chương trình Chuẩn) ....................................................................................... 54

2



3.1.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương phải đảm bảo việc lĩnh hội tốt kiến
thức cơ bản ......................................................................................... 54
3.1.2. Sử dụng tài liệu lịch sử điạ phương trong dạy học lịch sử dân tộc phải
đảm bảo việc phát triển năng lực nhận thức, phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo của học sinh. ......................................................... 55
3.1.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc phải
đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo khi lựa chọn biện pháp ...................... 57
3.1.4. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc phải
đảm bảo nguyên tắc dạy học liên môn ................................................ 59
3.2. Các biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Bình Thuận trong dạy
học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận
(Chương trình Chuẩn). ...................................................................................... 63
3.2.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tạo biểu tượng, cụ thể hóa các
sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc....................................................... 63
3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với các loại đồ dùng trực
quan để làm tăng hiệu quả bài học lịch sử ........................................... 69
3.2.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để nêu câu hỏi, bài tập nhận thức

Demo Version - Select.Pdf SDK

nhằm phát triển tư duy học sinh ............................................................ 74
3.2.4. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để tổ chức cho học sinh thảo luận ... 77
3.2.5. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh .................................................................................. 79
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................... 80
3.3.1. Mục đích, yêu cầu ............................................................................... 80
3.3.2. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm sư phạm ................................. 80

3.3.2.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm ........................... 80
3.3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................... 81

3.3.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm ...................... 81
3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................. 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 86
PHỤ LỤC ............................................................................................................ P.1

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GS

: Giáo sư

P.GS

: Phó Giáo sư

TS

: Tiến sĩ

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


LSDT

: Lịch sử dân tộc

LSĐP

: Lịch sử địa phương

LSVN

: Lịch sử Việt Nam

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông

TNSP

: Thực nghiệm sư phạm



: Trung ương

NXB


:

Nhà xuất bản

Demo Version - Select.Pdf SDK

4


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHọN Đề TÀI
1.1. Xã hội càng phát triển thì giáo dục càng được quan tâm và yêu cầu cao.
Ngày nay, khi giáo dục đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, tham gia một
cách quyết định vào việc cung ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và tài năng để
xây dựng và phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì giáo
dục nói chung và giáo dục phổ thông đã bộc lộ ngày càng nhiều bất cập. Một trong
những bất cập dễ thấy và luôn được nói đến trong giáo dục phổ thông là tình trạng
chậm đổi mới, thậm chí lạc hậu của phương pháp dạy học. Việc đi tìm những
phương pháp dạy học có hiệu quả hơn đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp
bách của nhà trường.
Khi con người đạt được những thành tựu lớn về khoa học-kỹ thuật, để có một
tương lai rực rỡ, thì càng phải có nhu cầu và hứng thú tìm hiểu về quá khứ. Hơn 60
năm trước (2-1941) khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc đã viết tác phẩm: “Lịch sử nước ta” để vận động quần chúng đấu tranh. Mở

Demo
Version
đầu sách, Người

khẳng
định: - Select.Pdf SDK
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Phải biết để tường (hiểu cặn kẻ) lịch sử, biết xưa để hiểu nay. Thông qua mỗi
bài giảng, học sinh hiểu biết đầy đủ, sâu sắc toàn diện về lịch sử dân tộc, lịch sử thế
giới, mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Từ đó, giáo dục phẩm
chất, hình thành thái độ, tư tưởng tình cảm đúng đắn, góp phần hoàn thiện nhân
cách toàn diện cho học sinh.
1.2. Trong dạy học lịch sử, dạy học lịch sử địa phương giữ vai trò rất quan
trọng. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giúp các em hiểu rõ hơn về quê hương
mình, nơi các em sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt cuộc đời. Từ đó, giáo dục các
em niềm tự hào, yêu mến quê hương, các em có ý thức và trách nhiệm đối với
quê hương.

5


Bình Thuận là vùng đất nằm ở cực Nam Trung Bộ, qua nhiều biến cố lịch sử,
phong trào đấu tranh ở Bình Thuận diễn ra sôi nổi, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp giải phóng của dân tộc. Các sự kiện lịch sử ở Bình Thuận từ 1954 đến 1975
diễn ra phong phú và đa dạng, để lại nhiều tài liệu có giá trị cần được khai thác và
sử dụng cho việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, góp phần nâng cao hiệu quả
bộ môn.
Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương nói chung, lịch sử địa phương tỉnh Bình Thuận trong dạy
học lịch sử dân tộc ở trường THPT là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
Tuy nhiên trong thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay ở trường THPT cho thấy:
việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong nhà trường vẫn còn nhiều bất cập,

giáo viên lịch sử ở trường THPT ít đầu tư, ít quan tâm sử dụng, hoặc chỉ dừng ở lại
mức độ minh họa, chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần có của giờ học. Do đó,
hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương còn thấp, học sinh ít hiểu biết về địa phương
của mình, thậm chí các em chưa biết đến các nhân vật lịch sử, những sự kiện tiêu

Demo
Version
Select.Pdf SDK
biểu xảy ra trên
quê hương
của -mình.
Với những lý do trên, được sự đồng ý và khích lệ của thầy hướng dẫn, tôi đã
mạnh dạn chọn vấn đề: “ Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch
sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT tỉnh Bình Thuận” (Chương trình
chuẩn) để làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Trên thế giới
Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, ở nước Nga, nhiều công trình lịch sử địa phương
đầu tiên được biên soạn. Trong nhiều trường Đại học Liên Xô cũ trước đây đã thành
lập các hội Nghiên cứu khoa học, trong đó có viện nghiên cứu lịch sử địa phương và
việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử dân tộc.
Vào những năm 30 của thế kỉ XX, bộ môn Địa phương học (bao gồm việc
nghiên cứu địa lý, lịch sử, văn hóa dân gian, ngôn ngữ, kinh tế...) đã được đưa vào

6


các trường Đại học ở Liên Xô và dĩ nhiên nhiều hiểu biết về việc sử dụng của tài
liệu lịch sử địa phương cũng được đề cập đến. [51, tr.21]
A. A. Vaghin trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ

thông” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử chiếm một vị trí quan trọng trong quá
trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Ông cũng cho rằng, việc lĩnh hội tài liệu
là điều kiện cần thiết làm cho HS có quan điểm đúng đắn về lịch sử ...
N. G. Đai ri trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” cũng đã chỉ ra
rằng thầy giáo bắt buộc phải biết rõ những thành tựu của khoa học lịch sử và các
khoa học giáo dục, những vấn đề mà khoa học đang giải quyết, phải biết tất cả
những hiện tượng quan trọng nhất của đời sống chính trị xã hội và văn hóa... Muốn
vậy “phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả mọi nguồn tư liệu muôn hình
muôn vẻ: tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng và Nhà nước, sách chuyên khảo,
sách giáo khoa, sách báo tạp chí, tác phẩm hội họa, những cuộc tham quan” và
khẳng định “toàn bộ công tác dạy học sẽ vô cùng có lợi, nếu thầy giáo hiểu môn học
trên cơ sở tất cả những nguồn tư liệu có liên quan đến sự kiện...”
Từ việc nhấn mạnh đến vai trò của việc sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử,

Demo
Version
ông đã đề xuất
phương
pháp sử- Select.Pdf
dụng SGK, tàiSDK
liệu tham khảo, chỉ rõ mối quan hệ
giữa SGK, tài liệu tham khảo với bài giảng GV trên lớp...
Cũng như thế, I . F. Kharlamốp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của
HS như thế nào?...khẳng định: “vấn đề sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập...
có lịch sử của nó mà theo chúng tôi có những điều bổ ích đáng học hỏi...” bởi vì
“... trong quá trình làm việc với sách giáo khoa và tài liệu học tập, HS nắm vững và
củng cố được kiến thức, đồng thời các em tiếp thu được kĩ năng, kĩ xảo”.
Ông cũng khẳng định “tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích,
động viên tính ham hiểu biết và tính tích cực tư duy HS. Đó là tính chất mới lạ của
tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự kiện, tính độc đáo của các kết luận,

phương pháp đặc sắc để phát hiện ra các khái niệm đã được hình thành, sự thâm
nhập sâu xa vào bản chất của hiện tượng”.[42, tr.4-5]
Ở các nước phương Tây, các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương gồm
cả lịch sử các tỉnh, các chuyên khảo về “lịch sử địa phương” và việc sử dụng tài

7


liệu lịch sử địa phương đã chiếm một tỉ lệ đáng kể trong danh mục các công trình
nghiên cứu về lịch sử.
Ở các nước đang phát triển, kể cả khu vực Đông Nam Á, việc nghiên cứu
lịch sử địa phương và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc được
quan tâm. Nhiều hội Nghị về công tác nghiên cứu lịch sử địa phương được tổ chức
mang tính quốc gia và liên quốc gia [51, tr.21].
2.2. Ở trong nước
Việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở nước ta nói
chung và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương nói riêng, được tiến hành từ lâu. Tổ
tiên ta từ khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, ngoài việc chăm lo
biên soạn quốc sử, cũng rất quan tâm đến việc xây dựng các địa chí, trong đó có
phần về lịch sử quê hương.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, việc biên soạn và dạy học Lịch
sử địa phương. Trong đó có vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP được nghiên cứu trên hai
khía cạnh:
Một là, trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản các năm

Version
Select.Pdf
SDKmạnh đến việc cần phải gắn công
1976, 1980, Demo
1992, 1998,

2002, -các
tác giả đã nhấn
tác học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường với thực tiễn xã hội, xem việc nghiên
cứu, giảng dạy LSĐP và xem tài liệu LSĐP như một nguồn tài liệu thành văn trong
dạy học, sử dụng chúng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy học.
Trong giáo trình Lịch sử địa phương của GS. Phan Ngọc Liên, PGS. Nguyễn
Cảnh Minh xuất bản năm 1995; trong cuốn Lịch sử địa phương của GS. Phan Ngọc
Liên, GS. Trương Hữu Quýnh xuất bản năm 1989; giáo trình Lịch sử địa phương
của Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế...đều đã đề cập đến công tác sưu tầm,
chỉnh lý, kiểm tra tư liệu, biên soạn công trình LSĐP và hoàn chỉnh các bài giảng
LSĐP theo quy định của chương trình.
Các nhà lý luận về phương pháp dạy học bộ môn như GS. TS. Phan Ngọc
Liên, PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, PGS. TS. Nguyễn Thị Côi, PGS. TS. Trần Đức
Minh, PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí, TS. Nguyễn Anh Dũng, PGS. TS. Trần Vĩnh

8


Tường, TS Đặng Văn Hồ, TS. Đặng Công Lộng, TS. Trần Viết Thụ, ...thông qua
nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề
LSĐP và đều thống nhất quan điểm cần thiết phải đưa LSĐP vào giảng dạy trong nhà
trường phổ thông cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy
học LSDT.
Một số luận án tiến sĩ như “Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 12, PTTH” của Hoàng Đình Chiến, năm 1993; “Nghiên cứu
việc dạy học lịch sử địa phương ở trường PTTH (qua thực nghiệm ở Bình Định)”
của Đặng Công Lộng, năm 1996; “Phong trào chống Pháp của các dân tộc tỉnh
Đắc Lắc trước Cách mạng tháng Tám” của Phan Văn Bé năm 1983; luận án “Sử
dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” của Hoàng

Thanh Hải năm 1999... đã khẳng định tính cấp thiết phải đưa nguồn tài liệu LSĐP
vào giảng dạy trong nhà trường.
Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là vấn đề được nhiều học viên cao
học quan tâm làm luận văn, đề tài tốt nghiệp, chẳng hạn, “Sử dụng tài liệu lịch sử
Quảng Nam - Đà Nẵng trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1945) ở trường

Version
- Select.Pdf
THPT QuảngDemo
Nam và
Đà Nẵng”
của học viên SDK
Nguyễn Hữu Giang năm 1999; “Dạy
học lịch sử cách mạng tháng Tám của Hà Nam cho HS lớp 12 - THPT ở địa
phương” của học viên Nguyễn Mạnh Hưởng năm 2000; “Sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc (1954 - 1975) ở trường THPT tỉnh Quảng
Bình của học viên Nguyễn Minh Đức năm 2004...
Nhìn chung, các tác giả đã nêu bật được tầm quan trọng của việc sử dụng tài
liệu LSĐP trong dạy học LSVN, đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa địa phương với
dân tộc. Đồng thời, các tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp, hình thức sử dụng
tài liệu LSĐP trong cả nước cũng như ở từng địa phương như Quảng Nam - Đà
Nẵng, Nghĩa Bình, Đắc Lắc, Quảng Bình...
Tháng 6 năm 2002, Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam, kết hợp với Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề Nghiên cứu,
biện soạn và giảng dạy lịch sử địa phương. Trong 474 trang kỷ yếu của hội thảo,
các tác giả chủ yếu đi sâu vào những vấn đề chung về nghiên cứu, biên soạn và

9



giảng dạy LSĐP; việc đổi mới phương pháp giảng dạy LSĐP và một số kết quả
nghiên cứu mới về LSĐP. Nhìn chung, vấn đề sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học
LSDT chỉ được đề cập trong một số ít bài viết, như của đồng tác giả Trần Vĩnh
Tường - Ngô Minh Oanh với bài “Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở
trường THPT (Qua thí dụ ở Quảng Bình)”, Tác giả Hoàng Thị Nhạc với bài viết
“Sử dụng di tích LSĐP để dạy bài Khởi nghĩa Lam Sơn trong SGK Lịch sử lớp 7 THCS” và bài viết của tác giả Trương Quốc Phương “Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh Một trường học tốt về lịch sử cách mạng”... Các bài viết đã đề cập đến một số vấn
đề cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, và lý giải vấn
đề bằng tài liệu lịch sử cụ thể của các địa phương. Các bài viết trên tuy trình bày rất
khái quát nhưng đây là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi khi thực hiện đề tài.
Các công trình trên còn khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu
LSĐP trong dạy học LSDT, đề cập đến một phần sự kiện và một vài biện pháp vận
dụng nguồn tài liệu LSĐP trong dạy học. Tuy vậy, chưa hình thành một hệ thống lý
luận hoàn chỉnh về việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN. Chính vì vậy,
thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần trong việc hình thành

Version
- Select.Pdf
một cơ sở lýDemo
luận phù
hợp và đề
xuất các biệnSDK
pháp sư phạm có tính khả thi về sử
dụng tài liệu LSĐP vào dạy học LSDT để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
bộ môn. [42, tr.6-8].
Hai là, những công trình nghiên cứu và các sự kiện lịch sử địa phương ở Bình
Thuận như: các sách, báo, tạp chí viết về lịch sử Bình Thuận như: Đảng Bộ tỉnh
Bình Thuận, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận” (tập I, thời kì 1930-1954), 1994;
“Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận” (tập II, thời kì 1954-1975), 2000,); Đảng ủy –
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh “lịch sử lực lượng v


trang nhân dân tỉnh Bình

Thuận”, (1945 - 2000); Đảng Bộ huyện Hàm Thuận, “Hàm Thuận bất khuất kiên
cường (1954 – 1975, tập II)”, NXB Sở văn hóa thông tin tỉnh Bình Thuận, Bình
Thuận, 1990…
Các công trình này là chất liệu để chúng tôi khai thác, xây dựng các bài tường
thuật, miêu tả để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 theo hướng phát huy
tích cực của học sinh.

10


Mặc dù có nhiều công trình liên quan về đối tượng nghiên cứu của đề tài
nhưng cho đến nay nghiên cứu việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Bình Thuận vẫn chưa có
một đề tài nào đề cập đến một cách toàn diện. Đấy là nhiệm vụ màđề tài nghiên cứu
của tôi cần phải làm rõ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Quá trình sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam
từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận (Chương trình Chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam trong một
giai từ 1954 đến 1975 ở trường trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận (Chương trình
Chuẩn) và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận.
4. MụC ĐÍCH NGHIÊN CứU

Select.Pdf

SDK
Trên cơDemo
sở tìmVersion
hiểu nội -dung,
ý nghĩa của
việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông nói chung,
luận văn đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận
(Chương trình Chuẩn) nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học lịch
sử ở Bình Thuận.
5. NHIệM Vụ NGHIÊN CứU
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Điều tra xã hội học để nắm thực trạng việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận.
- Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học nói chung, về lý luận dạy học lịch
sử nói riêng, các chuyên khảo về lịch sử địa phương.
- Xác định các loại tài liệu lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung tri
thức lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 trong sách giáo khoa.

11


- Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa lịch sử Việt Nam từ 1954
đến 1975.
- Đề xuất các nguyên tắc cơ bản và biện pháp sư phạm cần thiết để sử dụng
tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT Tỉnh
Bình Thuận.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU

6.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
về giáo dục và về giáo dục lịch sử.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu tài liệu: Đọc và nghiên cứu tài liệu tâm lý học, giáo dục học,
chương trình nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp 12 từ 1954 đến 1975 (Chương
trình Chuẩn), các tài liệu lịch sử địa phương Bình Thuận.
- Điều tra xã hội học thông qua dự giờ, trao đổi và điều tra bằng phiếu hỏi để
tìm hiểu thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử

Demo Version - Select.Pdf SDK

Việt Nam ở trường THPT Tỉnh Bình Thuận.

- Tham vấn chuyên gia để xác định và kiên định giả thuyết khoa học của đề tài
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
7. GIả THUYếT KHOA HọC
Nếu nhận thức và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường THPT theo đề xuất của luận văn thì sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông trên tất cả các
mặt cung cấp kiến thức, hình thành thái độ và rèn luyện kỉ năng, góp phần tích cực
vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả bài học ở
trường phổ thông.
8. ĐÓNG GÓP CủA Đề TÀI
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp cơ bản:
- Khẳng định thêm về lý luận của việc sử dụng tài liệu nói chung và sử dụng
tài liệu lịch sử địa phương nói riêng trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT.

12



- Bước đầu tập hợp và lựa chọn một số tài liệu lịch sử địa phương phù hợp với
nội dung từng bài, từng chương, từng giai đoạn cụ thể trong sách giáo khoa lịch sử
Việt Nam từ 1954 đến 1975.
- Đề xuất một số yêu cầu và biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở các trường THPT Tỉnh
Bình Thuận.
- Luận văn hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận.
9. CấU TRÚC CủA LUậN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông.
Chương 2: Khai thác nội dung tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bình Thuận
(Chương trình Chuẩn).

Demo Version
- Select.Pdf
Chương 3: Phương
pháp sử dụng
tài liệu lịchSDK
sử địa phương trong dạy học lịch sử
Việt Nam từ 1954 đến 1975 ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bình
Thuận (Chương trình Chuẩn).

13




×