Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thuỷ canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.13 KB, 85 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là
hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NCS. Nguyễn Minh Chung
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản
xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thuỷ canh”, Tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà
khoa học, cán bộ, chuyên viên Bộ môn Rau và Cây Gia vị; tập thể Ban Lãnh
đạo Viện Nghiên cứu Rau Quả Gia Lâm, Hà Nội; tập thể Ban Giám hiệu,
Khoa Sau Đại học, Khoa Trồng trọt, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức
năng Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn
và GS.TS. Trần Khắc Thi – những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
cho Tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thị
An, thạc sỹ Hoàng Minh Châu cán bộ Viện Nghiên cứu Rau Quả đã giúp đỡ
Tôi trong việc thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang công tác
tại Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương Đảng và
gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ Tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NCS. Nguyễn Minh Chung
iii
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt xi
Danh mục các bảng xii
Danh mục đồ thị, sơ đồ xv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1. Lí luận về trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng 4
1.1.2. Vai trò của rau xanh 5
1.1.3. Giá trị của rau xanh 5
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU XANH 7
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Việt Nam 8
1.2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn trái vụ ở Việt Nam 10
1.3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KĨ THUẬT THỦY CANH 13
1.3.1. Khái niệm về thủy canh 13
1.3.2. Lịch sử phát triển của kĩ thuật thủy canh 13
1.3.3. Phân loại các hệ thống thủy canh 15
iv
1.3.4. Ưu điểm, nhược điểm và triển vọng của kĩ thuật thủy canh
trong sản xuất rau 16
1.3.4.1. Ưu điểm của ứng dụng kĩ thuật thủy canh

vào sản xuất rau 16
1.3.4.2. Nhược điểm của ứng dụng kĩ thuật thủy canh
vào sản xuất rau 16
1.3.4.3. Triển vọng của ứng dụng kĩ thuật thủy canh
vào sản xuất rau 18
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KĨ THUẬT
THỦY CANH 19
1.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kĩ thuật thủy canh
trên thế giới 19
1.4.1.1. Kết quả nghiên cứu về dung dịch dinh dưỡng
để trồng cây bằng kĩ thuật thủy canh trên thế giới 19
1.4.1.2. Kết quả nghiên cứu về dụng cụ và giá thể để trồng cây
bằng kĩ thuật thủy canh trên thế giới 23
1.4.1.3. Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại trong kĩ thuật
thủy canh trên thế giới 26
1.4.1.4. Tình hình phát triển kĩ thuật thủy canh trên thế giới 28
1.4.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng kĩ thuật thủy canh
ở Việt Nam 31
1.4.2.1. Kết quả nghiên cứu về dung dịch dưỡng để trồng cây
bằng kĩ thuật thủy canh ở Việt Nam 31
1.4.2.2. Kết quả nghiên cứu về dụng cụ và giá thể để trồng cây
bằng kĩ thuật thủy anh ở Việt Nam 33
1.4.2.3. Kết quả nghiên cứu về sâu bệnh hại trong trồng cây
bằng kĩ thuật thủy canh ở Việt Nam 38
v
1.4.2.4. Kết quả nghiên cứu sản xuất rau ăn lá trái vụ
bằng công nghệ thủy canh ở Việt Nam 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 42

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 44
2.1.2.1. Hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 44
2.1.2.2. Giá thể và rọ nhựa 45
2.1.2.3. Dung dịch dinh dưỡng 45
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 46
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 46
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 46
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 46
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 47
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xác định loại rau ăn lá thích hợp
trồng trái vụ bằng công nghệ thuỷ canh tuần hoàn 47
2.3.2. Nội dung 2: Xác định loại dung dịch dinh dưỡng thích hợp
để trồng thủy canh đối với một số loại rau ăn lá 47
2.3.3. Nội dung 3: Xác định loại giá thể giữ cây thích hợp
để trồng thủy canh đối với một số loại rau ăn lá 47
2.3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu chọn loại ống dẫn dung dịch
trong hệ thống thủy canh tuần hoàn 47
2.3.5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất
một số loại rau ăn lá trái vụ bằng công nghệ thủy canh 47
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 47
vi
Thí nghiệm 1: So sánh giống xà lách trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn. 47
Thí nghiệm 2: So sánh giống cải ngọt trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn. 48
Thí nghiệm 3: So sánh giống cần tây trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn. 48
Thí nghiệm 4: So sánh giống rau muống trồng trái vụ

bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn. 49
Thí nghiệm 5: Xác định dung dịch thủy canh tuần hoàn thích hợp
đối với một số loại rau ăn lá 49
Thí nghiệm 6: Xác định giá thể giữ cây thích hợp với rau cải xanh 50
Thí nghiệm 7: Xác định giá thể giữ cây thích hợp với rau xà lách 50
Thí nghiệm 8: Xác định giá thể giữ cây thích hợp với rau cần tây 50
Thí nghiệm 9: Xác định loại ống dẫn dung dịch thích hợp với rau xà lách 50
Thí nghiệm 10: Xác định loại ống dẫn dung dịch thích hợp với rau cải xanh 51
Mô hình 1: sản xuất thăm dò tại Hợp tác xã Ba Chữ, Vân Nội,
Đông Anh, Hà Nội 51
Mô hình 2: sản xuất tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Gia Lâm, Hà Nội. 51
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 51
2.4.2.1. Nhóm các chỉ tiêu về sinh trưởng 51
2.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng rau 52
2.4.2.3. Nhóm các chỉ tiêu về sâu bệnh 53
2.4.2.4. Phương pháp hạch toán kinh tế 53
2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu 54
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1. XÁC ĐỊNH LOẠI RAU ĂN LÁ THÍCH HỢP TRỒNG
TRÁI VỤ BẰNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH TUẦN HOÀN 55
vii
3.1.1. Xác định giống xà lách thích hợp trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 55
3.1.1.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng
của các giống xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 55
3.1.1.2. Tình hình sinh trưởng và năng suất
của các giống xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 56
3.1.2. Xác định giống cải xanh thích hợp trồng trái vụ

bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 58
3.1.2.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng
của các giống cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 58
3.1.2.2. Tình hình sinh trưởng và năng suất
của các giống cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 58
3.1.3. Xác định giống cần tây thích hợp trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 60
3.1.3.1. Thời gian từng gian đoạn sinh trưởng
của các giống cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 60
3.1.3.2. Tình hình sinh trưởng và năng suất
của các giống cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 60
3.1.4. Xác định giống rau muống thích hợp trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 62
3.1.4.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng
viii
của các giống rau muống trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 62
3.1.4.2. Chiều cao của các giống rau muống trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 62
3.1.4.3. Năng suất thực thu của các giống rau muống
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 63
3.1.5. Chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm
của các giống xà lách, cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 65
3.1.5.1. Một số chỉ tiêu về chất lượng của xà lách và cải xanh
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 65

3.1.5.2. Hàm lượng nitrate và một số kim loại nặng trong xà lách,
cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 66
3.2. XÁC ĐỊNH LOẠI DUNG DỊCH DINH DƯỠNG THÍCH HỢP
ĐỂ TRỒNG THỦY CANH VỚI MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ 68
3.2.1. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến tình hình
sinh trưởng các loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 68
3.2.2. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất
các loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 69
3.2.3. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến hàm lượng nitrate
và một số một số kim loại nặng trong xà lách, cải xanh
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 71
3.3. XÁC ĐỊNH LOẠI GIÁ THỂ GIỮ CÂY THÍCH HỢP
ĐỂ TRỒNG THỦY CANH TRÁI VỤ ĐỐI
VỚI MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ 74
3.3.1. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến sinh trưởng,
ix
phát triển, năng suất và chất lượng rau cải xanh trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 74
3.3.2. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng rau xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 77
3.3.3. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng rau cần tây trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 80
3.4. LỰA CHỌN LOẠI ỐNG DẪN DUNG DỊCH THÍCH HỢP
ĐỂ TRỒNG RAU BẰNG CÔNG NGHỆ
THỦY CANH TUẦN HOÀN 82
3.4.1. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất của rau xà lách 83

3.4.1.1. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến tình hình
sinh trưởng của rau xà lách 83
3.4.1.2. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến năng suất
rau xà lách 85
3.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của rau xà lách trồng trên các loại
ống dẫn dung dịch 86
3.4.2. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất rau cải xanh 87
3.4.2.1. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến sinh trưởng
của rau cải xanh 87
3.4.2.2. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến năng suất
rau cải xanh 88
3.4.2.3. Hiệu quả kinh tế của rau cải xanh trồng
trên các loại ống dẫn dung dịch 89
x
3.5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT
MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN LÁ TRÁI VỤ BẰNG CÔNG NGHỆ
THỦY CANH TUẦN HOÀN 90
3.5.1. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất
rau ăn lá trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
tại hợp tác xã Ba Chữ, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội 91
3.5.2. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Gia Lâm, Hà Nội 93
3.5.3. Tình hình sâu bệnh hại trên các chủng loại rau ăn lá
trồng trái vụ trên hệ thống thủy canh tuần hoàn 96
3.6. QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU ĂN LÁ TRÁI VỤ
BẰNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH TUẦN HOÀN 97
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102
1. Kết luận 102

2. Đề nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức Nông lương quốc tế
- ĐB: Đồng bằng
- NFT (Nutrient Film Technique): Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng
- AVRDC : Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á
-WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế giới.
- CT: Công thức
- TN: Thí nghiệm
- VTMC: Vitamin C
- ĐK tán: Đường kính tán
- KL: Khối lượng
- NSLT: Năng suất lý thuyết
- NSTT: Năng suất thực thu.
- Đ/c: Đối chứng
- VN: Việt Nam
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- KLN: Kim loại nặng
- ĐHNN: Đại học nông nghiệp
- VRQ: Viện Rau Quả
xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 55
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng chính và năng suất của các giống
xà lách trồng trái vụ giai đoạn sinh trưởng của các giống cải xanh
trồng trái vụ bằng công bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 56
Bảng 3.3. Thời gian từng nghệ thủy canh tuần hoàn 58

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của các giống
cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 59
Bảng 3.5. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng của các giống cần tây
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 60
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của các giống
cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 61
Bảng 3.7. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng của các giống
rau muống trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 62
Bảng 3.8. Chiều cao của các giống rau muống trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 63
Bảng 3.9. Năng suất thực thu của các giống rau muống trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 63
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống xà lách và cải xanh
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 65
Bảng 3.11. Hàm lượng NO
3
và một số kim loại nặng trong xà lách
và cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 67
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến chiều cao
và số lá các loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 69
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến chiều cao
xiii
rau muống trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 69
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất
một số loại rau trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 70
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến năng suất
rau muống trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 71
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến hàm lượng nitrate

và một số kim loại nặng trong xà lách, cải xanh trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 72
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến sinh trưởng
và năng suất rau cải xanh trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 75
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến chất lượng
rau cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 76
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến sinh trưởng
và năng suất rau xà lách trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 77
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến các chỉ tiêu
về chất lượng rau xà lách trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 79
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến các chỉ tiêu sinh trưởng
của rau cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 80
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của loại giá thể giữ cây đến chất lượng
rau cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ
thủy canh tuần hoàn 82
xiv
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến năng suất
rau xà lách 85
Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của rau xà lách trồng trên
các loại ống dẫn dung dịch 86
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến số lá
và chiều cao rau cải xanh 87
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của loại ống dẫn dung dịch đến khối lượng
và năng suất rau cải xanh 88
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của rau cải xanh trồng

trên các loại ống dẫn dung dịch 89
Bảng 3.28. Hàm lượng nitrate và một số kim loại nặng trong các loại rau
ở mô hình sản xuất bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
tại Hợp tác xã Ba Chữ, Văn Nội, Đông Anh 91
Bảng 3.29. Kết quả thử nghiệm mô hình sản xuất rau ăn lá trái vụ
bằng công nghệ thuỷ canh tuần hoàn
tại Ba Chữ - Vân Nội - Đông Anh 92
Bảng 3.30. Thời gian sinh trưởng của các loại rau ở mô hình sản xuất
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
tại Viện Nghiên cứu Rau Quả 93
Bảng 3.31. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các loại rau
ở mô hình sản xuất bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
tại Viện Nghiên cứu Rau Quả 94
Bảng 3.32. Hàm lượng nitrate và một số kim loại nặng trong các loại rau
ở mô hình sản xuất bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
tại Viện Nghiên cứu Rau Quả 95
Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế của các loại rau ở mô hình sản xuất
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn tại VNCRQ 96
xv
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Năng suất của các giống xà lách trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 57
Hình 3.2. Năng suất thực thu của các giống rau cải trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 59
Hình 3.3. Năng suất của các giống cần tây trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 61
Hình 3.4. Tổng năng suất của các giống rau muống trồng trái vụ
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 64
Hình 3.5. Ảnh hưởng của các loại giá thể giữ cây đến năng suất
rau cải xanh trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 76

Hình 3.6. Ảnh hưởng của các loại giá thể giữ cây đến năng suất
rau xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 78
Hình 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể giữ cây đến năng suất
rau cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 81
Hình 3.8. Ảnh hưởng các loại ống dẫn dung dịch đến số lá rau xà lách 84
Hình 3.9. Ảnh hưởng các loại ống dẫn dung dịch
đến chiều dài lá rau xà lách 85
Hình 3.10. Sơ đồ quy trình trồng rau ăn lá
bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là nguồn thực phẩm thiết yếu trong đời sống hằng ngày của con
người. Rau không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin… mà còn cung cấp
một phần các nguyên tố đa, vi lượng cần thiết trong cấu tạo tế bào. Ngoài ra,
rau còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Rau rất đa dạng về chủng loại như
rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá…
Sản xuất rau ở nước ta hiện cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau xanh
của người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và từng bước nâng
cao giá trị xuất khẩu rau của Việt Nam. Tuy nhiên, có hai yếu tố hạn chế
chính và cản trở nhất của sản xuất rau hiện nay là giải quyết đủ rau trái vụ và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vào chính vụ, giá rau thường rất rẻ, giá
các loại rau sản xuất theo quy trình an toàn bị giảm hẳn, thu nhập của người
sản xuất rau giảm sút, có doanh nghiệp thậm chí bị thua lỗ và phá sản, do đó
chưa thúc đẩy được mạng lưới sản xuất rau an toàn và hình thành các vùng
sản xuất rau tập trung. Vào lúc trái vụ, lượng rau thường không đủ, người
trồng sử dụng nhiều nước phân, phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật và
điều hòa sinh trưởng nên giá cao và thường chất lượng rau chưa đảm bảo tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, một lượng lớn rau được nhập

khẩu từ nước ngoài, phổ biến là từ Trung Quốc, gây khó khăn cho công tác
giám sát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc sản xuất rau theo phương pháp truyền thống ở nước ta
đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng (ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất), việc sử dụng ngày càng tăng các loại thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc kích thích sinh trưởng và sử dụng phân hoá học ngày càng nhiều đã
làm cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm rau của nước ta không
2
đảm bảo an toàn. Cùng với quá trình đó, nhu cầu sử dụng rau xanh của người
dân ngày càng tăng. Theo dự báo của FAO (2008), nhu cầu sử dụng rau xanh
hằng năm tăng khoảng 5% [70].
Để giải quyết vấn đề này, đa dạng hóa loại hình sản xuất, áp dụng công
nghệ cao, công nghệ có chi phí đầu tư thấp để duy trì sản xuất bình thường
trong vụ rau trái vụ và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đặc biệt là dư lượng
kim loại nặng, vi sinh vật và thuốc bảo vệ thực vật là một hướng đi cần thiết.
Trong thực tế chúng ta đã có nhiều cải tiến và giải pháp được đưa ra như
trồng rau trong nhà lưới đơn giản, nhà lưới kiên cố, bán kiên cố, sử dụng vòm
che di động trên đồng ruộng hay sản xuất trên nền giá thể, sản xuất rau mầm,
sản xuất trên hệ thống điều khiển tự động trong nhà lưới đã được áp dụng,
song mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và bộc lộ những hạn chế nhất
định. Phần lớn các hạn chế đều có liên quan đến quản lý đất trồng, quản lý
nhiệt độ, ẩm độ trên đồng ruộng và trong nhà lưới. Do đặc điểm nhiệt đới có 4
mùa rõ rệt, nhiệt độ trong vụ rau hè rất cao, hiệu quả của các giải pháp trồng
rau trong nhà lưới bị hạn chế, có thể có lúc thất bại. Từ những thực trạng trên
cho thấy, việc lựa chọn giải pháp trồng rau thủy canh có thể góp phần giải
quyết các tồn tại trên của ngành sản xuất rau nước ta hiện nay. Tuy có thể
phạm vi mở rộng ứng dụng của công nghệ này không thể thay thế hoàn toàn
các giải pháp khác, song nó sẽ là một trong các giải pháp phối hợp có hiệu
quả để giải quyết vấn đề vệ sinh thực phẩm và sản xuất rau trái vụ ở nước ta.
Việc áp dụng công nghệ này vào sản xuất cũng góp phần thúc đẩy sản xuất

rau ở cả vùng núi cao, hải đảo không có tài nguyên đất phù hợp để trồng rau
và những vùng đất bị ô nhiễm. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến
hành đề tài:
Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ
bằng phương pháp thuỷ canh.
3
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật cơ bản đến sinh trưởng,
năng suất, chất lượng của một số loại rau ăn lá trồng trái vụ và đề xuất quy
trình sản xuất trái vụ các loại rau này bằng phương pháp thủy canh tuần hoàn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dữ liệu chuyên môn hoàn thiện quy trình sản xuất rau ăn lá
trái vụ bằng phương pháp thủy canh để bổ sung vào hệ thống các phương
pháp sản xuất rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong điều kiện khí hậu
miền Bắc Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu còn góp phần bổ sung lý luận cho một số môn khoa
học cơ sở, như: sinh lý thực vật, sinh hóa thực vật, dinh dưỡng khoáng…
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp các nhà sản xuất, các doanh nghiệp chủ động sản xuất rau trong
nhà lưới bằng kỹ thuật thủy canh, đáp ứng nhu cầu rau đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm cho thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài nghiên cứu góp phần xác định được giá thể trồng rau, loại rau ăn
lá, dung dịch dinh dưỡng, dụng cụ chứa dung dịch trồng rau ăn lá trái vụ thích
hợp nhất trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam.
- Đề tài góp phần hoàn thiện “Quy trình sản xuất rau an toàn trái vụ bằng
công nghệ thủy canh tuần hoàn” nhằm góp phần nhanh chóng phát triển công
nghệ này vào sản xuất rau trái vụ tại các vùng có điều kiện ở nước ta.
4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Lý luận về trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng
Từ xưa người ta đã thấy được vai trò của nước đối với đời sống sinh vật
nói chung và thực vật nói riêng. “Không có nước là không có sự sống”. Theo
Hoàng Minh Tần, Nguyễn Quang Thạch và Trần Văn Phẩm (2002) [33], [34]
thì nước là một trong những thành phần cấu tạo nên keo nguyên sinh, thành
phần của vật chất tươi trong cây bao gồm 80 - 95% nước. Mọi quá trình trao
đổi chất trong cơ thể đều cần có nước tham gia. Nước lá môi trường vận
chuyển của các chất và tham gia vào các phản ứng hóa sinh để tạo chất khử
mang năng lượng lớn dùng để khử CO
2
trong cơ thể thực vật. Bên cạnh đó,
nước còn ảnh hưởng gián tiếp đến quang hợp như làm giảm nhiệt độ mặt lá,
đóng mở khí khổng Tuy nhiên, nhu cầu nước của cây nhiều hay ít còn phụ
thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây.
Cùng với nước thì các chất khoáng cũng có vai trò quan trọng đối với
hoạt động sống của cây. Khi nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây từ 1849
đến 1856, Salm - Horstmar đã chứng minh được rằng cây lúa mạch muốn sinh
trưởng, phát triển bình thường phải cần đến những nguyên tố cơ bản như N,
P, S, Ca, K, Mg, Si, Mn [45]. Năm 1938, Sachs và Knop [45] đã phát hiện
rằng để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường cần phải có 16
nguyên tố cơ bản là C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, Bo, Cl.
Từ đó, các ông đã đề xuất phương pháp trồng cây trong dung dịch. Trong 16
nguyên tố cơ bản kể trên thì có 3 nguyên tố H, C, O cây lấy chủ yếu từ khí
cácbonnic và nước, 13 nguyên tố còn lại cây phải lấy từ đất là chính. Như
vậy, cơ sở khoa học của kỹ thuật thủy canh là dựa vào bản chất sinh trưởng,
phát triển của cây trồng phụ thuộc vào một số yếu tố như nước, muối khoáng,
5

ánh sáng, sự lưu thông không khí mà không phụ thuộc vào môi trường trồng
cây có đất hay không. Cho nên chúng ta có thể trồng cây mà không cần dùng
đất, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dinh dưỡng.
1.1.2. Vai trò của rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu của cuộc sống, nó cung cấp phần
lớn các khoáng chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày của con người. Đồng thời, rau là cây trồng mang lại hiệu quả kinh
tế cao, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Cây rau
được sử dụng và trồng từ khi loài người mới xuất hiện. Từ xa xưa người Ai
Cập cổ đại và người Hy Lạp đã trồng và sử dụng bắp cải như là nguồn lương
thực chính của họ. Theo FAO (2006) [68], nhiều nước trên thế giới trồng rất
nhiều chủng loại rau với diện tích rất lớn. Tại các nước phát triển tỷ lệ cây rau
so với cây lương thực là 2/1, còn các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1/2.
1.1.3. Giá trị của rau xanh
Rau xanh không chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định, đặc biệt
là khoáng chất và các loại vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày mà còn cung
cấp cellulose giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn, đào thải nhanh colesterolle và
các chất có hại khác ra khỏi cơ thể, rau xanh còn là nguồn dược liệu quý cho
cuộc sống của con người.
So sánh thành phần dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc,
A.F.M.Sharfuddin và M.A.Sididque (1985) cho biết rau có hàm lượng
vitamin, các khoáng chất cao hơn lúa mì và lúa nước rất nhiều lần.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn
vitamin A, 60 - 70% nguồn vitaminh B và gần 100% nguồn vitamin C. Các
loại vitamin có trong rau như: Vitamin A, B1, B2, C, E, PP có tác dụng
quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu
rau xanh thường xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà do
6
thiếu vitamin A, chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt do thiếu vitamin C,
Thiếu vitamin sẽ giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc sút kém, bệnh tật dễ

phát sinh, khi mắc bệnh chữa lâu lành. Trong hoạt động hằng ngày, mỗi người
đều cần một lượng vitamin nhất định, cùng các chất khoáng trong rau chủ yếu
như K, Mg, Ca, Fe, vi lượng là những chất rất cần thiết để cấu tạo nên máu
và xương [7]. Một số loại rau còn được sử dụng như những cây dược liệu quý
như: Tỏi, Gừng, Nghệ, Tía tô, Hành tây, Cheang hong (2004) [7].
Rau xanh còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, có khả năng trồng nhiều vụ trong năm và có khả năng thích
ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Do đó, rau được coi là loại cây trồng
chủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nông
dân Việt Nam.
Ở Đài Loan, thu nhập tính bằng tiền trên 1 ha rau hơn hẳn các cây trồng
khác. Theo thống kê năm 1997 ở Mỹ cho thấy, tổng trị giá thu được trên 1ha
trồng rau cao hơn so với lúa nước và lúa mì, trong đó trồng cà chua cho thu
nhập cao hơn khoảng 4 lần so với lúa nước và 20 lần so với lúa mì
Grodzinxki A.M và cộng sự (1981) [15].
Theo Báo cáo điều tra của Viện Kinh tế Nông nghiệp Việt Nam năm
1996 tại 4 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình cho thấy
tổng thu nhập trên 1 ha trồng ngô là 3.333.000 đồng, bắp cải là 11.743.000
đồng, dưa chuột là 23.532.000 đồng [51]. Những năm gần đây cho thấy
nghề trồng rau không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất rau xanh trong nước cho
công nghiệp chế biến mà còn cho xuất khẩu. Hiện nay, tổng kinh ngạch xuất
khẩu rau quả của Việt Nam tăng 30 triệu USD/năm (2008: 430 triệu USD,
2009: 470 triệu USD, 2010: 471,5 triệu USD, tăng 7,4% so với năm 2009),
trong đó, rau chiếm khoảng 40% [50].
7
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU XANH
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh trên thế giới
Theo thống kê của FAO ( 2008) [70]: Năm 1980, toàn thế giới sản xuất
được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn
và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn. Chỉ riêng cải cải bắp và cà chua sản

lượng tương ứng là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng
24,4 tấn/ha. Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110
kg/người/năm. Tuy nhiên, trình độ phát triển nghề trồng rau của các nước
không giống nhau. Theo K.U Ah med và M.shajahan (1991) cho biết nếu tính
sản lượng theo đầu người ở các nước phát triển sản lượng cao hơn hẳn các
nước đang phát triển, các nước phát triển tỷ lệ cây rau so với cây lương thực
là 2/1, trong khi ở các nước đang phát triển là 1/2. Châu Á có sản lượng rau
hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng 3% (khoảng 5 triệu
tấn/năm), mức tiêu dùng rau của các nước Châu Á là 84kg/người/năm. Trong
số các nước đang phát triển thì Trung Quốc có sản lượng cao nhất đạt 70 triệu
tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng rau hàng năm là 65 triệu tấn.
Ngoài mức tăng về sản lượng hàng năm thì chất lượng ngày càng được
quan tâm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng để hạn chế các tồn dư trong
sản phẩm rau (hàm lượng NO
3
, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng
kim loại nặng… có hại cho sức khoẻ con người) như: kỹ thuật trồng rau
không dùng đất, trồng trong dung dịch, trồng cây trong điều kiện có che chắn;
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho đất, bảo vệ môi trường.
Rau được tiêu thụ ở tất cả các nước trên thế giới. Theo FAO (2006) [68]
nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng 3,6%/năm. Nhưng mức cung cấp
chỉ có tăng 2,8%. Rau được dùng kết hợp với các loại hoa quả thực phẩm rất
tốt cho sức khỏe con người, do đó nhu cầu tiêu thụ rau ngày càng tăng. Theo
dự báo nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới sẽ tăng 5%/năm, trong đó người
8
Nhật Bản tiêu thụ rau quả nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm Nhật bản tiêu thụ
17 triệu tấn rau các loại, bình quân mỗi người tiêu thụ 100 kg/năm, xu hướng
tiêu thụ rau gần đây chủ yếu là các loại rau tự nhiên và có lợi cho sức khỏe là
những loại rau giàu vitamin.
Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154 – 172 g/ngày. Theo FAO

(2006) [68] tiêu thụ rau và hoa quả tươi của Anh là 79,6 kg/người/năm. Theo
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu
dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ nhiều loại rau đã tăng
mạnh trong những năm qua.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời. Từ thời Vua Hùng, người ta đã
phát hiện rau bầu bí trong vườn của gia đình. Theo sử sách thì rau được nhập
vào nước ta từ đầu thế kỷ thứ X. Năm 1721 - 1783, Lê Quý Đôn đã tiến hành
tổng kết các vùng phân bố rau. Năm 1029, nước ta đã tiến hành trồng thử rau
cải trắng và khoai tây, như vậy nghề trồng rau nước ta ra đời từ rất sớm.
Những năm trước đây, do nền kinh tế tự túc kéo dài, nghề trồng rau nước ta
rất manh mún, chủng loại rau nghèo; diện tích và sản lượng rất thấp so với
tiềm năng đất đai, khí hậu của Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau
hoặc chế biến thành rau; rau trồng có khoảng hơn 30 loại, trong đó, có khoảng
15 loại chủ lực, trong số này có hơn 80 % là rau ăn lá. Theo số liệu thống kê
từ năm 1967 cho tới nay, sản xuất rau không ngừng tăng nhanh đáp ứng nhu
cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2007 – 2010) cho thấy: ba năm trở
lại đây, diện tích, năng suất và sản lượng rau tăng dần. Năm 2007, diện tích cả
nước là 706.479 ha, năng suất 15,69 tấn/ha, sản lượng 11.084.655 tấn; năm
2008 diện tích tăng lên 722.580 ha, năng suất 15,93 tấn/ha, sản lượng
9
11.510.77 tấn; năm 2009, diện tích tăng lên 735.335 ha, năng suất 16,12
tần/ha, sản lượng 11.885.067 tấn.
Riêng miền Bắc diện tích rau có xu hướng giảm. Năm 2007, diện tích là
335.497 ha, năng suất 14,60 tấn/ha, sản lượng 4.899.834 tấn; năm 2009, diện
tích giảm xuống còn 330.578 ha, năng suất 14,99 tần/ha, sản lượng 4.956.667
tần. Đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Hồng diện tích giảm do tốc độ đô thị hoá
tăng mạnh, nhưng về năng suất và sản lượng đã tăng hàng năm do trình độ và

kỹ thuật canh tác phát triển. Năm 2007, diện tích là 160.747 ha, năng suất
18,64 tấn/ha, sản lượng 2.996.443 tấn; năm 2009, diện tích giảm xuống còn
142.505 ha, năng suất 19,88 tần/ha, sản lượng 2.832.753 tần.
Các tỉnh miền Nam có xu hướng tăng lên. Năm 2007, diện tích là
370.644 ha, năng suất 20,14 tấn/ha, sản lượng 6.194.730 tấn; năm 2009, diện
tích tăng lên 404.757 ha, năng suất 17,11 tần/ha, sản lượng 6.928.400 tần.
Ở Việt Nam, rau được tiêu thụ hầu hết ở các hộ gia đình. Theo số liệu
điều tra của Viên Nghiên cứu Rau Quả (2002) có 100% hộ gia đình tiêu thụ
rau. Tính từ năm 1993 – 1998, rau được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống
(95% số hộ tiêu thụ), sau đó là cà chua 88%. Năm 1998 – 2002, rau tiêu thụ
chủ yếu là đậu đỗ, bắp cải, su hào, mức tiêu thụ rau tăng 10%/năm [52]. Bình
quân tiêu thụ rau của người Việt Nam là 54 kg/người/năm. Giá trị tiêu thụ rau
hàng năm (bao gồm giá trị tự trồng) là 126.000 đồng/người hoặc 529.000
đồng/hộ (chiếm khoảng 4% tổng chi phí tiêu dùng). Trong một khảo sát gần
đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về sản xuất và thương mại
hàng hóa rau cho thấy [49]: Tổng lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người tăng
hơn 2 lần so với 10 năm qua. Xu hướng tiêu thụ rau của người Việt Nam cũng
có nhiều thay đổi. Mức tiêu thụ rau theo đầu người sẽ tăng khoảng một nửa so
với mức tăng của thu nhập, năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân 140
kg/người/năm. Rau xanh vấn giữ vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày và
10
mức tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng được đánh giá mang lại nhiều rủi ro cho
người tiêu dùng do chất lượng rau ở nhiều nơi không đảm bảo. Vì thế, mục
tiêu của ngành sản xuất rau quả hiện nay là đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng
cao cho người tiêu dùng nhất là các vùng tập trung đông dân cư.
1.2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn trái vụ ở Việt Nam
Trong 10 năm trở lại đây, các cơ quan nghiên cứu trong nước, các tổ
chức quốc tế, các doanh nghiệp nông nghiệp đã tổ chức nghiên cứu, thử
nghiệm nhiều kỹ thuật sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ, kết hợp trồng rau trái
vụ tăng hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu và tiêu

dùng trong nước. Trong đó, có khá nhiều nghiên cứu về kỹ thuật thủy canh
với 2 hệ thống thủy canh là: hệ thống thủy canh tĩnh và hệ thống thủy canh
động. Giới thiệu một số mô hình sản xuất thử nghiệm, như sau [46]:
* Tại Hà Nội [46]: Một khu nông nghiệp công nghệ cao được khởi công
tháng 4/2002 đã hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 9/2004. Vốn đầu tư 24
tỷ đồng (1,5 triệu USD), trong đó 50 % vốn ngân sách thành phố và 50% vốn
cơ quan chủ quản. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư phát triển
nông nghiệp Hà Nội.
Khu này được xây dựng trên diện tích 7,5 ha với 5.500 m2 trồng dưa
chuột, cà chua, ớt ngọt; 2.000m2 trồng hoa, các giống đều được nhập từ
ISAREL. Với tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng
khoáng tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất cây trồng ở
đây đạt khá cao và việc sản xuất bước đầu được xem là hiệu quả.
Các giống cà chua trồng trong nhà kính công nghệ cao ISAREL đều là
các giống cà chua chịu nhiệt, có khả năng cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Năng suất đạt cao nhất là giống quả to (226,5 tấn/ha), tiếp đến giống quả nhỡ
và thấp nhất là giống quả bi (82,5 tấn/ha). Các giống dưa chuột được trồng
trong nhà kính ISAREL đều là giống chọn tạo thích hợp trồng trong nhà, là

×