Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hoạt động tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực phân phối tại việt nam của công ty tnhh tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ investconsult group

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.77 KB, 94 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG
LĨNH VỰC PHÂN PHỐI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM......................................................................................................................... 3
1. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ và tổng quan về hoạt động phân phối
hàng hóa................................................................................................................3
2. Tổng quan về Biểu cam kết dịch vụ trong WTO................................................5
2.1 Kết cấu của Biểu cam kết dịch vụ................................................................5
2.2 Phương thức trình bày của Biểu cam kết dịch vụ.........................................6
2.3 Các phương thức cung cấp dịch vụ..............................................................8
2.4 Mức độ cam kết........................................................................................12
3. Mối quan hệ giữa cam kết về dịch vụ và vấn đề đầu tư tại Việt Nam.............13
3.1 Mối quan hệ giữa cam kết về dịch vụ và vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài
......................................................................................................................... 13
3.2 Mối quan hệ giữa Cam kết dịch vụ và vấn đề đầu tư gián tiếp nước ngoài
vào Việt Nam...................................................................................................18
4. Quy chế pháp lý điều chỉnh hoạt động vực phân phối hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.........................................................................19
4.1 Quyền phân phối hàng hóa........................................................................19
4.2 Các hình thức phân phối hàng hóa theo quy định pháp luật Việt Nam.......21
4.2.1 Bán buôn.............................................................................................21
4.2.2 Bán lẻ..................................................................................................22
4.2.3 Nhượng quyền thương mại.................................................................22
4.2.4 Về vấn đề Đại lý hoa hồng......................................................................24
4.3 Áp dụng các phương thức cung cấp dịch vụ tới từng phân ngành phân phối


cụ thể...............................................................................................................24
4.3.1. Áp dụng các phương thức cung cấp dịch vụ với dịch vụ đại lý hoa
hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ.......................................................24
4.3.2 Áp dụng các phương thưc cung cấp dịch vụ đối với phân ngành dịch
vụ nhượng quyền thương mại......................................................................26

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

5. Quá trình phát triển của các quy định về hoạt động phân phối tại Việt Nam.. 27
5.1 Trước khi Việt Nam là thành viên WTO....................................................27
5.2 Sau khi Việt Nam là thành viên WTO........................................................28
CHƯƠNG II: THỰC TRÀNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG PHÂN PHỐI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY INVESTCONSULT GROUP ................................................ 32
1. Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực phan phối...........32
1.1 Thành tựu của cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về lĩnh
vực phân phối.................................................................................................32
1.1.1 Hệ thống pháp lý điều chỉnh phân phối hoàn thiện, phù hợp cam kết
quốc tế.........................................................................................................32
1.1.2. Chính sách mới thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân
phối, coi trọng phân phối...........................................................................34
1.1.3. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước...........................................35
1.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về lĩnh vực phân phối........................36

1.2.1. Sự phân biệt đối xử doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồidoanh nghiệp trong nước ..........................................................................36
1.2.2. Thiếu các quy định điều chỉnh lĩnh vực phân phối........................37
1.2.3. Thực thi pháp luật............................................................................37
1.3 Thách thức đối với chính phủ Việt Nam.................................................39
2. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư trong lĩnh vực phân
phối tại công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ.................40
2.1. Tổng quan về Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao cơng nghệ
Investconsult Group...........................................................................................40
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty Tư vấn Đầu tư và
Chuyển giao công nghệ Investconsult Group...........................................40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công
nghệ Investconsult Group và Công ty luật TNHH Investconsult ...........41
Nguồn: báo cáo tổng kết tình hình hoạt động cơng ty năm 2010................46
2.1.3 Khái qt tình hình hoạt động của Cơng ty.....................................46
2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư trong lĩnh vực phân phối..............52
2.2.1 Các dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực phân phối của công ty...............53
2.2.2. Một số tình huống tư vấn cơng ty cung cấp cho nhà đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực phân phối..................................................................55
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

2.2.3 Thế mạnh của Investconsult Group..................................................58
2.2.4. Hạn chế trong hoạt động tư vấn của Công ty.................................61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CUNG

CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ.............65
1. Tồn cảnh thị trường phân phối Việt Nam...................................................65
1.1 Vị thế của Việt Nam trong bản đồ bán lẻ toàn cầu.................................65
1.2. Đặc điểm thị trường phân phối Việt Nam..............................................67
1.2.1. Mở cửa thị trường với nhà đầu tư nước ngoài................................67
1.2.2. Sự phát triển của hệ thống phân phối nội địa.................................68
1.2.3. Xu hướng phát triển hệ thống phân phối tại thị trường Việt Nam.....70
2. Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn đầu tư trong lĩnh vực phân
phối tại công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao cơng nghệ.............................74
2.1 Chính sách nguồn nhân lực......................................................................74
2.2 Chính sách marketing hiệu quả...............................................................77
2.3 Điều chỉnh chiến lược kinh doanh, khai thác thị trường tiềm năng......77
2.4 Xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu.........................................................78
2.5 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với môi trường làm việc hiện đại
......................................................................................................................... 78
2.6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng môi trường làm
việc.................................................................................................................. 79
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và hoạt động của cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực phân phối..............................................................................................80
3.1 Mở rộng thị trường phân phối, ban hành các quy định đối xử bình đẳng
cho nhà đầu tư nước ngoài.............................................................................80
3.2 Về việc xây dựng chính sách...................................................................83
C.KẾT LUẬN........................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................87

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Mối quan hệ giữa đầu tư với các phương thức cung cấp dịch vụ..............15
Bảng 2: Mơ hình tổ chức của Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ
Investconsult Group...............................................................................................42
Bảng 3. Sơ đồ tổ chức Công ty..............................................................................44
Bảng 4: Số lượng nhân viên của công ty tháng tính đến tháng 12/2010.............46
Bảng 5: Doanh thu của Investconsult Group trong giai đoạn 2006 - 2010........48
Biểu đồ 1: Biểu đồ diễn tả tổng số dự án và các cuộc điều tra do Investconsult
Group tiến hành tư vấn..........................................................................................49
Biểu đồ 2. Lĩnh vực đầu tư của khách hàng Công ty Investconsult Group........50

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang nổi lên trên bản đồ kinh tế thế giới nhờ có một thị trường bán

lẻ cịn nhiều chỗ trống, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại cao và ổn định.
Theo chỉ số bán lẻ toàn cầu năm 2010 GRDI do tập đoàn tư vấn AT Kearney
một trong những tập đồn có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực tư vấn cơng bố thì
Việt Nam đứng vị trí thứ 14 của bảng xếp hạng, đạt 50.2 điểm, tụt 8 điểm so với
năm 20091. Năm 2008 Việt Nam đứng đầu bảng xếp loại chỉ số phát triển bán lẻ
toàn cầu GRDI, năm 2009, Việt Nam đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng này.
A.T.Kerney đã thực hiện sự phân loại của mình dựa trên 4 đặc điểm sau: Tính
mạo hiểm của một quốc gia, sức hấp dẫn của thị trường (xu hướng tăng trưởng tiêu
thụ của người dân), tính bão hịa của thị trường (sự có mặt của các nhà phân phối),
và nhân tố thời gian (Tức là tính cấp thiết phải thâm nhập nhanh nhất có thể vào thị
trường). Sự tụt hạng của Việt Nam được nhìn thấy ở chỉ số bán lẻ tồn cầu chủ yếu
là do cuộc khủng hoảng kinh tế và một số khó khăn ngắn hạn, tuy nhiên nhiều triển
vọng về dài hạn của Việt Nam trong bảng GRDI vẫn rất tích cực.
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sự thay đổi các quy định của pháp luật,
sự hấp dẫn về đầu tư của Việt Nam dành nhiều sự ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài,
hay sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa hiện đại cũng như các chuỗi cửa
hàng hiện đại chưa nhiều là nguyên nhân chủ yếu cho triển vọng dài hạn và tích cực
này của Việt Nam. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã có
những điều kiện cần thiết để duy trì mức độ tiêu dùng cao, trong đó lực lượng dân
số trẻ dưới 30 tuổi chiếm đến 57% tổng dân số, tăng trưởng kinh tế ổn định, tính
trung bình, người dân Việt Nam chi tiêu đến 70% thu nhập của mình, xu hướng tiêu
dùng cao cấp, ưa chuộng các thương hiệu ngoại nhập và thậm chí xa xỉ của người
dân2. Trong giai đoạn 2005-2009, tổng doanh thu bán lẻ tăng trưởng liên tục ở mức
20%/năm, ngoại trừ năm 2008 với bước nhảy vọt lên tới 96%. Năm 2009, các cửa
hàng bán lẻ đã thu được doanh số gần 9 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2008. Ngoài
ra cịn có thể kể đến việc Việt Nam vẫn đang tiếp tục chính sách mở cửa đối với các
nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực phân phối
Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2008 đáng giá khoảng 20 tỷ euro tu nhiên
đến năm 2010 con số này là 72, 8 tỷ euro, các nhà kinh tế còn kỳ vọng, trong năm
2011, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng lên có số 85 tỷ Euro. Sự gia tăng giá trị thị

1

Nguồn:
Http://www.atkearney.com/index.php/component/option,com_finder/view,search/?
q=retailer+index+2011
2
Nguồn: báo dân trí ngày 20/04/2011.

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

trường một cách nhanh chóng. tăng trưởng kinh tế mỗi năm lên đến "hàng chục"
trong đó, sự cạnh tranh lại chưa cao là những yếu tố cực kỳ hấp dẫn nhà đầu tư
nước ngoài.
Tất cả các đặc điểm trên làm cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng
có thể phát triển mạng lưới cho hoạt động phân phối tại Việt Nam ,một địa điểm hấp
dẫn để các nhà đầu tư nước ngồi tiến đầu tư và khai thác. Chính việc này đã tạo ra
một xu hướng mới, xu hướng đầu tư trong lĩnh vực phân phối thay cho xu hướng
đầu tư phát triển sản xuất tại thị trường nội địa.
Đón được xu hướng này, Cơng ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công
nghệ Investconsult Group đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư
nước ngồi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam mà trong

đó, dịch vụ tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư trong lĩnh vực phân phối là một dịch vụ điển
hình. Dịch vụ này giúp cho nhà đầu tư nước ngồi có thể thành lập cơ sở kinh
doanh và tiến hành các hoạt động phân phối hàng hóa tại thị trường nội địa, đồng
thời giúp họ giải quyết các hạn chế từ các rào cản về mặt pháp lý và thủ tục hành
chính tại một thị trường ít thân thuộc với họ. Được thực tập tại Cơng ty, cụ thể là ở
phịng đầu tư nước ngoài, em xin được làm về đề tài: “ Hoạt động tư vấn hỗ trợ nhà
đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam của Công ty
TNHH Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ Investconsult Group”.
Đề tài sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ như đưa ra bức tranh tổng quan
về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phân phối đối với nhà đầu tư nước ngoài tại
thị trường Việt Nam, tình hình thị trường phân phối Việt Nam và hoạt động tư vấn
hỗ trợ nhà đầu tư nước ngồi của Cơng ty Investconsult Group đồng thời đưa ra một
số giải pháp hồn thiện khung pháp lý, chính sách đối với việc quản lý nhà đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực phân phối cũng như giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động
của Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao cơng nghệ Investconsult Group.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm ba chương:
Chương I: Quy chế pháp lý đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực phân
phối của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân
phối tại Việt Nam và thực trạng hoạt động tư vấn đầu tư của Công ty
Investconsult Group.
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn đầu
tư trong lĩnh vực phân phối của Công ty TNHH Investconsult Group.

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


3

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC
PHÂN PHỐI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
1. Đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực dịch vụ và tổng quan về hoạt động
phân phối hàng hóa
Nhà đầu tư nước ngồi khi tham gia đầu tư tại một thị trường thì có thể lựa
chọn một trong hai lĩnh vực chủ yếu là lĩnh vực sản xuất hoặc lĩnh vực dịch vụ.
Trong đó, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng tại Việt Nam. Việt
Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới cũng đã đưa ra những cam kết nhất
định trong lĩnh vực dịch vụ, cam kết này sẽ được áp dụng cho các nhà đầu tư nước
ngồi có ý định muốn gia nhập thị trường nội địa. Trong biểu cam kết quy định 11
ngành dịch vụ như dịch vụ phân phối, dịch vụ tài chính, dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ
mơi trường, dịch vụ vận tải…theo đó, các nhà đầu tư sẽ được tham gia thị trường
với những điều khoản mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.
Bằng việc đầu tư thành lập doanh nghiệp, hay thông qua hợp đồng hợp tác
kinh doanh, nhà đầu tư nước ngồi có thể tiến hành việc mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
Theo quy định tại điều 3 nghị định 23/2007/ NĐ- CP, đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi, mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán
hàng hàng hóa bao gồm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, các hoạt động
khác như xúc tiến thương mại, trung gian thương mại: đại diện, mơi giới thương
mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại,…Như vậy phân phối là một
trong những hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi.

Vai trị của phân phối trong nền kinh tế của các quốc gia là rất lớn. Phân phối
là mắt xích nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, đóng vai trị quan trọng
trong việc hình thành giá. Và ở đây cũng cần lưu ý thêm rằng bản thân dịch vụ
phân phối hàng hóa là một dịch vụ; trong trường hợp một doanh nghiệp muốn cung
cấp một dịch vụ khác ví dụ như dịch vụ viễn thơng, thì sẽ áp dụng một trong bốn
phương thức cung cấp dịch vụ được quy định trong Biểu cam kết dịch vụ, ví dụ như
thành lập pháp nhân để cung cấp dịch vụ viễn thơng, mà sẽ khơng có phân phối dịch

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

vụ viễn thơng bằng các hình thức bán bn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại hay
đại lý hoa hồng.
Chức năng của ngành phân phối là cung cấp dịch vụ phân phối gắn liền với
hàng hóa. Phân phối khi gắn với hàng hóa và qua biên giới, sẽ phát sinh quan hệ
xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu phân phối khơng gắn với hàng hóa thì khơng phát
sinh quan hệ xuất nhập khẩu.
Ngành phân phối đóng vai trị rất quan trọng ở hầu hết các nền kinh tế. Quy
mô kinh tế của ngành này trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng đều rất lớn, do đó cần
đến những nguồn lực khổng lồ. Trong nhóm G-7 (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp,
Anh, Ý, Canada), phân phối đóng góp vào GDP từ 8% - 15%, vào việc làm từ 11% 19%. Trong giai đoạn 1950–1983, các hoạt động bán bn và bán lẻ đóng góp trung
bình 13.5% vào GDP của một nhóm gồm 74 quốc gia. Ở nhiều quốc gia, bán buôn

và bán lẻ chỉ đứng thứ 2 sau hoạt động sản xuất nếu xét đến đóng góp vào GDP. Tại
Hoa Kỳ, mỗi năm bán lẻ chiếm từ 50% - 60% tổng đóng góp của toàn bộ ngành
phân phối vào GDP
Anderson và Betancourt (2002) giải thích mức độ đóng góp của phân phối vào
GDP theo từng quốc gia. Họ thấy rằng, xét nhiều quốc gia ở các giai đoạn phát triển
khác nhau, đóng góp bình quân cũng như sự phát triển của ngành phân phối ban đầu
tăng nhưng sau đó giảm; và nếu tỷ lệ nhập siêu trên GDP càng tăng, đóng góp của
ngành phân phối càng lớn. Kết quả này có thể quy về bản chất của hoạt động phân
phối và cách thức thể hiện trên tài khoản thu nhập quốc gia (national income
account). Các đại lý kinh tế có một số phương thức để đưa sản phẩm đến tay khách
hàng nước ngoài. Ba phương thức quan trọng nhất là: tự phát triển mạng lưới phân
phối ở nước ngồi; tận dụng vai trị của các nhà nhập khẩu ở nước ngoài với vai trị
nhà bán bn và tận dụng các nhà xuất khẩu ở nước mình với vai trị tương tự. Chỉ
khi họ sử dụng phương thức thứ ba, hoạt động của họ mới được tính cho ngành
phân phối của nước xuất khẩu. Khi xuất khẩu tăng các hoạt động của ngành phân
phối sẽ tăng tương ứng với khối lượng xuất khẩu thông qua các nhà bán buôn đồng
thời là nhà xuất khẩu. Ngược lại, nếu nhập khẩu tăng, phân phối tại nước nhập khẩu
sẽ tăng thông qua phương thức thứ nhất hoặc thứ hai hoặc những kênh phân phối
khác, ví dụ như các nhà sản xuất nước ngoài bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ ở
nước nhập khẩu cũng dẫn đến tăng trưởng phân phối ở nước nhập khẩu3
3

Tr6 báo cáo rà sốt khn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam, tài liệu do dự án hỗ trợ thương
mại Đa biên Murtrap phát hành T12/2009.

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Có thể nói bằng việc gia nhập WTO cũng như ghi nhận các quy định của tổ
chức này thông qua các cam kết WTO đã làm thay đổi căn bản quan hệ phân phối
tại Việt Nam, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngồi có thể hoạt động trong lĩnh
vực này. Một điểm cần lưu ý là, hệ thống cam kết dịch vụ của Việt Nam được quy
định ở ba văn bản chủ yếu là: hiệp định GATS quy định các nguyên tắc cơ bản áp
dụng cho tất cả thành viên đều phải tuân thủ, Biểu cam kết dịch vụ là cam kết cụ thể
của từng ngành dịch vụ của từng thành viên và phần về dịch vụ trong báo cáo của
ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO quy định các cam kết nền về dịch vụ
đã đưa ra một số cam kết có liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ ( các chính
sách ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, đoạn 472- 508). Vì vậy, để có bức tranh
đầy đủ về cam kết trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, ngoài biểu cam kết, cần
tham khảo thêm cả báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO cũng
như hiểu rõ các nguyên tắc được quy định trong hiệp định GATS.
Sau đây tôi xin được đưa ra một bức tranh tổng quan về khung pháp lý điều
chỉnh hoạt động phân phối.
2. Tổng quan về Biểu cam kết dịch vụ trong WTO
2.1 Kết cấu của Biểu cam kết dịch vụ.
Đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO được tiến hành
theo các nguyên tắc và quy định của hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS.
Kết quả đàm phán được các bên ghi lại vào một biểu theo mẫu quy định của WTO,
được gọi là Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ ( gọi tắt là Biểu cam kết dịch
vụ). Biểu cam kết được lập riêng cho từng quốc gia, ghi nhận những cam kết của
quốc gia đó đối với lĩnh vực cam kết. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam
là kết quả đàm phán giữa cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các thành viên

WTO và là phụ lục của Nghị định thư gia nhập của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Cần lưu ý rằng theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 về việc phê chuẩn Nghị
định thư gia nhập WTO của Việt Nam đã ghi rõ việc áp dụng trực tiếp các cam kết
của Việt Nam đính kèm theo Nghị quyết. Trường hợp pháp luật Việt Nam có các
điều khoản khơng thống nhất với các cam kết với WTO thì sẽ sử dụng các cam kết
với WTO. Như vậy các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ phân phối của Việt Nam sẽ
được áp dụng trực tiếp. Đó là lý do mà các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp,…
phải tìm hiểu nội dung biểu cam kết để áp dụng cho chính hoạt động của mình..
Biểu cam kết dịch vụ gồm ba phần: phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể
và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc.
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các
ngành và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề
cập tới những vấn đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu
tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các hình thức hiện diện được phép
v.v… Một biện pháp, nếu được bảo lưu trong phần cam kết chung thì về nguyên tắc
không cần xuất hiện lại trong phần cam kết cụ thể.Tuy nhiên, đôi khi để nhấn mạnh
sức nặng của biện pháp bảo lưu mà một số biện pháp bảo lưu xuất hiện
 Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa
vào Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như dịch vụ viễn

thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, v..v sẽ có nội dung
cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở
cửa thị trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.
Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp
được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có
duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm
nguyên tắc MFN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện
pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.
Một điểm cần lưu ý là, hệ thống cam kết dịch vụ của Việt Nam được quy định
ở ba văn bản chủ yếu là: hiệp định GATS quy định các nguyên tắc cơ bản áp dụng
cho tất cả thành viên đều phải tuân thủ, Biểu cam kết dịch vụ là cam kết cụ thể của
từng ngành dịch vụ của từng thành viên và phần về dịch vụ trong báo cáo của ban
công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO quy định các cam kết nền về dịch vụ đã
đưa ra một số cam kết có liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ ( các chính sách
ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ, đoạn 472- 508). Vì vậy, để có bức tranh đầy đủ
về cam kết trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, ngoài biểu cam kết, cần tham khảo
thêm cả báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như hiểu
rõ các nguyên tắc được quy định trong hiệp định GATS.
2.2 Phương thức trình bày của Biểu cam kết dịch vụ 
Biểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột: cột thứ nhất là cột mô tả ngành và phân
ngành, cột thứ hai là cột hạn chế về tiếp cận thị trường, cột thứ ba là cột hạn chế về
đối xử quốc gia và cột cuối cùng là cột cam kết bổ sung.
 Cột mô tả ngành và phân ngành thể hiện tên, mã số của dịch vụ cụ thể được
đưa vào cam kết.
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11
ngành chính và 155 phân ngành nhỏ hơn được các Thành viên WTO tiến hành đàm
phán.
Do tài liệu phân loại của WTO (tài liệu MTN.GNS/W/120) chỉ liệt kê tên
ngành và phân ngành mà không giải thích nội dung cụ thể nên để thống nhất cách
hiểu cho từng ngành và phân ngành, người ta phải viện dẫn đến hệ thống phân loại
sản phẩm trung tâm tạm thời PCPC của Liên hợp quốc. Vì vậy mỗi ngành hoặc
phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết đều có một mã số PCPC, thường được
ghi ngắn gọn là CPC. Kiểu xác định này cũng tương tự như xác định mã phân loại
hàng hoá (HS) trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ, một thành viên muốn đưa ra
một bản chào hoặc một cam kết đối với phân ngành “dịch vụ đại lý hoa hồng”.
Trong danh mục của ban thư ký WTO (W/120), dịch vụ này thuộc phần có tiêu đề
chung là “ dịch vụ phân phối”. Đối chiếu đến tài liệu CPC, dịch vụ đại lý hoa hồng
có số phân loại CPC tương ứng là 6121, và trong Biểu cam kết dịch vụ đại lý hoa
hồng sẽ được ghi là dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 6121). Định nghĩa dịch vụ trong
CPC chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm
hiểu định nghĩa chính xác của mỗi ngành dịch vụ để xác định các quy định pháp
luật cụ thể điều chỉnh hoạt động của mình và mức độ mở cửa thị trường của ngành
đó thì phải căn cứ vào các văn bản pháp luật cụ thể của Việt Nam Cột hạn chế về
tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngồi. GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm:
1) Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ;
2) Hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản;
3) Hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp;

4) Hạn chế về số lượng lao động;
5) Hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp;
6) Hạn chế góp vốn của nước ngoài.
Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị
trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp.
Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt
đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử quốc gia
thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung
cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp
và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế
về đối xử quốc gia. Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn
kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v… WTO sử dụng phương
pháp chọn – cho ( positive) hay phương pháp “chỉ được làm những gì được phép
làm” khi xác định phạm vi cam kết tức là xác định các dịch vụ được đưa vào Biểu
cam kết dịch vụ. Theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch
vụ xuất hiện trong Biểu cam kết. Với những dịch vụ không xuất hiện trong Biểu
cam kết, bên cam kết khơng có nghĩa vụ nào cả. Trong trường hợp của Việt Nam,

những dịch vụ như quản lý bất động sản, in ấn, xuất bản v..v không xuất hiện trong
Biểu cam kết dịch vụ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam khơng cam kết gì cho những
ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của GATS, Việt Nam
khơng có nghĩa vụ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
này tại thị trường nội địa.
Phương pháp chọn - bỏ ( negative) hay phương pháp “được làm tất cả những
gì khơng bị hạn chế” được sử dụng khi đưa ra cam kết đối với các dịch vụ được đưa
vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ các biện pháp hạn chế áp dụng
cho dịch vụ có liên quan. Ngồi các biện pháp này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện
pháp hạn chế nào khác. Hai cụm từ "không hạn chế, ngoại trừ" và "chưa cam kết,
ngoại trừ" thường được đưa thêm vào Biểu để khẳng định phương pháp tiếp cận tại
một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó là chọn - bỏ hay chọn - cho.
2.3 Các phương thức cung cấp dịch vụ 
Hiệp định điều chỉnh thương mại tất cả các loại dịch vụ GATS được áp dụng
cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới, chẳng hạn như các dịch vụ
ngân hàng, viễn thông, du lịch, các dịch vụ chuyên nghiệp ... Hiệp định cũng định
nghĩa 4 phương thức trao đổi dịch vụ.
GATS quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm:
1) Cung cấp qua biên giới;
2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ;
3) Hiện diện thương mại;
4) Hiện diện thể nhân.  
       Phương thức cung cấp qua biên giới (gọi tắt là Phương thức 1) là phương
thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước Thành viên này sang
lãnh thổ của một nước Thành viên khác, tức là khơng có sự di chuyển của người
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Ví dụ, các dịch vụ tư
vấn hay dịch vụ giáo dục từ xa qua mạng internet có thể cung cấp theo phương
thức này. Dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng “qua biên giới”. Hình thức phổ biến
nhất được áp dụng cho phương thức này là thông qua thương mại điện tử.
Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (gọi tắt là Phương thức 2) là phương
thức theo đó người tiêu dùng của một nước Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của
một nước Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ, khách du lịch nước ngồi
sang Việt Nam thăm quan và mua sắm. Phương pháp này áp dụng cho cả việc người
nước ngoài sang tiêu dùng dịch vụ tại Viêt Nam và người Việt Nam tiêu dùng dịch
vụ ở nước ngoài. Tuy nhiên, cam kết của Việt Nam sẽ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt
Nam, do đó, nói đến phương pháp này là nói đến việc người nước ngoài sang Việt
Nam tiêu dùng dịch vụ tại Việt Nam.
  Phương thức hiện diện thương mại (gọi tắt là Phương thức 3) là phương thức
theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện
như cơng ty 100% vốn nước ngồi, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ
của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ,Tập đồn Metro của Đức
thành lập cơng ty TNHH Metro Cash & Carry Vietnam 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam.            
Phương thức hiện diện thể nhân (gọi tắt là Phương thức 4) là phương thức
theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của
một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ, các nghệ sĩ nước ngoài sang Việt
Nam biểu diễn nghệ thuật.
Cam kết được đưa ra cho từng phương thức từ 1 đến 4 trong hai cột hạn chế về
tiếp cận thị trường và hạn chế về đối xử quốc gia. Các phương thức này được quy

định tại cả phần chung và phần riêng. Tại phần chung, phần cam kết áp dụng cho tất
cả các ngành dịch vụ đề cập tới hai phương thức: hiện diện thương mại và hiện diện
thể nhân. Theo đó:
Đối với tất cả các ngành dịch vụ thì phương thức hiện diện thương mại là
phương thức khơng bị hạn chế, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện
diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh,
doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi.
Đối với hình thức văn phòng đại diên, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi
được phép thành lập văn phịng đại diện tại Việt Nam nhưng các văn phịng đại diện
khơng được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp.
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Việt Nam chưa cam kết thành lập chi nhánh, trừ khi trong từng ngành, phân
ngành cụ thể của Biểu cam kết dịch vụ có quy định áp dụng hình thức hiện diện chi
nhánh này.
Với phương thức cung cấp thứ 4- phương thức hiện diện thể nhân, Việt Nam
chưa cam kết, trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thể
nhân thuộc các nhóm sau:
Thứ nhất là nhóm người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: bao gồm các
nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia của một doanh nghiệp nước ngoài
đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. Họ được phép di chuyển trong nội

bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại này và điều kiện đặt ra cho họ là họ đã
được doanh nghiệp nước ngồi tuyển dụng trước đó ít nhất 1 năm. Họ sẽ được phép
nhập cảnh, và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3 năm, và sau đó có thể được gia
hạn tùy thuộc vào thời hạn hoạt động của các đơn vị này tại Việt Nam. Ít nhất 20%
tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia phải là công dân Việt Nam.
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có tối thiểu 3 nhà quản lý,
giám đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam
Thứ hai là nhóm nhân sự khác, bao gồm người được doanh nghiệp nước ngồi
đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam tuyển dụng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp này trên lãnh thổ Việt Nam với các vị
trí như: giám đốc điều hành, nhà quản lý hoặc chuyên gia mà người Việt Nam
không thể thay thế. Những người này được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn
của hợp đồng lao động có liên quan hoặc trong một thời gian lưu trú ban đầu là 3
năm, tùy thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động giữa họ với hiện diện thương
mại tại Việt Nam.
Thứ ba là nhóm người chào bán dịch vụ, họ là những người không sống tại
Việt Nam và không nhận thù lao tại bất cứ nguồn nào tham gia vào các hoạt động
liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch
vụ của nhà cung cấp dịch vụ đó với điều kiện là khơng được bán trực tiếp dịch vụ
đó cho cơng chúng và người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.
Thời gian lưu trú của những người chào bán dịch vụ này khơng được q 90
ngày
Thứ tư là nhóm người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại thông
thường sẽ là nhà quản lý và giám đốc điều hành của 1 pháp nhân, chịu trách nhiệm
thành lập hiện diện thương mại của một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

tại Việt Nam và phải đáp ứng điều kiện như: những người này không tham gia trực
tiếp vào việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ đó có địa bàn
kinh doanh chính tại lãnh thổ của một nước thành viên WTO không phải Việt Nam
và chưa có bất kỳ hiện diện thương mại nào khác ở Việt Nam. Thời hạn lưu trú của
nhóm người này khơng quá 90 ngày.
Thứ năm là nhóm nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS): các thể nhân
làm việc trong các doanh nghiệp nước ngồi khơng có hiện diện thương mại tại Viêt
Nam có thể nhập cảnh và lưu trú trong thời hạn 90 ngày hoặc thời hạn theo hợp
đồng. Việc lựa chọn 90 ngày hay theo hợp đồng tùy thuộc vào thời gian nào ngắn
hơn. Điều kiện và yêu cầu đối với các thể nhân này là doanh nghiệp nước ngồi có
hợp đồng dịch vụ với một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam( cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể thiết lập các thủ tục cần thiết để
bảo đảm tính xác thực của hợp đồng), những người này phải có bằng đại học hoặc
chứng chỉ chun mơn kỹ thuật chứng nhận có kiến thức tương đương đồng thời
trình độ chun mơn để thực hiện công việc trong lĩnh vực liên quan theo quy định
của pháp luật Việt Nam ( nếu cần) và ít nhất 5 năm kinh nghiệm chuyên môn trong
lĩnh vực này. Số lượng các thể nhân quy định trong hợp đồng CSS không được
nhiều hơn mức cần thiết để thực hiện hợp đồng do pháp luật quy định và theo yêu
cầu của Việt Nam. Một yêu cầu khác đối với nhóm này là những người này đã làm
việc cho doanh nghiệp nước ngồi khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam ít
nhất hai năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với chuyên gia.
Những người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS) được nhập cảnh để cung
cấp dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan đến máy tính và dịch vụ tư vấn kỹ
thuật.

Như ta có thể thấy, phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới ( phương thức
1) và phương thức tiêu dùng ngồi lãnh thổ ( phương thức 2) khơng được đề cập ở
phần biểu cam kết chung. Nó hàm ý rằng Việt Nam khơng duy trì các quy định hoặc
các biện pháp hạn chế áp dụng chung cho 2 phương thức này. Các biện pháp hạn
chế, nếu có đối với phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu dùng ngoài
lãnh thổ sẽ được nêu tại các ngành và phân ngành dịch vụ cụ thể ở phần sau của
biểu cam kết.
2.4 Mức độ cam kết
 Do các điều kiện được sử dụng trong Biểu cam kết của mỗi Thành viên sẽ tạo
ra các cam kết có tính ràng buộc pháp lý nên cần chính xác trong việc thể hiện có
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

hay khơng có các hạn chế về tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia . Mỗi nước
Thành viên có thể đưa ra mức độ mở cửa thị trường khác nhau, thường có ba trường
hợp sau:
Mức độ thứ nhất: Cam kết toàn bộ ( mở cửa toàn bộ)
Các Thành viên không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối
xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương
thức cung cấp dịch vụ. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của
mình cụm từ “Không hạn chế” vào các cột và phương thức cung cấp dịch vụ thích
hợp. Tuy vậy, các hạn chế được liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.

Cũng cần lưu ý thêm rằng các cam kết “ không hạn chế” trong cột tiếp cận thị
trường chỉ áp dụng với 6 biện pháp hạn chế của GATS, ngồi 6 biện pháp đó ra, các
nước vẫn được áp dụng các biện pháp mang tính hạn chế tiếp cận thị trường khác
nếu chúng không vi phạm các cam kết khác hoặc các nguyên tắc cơ bản khác của
GATS.
Mức độ thứ hai: Cam kết một phần( Cam kết kèm theo những hạn chế)
 Các Thành viên chấp nhận mở cửa thị trường cho một hoặc nhiều ngành dịch
vụ nhưng lại liệt kê các biện pháp hạn chế nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài liệt kê
tại các cột tương ứng của Biểu cam kết các biện pháp hạn chế áp dụng cho nhà cung
cấp dịch vụ nước ngồi. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của
mình các cụm từ như “Không hạn chế, ngoại trừ ….” hoặc “Chưa cam kết, ngoại
trừ….”.
Mức độ thứ ba: Không cam kết ( chưa cam kết)
 Các Thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra mọi biện pháp hạn chế tiếp cận
thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ
cụ thể. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết cụm từ “Chưa cam
kết”. Trong một số trường hợp, một phương thức cung cấp dịch vụ có thể là khơng
khả thi về mặt kỹ thuật. Ví dụ, dịch vụ xây nhà cung cấp qua biên giới. Khi đó, các
Thành viên sẽ thể hiện cụm từ “Chưa cam kết" nhưng ghi chú là "do không khả thi
về mặt kỹ thuật”

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13


GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

3. Mối quan hệ giữa cam kết về dịch vụ và vấn đề đầu tư tại Việt Nam
Nhà đầu tư có thể lựa chọn hai hình thức đầu tư tại thị trường Việt Nam là đầu
tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Liệu rằng hai hình thức đầu tư này có mối liên quan
với cam kết về dịch vụ hay không.
3.1 Mối quan hệ giữa cam kết về dịch vụ và vấn đề đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ có liên quan chặt chẽ tới đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, cam kết về phương thức hiện diện thương mại – phương thức 3 (tức là các
hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngồi có thể thành lập
để hoạt động ở Việt Nam) chính là cam kết về mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong các lĩnh vực dịch vụ. Căn cứ trên biểu cam kết có thể thấy Việt Nam chỉ
cam kết cho phép nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được tham gia cung cấp dịch vụ
tại Việt Nam mà khơng có cam kết liên quan đến nhà đầu tư là cá nhân đầu tư thành
lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Do đó, việc xét cấp phép đầu
tư cho nhà đầu tư là cá nhân trong lĩnh vực phân phối là tùy thuộc vào các cơ quan
có thẩm quyền.
Như trình bày ở phần trên, dịch vụ phân phối bao gồm 4 phương thức cung
cấp dịch vụ hay có 4 cách để dịch vụ phân phối được diễn ra:
Phương thức 1 : Cung cấp qua biên giới
Phương thức 2 Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Phương thức 3 : Hiện diện thương mại, và
Phương thức 4 : Hiện diện thể nhân.
Các phương thức cung cấp dịch vụ ngoài phương thức 3 sẽ được gọi là
phương thức cung cấp dịch vụ khơng có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Còn
đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức để tiến hành
hoạt động đầu tư trực tiếp của mình như được quy định cụ thể tại điều 21 Luật Đầu
tư, bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100%
vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư trong nước và có thể là nhà đầu tư nước ngồi.
Và trong khn khổ đề tài, tôi chỉ xin đề cập đến nhà đầu tư nước ngoài tại thị
trường Việt Nam và ở phạm vi nhỏ hơn nữa, đó là nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực
phân phối hàng hóa. Nói một cách chính xác thì Nhà đầu tư nước ngồi là tổ chức,
cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên,

trong hoạt động phân phối nói riêng, hay hoạt động cung cấp dịch vụ nói chung thì
Việt Nam chỉ ghi nhận nhà đầu tư là doanh nghiệp nước ngồi mà khơng ghi nhận
nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức khác. Cụ thể, tại Biểu cam kết dịch vụ chúng ta ghi
nhận “ phương thức thứ 3: không hạn chế, ngoại trừ: Trừ khi có quy định khác tại
từng ngành và phân ngành cụ thể của biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài
được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi”.
Ta có thể khái quát mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và Cam kết dịch vụ của
Việt Nam như sau:

Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Bảng 1: Mối quan hệ giữa đầu tư với các phương thức cung cấp dịch vụ

CAM KẾT DỊCH VỤ
Phương thức 1
Phương thức 2
Phương thức 4

ĐẦU TƯ
Phương thức 3:Chủ

chủđầu tư là cá
đầu tư là doanh
NN
nghiệp, sẽ thamnhân
giavà tổ chức không phải
hợp đồng hợp tác kinh
doanh nghiệp
doanh hoặc thành lập:
công ty 100% vốn,
liên doanh, chi nhánh,
văn phịng đại diện

Như vậy khi nói đến nhà đầu tư trong lĩnh vực phân phối là ta đề cập tới
phương thức hiện diện thương mại của chủ đầu tư là cơng ty nước ngồi đầu tư
thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh
với một bên Việt Nam.
Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo định nghĩa tại Biểu cam
kết dịch vụ WTO thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay
nhiều bên (trong đó có ít nhất một bên phải là pháp nhân Việt Nam và một bên phải
là pháp nhân nước ngoài) để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam,
trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà
khơng thành lập pháp nhân.4
Cịn theo quy định tại điều 3 luật đầu tư thì hợp đồng hợp tác kinh doanh ( gọi
tắt là hợp đồng BBC) là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp
tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp
nhân.
4

Báo cáo gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam


Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

16

GVHD: PGS.TS. Trần Văn Nam

Như vậy, hợp đồng hợp tác trong luật đầu tư có phạm vi rộng hơn trong biểu
cam kết khi mà chủ thể của hợp đồng khơng cần điều kiện là có một bên là pháp
nhân Việt Nam, một bên là pháp nhân nước ngoài. Chủ thể của hợp đồng BBC theo
luật đầu tư có thể là cá nhân, và có thể là các bên trong hợp đồng đều có quốc tịch
Việt Nam hoặc đều có quốc tịch nước ngồi nhưng có ý định hợp tác đầu tư trên
lãnh thổ Việt Nam.
Nói tóm lại, trong lĩnh vực dịch vụ nói chung, lĩnh vực phân phối nói riêng,
hợp đồng hợp tác kinh doanh- thuộc phương thức cung cấp dịch vụ thứ 3- hiện diện
thương mại, yêu cầu các bên chủ thể hợp đồng hợp tác phải là:
- Chủ thể nước ngoài: phải là doanh nghiệp
- Hợp đồng hợp tác có thể gồm nhiều bên nhưng trong đó, ít nhất có 1 bên là
doanh nghiệp ( pháp nhân) nước ngoài, và 1 bên là pháp nhân Việt Nam; ngồi ra
thì có thể có thêm một hoặc một số bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh là cá
nhân Việt Nam, hoặc doanh nghiệp Việt Nam khác, hoặc có thêm doanh nghiệp
nước ngồi.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập nên một pháp nhân mới, sự
hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam chỉ thơng qua bản
hợp đồng. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh các bên hợp doanh có quyền thỏa
thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức

năng, nhiệm vụ , quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận.
Ban điều phối này không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh. Đối với
bên hợp doanh nước ngoài, họ được phép thành lập văn phòng điều hành tại Việt
Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phịng này có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng
và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy
định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Sau khi tiến hành
hoạt động kinh doanh, thu được lợi nhuận, nộp thuế với khoản phát sinh này thì
doanh nghiệp nước ngồi sẽ được một khoản lợi nhuận và có thể chuyển chúng ra
nước ngồi.
Đối với hình thức Văn phịng đại diện theo định nghĩa tại phần cam kết nền
của Biểu cam kết dịch vụ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài được
thành lập theo pháp luật Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động
thương mại, du lịch nhưng không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực
tiếp.
Sinh viên: Đào Mai Hiên

Lớp: Luật kinh doanh 49



×