Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số giải pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào bài giảng trong bộ môn hóa học 9 ở trường thcs hòa lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 22 trang )

2

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cùng với gia đình, nhà trường đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Thời gian qua, các trường học giáo dục kỹ năng sống
(GDKNS) cho học sinh (HS) thơng qua tích hợp trong một số mơn học cơ bản và hoạt
động ngồi giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc dạy kỹ năng sống (KNS) cho HS chưa thật sự
hiệu quả. Ở một số trường dạy KNS cho học sinh cịn mang tính hình thức, hiệu quả
chưa cao, thiếu hoạt động trải nghiệm thực tế, thiếu các hoạt động GDKNS chuyên
biệt. Việc GDKNS cho HS còn hạn chế, nhất là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với những
người xung quanh, kỹ năng ra quyết định, xử lý tình huống…   
Ở cấp THCS nội dung GDKNS được tích hợp trong nhiều mơn học và một số
hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Đặc biệt giáo dục và rèn luyện KNS cho HS
được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện - học sinh tích cực” ở trường THCS. Giáo dục KNS rất quan
trọng. Song thực tế việc dạy KNS không phải là việc muốn là làm được và khơng hẳn
đưa vào trong q trình giảng dạy là có kết quả ngay mà phải có sự kết hợp chặt chẽ,
mật thiết giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, trường THCS Hịa Lộc ln chú trọng
giáo dục - rèn luyện KNS cho học sinh được xem là một trong số những nhiệm vụ
hàng đầu. Đặt trong một hoàn cảnh thực tế của một địa phương vùng ven biển, cịn
gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội thì việc giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh ở
đây là vấn đề trăn trở của tất cả giáo viên nhà trường nói chung và của giáo viên dạy
mơn Hóa học như tơi nói riêng.
Bản thân tơi hiện đang là giáo viên giảng dạy mơn Hóa học, với đặc trưng của
mơn học ngồi nhiệm vụ hình thành và phát triển kiến thức hóa học ở học sinh thì
mơn học này cịn giúp cho các em có những hiểu biết về tài nguyên, môi trường, cách
sản xuất và cách sử dụng các sản phẩm hóa học. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy
nhiều học sinh không xác định được mục đích học tập, ln rụt rè, sống ích kỉ, vơ
tâm, khép mình và dễ bị kẻ xấu lợi dụng rủ rê; đồng thời kĩ năng thực hành, kĩ năng


giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề và khả năng tự phục vụ bản thân còn non nớt ....
chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội. Chính vì sự cần thiết ấy, tơi đã cố gắng
thử nghiệm nhiều biện pháp để giáo dục - rèn luyện KNS cho học sinh, trong q
trình thực hiện tơi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến: “Một số giải pháp lồng ghép giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh vào bài giảng trong bộ mơn Hóa học 9 ở Trường
THCS Hịa Lộc” để cùng trao đổi với các đồng nghiệp với mong muốn việc giáo dục,
rèn luyện KNS cho học sinh THCS đạt được nhiều kết quả tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Qua khảo sát thực trạng KNS của các em học sinh THCS Hịa Lộc, phát hiện
được những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, bất cập trong tổ chức GDKNS cho
HS, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
GDKNS cho HS ở trường THCS Hòa Lộc.

skkn


3

- Để xác định rõ tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS và xem như đây là
nội dung quan trong hàng đầu trong cơng tác giáo dục nói chung và giảng dạy Hóa
học nói riêng.
- Nghiên cứu cách lồng ghép GDKNS vào từng bài cụ thể nhằm trang bị cho
học sinh có những kĩ năng cơ bản để giải quyết, ứng phó với các tình huống thực tế
đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của các em học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Là các giải pháp, các biện pháp GDKNS cho học sinh nói chung và các tiết
dạy có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống ở mơn hóa học lớp 9 – THCS nói riêng.
- Học sinh lớp 9 của trường THCS Hòa Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa vào cơ sở lý luận trong các tài liệu tâm lý giáo dục; vào tài liệu nghiên cứu

về giáo dục kĩ năng sống cho HS kết hợp với giáo trình giảng dạy hóa học, trong q
trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Đọc,tìm hiểu tài liệu về GDKNS cho học sinh THCS; tìm hiểu và nghiên cứu
các tài liệu có liên quan đến kiến thức hóa học 9 như: SGK, SGV, SBT; tài liệu tham
khảo về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các kĩ thuật dạy học.
- Đọc, nghiên cứu kĩ các tiết học có những ứng dụng và ảnh hưởng thức tế đến
đời sống và sản xuất hóa học ở các tài liệu hóa học. Dowload, sưu tầm các băng đĩa,
các phần mềm và các đoạn Video Clip có nội dung lên quan đến bài học nhằm rèn
KNS cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Thực nghiệm giảng dạy các tiết học có lồng ghép giáo dục KNS ở bộ mơn hóa
học tại trường THCS Hòa Lộc.
- Dự một số tiết học có lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh của đồng nghiệp
ở các bộ môn như Sinh học, Vật lý, Cơng dân, Ngữ văn,...
- Đi tìm hiểu thực tế sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của các gia đình học sinh
trên địa bàn xã Hòa Lộc.
- Đưa học sinh đi tham quan, trải nghiệm thực tế ở địa phương, trải nghiệm
thực tế ở cơ sở sản xuất và chế biến các sản phẩm từ đá ở thôn Bái Trung, trải nghiệm
sản xuất muối ăn ở nại muối Tam Hòa, các cơ sở sản xuất và chế biến thủy hải sản ở
Cảng cá Hòa Lộc – huyện Hậu Lộc.
- Giáo viên quan sát kĩ năng làm việc và khả giải quyết các tình huống trong bài
học và tình huống thực tế trong đời sống hằng ngày.
- Giáo viên trao đổi, tìm hiểu về KNS của HS thơng qua việc trị chuyện, tìm
hiểu điều kiện sống, khảo sát 10 câu hỏi tình huống để lấy thơng tin trong q trình
nghiên cứu.
1.4.3. Phương pháp so sánh, thống kê:
So sánh, thống kê kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài, kết quả rèn luyện
của HS từ đó so sánh, đối chiếu kết quả dạy học giữa những bài giảng có lồng ghép
giáo dục KNS với những bài giảng thông thường.


skkn


4

1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm so với trước đây.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được hội đồng khoa học các cấp thẩm định và đã
đạt giải C cấp tỉnh, tuy nhiên trong quá trình áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy
vài năm gần đây thì có nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của mỗi người dân và chính bản thân học sinh
như tình hình dịch bệnh COVID - 19, vv... Vì vậy ngoài những nội dung đã viết và
thực hiện trong đề tài này tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, cập nhật bổ sung và thực hiện
một vài biện pháp cho phù hợp với tình hình thực tế như hướng dẫn học trị tìm hiểu
về sự nguy hại của việc lây lan dịch bệnh COVID - 19; cách phòng tránh và tự bảo vệ
mình bằng những kĩ năng cơ bản và tìm hiểu thơng tin về các loại dung dịch sát
khuẩn; cách sử dụng dung dịch sát khuẩn sao cho hiệu quả...

skkn


5

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Có nhiều quan niệm về KNS, nhưng hiểu một cách khái quát kĩ năng sống
chính là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
những người xung quanh và khả năng ứng phó tích cục trước các tình huống trong
cuộc sống.
Thực hiện quyết định số 2994 /QĐ - BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ giáo dục đào tạo, đưa nội dung giáo dục KNS vào lồng ghép trong một số môn học ở trương

trình THCS. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rèn luyện KNS cho học sinh. Trong đó GDKNS
là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” và hoạt động đó được đặt trong bối cảnh thi đua nên kết quả đạt
được phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, nhận thức, nhiệt tình và sáng kiến của từng
trường, từng giáo viên tổ chức giáo dục KNS. Mặt khác, Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo
việc chuyển hướng từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang trang bị những năng lực cần
thiết cho học sinh với quan điểm: “Học để biết, học để làm người, học để tự khẳng
định
mình

học
để
cùng
chung
sống”.
Vì vậy, việc đưa DGKNS vào nhà trường có ý nghĩa như một sự thức tỉnh để các
nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình giáo dục
nhà trường. Song, đây là môn học mở, tùy điều kiện từng trường để áp dụng linh hoạt
vì khơng quy định tiết học cụ thể nên còn tùy thuộc vào điều kiện, năng lực của mỗi
giáo viên. Tuy nhiên để giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi
nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng trên lớp. Vì vậy người giáo viên - nhà
nghệ thuật sư phạm phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp, biết kết hợp khéo
léo giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì việc giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh
mới có hiệu quả.
Giáo dục KNS cho học sinh thơng qua giảng dạy mơn Hóa học ở nhà trường nói
chung và học sinh Hịa Lộc nói riêng có vai trò rất quan trọng bởi mục tiêu và nội
dung của mơn Hóa học đã chứa đựng những yếu tố phù hợp với nội dung cơ bản của
giáo dục KNS, phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ
sở nhận thức các vấn đề của cuộc sống. Vì vậy có thể triển khai giáo dục KNS vào
các nội dung của mơn học Hóa học mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức

làm nặng nội dung môn học.
Việc lồng ghép giáo dục KNS trong giảng dạy mơn Hóa chủ yếu là giáo dục cho
các em cách xử lí và ứng phó tích cực với những tình huống xảy ra trong giờ học cũng
như trong đời sống hằng ngày. Thông qua các phương pháp - kĩ thuật dạy học tích
cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinh nghiệm
vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại giữa người học với nhau để thực
hành, vận dụng linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Như vậy có thể khẳng định
rằng việc giáo dục - rèn luyện KNS trong mơn Hóa học có nhiều ưu thế.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung.
Việc giáo dục- rèn luyện KNS cho học sinh là việc làm không mới, vì từ xa xưa
cha ơng ta đã đúc kết “ Tiên học lễ - hậu học văn”. Mặt khác KNS có thể hình thành

skkn


6

tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống. Không phải đợi đến lúc được
học KNS một con người mới có những KNS đầu tiên. Chính cuộc đời những trải
nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được những bài học quý giá
về KNS. Tuy nhiên nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi
qua trải nghiệm, sẽ thành cơng hơn. Trong cuộc sống KNS là cái có sau những trải
nghiệm thực tế, việc đưa vào lồng ghép trong môn học cụ thể sẽ phải tiến hành ra sao
trong khi nhiệm vụ của giáo dục KNS không dừng lại ở mức dạy lí thuyết mà sẽ phải
cụ thể hóa thành từng tình huống và u cầu học sinh phải xử lí được? Đây là vấn đề
cần thiết nhưng cịn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong nhà trường THCS.
Chương trình giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh THCS không quy định tiết
học, giờ học cụ thể nên tùy thuộc vào năng lực của mỗi giáo viên để lồng ghép thực
hiện. Mặt khác, kết quả thu được là KNS của học sinh trong hiện tại và tương lai lâu

dài ở cuộc sống, nên ban chuyên môn nhà trường khó có thể đánh giá trực tiếp kết quả
làm việc của giáo viên , học sinh trong thời điểm được kiểm tra.
Kiến thức của mơn học Hóa học vốn đã nhiều nhưng thời lượng lại ít, mãi lên
lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với bộ môn nên việc lồng ghép giáo dục - rèn
luyện KNS cho học sinh thường bị xem nhẹ. Trong khi các tổ chức Đồn - Đội trong
nhà trường hoạt động cịn mang nặng tính hình thức, nội dung sinh hoạt tập thể cịn
thiếu phong phú để học sinh được thực hành những KNS đã học vào những tình
huống cụ thể trong cuộc sống. Mặt khác trong đời sống hằng ngày có nhiều tình
huống nguy hiểm mà khi chúng ta mắc phải nhưng không có kinh nghiệm ứng phó
kịp thời để thốt ra khỏi tình huống nguy hiểm. Chỉ đến khi có những sự việc đau
lịng xảy ra khi đó chúng ta mới vỡ lẽ ra như sự việc sưởi ấm bằng than trong nhà kín
vào mùa đơng năm 2014 của một gia đình 5 người ở huyện Tĩnh gia làm 3 người thiệt
mạng, hay gần đây nhất vụ việc sản xuất vôi của một gia đình ở Nơng Cống làm 9
người thiệt mạng và còn nhiều sự việc khác ảnh hưởng đến sức khỏe – tinh thần của
con người mà chúng ta không có kĩ năng ứng phó.
2.2.2. Về giáo viên.
- Do chương trình giảng dạy mơn Hóa học 9 cịn nặng nên nhiều đồng nghiệp chưa
thực sự muốn lồng ghép giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh vì sợ ảnh hưởng đến
thời gian, dung lượng kiến thức của các tiết giảng dạy.
- Một số giáo viên có đưa vào lồng ghép GDKNS cho học sinh trong q trình
giảng dạy nhưng cịn lúng túng, khi vận dụng chưa linh hoạt trong những phương
pháp - kĩ thuật dạy học để việc rèn luyện KNS có hiệu quả.
- Nhiều giáo viên có chun mơn vững vàng nhưng lại chưa thực sự nắm vững về
tâm lí lứa tuổi, xử lí những tình huống sư phạm thiếu hợp lí, chưa gần gũi thân mật
với các em nên việc hòa nhập để giáo dục - rèn luyện KNS cho các em gặp nhiều khó
khăn. Nhiều giáo viên cịn hiểu nhầm: chỉ có mơn GDCD mới là mơn có trách nhiệm
giáo dục kĩ năng sống.
- Có một số giáo viên ngồi chun mơn giảng dạy thì họ ít quan tâm đến các vấn
đề khác, chưa tạo được mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình và xã hội ... nên không
kịp thời định hướng, giáo dục uốn nắn các KNS cho học sinh. Một bộ phận giáo viên


skkn


7

lớn tuổi thì thường ngần ngại khi tham gia các chương trình hoạt động ngoại khóa có
lồng ghép giáo dục KNS.
- Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy về KNS trong
từng phân môn, từng bài giảng. Họ cũng chỉ được tiếp thu cách giảng dạy lồng ghép
giáo dục KNS qua thời gian học chuyên đề ngắn ngủi của PGD tổ chức nên khó có
khả năng vận dụng thành thạo. Vì thế mà sự hướng dẫn về KNS của thầy cô giáo cho
các em cũng chưa rõ ràng, cụ thể, và chưa hướng dẫn được cho các em thực hành
KNS trong cuộc sống đời thường.
2.2.3. Về học sinh.
Trong quá trình học tập và rèn luyện có rất nhiều kĩ năng mà học sinh ln có
nhu được thể hiện như: kĩ năng tổ chức, kĩ năng tự khám phá, kĩ năng tự giải quyết
vấn đề,.... Ngồi ra các em cịn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện,
luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng
lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó theo những xu hướng phát triển
nhân cách đã được hình thành.
Qua việc trị chuyện, tìm hiểu hồn cảnh thực tế của học sinh ở 2 lớp 9A và 9B tơi đã
có những thơng tin về gia đình như sau:
Tổng số học sinh trong 2 lớp là 82 em : Trong đó có 5 em may mắn hơn vì có bố hoặc
mẹ là cơng chức nhà nước, 28 em có cả bố và mẹ đi làm ăn xa như Đảo Cô Tô, ở
Miền Nam hoặc Trung Quốc, đặc biệt có 3 em mồ cơi cha hoặc mẹ. Đa phần cịn lại
phụ huynh khơng có nghề nghiệp ổn định. Chính vì thế mà nhiều em có hồn cảnh
đặc biệt, ngay từ bé đã phải tự sống một mình hoặc sống cùng ơng bà nội ngoại vì bố
mẹ mải lo mưu sinh. Có nhiều em thường xuyên phải nghỉ học để làm thêm giúp đỡ
gia đình, ….Với những đối tượng học sinh này, ngoài những kiến thức được học ở

trường thì các em ít được gia đình quan tâm đến vấn đề học tập, và cũng không xây
dựng được mục đích học tập để làm gì? phương pháp học như thế nào để đạt được
hiệu quả cao? Vì thế các em chưa được gia đình chú ý quan tâm bồi dưỡng vốn kinh
nghiệm sống, cách ứng phó các tình huống trong đời sống thường ngày. Việc giáo dục
dạy dỗ các em, trách nhiệm trong học tập của các em được phụ huynh phó thác cho
giáo viên... Trong hồn cảnh ấy, các em trưởng thành theo xu hướng tự nhiên, nên khi
đến lớp trong các giờ học các em thường hay nhút nhát, không bạo dạn trong các hoạt
động học tập trải nghiệm không biết cách tự chủ hoặc nếu biết thì cũng cịn lúng túng
khi có những vấn đề vướng mắc cần giải quyết. Đặc biệt nghiêm trọng hơn có em lệch
lạc về nhận thức, thường xuyên bỏ học vô lý do, bị kẻ xấu lôi kéo lợi dụng đã trở
thành gánh nặng cho thầy cô, bạn bè và gia đình.
Do đặc điểm tâm sinh lí học sinh, các em đang phát triển về trí tuệ, tâm hồn,
các em rất nhạy cảm với những vấn đề cuộc sống hiện đại hóa xung quanh. Các em có
khả năng tư duy những chưa có khả năng ứng phó tích cực trước những vấn đề xấu
trong cuộc sống. Các em dễ bị xúc động, có nhiều sở thích và thích mọi người xem
mình là người lớn...Tất cả các em vốn kinh nghiệm sống cịn rất hạn chế nên khó
khăn cho việc tiếp thu kiến thức.
Do đặc kinh tế cịn nhiều khó của gia đình các em học sinh xã Hịa Lộc, Bố mẹ
thường đi làm ăn xa khơng có thời gian chăm chút các em, sinh hoạt hằng ngày chủ

skkn


8

yếu các em phải tự phục vụ bản thân nên việc nhận được cách giáo dục KNS so với
các HS ở các địa phương khác còn nhiều thiệt thòi.
Sau khi điều tra bằng hình thức trị chuyện và sử dụng phiếu khảo sát thực trạng
KNS (phần phụ lục) đối với 2 lớp 9A và 9B với tổng số 82 học sinh, kết quả phân
nhóm đối tượng học sinh để khảo sát như sau:

- Biết thể hiện chính kiến và biết sử dụng kiến thức được học để xử lý tình
huống thực tiễn trong cuộc sống: 17/82 em.
- Biết xác lập mục tiêu đúng đắn cho cuộc đời: 13/82 em.
- Biết đối diện, sắn sàng ứng phó với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống:
17/82 em.
- Biết tự chủ bản thân: 27/82 em.
Thực tế kết quả trên là điều đáng trăn trở, đáng suy nghĩ khi giảng dạy đối với
tôi. Tìm hiểu nguyên nhân, rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm hay trong q
trình dạy chương trình Hóa học 9 để gây được hứng thú, phát huy tích tích cực học
tập, giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm thiết thực. Vì thế
tơi nhận thấy để đề xuất một số giải pháp lồng ghép giáo dục KNS cho học thông qua
giảng dạy mơn Hóa học lớp 9 là rất cần thiết cho cơng tác dạy học ở chương trình
THCS. Nỗi băn khoăn suy nghĩ này đã theo tôi trong suốt chặng đường giảng dạy, lơi
cuốn thu hút tơi tìm tịi phương pháp để áp dụng trong quá trình lên lớp đạt hiệu quả
cao, ở đây do phạm vi của một sáng kiến tôi xin đề xuất kinh nghiệm “Một số giải
pháp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào bài giảng trong bộ mơn Hóa
học 9 ở Trường THCS Hòa Lộc”
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Những giải pháp chính.
Qua thực tiễn giảng dạy mơn Hóa học để giúp cho học sinh có hứng thú học
tập, giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh, tơi có ba giải pháp sau đây:
2.3.1.1. Giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục KNS
cho học sinh trong môn học.
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn Hóa học 9 được xác định đó là: trang
bị cho học sinh kiến thức về: các loại hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ, các hợp chất
tiêu biểu; cách sản xuất và ứng dụng các hợp chất;…Giúp học sinh nhận thức đúng
đắn về vai trị của hóa học trong đời sống và sản xuất; cách điều chế - sản xuất cũng
như cách sử dụng các hóa chất; xử lý những ảnh hưởng của hóa chất đối với mơi
trường. Như vậy từ mục tiêu của nội dung mơn Hóa học 9 đã chứa đựng những yếu tố
của giáo dục KNS, rất phù hợp với nội dung cơ bản của giáo dục KNS, giúp cho việc

dạy – học mơn Hóa học trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, tránh được tính chất nặng
nề, áp đặt như trước đây.
Ví dụ: Khi giảng dạy phần sản xuất các chất trong các bài Canxi oxit, sản xuất
axit sunfuric, sản xuất gang thép, sản xuất muối ăn,….. thì giáo viên đưa ra các tình
huống, hoặc các sự cố xảy ra giúp học sinh đặt mình vào chủ thể hoạt động để giải
quyết
- Từ việc xác định rõ nhiệm vụ môn học, giáo viên phải là tấm gương sáng trong
việc giáo dục - rèn luyện KNS. Học sinh ảnh hưởng thầy cơ giáo dạy mình là điều tất

skkn


9

yếu. Các em quan sát, đánh giá nhiều khi là “bắt chước” các hoạt động của giáo viên
mà các em nhìn thấy được như: tập làm thực hành như cơ giáo, tập nói giọng giống cơ
giáo, luyện chữ viết giống cơ giáo, thích chơi thể thao giống thầy giáo...Vì vậy những
KNS đơn giản của giáo viên ở trường học đều là tấm gương sáng để học sinh noi
theo.
Ví dụ: Trong quá trình giáo dục, mọi hoạt động của giáo viên đều mang tính
chuẩn mực, đặc biệt là khi thực hiện các thí nghiệm hóa học biểu diễn, thao tác thí
nghiệm dứt khốt, rõ ràng; ngơn ngữ hóa học của giáo viên phải chuẩn xác.
2.3.1.2. Chuẩn bị tốt nội dung các tiết dạy lồng ghép giáo dục KNS.
- Nắm vững cấu trúc chương trình mơn học, hiểu được tâm sinh lí của học sinh
để lựa chọn phương pháp dạy - học tích cực rèn luyện được KNS. Qua từng bài học
giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK, luôn liên hệ nội dung bài
học với thực tế cuộc sống để nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như rèn luyện KNS cho
học sinh. Giáo viên cần nghiên cứu tâm lý học sinh, các em ở độ tuổi thích tìm tịi làm
việc, thích được khẳng định mình, thích được là mình giải quyết các tình huống trong
thực tiễn, thích được hợp tác, chia sẻ thích được khen,.... từ đó để giáo viên tự lựa

chọn phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tâm lí học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy.
- Giáo viên phải biết chuẩn bị và tổ chức những tiết học có lồng ghép giáo dục
và rèn luyện KNS cho học sinh thật chu đáo, cẩn thận và có hiệu quả. Giáo viên phải
biết lựa chọn những KNS cần thiết gần gũi với đối tượng HS và có liên quan đến bài
học, chuẩn bị những câu hỏi, gợi ý hướng dẫn HS tự xác định các KNS cần đạt.
Ví dụ: - Bài u cầu gì ?
- Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó ?
- Em cần có các kĩ năng gì để thực hiện các vấn đề này ?
- Sau khi học xong bài này em rút ra được những điều gì ? Em sẽ làm gì
trong cuộc sồng hàng ngày khi gặp trường hợp như trong bài ? Tiếp theo giáo viên
cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật chu đáo (có nêu cụ thể các KNS học sinh cần
đạt sau khi học bài này; các kĩ thuật dạy học được sử dụng trong bài; các phương tiện
cần thiết phục vụ cho tiết dạy...)
2.3.1.3. Tổ chức học tập trải nghiệm gắn kiến thức môn học với rèn luyện KNS cho
học sinh.
Tùy theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với tình
huống tương tự bài học để các em tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh
tự nêu các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó. Hoặc giáo viên có thể
tổ chức các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nội dung mơn học để các em được
ứng dụng các KNS đã được học vào trong thực tế.
Ví dụ 1: Trong q trình giảng dạy, tôi thường đưa học sinh đi học tập trải
nghiệm thực tế ở các cơ sở sản xuất, các hoạt động hàng ngày có ở địa phương mà có
liên quan đến những tình huống trong bài học để học sinh có thể liên hệ với bài học ở
lớp làm phong phú thêm các hoạt động giáo dục KNS. Đưa học sinh đi trải nghiệm
sản xuất muối với diêm dân ở nại muối Tam Hịa, trải nghiệm xử lý mơi trường nước
để ni trồng thủy hải sản ở Hịa Hải...

skkn



10

( Học sinh lớp 9 trường THCS Hòa Lộc học tập trải nghiệm hoạt động sản xuất muối ăn tại nại
muối Tam Hịa – Hịa Lộc - Hậu Lộc)

Ví dụ 2: Sau khi học xong bài Rượu etylic tôi hướng dẫn STEM với nội dung:
Tìm hiểu tại sao phải dùng cồn 700 để sát trùng, sát khuẩn mà không dùng cồn 900 ?
Hướng dẫn các nhóm học sinh tự chế nước rửa tay sát khuẩn và nộp sản phẩm. Giáo
viên tổ chức đánh giá kết quả sản phẩm và kĩ năng phối hợp giữa các cá nhân trong
nhóm
2.3.2. Những giải pháp cụ thể.
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tơi suy nghĩ và tìm ra những biện
pháp để giáo dục - lồng ghép KNS cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Hòa Lộc được
áp dụng trong quá trình dạy mơn Hóa học như sau:
2.3.2.1. Giải pháp 1: Kết hợp giáo dục KNS cho học sinh thông qua các tiết dạy trên
lớp bằng những việc làm sau:
- Giáo viên xác định và nghiên cứu kĩ các kỹ năng sống cần học tập và rèn qua
từng tiết bài cụ thể đặc biệt là GDKNS từ những bài thực hành hóa học . Giáo viên
nghiên cứu chương trình mơn học, mục tiêu cần đạt qua từng bài, xác định kỹ năng

skkn


11

sống cần rèn cho học sinh trong từng bài học đó. Đối với những bài thực hành giáo
viên cần hướng dẫn các kĩ năng làm thí nghiệm như: lắp ráp các chi tiết dụng cụ thí
nghiệm nhanh, tiến hành các động tác cơ bản như lắc, trộn, nghiền, khuấy, biết chọn
lựa hóa chất, và biết cách sử dụng hóa chất một cách thành thạo khéo léo…. Một

trong những điều kiện giúp học sinh rèn KNS là thực hiện thành thạo các thí nghiệm
thực hành, giáo viên phải tổ chức cho học sinh, nhóm học sinh nghiên cứu trước bản
hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành do giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về
mục đích của thí nghiệm thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào? Giải
thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng. Những thí nghiệm
với chất độc, chất dễ nổ như KClO 3, P, S, Cl2… hoặc axit đặc,… không nên cho học
sinh làm hoặc nếu làm giáo viên cần căn dặn, hướng dẫn thật tỉ mỉ, cụ thể từng thao
tác, hướng dẫn học sinh cách phịng tránh, sơ cứu tạm thời khi sự cố khơng hay xảy ra
để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
- Xây dựng một khơng khí học thân thiện. Ngay từ những tiết học đầu tiên của
năm học giáo viên phải thật sự gần gũi với các em, phải cho các em thấy được: thầy
cô chỉ là người hướng dẫn để các em tham gia vào việc tìm tịi tri thức khoa học cho
mình, chứ thầy cơ khơng phải là chỉ huy yêu cầu các em thực thi mệnh lệnh. Muốn
làm được điều đó người giáo viên nên đến lớp sớm, hoặc tranh thủ những giờ ra chơi,
sau buổi học để trò chuyện với các em, hỏi thăm về gia đình tâm tư tình cảm, sở thích
của từng em. Qua đó giáo viên nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp từ đó
đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với các em. Tạo khơng khí lớp học nhẹ nhàng, thân
thiện, gần gũi giữa cơ - trị, giữa trị - trị. Trong dạy học Hóa học có thể tạo khơng
khí học tập tích cực cho HS bằng cách cho HS quan sát các Video về thí nghiệm vui
trên máy tính như “tốp 5 phản ứng hóa học thú vị nhất”,… hoặc tổ chức cho học sinh
thực hành thí nghiệm hóa học vui như “ trứng gà chui vào lọ”, “sự cháy trong lòng
chất lỏng”…; tổ chức các trị chơi ở cuối giờ học (nếu có thể sắp xếp được),…
- Thông qua các tiết học để cung cấp và rèn luyện cho học sinh các KNS phù
hợp.
Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu cần đạt của giờ học, lựa chọn các phương pháp,
các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng nội dung bài dạy, với đối tượng học
sinh để giáo dục và rèn luyện các KNS phù hợp với các đối tượng học sinh cụ thể ở
từng lớp. Giáo viên khơng dập khn máy móc, không áp đặt, cần sáng tạo theo từng
tiết dạy. Qua từng cách dẫn dắt vấn đề của thầy cô, cách vận dụng các kĩ thuật dạy
học trong bài giảng, cách tổ chức học tập... học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh kiến

thức mới, kỹ năng mới giáo viên kết luận về kiến thức và KNS đúng.
Ví dụ: sau khi học xong bài nhiên liệu, HS về sinh hoạt gia đình trong hoạt
động đun nấu phải biết cách sử dụng than, củi, ga đạt hiệu quả tốt nhất: không tốn
nhiên liệu, khơng làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí ( đặc biệt đối với than, khí ga).
2.3.2.2. Giải pháp 2: Phát huy tính giáo dục tồn diện, liên tục của việc GDKNS
bằng một số hoạt động, tình huống cụ thể có liên quan đến nội dung bài học qua các
đoạn phim, qua các bài hướng dẫn hoạt động giáo dục STEM về một số mơ hình sản
xuất qua việc tìm kiếm trên mạng Internet hoặc qua một số kênh thông tin khác.

skkn


12

Ngày nay việc khai thác nguồn kiến thức rộng lớn trên Internet là việc làm cực
kì đơn giản. Hoạt động tìm kiếm kiến thức trên các kênh thơng tin mạng mang lại
hiệu quả vô cùng to lớn cho học sinh. Một mặt củng cố kiến thức có liên quan đến
mỗi bài học, mặt khác làm phong phú thêm hình thức tổ chức học tập cho các em. Từ
những thông tin ngồi luồng sách giáo khoa, học sinh có thể được biết đến nhiều tình
huống mà từ đó có thể đề phịng hoặc ứng phó kịp thời và đem lại hiệu quả cao nhất.
Việc giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 9 thông qua công tác giảng
dạy mơn Hóa học thời điểm hiện nay khơng thể tách rời mạng Internet, việc sử dụng
kênh thơng tin này địi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, kiên trì. Giáo viên luôn
phải chú tâm nhắc nhở hướng dẫn các em thực hiện hành vi đúng, sửa chữa uốn nắn
những hành vi chưa chuẩn trong KNS. Tất cả những KNS đó phải làm thường xun
liên tục vì các em ở lứa tuổi này cịn thích khám phá, mải chơi và rất chóng quên.
Giáo viên cần chú ý từng việc làm, cử chỉ, lời nói các KNS của các em mọi lúc trong
giờ học, trong giờ ra chơi ở trường, để nhắc nhở các em ghi nhớ và thực hiện theo
những KNS đã được giáo dục.
Ví dụ: Sau khi dạy bài Axit axetic, giáo viên hướng dẫn STEM “ Sản xuất giấm

ăn quy mơ hộ gia đình”. Ngồi việc hướng dẫn trực tiếp học sinh cách làm, giáo viên
hướng dẫn học sinh tìm kiếm tham khảo trên mạng Internet về quy trình lên men
giấm ăn từ những ngun liệu sẵn có trong gia đình, tìm hiểu thêm về kiến thức vi
sinh vật. Vì vậy khi bắt tay vào việc thực hiện quy trình sản xt các em khơng bị thụ
động về kiến thức mà hoàn toàn chủ động về kiến thức và kĩ năng. Tạo cho các em
sự tự tin, tính chủ động sáng tạo trong cơng việc góp phần hình thành chuỗi những
KNS trong suốt cuộc đời của các em.
2.3.2.3. Giải pháp 3: GDKNS qua những tình huống, những sự cố phát sinh trong
cuộc sống hàng ngày có liên quan đến kiến thức bài học. Để giúp học sinh có thể ứng
phó, vượt qua những tình huống phát sinh, những rủi ro ngồi mong muốn trong cuộc
sống của chính các em và trong cộng đồng thì giáo viên cần giúp các em đem hiểu
biết của mình sau mỗi bài học để ứng phó với những tình huống đó
Ví dụ: Thời gian gần đây dịch Covid 19 diễn ra kéo dài, nguy cơ lây lan cao,
khó kiểm sốt. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng những kĩ năng phong chống
dịch đã được học và trải nghiệm ở trường học về tuyên truyền và hướng dẫn gia đình
và người dân thực hiện tại khu dân cư như rửa tay liên tục bằng xà phòng hoặc dung
dịch cồn nhằm bảo vệ cộng đồng trước sự lây lan dịch bệnh...
2.3.2.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Giáo dục KNS cho Học sinh qua Tiết 3: Caxi oxit.
Phần giáo dục KNS giáo viên có thể tích hợp vào bài giảng sau khi hướng dẫn học
sinh tìm hiểu phần sản xuất :
*/ Về kiến thức :

Phần hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Giáo viên cho học sinh hoạt nhóm thảo III. Sản xuất
luận các câu hỏi sau:
1. Dùng nguyên liệu và nhiên liệu gì để
1. Nguyên liệu : CaCO3.


skkn


13

sản xuất vôi ?
Nhiên liệu: Than đá ( hoặc than
2. Quy trình sản xuất vơi diễn ra như
bùn, củi,...)
thế nào ?
2. Các phản ứng xảy ra trong quá
3. Các phản ứng chính trong q trình
trình nung vơi:
sản xuất vơi gồm những phản ứng
C + O2
CO2
nào ?
CaCO3
CaO + CO2
4. Nếu trong than đá, đá vơi có lẫn các
tạp chất của lưu huỳnh, photpho và
một số ngn tố khác thì có những
khí thải độc hại gì ?
Học sinh thảo luận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thống nhất
và chốt kiến thức
Giáo viên giới thiệu quy trình sản xuất vơi
bằng lị vơi thủ cơng qua một số hình ảnh
và lị vơi cải tiến bằng phần mềm sản uất
hóa học của Nguyễn Đức Truy – ĐHSP Hà

Nội.
*/ Phần tích hợp giáo dục KNS vào bài giảng:
Giáo viên cho học sinh xem cận cảnh về sản xuất vôi làm 9 người thiệt mạng và một
số thông tin có liên quan vào ngày 1/1/2016 tại xã Hồng Giang - Nơng Cống –
Thanh Hóa.

( Những hình ảnh tại lị vơi của gia đình Bác Thong – nơi xảy ra vụ việc đau lịng làm 9 người
thiệt mạng)

Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tình huống và tìm ra ngun
nhân bị ngạt khí CO.
Học sinh thảo luận khhi đó học sinh có thể đưa ra một số ngun nhân như:
- Cửa lị và hệ thống thơng khí khơng đảm bảo nên khí nóng (chủ yếu là khí CO 2)
khơng thốt ra ngồi dẫn đến lượng khí nóng đó tạo áp suất lớn trong bụng lị nên

skkn


14

khơng khí lạnh bên ngồi khơng cuốn vào được, khi đó khí CO 2 bị C khử sinh ra khí
CO rất độc
- Việc xếp các lớp đá vôi và than đá xen kẽ nhau q bít nên khí khơng lưu
thơng.
- Có thể mẻ than đá chứa nhiều tạp chất độc hại,…
Như vậy từ việc đưa ra tình huống trên các em có thể có được những kĩ năng cơ bản
trong quá trình sử dụng nhiên liệu tại gia đình – một cơng việc thường ngày các em
vẫn làm .
Ví dụ 2: Giáo dục KNS cho Học sinh qua Tiết 15: Một số muối quan trọng.
*/ Về kiến thức

Sau khi dạy phần trạng thái tự nhiên, cách khai thác muối từ các mỏ muối. Giáo viên
cho học sinh liên hệ thực tế sản xuất muối ở địa phương, học sinh trình bày quy trình
khai thác muối từ nước biển qua các giai đoạn:
- Dẫn nguồn nước biển vào bể chứa.
- Chan cát để muối thấm vào cát
- Dội nước biển vào cát chan để loại bỏ tạp chất không tan, thu lấy dung dịch
nước muối.
- Phơi dung dịch trên các ruộng muối để nước bay hơi, tách muối ở dạng khan.
*/ Phần tích hợp giáo dục KNS vào bài giảng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận các nội dung sau:
? Muối mà các hộ gia đình khai thác được từ nước biển theo em có phải là muối sạch
khơng ?
( Khơng. Muối thu được có thành phần chính là NaCl, ngồi ra cịn có các muối
như MgCl2, CaSO4, CaCl2, Na2CO3,….)
? Bằng kiến thức đã học em đã làm gì để giúp gia đình mình loại bỏ các tạp chất ra
khỏi muối ?
? Tại sao càng ngày sản lượng muối thu được trên 1m3 nước biển càng giảm ?
( Một phần do các khí thải của các nhà máy sản xuất, lượng khí nhà kính tăng dần,
Trái Đất nóng lên và làm cho băng ở hai cực của Trái Đất tan chảy,…)
? Các em đã và đang làm gì để chung tay vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên khoáng sản đang ngày một cạn kiệt ?
Cuối bài giáo viên cho học sinh làm bài tập sau:
Muối ăn có lẫn các tạp chất MgCl2, CaCl2, Na2CO3, CaSO4. Bằng phương pháp hóa
học em hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất ra khỏi muối ăn
Từ phần tích hợp này các em chắc chắn sẽ có những kĩ năng tốt nhất trong việc gải
quyết các bài tập lý thuyết trên lớp cũng như có KNS để tham hoạt động sản xuất
muối với gia đình tại địa phương.
Ví dụ 3: Giáo dục KNS cho Học sinh qua Tiết 33, 34: Các bon, các oxit của các bon
*/ Về kiến thức:
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu 5 tính chất hóa học của Cacbon:

a. Tác dụng với oxi:
C + O2
CO2 + 394 kJ
b.Tác dụng với H2

skkn


15

C + H2
CH4
c.Tác dụng với kim loại :
2Al + 3C
Al2C3
d.Tác dụng với oxit của một số kim loại:
2CuO + C
2Cu + CO2
e.Tác dụng với axit có tính oxi hố mạnh.
C + H2SO4
CO2 + SO2 + H2O
*/ Phần tích hợp giáo dục KNS vào bài giảng:
Giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tế sau đây để giúp các em
có được những kĩ năng cơ bản trong đời sống sinh hoạt hằng ngày:
? Hàng ngày gia đình em sử dụng sản phẩm hóa học nào liên qua đến cacbon ?
( Than đá, than tổ ong, than bùn,...)
? Mục đích sử dụng than là gì ?
( Làm nhiên liệu chủ yếu cho hoạt động đun nấu làm chín thức ăn,…)
? Căn cứ vào tính chất hóa học nào mà than được sử dụng làm nhiên liệu ?
( Căn cứ vào tính chất a- tác dụng với oxi – phản ứng cháy. Khi than cháy tỏa rất

nhiều nhiệt)
? Nếu oxi cung cấp khơng đủ cho q trình đốt than hiện tượng gì sẽ xảy ra ?
( Nếu thiếu oxi, ở nhiệt độ cao khí CO2 tạo ra bị C khử tạo thành khí CO rất
độc C + CO2
2CO)
? Nếu gia đình em nấu than em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình ?
( Cung cấp đủ oxi, đặt bếp than ở nơi thoáng khí, tuyệt đối khơng ủ than nhằm mục
đích tiết kiệm )
Tiếp theo giáo viên cho học sinh quan sát một số tình huống nguy hiểm khi bị nhiễm
độc khí than và kĩ năng xử lý để thốt khỏi tình huống nguy hiểm qua các trang thông
tin sau:

( Tác hại của sưởi ấm bằng than và cách phòng tránh khi bị ngạt khí than)

Như vậy từ phần này học sinh có thể có được những kĩ năng ứng phó với những tình
huống nguy hiểm trong quá trình đốt than.
Phần luyện tập cuối bài giáo viên cho học sinh làm bài toán thực tế:

skkn


16

Bài tốn: Hàng ngày một gia đình đun nấu bằng than 2 lần, mỗi lần sử dụng hết
1,5 kg than , trong đó hàm lượng C chiếm khoảng 80% cịn lại là tạp chất. Hãy tính
xem trong một ngày gia đình đó thải vào mơi trường bao nhiêu m 3 CO2 ở điều kiện
thường ( Khoảng 200C, áp suất 760mHg).
Giáo viên hướng dẫn Học sinh làm bài :
Khối lượng cacbon đốt cháy hàng ngày:
mC = 1,5 . 2 . 80% = 2,4 kg

PTHH:
C + O2
CO2
Theo phương trình:
12g
24 lit
Theo bài ra
:
2,4.1000g
V (lit)
Vậy thể tích CO2 thốt ra là :
Vậy trung bình mỗi ngày trong hoạt động đun nấu gia đình này đã
thải vào mơi trường khơng khí 4,8m3 CO2
Giáo viên hỏi: theo em bằng cách nào có thể điều hịa lượng khí CO 2 này để hạn chế
lượng CO2 dư thừa trong khơng khí (Trồng nhiều cây xanh có thể xung quanh mơi
trường sống của gia đình và cộng đồng,.....)
Ví dụ 4: Giáo dục KNS cho Học sinh qua Tiết 52: Rượu etylic.
*/ Về kiến thức: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức cơ bản về tính chất vật lý, độ
rượu, cơng thức cấu tạo, tính chất hóa học và ứng dụng của rượu
*/ Phần tích hợp giáo dục KNS vào bài giảng:
- Câu hỏi tình huống: Chắc hẳn chúng ta có nhiều thắc mắc tại sao dùng cồn
0
70 để sát khuẩn mà không phải là cồn 900
- HS đưa ra các cách hiểu và giải thích khác nhau.
GV thống nhất phần cơ bản: Cồn là dung dịch rượu etylic (C 2H5OH) có khả năng
thẩm thấu cao, có khả năng xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ
protein làm cho tế bào vi khuẩn, tiêu diệt nấm, tiêu diệt vi khuẩn nhưng khơng có tác
động xấu lên các bào tử của cơ thể người. Theo lý thuyết cồn 90 0 được sử dụng cho
các trường hợp như sát trùng dụng cụ y tế, bôi trên da trước khi tiêm trích...Tuy
nhiên qua thực nghiệm sử dụng chứng minh cho thấy cồn sát trùng nên dùng là cồn

700 ( pha loãng từ cồn 900 với nước cất theo tỉ lệ xác định). Cồn 900 tuy mạnh nhưng
bốc hơi nhanh hơn cồn 700 nên hiệu quả sát trùng không bằng cồn 700 do cồn 700 bay
hơi chậm hơn có đủ thời gian cần thiết để sát trùng; mặt khác dùng cồn 70 0 mang tính
kinh tế hơn...
- Sau bài học, GV hướng dẫn nội dung STEM với tiêu đề “Mơ hình tự phục vụ
dung dịch nước sát khuẩn trong mùa dịch COVID 19” theo các bước:
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu với các nội dung cơ bản sau:
Thành phần chính ( rượu etylic, cồn, Ethanol để khử trùng da; nước oxi già có tác
dụng ngưng hoạt bào tử vi khuẩn; tinh dầu quế tạo mùi hương và nước cất); Cơ chế
tác động; tác dụng; dạng bào chế và hàm lượng; cách sử dụng - liều lượng; cách bảo
quản.
+ Hướng học sinh tham khảo các cách làm trên mạng Internet.

skkn


17

+ Sau dó nhóm học sinh về nhà nghiên cứu phần hướng dẫn của giáo viên và
thực hiện
+ Các em nộp sản phẩm tự chế có kèm theo nội dung thuyết minh vào một buổi
học ngoại khóa.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá xếp giải và trao thưởng cho các nhóm.
Như vậy, việc học sinh tự nghiên cứu pha chế nước rửa tay sát khuẩn, ngồi mục
đích phịng chống dịch bệnh COVID 19 còn giúp các em được kiểm nghiệm thực tế,
nâng cao kĩ năng thực hành, tự tin vào chính bản thân mình trước những khó khăn
trong cuộc sống.

( Sản phẩm dung dịch nước sát khuẩn tự chế của các nhóm học sinh lớp 9 – THCS Hịa Lộc)


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Thành công của người giáo viên chính là trang bị đầy đủ cho các em trong hoàn
cảnh cụ thể những kiến thức kĩ năng cơ bản của bài học cũng như trong cuộc sống
hàng ngày. Thành cơng của mỗi học sinh chính là việc hồn thiện dần tất cả những gì
mà thầy cơ đã trang bị cho mỗi em. Sau thời gian áp dụng “Một số giải pháp lồng
ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào bài giảng trong bộ mơn Hóa học 9 ở
Trường THCS Hòa Lộc”, bằng việc đánh giá sản phẩm học và những bài khảo sát kết
quả đề tài ở 2 lớp 9A, 9B, tôi thu được những kết quả sau:
- Trong các tiết học Hóa học sinh hào hứng, tích cực hoạt động, các em chăm
chú lắng nghe giáo viên giảng bài, hăng say xây dựng bài, bạo dạn tự tin trình bày suy
nghĩ của mình trước tập thể lớp, cùng hợp tác để học tập và làm việc theo nhóm. Đặc
biệt phát hiện ra rằng những kĩ năng, năng lực và tài năng của các em là không hữu
hạn. Những số liệu phản ánh hiệu quả của đề tài cụ thể như sau:
- Có 78/82 em biết dùng kiến thức được học để xử lý tình huống trong bài học
- Có 71/82 em biết xác lập mục tiêu đúng đắn cho cuộc đời bằng việc cố gắng
học tập kiến thức và rèn luyện đạo đức để từng bước thực hiện mơ ước của mình.
- Có 75/82 em đã biết đối diện, ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống cá
nhân như: kết quả học tập chưa đạt như mong muốn, gia đình gặp khó khăn về kinh
tế, biết tự chăm sóc tốt cho mình khi bố mẹ đi làm ăn xa nhà...

skkn


18

- Trong việc thực hành trải nghiệm KNS từ kiến thức đã học, có 3 giải thưởng
sáng tạo cho sản phẩm Nước sát khuẩn trong mùa dịch COVID 19 được áp dụng cho
một số lớp và chính gia đình các em.
- Có nhiều gia đình học sinh đã tự làm và sử dụng dung dịch giấm ăn bằng
phương pháp lên men tự nhiên thay vì sử dụng dung dịch giấm gạo mua ngồi hàng

tạp hóa
- Các em biết đồn kết, hợp tác với bạn bè trong học tập và các hoạt động
khác. Tự tin hơn trong các hoạt động trải nghiệm đặc biệt là trong các giờ thực hành.
- Các em có ý thức tốt hơn trong việc chung tay với cơng đồng để ứng phó với
những ảnh hưởng xấu đối với mơi trường sống và ngồi xã hội.
Về phía giáo viên, thông qua việc nghiên cứu sáng kiến này đã giúp cho bản
thân tơi có thói quen thường xun quan tâm, có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo cho các
tiết dạy có thể lồng ghép tích hợp việc GDKNS cho học sinh vào bài giảng của mình.
Góp phần làm dày hơn cho nghiệp vụ giảng dạy.

skkn


19

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Hiện nay giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là một trong những
chiến lược quan trọng xây dựng và phát triển đất nước tiến CNXH. Vì vậy giáo dục
KNS trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: các em chính là những chủ nhân tương
lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong thời
gian hiện tại và tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị
trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích
cực và tiêu cực, ln được đặt vào hồn cảnh phải lựa chọn, phải đương đầu với
những khó khăn thách thức, những ảnh hưởng tiêu cực. Nếu thiếu KNS các em sẽ dễ
bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng,
dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy việc giáo dục KNS cho thể hệ trẻ là cần
thiết bởi vì KNS giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích
cực, chủ động, an tồn, hài hịa và lành mạnh.

Để thực hiện được nhiệm vụ này người giáo viên nói chung phải tâm huyết với
nghề, thực sự u nghề, mến trẻ, ln có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đặc
biệt để giờ Hóa học có lồng ghép giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh muốn thành
cơng địi hỏi người giáo viên phải kiên trì, phải gần gũi học sinh, nghiên cứu kỹ mục
tiêu bài học, thiết kế tiết dạy hợp lý, biết kết hợp hài hoà các phương pháp- kĩ thuật
dạy học phù hợp trong các tiết dạy. Chú trọng phương pháp dạy học đổi mới và kết
hợp nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học hiện đại để đạt được kết quả cao nhất.
Song song với những hoạt động chuyên môn bản thân mỗi giáo viên phải ln tìm
hiểu hồn cảnh sống, điều kiện sản xuất sinh hoạt của từng gia đình học sinh cũng
như phong tục sản xuất sinh hoạt của từng cụm dân cư để đồng hành cùng các em
trong mọi hoạt động.
Cuộc sống luôn biến đổi, do vậy khơng thể có một giáo trình cứng nhắc về
KNS. Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục - rèn
luyện KNS vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa các kĩ
thuật dạy học với nội dung giáo dục - rèn luyện KNS. Để làm được điều này đòi hỏi
ở người giáo viên một tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo đặc biệt. Hơn thế
nữa địi hỏi người giáo viên phải có tâm, có phương pháp sinh động và phù hợp, và
đặc biệt phải biết khen ngợi học sinh đúng lúc, sửa lỗi cho học sinh kịp thời thì hiệu
quả thu được mới cao.
Giáo dục, rèn luyện KNS không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường
mà của toàn xã hội, cộng đồng. Vì vậy phải biết kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã
hội với mong đào tạo được những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể lực và thẩm mĩ nghề nghiệp.
3.2. Một số đề nghị.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và rèn luyện được kỹ năng sống
cho các em học sinh trong tồn trường tơi xin đề nghị:

skkn



20

3.2.1. Với Phòng giáo dục: Tổ chức chuyên đề về tiết có lồng ghép giáo dục và rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh để chúng tơi có điều kiện học hỏi thêm kinh nghiệm
của các đồng chí, đồng nghiệp ở các trường bạn
3.2.2. Với trường THCS.
- Nhà trường kết hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều buổi sinh hoạt tập
thể, hoạt động ngồi giờ, chương trình trải nghiệm sáng tạo để học sinh có cơ hội học
tập và rèn luyện kĩ năng sống. Sau mỗi chương trình hoạt động có tổng kết, trao
thưởng và cho học rút kinh nghiệm về những KNS mà các em đã đạt được cũng như
những hạn chế mà các em còn mắc phải.
- Tổ chuyên môn:
+ Nên xây dựng các tiết thao giảng chuyên đề có lồng ghép giáo dục rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh để mọi đồng nghiệp được trao đổi, học tập kinh nghiệm.
Có đánh giá nhận xét về việc kết hợp giáo dục KNS vào bài giảng hợp lý hay chưa
hợp lý,…
+ Trong nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ phải thường xuyên cập nhật kết
quả của việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để việc kết hợp dạy kiến
thức môn học với việc giáo dục KNS cho học sinh được xem là việc làm thường
xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp.
3.2.3. Với giáo viên bộ môn: Thường xuyên dự giờ các mơn học để học hỏi, tích lũy
kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh vào mơn
dạy của mình.
Qua việc nghiên cứu đề tài này do năng lực có hạn, mặc dù bản thân tôi đã rất
cố gắng nhưng đề tài sáng kiến kinh nghiệm khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất
mong sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý giáo
dục, bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện và tơi có được những kinh nghiệm
bổ ích áp dụng cho những năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hịa Lộc, ngày 5 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến kinh nghiệm:

Hoàng Thị Chung

skkn


21

PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KNS CỦA HỌC SINH

STT
1
2
3

4

5

6

7


8
9
10

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
EM SẼ LÀM GÌ
Khi bố mẹ vắng nhà em sẽ làm những gì để đảm bảo việc
học tập và rèn luyện không bị ảnh hưởng ?
Trong một giờ thực hành Hóa học bạn em sơ ý bị đứt tay
do làm vỡ ống nghiệm, em sẽ làm gì ?
Khi thực hiện thí nghiệm pha axit sunfuric, một bạn làm
khơng đúng quy trình chẳng may dung dịch axit bắn vào
người bạn khác, em sẽ làm gì ?
Chiều đến khi đi học về em thấy gia đình nhà nào cũng
đem bếp than tổ ong ra ngồi đường để nhen lửa, khói than
bốc lên nghi ngút, em sẽ làm gì ?
Trung bình mỗi gia đình ở địa phương em cứ một ngày
hoạt động thì thải vào khơng khí khoảng 8m 3 khí CO2, cây
xanh có thể điều hịa 7,5m3. Em cần làm gì để lượng CO2
khơng bị dư thừa trong khơng khí ?
Trước nhà em là một cánh đồng. Một hộ nông dân phun
thuốc diệt cỏ vào thời điểm tất cả mọi người đang sinh
hoạt ở nhà, em sẽ làm gì ?
Một bác nông dân không nhận biết được các loại phân bón
hóa học đạm (NH4NO3), lân (Ca(H2PO4)2), kali (KCl). Em
sẽ làm gì để giúp bác ấy ?
Tình cờ em biết được một gia đình sản xuất muối ăn dùng
hóa chất tẩy trắng trong cơng nghiệp trong q trình làm
sạch muối. Em sẽ làm gì ?

Nếu em hoặc người thân trong gia đình em đi từ vùng dịch
về hoặc bị lây dịch bệnh COVID 19, em sẽ làm gì ?
Em đã đang và sẽ làm gì để chung tay với cộng đồng ngăn
chặn sự lây lan của đại dịch SARS CoV2 ?

skkn


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
2. SGK Hóa học 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục
3. SGV Hóa học 8, 9 – Nhà xuất bản Giáo dục
4. Sách thiết kế bài giảng – Nhà xuất bản Hà Nội
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cho giáo viên THCS mơn hóa học –
Nhà xuất bản giáo dục
6. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Hóa học – nhà xuất bản giáo dục
7. Các kênh thông tin và kho tài liệu tham khảo trên Internet

skkn


23

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Chung

Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên trường THCS Hịa Lộc – Hậu Lộc
Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
xếp loại
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

1.

(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sử dụng đổi mới phương pháp
trong giảng dạy bài rượu Etylic Hóa

Cấp huyện

B

2004

Cấp huyện


B

2010

Cấp huyện

B

2014

Cấp tỉnh

C

2016

ở trường THCS Hải Lộc
2.

Phương pháp tổ chức tiết luyện tập
chương bộ môn Vật lý 9 cho học
sinh trường THCS Mỹ Lộc

3.

Phương pháp tổ chức tiết luyện tập
chương bộ mơn Hóa học 9 cho học
sinh trường THCS Hòa Lộc


4.

Kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh thơng qua giảng dạy mơn
Hóa học lớp 9 ở trường THCS Hòa
Lộc

skkn



×