Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 9 ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.22 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mơn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội, gắn với đường lối
của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới
vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm
với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của xã hội,lịch sử đất nước và nhân loại.
Ở trường trung học cơ sở môn giáo dục công dân nhằm trang bị cho học
sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về hệ thống các giá trị đạo
đức, pháp luật, văn hóa, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay. Quá trình dạy học mơn giáo dục cơng dân là q trình nhằm khai thác và
phát triển tính tích cực hoạt động nhân thức, năng lực hoàn thiện nhân cách của
học sinh. Có thể khẳng định rằng giáo dục cơng dân nói chung và và giáo dục
đạo đức nói riêng là một mơn học khơng thể thiếu trong chương trình học của
các trường phổ thông hiện nay. Bởi đây là môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa
học, vừa góp phần nâng cao nhân thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách
của bản thân.
Hiện nay chúng ta đang đổi mới việc dạy và học theo hướng hiện đại
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nên việc vận dụng phương
pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn GDCD là rất cần thiết đặc biệt là
việc dùng máy chiếu ,ti vi được đưa vào sử dụng trong trường học.Vận dụng
phương pháp dạy học trực quan, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho việc giảng
dạy , góp phần đổi mới phương pháp dạy học và hiện đại hoá phương tiện dạy
học để nền giáo dục nước ta tiến kịp với nền giáo dục của các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu nhiệm cụ của mơn GDCD ở cấp THCS nói
chung và ở lớp 9 nói riêng, địi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của những
người làm công tác giáo dục, mà đặc biệt là những người giáo viên trực tiếp
giảng dạy bộ môn này. Họ phải biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp
trong quá trình giảng dạy để giảm đi sự nặng nề, khô khan nhàm chán cho người
học, khuyến khích họ tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, từ đó nâng cao chất


lượng, hiệu quả học tập bộ mơn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người,
phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên tơi đã chọn đề tài:“Sử dụng phương pháp
trực quan trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS”để nghiên
cứu cách dạy trong đó sử dụng phương pháp trực quan vào từng bài dạy sao cho
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và sự hứng thú cho học sinh trong quá trình
tiếp thu kiến thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy, học bộ môn giáo dục công dân lớp 9 ở
trường THCS .

skkn

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Làm thế nào để có thể sử dụng phương pháp trực quan tốt nâng cao chất
lượng trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS. Bản thân tơi
mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi
nhất, mục đích của đề tài giúp học sinh khơng những hiểu được yêu cầu nội
dung bài học mà còn nhằm khơi dậy các em u thích bộ mơn GDCD hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê
1.5. Những điểm mới của SKKN
Nếu  như khi chưa áp dụng phương pháp trực quan vào giảng dạy bộ
mơn GDCD lớp 9 ở trường THCS thì việc dạy học còn nhiều đơn điệu, thiên về

lý thuyết nhiều hơn thực hành, phương pháp rập khn, máy móc khiến học
sinh bị hạn chế sức sáng tạo, óc tưởng tượng.Nhưng khi dạy học phương pháp
trực quan khiến học sinh hứng thú hơn, trong giờ học không gây nhàm chán mà
tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân ,
giúp các em hiểu bài sâu sắc ở nhiều khía cạnh.Thêm nữa, các em có thể vận
dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn đời sống tốt hơn. Từ đó, học sinh
sẽ trở nên năng động , tăng cường tư duy tổng hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự
học tốt hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, chủ động trong học
tập,vận dụng theo cách riêng của mình,giúp các em tìm lại niềm hứng thú.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm :
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm :
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước
chuyển mình theo nhịp bước của thời đại. Do đó sự nghiệp giáo dục phải
thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội. Đối với giáo viên việc đổi mới dạy học bộ mơn địi hỏi phải thường xun
nâng cao trình độ chun mơn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương
pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là một yêu cầu cần thiết.
Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, khá
nhạy bén với khoa học kĩ thuật. Một tiết học giáo dục công dân cho sinh động
không phải chỉ là phơ trương hình thức, nhiều phương pháp mà nên thực sự chú
trọng đến chiều sâu, hiệu quả của mỗi phương pháp khi sử dụng, nhằm kích
thích tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong q trình học tập.
Nói đến dạy học là một cơng việc vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật. Địi hỏi người giáo viên cần có năng lực sư phạm vững vàng,
phương pháp giảng dạy phù hợp theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động

skkn

2



trong việc chiếm lĩnh kiến thức . Việc tạo cho học sinh niềm hứng thú trong học
tập là cần thiết . Ngồi việc lên lớp người giáo viên phải khơng ngừng học
hỏi,tìm tịi tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền thụ cho học sinh một
cách nhẹ nhàng, dể hiểu, phù hợp với khả năng tiếp thu của từng đối tượng học
sinh.Ln tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp dạy học trực quan ( Máy
vi tính , máy chiếu,ti vi, sơ đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, tham quan...) Trong
giảng dạy môn GDCD lớp 9 ở trường THCS.Tìm hiểu nguyên nhân, những hạn
chế của việc vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong giảng dạy GDCD
lớp 9 ở trường THCS.Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt các phương
pháp dạy học trực quan trong môn GDCD.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ngiệm
Là một môn khoa học xã hội, kiến thức môn học gồm hai phần đạo đức
và pháp luật, có liên quan trực tiếp đến thực tế đời sống hằng ngày của học sinh
nên tuy chưa học nhưng học sinh lại cho là đã biết.Đặc biệt với đối tượng là học
sinh cuối cấp , đa phần các em xem môn GDCD không phải là môn công cụ nên
cịn lơ là, ít quan tâm đầu tư cho mơn học.Tôi thấy học sinh không học bài cũ,
không xem bài mới còn phổ biến, giờ học trên lớp các em thường không tập
trung ,học một cách rất thờ ơ đối phó nên hiệu quả khơng cao.Từ chỗ khơng
hứng thú học tập, nên các em hay xem thường bộ môn.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân như đa số giáo viên chưa đầu tư
xứng đáng cho mơn học, vẫn cịn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết
trình xen kẻ hỏi đáp, giảng giải kiến thức, ít phát huy tính tích cực và phát triển
tư duy, chỉ khai thác những câu chuyện, thơng tin, sự kiện,tình huống có sẳn ở
trong sách giáo khoa và thường là chỉ giao nhiệm vụ cho học sinh đọc và tự tìm
hiểu, chưa đầu tư cơng sức, chưa tìm tịi những điều mới để đưa vào bài giảng
của mình sao cho phù hợp, sinh động. Đặc biệt do tâm lí chung của mọi người
trong đó có cha mẹ học sinh cho rằng đây là mơn học không quan trọng , nên
kết quả học tập thế nào cũng không quan tâm nhiều và chưa chú ý động viên con
em học tập .

Từ thực tế trên mà trong giờ học giáo dục cơng dân chưa có hiệu quả cao.
Vì vậy khi dạy tơi đã chú trọng việc sử dụng phương pháp trực quan để gây
hứng thú học tập cho học sinh, tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài
học của các em, nâng cao ý thức học tập góp phần làm giảm mệt mỏi, căng
thẳng trong học tập của học sinh. Khi sử dụng sẽ làm tăng tính thực tiễn của
mơn học, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp , tình u, sự say mê đối với
môn học. Giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học
một cách có hiệu quả, tạo cho các em có niềm tin trên cơ sở đó hình thành cho
trẻ những phẩm chất đạo đức, những tính cách của con người Việt Nam mới.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Giới thiệu phương pháp Trực Quan :

skkn

3


a. Phương pháp trực quan: là phương pháp giảng dạy, trong đó giáo
viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác
của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao và chất lượng giảng dạy cao.
b.Vai trò của phương pháp trực quan đối với dạy học môn GDCD :
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học ở
trường THCS .
Môn GDCD là môn học trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ
thống những kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực về triết học, những vấn đề
của thời đại, lý luận về nhà nước và pháp quyền, những vấn đề xây dựng sự
nhiệp đất nước của Đảng trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, đạo
đức, pháp luật, môn GDCD trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, quan
điểm sống nhân đạo .

Trong giảng dạy bộ mơn giáo viên có thể sử dụng các phương tiện trực
quan hoặc tổng hợp các phương tiện trực quan của các môn học khác và cũng có
thể sử dụng những tri thức học sinh tiếp thu được trong cuộc sống làm phương
tiện trực quan.
Trong khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên hướng dẫn học sinh
biết cách tổng hợp, khái quát những tư liệu thực tế thành lý luận, tức là hình
thành và phát triển tư duy, nhận thức khoa học của học sinh.
Muốn vậy, con người cần phải từng bước tích lũy tri thức, phải nhận biết
từng bước cái cụ thể để đi đến tổng hợp thành cái trừu tượng và cái cụ thể trong
tư duy. Chính phương pháp trực quan giúp ích đắc lực cho học sinh năng lực
nhận thức khoa học.
Đối với tri thức khoa học phổ biến và trừu tượng như tri thức của môn
GDCD, khi năng lực tư duy của học sinh phổ thơng cịn bị hạn chế lớn thì việc
sử dụng phương tiện dạy học trực quan lại càng cần thiết. Phương tiện dạy học
trực quan càng gần gũi với cuộc sống học sinh, càng gắn bó với kiến thức đã thu
nhận được của họ sẽ càng tăng thêm tác dụng tích cực của phương pháp trực
quan.
Như vậy, sử dụng tốt phương pháp trực quan trong giảng dạy mơn GDCD
là hình thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp cho
họ phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa học, phương pháp nhận thức khoa học và
cải tạo thực tiễn phục vụ lợi ích của chính bản thân học sinh.
c. Các phương tiện trực quan và việc sử dụng phương tiện trực quan
vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS :
*Sơ đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê :
Sơ đồ có tác dụng rất lớn trong việc hình thành, phát triển, củng cố tri
thức và tư duy của học sinh. Sơ đồ,giáo viên có thể chuẩn bị trước, có thể giảng
bài đến đâu, lập đến đó hoặc có thể đưa ra sau khi học sinh đã học xong một bài,
một phần, một chương ...
Tranh ảnh là những hình ảnh trực quan gây ấn tượng sâu sắc, tạo ra sự
tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng tình cảm tốt đẹp đối với con người và đất

nước cho học sinh. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau, song điều

skkn

4


cần thiết là phải lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung môn học, nội dung bài
giảng, biết đưa ra đúng chỗ, đúng lúc khi giảng bài .
Số liệu thống kê, tuy chỉ là những con số, song trong giảng dạy bộ mơn
giáo dục cơng dân thì khơng thể thiếu được. Đó chính là những cơ sở, đơi khi là
cơ sở duy nhất để rút ra những kết luận khoa học về sự vận động, phát triển của
các sự vật, hiện tượng, quá trình của hiện thực khách quan.
* Màn ảnh :

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, màn ảnh chưa được sử dụng rộng
rãitrong giảng dạy môn GDCD nhất là ở các trường nông thôn. Nhưng khi điều
kiện cho phép thì giáo viên triệt để sử dụng màn ảnh để truyền thụ tri thức cho
học sinh.
* Máy vi tính :
Trong điều kiện hiện nay, một số trường THCS đã được trang bị máy vi
`tính, song việc sử dụng chúng vẫn cịn hạn chế, máy vi tính có thể và cần được
vận dụng vào bộ môn GDCD. Việc sử dụng máy vi tính trong giảng dạy mơn
GDCD trong đó mơn GDCD lớp 9 sẽ có lợi trên những mặt sau đây:
+ Góp phần giúp cho học sinh tiếp cận với các thành tựu khoa học và công
nghệ, giúp cho học sinh nhìn thấy và nếu có thể tự mình sử dụng nó.
+ Thay thế các phương tiện cơng cụ dạy học khác của bộ môn giáo dục
công dân, với đặc điểm có thể ghi nhớ và lưu trữ hàng loạt các chương trình
khác nhau, máy vi tính có thể giúp cho giáo viên bộ mơn GDCD chuẩn bị trước
những hình ảnh trực quan cần sử dụng trong bài giảng từ những tư liệu đơn giản

đến những tư liệu hết sức phức tạp.
2.3.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
a. Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan
- Căn cứ vào nội dung, căn cứ vào yêu cầu giáo dưỡng, yêu cầu giáo dục
của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan thích hợp.
- Phải có phương pháp thuyết trình một cách thích hợp với mỗi loại đồ
dùng trực quan.
- Đảm bảo sự quan sát đầy đủ và phát huy được tính tích cực của học sinh.
(Phải đảm bảo cho tất cả học sinh đều quan sát được ).
- Bảo đảm sự kết hợp đúng mức giữa ngôn ngữ với việc trình bày đồ dùng
trực quan.
- Sử dụng đồ dùng trực quan phải rèn luyện được khả năng thực hành của
học sinh.
b.Cách thức sử dụng :
- Người giáo viên phải nắm vững nội dung của từng loại đồ dùng trực quan.
- Xác định chính xác thời điểm sử dụng và thời điểm không sử dụng.
- Xuất hiện đúng lúc kích thích sự tị mị, tưởng tượng của học sinh.

skkn

5


- Vị trí của giáo viên ln ln đứng bên phải đồ dùng trực quan treo
tường. Vì khi đó thì không bị che phần đồ dùng ở trên bảng ( do thường thuận
tay phải ).
- Phải làm chủ quá trình thu nhận của học sinh, giúp cho học sinh phân
tích được các sự kiện, các hiện tượng và rút ra được các kết luận cần thiết.
- Cần phải biết hạn chế các tác động xấu của đồ dùng trực quan : gây ra
cảm giác về tính chất máy móc, siêu hình của đồ dùng trực quan.

- Việc sử dụng phương pháp trực quan phải trong mối quan hệ với các
phương pháp dạy học khác. Khi sử dụng phương pháp trực quan phải sử dụng
phương pháp thuyết trình để giảng giải cho học sinh về nội dung, ý nghĩa của
nội dung đó nói gì.
c.Cụ thể vận dụng phương pháp trực quan vào các hoạt động dạy học
như sau:
+ Để giới thiệu bài mới
+Để khai thác nội dung bài học
+Để củng cố bài học
c.1 Sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu bài
Khi giới thiệu bài mới trước kia tôi hay sử dụng phương pháp thuyết
trình, học sinh nghe nhiều rồi cũng khơng muốn nghe, có học sinh lại nói cơ nói
một hồi rồi cũng ra bài hơm nay chúng ta học đấy mà. Bắt đầu giờ học như vậy
tôi thấy lớp học thật trầm, học sinh không hứng thú học tập.
Thay thế cho cách giới thiệu bài trước kia năm học này tôi thường xuyên
sử dụng phương pháp trực quan bằng quan sát hình ảnh, tơi thấy học sinh rất
hào hứng học tập, học sinh chăm chú lắng nghe, hăng say hát biểu để chứng tỏ
mình có hiểu biết. Khơng khí sơi nổi có ngay từ khi bắt đầu vào bài mới.Tạo
được sự hứng thú học tập cho học sinh .
Ví dụ: Để giới thiệu vào chủ đề: Năng động, sáng tạo và làm việc có năng
suất ,chất lượng ,hiệu quả
Tơi sử dụng hình ảnh về câu chuyện “Hai Lúa” chế máy gặt đập liên hợp.
Em hãy quan sát các hình ảnh sau đây: ( Chiếu hình ảnh)

skkn

6


Em có suy nghĩ gì sau khi quan sát các hình ảnh trên? HS trả lời

GV giới thiệu:
Chiếc máy này do một nông dân mới học hết lớp 5 chế tạo. Đó chính là
anh Nguyễn Đức Hồng, ở ấp Bình An 2, xã An Hòa, huyện Châu Thành, An
Giang. Chuyện bắt đầu từ vụ đông xuân năm 2003, đến tháng 9 năm 2003, anh
hoàn thiện song bản thiết kế và bắt tay vào thực hiện chiếc máy thứ nhất .
Cuối năm 2004, anh cùng làm, cùng lắp giáp với công nhân chiếc máy
thứ 2. Sau hơn 2 tháng chiếc máy gặt đập hoàn thành, anh đưa vào cắt mướn ở
Tri Tơn và Hịn Đất cuối cùng trở về cánh đồng Vĩnh An cho hội đồng khoa học
và công nghệ Tỉnh nghiệm thu.
Kết quả chiếc máy thứ 2 này được đánh giá tính năng hoạt động ưu
điểm hơn nhiều, kiểu dáng lại gọn, đẹp và hạn chế trước đây được khắc phục.
Máy gặt đập của nơng dân Nguyễn Đức Hồng đạt năng suất 3 ha/ngày, tương
đương sử dụng 8 công lao động, tỉ lệ hao hụt chỉ 1% so với thu hoạch bằng tay
2% - 3 % .
(Theo báo tuổi trẻ 2005)
Câu hỏi : Em có nhân xét gì về tấm gương Hai Lúa? Học sinh trả lời

skkn

7


Nhận xét : Qua câu chuyện trên chúng ta thấy anh Nguyễn Đức Hồng là một
nơng dân, mới học hết lớp 5 nhưng đã sáng tạo ra một sản phẩm có giá trị rất
lớn. Hội đồng khoa học nghiệm thu đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta
đến quyền sáng tạo của công dân. Vây năng động sáng tạo là gì? Năng động
sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống chúng ta cùng tìm hiểu bài học
hôm nay.
c.2 Sử dụng phương pháp trực quan để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến
thức

Để dẫn học sinh vào phần 1 tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí, vi phạm pháp luật hình sự và trách nhiệm hình sự, giáo viên có
thể sử dụng đồ dùng trực quan : ( Chiếu tình huống)
Tình huống 1: Vỡ tức giận ông H nhà bên, thờng xuyên
vứt rác sang nhà mỡnh, T luôn nghĩ phải nện cho ông H
một trận thật đau để trả thù việc ông vứt rác sang nhà
mỡnh." Có ý kiến cho rằng:
a. T vi phạm pháp luật.
b. T không vi phạm pháp luật.
HS tr li:
=> Suy nghĩ cha là hành vi
Tỡnh huống 2: Vỡ tức giận ông H nhà bên, thờng xuyên
vt rác sang nhà mỡnh, T đà có lời đe doạ sẽ giết ông H
nếu ông còn tiếp tục vt rác sang nhà mỡnh." Có ý kiến
cho rằng:
a. T vi phạm pháp luật.
b. T không vi phạm pháp luật.
? Dấu hiệu vi phạm pháp luật trong tỡnh huống này là gỡ?
HS tr li:
iều 103
1.Ngời nào đe doạ giết ngời, nếu có căn c làm cho
ngời bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ đợc thực hiện,
thỡ bị cải tạo không giam gi đến 2 năm hoặc phạt tù t 3 tháng
đến 3 năm.

skkn

8



Tỡnh huống 3: "Trên đờng đi công tác, ông Ba gặp một vụ tai
nạn, mọi ngời đề nghị ông chở ngời bị thơng nặng đến
bệnh viện cấp cu nhng ông Ba từ chối vỡ đang vội đi gấp,
không có thời gian rẽ vào bệnh viện."
Theo em vi phạm của ông Ba là gỡ?
HS tr li:
iu 102
1.Ngời nào thấy ngời khác ®ang ë trong tình tr¹ng nguy
hiĨm ®Õn tÝnh m¹ng, tuy có điều kiện mà không cu giúp dẫn
đến hâu quả ngời đó chết, thỡ bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù t 3 tháng đến 2 năm.

Tỡnh huống 4:
"Một thanh niên phóng nhanh, vợt đèn đỏ đâm vào
một em bé đi qua đờng."

skkn

9


Theo em trong các ý kiến sau ý kiến nào đúng? Vỡ sao?
a. Anh thanh niên có lỗi.
b. Anh không có lỗi mà lỗi do em bé qua đng không có
ngời lớn đi kèm.
HS tr li:
a. Anh thanh niên có lỗi phóng nhanh, vợt đèn đỏ =>
đâm vào em bÐ ®i qua ®ường.

GV: Từ tình huống trên ta thấy:


BÀI TẬP: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời các câu hỏi:
1. Ông Ân xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng
xuống cống thoát nước.
2. Lê cùng hai bạn than gia đua xe máy, vượt đèn đỏ, gay tai nạn giao thông.
3. A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh viện.
4. Thiếu tiền tiêu xài, N đã cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đường.
5. Bà Tư vay tiền của chị Ba đã quá hạn, dây dưa không chịu trả nợ.

skkn

10


6. Anh Sa là công nhân công ti Môi trường đơ thị. Khi chặt cành, tỉa cây để
phịng mùa mưa bão, anh đã không đặt biển bảo hiệu nguy hiểm theo quy định.
Hậu quả làm một người đi đường đã bị thương do cành cây rơi xuống.
? Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết những người thực hiện các hành
vi trên mắc lỗi gì ? HS trả lời
? Hãy giải thích vì sao hành vi 3 khơng có lỗi và khơng vi phạm pháp luật ?
? Vậy những hành vi nào phải chịu trách nhiệm Pháp lí ?
HS trả lời
? Em hãy phân loại các hành vi vi phạm trên bảng ?
Hành Trái
vi
PL
1

X


X


năng
lực
X

2

X

X

X

3

X

4

X

X

X

X

5


X

X

X

X

X

X

6

Khơn
g trái
PL


lỗi

Khơng
lỗi

X

Khơng
năng
lực


Vi phạm
PL
X
X

X

GV: Một người bị coi là VPPL khi người đó có đủ các yếu tố sau :
Người đó phải thực hiện 1 hành vi trái PL (hoặc có lỗi) (cả cố ý lẫn vơ ý).
Người đó phải có năng lực trách nhiệm pháp lí (đủ 18 tuổi trở lên và
khơng bị các bệnh như tâm thần, mất trí).
Như vậy người vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lí, vi
phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự.Vi phạm pháp luật hành
chính phải chịu trách nhiệm hành chính.Vi phạm pháp luật dân sự phải chịu
trách nhiệm dân sự.Vi phạm pháp luật kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
Nhiều khi sự phân biệt giữa hành vi vi phạm PL hành chính và hành vi vi phạm
PL hình sự chỉ khác nhau ở mức độ nguy hiểm của hành vi.Giáo viên có thể cho
học sinh thảo luận tìm nội dung của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Giáo viên chiếu cho học sinh xem một số đoạn phim nói về vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lí và các tranh ảnh minh họa :

skkn

11


Học sinh chở 3 khi đi xe máy đến trường

Nhóm “đinh tặc” do Lê Xuân Trọng cầm đầu bị lãnh án từ 18-30 tháng tù

giam do Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Mợt, tỉnh Bình Dương xét xử

skkn

12


skkn

13

48 tháng tù giam cho Trịnh Hạnh Phương, 36 tháng tù đối với Chu Minh Đức với
tội danh: Hành hạ người khác, gây tổn hại sức khoẻ cho người khác. ( BLHS, 1999)

Mộng Thế Xương phạm tội giết người cướp tài sản. Với hai tội danh này,
Xương phải lĩnh án 10 năm tù giam.


c.3 Sử dụng phương pháp trực quan để củng cố bài học .
Sau khi kết thúc bài học, giáo viên có thể trình bày khái qt bằng sơ đồ
để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa
hấp dẫn, vừa có hiệu quả;đồng thời làm cho giờ học kết thúc nhẹ nhàng, tạo tâm
lí hào hứng, đón chờ giờ học sau .

dụ1án: Để
cố kiến
thức
15: Vi
pháptrẻ
luật

và24
trách
nhiệm
pháp bồi

Mức
chocủng
bảo mẫu
Trần
Thị bài
Phụng,
tội phạm
bạo hành
em:
tháng
tù giam,
GV chiếu sơ đồ - HS kháithường
quát bàisức
học:
khỏe 5 triệu đồng

skkn

14


Ví dụ 2: Để củng cố kiến thức bài 13 - lớp 9 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa
vụ đóng thuế giáo viên chiếu sơ đồ tư duy và yêu cầu HS khái quát bài học:

skkn


15


2.3.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi vận dụng phương pháp trực quan
trong giảng dạy môn GDCD ở trường THCS :
Muốn sử dụng tốt phương pháp trực quan trong giảng dạy bộ môn
GDCD,giáo viên cần đầu tư suy nghĩ, công phu lựa chọn tài liệu trực quan : tìm
ra tài liệu trực quan điển hình, đưa ra đúng thời điểm , sát hợp với từng vấn đề
giảng dạy, đảm bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng
Các hình thức trực quan khơng chỉ có tác dụng minh họa bài giảng, mà
cịn có tác dụng tới việc hình thành, phát triển, củng cố tri thức khoa học cho
học sinh. Vì thế, khi sử dụng bất kỳ hình thức trực quan nào, giáo viên, một mặt,
phân tích, giảng giải; mặt khác hướng dẫn học sinh biết tự rút ra kết luận cần
thiết, tri thức muốn đạt tới. Muốn vậy, giáo viên cần giúp cho học sinh biết tập
trung suy nghĩ, chú ý tới những điểm chủ yếu, bỏ qua những cái thứ yếu trong
tài liệu trực quan, biết hướng tư duy tới những kết luận khoa học cần thiết.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
Bước đầu tơi chưa có kinh nghiệm hướng dẫn nên số học sinh đạt kết
quả như mong muốn còn thấp. Song q trình nghiên cứu phương pháp dạy học
trực quan tơi đã áp dụng phương pháp này vào nhiều năm liền ở lớp 9.

skkn

16


Tơi thấy học sinh tiếp thu bài nhanh hơn có sự thay đổi rõ nét hơn năm
trước, theo khảo sát :

* Khi chưa áp dụng đề tài : Năm học 2018 – 2019
Lớp Tổng
số HS

Say mê, hứng thú Chưa say mê, hứng thú
học tập trong giờ học tập, uể oải, chán
GDCD
ghét trong giờ GDCD

Thái độ khác

34,3

18

56,2

Số
lượng
3

9,5

28.5

23

65,7

2


5,8

9A

32

Số
lượng
11

9B

35

10

%

Số lượng

%

%

* Khi áp dụng đề tài : Năm học 2019 – 2020
Lớp Tổng
số HS

Say mê, hứng thú Chưa say mê, hứng thú

học tập trong giờ học tập, uể oải, chán
GDCD
ghét trong giờ GDCD

Thái độ khác

Số
lượng

Số
lượng

%

Số lượng

%

%

9A

32

28

85

5


15

0

0

9B

35

33

94

2

6

0

0

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận :
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Hoằng Quý - Huyện Hoằng Hóa Tỉnh Thanh Hóa tơi đã rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học hiện đại nhằm
hình thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp học
sinh phát triển lôgic, tư duy khoa học, phương pháp luận, nhận thức khoa học
và cải tạo thực tiễn.
- Việc sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại như máy vi tính, máy

chiếu có tác dụng đổi mới phương pháp dạy học và hướng vào các hoạt động
tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên, để sử dụng tốt các thiết bị dạy học hiện đại địi hỏi phải có nhiều thời
gian thu thập tư liệu, soạn giáo án và đặc biệt nhà trường phải có điều kiện về cơ
sở vật chất, kĩ thuật mới thực hiện được.
- Hiện nay, việc vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy
môn GDCD ở trường THCS là yêu cầu khách quan từ phía học sinh và chính nội

skkn

17


dung chương trình sách giáo khoa.Việc vận dụng phương pháp dạy học trực
quan vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS nói chung, trong đó có GDCD
lớp 9 như các phương tiện máy chiếu, máy vi tính vào dạy học là cịn ít. Vì vậy,
để đổi mới phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh, các
trường cần phải sử dụng kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy học.
- Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học là hình thành, củng cố
con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp các em phát triển tư duy
biện chứng, phương pháp luận khoa học. Sử dụng tốt phương pháp này sẽ góp
phần khắc phục được tình trạng dạy chay, học chay, lí luận khơng gắn với thực
tiễn, làm cho bài giảng của giáo viên sinh động hơn, người học dễ học, dễ nhớ,
dễ khái quát hơn nhất là những vấn đề có tính trừu tượng.
- Ngày nay khoa học công nghệ đã phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại trong q trình giảng dạy lại càng có ý nghĩa to
lớn, nó làm cho học sinh được tiếp xúc các thành tựu khoa học cơng nghệ mà
lồi người đạt được, từ đó hình thành, củng cố niềm tin ở khoa học, thôi thúc họ
ra sức học tập, chiếm lĩnh tri thức để khám phá khoa học nhằm phục vụ đời sống
của bản thân, gia đình và cộng đồng: Việc sử dụng phương tiện dạy học như

máy chiếu, máy vi tính, cũng chính là cơ sở để thiết kế bài giảng theo giáo án
điện tử, một yêu cầu mới trong đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện
nay.
Với đề tài chỉ mang tính tìm tịi sáng tạo ở một mức độ nhất định song
cũng có phần đạt hiệu quả tiến bộ rõ nét, tạo được hứng thú học và cảm nhận
của học sinh, giúp các em lĩnh hội được tri thức có kĩ năng ứng dụng vào thực
tế đời sống, điều đó được thể hiện qua sự tiến bộ từng bài viết cụ thể của học
sinh.Ứng dụng phương pháp giảng dạy trực quan vào dạy học là một việc làm
hết sức quan trọng, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh để học sinh
học tập say mê, đem lại kết quả cao đó chính là động lực thúc đẩy cho học sinh
khá, giỏi vươn lên trở thành học sinh xuất sắc tạo nền móng cho các em. Phương
pháp giảng dạy trực quan phù hợp với sự phát triển chung của thời đại trong thời
kỳ bùng nổ thông tin.
3.2. Kiến nghị :
Để giúp giáo viên giảng dạy GDCD trong trường THCS say mê gắn bó
với bộ mơn, đầu tư sức lực, trí tuệ của mình trong giảng dạy hồn thành mục
tiêu, nhiệm vụ của mơn học. Chúng tơi xin đề nghị các cấp quản lí giáo dục phải
có sự nhìn nhận đúng đắn đối với bộ mơn. Từ đó động viên, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện để giáo viên GDCD tránh được mặc cảm, có sự tự tin khơng ngừng rèn
luyện nâng cao nghiệp vụ. Bên cạnh đó, bản thân người giáo viên GDCD cũng
cần xác định được vị trí vai trị của bộ mơn mình đảm nhiệm đối với mục tiêu
đào tạo con người phát triển toàn diện có sự tự tin vượt qua mọi khó khăn, cản
trở bằng chính khả năng của mình thơng qua các phương pháp dạy học đầy tính
lơi cuốn thuyết phục đối với người học. Tuy nhiên, khơng có phương pháp dành
riêng cho từng bài học, từng môn học mà sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc
vào nội dung của bài học, tùy thuộc vào sở trường của Giáo viên, tùy thuộc vào
cơ sở vật chất của nhà trường và tùy thuộc vào trình độ của người học.

skkn


18


Đặt mơn GDCD vào vị trí ngang tầm với các mơn khác, thậm chí cần phải
được coi trọng, chú ý nhiều hơn vì đây là bộ mơn góp phần quan trọng trong
việc giáo dục tình cảm, hình thành nhân cách ở người học.
Bộ GDĐT cần soạn thảo, in ấn nhiều tài liệu tham khảo, hướng dẫn việc ứng
dụng, khai thác các dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau để Giáo viên có thể
tìm tịi tài liệu nhanh chóng và phù hợp cho việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn.
Tất cả những ý kiến cũng như các giải pháp, biện pháp nêu trên với mong
muốn góp phần nhỏ vào phương pháp giảng dạy học GDCD lớp 9 nói riêng và
xa hơn nữa là góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tuy chưa hoàn toàn toại
nguyện theo ý muốn song kết quả đem lại lại rất thành công, đơn giản thu hút
được số lượng học sinh chưa u thích mơn học say mê vào bộ mơn GDCD.
Rất mong được ý kiến đóng góp của q vị bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Hoằng Quý, ngày 29 tháng 4 năm 2020
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Hải

MỤC LỤC
1. Mở đầu..................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................1


skkn

19


1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................2
1.5. Những điểm mới của SKKN…………………………………..……2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...........................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh ngiệm..............3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.......................................................................................3
2.3.1. Giới thiệu phương pháp Trực Quan ………………………….….. 3
2.3.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:…………………...…….5
2.3.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi vận dụng phương pháp trực quan
trong giảng dạy môn GDCD ở trường THCS : …………………………14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường……............................…. 15
3. Kết luận, kiến nghị..............................................................................16
3.1.Kết luận :...........................................................................................16
3.2.Kiến nghị :.........................................................................................17

skkn

20




×