Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

Đề tài Tìm hiểu phương pháp trực quan vào giảng dạy giáo dục công dân 9 THCS Hàm Nghi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.54 KB, 54 trang )


Chuyên đề : “Tìm hiểu việc
vận dụng phương pháp
trực quan vào giảng dạy
môn GDCD lớp 9 ở trường
THCS Hàm Nghi”
Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hà
Tổ Anh - Nhạc

PHẦN A : MỞ ĐẦU
I / Lý do chọn đề tài :

Mục đích:
-
Môn GDCD ở trường THCS nhằm cung cấp những
hiểu biết sơ giản và cần thiết về các phạm trù, khái
niệm đạo đức của một con người .
-
Trang bị cho học sinh những tri thức về nghĩa vụ và
trách nhiệm công dân trong gia đình, học đường và xã
hội .
-
Ở lớp 6 và lớp 7 học sinh sẽ hình thành những quan
niệm về ứng xử trong gia đình, học đường và xã hội;
kiến thức ở lớp 8 và lớp 9 học sinh sẽ tự hình thành
cho mình những hiểu biết về quyền con người (quyền
làm người) và nghĩa vụ trách nhiệm của công dân .


Hiện nay chúng ta đang đổi mới việc dạy và học
theo hướng hiện đại nhằm phát huy tính tích


cực, sáng tạo của Học Sinh nhưng trên thực tế
hiện nay ở các trường THCS việc vận dụng
phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy
môn GDCD còn rất hạn chế đặc biệt là việc dùng
máy chiếu rất ít, thậm chí có trường chưa được
đưa vào sử dụng.

Trang bị những kiến thức, kỹ năng về việc vận
dụng phương pháp dạy học trực quan, ứng dụng
công nghệ thông tin cho việc giảng dạy của bản
thân, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và
hiện đại hoá phương tiện dạy học để nền giáo
dục nước ta tiến kịp với nền giáo dục của các
nước trong khu vực và trên thế giới.


Việc vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào
giảng dạy trong đó có bộ môn GDCD . Đó là vấn đề
bản thân luôn quan tâm, trăn trở, suy nghĩ và có
hứng thú tìm hiểu.

Vì những lí do nêu trên nên chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài : “Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp
dạy học trực quan vào giảng dạy môn GDCD lớp 9
ở trường THCS Hàm Nghi - Tp Buôn Mê Thuột -
DAKLAK”

II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1/ Mục đích :
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm góp

phần vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy GDCD lớp 9 ở trường
THCS Hàm Nghi.
- Nâng cao ý thức cho học sinh lớp 9 để học sinh
thấy được việc học tập tốt môn GDCD là hết sức
quan trọng, làm cho học sinh yêu thích môn học,
thấy được ý nghĩa thiết thực của môn GDCD trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của con
người toàn diện, phù hợp với yêu cầu khách quan
của Đất nước và thời đại.

2/ Nhiệm vụ nghiên cứu :

-Tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp dạy
học trực quan ( Máy vi tính , máy chiếu, sơ đồ, bản
đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê, tham quan . . . )
Trong giảng dạy môn GDCD lớp 9 ở trường THCS
Hàm Nghi.

- Tìm hiểu nguyên nhân, những hạn chế của việc
vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong
giảng dạy GDCD lớp 9 ở trường THCS Hàm Nghi.

- Đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế.

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Phương pháp duy vật biện chứng.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng kết

kinh nghiệm giáo dục.
IV/ Ý NGHĨA :
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này nhằm
củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng trong
giảng dạy và rút kinh nghiệm giảng dạy cho
bản thân.

PHẦN B : NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
VÀO GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS HÀM
NGHI
1/ Giới thiệu phương pháp Trực Quan :
a/ Khái niệm :
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện cần có để
đạt được mục đích.
Phương pháp dạy học là tổ hợp các thao tác tự giác, liên tiếp
được sắp xếp theo một trình tự hợp qui luật mà chủ thể tác động
lên đối tượng nhằm tìm hiểu và cải biến đối tượng.
Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy , trong đó
giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp
đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao và
chất lượng giảng dạy cao.

b/ Vai trò của phương pháp trực quan
đối với dạy học môn GDCD :
-
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong
tất cả các môn học ở trường THCS .
-
Môn GDCD là môn học trang bị cho học sinh một cách

tương đối có hệ thống những kiến thức phổ thông, cơ
bản , thiết thực về triết học, những vấn đề của thời đại, lý
luận về nhà nước và pháp quyền, những vấn đề xây
dựng sự nhiệp đất nước của Đảng trong thời kỳ quá độ đi
lên Chủ Nghĩa Xã Hội, đạo đức, pháp luật, môn GDCD
trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm
sống nhân đạo

-
Trong giảng dạy bộ môn giáo viên có thể sử dụng các
phương tiện trực quan hoặc tổng hợp các phương
tiện trực quan của các môn học khác và cũng có thể
sử dụng những tri thức học sinh tiếp thu được trong
cuộc sông làm phương tiện trực quan.
-
Trong khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên
hướng dẫn học sinh biết cách tổng hợp, khái quát
những tư liệu thực tế thành lý luận, tức là hình thành
và phát triển tư duy, nhận thức khoa học của học
sinh.
-
Muốn vậy, con người cần phải từng bước tích lũy tri
thức , phải nhận biết từng bước cái cụ thể để đi đến
tổng hợp thành cái trừu tượng và cái cụ thể trong tư
duy. Chính phương pháp trực quan giúp ích đắc lực
cho học sinh năng lực nhận thức khoa học.

Đối với tri thức khoa học phổ biến và trừu
tượng như tri thức của môn GDCD, khi năng lực
tư duy của học sinh phổ thông còn bị hạn chế lớn

thì việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan lại
càng cần thiết. Phương tiện dạy học trực quan
càng gần gũi với cuộc sống học sinh, càng gắn bó
với kiến thức đã thu nhận được của họ sẽ càng
tăng thêm tác dụng tích cực của phương pháp
trực quan.
Như vậy, sử dụng tốt phương pháp trực quan
trong giảng dạy môn GDCD là hình thành, củng cố
con đường nhận thức biện chứng cho học sinh,
giúp cho họ phát triển tư duy lôgic, tư duy khoa
học, phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo
thực tiễn phục vụ lợi ích của chính bản thân học
sinh và của đồng loại .

c/ Các phương tiện trực quan và việc sử
dụng phương tiện trực quan vào giảng dạy
môn GDCD ở trường THCS :
C.1 : Sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống
kê :
- Sơ đồ, lược đồ khoa học có tác dụng rất
lớn trong việc hình thành, phát triển, củng cố
tri thức và tư duy của học sinh. Sơ đồ, lược
đồ khoa học giáo viên có thể chuẩn bị trước,
có thể giảng bài đến đâu, lập đến đó hoặc có
thể đưa ra sau khi học sinh đã học xong một
bài, một phần, một chương

-
Tranh ảnh là những hình ảnh trực quan
gây ấn tượng sâu sắc, tạo ra sự tiếp thu

tri thức nhẹ nhàng, xây dựng tình cảm tốt
đẹp đối với con người và đất nước cho
học sinh. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều
loại khác nhau, song điều cần thiết là phải
lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung
môn học, nội dung bài giảng, biết đưa ra
đúng chỗ, đúng lúc khi giảng bài


Số liệu thống kê, tuy chỉ là những con
số, song trong giảng dạy bộ môn giáo
dục công dân thì không thể thiếu
được. Đó chính là những cơ sở , đôi
khi là cơ sở duy nhất để rút ra những
kết luận khoa học về sự vận động,
phát triển của các sự vật, hiện tượng,
quá trình của hiện thực khách quan.

c.2: Màn ảnh :
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, màn
ảnh chưa được sử dụng trong giảng dạy
môn GDCD nhất là ở các trường nông
thôn. Nhưng khi điều kiện cho phép thì
giáo viên triệt để sử dụng màn ảnh ( kể cả
phim đèn chiếu) để truyền thụ tri thức cho
học sinh.

c.3 : Máy vi tính :
-
Ở nước ta, một số trường THCS đã được

trang bị máy tính, song việc sử dụng chúng
vẫn còn hạn chế, máy vi tính có thể và cần
được vận dụng vào bộ môn GDCD. Việc sử
dụng máy vi tính trong giảng dạy môn
GDCD trong đó môn GDCD lớp 9 sẽ có lợi
trên những mặt sau đây:
+ Góp phần giúp cho học sinh tiếp cận với
các thành tựu khoa học và công nghệ, giúp
cho học sinh nhìn thấy và nếu có thể tự
mình sử dụng nó.

+ Thay thế các phương tiện công cụ dạy học
khác của bộ môn giáo dục công dân, với
đặc điểm có thể ghi nhớ và lưu trữ hàng
loạt các chương trình khác nhau, máy vi
tính có thể giúp cho giáo viên bộ môn
GDCD chuẩn bị trước những hình ảnh trực
quan cần sử dụng trong bài giảng từ những
tư liệu đơn giản đến những tư liệu hết sức
phức tạp

c.4 : Thăm quan
- Trong điều kiện hiện nay, khi cơ sở vật
chất cho giảng dạy cho bộ môn hầu như
không có thì việc tổ chức thăm quan
nhằm nâng cao nhận thức về bộ môn,
củng cố tri thức học sinh đã thu nhận
được, phát triển năng lực tư duy, khả
năng vận dụng tri thức, giáo dục tính tích
cực xã hội, đạo đức tình cảm, thẩm mĩ

cho học sinh là rất cần thiết và có thể
thực hiện được.

d/ Một số vấn đề cần lưu ý khi vận dụng
phương pháp trực quan trong giảng dạy
môn GDCD ở trường THCS :
-
Muốn sử dụng tốt phương pháp trực
quan trong giảng dạy bộ môn GDCD,giáo
viên cần đầu tư suy nghĩ, công phu lựa
chọn tài liệu trực quan : tìm ra tài liệu trực
quan điển hình, đưa ra đúng thời điểm ,
sát hợp với từng vấn đề giảng dạy, đảm
bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng.

Các hình thức trực quan không chỉ có tác dụng
minh họa bài giảng, mà còn có tác dụng tới việc
hình thành, phát triển, củng cố tri thức khoa học
cho học sinh. Vì thế, khi sử dụng bất kỳ hình thức
trực quan nào, giáo viên, một mặt, phân tích,
giảng giải; mặt khác hướng dẫn học sinh biết tự
rút ra kết luận cần thiết, tri thức muốn đạt tới.
Muốn vậy, giáo viên cần giúp cho học sinh biết
tập trung suy nghĩ, chú ý tới những điểm chủ yếu,
bỏ qua những cái thứ yếu trong tài liệu trực quan,
biết hướng tư duy tới những kết luận khoa học
cần thiết.

Để bài giảng thu được kết
quả tốt, giáo viên cần sử

dụng kết hợp phương pháp
trực quan với các phương
pháp giảng dạy khác.

e/Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan - Căn cứ
vào nội dung, căn cứ vào yêu cầu giáo dưỡng, yêu
cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực
quan thích hợp.
- Phải có phương pháp thuyết trình một cách thích
hợp với mỗi loại đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo sự quan sát đầy đủ và phát huy được
tính tích cực của học sinh. (Phải đảm bảo cho tất cả
học sinh đều quan sát được ).
- Bảo đảm sự kết hợp đúng mức giữa ngôn ngữ với
việc trình bày đồ dùng trực quan.
- Sử dụng đồ dùng trực quan phải rèn luyện được
khả năng thực hành của học sinh.

Cách thức sử dụng :
- Người giáo viên phải nắm vững nội dung
của từng loại đồ dùng trực quan.
- Xác định chính xác thời điểm sử dụng và
thời điểm không sử dụng. - Xuất hiện
đúng lúc kích thích sự tò mò, tưởng tượng
của học sinh.
- Vị trí của giáo viên luôn luôn đứng bên
phải đồ dùng trực quan treo tường. Vì khi
đó thì không bị che phần đồ dùng ở trên
bảng ( do thường thuận tay phải ).



Phải làm chủ quá trình thu nhận của học
sinh, giúp cho học sinh phân tích được các
sự kiện, các hiện tượng và rút ra được các
kết luận cần thiết.

Cần phải biết hạn chế các tác động xấu của
đồ dùng trực quan : gây ra cảm giác về tính
chất máy móc, siêu hình của đồ dùng trực
quan.

Việc sử dụng phương pháp trực quan phải
trong mối quan hệ với các phương pháp dạy
học khác. Khi sử dụng phương pháp trực
quan phải sử dụng phương pháp thuyết trình
để giảng giải cho học sinh về nội dung, ý
nghĩa của nội dung đó nói gì.

2/ Phương pháp dạy học trực quan
trong chương trình GDCD ở trường
THCS :
a/ Khái quát chương trình GDCD ở
trường THCS :
Chương trình môn GDCD ở trường
THCS : Nội dung chương trình môn
GDCD ở trường THCS bao gồm hai
phần chính : Những chuẩn mực đạo đức
và những chuẩn mực pháp luật.

×