Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với các bài tập nhận thức để phục vụ học sinh học hiệu quả tiết 26 bài 20 lịch sử 11 chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI
với nội dung đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó giáo dục trung học phổ thơng phải tập
trung phát triển trí tuệ, hình thành những phẩm chất năng lực công dân, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức...
Đặc biệt trong một nền giáo dục hiện đại việc kết hợp các phương tiện dạy học sẽ
làm phong phú thêm tiết dạy và hiệu quả giờ học nhờ đó cũng được nâng lên.
Có thể khẳng định dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc hàng đầu
ở trường phổ thơng, trong đó mơn Lịch sử có chức năng cung cấp những kiến thức
cơ bản về q trình phát triển của xã hội lồi người và lịch sử dân tộc nên việc nắm
vững các sự kiện liên quan chặt chẽ đến nhiều môn học xã hội nhân văn như : Văn
học, Địa lí, Giáo dục cơng dân là hết sức cần thiết. Bản thân tôi trong q trình dạy
học mơn Lịch sử tơi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn để giảng dạy một
bài Lịch sử là hết sức cần thiết, nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn trong một giờ dạy.
Bên cạnh đó việc kết hợp kiến thức của nhiều môn học sẽ địi hỏi giáo viên khơng
chỉ nắm chắc mơn mình dạy mà cịn phải khơng ngừng trau dồi kiến thức các môn
học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra
trong mơn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, ở một góc độ nào đó tơi thiết
nghĩ để tăng hiệu quả trong giáo dục lịch sử đến học sinh, giáo viên có thể vận
dụng kiến thức liên mơn trong dạy học. Bên cạnh đó từ năm học 2015- 2016 Bộ
giáo dục triển khai thi trung học phổ thông quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm
ở hầu hết các mơn học trong đó có bộ mơn Lịch sử, và nội dung của kì thi khơng
chỉ có kiến thức lớp 12 mà cịn có cả những mảng kiến thức của chương trình lớp
11. Vì vậy để đáp ứng với thi tốt nghiệp trung học phổ thơng như hiện nay thì việc
sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm nhanh trong từng bài học cũng là vô cùng cần
thiết, giúp các em nắm chắc nội dung của từng bài học. Vì thế đó cũng chính là lí
do để tơi quyết định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi: Vận dụng
kiến thức liên môn kết hợp với bài tập nhận thức để học sinh tiếp thu hiệu quả


tiết 26 bài 20: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”
(Tiết 26 – Lịch sử 11- Ban cơ bản)
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là giúp tơi có một cách nhìn đa chiều trong
dạy học Lịch sử, với một bộ môn mà những năm trở lại đây số lượng học sinh lựa
chọn thi khơng nhiều. Vì thế là một giáo viên tơi ln trăn trở và cố gắng để thiết
kế những giờ dạy, tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng
lực đồng thời tạo được hứng thú và mang lại hiệu quả cao đối với các em học sinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi một bài học về môn Lịch sử lớp 11
phần Lịch sử Việt Nam cụ thể bài 20: “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng
chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”

skkn

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đặc trưng bộ mơn, tơi lựa chọn các bài 20 chương trình Lịch sử
11 để thiết kế bài dạy với việc sử dụng phần mềm Microft Power point cùng với
các tài liệu về Địa lí, Văn học với các phương pháp: Điều tra khảo sát thực tế từ
tình hình học tập của học sinh, thu thập thơng tin cần thiết khi có kết quả dùng
phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Bên cạnh đó, tơi cịn sử dụng phương pháp đồ
họa trong việc xây dựng các bản đồ tư duy dạng sơ đồ đem lại một cách tiếp cận
mới để làm tăng hiệu quả trong dạy học Lịch sử.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Lịch sử trong những năm gần đây được báo chí và các phương tiện thơng

tin đại chúng nói rất nhiều, điểm trung bình qua các kì thi là rất thấp, đặc biệt là kì
thi trung học phổ thơng quốc gia, trong nhiều năm liền phổ điểm trung bình môn
Lịch sử luôn ở mức dưới điểm 5 và là một trong những mơn có điểm trung bình
thấp nhất . Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, và dạy ở một trường thuộc khu
vực bãi ngang ven biển, trường THPT Hậu Lộc 4. Có thể nói đa số các em ở đây
cịn lười học chưa có sự say mê đối với môn học, xem Lịch sử là môn học phụ, vì
vậy thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn này là phổ biến. Để thay đổi thái độ của
các em đối với môn Lịch sử, trong những năm học qua, tôi đã mạnh dạn ứng dụng
nhiều giải pháp để đưa vào các bài giảng của mình, trong đó có việc vận dụng kiến
thức liên mơn, sử dụng các dạng bài tập nhận thức trong mỗi bài dạy, mỗi tiết học
và kết quả cho thấy những tiết dạy này thường đem lại nhiều say mê và hứng thú
cho học sinh hơn là những tiết học với phương pháp dạy học truyền thống.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình Lịch sử lớp 11 ban cơ bản. Bài 20 : “Chiến sự lan rộng
ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà
Nguyễn đầu hàng”. Đây khơng phải là một bài khó vì bài này học sinh đã được
học trong chương trình lớp 8 Trung học cơ sở nên nhiều em sẽ nhớ kiến thức cũ về
quá trình thực dân Pháp xâm lược và nguyên nhân vì sao nước ta rơi vào tay thực
dân Pháp. Tuy nhiên đặc điểm của bài này là học sinh phải nắm được bối cảnh, quá
trình nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối nửa sau thế kỷ XIX và qua đó hình
thành những câu hỏi nhận thức giúp các em hiểu rõ hơn về bài học, đáp ứng cho
các em lên lớp 12 sẽ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiệu quả.
Đối với bản thân tôi khi dạy bài này trong năm học 2018- 2019 nếu khơng vận
dụng kiến thức liên mơn thì kết quả giờ học đã không đạt được như mong muốn,
học sinh nắm kiến thức thụ động, gượng ép, chưa thấy được sự hứng thú, say mê
trong học tập của các em. Nhiều em chưa trả lời được câu hỏi: Vì sao từ chỗ không
tất yếu việc Việt Nam mất nước vào cuối thế kỉ XIX đã là một tất yếu lịch sử.
Cụ thể với cách thức mà tôi đã áp dụng dạy ở 4 lớp 11A3, 11A4, 11A6, 11A9
qua kiểm tra đã có kết quả về mức độ nắm bài của các em như sau:
Lớp

Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
38
2
5,3
8
21,1
20
52,6
8
21,0
11A3
42
1
2,4
9
21,4
23
54,8

9
21,4
11A4
43
2
4,7
7
16,3
28
65,1
6
13,9
11A6
46
3
6,5
9
19,6
26
56,5
8
17,4 2
11A9

skkn


Từ thực trạng trên để đạt được hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến lại bài
dạy và đổi mới phương pháp đó là: Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với bài
tập nhận thức để học sinh tiếp thu hiệu quả tiết 26 bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả

nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn
đầu hàng” ( Lịch sử 11- ban cơ bản) tôi đã áp dụng và tôi thấy thành công.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định phạm vi thực hiện của đề tài.
Tôi thực hiện bài dạy của mình với học sinh khối 11. Phạm vi thực hiện là các
lớp: 11A1, 11A2 , 11A7, 11A11
2.3.2.Thiết kế bài dạy:
Đối với giáo viên thiết kế bài dạy là công việc vô cùng quan trọng trước khi tổ
chức hoạt động dạy học, để có một bài giảng bằng thiết kế trên Microft Power point
giáo viên phải nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để xác
định được mục tiêu dạy học, kiến thức cơ bản kết hợp với các phương pháp dạy
học thích hợp nhằm đem đến một bài giảng hiệu quả cao cho học sinh.
* Các bước thiết kế bài dạy:
a. Xác định mục tiêu bài dạy: Với bài “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu
hàng” Sau bài học, học sinh phải nắm được:
- Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:
+ Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt
Nam từ sau năm 1874 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
+ Giúp các em thấy được cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp
của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882- 1884
- Về kĩ năng: Hình thành ở học sinh những kĩ năng
+ Kĩ năng tích hợp các mơn học : Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân vào
một bài Lịch sử.
+ Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày
diễn biến của quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
* Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng:
+ Làm việc cá nhân
+ Làm việc theo nhóm.
+ Tích cực và chủ động trong học tập.

- Về tư tưởng, thái độ:
+ Hứng thú trong quá trình học tập.
+ Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
+ Giáo dục lịng u nước, bài học được rút ra từ những sai lầm của nhà
Nguyễn trong đánh giá trách nhiệm của vương triều khi để nước ta rơi vào tay
thực dân Pháp.
+ Giáo dục lòng biết ơn các nhân vật lịch sử với lòng yêu nước và ý thức
dân tộc sâu sắc.
- Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng
kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, sâu chuỗi các sự
kiện lịch sử...
3
skkn


b. Lựa chọn kiến thức liên môn cơ bản của bài dạy
Ở bài này kiến thức Địa lí được vận dụng để xác định lược đồ, bản đồ về quá
trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, những địa danh gắn liền với các nhân vật
lịch sử… Ngoài ra, kiến thức Văn học sẽ hỗ trợ cho các em tìm hiểu rõ về các nhân
vật lịch sử cùng với những câu ca thể hiện nỗi buồn của nhân dân khi đất nước rơi
vào tay thực dân Pháp.
Cũng trong bài này tôi sử dụng phần mềm Microft Power point, việc áp dụng
công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay là vô cùng cần thiết trong xu thế cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, dạy học bằng công nghệ thông tin giúp các em có thể
nhớ và lưu giữ lại những hình ảnh về lịch sử dân tộc thông qua một tiết học lịch sử
c. Xác định các hình thức Tổ chức dạy học
- Tổ chức học cá nhân với SGK - lược đồ - sơ đồ.
d. Xác định các phương tiện dạy học: Máy chiếu

e. Xác định phương pháp dạy học:
Đàm thoại - gợi mở. Giải quyết vấn đề. Trực quan - tường thuật
2.3.3. Tổ chức dạy học
* GV kiểm tra bài cũ:
* GV vào bài mới:
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, nêu vấn đề để học sinh thu thập kiến
thức nắm nội dung cốt lõi của bài.
Phương thức: Tôi yêu cầu trả lời các câu hỏi sau đây:
- Sau khi thơn tính xong Nam Kì mục tiêu tiến đánh tiếp theo của thực dân Pháp là
gì?
- Quá trình lún sâu vào con đường thỏa hiệp và đi đến đầu hàng của triều đình Huế
được thể hiện ra sao?
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc và Trung Kì diễn ra như thế nào trong những
năm 1882- 1883?
Học sinh trả lời, trên cơ sở đó tơi sẽ dẫn dắt vào nội dung bài học
Vì là một bài giảng vận dụng kiến thức liên môn nên để tạo hứng thú, say mê học
tập của học sinh , tôi sẽ bắt đầu tiết học bằng việc nhắc lại kiến thức để học sinh
nắm: Năm 1874 triều đình nhà Nguyễn đã kí hiệp ước Giáp Tuất với thực dân Pháp
cho thấy những sai lầm của nhà nước phong kiến đương thời, và sự phản ứng gay
gắt bản hiệp ước của các văn thân, sĩ phu yêu nước cùng với các tầng lớp nhân dân
điều này được thể hiện thông qua câu ca:
"Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây".
Và từ những câu ca trên, tôi sẽ khơi dậy nhận thức của các em bằng việc đặt ra
câu hỏi: Phong trào kháng chiến của nhân dân ta sau hiệp ước Giáp Tuất có điểm
gì mới?
Sau hiệp ước Giáp Tuất thực dân Pháp được gì và chưa có được gì? Liệu thực dân
Pháp có từ bỏ âm mưu xâm lược tồn bộ nước ta khơng? Đó là những gì mà cơ trị
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai.

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882- 1884
Trong mục II gồm có 2 mục nhỏ:

skkn

4


Mục II.1: Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai
( 1882- 1883)
Bước 1: Để học sinh nắm rõ được nội dung tiết học đầu tiên tôi sẽ cho các em xem
qua về lược đồ cá chiến trường chính trong q trình Pháp xâm lược Việt Nam từ
năm 1882- 1883 đó là các chiến trường: Bắc kì và chiến trường Huế.
Giáo viên kết hợp kiến thức Lịch sử và Địa lí giới thiệu về các chiến
trường chính trong q trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

Lược đồ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực Pháp xâm lược

Bước 2: Tơi sẽ trình chiếu cho các em xem lược đồ Pháp đánh chiếm Bắc Kì .

Lược đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần hai

skkn

5


Để hiểu được quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (18821884). Tơi u cầu học sinh trả lời câu hỏi : Tại sao đến đầu những năm 80 ( thế kỉ
XIX) thực dân Pháp lại quyết tâm xâm lược toàn bộ Việt Nam? Vì đây là những
kiến thức đã được học trong chương trình lớp 8, lớp 10 và tiết đầu tiên của bài.

Học sinh sẽ trả lời được: Từ những năm 70 của thế kỉ XIX trở đi nước Pháp
chuyển sang thời kì đế quốc chủ nghĩa, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu,
nhân công ngày càng trở nên cấp thiết vì vậy chúng tập trung lực lượng để hồn
thành việc đánh chiếm tồn bộ Việt Nam.
Sau khi học sinh trình bày lí do thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, tôi
sẽ cung cấp cho các em thông tin giai đoạn này Pháp đã chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra
ngày càng cấp thiết, trong khi Bắc Kì đơng dân, giàu về ngun liệu đặc biệt là than
đá . Tôi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức địa lí chỉ trên lược đồ vị trí đồng bằng
sơng hồng khu vực đơng dân và vùng đơng bắc đặc biệt Hịn Gai, Quảng n giàu
về trữ lượng than đá… đó là lí do thực dân Pháp ráo riết xúc tiến xâm lược toàn bộ
Việt Nam.
Bước 3: Tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Pháp vin vào cớ gì để kéo quân ra Bắc lần hai?
Học sinh sẽ trả lời được: Thực dân Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước năm
1874.
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi sẽ cung cấp thêm cho các em kiến thức để các
em thấy được âm mưu của thực dân Pháp đó là việc chúng lợi dụng sự suy yếu
ngày càng rõ rệt của triều đình Huế trên tất cả các mặt, nên đã đưa quân ra Bắc
ngày càng đơng theo u cầu của triều đình nhằm đàn áp các cuộc nổi dậy của dân
chúng và đối phó với bọn thổ phỉ, hải phỉ ở miền biên giới, ven biển, đồng thời
chúng lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để tung gián điệp ra Bắc, bắt
liên lạc với các giáo sĩ đang truyền đạo, trà trộn vào dân, nhất là vùng có đơng đồng
bào Cơng giáo kích động họ nổi dậy chống triều đình, để rồi lấy cớ nhà Nguyễn vi
phạm điều điều khoản trong Hiệp ước 1874 chúng đã ra Bắc lần thứ hai.
Bước 4: Về quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, kết hợp với kiến thức
địa lí trình chiếu về q trình Pháp đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tơi u cầu học
sinh trả lời câu hỏi: Trình bày diễn biến quá trình pháp đánh Hà Nội và các tỉnh
Bắc Kì trong những năm 1882- 1883?

Lược đồ thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì

lần thứ hai(1882 - 1883)

Lược đồ thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai ( 1882- 1883)

skkn

6


Học sinh sẽ trả lời được: Ngày 3/4/1882, quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4
gửi tối hậu thư nổ súng chiếm thành Hà Nội. Tháng 3 năm 1883 lợi dụng triều đình
hoang mang, qn Pháp chiếm ln mỏ than Quảng Yên, Hòn Gai.
Bước 5: Để học sinh hiểu rõ hơn tôi sẽ kết hợp kiến thức lịch sử với địa lí mơ tả
cấu trúc, cách bố phịng của thành Hà Nội:

Cung cấp thêm cho các em kiến thức: Điện Kính Thiên là cơng trình trung tâm
của hồng cung thời Hậu Lê. Năm 1816 tòa điện được Vua Gia Long xây dựng
lại.Thành được xây dựng theo kiểu Vô băng. Sau khi Pháp trao trả cho nhà Nguyễn
1874 thành được tu sửa lại, tường dày và cao hơn. Cử thành được gia cố bằng gỗ
lim chắc chắn, trên các vị trí xung yếu có bố trí nhiều súng đại bác, binh lính được
bố trí cả trong và ngồi thành để có thể ứng cứu cho nhau. Đây là một di tích lịch
sử và văn hóa của dân tộc ta. Năm 1886 điện bị thực dân Pháp phá hủy để xây nhà
ban chỉ huy pháo binh, hiện chỉ cịn di tích thềm bậc đơi rồng đá trước thềm điện
Kính Thiên ( trong khu thành cổ Hà Nội ngày nay)
Mục II.2: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến
Bước 1: Tôi sẽ yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trước hành động xâm lược của thực
dân Pháp, quan quân triều đình đã tổ chức kháng chiến như thế nào?
HS sẽ trả lời được: Khi quân Pháp khiêu khích ở Hà Nội từ ngày 3-4-1882 đến
ngày 25-4-1882 chúng nổ súng đánh thành, lúc đó quan qn triều đình biết nhưng
khơng dám mạnh tay đối phó. Khi thành Hà Nội rơi vào tay Pháp, Hoàng Diệu đã

tuẫn tiết ngay sau vườn Võ Miếu.
Bước 2: Sau khi học sinh trả lời xong, để học sinh hiểu rõ hơn về tinh thần chống
Pháp của một số quan lại tiêu biểu của nhà Nguyễn, tôi sẽ cung cấp thêm cho các
em những thông tin về tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu bằng việc kết hợp kiến
thức lịch sử với văn học qua những câu ca:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đà say
Anh hùng thước lụa trao tay
Nước non một gánh vơi đầy ai hay”

skkn

7


Chắc hẳn 2 câu đầu học sinh các em sẽ thấy rất quen thuộc, những người con xứ
Quảng thường nói về quê hương của mình như thế, nhưng các em lại không biết
được rằng hai câu cuối lại gắn liền với nhân vật lịch sử là tổng đốc thành Hà Nội
Hoàng Diệu, người con của mảnh đất Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Năm 1882, khi
quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống
lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4
năm 1882 thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu ( Chân cột cờ
Hà Nội ngày nay) để khơng rơi vào tay giặc. Hồng Diệu được đơng đảo sĩ phu ,
nhân dân Hà Nội thương tiếc. Ông được thờ trong đền Trung Liệt ( cùng với
Nguyễn Tri Phương) trên gò Đống Đa với câu đối:
Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa
Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên
Dịch:
Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong thần cịn thước đất
Là trời cao, là sơng núi, mười năm tâm sự với trời xanh

Dù sao đi nữa cái chết của Hồng Diệu, hành động tuẫn tiết của ơng đã tỏ rõ khí
phách của một vị tổng đốc chân chính, sống chết với thành, quyết khơng đội trời
chung với giặc, nêu gương cho hậu thế. khi tơi dạy thì tôi thấy các em rất chăm chú
lắng nghe bài giảng.
Tổng đốc Hồng Diệu

-

-

-

Q ở Quảng Nam, từng
đỗ chức Phó bảng và
được triều đình giao cho
nhiều chức vụ quan trọng
Là người yêu nước, thuộc
phái chủ chiến trong triều
đình.
Từ năm 1880- 1882 là tổng
đốc thành Hà Nội
25/4/1882 khi thành Hà Nội
thất thủ. Hồng Diệu tự
vẫn để khỏi rơi vào tay
giặc

Hoµng DiƯu (1829-1882)
Hồng Diệu (1829 - 1882)

Hay kết hợp với kiến thức văn học thể hiện trong bài “Thơ điếu Hồng Diệu” của

phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh:
“Đã tay cầm bút lại cầm binh
Muôn dặm giang sơn nặng một mình
Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa
Giữ thành, thành mất, mất theo thành
Suối vàng chắc hẳn mài gươm bạc
Lòng đỏ đành đem gửi sử xanh
Di biểu nay cịn sơi chính khí
Khiến người thêm trọng bút khoa danh”
8
skkn


Bước 3: Để thấy được cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì khi
mà thực dân Pháp đưa quân ra xâm lược lần thứ hai, tơi sẽ kết hợp với kiến thức địa
lí, dùng bản đồ chỉ đường hành quân của quân Pháp ( biểu diễn bằng các kí hiệu
mơ tả các trung tâm kháng chiến tại các địa phương như Hà Nội, Nam Định...),và
nhấn mạnh: Đi tới đâu, giặc cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta
Từ đó tơi sẽ đặt ra câu hỏi cho học sinh: Theo các em tinh thần kháng chiến của
nhân dân có gì khác so với triều đình?
Học sinh sẽ trả lời được: So với tinh thần chiến đấu của triều đình, tinh thần
chiến đấu của nhân dân mạnh hơn nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong chiến thắng
Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883).
Bước 4: Tơi sẽ kết hợp kiến thức địa lí với lịch sử bằng việc dùng lược đồ riêng và
ảnh trong sách giáo khoa để giảng về trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883).

Bản đồ Hà Nội và khu vực Cầu Giấy
Để học sinh nắm rõ về địa danh, một lần nữa tôi khắc sâu thêm kiến thức đã học ở
tiết trước. Trên một nhánh nhỏ con sông Tô Lịch ngày xưa, phía tây thành Hà Nội,
ngồi cửa ơ Tây Dương, có một chiếc cầu gạch cổ kính. Gần cầu có một cái chợ

chuyên bán giấy làm ở làng Hạ Yên cịn gọi là làng Cót. Vì vậy cầu mang tên là
Cầu Giấy. Trong trận Cầu Giấy 19.05.1883, Pháp bị thiệt hại nhiều : khoảng 50
người chết, 70 bị thương. Thi hài Henri Rivière được chôn ở Hà Nội, sau này
được đưa về nghĩa trang Montmartre ở Paris.

QUÂN CỜ ĐEN

LƯU VĨNH PHÚC

skkn

9


Cuộc chiến giữa quân Pháp
với Quân cờ đen

Ri- vi- e bị giết tại Cầu Giấy (19/5/ 1883 )

Bằng kiến thức lịch sử và địa lí một lần nữa học sinh sẽ khắc ghi rõ địa danh cầu
giấy với chiến tích sau 10 năm chủ tướng của Pháp lại bỏ mạng.
Bước 4: Tôi tiếp tục đặt câu hỏi:
Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2?
Học sinh sẽ trả lời được: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm nức lịng nhân dân
cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta, làm cho Pháp
hết sức hoang mang, lo sợ.
Sau khi học sinh trả lời xong , tôi chốt ý bằng cách khẳng định: Chiến thắng Cầu
Giấy khơng tiếp tục được phát huy vì chủ trương thương lượng, cầu hịa của triều
đình Huế. Chính phủ Pháp đã lợi dụng sự kiện này để đẩy mạnh cuộc chiến tranh,
dùng vũ lực buộc triều đình Huế đầu hàng.

Để học sinh sau khi học xong phần II hiểu rõ những sự kiện lịch sử đã học. Tôi sẽ
sử dụng các câu hỏi nhận thức nhằm giúp các em nắm chắc hơn kiến thức đã học.
Bằng việc đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu các em chọn đáp án đúng
nhất.
Chọn câu trả lời đúng nhất

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Nội dung nào không phải là điểm
tương đồng trong hành động xâm lược Bắc
Kì lần thứ nhất ( 1873-1874) và lần thứ hai
(1882-1883)?
A. Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố
phịng
B. Sử dụng các thủ đoạn chính tri kết hợp với
quân sự
C. Gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội
D
D. Ép nhà Nguyễn cơng nhận Bắc Kì là đất
thuộc Pháp

skkn

Câu 2: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc kì lần
thứ 2 vào năm nào?
A. Năm 1880
B. Năm 1881
C
C. Năm 1882
D. Năm 1883


10


Chọn câu trả lời đúng nhất

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 3: Tổng đốc chỉ huy cuộc chiến đấu trong Câu 4: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1 và lần
thành Hà Nội lần thứ 2 là ai?
thứ 2 gắn liền với những tên tuổi lịch sử
nào?
AA. Hoàng Diệu
A. Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản
B. Hoàng Tá Viêm
B.
B Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc
C. Lưu Vĩnh Phúc
C. Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản
D. Nguyễn Tri Phương
D. Lưu Vĩnh Phúc, Nguyễn Tri Phương

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận
An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
Mục III.1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. ( Đọc thêm)
Bước 1:
Vì đây là mục học sinh đọc thêm nên tơi đi nhanh bằng việc dùng hình ảnh trình
chiếu kết hợp với kiến thức địa lí để học sinh thấy được bối cảnh và quá trình Pháp
đánh chiếm Thuận An.


Tàu chiến Pháp gần cửa Thuận An, 18/8 /1883

Để học sinh nắm được địa danh của cửa biển Thuận An, tôi yêu cầu các em quan
sát máy chiếu và giới thiệu đến các em địa danh này. Cửa Thuận An, trước còn
được gọi là cửa Eo, cửa Nộn là một cửa biển quan trọng ở Miền Trung Việt Nam
thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cửa này là thủy lộ chính thơng sơng Hương qua phá Tam
Giang ra biển Đơng. Vì là nút giao thông nối liền vùng cận duyên và lưu vực sơng
Hương, cửa Thuận An đóng vai trị trọng yếu đối với cố đô Huế về mặt chiến lược,
thương mại, cũng như kinh tế. Vua nhà Nguyễn coi cửa Thuận An là một vị trí
trọng yếu mất Thuận An kinh thành Huế sẽ bị uy hiếp.

skkn

11


Lược đồ kinh thành Huế và quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An

Bước 2: Tôi kết hợp với kiến thức văn học khắc sâu cho các em thấy được rõ hơn
về địa danh cửa biển Thuận An bằng những câu thơ:
“Biển khơng dậy sóng, mặt trời chiếu dọi sáng
Thành trịn, các lớn, trơng thấy xa xa ngồi biển khơi”
Mục III.2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu
hàng.
Bước 1: Tôi sử dụng phương pháp hoạt động nhóm bằng việc chia lớp thành 4
nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu hồn cảnh kí kết hiệp ước Hácmăng.
Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung hiệp ước Hácmăng.
Nhóm 3: Tìm hiểu hiệp ước Patơnốt khác gì hiệp ước Hácmăng
Nhóm 4: Nhận xét nội dung hai bản hiệp ước.

Bước 2: Sau khi các em thảo luận xong đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác
bổ sung kiến thức sau đó tơi sẽ chốt ý và nhấn mạnh: Với hai bản hiệp ước
Hácmăng và Patơnốt từ một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền Việt Nam
đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, dần dần nước ta trở thành 1 nước thuộc địa nửa phong
kiến.
Bước 3: Tôi kết hợp kiến thức lịch sử với kiến thức giáo dục công dân bằng việc
đặt câu hỏi: Theo em Việt Nam mất nước có phải là một tất yếu không? Em
đánh giá như thế nào về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi
vào tay thực dân Pháp?
Học sinh trả lời tôi kết luận vấn đề bằng nhận định của Giáo sư Nguyễn Phan
Quang:
“Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường
lối chính trị dẫn đến lúng túng về quân sự, tuy quân lực khơng yếu mà tự phải thua.
Sự lúng túng cịn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang tràn vào.
Lo sợ, nhưng khơng có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín. Càng lúng
túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn nội bộ rất
nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của các áp
12
skkn


lực từ bên ngồi. Riêng đối với đạo Gia-tơ thì triều Nguyễn đã từ lúng túng đi đến
bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp”.
Đúng như câu thơ:
“Năm Tự Đức thập nhất niên
Nam Kì đã lọt dưới quyền giặc Tây
Hai lăm năm sau trận này
Trung Kì cũng mất. Bắc Kì cũng tan
Ngàn năm gấm vóc giang san
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!

Tội kia càng lấp càng đầy
Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lịng
Nước ta nhiều kẻ tơi trung,
Tấm lịng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương
Cùng thành còn mất làm gương cho đời
Nước ta bị Pháp cướp rồi
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng”
Bước 4: Bằng kiến thức lịch sử kết hợp với kiến thức văn học để các em thấy được
nỗi đau của dân tộc khi nước ta rơi vào tay thực dân Pháp mà trách nhiệm lớn ở đây
thuộc về triều đình nhà Nguyễn.
với những câu thơ thể hiện thái độ của nhân dân trước thực trạng đất nước:
“Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nửa dân ta phải cạo đầu”

Đất bảo hộ

“Tiếc quả hồng gâm đem cho chuột vộc
Tiếc con người ngọc đem cho voi dầy
Tiếc nước Nam ta xây dựng
Để cho Tây tung hoành”

skkn

13


Bước 5: Tôi chốt lại kiến thức bài học bằng các bài tập nhận thức :


Tóm tắt ngắn gọn nội dung sự kiện
theo thứ tự từng mốc thời gian?
Pháp hoàn thành
xâm lược Việt Nam

Việt Nam mất
quyền độc lập
Mất 3 tỉnh miền
Tây Nam Kì
Mất 3 tỉnh miền
Đơng Nam Kì
Pháp xâm
lược Việt Nam

1884
Pa-tơ-nốt

1883
Hácmăng

1874
Giáp Tuất

1862
Nhâm Tuất

1858
Sơ đồ quá trình Việt Nam từng bước bị thực dân Pháp xâm lược


Dựa vào sơ đồ, tôi yêu cầu các em tóm tắt các mốc thời gian trong quá trình
Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884 qua đó thấy được từ một
quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền Việt Nam đã dần trở thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Sau khi các em trả lời xong , tôi sử dụng các câu hỏi nhận thức theo hình thức
trắc nghiệm khách quan để các em nắm chắc nội dung bài học.

Chọn câu trả lời đúng nhất

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Thái độ của thực dân Pháp sau trận
Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) có điểm gì
khác so với trận Cầu Giấy lần thứ nhất
(21/12/1873)?
A. Quân Pháp vô cùng hoang mang lo sợ.
B.
B Chính phủ Pháp càng đặt quyết tâm xâm
lược Việt Nam.
C. Chủ động kí với triều đình nhà Nguyễn bản
hiệp ước
D. Lên ngay kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần
thứ ba

Câu 2: Điểm giống nhau về thái độ của triều đình
nhà Nguyễn trong 2 lần chiến thắng Cầu Giấy của
quân dân ta cuối thế kỉ XIX là
A. dàn trải quân đội đến các vị trí để tiếp tục chiến
đấu
B. chủ động kí với Pháp hiệp ước để giữ vững chủ

quyền dân tộc
C. kiên quyết đấu tranh chống Pháp để không mất
chủ quyền đất nước
DD. nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường
thương thuyết

skkn

14


Chọn câu trả lời đúng nhất

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 3: Nhận xét nào là đúng về trận tuyến
của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp (1858-1884) ?
A. Triều đình đã tổ chức cả nước quyết tâm
chống Pháp xâm lược
B. Triều đình quy tụ được phong trào chống
Pháp trong nhân dân
C Triều đình thiếu quyết tâm, lúng túng trong
C.
việc đối phó với Pháp
D. Triều đình đi từ chủ hịa đến phịng thủ,
bảo vệ lợi ích dòng họ

Câu 5: Hiệp ước Hácmăng (1883) và hiệp ước
patơnốt ( 1884) được kí kết

A. đã mở đầu cho quá trình đầu hàng của
triều đình nhà Nguyễn.
B. chứng tỏ Pháp đã dập tắt được phong trào
đấu tranh của nhân dân.
C. chứng tỏ Pháp đã hồn thành xâm lược 3
nước Đơng Dương
D là mốc đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc
D.
địa của Pháp

Từ sự kết hợp giữa Lịch sử, Văn học, Địa lí, Giáo dục cơng dân, sử dụng phần
mềm Microft Power point và bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, tường thuật, với
sự tương tác giữa cơ và trị, tơi tin sẽ mang lại hiệu quả học tập cao và sẽ làm cho
học sinh không bị nhàm chán khi học môn Lịch sử.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Với việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với bài tập nhận thức để dạy
hiệu quả bài Bài 20 : “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân
dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng”. Tôi thấy đã tạo được
hiệu ứng tốt trong học tập của học sinh, các em hứng thú, say mê hơn trong giờ
học, khơng khí lớp học nhẹ nhàng, sơi nổi. Đặc biệt ở những lớp mà đầu vào thấp
như lớp 11A1, 11A2 nhưng khi dạy bài này tôi thấy được sự hứng khởi trong học
tập của các em. Kết quả cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
37
16
43,2
14
37,9
6
16,2
1
2,7
11A1
41
20
48,8
18
43,9
3
7,3
0
0
11A2
42
24
57,1
13

31,0
5
11,9
0
0
11A7
38
20
52,6
12
31,6
6
15,8
0
0
11A11
Như vậy, có thể thấy rằng rõ ràng những kiến thức mơn Văn học, Địa lí và việc
ứng dụng Cơng nghệ thơng tin giúp ta có thể hình dung một cách sống động, chân
thực về các sự kiện lịch sử. Điều này sẽ giúp môn Lịch sử có sự hấp dẫn, lơi cuốn
hơn và vì thế hiệu quả học tập môn học sẽ được nâng cao.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với bài tập nhận thức để dạy một tiết
học Lịch sử tôi thấy mang lại kết quả khả quan hơn so với tiết dạy học thông
thường. Trong một tiết dạy học truyền thống học sinh thường thấy nhàm chán vì
nghĩ đến Lịch sử các em ln hình dung là phải nhớ rất nhiều các sự kiện. Việc đưa
kiến thức địa lí, văn học cùng với ứng dụng Công nghệ thông tin và các bài tập
nhận thức vào dạy học với những hình ảnh sinh động sẽ giúp các em nhìn nhận vấn
15
skkn



đề Lịch sử trở lên gần gũi hơn, tạo cho các em niềm say mê, yêu thích và trân trọng
hơn những giá trị mà cha ông để lại.
Như vậy với khoảng 16 trang cho một đề tài sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng
thực tiễn cho một tiết dạy cụ thể, với mong muốn thay đổi cách nhìn và cách học
của các em học sinh về bộ môn Lịch sử, tôi hy vọng sáng kiến của mình sẽ trở
thành nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, mặc dù vậy đề tài hẳn sẽ
cịn những thiếu sót, chưa hồn thiện. Vì thế, tơi rất mong những đồng nghiệp của
mình góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn chỉnh hơn. Tơi xin
chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tơi có một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường thêm thiết bị hỗ trợ dạy học, đặc biệt là tranh ảnh dành cho môn
Lịch sử.
- Trong bài 20 cần có thêm tranh ảnh về chân dung các tấm gương đã chiến đấu anh
dũng bảo vệ thành Hà Nội và phần chữ nhỏ giới thiệu vài nét về Hoàng Diệu. Hiện
sách giáo khoa Lịch sử phần kênh hình cịn q ít.
- Tôi cũng rất mong muốn Bộ giáo dục và đào tạo cung cấp thêm nhiều tài liệu có
mẫu hướng dẫn cụ thể về những bài vận dụng kiến thức liên mơn, để những giáo
viên như tơi có điều kiện học hỏi thêm nhằm khơng ngừng nâng cao, hồn thiện về
chun mơn của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa ngày 2 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến


Trần Thị Hạnh

skkn

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT lớp 12của Bộ GD-ĐT
2. Hoạt động dạy học bằng phương pháp “Lập bản đồ tư duy” (Tài nguyên dạy học
của Bộ GD&ĐT)
3. Bí quyết chinh phục điểm cao kì thi THPT Quốc gia của nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội
4. Info graphic, ôn luyện, kiểm tra - đánh giá và thi của nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
5. Sách giáo khoa Lịch sử 8 của nhà xuất bản giáo dục
6. Sách giáo khoa Lịch sử 11 của nhà xuất bản giáo dục
7. Sách giáo viên Lịch sử 11 của nhà xuất bản giáo dục
8.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của nhà xuất bản giáo dục
9. Một số hình ảnh, lược đồ, sơ đồ khai thác từ mạng Internet

skkn

17




×