Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Skkn vận dụng kiến thức liên môn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học thông qua ngôn ngữ tạo hình theo phương pháp đan mạch tại trường tiểu học nguyễn văn trỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 27 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
KMax đã nói: Muốn thưởng thức cái đẹp trước tiên phải được giáo dục về
nghệ thuật”.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã
Hội Chủ Nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai
phương pháp dạy học Mĩ thuật mới bằng việc sử dụng những quy trình dạy
học Mĩ thuật của Đan Mạch ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc. Mục
tiêu của phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm trung tâm của việc
giảng dạy với phương châm:
“Nghe rồi sẽ qn
Nhìn rồi sẽ nhớ
Chỉ có tự làm mới hiểu”.
Trong mơn học Mĩ thuật thì nghệ thuật tạo hình chỉ là tên gọi chung cho
ngơn ngữ biểu đạt như: Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Trang trí, Đồ họa. Nghệ
thuật tạo hình sử dụng các hệ thống ngơn ngữ như: Đường nét, màu sắc hình
khối, dùng để diễn tả.
Ngơn ngữ tạo hình của trẻ tiểu học cũng đa dạng và phong phú với nhiều
cách thể hiện khác nhau từ đường nét, màu sắc cho đến cách thể hiện thông qua
cảm nhận của các em về cái đẹp trong cuộc sống. Dạy học Mĩ thuật theo phương
pháp Đan Mạch giúp cho trẻ có được cách nhìn, sáng tạo hơn trong khi vẽ, các
em được bay nhảy hơn khơng cịn bị bó buộc trong phạm vi nhỏ nữa mà được
thể hiện tư duy sáng tạo. Từ đó giúp các em lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc
lập, tính tích cực, tư duy sáng tạo, các em được làm quen với các quy trình dạy
học của phương pháp Đan Mạch dưới nhiều hình thức khác nhau như: Quy trình
vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện; Quy trình vẽ theo nhạc; Vẽ biểu cảm,
tạo hình 3D - tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được)…. làm cho các em
cảm thấy có hứng thú và say mê hơn trong giờ học mơn Mĩ thuật. Ngồi ra giáo
viên cịn vận dụng linh hoạt kiến thức liên mơn như: Thể dục, Âm nhạc, Tự


nhiên-Xã hội, Thủ công.... vào quy trình dạy học theo phương pháp Đan mạch
đạt được kết quả cao. Vậy nên, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học
thơng qua ngơn ngữ tạo hình là điều tất yếu. Sau một thời gian triển khai giảng
dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tại trường Tiểu học Nguyễn Văn
Trỗi. Tôi nhận thấy đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa sẽ có cách nhìn nhận,
cảm nhận, suy nghĩ và lý luận theo cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm
nhận logic khoa học tạo nên cái đẹp hồn thiện, cịn trẻ em có cách cảm nhận
ngây thơ, hồn nhiên, trong trẻo, không vướng những quy tắc, rập khn mà tập
trung vào sự u thích của mình trong bài vẽ. Cho nên bài vẽ của các em thường
có nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Trong quá trình dạy thực nghiệm các khối
lớp, bản thân tôi cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đây cũng chính
là lý do để tơi chọn đề tài: "Vận dụng kiến thức liên môn trong việc giáo dục
thẩm mĩ cho học sinh tiểu học thông qua ngơn ngữ tạo hình theo phương pháp
Đan Mạch tại trường Tiểu học Nguyên Văn Trỗi”.
1

skkn


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này chỉ với mục đích giúp học sinh:
+ Nâng cao chất lượng giờ học mơn Mĩ thuật.
+ Phát huy tính sáng tạo và hình thành kỹ năng sống cho trẻ.
+ Giúp các em yêu thích cái đẹp và biết vận dụng sản phẩm các em làm ra
phục vụ vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày
+ Phát triển toàn diện ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua đường nét, màu
sắc, hình khối...
+ Giúp các em phát triển được năng khiếu của bản thân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Kiến thức liên môn trong dạy ngôn ngữ tạo hình theo phương pháp mới

của Đan Mạch.
- Chương trình Mĩ thuật ở Tiểu học.
- Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm tài liệu liên quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp quan sát, luyện tập thực hành.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại, thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp làm việc theo cặp, nhóm
- Phương pháp tích hợp
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Lâu nay, ở bậc tiểu học luôn nhắc đến ngôn ngữ hội họa của trẻ. Vậy ngơn
ngữ tạo hình của trẻ ở bậc tiểu học là gì? Làm thế nào để vận dụng tốt kiến thức
liên môn nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, phát hiện và bồi dưỡng học sinh
phát huy tính thẩm mĩ, tính sáng tạo thơng qua ngơn ngữ hội họa? Đây cũng
chính là lí do tơi chọn đề tài này để nghiên cứu. Có thể nói ngơn ngữ tạo hình
của trẻ ở bậc tiểu học là hướng học sinh tới mục tiêu:
- Hướng học sinh luôn tìm tịi, sáng tạo ra những cái mới
- Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức của học sinh.
- Hình thành các kỹ năng sống trong lĩnh vực Mĩ thuật cho các em.
- Giúp các em yêu thích cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào trong cuộc
sống sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Đối với học sinh khối 1, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy tư duy ngôn
ngữ hội học của trẻ rất phong phú và đa dạng từ đường nét, màu sắc cho đến
cách thể hiện của các em. Khi vẽ về con người các em thường vẽ người thành
hình que hay quy về các hình khối cơ bản như hình vng hoặc hình hình chữ
nhật. Màu sắc thường được các em tơ với màu sặc sỡ thích màu gì thì vẽ màu

đấy... Ngơn ngữ biểu đạt của các em không theo một quy tắc nào cả mà dựa trên
cảm xúc và cách nhìn nhận của các em về sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày
trong cuộc sống. Khác biệt với học sinh lớp 1 thì học sinh lớp 5 các em đã có sự
nhìn khác hơn điều đó được thể hiện thông qua ngôn ngữ biểu đạt của các em
2

skkn


trong bài vẽ. Nét vẽ khơng cịn ngây ngơ nữa mà đã sắc sảo hơn. Màu sắc vẫn vẽ
theo cảm xúc nhưng được chắt lọc hơn. Cách nhìn nhận về sự vật, hiện tượng
xảy ra được các em nắm bắt và vận dụng nhanh hơn.
2.2.Thực trạng vấn đề.
Sau 6 năm triển khai giảng dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi. Tôi nhận thấy, BGH trường Tiểu học Nguyễn
Văn Trỗi luôn chú trọng đến việc phát triển ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua
phương pháp dạy học Đan Mạch. Ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ
thuật, còn chú ý tới việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đào tạo các em trở
thành những con người phát triển toàn diện, hài hịa, cân đối về mọi mặt: ĐỨCTRÍ-THỂ-MĨ. Các em rất thích học giờ học Mĩ thuật bởi trong q trình học,
học sinh được trải nghiệm, được khám phá được sáng tạo, được rèn luyện tính tự
học, tự giác, tự quản cao, được làm việc theo nhóm, làm theo cặp, theo cá nhân.
Các sản phẩm các em làm ra không giống nhau mà tùy vào sự sáng tạo của các
thành viên trong nhóm. Qua đó giúp các em phát huy tốt các kỹ năng: Kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng diễn giải, kỹ năng tự học tự đánh giá... Các em được bày tỏ
quan điểm của mình, tự tin trao đổi trong quá trình học. Tiết học Mĩ thuật trở
nên thoải mái, gần gũi, thân thiện. Các em vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo,
khơng bị gị bó. Giáo viên đi từng nhóm động viên, khích lệ các em. Để giúp các
em phát huy hết tư duy sáng tạo, u thích mơn học thì điều đầu tiên tơi nhận
thấy bản thân phải thực sự yêu nghề, phải nắm vững được kiến thức, phải có
phương pháp dạy tốt phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Phát hiện và bồi dưỡng

các em có năng khiếu thông qua viêc giáo viên áp dụng tốt trong việc dạy học
theo phương pháp Đan Mạch.
2.2.1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường:
Đối với mơn Mĩ thuật, bản thân tơi ln được BGH quan tâm, khuyến
khích, động viên tạo điều kiện thuân lợi để phát triển chuyên môn, vận dụng các
phương pháp mới vào giảng dạy (phương pháp Vnen, phương pháp Đan Mạch)
đặc biệt là" phương pháp của Đan Mạch” nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
thông qua ngơn ngữ tạo hình làm cho các em cảm thấy thích thú, u thích với
mơn học hơn. Tơi ln khuyến khích học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ, các
cuộc thi vẽ tranh như: "Chiếc ôtô mơ ước”; "Ý tưởng trẻ thơ”; ”Bác Hồ với
thiếu nhi”; Cuộc thi” Môi trường tương lai ”; Khuyến khích các em tham gia lớp
học câu lạc bộ năng khiếu; tham quan các phòng tranh triển lãm; Các tiết học
ngoài trời...Nhờ áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy mà trong những năm
học vừa qua, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi được sở giáo dục đánh giá là
trường đứng đầu của tỉnh về các phong trào tham gia thi vẽ tranh và đạt nhiều
kết quả cao trong các cuộc thi.
* Về phía học sinh:
Học sinh rất u thích học mơn Mĩ thuật. Đây cũng là một thuận lợi lớn đối
với giáo viên Mĩ thuật như tôi. Từ khi tôi áp dụng phương pháp mới Đan Mạch
vào trong việc giảng dạy, tôi thấy học sinh đã phát huy được tối đa tính sáng tạo,
khả năng hoạt động nhóm đặc biệt là các em học sinh lớp1. Khả năng thuyết
trình ngơn ngữ tạo hình của các em được thể hiện rõ nét thông qua các tác phẩm
3

skkn


mà các em làm ra được trong tiết học Mĩ thuật. Đây cũng chính là mục tiêu mà
tơi hướng tới cho các em.

* Về phía giáo viên:
Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy địi hỏi bản thân tơi khơng
ngừng tìm tịi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, độc đáo liên
kết với các môn học khác để có thể tạo ra một giờ dạy Mĩ thuật sinh động, ấn
tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển tải đến với người học.
* Cơ sở vật chất:
Được sự quan tâm của ngành giáo dục, phường Ngọc Trạo, phụ huynh học
sinh. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã được xây dựng khang trang hơn,
phòng học được cải tiến nhiều, đã có phịng học chức năng dành riêng cho môn
học Mĩ thuật. Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và
công tác của cán bộ, viên chức nhà trường. Các phòng học đã lắp đặt đầy đủ
máy chiếu và mua sắm nhiều trang thiết bị nghe nhìn: tranh ảnh, máy
catset....phục vụ cho việc giảng dạy.
2.2.2. Khó khăn:
* Về phía giáo viên:
Đối với đặc trưng ngơn ngữ tạo hình của trẻ. Ngay từ đầu, bản thân phải
nắm vững kiến thức, hiểu được tâm lý của từng em từ độ tuổi từ 6-10 để từ đó
kích thích tính sáng tạo, tư duy tưởng tượng của các em trong việc hoàn thành
bài học thông qua phương pháp dạy học Đan Mạch.
Hầu hết đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy học theo phương pháp mới
cịn thiếu nhiều hoặc chưa có nên tơi phải tự sưu tầm hoặc tự làm để phù hợp với
từng chủ đề, quy trình bài dạy.
* Về phía học sinh:
Đối với học sinh tiểu học, tâm lý của các em chưa bề vững, đa số các em
thích làm theo hay vẽ theo suy nghĩ của mình: nghĩ gì vẽ nấy, đặt bút là vẽ
khơng theo trình tự, khn khổ các bước vẽ.trong lớp cịn nói tự do… Học sinh
tiểu học có ngơn ngữ riêng, rất đơn giản nhưng cũng rất sáng tạo phong phú.
Các em thường vẽ tranh theo nhiều đề tài và nội dung khác nhau, một số em
cũng tìm cho mình nội dung và cách thể hiện sáng tạo, dí dỏm, bố cục lạ mắt.
Nhưng có những em cịn gị bó trong cách vẽ, cách nhìn màu và nhìn hình.

Chính vì vậy, tơi ln phải khuyến khích, động viên các em.
Bảng điều tra tình hình thực tế trước khi thực hiện: Đầu năm học 20192020, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra tình hình học tập của học sinh và kết quả
thu được như sau:
Khối
lớp
1
2
3
4
5
Tổng

Sĩ số
388
387
338
292
288
1.693

Hoàn thành tốt
SL
%
177
45,6
122
47,2
110
42,8
139

40,6
114
41,5
602
0,35

Hoàn thành
SL
%
209
53,9
264
52,7
227
56,9
151
58,7
173
58,1
1.074
99,6

Chưa hoàn thành
SL
%
2
0,5
1
0,26
1

0,26
2
0,68
1
0,35
7
0.04
4

skkn


Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy tỷ lệ học sinh Hoàn thành tốt (tổng số:
602 học sinh chiếm 0,35 ); Hoàn thành (tổng số:1.074học sinh chiếm tỉ lệ 99,6 );
Chưa hoàn thành (7 học sinh chiếm tỉ lệ 0,04). Từ tình hình trên, để việc học đạt
hiệu quả tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng kiến thức
liên môn trong việc giáo dục thẩm mĩ học sinh tiểu học thông qua ngôn ngữ tạo
hình theo phương pháp Đan mạch tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Giải pháp 1: Đặc điểm, ngơn ngữ tạo hình của trẻ trong việc vận dụng
các quy trình dạy học theo phương pháp Đan Mạch:
a. Đặc điểm ngơn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học:
* Đặc điểm, tâm lí:
Tâm lí của học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi là tuổi hồn nhiên. Trẻ em ở lứa
tuổi này có cách nhận thức, cách quan sát thế giới hoàn toàn khác với người lớn
chúng ta biểu hiện qua cách nhìn, cách cảm thụ cách vẽ, cách thể hiện trên tranh.
Sau một thời gian quan sát, tơi nhận thấy ngơn ngữ tạo hình của học sinh
lớp 1 khác nhiều so với các em học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5. Ở học sinh lớp 1
tranh của các em đợm màu sắc của cảm xúc, những vật có màu sắc hấp dẫn sinh
động được các em tri giác, cảm nhận tốt hơn. Kĩ năng hình thành nét vẽ cịn

vụng về, hình vẽ khơng đúng tỉ lệ, thấy gì vẽ nấy. Các em thường vẽ theo cảm
tính, màu sắc trong tranh thường sử dụng nhiều màu. Những màu nào thích thì
sử dụng, chưa chú ý đến đậm nhạt và khơng rõ chính phụ trong bài. Các em rất
thích được cơ giáo khen ngợi trước các bạn và hay bắt chước để vẽ giống các
bạn. Tuy nhiên, trong lớp vẫn còn một số em nhút nhát, chưa mạnh dạn, nét vẽ
của các em còn run rẩy chưa làm chủ được cảm xúc của bản thân.
Nắm bắt được đặc điểm tâm lí ngơn ngữ tạo hình của các em là điều hết
sức quan trọng và cần cần thiết, góp phần nhìn nhận, đánh giá và hướng dẫn trẻ
vẽ tốt hơn, giúp vận dụng vào việc giảng dạy tạo hình đạt hiệu quả cũng như
đem lại hứng thú học tập cho các em. Để làm được điều đó, tơi ln phải đặt
mình vào hồn cảnh để hiểu được những suy nghĩ, cách biểu đạt của các em bởi
đấy là những gì các em thấy, các em biết và các em thích. Tranh của học sinh
tiểu học có nét đẹp ngây ngơ, hồn nhiên, đáng u. Vì thế người lớn khơng nên
áp đặt cách nhìn và nhận xét tranh của các em theo cách suy nghĩ của người lớn.
Cách nhìn như thế không đúng với dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch.
* Khả năng cảm nhận ngơn ngữ tạo hình của trẻ trong quy trình dạy học
theo phương pháp Đan Mạch:
- Khi tơi mới áp dụng quy trình vẽ biểu cảm vào các chủ đề bài học đối với
các khối , tơi thấy học sinh mới đầu cịn bỡ ngỡ với quy trình này nhất là học
sinh lớp 1. Chính vì thế tơi phải hướng dẫn cặn kẽ hơn cho các em vẽ, học sinh
quan sát về đặc điểm, hình dáng của bạn đối diện. Sau khi quan sát xong, tôi yêu
cầu các em nhắm mắt và tưởng tượng bạn mình sau đó vẽ lại bạn mà khơng nhìn
vào giấy. Cách làm này giúp các em phát huy được tư duy tưởng tượng, ghi nhớ
lại các hình ảnh mà các em thu thập được. Học sinh làm việc theo cặp đôi và
ngồi đối diện nhau, thảo luận về các đường nét biểu cảm và thể hiện tranh biểu
cảm bằng màu sắc, về nội dung, trưng bày kết quả và thuyết trình sản phẩm.
Đây là quy trình mà ngơn ngữ tạo hình của trẻ bộc lộ rõ qua đường nét, màu sắc
5

skkn



rõ ràng nhất.

Một số hình ảnh về quy trình vẽ biểu cảm

Một số sản phẩm bài vẽ của học sinh.
Ở quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện: tôi cho học sinh
quan sát tranh và tạo ra ngân hàng từ những tình huống cụ thể trong các hoạt
động: vui chơi, làm việc, học tập.. Từ đó các em sáng tác tranh theo chủ đề và
chia sẻ nội dung câu chuyện. Khi áp dụng quy trình này,tơi luồng ghép các câu
chuyện có thật diễn ra hàng ngày xung quanh các em như giúp đỡ bạn khi bạn
gặp khó khăn hay câu chuyện về xả rác thải vào môi trường nhằm giáo dục các
em có ý thức và trách nhiệm hơn với môi trường sống, biết quan tâm giúp đỡ
mọi người hay như giáo dục các em về lòng yêu nước, về tính trung thực, tính
cẩn thận, tiết kiệm.… Thông qua việc liên hệ với các môn học khác bài vẽ của
các em sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn.

Một số hình ảnh về quy trình vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện.
6

skkn


Với quy trình trang trí và vẽ tranh theo nhạc, tơi cho học sinh nghe nhạc từ
đó để thẩm thấu, cảm nhận về các nhịp điệu, tiết tấu và theo giai điệu của bài
hát. Tôi lồng ghép các bài hát mang tính vui nhộn kích thích trí não của các em
nhằm tạo ra sự hưng phấn trong khi học. Các em nghe nhạc và chuyển động cơ
thể, bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự từ nhạt đến đậm. Học sinh
được thưởng thức, cảm nhận về màu sắc. Từ đó các em lựa chọn hình ảnh trong

thế giới tưởng tượng và tạo ra các sản phẩm trang trí theo tưởng tượng như: bưu
thiếp, thiệp mời hoặc bìa sách, bìa lịch... Các em sẽ trình bày và giới thiệu sản
phẩm mà các em làm được.Tơi thấy quy trình này ln được các em u thích
đặc biệt là các em học sinh khối 1 bởi sự mới mẻ do quy trình này mang lại.
Ngơn ngữ tạo hình về đương nét và màu sắc được các em phát huy một cách
triệt để.

Một số hình ảnh về quy trình trang trí và vẽ tranh theo nhạc.

Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
Đối với quy trình xây dựng cốt truyện, tơi cho học sinh tạo hình từ nhân
vật (bằng xé dán, nặn, dây thép, phế liệu hoặc chất liệu khác…) Sau đó các em
giới thiệu các nhân vật tưởng tượng cùng tính cách của họ để liên kết thành một
nội dung chủ đề cụ thể: vui chơi; gia đình, lễ hộị,lai động…
Ở khối 1 với chủ đề : “Những con cá đáng yêu”. Tôi cho học sinh quan sát
các con cá qua một số hình ảnh. Tạo thành câu chuyện theo trí tưởng tượng của
các em. Trong bài học, tơi kết hợp một số liên môn khác như Khoa học-xã hội;
Âm nhạc, Tiếng anh, Đạo đức… Học sinh tìm hiểu về cấu trúc, đặc điểm, hình
dáng của cá. Cho các nhóm học sinh tìm nhanh nhất bài hát nào có từ cá “Cá
vàng bơi”; hay bài hát về cá bằng tiếng anh như: “Baby shark”, tên cá trong
tiếng anh là gì?(fish). Trong q trình thực hành, các em cịn được sử dụng các
7

skkn


chất liệu sẵn có
trong thiên nhiên như: Chai, lọ, giấy vệ sinh, hộp nhựa…. tái tạo chúng thành
các tác phẩm nghệ thuật vừa trang trí cho góc học tập thêm xinh đẹp, vừa có thể
làm đồ chơi cho các em. Giáo dục các em biết bảo vệ môi trường sống bằng việc

không vứt rác ra lớp học, sân trường, nơi mình sinh sống... Quy trình xây dựng
cốt truyện cịn được tôi áp dụng vào các cuộc thi vẽ tranh như cuộc thi: ”Môi
trường tương lai”; Cuộc thi: “Oto mơ ước”; Cuộc thi:” Thanh hóa với an tồn
thực phẩm” và đã dành được giải thưởng nhất định.

Một số hình ảnh về quy trình xây dựng cốt truyện.
Quy trình Tạo hình 3D - tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được):
Tơi cho học sinh quan sát hình ảnh, hoạt động theo các chủ đề khác nhau của
bài học: múa hát, ngôi nhà... Học sinh vẽ và tô màu chủ đề theo trí nhớ bằng
những vật dụng, phế liệu tìm được ở địa phương để tạo thành sản phẩm.
Với quy trình này tơi áp dụng cho học sinh lớp 5 trong bài 4: “Em sáng tạo
với những chiếc lá”. Từ những chiếc lá đơn giản các em tạo ra rất nhiều sản
phẩm khác như các con vật, thời trang, tranh tĩnh vật… Điều đặc biệt ở quy trình
này học sinh như được khám phá ra 1 chân trời mới, tư duy được mở rộng cả về
kiến thức lẫn kĩ năng thực hành.

Hình ảnh tạo hình 3D - tiếp cận theo chủ đề (tạo hình từ vật tìm được).

8

skkn


Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
b. Vai trị của hoạt động nghệ thuật tạo hình đối với sự phát triển toàn
diện của học sinh.
* Giáo dục thẩm mĩ:
Giáo dục thẩm mĩ là giáo dục cho học sinh tiểu học mối quan hệ thẩm mĩ
đối với xung quanh giúp cho các em nhận biết được cái đẹp, biết cảm xúc trước
cái đẹp, phát triển thị hiếu thẩm mĩ và khả năng sáng tạo ra cái đẹp.

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật và là phương
tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ và là phương tiện quan trọng trong giáo
dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở các em khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mĩ,
hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống con người và nghệ
thuật. Trong giờ học tạo hình, giáo viên cho học sinh quan sát mẫu hay tranh để
các em cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Từ đó các em biết thể hiện xúc cảm, tình
yêu thẩm mĩ đối với sự vật, hiện thượng mà hình mình muốn miêu tả.
* Giáo dục trí tuệ:
Hoạt động ngơn ngữ tạo hình có quan hệ chặt chẽ với việc nhận thức cuộc
sống xung quanh bởi vì muốn thể hiện cuộc sống xung quanh cần phải nhận
thức được nó. Vì thế các em phải học cách quan sát, phải biết phân tích, đánh
giá, so sánh vật này với vật khác và ghi nhớ để tái tạo lại trong sản phẩm của
mình. Là giúp cho các em có khả năng khám phá ra năng lực của mình thơng
qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui tạo được
ra các sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Ở năng
lực này, giáo viên phải luôn chỉ ra cho học sinh thấy rằng sẽ có vơ vàn cách thức
biểu đạt khác nhau chứ không phải là cách duy nhất.
Hoạt động tạo hình là tạo ra sản phẩm, nó có ý nghĩa đối với sự phát triển
tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng đối với học sinh.
Trong suốt quá trình hoạt động tạo hình, các em khai thác được kinh nghiệm sử
dụng một số công cụ hoạt động, điều này thúc đẩy sự phát triển của các em.
Trong các hoạt động nghệ thuật tạo hình,thì trẻ tiểu học có nhiều cơ hội được
tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung
về các đối tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động nghệ thuật tạo
hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt
động trí tuệ như: quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… Nhờ hoạt động tạo
hình mà vốn hiểu biết của trẻ tiểu học cũng tăng lên ngày càng trở nên ”giàu có”
hơn cả về lượng và chất.
9


skkn


* Giáo dục đạo đức:
Hoạt động tạo hình giúp cho học sinh biết cái tốt, cái đẹp, củng cố những
tình cảm tốtt đẹp đã có ở học sinh.
Thơng qua hoạt động tạo hình, giáo dục cho các em học sinh tính ham hiểu
biết, tính tự lập, biết lắng nghe và thực hiện từ đầu đến cuối cùng công việc, rèn
luyện tính kiên trì, bền bỉ, làm việc có mục đích, được hòa đồng trong hoạt động
chung, giáo dục các em tính tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
* Giáo dục lao động:
Hoạt động tạo hình rất gần với hoạt động lao động ở chỗ phải dùng đến
phương tiện dục lao động, vận dụng các kĩ năng sử dụng, phương tiện để đạt
được kết quả là các sản phẩm tạo hình có tác dụng cho trẻ ý thức về lao động.
Học sinh tham gia vào chuẩn bị cho tiết học và thu dọn đồ dùng sau giờ học
có tác dụng hình thành lòng yêu nước lao động các thao tác lao động và ý thức
về an toàn lao động
* Giáo dục thể chất:
Tất cả các giờ hoạt động tạo hinh được tổ chức tốt đều có ảnh hưởng tới sự
phát triển trí tuệ của các em, tạo nên trạng thái hưng phấn sảng khoái ảnh hưởng
tốt tới hệ thần kinh và hoạt động cơ thể.
Giờ hoạt động hình tạo điều kiện phát triển các kĩ năng của đôi bàn tay và sự
khéo léo của các em. Khi tạo hình, các em phải tập trung quan sát sự vật, hiện
tượng về màu sắc, hình dáng kích thước, cấu trúc, điều đó giúp các em rèn luyện
đôi mắt tinh tế hơn.
c. Phát triển năng lực của trẻ dựa vào các thiên hướng trí tuệ:
Con người có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi giao tiếp với môi trường
xung quanh và cố gắng hiểu được những sự vật, hiện tượng trong mơi trường đó.
Trí tuệ là tập hợp cốt lõi của các hoạt động xử lí thơng tin. Trí tuệ phát triển
thơng qua rất nhiều phương pháp học tập khác nhau: có những học sinh học tốt

thông qua đọc và ghi chép, những em khác thích hoạt động thơng qua hình ảnh,
có em lại thích các hoạt động hình thể hoặc hoạt động âm nhạc..... Do vậy, giáo
viên phải nắm được tâm lí, năng lực, sở thích của từng em từ đó có những hình
thức dạy học phù hợp với lứa tuổi mà các em ưa thích cũng như các loại trí tuệ
ưu thế của mỗi học sinh. Howard Gardner năm 1985 đã chỉ ra các thiên hướng
trí tuệ sau:
+ Trí tuệ ngơn ngữ: Là khả năng sử dụng ngơn ngữ, lời nói là thế mạnh.
+ Trí tuệ Âm nhạc: Là khả năng nhận biết các giai điệu và âm nhạc nhịp điệu.
+ Trí tuệ logic-toán học: Là khả năng sử dụng các con số và nhận biết các
mơ hình trừu tượng.
+ Trí tuệ thị giác- khơng gian: Là khả năng hình dung các đồ vật, các chiều
khơng gian.
+ Trí tuệ vận động: Là sự nhanh nhạy của cơ thể và khả năng điều khiển
các vận động.
+ Trí tuệ liên kết các cá nhân: Là khả năng giao tiếp và quan hệ giữa người
này với người khác.
+ Trí tuệ nội tâm: Là những trạng thái nội tâm, tinh thần, tự suy nghĩ và
nhận thức.
10

skkn


d. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực,
phục vụ cho học tập và cuộc sống hàng ngày:

Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
Giải pháp 2: Phát triển tư duy ngôn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua kiến
thức liên mơn vào quy trình dạy học theo phương pháp của Đan Mạch nhằm
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh:

Có thể nói, vận dụng kiến thức liên mơn chính là phương thức tối ưu nhất
để dạy học nhằm phát triển năng lực, ngơn ngữ tạo hình của học sinh mà trong
đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức,
kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ hoạt
động, đời sống.
Đối với bậc tiểu học, Mĩ thuật là một móc xích quan trọng trong q trình
dạy học. Thơng qua mơn Mĩ thuật học sinh có thể lĩnh hội khái niệm về tự nhiên
–xã hội, văn hóa, tốn học, tiếng việt, âm nhạc...đằng sau những biểu hiện của
ngơn ngữ tạo hình. Bằng cách này giáo dục nghệ thuật được tích hợp với nhiều
môn học khác nhau, được lồng ghép trong các bài học để nâng cao khả năng
quan sát, liên tưởng, kết nối kiến thức cho học sinh nhằm phát triển tư duy ngôn
ngữ của trẻ...Tuy nhiên, nhiều kĩ năng khác giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ lại
phụ thuộc vào tư duy của chúng.
a. Tạo ra mơi trường có tính kích thích cao nhằm phát triển ngơn ngữ
tạo hình cho học sinh tiểu học:
Học sinh tiểu học luôn cần những kích thích và việc tạo ra cho học sinh cơ hội
để chúng nhận ra bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác dụng kích thích chúng nhiều
hơn. Mỗi một thời kì phát triển của trẻ trí tưởng tượng hoạt động theo một cách
riêng là đặc tính của chính trình độ phát triển của trẻ khi đó. Bởi tưởng tượng phụ
thuộc vào kinh nghiệm mà kinh nghiệm của trẻ chỉ hình thành và phát triển theo
năm tháng cùng với sự khám phá và hiểu biết về cuộc sống xung quanh.Trẻ sẽ tích
lũy tài liệu trên các lĩnh vực của cuộc sống từ đó xây dựng trí tượng của mình. Khả
năng khám phá và học hỏi của trẻ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Đối với
mỗi giờ dạy Mĩ thuật, tơi ln tìm tịi những trị chơi, câu đố liên quan đến từng bài
học nhằm kích thích trí não của trẻ. Cho học sinh đi tham gia các trại sinh học để
các em làm quen với môi trường xung quanh, thăm quan triển lãm tranh của các
bạn thiếu nhi để tích lũy kinh nghiệm từ thực tế.
b. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua âm nhạc:
Âm nhạc và Mĩ thuật ln có mối liên hệ vơ hình. Sự gặp gỡ của hai mơn
này nằm ở yếu tố nhịp điệu. Nắm bắt được điều đó thơng qua quy trình vẽ theo

nhạc, u cầu học sinh không chỉ được làm quen một kĩ thuật vẽ mà còn được
11

skkn


biết thêm nhiều tác phẩm âm nhạc. Lồng ghép Âm nhạc vào bài học của mình,
lựa chọn những bài hát mang tính phát triển tư duy của trẻ.
Ví dụ như chủ đề: “Trái cây bốn mùa”, ở phần khởi động tơi cho học sinh
đóng giả thành các loại quả khác nhau.Từng bạn sẽ giới thiệu về mình thơng qua
bài hát ”Quả gì” hay các câu vè về các loại quả. Học sinh rất thích và hứng thú
với tiết học.
c. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua Khoa học-xã hội:
Đối với môn khoa học–xã hội, tôi áp dụng hầu hết vào các chủ đề của bài
học cho từng khối lớp nhằm giúp cho các em hình thành kinh nghiệm quan sát
và những kiến thức cơ bản về cuộc sống có thể bắt nguồn từ thực tiễn ngay từ
lớp 1 cho đến lớp 5. Ví dụ: Chủ đề 6: Khu vườn kì diệu - lớp 2

Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
Nhiệm vụ của giáo viên không phải là giúp học sinh quan sát cấu tạo sinh
học của cái cây mà giáo viên giúp học sinh quan sát về màu sắc của cái cây
trong khu vườn đó, cấu trúc tạo hình. Bên cạnh đó tơi liên lệ ngay các tác phẩm
của các họa sĩ nổi tiếng có ảnh hưởng lớn của Việt Nam như họa sĩ Phạm Viết
Hồng Lam hay của thế giới như Kandinky để học sinh có thể quan sát kĩ thuật
sử dụng sáp màu, cách pha trộn màu sắc.
d. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua Tiếng việt:
Tiếng việt được tích hợp trong mơn Mĩ thuật ở chỗ các em phải vận dụng
vốn liếng từ ngữ của mình để miêu tả hình ảnh mà các em nhìn thấy, nói những
điều mà các em băn khoăn, tiếng việt và chữ viết còn được kết nối qua Mĩ thuật
bằng các bài học về nghệ thuật viết chữ mang lại hứng thú cho trẻ. Tư duy ngơn

ngữ tạo hình trong chữ viết cũng được các em biến hóa sinh động.
Ví dụ: Chủ đề 4: Em sáng tạo cùng những con chữ - Lớp 4
Chữ viết khơng cịn là các dạng chữ cơ bản như: Chữ in hoa, chữ nét thanh
nét đậm mà được chuyển sang dạng chữ trang trí. Bắt buộc các em phải vận
động tư duy hiểu biết của mình để sáng tạo chữ theo ngơn ngữ tạo hình riêng
của bản thân.

Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
12

skkn


g. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua Kể chuyện:
Những câu chuyện cổ tích là một nguồn đề tài tuyệt vời để giáo viên đưa
vào môn học. Các em đọc truyện, cảm nhận và được trình bày tỏ tình cảm, thể
hiện nó bằng hình ảnh. Cùng một câu chuyện nhưng mỗi một học sinh lại có
cách nhìn khác nhau, một mối bận tâm khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề 7: “Những con vật ngộ nghĩnh” - Lớp 1. Tôi cho học sinh kể
lại câu chuyện rùa và thỏ, học sinh sẽ chọn cho mình những phân cảnh khác
nhau, tạo dựng nên những câu chuyện cho riêng mình, qua đó có thể giáo dục
cho học sinh một cách nhẹ nhàng. Như vậy chúng ta có thể phát huy được sự
sáng tạo nơi trẻ tránh lối vẽ gò bó, sáo mịn. Ngồi ra tơi cịn đưa nhiều câu
chuyện cổ tích dân gian Việt nam và thế giới có thể lồng ghép vào các chủ đề
của bài học như: Cây tre trăm đốt; Sọ dừa...
h. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua Lịch sử, Văn hóa:
Lịch sử, Văn hóa và Mĩ thuật là một trong những mơn học ln đi liền với
nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Các bài học đó chính là nguồn cảm hứng cho
học sinh nhiên cứu, tìm tịi. Đó là những chủ đề liên quan đến ngày tết cổ
truyền, đến các lễ hội của dân tộc về truyền thống tôn sư trọng đạo của ngày nhà

giáo Việt Nam, về truyền thống uống nhớ nguồn chủ đề “Chú bộ đội của chúng
em”..... Và không chỉ giới hạn ở các nền văn hóa và lịch sử nghệ thuật trên thế
giới cũng là một nguồn tài liệu lớn cho các bài học Mĩ thuật. Chẳng hạn như văn
hóa Châu Phi trong bài “Trang trí mặt nạ” hay văn hóa Mixeco trong bài vẽ “Đồ
vật theo em đến trường” - lớp 2.

Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
i. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua Tốn học:
Tốn học và Mĩ thuật là hai mơn học khơng thể tách rời, Toán học được kết
nối với Mĩ thuật thơng qua hình dạng, đường nét, sự đối xứng và các mẫu. Sự
hiện của toán thể hiện rõ ở các bài “Tưởng tượng hình vng, hình trịn, hình
chữ nhật”; “Sáng tạo hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác”; các bài vẽ theo
mẫu.... Và nó chạy xuyên suốt trong các chủ đề của bài học, những ý tưởng về
các hình dạng tốn học ln hiệu quả vì sự đơn giản của nó.

13

skkn


Một số sản phẩm tranh vẽ của học sinh
k. Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua các trị chơi:
Mỗi một tiết học Mĩ thuật, tơi thường xuyên tổ chức các hoạt động trò chơi
cho các em với thời lượng thích hợp nó phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi. Đây là điểm
mới của những phương pháp dạy học được áp dụng hiện nay. Thông qua trò chơi,
học sinh tiếp cận và lĩnh hội được những kiến thức một cách tự nhiên, hào hứng.
Khơng khí các giờ học vui tươi, sôi nổi khiến các em tự nguyện tham gia vào q
trình học mà khơng thấy mệt mỏi, căng thẳng. Những hoạt động trò chơi trong giờ
học giúp học sinh hoạt bát, nhanh nhẹn hơn. Vì thế tác phong và ý thức hợp tác
trong học tập được hình thành, củng cố và phát triển. Thơng qua trị chơi, kiến thức

và kĩ năng của học sinh được phát triển phong phú, đầy đủ bằng chính những sáng
tạo của mình. Khi tổ chức trị chơi cần chú ý những điểm sau :
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để thiết kế thành các hoạt động chơi.
+ Trò chơi phải có tính khả thi, dễ thực hiện, hấp dẫn.
+ Phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi.
Mục đích khi giáo viên tổ chức thi vẽ nhanh “ông Mặt trời” bằng nét cong,
hoặc thi vẽ về chủ đề lớp 2 “Em với những người thân yêu” là để khuyến khích
nhiều học sinh cùng tham gia vào quá trình học tập vẽ tranh, củng cố kiến thức.
Học sinh có dịp rèn luyện kĩ năng vẽ, thể hiện nội dung bài học trong thời gian
ngắn cùng các bạn và luôn cố gắng hồn thành tốt cơng việc.
l. Lựa chọn liên mơn theo nhóm bài và theo chủ đề:
Ví dụ: Lớp 1
Chủ đề : CON VẬT NUÔI
Gồm các bài
Bài 13: Vẽ cá
Bài 19: Vẽ Gà
Bài 29: Vẽ tranh đàn gà.
Bài 22: vẽ vật ni trong nhà
Bài 23: xem tranh các con vật.
Hình ảnh con vật rất gần gũi với học sinh và được đề cập nhiều trong Văn
học, Thơ ca, Âm nhạc, Phim ảnh…. Nếu chỉ hướng dẫn học sinh vẽ con vật: Vẽ
hình trịn thành đầu con vật thì giờ học sẽ khơ khan, kém sinh động. Trong q
trình dạy, tơi thường đặt câu hỏi gợi mở, so sánh để mở rộng kiến thức cho học
sinh theo phương pháp tích hợp liên môn, các em sẽ thấy được h́ nh tṛn đẹp hơn
khi nó được vẽ thêm những chi tiết để thành các hình ảnh phong phú khác
thường gặp trong cuộc sống. Khi gợi mở câu hỏi, các em tìm từ cho đúng với
hình ảnh, tức là giáo viên đã tạo điều kiện để vốn từ của học sinh phát triển, hơn
thế nữa, giúp cho các em biết sử dụng từ cho đúng với hình ảnh (con vật đang
bơi trên sơng, con vật đang ăn cỏ.. Mặt khác, những hình tượng trong Âm nhạc,
Thơ, Văn... giúp trẻ tư duy hình tượng Mĩ thuật sinh động, phong phú. Từ ngữ,

hình ảnh, cách vẽ hình trịn về con vật sẽ khắc sâu vào tâm trí trẻ khi các em
được giáo viên cho xem một bức tranh vẽ cảnh các con thiên nga đang bơi trên
mặt nước (tranh động)....
Âm nhạc: Giáo viên cho học sinh tìm những bài hát về các con vật đồng
thời cho học sinh hát và thực hiện các động tác theo các con vật trong bài hát
14

skkn


đó như:
“ Chú voi con ở Bản Đơn”; " Con vịt’; " Rửa mặt như mèo”; " Chú ếch con’’…
Tiếng Việt: Có thể lồng ghép cho học sinh tìm những câu thơ về các con
vật theo nhóm như: " Hơm nay trời nắng chang chang
" Mèo con đi học chẳng mang thứ gì…..’’
Tìm những câu có từ về các con vật :
+ Con Mèo đang bắt chuột
+ Con Chim đang bay
+ Con Cá đang bơi
Tự nhiên - xã hội: Trong quá trình dạy, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở cho
học sinh như:
+ Con cá xuất hiện ở đâu? (Trên biển, sông, hồ..)
+ Con cá muốn bơi nhanh cần đến cái gì? ( vây, đi..)
Thủ cơng: Giáo viên cho học sinh xé dán, cắt dán các con vật từ các phế
liệu, lá cây, giấy báo….. để tạo thành sản phẩm làm đẹp cho cuộc sống.
Có thể nói, tích hợp nhiều nội dung của các phân môn làm sáng tỏ cho một
nội dung bài Mĩ thuật là điều hết sức cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay, cũng như dùng kiến thức môn Mĩ thuật để học tốt các mơn học
khác. Đó chính là cách dạy học tích cực và hiệu quả. Khi sử dụng kiến thức của
các mơn học khác để tích hợp với mơn Mĩ thuật giáo viên cũng cần phải lưu ý:

+ Nội dung phải phù hợp, sinh động, thông tin hấp dẫn
+ Lượng kiến thức tiếp thu được của các em sau khi giáo viên sử dụng
phương pháp tích hợp phải được tăng lên.
+ Nội dung kiến thức của các môn học khác phải được móc nối nhịp nhàng,
uyển chuyển khi giáo viên dẫn dắt gợi mở nhằm gây hứng thú cho học sinh.

Một số sản phẩm tranh của học sinh
Giải pháp 3: Phát huy vai trò của giáo viên trong việc giáo dục thẩm mĩ
cho học sinh tiểu học thông qua ngôn ngữ tạo hình theo phương pháp Đan
Mạch:
Bởi giáo viên là nhà sáng tạo và linh hoạt trong các hoạt động dạy và học,
vì họ chính là người điều khiển cách thức học tập. Giáo viên phải biết lựa chọn
và bao quát toàn bộ các hoạt động dạy học trên lớp, do đó bản thân tơi phải hiểu
được tâm lí, lứa tuổi của học sinh để từ đó có phương pháp dạy học tốt phù hợp
với từng em.
Tạo ra môi trường an tồn và tự tin mà ở đó học sinh tự mình tham gia vào
quá trình học tập.
15

skkn


Có kế hoạch cho từng hoạt động phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi của từng
học sinh.
Phải thích ứng được với các ý tưởng của học sinh để giúp các em hoàn thiện.
Chia mỗi chủ đề thành nhiều tiết, lồng ghép, tích hợp kiến thức liên mơn
khác vào bài dạy của mình, ngun vật liệu phải ln sẵn sàng.
Phối hợp có hiệu quả phương pháp dạy học hiện hành với phương pháp dạy
học mới đang triển khai ở bậc tiểu học như: phương pháp bàn tay nặn bột,
VNEN..... vào dạy Mĩ thuật.

Giải pháp 4: Tăng cường đánh giá, nhận xét học sinh theo thông tư 22
của Bộ Giáo dục& Đào tạo:
Việc đánh giá dựa trên kết quả học tập của học sinh và thông qua đánh giá
liên tục theo thông tư 22/2016/TT-BGDDT đã giúp cho giáo viên có cách nhận
xét học sinh rõ nét hơn. Trên thực tế thông tư 22 vẫn giữ nguyên những điểm cốt
lõi, cơ bản tinh thần của thơng tư 30 đó là: “đánh giá thường xuyên bằng nhận
xét, định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét’’, "kết hợp đánh giá của giáo
viên, học sinh, cha mẹ học sinh"; tiếp tục khẳng định "đánh giá của giáo viên là
quan trọng nhất" và bãi bỏ khoản 3 Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11;
thay đổi cụm từ "đánh giá" thành "nhận xét" tại khoản 2 Điều 3. Nhưng để giải
quyết một số bất cập, nhằm giảm áp lực, khối lượng công việc cho giáo viên. Bộ
GD-ĐT đã đưa ra một số điểm sửa đổi về cách thức đánh giá cho phù hợp với
thực tiễn, cụ thể:
Giữ quy định đánh giá kết quả học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái
độ và một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất của học sinh bằng nhận xét
không cho điểm nhưng không quy định giáo viên hàng tháng phải ghi vào sổ
theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động trong việc khi nào
nhận xét bằng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách
sửa chữa; khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh; căn
cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực,
phẩm chất để nhận xét và có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời sao cho phù hợp.
Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm
bạn trong q trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; tham
gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để
hoàn thiện bản thân (bỏ cụm từ "học sinh tự đánh giá"); đồng thời khuyến khích
cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng
các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh
học tập, rèn luyện để góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất.
Thay vì có hai mức đánh giá "Hồn thành" và "Chưa hồn thành" như
Thơng tư 30, thì Thơng tư 22 quy định có ba mức đánh giá: "Hoàn thành tốt",

"Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành". Do vậy, giáo viên nhận xét, đánh giá học
sinh nhìn vào quá trình làm việc của học sinh theo nhóm, sản phẩm của cả
nhóm. Trong q trình nhận xét, đánh giá học sinh giáo viên nên khuyến khích,
tuyên dương, khích lệ các em.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Đến giữa học kỳ 2 năm học 2019-2020, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh
về môn Mĩ thuật và kết quả thu được như sau:
16

skkn


Khối
lớp
1
2
3
4
5
Tổng

Sĩ số
388
387
338
292
288
1.693

Hồn thành tốt

SL
%
276
68,8
260
67,2
220
65,1
207
70,9
216
75
1.179
69,6

Hồn thành
SL
%
111
30,9
126
32,5
118
34,9
85
29,1
72
25
514
30,3


Chưa hồn thành
TS
%
1
0,25
1
0,26
0
0
0
0
0
0
2
0,1

Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy số lượng học sinh “Chưa hoàn thành”
môn học đầu năm là (tổng số: 07 học sinh chiếm 0,04%). Sau khi áp dụng “Vận
dụng kiến thức liên môn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học
thơng qua ngơn ngữ tạo hình theo phương pháp Đan Mạch tại trường Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi ’’, tỉ lệ học sinh “Chưa hồn thành”(từ 0,4 % xuống cịn
0,1%) .
- Học sinh đã tự tin hơn trong giao tiếp và thuyết trình trước thầy cơ và bạn
bè. Các em làm chủ được bản thân, biết chăm sóc bản thân hơn (trang phục quần
áo gọn gàng hơn khi đến trường, giữ gìn lớp học sạch sẽ hơn, tự giác hơn trong
học tập).
- Giáo viên đã kết nối được với phụ huynh học sinh. Sản phẩm các em làm
ra được ứng dụng ln vào cuộc sống hàng ngày như: trang trí lớp học, góc học
tập, làm bưu thiếp tặng người thân từ chính phế liệu mà các em sưu tầm được…

Bản thân phụ huynh cũng tự hào về các em và quan tâm tới việc học tập của các
em nhiều hơn.
- Học sinh phát huy và lĩnh hội được các kỹ năng trong học tập: Kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hành.
Sau 6 năm áp dụng dạy học theo phương pháp Đan Mạch tại trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi, tôi đã thu được kết quả khả quan. Môn Mĩ thuật được Sở
giáo dục và phòng giáo dục đánh giá là một trong những trường đứng đầu toàn
tỉnh và thành phố về chất lượng dạy học cho học sinh. Hằng năm trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi có nhiều học sinh đạt được kết quả cao trong các cuộc thi
vẽ tranh từ cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia.
+ Cuộc thi : “Thiếu nhi Thanh Hóa với vệ sinh an tồn thực phẩm” do
Tỉnh đồn tổ chức năm 2017 gồm có: 1giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải khuyến khích.
+ Cuộc thi : “Chiếc ôtô mơ ước’’ do hãng Toyota tổ chức:
+ Năm 2016: 1 giải nhất, 2 giải ba.
+ Năm 2017: 2 giải ba, 4 giải khuyến khích.
+ Năm 2018: 2 giải nhất, 1 giải nhì, 3 giải ba, 5 giải khuyến khích.
+ Cuộc thi : “Mơi trường tương lai” do tạp trí Mơi trường và Đơ thị tổ chức.
+ Năm 2018: 1 giải khuyến khích
+ Năm 2019: 1 giải khuyến khích
17

skkn


+ Cuộc thi : “Ước mơ của em “ do bảo hiểm Cathay Life tổ chức.
+ Năm 2018: 1 đạt giải ba.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Dạy Mĩ thuật ở bậc Tiểu học là cần thiết, nó góp phần hình thành ở học

sinh những nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới có tri thức
khoa học, dám nghĩ, dám làm biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong cuộc sống.
Trong quá trình “Vận dụng kiến thức liên môn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh tiểu học thơng qua ngơn ngữ tạo hình theo phương pháp Đan Mạch tại
trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi’’, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc
giảng dạy sau:
- Phát triển khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc
sống và trong nghệ thuật.
- Hình thành ở trẻ mong muốn và khả năng hình thành cái đẹp của sự vật,
hiện tượng, biểu lộ thái độ và tình cảm của mình trước cái đẹp.
- Hướng các em đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống (giữ gìn và bảo vệ
mơi trường sống lành mạnh, không ô nhiễm, tái tạo lại những phế liệu bỏ đi
thành những sản phẩm có ích cho cộng đồng).
3.2. Kiến nghị:
Để tạo điều kiện cho việc truyền đạt “Vận dụng kiến thức liên môn trong
việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học thông qua ngôn ngữ tạo hình theo
phương pháp Đan Mạch tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ” được thuận lợi,
bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật cần kiến nghị và đề xuất một
số vấn đề sau:
- Phòng Giáo dục và đào tạo cần tổ chức các lớp học nâng cao việc giảng
dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch.
- Giáo viên phải nhiệt tình và tâm huyết với nghề, thường xuyên nghiên
cứu bài giảng, sưu tầm tài liệu, tìm ra những phương pháp mới, giải pháp mới để
áp dụng vào giảng dạy một cách hiệu quả.
- Tổ chức nhiều cuộc thi giao lưu vẽ tranh của giáo viên và học sinh các
trường. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan triển lãm tranh, các hoạt
động vui chơi hỗ trợ cho việc dạy và học nhằm phát hiện và bồi dưỡng cho các
em học sinh có năng khiếu.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến của cá nhân tôi về kinh nghiệm “Vận dụng
kiến thức liên môn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học thơng qua

ngơn ngữ tạo hình theo phương pháp Đan Mạch tại trường Tiểu học Nguyễn
Văn Trỗi’’ nhằm giúp các em học tốt hơn mơn Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Vì vậy, tơi rất mong được sự góp ý cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,
cùng bạn bè đồng nghiệp để tơi hồn hiện hơn qua bài viết này.
XÁC NHẬN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến
của mình viết ra, không sao chép
nội dung của người khác
Người viết
18

skkn


Trịnh Thị Bích Hằng
MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài

2


1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

2

2.2.Thực trạng vấn đề

3

2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

5

Giải pháp1: Đặc điểm, ngơn ngữ tạo hình của trẻ trong việc vận
dụng các quy trình dạy học theo phương pháp Đan Mạch
Giải pháp 2: Phát triển tư duy ngơn ngữ tạo hình của trẻ thơng qua
kiến thức liên mơn vào quy trình dạy học theo phương pháp của

Đan Mạch nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh:
Giải pháp 3: Phát huy vai trò của giáo viên trong việc giáo dục
thẩm mĩ cho học sinh tiểu học thông qua ngơn ngữ tạo hình theo
phương pháp Đan Mạch:
Giải pháp 4: Tăng cường đánh giá, nhận xét học sinh theo thông tư
22 của Bộ Giáo dục& Đào tạo:
2.4.Hiệu quả

5
11

15

16
16

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:

18

3.2. Kiến nghị:

18

19

skkn



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VIỆC GIÁO
DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THƠNG QUA
NGƠN NGỮ TẠO HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI

Người thực hiện: Trịnh Thị Bích Hằng
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Mĩ thuật

THANH HĨA, NĂM 2020

20

skkn


PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VIỆC GIÁO
DỤC THẨM MĨ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THƠNG QUA
NGƠN NGỮ TẠO HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI


Người thực hiện: Trịnh Thị Bích Hằng
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị cơng tác : Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ thuật

21

skkn


PHỤ LỤC
MỘT SỐ TRANH VÀ CHỨNG NHẬN
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI-TP THANH
HÓA ĐẠT GIẢI CAO TRONG CUỘC THI: “CHIẾC ÔTÔ MƠ ƯỚC’’ DO
HÃNG TOYOTA NHẬT BẢN VÀ BỘ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TỔ CHỨC.
* NĂM 2016: 01 giải nhất; 2 giải ba

Giải nhất: Đào Vũ Hà Phương - Lớp 5B

Giải Ba: Bùi Minh Anh - Lớp 5B

22

skkn


Giải Ba: Nguyễn Thị Kim Ngân - Lớp 2H
* NĂM 2017: 2 giải ba - 4 khuyến khích


Giải Ba: Nguyễn Tuyết Mai - Lớp 5H

Giải Ba: Thiệu Đức Minh - Lớp 4I

23

skkn


Khuyến khích: Nguyễn Thị Nhật Minh - Lớp 4I

Khuyến khích: Đặng Thị Quỳnh Anh - Lớp 3A
* NĂM 2018: 02 giải nhất, 01 giải nhì, 03 giải ba; 05 giải khuyến khích
- Giải nhất:

Thiệu Đức Minh - Lớp 5I

24

skkn


Nguyễn Đăng Quang - Lớp 3D
- Giải nhì

Lê Tuấn Minh - Lớp 5D
* NĂM 2019: 01 giải nhất; 5 giải Khuyến khích

Nguyễn Ngọc Linh Nhi- Lớp 5A


25

skkn


×