Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Doanh nghiệp nước ngoài tại VN. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302 KB, 35 trang )

Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hóa, hứa hẹn nhiều biến
chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với sự
phát triển như vũ bão của các khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua
trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được
chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội.
Để hội nhập với nền kinh tế Thế giới, chúng ta cũng phải có sự chuyển mình để
không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa,
hợp tác kinh tế với các nước là chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Ngày19/12/1987, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư trực tiếp nước
ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó
đã thu hút được một lượng vốn lớn, tạo lên số lượng các Doanh nghiệp nước ngoài đông
đảo, tuy nhiên quá trình đó còn gặp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ cả hai phía.
Cũng từ suy nghĩ trên, em đã chọn đề tài “Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam. Thực trạng và giải pháp”, để có cái nhìn sâu sắc hơn và tác động của nó tới nền
kinh tế nước ta.
Trong quá trình làm đề án này, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
của Thầy giáo PGS-TS Hoàng Xuân Quế để em có thể hoàn thành đề tài, nhưng do nhận
thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không tránh khỏi còn thiếu
sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2010.
Sinh viên

Tạ Thị Thúy Huyền
Đề án chuyên ngành
1
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI


VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI (DNNN)
Doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn tại nước
sở tại, và có quyền điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo quy định, pháp luật
của nước sở tại (theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Doanh nghiệp nước ngoài bao gồm: Văn phòng đại diện của các Tổ chức kinh tế, tài
chính, Bảo hiểm, tư vấn Pháp luật... nước ngoài, Chi nhánh Công ty nước ngoài, chi
nhánh Ngân hàng Thương mại nước ngoài và các Bên nước ngòai tham gia trong các
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo
pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các Doanh nghiệp cử đại diện
của mình để tham gia các hoạt động của Hiệp hội.
II. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
1. Đối với cả nền kinh tế
Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng DNNN đang ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện:
vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia
vào các thị trường quốc tế, ….
Trong 5 năm 2001 – 2005 khu vực DNNN đóng góp khoảng 15,5% GDP. Giá trị
xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) cũng gia tăng nhanh chóng
qua các năm trong năm 2001 – 2005 đạt trên 34 tỷ USD, đóng góp 35% tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Riêng năm 2006, xuất
khẩu đạt 14,6 tỷ USD tăng 30,1% so với năm trước.
Trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt
đầu có lãi. Đó là một nhân tố đáng khích lệ.
DNNN đã giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm. Hiện nay,
DNNN chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà
nhiệt độ, thiết bị văn phòng, … . DNNN cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi

măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế.
DNNN cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải
thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. DNNN chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các
Đề án chuyên ngành
2
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25%
trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện.
Đóng góp của DNNN cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là
khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm
2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005.
Bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo
việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1, 13 triệu người.
Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động
gián tiếp trong 6 năm qua.
DNNN đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường
hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ.
2. Đối với từng lĩnh vực
Trên phương diện cơ cấu kinh tế, DNNN được tập trung và lĩnh vực sản xuất.
Công nghiệp nặng được xếp hàng đầu với khoảng 21% tổng DNNN đăng ký, tiếp theo
là xây dựng và khách sạn, nhà ở.
Nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 6% tổng số vốn cam
kết mặc dù Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi để khuyến khích
DNNN trong những lĩnh vực này.
Sự đóng góp của DNNN vẫn thể hiện một vị trí tương đối nhỏ trong các lĩnh vực
dịch vụ do vẫn còn rào cản lớn. Các lĩnh vực này bao gồm cả ngân hàng, viễn thông,
quảng cáo, văn hoá, y tế và giáo dục. Với mối lo nếu như mở rộng các lĩnh vực này sẽ
ảnh hưởng lớn đến các công ty nội địa hoặc đưa các lĩnh vực này nằm ngoài sự kiểm

soát của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành hàng loạt quy định hạn chế DNNN trong
các lĩnh vực này (cụ thể là dự án 100% vốn nước ngoài trong viễn thông, quảng cáo,
…). Quy tắc này có thể cần được thay đổi do Hiệp định Thương mại Song phương và
việc Việt Nam tham gia vào WTO.
Đóng góp theo lĩnh vực của DNNN thể hiện sự thay đổi cơ cấu trong suốt 10
năm qua. Trong giai đoạn đầu, trọng tâm của dòng DNNN có vẻ như được đặt vào thị
trường dịch vụ trong nước như xây dựng, khách sạn và nhà ở, nguyên liệu xây dựng,
ngân hàng và tài chính, viễn thông. Thời gian trôi qua, nhiều hoạt động DNNN liên
quan đến sản xuất hàng xuất khẩu như may mặc, điện tử, đã trở nên rõ nét hơn. Xu
hướng này dẫn đến sự thay đổi từ khuyến khích về vốn sang khuyến khích về công
nghiệp lao động. Điều đó có thể dễ nhận thấy qua việc tiếp tục giảm quy mô trung bình
của dự án đầu tư. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi của các chính sách DNNN từ thay
Đề án chuyên ngành
3
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
thế hàng nhập khẩu sang các hàng xuất khẩu. Trên cơ sở các điều kiện của thị trường,
đây không phải là một dấu hiệu bất lợi.
Một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong mô hình DNNN là sự phát triển về số
lượng các nhà đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Đề án chuyên ngành
4
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
CHƯƠNG II
VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
NƯỚC NGOÀI
I. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC
NGOÀI
1. Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung

Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên
bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’
Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km;
nơi hẹp nhất dài gần 50 km.
Việt Nam có ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260
km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ
quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần
đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn
đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch
Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây - Nam và Nam có các
nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả
Trung Quốc lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho
cả hai. Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với
nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt
Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2. Sự ổn định về kinh tế - xã hội
Nhìn chung, Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội
ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính
trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị
và xã hội sau sự kiện 11 tháng Chín. So với các nước ASEAN khác như In-đô-nê-xi-a,
Mã-lai-xi-a, Phi-líp-pin, và Trung quốc, Việt nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo
và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ra chính sách “đổi mới”, Việt nam đã và đang
đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định. Sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang
được duy trì. Việt nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Đảng cộng sản Việt nam
đã điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ qua và không ai mong muốn có những thay
đổi trong môi trường chính trị. Các giới chức đã ủng hộ một chính sách cải cách và quá
Đề án chuyên ngành
5
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng

trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường đang tiếp tục.Trong khung cảnh của những
sự kiện diễn ra trong vài năm qua liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt nam được biết
đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và
quyền sở hữu.
3. Sự phát triển về kinh tế
Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển
sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm
1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành
phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành
của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và
đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997.
Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng
của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999.
Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình
hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự
do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết
để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu
cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật
Bản, Trung Quốc. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO
ngày 11 tháng 1 năm 2007.
4. Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo
Dân số
Cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm
2005 (năm 2005 tăng 1,31%), trong đó dân số nam 41,33 triệu, nữ 42,78 triệu. Dân số
thành thị 22,82 triệu người, tăng nhanh do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây và
chiếm 27,1% số dân năm 2006; dân số nông thôn 61,29 triệu người.
Nguồn nhân lực

Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm
1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ
trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục giảm
từ 57,2% trong năm 2005 xuống 55,7% trong năm 2006 để chuyển dịch sang các khu
vực có năng suất lao động cao hơn, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước; tương ứng, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục tăng từ
Đề án chuyên ngành
6
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
18,3% lên 19,1% và khu vực dịch vụ từ 24,5% lên 25,2%. Trong các thành phần kinh tế,
lao động thuộc khu vực nhà nước vẫn tăng nhẹ so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của
lao động khu vực thành thị tiếp tục giảm, đạt 4,4%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nam là
4,8%, của nữ là 3,9%.
LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM 1/7 HÀNG NĂM
PHÂN THEO LOẠI HÌNH VÀ NGÀNH KINH TẾ
Nghìn người
Năm 2005 Năm 2006
TỔNG SỐ 42542.7 43436.1
Phân theo loại hình kinh tế
Nhà nước 4127.1 4009.8
Ngoài Nhà nước 37742.2 38725.9
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 673.4 700.4
Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 24351.5 24172.3
Công nghiệp và xây dựng 7785.3 8296.9
Dịch vụ 10405.9 10966.9
5. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Tài nguyên đất: Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát
triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600
loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh

sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao.
Việt Nam đã giữ gìn và bảo tồn một số vườn quốc gia đa dạng sinh học quý hiếm
như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (khu vực núi Phan-xi-păng, Lào Cai), Vườn quốc
gia Cát Bà (Quảng Ninh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia Pù-
mát (Quảng Bình), vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), vườn quốc gia
Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Côn Đảo (đảo Côn Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu),
vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai)… Các vườn quốc gia này là nơi cho các nhà sinh
học Việt Nam và thế giới nghiên cứu khoa học, đồng thời là những nơi du lịch sinh thái
hấp dẫn.
Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu
rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền
vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "chia" cho nhiều địa phương trên cả
nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình),
Đề án chuyên ngành
7
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà
Mau) v.v..
Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản
quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam
có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Về tài nguyên nước, nếu tính cả lượng nước sản sinh từ nước ngoài thì mức
đảm bảo nước trung bình cho một người trong một năm cũng vào loại khá, trên mức
trung bình so với khu vực châu Á và thế giới, duy chỉ có vấn đề là nước phân bố không
đồng đều theo không gian với thời gian.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km),
chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là
sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ
thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông
ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và

thường gây ra lũ lụt.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng
Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối
khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v..
Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều
loài thú quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của thế giới. Hiện nay, đã liệt kê được 275 loài
thú có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu
bọ. (Các rừng rậm, rừng núi đá vôi, rừng nhiều tầng lá là nơi cư trú của nhiều loài khỉ,
vẹc, vượn, mèo rừng. Các loài vẹc đặc hữu của Việt Nam là vẹc đầu trắng, vẹc quần đùi
trắng, vẹc đen. Chim cũng có nhiều loài chim quý như trĩ cổ khoang, trĩ sao. Núi cao
miền Bắc có nhiều thú lông dày như gấu ngựa, gấu chó, cáo, cầy...)
6. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ổn định
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư của DNNN 20 năm qua, đến
nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, DNNN thực sự trở
thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển.
Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam trên nhiều
mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự
phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và biến động giá cả trên thị trường quốc tế... Các
nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á thực hiện cải cách kinh tế, trở
thành khu vực phát triển năng động của thế giới. Tình hình trong nước: Việt Nam là một
nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng
Đề án chuyên ngành
8
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát
lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào
tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-

xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn
diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường
lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp
ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa qua.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường
pháp lý cao hơn để thu hút vốn DNNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết
hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới
1[1]
.
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho
việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn DNNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi,
bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với
các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông
thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật DNNN và các văn
bản pháp luật liên quan đến DNNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ
cho các hoạt động DNNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,
khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến DNNN cũng không ngừng
được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị
trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà DNNN vẫn có thể tiến hành các hoạt
động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt đáng kể so với một số nước
có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để

thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc
1
Đề án chuyên ngành
9
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư
nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn DNNN, một bộ phận
quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung,
nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong
nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn
chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn
DNNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng
trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình DNNN vào Việt Nam kể từ
năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút DNNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp
lý cho DNNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu
hút vốn DNNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành
“đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút DNNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm
bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút DNNN của Đảng và Nhà nước để phát triển
kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban
quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây
gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động
đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ
chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch,
hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng
các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn
lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.

Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương
thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm
qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách
nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và DNNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh
cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước
tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.
Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động DNNN ở địa phương, nhất là các địa
phương có nhiều doanh nghiệp DNNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được
đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải
thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá
trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động DNNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến
Đề án chuyên ngành
10
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ
việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu
tư, ban hành văn bản hướng dẫn về DNNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý DNNN
ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ
đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã
góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn DNNN vào Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là
các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động DNNN tại
Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn DNNN
trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI QUA CÁC
GIAI ĐOẠN
Từ khái niệm doanh nghiệp nước ngoài, chúng ta tìm hiểu hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chình là tìm hiểu dòng DNNN vào Việt Nam qua

các giai đoạn.
1. Trong thập niên 80, đầu thập niên 90
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng DNNN vào Việt Nam còn nhỏ.
Đến năm 1991, tổng vốn DNNN ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên,
con số DNNN đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn
đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của DNNN này là do nhiều nguyên
nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang
trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm
vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác
như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao.
Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc
gia tăng của DNNN. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong
những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một
điểm chính nhận DNNN. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng
DNNN đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh
tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh
doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-
a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời
kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này[1].
2. Trong khoảng thời gian (1991-1996)
Đề án chuyên ngành
11
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
Trong khoảng thời gian 1991-1996, DNNN đóng một vai trò quan trọng trong
việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng
góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
3. Trong khoảng thời gian (1997-1999)
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn
DNNN đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần
là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ

khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để
bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ
hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà
đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã
dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng
trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu
tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng.
Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.
4. Trong khoảng thời gian (2000-2002)
Giai đoạn 2000-2002: Giá trị DNNN đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với
mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm
1996. DNNN đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam
Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ
(2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, DNNN đăng ký lại giảm
xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001.
Có rất nhiều nguyên nhân làm DNNN giảm xuống. Nguyên nhân thứ nhất là do
sự xuống dốc của nền kinh tế toàn cầu theo sau sự tan vỡ của bong bóng công nghệ cao
tại Mỹ cùng với khủng hoảng kéo dài tại Nhật bản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
nước châu Á.
5. Trong khoảng thời gian (2003-2010)
Năm 2002 – 2003: vốn DNNN từ châu Âu tiếp tục giảm xuống, còn 80 triệu
USD năm 2002 và 73 triệu USD năm 2003 (so với mức gần 1.082 triệu năm 2001). Vốn
DNNN từ các nước ASEAN cũng giảm sút, nhưng khu vực Đông Á lại tích cực đầu tư
vào Việt Nam, trở thành các chủ đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là 4 nước Đài
Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Năm 2004: Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DNNN) vào Việt Nam năm 2004 đã đạt 4,3 tỷ
USD, vượt xa kế hoạch đề ra. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng hàng thứ
ba, chỉ sau Singapore, Malaysia và tương đương với Thái Lan. Đây là tín hiệu đáng
Đề án chuyên ngành

12
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
mừng cho thấy xu hướng phục hồi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày một
rõ rệt trong điều kiện nguồn vốn đầu tư, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu
đang tiếp tục suy giảm và cạnh tranh gay gắt.
Năm 2006: cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng
57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 1987 đến nay, vượt mức kỷ lục đã đạt được vào năm 1996 là 8,6 tỷ
USD.
Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (DNNN) đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD
vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự
án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, cả vốn đăng ký của các dự án mới và
vốn đầu tư mở rộng sản xuất đều tăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của
các dự án mới tăng tới 77%.
Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt
mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tiến độ giải ngân vốn DNNN trong năm 2006
được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Tổng vốn
DNNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm trước.
Năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20,3 tỉ USD, tăng 69,2% so với năm 2006.
Sang năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới xấu đi, nhưng vốn DNNN cam kết đã đạt
hơn 64 tỉ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Ðiều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu
tư nước ngoài vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như vào triển vọng và
tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội và
những quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với
cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.
Năm 2008: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có con số sơ bộ
về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DNNN) vào Việt Nam trong năm 2008. Theo đó,
tổng vốn DNNN đăng năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007.
Đây là mức thu hút vốn DNNN kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này
càng có ý nghĩa trong trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Cụ thể, trong tháng

12/2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án DNNN với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17
tỷ USD.
Tính chung từ đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án DNNN được cấp phép đầu tư
vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm
2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn tăng
thêm đạt 3,74 tỷ USD.
Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn DNNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85%
Đề án chuyên ngành
13
Trường Đại học kinh tế quốc dân – Khoa Tài chính Ngân hàng
về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn
đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số
còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó
có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu, với
55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ hai, với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64
tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD.
Năm 2009: Tuy chỉ bằng 30% của năm 2008 nhưng con số 21,48 tỷ USD vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam trong cả năm 2009 vẫn là kết quả khá, Cục
Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-ĐT vừa cho biết.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu song, Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm nay, theo kế hoạch ban đầu chỉ là 20 tỷ
USD. bằng 24,6% so với năm 2008 và 215 dự án xin bổ sung vốn với tổng vốn tăng
thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008.
Riêng tháng 12, Việt Nam có thêm 1,78 tỷ USD vốn đăng ký và bổ sung.
Theo “bảng xếp hạng” dự án của Cục Đầu tư nước ngoài thì dịch vụ lưu trú và ăn uống
chiếm số vốn lớn nhất, với 8,8 tỷ USD.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD. Tiêu biểu có các dự án lớn
như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố

mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo
Investment Group Việt Nam. Các dự án này có tổng vốn đăng ký lần lượt là 4,15 tỷ
USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ 3 với 2,97
tỷ USD vốn đăng ký.
Trong tổng số 43 nước và vùng lãnh thổ đầu từ vào Việt Nam, năm nay, Hoa Kỳ là
nước đầu tư lớn nhất, chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, kế đến là Cayman
Islands, Samoa, Hàn Quốc.
Cũng như năm ngoái, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục là địa phương thu hút nhiều vốn
DNNN nhất, tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên.
Vốn thực hiện cũng đạt khá, ước đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.
Trong đó, cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn
đăng ký là 16,34 tỷ USD, bằng 24,6% so với năm 2008 và 215 dự án xin bổ sung vốn
với tổng vốn tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008.
Riêng tháng 12, Việt Nam có thêm 1,78 tỷ USD vốn đăng ký và bổ sung.
Theo “bảng xếp hạng” dự án của Cục Đầu tư nước ngoài thì dịch vụ lưu trú và ăn
uống chiếm số vốn lớn nhất, với 8,8 tỷ USD.
Đề án chuyên ngành
14

×