Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu chung của Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.91 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ừ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước là sự đổi mới sáng suốt của đảng ta.Thực tế gần hai mươi năm qua
cho thấy nền kinh tế đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận. Các
doanh nghiệp Việt Nam đang đứng lên tự khẳng định mình trong cơ chế mới, chủ
động và sáng tạo hơn trong những bước phát triển của mình.
T
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khắc nghiệt, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững cần quan tâm tới tất cả
các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Để làm tốt những công việc này
đòi hỏi phải có những người lao động giỏi và hăng say làm việc vì doanh
nghiệp của mình.
Vậy làm thế nào để tạo động lực đối với người lao động? Câu hỏi này luôn
được đặt ra đối với bất kỳ nhà quản lí nào muốn giành thắng lợi trên thương
trường.
Trong phạm vi bài tiểu luận này em muốn đưa ra một số học thuyết, quan
điểm cùng những biện pháp tác động đến động cơ theo hướng có lợi cho mục tiêu
chung của doanh nghiệp
Do chưa có điều kiện quan sát thực tiễn ở các doanh nghiệp nên những điều
em nêu dưới đây chỉ mang tính lý thuyết nhưng những vấn đề này đã được các
nhà khoa học hành vi đúc kết từ thực tiễn. Vậy em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. /
Em xin chân thành cảm ơn !
1
2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC
TẠO ĐỘNG CƠ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Nhu cầu là gì?
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp nó bao gồm cả những nhu
cầu sinh lí cơ bản vễ ăn mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu


xã hội, sự thân thiết gần gũi, uy tín, tình cảm gắn bó cũng như nhu cầu cá nhân
về tri thức và tự thể hiện mình.
Vậy nhu cầu là: cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được.
Nếu nhu cầu không được thoả mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và
bất hạnh.Và nếu nhu cầu đó được có ý nghĩa càng lớn thì nó càng khổ sở hơn.
Con người không được thoả mãn sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết
hoặc là bắt tay vào tìm kiếm một đối tượng có khả năng thoả mãn được nhu
cầu hoặc cố gắng kiềm chế nó.
2. Mong muốn là gì ?
Mong muốn là một nhu cầu đặc thù,tương ứng với trình độ văn hoá và
nhân cách cao của cá thể
3. Yêu cầu là gì ?
Yêu cầu là mong muốn được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán
4. Động cơ là gì?
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích nhằm thoả mãn những
nhu cầu của mình.Và khi những nhu cầu đó chín muồi thì nó sẽ là động cơ
mạnh nhất quyết định hành vi của họ.
Vậy động cơ là gì? động cơ là mục tiêu chủ quan của hoạt động của con
người nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra.
Như vậy động lực xuất phát từ bản thân mỗi con người. Khi con người ở
những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lí khác nhau sẽ có mục tiêu
mong muốn khác nhau vì vậy nhà quản lí cần có những cách tác động khác nhau
đến mỗi người lao động.
3
II. MỘT SỐ HỌC THUYẾT CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG CƠ
1. Thuyết các cấp bậc nhu cầu của Maslow
Thông thường thì hành vi của con người tại một thời điểm nào đó được
quyết định bởi nhu cầu mạnh nhất của họ. Theo Maslow nhu cầu của con người
được sắp xếp theo thứ tự gồm 5 cấp bậc khác nhau. Khi những nhu cầu cấp thấp

đã được thoả mãn thì sẽ nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn.
Hệ thống thang bậc của Maslow

Tự
khẳng
định mình
Nhu cầu tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
* Nhu cầu sinh lý
Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, mặc, ở, đi, lại.
Nhu cầu này thường được gắn chặt với đồng tiền, nhưng không phải là nhu cầu
của họ mà nó chỉ là phương tiện cần có để họ thoả mãn được nhu cầu. Đồng
tiền có thể làm cho con người thoả mãn được nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy
các nhà quản lí luôn nhận biết được rằng đại đa số những người cần việc làm
đều nhận thấy “tiền” là thứ quyết định. Họ luôn quan tâm tới họ sẽ nhận được
gì khi họ làm việc đó .
* Nhu cầu an toàn
Một số nhà nghiên cứu nhu cầu này của Maslow đã cho rằng nhu cầu an
toàn không đóng vai trò nhiều trong việc tạo động cơ cho nười lao động nhưng
thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Khi người lao động làm việc trong doanh
nghiệp thì họ sẽ rất quan tâm đến công việc của họ thực chất là làm gì, điều
kiện làm việc ra sao, công việc có thường xuyên xảy ra tai nạn hay không? Sự
4
an toàn không chi đơn thuần là những vấn đề lao động mà nó còn là sự bảo
đảm trong công việc, các vấn đề vê bảo hiểm xã hội, trợ cấp, hưu trí.
* Nhu cầu xã hội
Khi những nhu cầu về sinh lí và an toàn đã được thoả mãn ở một mức độ
nào đó thì con người sẽ nảy sinh những nhu cầu cao hơn, lúc này nhu cầu xã

hội sẽ chiếm ưu thế. Người lao động khi sống trong một tập thể họ muốn hoà
mình và chung sống hoà bình và hữu nghị với các thành viên khác trong tập
thể, họ luôn muốn coi tập thể nơi mình làm việc là mái ấm gia đình thứ hai.
Chính vì nhu cầu này phát sinh mạnh mẽ và cần thiết cho người lao động nên
trong tổ chức thường hình thành nên các nhóm phi chính thức thân nhau. Các
nhóm này tác động rất nhiếu đến người lao độn, nó có thể là những nhân tố tích
cực tác động đến người lao động làm họ tăng năng suất và hiệu quả lao động
nhưng nó cũng có thể là nhân tố làm cho người lao động chán nản không muốn
làm việc.Vậy các nhà quản lý cần phải biết được các nhóm phi chính thức này
để tìm ra phưong thức tác động đến người lao động hiệu quả nhất.
* Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu này thưòng xuất hiện khi con người đã đạt được những mục tiêu
nhất định, nó thường gắn với các động cơ liên quan đến uy tín và quyền lực:
. Uy tín là một cái gì đó vô hình do xã hội dành cho một cá nhân nào đó. Uy
tín dường như có ảnh hưởng tới mức độ thuận tiện và thoải mái mà người ta có
thể hy vọng vào cuộc sống.
. Quyền lực là cái làm cho một người có thể đem lại sự bằng lòng hoặc tới
các ảnh hưởng khác.
* Nhu cầu tự khẳng định mình
Theo Maslow thì đây là nhu cầu khó có thể nhận biết được và xác minh,
và con người thoả mãn những nhu cầu này theo nhiều cách rất khác nhau.Trong
doanh nghiệp nhu cầu này được thể hiện chính là việc người lao động muốn
làm việc theo chuyên môn, nghiệp vụ, sở trường của mình và ở các mức cao
hơn đấy chính là mong muốn được làm việc theo ý thích của bản thân mình.
Lúc này nhu cầu làm việc của người lao động chỉ vơí mục đích là họ sẽ được
thể hiện mình, áp dụng những gì mà họ biết, đã trải qua vào công việc nói đúng
hơn là người ta cho những người khác biết “tầm cao”của mình qua công việc.
5
Trong hệ thống nhu cầu của Maslow đã xắp xếp thứ tự từ thấp đến cao,
nhưng trong điều kiện xã hội cụ thể thì thứ tự này có thể bị đảo lộn đi và những

nhu cầu nào đã được thoả mãn thì nó không còn tác dụng tạo động cơ nữa.
2. Thuyết kỳ vọng của Victor-Vroom.
Học thuyết này được V.Vroom xây dựng dựa trên một số yếu tố tạo động
lực như: tính hấp dẫn của công việc, mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng,
mối liên hệ giữa sự nỗ lực quyết tâm với kết quả lao động của họ
V.Vroomđã đặt mối quan hệ giữa các yếu tố tạo động lực cho người lao động
trong một tương quan so sánh với nhau, vì vậy để vận dụng lý thuyết này vào
trong quá trình quản lý đòi hỏi nhà quản lý phải có trình độ nhất định.
Khi con người nỗ lực làm việc họ sẽ mong đợi một kết quả tốt đẹp cùng
với một phần thưởng xứng đáng. Nếu phần thưởng phù hợp với nguyện vọng
của họ thì nó sẽ có tác động tạo ra động cơ lớn hơn trong quá trình làm việc
tiếp theo.
Kỳ vọng của người lao động có tác dụng tạo động lực rất lớn cho người lao
động, nhưng để tạo được kỳ vọg cho người lao độngthì phải co phương tiện và
điều kiện để thực hiện nó. Những phương tiện nay chính là các chính sách, cơ chế
quản lý, điều kiện làm việc... mà doanh nghiệp đảm bảo cho nguời lao động. Đặc
biệt doanh nghiệp khi thiết kế công việc cho nguời lao động phải thiết kế đủ cao
để họ phát huy được tiềm năng của mình nhưng cũng phải đủ thấp để họ nhìn
thấy kết quả mà họ có thể đạt đựoc
3. Vai trò của động cơ
Qua nghiên cứu một số học thuyết, quan điểm quản trị trên ta thấy được
động cơ có vai trò quan trọng trongviệc quyết đình hành vi người lao động
- Người lao động sẽ có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình
thông qua công việc.
- Động cơ thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích cực và
tiêu cực. Người lao động có động cơ tích cực thì sẽ tạo ra được một tâm lí làm
việc tốt, lành mạnh đồng thời cũng góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng
vững mạnh hơn.
Tạo động cơ luôn là vần đề đặt ra đối với mỗi nhà quản lí. Chính sách tiền
lương tiền thưởng có phù hợp hay không? bố trí công việc có hợp lý hay không?

công việc có làm thoả mãn nhu cầu của người lao động hay không? ... tất cả
6

×