ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ
TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THAM GIA
CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐÀ NẴNG
GVHD
: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
SVTH
: Dương Thị Thương
Lớp
: 17CTXH1
MSSV
: 3200317083
Đà Nẵng, 4/2021
LỜI CẢM ƠN
Có một câu nói mà em cực kì thích: “Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta cịn vương mãi
mùi hương”, đó cũng là cách chúng em chọn cho mình được hạnh phúc. Có người bảo sao
lại học ngành này, cái ngành đi làm bao đồng xã hội, nhưng mỗi người chọn cho mình
hướng đi khác nhau, em muốn cho đi để nhận lại, cho đi sự giúp đỡ của mình để nhận lại
được đó là những người mình giúp có một cuộc sống khác theo hướng tích cực hơn. Từ
khi bắt đầu và đến hiện tại em vẫn luôn thấy rằng ngành Công tác xã là một ngành vơ cùng
ý nghĩa, dẫu biết rằng đó khơng phải là con đường trải đầy hoa hồng mà là con đường đầy
lòng yêu thương và sự kiên nhẫn, nhiệt huyết. Không những đợt thực tập này vừa được vận
dụng vừa được bồi dưỡng thêm kiến thức, kĩ năng mà còn là bồi dưỡng về tâm hồn của
chính mình, trong em có rất nhiều cảm xúc khác nhau, nhờ đợt thực tập, em có thể tiếp xúc
với những mảnh đời kém may mắn, chứng kiến sự nỗ lực từng ngày của các em, với người
bình thường như chúng ta mà cịn khó khăn trong mọi việc, huống gì là các em, thật khâm
phục sự cố gắng của các em. Bên cạnh đó, giúp bản thân nhận ra hãy biết quý trọng những
gì mình đang có và giúp em rèn luyện thêm để trở thành một nhân viên Công tác xã hội
tương lai.
Sau khi được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Ban
chủ nhiệm Khoa Tâm lý – Giáo Dục, Ban giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục
hòa nhập Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em được thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Hỗ trợ
phát triển Giáo dục hòa nhập Đà Nẵng trong thời gian ba tháng, để có thể hiện thực hóa
các lí thuyết, kĩ năng… đã học cũng như áp dụng những kinh nghiệm đã có trong những
đợt thực hành.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Phạm Thị Kiều Duyên
đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để em có thể hồn thành tốt đợt thực tập này. Đồng thời em
xin cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Khoa Tâm lý – Giáo dục,
Ban giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập Đà Nẵng, cùng cô Lê Thị
Giang - Giáo viên chủ nhiệm lớp Ba, các cán bộ nhân viên, giáo viên tại Trung tâm, đã tạo
mọi điều kiện, tận tình chia sẻ, chỉ dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................................. 2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................................................................... 3
1. Giới thiệu về Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Đà Nẵng...................................... 3
2. Đặc điểm của cơ sở .............................................................................................................................. 3
2.1. Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................................................... 3
2.1.1. Chức năng .............................................................................................................................. 3
2.1.2. Nhiệm vụ ................................................................................................................................ 4
3. Mục đích của cơ sở .............................................................................................................................. 5
4. Đối tượng tại cơ sở thực tập ............................................................................................................... 6
5. Tổ chức, nhân sự cơ sở ....................................................................................................................... 6
5.1. Sơ đồ tổ chức tại trung tâm .......................................................................................................... 6
5.2. Tình hình về cán bộ, nhân viên ở cơ sở ....................................................................................... 7
6. Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc ........................................ 7
7. Nhận xét chung về cơ sở ..................................................................................................................... 8
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP .......................................................................................................... 10
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 10
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................... 10
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................... 11
3. Đối tượng và khách thể..................................................................................................................... 11
3.1. Đối tượng ..................................................................................................................................... 11
3.2. Khách thể..................................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THAM GIA CÁC
HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA
NHẬP ĐÀ NẴNG.................................................................................................................................. 11
1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm trẻ tự kỷ............................................................................................................... 11
1.1.1.1. Trẻ em ............................................................................................................................ 11
1.1.1.2. Tự kỷ............................................................................................................................... 12
1.1.1.3. Trẻ tự kỷ ......................................................................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm công tác xã hội cá nhân ..................................................................................... 12
1.1.2.1. Công tác xã hội .............................................................................................................. 12
1.1.2.2. Công tác xã hội cá nhân ................................................................................................ 13
1.1.3. Một số khái niệm liên quan ................................................................................................. 14
1.1.3.1. Khái niệm tăng cường khả năng tham gia ..................................................................... 14
1.1.3.2. Khái niệm hoạt động xã hội ........................................................................................... 14
1.1.3.3. Khái niệm cộng đồng ..................................................................................................... 14
1.2. Đặc điểm của trẻ tự kỷ ............................................................................................................... 14
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ .............................................................................................. 14
1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ......................................................................................... 15
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ ........................................................................................... 18
1.2.4. Một số giải pháp đối với trẻ tự kỷ ........................................................................................ 18
1.3. CTXH với trẻ em tự kỷ .............................................................................................................. 19
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................................. 19
1.3.2. Nguyên tắc làm việc với trẻ tự kỷ......................................................................................... 19
1.3.3. Tiến trình .............................................................................................................................. 20
1.4. Một số lý thuyết vận dụng với trẻ tự kỷ ................................................................................... 22
1.4.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái ................................................................................................ 22
1.4.2. Lý thuyết học tập xã hội ....................................................................................................... 23
1.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu .............................................................................. 24
1.5.1. Phương pháp quan sát ......................................................................................................... 24
1.5.2. Phương pháp vãng gia ......................................................................................................... 25
1.5.3. Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin ............................................................................. 25
1.5.4. Phương pháp vấn đàm ......................................................................................................... 25
1.5.5. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................................................... 25
1.6. Hệ thống chính sách và các văn bản pháp lý liên quan đến trẻ tự kỷ ................................... 26
CHƯƠNG 2. TIẾN TRÌNH VẬN DỤNG CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ TĂNG
CƯỜNG KHẢ NĂNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ TỰ KỶ .............. 27
1. Khái quát trường hợp ....................................................................................................................... 27
1.1. Bối cảnh chọn TC ....................................................................................................................... 27
1.2. Hồ sơ xã hội của TC ................................................................................................................... 27
2. Tiến trình vận dụng cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tăng cường khả năng tham gia các hoạt
động xã hội đối với trẻ tự kỷ ................................................................................................................ 29
2.1. Tiếp cận thân chủ và thiết lập mối quan hệ ............................................................................... 29
2.2. Thu thập thông tin, xác định vấn đề .......................................................................................... 30
2.3. Chẩn đoán ................................................................................................................................... 31
2.3.1. Sơ đồ thế hệ của thân chủ ................................................................................................... 31
2.3.2. Sơ đồ hệ thống sinh thái ...................................................................................................... 33
2.3.3. Bảng phân tích điểm mạnh và điểm yếu của TC ................................................................ 34
2.3.4. Cây vấn đề của thân chủ ...................................................................................................... 35
2.4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề .................................................................................................. 37
2.4.1. Mục tiêu ................................................................................................................................ 37
2.4.2. Bảng kế hoạch hỗ trợ cụ thể................................................................................................ 37
2.5. Triển khai kế hoạch .................................................................................................................... 41
2.5.1. Mục tiêu 1: Thân chủ có thể kết bạn và vui chơi cùng bạn bè. ......................................... 41
2.5.2. Mục tiêu 2: Thân chủ có thể cải thiện việc học. ................................................................. 45
2.6. Lượng giá .................................................................................................................................... 48
2.7. Kết thúc và chuyển giao .............................................................................................................. 49
2.7.1. Kết thúc................................................................................................................................. 49
2.7.2 Chuyển giao........................................................................................................................... 50
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 52
1. Kết luận .............................................................................................................................................. 52
2. Khuyến nghị ...................................................................................................................................... 52
Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................... 55
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Từ viết tắt
1
TC
Thân chủ
2
TTK
Trẻ tự kỷ
3
CTXH
Công tác xã hội
4
NVCTXH
Nhân viên công tác xã hội
5
PHCN
Phục hồi chức năng
6
GVCH
Giáo viên chủ nhiên
7
SVTT
Sinh viên thực tập
1
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
DANH MỤC HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm ................................................................................7
Sơ đồ 2: Sơ đồ thế hệ của thân chủ ....................................................................................32
Sơ đồ 3: Sơ đồ hệ thống sinh thái ......................................................................................33
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Thân chủ tham gia tập thể dục giữ giờ cùng các bạn ...........................................42
Hình 2: Thân chủ chơi trị oẳn tù tì ....................................................................................43
Hình 3: Thân chủ tham gia hoạt động cùng cơ và các bạn ................................................44
Hình 4: Thân chủ đang nhận diện màu sắc và con vật ......................................................46
Hình 5: Thân chủ đang tập viết ..........................................................................................47
Hình 6: Hướng dẫn thân chủ sử dụng các đầu ngón tay để tính tốn ................................ 47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ .................................................34
Bảng 2: Bảng mục tiêu để hỗ trợ cho thân chủ ..................................................................37
Bảng 3: Bảng kế hoạch hỗ trợ cụ thể cho thân chủ ...........................................................38
Bảng 4: Bảng lượng giá hoạt động của mục tiêu 1 ............................................................ 44
Bảng 5: Bảng lượng giá hoạt động của mục tiêu 2 ............................................................ 48
Bảng 6: Bảng lượng giá .....................................................................................................49
Bảng 7: Bảng đánh giá kết quả đạt được ...........................................................................50
2
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu về Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hịa nhập Đà Nẵng
• Thời gian thực tập: từ 04/01 /2021 đến 28/03/2021
• Cơ sở: Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hịa nhập Đà Nẵng.
• Địa chỉ: 40 Lý Chính Thắng, Phường Hồ Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
• Q trình hình thành trung tâm:
Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu đổi tên thành trường Phổ thơng Chun biệt
Nguyễn Đình Chiểu thành lập theo quyết định số 3474/QĐ ngày 11/08/1992 của UBND
Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng (nay là Đại
học Sư phạm Đà Nẵng). Ngày 09/12/1993, UBND trường chính thức đi vào hoạt động,
khai giảng lớp học đầu tiên. Ngày 31/01/1993, UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định
số 223/QĐUB chuyển trường Mù Nguyễn Đình Chiểu trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
TP Đà Nẵng, hiện nay đã đổi tên thành tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
Đà Nẵng.
Trong 24 năm qua nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
thành phố, các Sở ban ngành, địa phương, các tổ chức cá nhân, hội từ thiện… Nhờ sự quan
tâm đặc biệt đó mà nhà trường ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục học sinh khuyết
tật. Đội ngũ CBGV ln đồn kết, đem hết nhiệt tình cùng khả năng của mình để chăm
sóc, giáo dục các em khuyết tật ngày càng tốt hơn, giúp các em có cuộc sống tự lập, tự ni
sống bản thân và hịa nhập cộng đồng.
• Các đơn vị liên quan: Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng.
2. Đặc điểm của cơ sở
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.1. Chức năng
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng thực hiện chức năng giáo
dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập, gồm:
- Tổ chức giảng dạy học sinh chuyên biệt theo các lớp học phù hợp với các dạng khuyết
tật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động giáo dục khác.
- Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục hòa nhập gồm phát hiện, can thiệp giáo dục sớm, tư
vấn giáo dục, hỗ trợ và cung cấp nội dung chương trình, phương pháp, thiết bị, tài liệu dạy
học đặc thù phù hợp đối với người khuyết tật theo quy định tại Chương V, Thông tư liên
3
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành
lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm Tham mưu cho Sở Giáo
dục và Đào tạo về các chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa
nhập.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc nhận biết, chẩn đốn, can thiệp,
chăm sóc trẻ khuyết tật.
- Thu thập, lưu giữ, chia sẻ, chuyển giao các thơng tin và tài liệu có liên quan đến trẻ
khuyết tật tại Trung tâm.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước về cơng tác chăm sóc, giáo dục,
hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ khuyết tật nhằm tạo điều kiện huy động các nguồn lực
phục vụ cho nhiệm vụ của Trung tâm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo
giao theo chức năng của Trung tâm.
- Phối hợp với ngành y tế chẩn đoán, đánh giá và phân loại mức độ khuyết tật của trẻ.
- Tổ chức can thiệp sớm cho trẻ và gia đình trẻ KT trước tuổi Tiểu học; tư vấn cho phụ
huynh trẻ khuyết tật về dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo nghề.
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập và bán hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường học.
- Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
- Huy động các nguồn lực phục vụ các dịch vụ chăm sóc, giảng dạy trẻ khuyết tật.
- Thu thập, lưu trữ, nghiên cứu, biên soạn các tài liệu hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ giáo dục trẻ khuyết tật.
2.1.2. Nhiệm vụ
- Tiến hành các hoạt động nhằm phát hiện, chẩn đoán và đánh giá nhu cầu đặc biệt của trẻ.
- Tư vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ can thiệp sớm.
- Trị liệu ngắn hạn hoặc dài hạn cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm hoặc tại gia đình.
- Cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các dịch vụ hỗ trợ trẻ học tập dưới mọi hình thức theo
nhu cầu thơng qua mạng lưới giáo viên hòa nhập tại các cơ sở.
- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nhận biết, chẩn
đốn, can thiệp, chăm sóc trẻ khuyết tật.
- Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
4
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Bồi dưỡng năng lực và chuyển giao kiến thức, các phương pháp và kỹ năng giáo dục
hướng nghiệp đặc thù của trẻ khuyết tật đến giáo viên, phụ huynh trẻ và tổ chức liên quan
tại địa phương.
- Phối hợp thực hiện các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố.
- Chuyển giao các thông tin và tài liệu chuyên môn về trẻ khuyết tật đến các đơn vị giáo
dục hòa nhập, dạy nghề.
- Tư vấn cho các tổ chức từ thiện, NGO’S tài trợ cho các hoạt động của Trung tâm; hợp
tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quan tâm về cơng tác chăm sóc, giáo
dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
3. Mục đích của cơ sở
- Trung tâm đào tạo văn hoá và dạy nghề các cấp bậc học từ tiểu học, trung học. Phục hồi
chức năng, dạy nghề phù hợp để các em khuyết tật sớm hoà nhập cộng đồng xã hội. Thực
hiện chức năng hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng: Cụ thể là chức năng giáo dục
hoà nhập, can thiệp sớm, nhìn kém; tư vấn tập huấn hỗ trợ chun mơn cho phụ huynh,
giáo viên hồ nhập ở các trường Mầm non, Tiểu học và bậc trung học có học sinh khuyết
tật học hồ nhập.
- Cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp các dịch vụ hỗ trợ trẻ học tập dưới mọi hình thức theo
nhu cầu thơng qua mạng lưới giáo viên hòa nhập tại các cơ sở. Tổ chức tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nhận biết, chẩn đoán, can thiệp, chăm sóc trẻ
khuyết tật. Bồi dưỡng năng lực và chuyển giao kiến thức, các phương pháp và kỹ năng
giáo dục hướng nghiệp đặc thù của trẻ khuyết tật đến giáo viên, phụ huynh trẻ và tổ chức
liên quan tại địa phương.
- Phối hợp thực hiện các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố.
Chuyển giao các thông tin và tài liệu chuyên môn về trẻ khuyết tật đến các đơn vị giáo dục
hòa nhập, dạy nghề. Tư vấn cho các tổ chức từ thiện tài trợ cho các hoạt động của Trung
tâm; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước có quan tâm về cơng tác chăm
sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ khuyết tật.
- Xây dựng, phát triển trung tâm theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm
vụ phát triển giáo dục của địa phương.
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
5
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp
luật.
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo
dục.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã
hội trong cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối tượng tại cơ sở thực tập
- Người sử dụng dịch vụ tại cơ sở: Các em học sinh tại trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập Đà Nẵng từ 7 - 19 tuổi.
- Số lượng người sử dụng dịch vụ: 231 em học sinh (năm học 2019 - 2020)
- Số lớp: 25, trong đó:
+ Mầm non: 7 lớp gồm 85 trẻ (gồm khiếm thị, khiếm thính, KTTT, tự kỷ và đa tật).
+ Tiểu học: 13 lớp gồm 128 học sinh bao gồm các loại tật: Khiếm thính, khiếm thị, KTTT,
tự kỷ, khuyết tật vận động.
+ Trung học học hòa nhập: 5 lớp gồm 18 học sinh khiếm thị, KTTT học từ lớp 6 đến lớp
12 tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Nguyễn Thượng Hiền.
+ Can thiệp tại cộng đồng: 18 em.
+ Học sinh nội trú : 60 em.
+ Bán trú: 171 em
5. Tổ chức, nhân sự cơ sở
5.1. Sơ đồ tổ chức tại trung tâm
6
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phạm Thị Hạnh
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đỗ Thị Đỗ Quyên
Đặng Thanh Tùng
Phụ trách chuyên môn
Phụ trách cơ sở vật
chất
Phịng hành chính
Phịng tiểu
học
Phịng
CTXH
Phịng CTS
5.2. Tình hình về cán bộ, nhân viên ở cơ sở
Tổng số CBGVCNV: 57 người; trong đó:
- CBQL: 03; giáo viên: 35; nhân viên: 19
- Trình độ đội ngũ:
+ Thạc sĩ: 02; Đại học: 30; Cao đẳng: 09; Trung cấp: 09; THPT: 07
- Tổng số phịng chun mơn: Có 4 phịng gồm: phịng Mầm non, Tiểu học, Cơng tác xã
hội, Can thiệp.
- Phịng hành chính (kế toán, văn thư , y tế, cấp dưỡng…)
6. Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc
Năm học qua, Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 100% CBGVNV tham gia lớp bồi dưỡng chun mơn,
chính trị pháp luật hè do ngành tổ chức; Tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương
pháp dạy học, viết và áp dụng SKKN, xây dựng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT vào công
tác và giảng dạy, sử dụng các thiết bị - ĐDDH vào các tiết lên lớp. Phong trào tự học, tự
7
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
rèn, tự bồi dưỡng phấn đấu trở thành tấm gương về đạo đức và tự học được tiếp tục duy
trì.
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” trong các mơn học Tiếng Việt, Đạo đức Lịch sử, Địa lý, Kỹ năng
sống… ở tất cả các khối lớp.
Toàn thể CBGVNV trong trung tâm đã duy trì tốt phong trào thi đua “Dạy tốt - Học
tốt”, thực hiện tốt việc đăng ký thi đua đầu năm học. Thực hiện đúng luật thi đua đảm bảo
khách quan cơng bằng, dân chủ khuyến khích được phong trào thi đua trong trung tâm.
Có quy định và tiêu chí cụ thể đối với từng CB, GV, NV để phấn đấu thi đua trong
năm học, sau mỗi đợt thi đua và cuối mỗi học kỳ, cuối năm. CB, GV, NV tự nhận xét đánh
giá đối chiếu với các tiêu chí đã đề ra, nhìn nhận được những yếu kém, tồn tại và kịp thời
rút kinh nghiệm cho đợt thi đua khác. Bình xét cơng khai dân chủ cơng bằng, khơng có
biểu hiện thiên vị.
Tổ chức thao giảng các tiết dạy tốt minh họa chương trình giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ khuyết tật, sắp xếp cho giáo viên dự giờ và tham dự các chuyên đề do Sở GD&ĐT
tổ chức nhằm nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ, động viên CBGV tham gia học
nâng cao trình độ chun mơn.
7. Nhận xét chung về cơ sở
Con người:
- Cán bộ, nhân viên trung tâm rất tận tình, quan tâm, gần gũi các em học sinh cũng như tạo
điều kiện để sinh viên thực tập được tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Q tải học sinh, khơng đáp ứng hết được nhu cầu của phụ huynh, nhất là nhu cầu giáo
dục cá nhân cho học sinh khuyết tật. Thậm chí, để bảo đảm thực hiện chức năng hỗ trợ
giáo dục hòa nhập cho các trường học trên địa bàn thành phố có học sinh khuyết tật học
hịa nhập, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng còn phải dồn học sinh
của hai lớp làm một ở những buổi học thiếu giáo viên.
- Ai đã một lần đến Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng sẽ khơng khỏi
nghĩ suy khi lặng nhìn những số phận kém may mắn, các em hồn nhiên vơ tư nhưng phải
mang trong mình biết bao khiếm khuyết, nhưng nhiều em có tài lắm: hát hay, đàn giỏi, dẫn
chương trình hay,… nếu là một người bình thường thì tương lai em thật rộng mở, nhìn các
em hồn nhiên đến lạ làm lịng lại nhói, khóe mắt lại cay.
8
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Cơ sở vật chất:
Hiện tại theo quan sát trong quá trình thực tập, em nhận thấy rằng cơ sở vật chất khá đảm
bảo, có bể bơi, có sân bóng, có các phịng và khn viên để dạy học theo chương trình của
trung tâm: vườn rau, phịng bếp, làm hương, các phòng học, phòng ở nội trú,… Tuy nhiên,
hệ thống phòng vệ sinh vẫn còn chưa đảm bảo, có phịng vệ sinh tại lớp học nhưng đa số
đều khơng sử dụng được hoặc xuống cấp.
Chương trình giảng dạy
Theo những gì được quan sát và tham gia trong quá trình học tập, bản thân cảm thấy:
- Lớp thực hành kỹ năng: đây là lớp can thiệp cho trẻ mầm non, chương trình dạy rất ý
nghĩa, bổ ích, đem lại hiệu quả rất lớn.
- Lớp tiểu học: nội dung giảng dạy rất đa dạng, linh hoạt đối với từng trẻ.
- Lớp kỹ năng: thì cũng có một số hoạt động rất hay, các em được thực hành các kỹ năng:
rửa xe, làm vườn, làm bếp, bán hàng, làm hương,…những kỹ năng này đều tạo ra thu nhập
để xoay vòng cho các hoạt động tiếp theo, tuy nhiên, như trong hoạt động làm bếp, bản
thân cảm thấy rằng giáo viên có thể thay đổi nhiều nội dung chứ khơng nên chỉ một vài nội
dung như nấu chè, chiên cá viên, những hoạt động đó ln để bạn nào đã làm được thì làm
miết, những ai khơng làm được thì chỉ ngồi cho hết giờ, hoặc nếu bạn không phù hợp với
kỹ năng làm bếp thì có thể linh hoạt cho bạn qua học kỹ năng khác phù hợp hơn.
- Tuy nhiên có một vấn đề ở đây là một lớp học vừa có trẻ khiếm thị, vừa có trẻ câm - điếc
và trẻ khuyết tật trí tuệ, khi giảng dạy chương trình sẽ khơng đảm bảo chất lượng, cũng
như thầy cô đứng lớp chưa đảm bảo việc nắm được chữ nổi và ngơn ngữ ký hiệu, vậy thì
tại sao trung tâm không để các em cùng thể trạng và học một lớp sẽ đảm bảo chất lượng
hơn.
9
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người khi sinh ra ai cũng đều trải qua thời kỳ ấu thơ, đó là khoảng thời gian mà
mỗi chúng ta đều muốn trân trọng và gìn giữ. Ở nơi đó con người ln đầy ắp những ký
ức hồn nhiên, trong sáng, là lúc chúng ta bắt đầu khám phá, ước mơ và cảm nhận về thế
giới xung quanh. Nhưng, điều bình dị đó khơng phải bất cứ ai cũng có được. Trong cuộc
sống mà chúng ta đang trải qua, có biết bao người khơng cịn biết đến tuổi thơ của mình,
có người vì muốn qn lãng mà để tự nó chìm sâu vào tiềm thức, nhưng cịn có những
người khơng cảm nhận được - những em bé tự kỷ.
Hội chứng tự kỷ ở trẻ là hội chứng mà người lớn khó có thể phát hiện hoặc khi đã
phát hiện thì hội chứng đã nặng và khó chữa trị. Trẻ tự kỷ thường kèm thêm các biểu hiện
khác như chậm phát triển, khơng có khả năng nhận thức, khơng có thể nói hay nhận diện
mọi vật xung quanh. Trong CTXH, các can thiệp đối với trẻ tự kỷ thường theo phương
pháp CTXH cá nhân, tập trung khắc phục các khó khăn các em gặp. Nhưng, giúp đỡ như
thế nào là hiệu quả, là khoa học cần phải có phương pháp, các nhà Cơng tác xã hội sẽ đứng
ra sử dụng các phương pháp đó để giúp cá nhân, nhóm tự vượt qua được những khó khăn
của chính mình, hịa nhập cộng đồng, phát triển bản thân mình. Hiện nay chưa có con số
nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới
ước tính cứ 160 trẻ thì có một trẻ có rối loạn phổ tự kỷ [19]. Trung tâm phòng chống dịch
bệnh của Mỹ cơng bố tỷ lệ có rối loạn phổ tự kỷ là 1/68 trẻ [17]. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất
kỳ cá nhân nào khơng phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Đặc trưng
của tự kỷ bao gồm khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngơn ngữ và
phi ngơn ngữ, cùng với những hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi
lặp lại [19]. Trẻ em trai mắc tự kỷ gấp từ 4 -5 lần so với trẻ em gái [19]. Tại Việt Nam, số
trẻ được chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng lên. Cụ thể, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ
được chẩn đoán tự kỷ trong năm 2010 là 1792 trẻ [13]. Trong một nghiên cứu tiến hành
năm 2017, tỷ lệ mắc Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em trong độ tuổi 18 - 30 tháng ở miền bắc
Việt Nam là 0,752% hay 75,2 trẻ trên 10.000 trẻ em [16]. Dù vậy, con số này cũng chưa
nói lên hết thực trạng vì cịn rất nhiều trẻ tự kỷ khơng được cha mẹ đưa tới thăm khám tại
các cơ sở y tế. Thực tế nơi tiến hành nghiên cứu ở trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
10
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhập tại TP. Đà Nẵng hiện ở đó đang có 20 bé tự kỷ. Tại cơ sở này trẻ được can thiệp sớm
và sử dụng nhiều phương pháp can thiệp để giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên,
tỷ lệ trẻ tự kỷ được hòa nhập khơng cao bởi chỉ có con số rất nhỏ trẻ tự kỷ được hòa nhập
cộng đồng trong tổng số trẻ ở trung tâm.
Hiểu được sự quan trọng của việc tăng cường khả năng tham gia các hoạt động cộng
đồng cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng, cho nên em đã chọn đề tài “Vận
dụng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ em tự kỷ tăng cường khả năng tham gia
các hoạt động cộng đồng tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng” làm
báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng các phương pháp trong công tác xã hội cá nhân nhằm giúp trẻ tự kỷ tăng cường
khả năng tham gia các hoạt động, hòa nhập cộng đồng.
3. Đối tượng và khách thể
3.1. Đối tượng
Vận dụng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ em tự kỷ tăng cường khả năng tham
gia các hoạt động cộng đồng
3.2. Khách thể
Trẻ em tự kỷ tại trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ EM TỰ KỶ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐÀ NẴNG
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm trẻ tự kỷ
1.1.1.1. Trẻ em
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em :“trẻ em có nghĩa là những người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”
[6].
Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/6/2017): “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.[4] Do đó, luật Trẻ em là đối tượng
được pháp luật ưu tiên bảo vệ, được toàn xã hội quan tâm và hỗ trợ.
11
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong bài báo cáo này, sử dụng độ tuổi từ 36 tháng tuổi đến 8 tuổi, là giai đoạn đầu
đời, khởi đầu cho mọi quá trình phát triển, và trong lĩnh vực tự kỷ, đây là giai đoạn quan
trọng để có thể phát hiện và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm giúp trẻ có nhiều
cơ hội phục hồi và hịa nhập xã hội.
1.1.1.2. Tự kỷ
Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một hội chứng rối loạn phát triển có liên quan đến sự
phát triển chức năng của não, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã
hội, ngôn ngữ hành vi, sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại. [14]
Chứng tự kỷ thường xuất hiện ở trẻ em, là trẻ có sắc tộc khác, văn hóa và ngơn ngữ
khác với nơi chúng sinh sống. Cũng có thể thấy được chứng tự kỷ ở trẻ em trong những
hoàn cảnh khác nhau như trong các gia đình giàu có, nghèo khổ hoặc tri thức. Tự kỷ được
chia làm 2 loại:
Tự kỷ điển hình (bẩm sinh): là loại tự kỷ phát hiện ngay khi trẻ được sinh ra đến
trước 3 tuổi, trẻ có biểu hiện phát triển chậm.
Tự kỷ khơng điển hình: Trẻ vẫn phát triển bình thường từ 12 - 30 tháng tuổi, nhưng
sau đó lại đột ngột khơng phát triển hoặc thoái triển như mất các kỹ năng đã học được hoặc
những dấu hiệu khác.
1.1.1.3. Trẻ tự kỷ
Là những trẻ ở giai đoạn đầu đời – giai đoạn khởi đầu cho mọi quá trình quá triển
nhưng mắc hội chứng rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt
của sự phát triển trong giao tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm
sốt ngơn ngữ, hành vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hịa nhập vào xã hội.
1.1.2. Khái niệm cơng tác xã hội cá nhân
1.1.2.1. Cơng tác xã hội
Nói đến khái niệm cơng tác xã hội đã có nhiều quan điểm được đưa ra:
CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã
hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí,
địa vị, vai trị của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến
bộ xã hội. [7]
CTXH còn là một dịch vụ đã chun mơn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề
của xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu căn bản của những cá nhân,
12
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vai trị, vị trí xã
hội của mình.
Tuy có những quan niệm khác nhau về công tác xã hội nhưng hầu hết các quốc gia
đều sử dụng định nghĩa được Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế (IFSW) thông
qua tháng 7 năm 2000 tại Canada. Nội dung định nghĩa:
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng
đồng tăng cường hay khơi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự
thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận
dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào
những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là các nguyên
tắc căn bản của nghề. [3]
Trong bài báo cáo này, khái niệm được sử dụng là: Công tác xã hội là ngành học
thuật và hoạt động chun mơn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay
tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.
1.1.2.2. Cơng tác xã hội cá nhân
Có nhiều khái niệm về Cơng tác xã hội cá nhân được sử dụng trên thế giới dựa trên
nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tế của những người làm CTXH chuyên nghiệp.
Bà Mary Richmond – nhà công tác xã hội tiên phong người Mỹ – cho rằng “Công
tác xã hội cá nhân là nghệ thuật làm việc với từng cá nhân với các vấn đề khác nhau, thông
qua việc nhân viên xã hội cùng hợp tác với thân chủ, giúp thân chủ thực hiện chức năng xã
hội, cải thiện mối quan hệ giữa họ và môi trường xã hội trở nên tốt hơn.” [18]
Theo cố Thạc sỹ Phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh “Công tác xã hội cá nhân
là một phương pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân
cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của Cơng tác xã hội cá nhân là phục hồi,
củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia
đình.” [12]
Hay theo Sách giáo khoa/bách khoa (Encyclopedia) về cơng tác xã hội của
Philippines:“Công tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người
13
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đối phó vói những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc
thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ” [9]
Trong bài báo cáo này, khái niệm được sử dụng là: “Công tác xã hội cá nhân là một
phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. Là một
cách thức, quá trình nghiệp vụ mà cán bộ sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để
giúp đối tượng phát huy tiềm năng tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải
thiện điều kiện sống của mình.” [2]
1.1.3. Một số khái niệm liên quan
1.1.3.1. Khái niệm tăng cường khả năng tham gia
Làm cho mạnh thêm, nhiều thêm, phát huy mọi khả năng, tiềm lực góp phần hoạt
động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó.
1.1.3.2. Khái niệm hoạt động xã hội
Là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản
phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Một nhóm xã hội của các cá
thể sống chung trong cùng một mơi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung.
1.1.3.3. Khái niệm cộng đồng
Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một mơi
trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch,
niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh
hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng.
1.2. Đặc điểm của trẻ tự kỷ
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ [11]
Có tâm lý ám ảnh sợ xã hội, một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt
động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đơng người, khi có các đồn thể đơn
vị đến giao lưu với các em tại Trung tâm. TKT thường có tâm lí mặc cảm tự ti, thường
sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người.
Thường TTK ít quan tâm đến các chuẩn mực xã hội, muốn làm theo sở thích cá
nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với sự mong đợi của người khác như: la khóc
khi người lớn khơng đáp ứng sở thích của trẻ, làm đổ một đống đồ khi vào siêu thị, chụp
nhanh những đồng tiền từ tay nhân viên, tự lấy đồ ở giỏ sách của người khác, giật nhanh
một món đồ chơi từ tay đứa trẻ bên cạnh,… mà không mắc cỡ, ngượng ngùng. Nhưng theo
14
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
các chuyên gia về TTK, dù trẻ có làm vậy đi nữa, phụ huynh vẫn nên cho trẻ đến nơi cơng
cộng, điều này giúp trẻ sống hịa nhập với mọi người và lâu dài sẽ có lợi cho sự phát triển
của trẻ.
TTK có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với
những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất
thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, gây hấn. Đồng thời do TTK
gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngồi nên người
lớn khơng hiểu trẻ và khơng làm theo ý muốn của trẻ. Vì vậy sự khó chịu của trẻ xuất hiện
khá thường xuyên so với trẻ bình thường.
Hầu hết TTK ít nhiều đều có vấn đề về giác quan: biểu hiện là việc trẻ hay đưa các
đồ vật lên ngửi, liếm các vật trẻ cầm trên tay, ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không
chua, quay trịn lâu khơng chóng mặt, thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đập đầu
vào tường khơng biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh trong một bài hát hay đoạn quảng
cáo,…
TTK có những hành vi rập khn, lặp đi lặp lại: trẻ thích đi đi lại lại trong phịng,
thích xếp các đồ vật thành hàng thẳng; Vặn, xoắn các ngón tay và bàn tay; Nói đi nói lại
một vài từ mà bé thích; Thích đến những nơi quen thuộc; Thích chạy vịng vịng và quay
vịng vịng; Thích chơi các đồ chơi phát ra tiếng động; Thích bật tắt các nút điện hay điện
tử,… Những trẻ khác nhau, sở thích về các hành vi định hình khác nhau. Đặc trưng trong
hành vi định hình của TTK, là trẻ bám vào những sở thích quen thuộc, những hành vi lặp
đi, lặp lại, ít có nhu cầu tìm tịi khám phá thế giới. Với sở thích kiên cố này ở TTK mà
không được khắc phục, sẽ ảnh hưởng tới sự hiểu biết của TTK về các sự vật hiện tượng
trong thế giới.
Hầu như TTK muốn tất cả mọi điều phải quen thuộc, gần gũi, trẻ rất ghét sự thay
đổi, xáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hàng
ngày. Đối với TTK, sự không quen thuộc đồng nghĩa với sự thiếu an tồn, trẻ sẽ cảm thấy
bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ.
Trẻ bị suy giảm nhiều trong tương tác qua lại với mọi người, hầu hết TTK biểu hiện
sự cô lập, thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn.
1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ [1]
- Ít tiếp xúc với xã hội
15
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với
xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện
sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản
ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8.
Trẻ thường tránh né, khơng nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể khơng có
họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được
người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống
như người dưng.
- Hành vi chống đối
Hành vi chống đối là một dấu hiệu khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay
đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt
nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc
đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…
- Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp
Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện
được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngơn ngữ có thể hồn
tồn khơng có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa
hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn
thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu,
thiếu diễn cảm,…
- Hành vi lặp đi lặp lại
Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay
trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như
hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp.
Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, khơng chức năng và khơng có ý nghĩa khám
phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính
tưởng tượng và biểu tượng.
- Gắn bó bất thường
Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự
kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi
16
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự
của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi.
- Vận động chậm chạp
Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu điển hình ở trẻ tự kỷ. Trẻ vận động chậm
do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong
việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đơi khi trẻ có những hành
động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn
ra một cách chậm chạp.
- Thích chơi một mình
Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi
đơng vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong khơng gian của riêng
chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình.
Đó có thể là con búp bê, con gấu bơng, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết”
ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc
thét, la hét và sau đó là lầm lì.
- Hành vi kỳ lạ
Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân,
chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,…Các hành vi này dường như tự
chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc
tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn,
cào cấu bản thân, nhổ tóc,…
- Rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này
thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có
thể từ chối ăn những thức ăn khơng được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí
độc quyền.
- Khiếm khuyết về trí tuệ
Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đơng trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ
có chỉ số IQ dưới 55 điểm. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.
17
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ
Cho đến nay, việc xác định nguyên nhân cũng còn là một điều tranh cãi giữa các
nhà khoa học, chưa thể xác định được rõ nguyên nhân gây ra tự kỷ. Dù rằng có nhiều giả
thuyết cho rằng gen là yếu tố có liên quan đến tự kỷ nhưng cho đến nay chưa có nghiên
cứu chứng minh được tự kỷ là khuyết tật di truyền.
Các yếu tố nguy cơ như mơi trường, virus, chất hóa học độc hại khi mang thai dù
được xem là yếu tố nguyên nhân nhưng vẫn chưa thuyết phục. Hiện nay nhiều bằng chứng
cho thấy tự kỷ do nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau tạo thành. Nhưng nói chung thì đa
số đều chấp nhận một số các nguyên nhân sau:
- Sự phát triển kém hay không phát triển của một số tế bào thần kinh trong khu vực giao
tiếp, tạo ra những tế bào non vì thế đã khơng có được những đáp ứng và khả năng tiếp nhận
các kỹ năng giao tiếp mà cụ thể nhất là khả năng hình thành và phát triển ngôn ngữ.
- Những rối loạn hay những sang chấn tâm lý (căng thẳng, buồn phiền, lo âu, giận dữ)
trong lúc mang thai của người mẹ.
- Sự thiếu quan tâm chăm sóc và mơi trường tương giao khơng đầy đủ của bố mẹ trong q
trình ni dưỡng và phát triển ở những năm đầu cũng có khả năng làm tăng nặng tình trạng
tự kỷ.
1.2.4. Một số giải pháp đối với trẻ tự kỷ
Hiện nay chưa có phương pháp nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh tự kỷ. Điều trị
tự kỷ chủ yếu bằng cách cải thiện chức năng khiếm khuyết ở trẻ cũng như giảm các rối
loạn về hành vi. Các biện pháp thường dùng là:
- Giáo dục: có nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ tự kỷ như phân tích hành vi (ABA),
dùng liệu pháp ngôn ngữ, cho trẻ tham gia vào các lớp hướng dẫn kỹ năng xã hội, dùng
liệu pháp tích hợp giác quan.
- Dùng thuốc: thuốc cũng được cho là một phương pháp dùng để chữa trị bệnh tự kỷ.
Các phương pháp này có đạt được kết quả nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào sự kiên trì của
cha mẹ. Gia đình nên chăm sóc và kết hợp với chuyên gia để việc điều trị cho kết quả tích
cực, nên gần gũi, chăm sóc và u thương người bị tự kỷ một đúng cách.
Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ nên việc phòng
tránh bệnh cũng rất hạn chế. Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh như:
18
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được tiêm vắc xin như cúm, sởi… Cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress.
- Hạn chế sống trong môi trường bị ơ nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ tránh dùng các loại thuốc như thuốc chống động
kinh, rối loạn thần kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh.
- Quan tâm, giáo dục thường xuyên cho trẻ, để trẻ tham gia các hoạt động tập thể, nuôi
dưỡng cảm xúc, tâm hồn cho trẻ.
1.3. CTXH với trẻ em tự kỷ
1.3.1. Khái niệm
Từ khái niệm, quan điểm nói trên, có thể hiểu khái niệm về Cơng tác xã hội với trẻ
em tự kỷ là hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp trẻ tự kỷ và gia đình, các cá nhân, cộng
đồng có liên quan; nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu của trẻ tự kỷ và tăng cường chức
năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
nhằm giúp trẻ tự kỷ, gia đình của trẻ và cộng đồng nơi trả sinh sống giải quyết các vấn đề
xã hội có liên quan đến trẻ, phịng ngừa ngăn chặn trẻ, kịp thời giải quyết; trợ giúp trẻ tự
kỷ phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục; phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành
vi của trẻ nhằm góp phần đảm bảo thực quyền trẻ em nâng cao chất lượng cuộc sống cho
trẻ tự kỷ.
1.3.2. Nguyên tắc làm việc với trẻ tự kỷ
- Một là, tôn trọng trẻ tự kỷ: Tôn trọng là thái độ không phán xét, không xem thường, miệt
thị hoặc quá chú tâm đến trẻ tự kỷ. Nhân viên công tác xã hội chăm sóc trẻ tự kỷ đón nhận
sự chia sẻ, thấu hiểu nỗi đau khổ của trẻ tự kỷ, quan tâm đến nhu cầu, tâm tình của trẻ tự
kỷ, họ rất nhạy cảm với thái độ, cách cư xử của người khác. Do đó, việc giúp trẻ tự kỷ tự
tin, thấy rõ giá trị bản thân, biết chấp nhận bản thân để khắc phục là điều quan trọng.
- Hai là, chấp nhận sự khác biệt: Giá trị này muốn chuyển tải đến nhân viên công tác xã
hội cần luôn tin tưởng vào sự khác biệt, duy nhất của mỗi cá nhân trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có
hồn cảnh sống, nhu cầu, cảm xúc, mong muốn, những ưu điểm và khuyết điểm khác biệt.
Những giá trị riêng này giúp cho nhân viên công tác xã hội phải suy nghĩ và sáng tạo trong
cách tiếp cận giúp đỡ từng trẻ tự kỷ. Ngay cả khi trẻ tự kỷ gặp những khó khăn như nhau
19
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thì cách giải quyết giúp đỡ sẽ khác nhau do mỗi cá nhân có hồn cảnh, tâm tư tình cảm,
suy nghĩ, nhận thức và những điểm mạnh khác nhau.
- Ba là, tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của trẻ tự kỷ: Trong công tác xã hội với
trẻ tự kỷ, nguyên tắc tin vào tính tự quyết của đối tượng là nguyên tắc mà nhân viên công
tác xã hội luôn phải nhận thức và chú trọng trong q trình làm việc. Nhân viên cơng tác
xã hội giúp đỡ đối tượng nhận ra những điểm mạnh của mình, phân tích tìm ra các giải
pháp khác nhau để đối tượng có thể tự mình quyết định giải pháp giải quyết vấn đề của
mình. Sự đồng hành của nhân viên công tác xã hội bên cạnh họ là điều khơng thể thiếu.
Trong q trình thực hiện, cần có những giới hạn nhất định mà nhân viên công tác xã hội
cần cân nhắc và can thiệp trong những trường hợp xét thấy quyết định của đối tượng có thể
gây tổn hại cho thân chủ hay người khác hoặc đối tượng không đủ khả năng đưa ra quyết
định.
- Bốn là, trung thực và chân thành với trẻ tự kỷ: Đây là nguyên tắc không thể thiếu của
người nhân viên công tác xã hội. Việc trẻ tự kỷ hoặc người nhà trẻ tự kỷ được nhận những
thông tin đầy đủ, trung thực giúp họ có thể lường hết được những khó khăn cũng như những
điều bất trắc xảy ra với họ, để họ tăng cường giải pháp đề phòng. Nếu họ không được nhận
những thông tin trung thực, khi họ gặp khó khăn thì khó có thể thích nghi kịp, có thể xuất
hiện sự bất an, thậm chí sợ hãi khi khả năng “tự vệ” của mình hạn chế nhất định do các
dạng tật gây ra.
1.3.3. Tiến trình [5]
Bước 1: Tiếp cận và xác định vấn đề ban đầu:
- Nhằm tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin
- Xác định xem thân chủ đang gặp phải vấn đề gì
Bước 2: Thu thập thông tin:
- Tiểu sử xã hội
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Vấn đề
- Những ấn tượng và đề xuất của NVXH
Bước 3: Chẩn đoán - Khẳng định lại vấn đề thân chủ gặp phải
- Nguyên nhân dẫn đến vấn đề
20
SVTT: Dương Thị Thương
GVHD: Th.S Phạm Thị Kiều Duyên