Tải bản đầy đủ (.ppt) (113 trang)

bài giảng thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.1 KB, 113 trang )

THÔNG TIN
PHỤC VỤ
LÃNH ĐẠO
VÀ QUẢN LÝ
CÂU 1: Sự giống nhau và
khác nhau giữa lãnh đạo và
quản lý? Tại sao ở Việt Nam,
trong các đơn vị hành chính
sự nghiệp người lãnh đạo
thường là các nhà quản lý?
Tại sao trong các doanh
nghiệp nên tách biệt giữa
lãnh đạo và quản lý?
Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo, quản lý đều là hoạt động có mục đích,
mục tiêu rõ ràng đã được xác định trước .

Hoạt động lãnh đạo, quản lý đều gắn với con
người và các mối quan hệ giữa người với
người, giữa chủ thể và đối tượng.

Xét về bản chất, nội dung thì lãnh đạo, quản lý
đều chính là hoạt động bao gồm quá trình ra
quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, điều
khiển hoạt động của đơn vị, tổ chức nhằm thực
hiện mục tiêu đã đề ra.
Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Xét về hình thức, phương pháp thì đều là sự
vận động của thông tin, sự điều khiển, định


hướng dựa trên cơ sở tác động chủ quan của
chủ thể điều khiển tới đối tượng điều khiển
thông qua hệ thống công cụ, phương tiện.

Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản lý,
lãnh đạo không phải là hoạt động ra quyết định
đơn thuần là định hướng chung chung mà cả hai
hoạt động này còn trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ chức,
cá nhân con người cụ thể, từng khâu công tác
cụ thể trong phạm vi chức trách của mình.
Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo, quản lý đều có vai trò quan
trọng đặc biệt quan trọng trong đời sống
xã hội. Mục đích của nó là tạo sự tập
trung thống nhất chặt chẽ, phát huy tối đa
khả năng của tổ chức, đơn vị, thống nhất
ý trí và các nguồn lực để đạt mục tiêu nhất
định.

Lãnh đạo và quản lý đều phục vụ chung một mục
đích cuối cùng, dù là một tổ chức kinh tế văn hoá
hay một địa hạt lãnh thổ, một quốc gia, mục tiêu
ngắn hạn hay dài hạn cũng đều là để đạt được mục
đích cuối cùng.

Các nhiệm vụ, kế hoạch có đạt thì các chủ trương,
chiến lược mới có cơ thực hiện; sự chỉ đạo thường
xuyên có chặt chẽ, đúng quy phạm pháp luật thì sự
nghiệp mới hoàn thành, có hiệu suất công việc thì

cuối cùng mới có hiệu quả.
Sự giống nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Sự giống nhau giữa
lãnh đạo và quản lý

Như vậy, lãnh đạo và quản lý chẳng qua
chỉ là hai góc độ của một công việc

Trong tiến trình thực hiện một đường lối
hay một chủ trương quan trọng, hai quá
trình lãnh đạo và quản lý thưởng bổ
sung, đan xen với nhau mà không cản
trở nhau.
Sự khác nhau giữa
lãnh đạo và quản lý
Về khái niệm

Lãnh đạo là đề ra chủ trương và tổ chức
động viên thực hiện, còn quản lý là tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo các yêu
cầu nhất định.

Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến
lược, những mục tiêu lâu dài. Còn quản lý
chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật,
mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo nặng về lĩnh vực chính trị, chủ
trương, đường lối. Còn quản lý liên quan

tới lĩnh vực hành chính, điều hành.

Như vậy,có thể thấy, lãnh đạo là chỉ đường
vạch lối, nhìn xa trông rộng và hướng tới
mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức
và điều hành theo các yêu cầu đó.
Về phương pháp tác động và hiệu lực

Lãnh đạo sử dụng chủ yếu là phương
pháp động viên, gây ảnh hưởng đề ra
nguyên tắc, có thể nói lãnh đạo tác động
vào tình cảm và nhân viên tự nguyện làm
theo.

Trong khi đó quản lý dựa trên pháp luật
và các thể chế, nguyên tắc, mô hình đã
định trước, dùng cơ sở pháp lý và quyền
lực của mình để tác động đến nhân viên
và buộc họ phải làm theo.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo tập hợp các cá nhân đối tượng
bị lãnh đạo thành tổ chức chặt chẽ và làm
cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan ra trong
toàn bộ tổ chức.

Còn quản lý thường thông qua hoạt động
của điều hành, tác động trực tiếp đến các
cá nhân, nhóm của tổ chức.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Về nội dung chức năng

Lãnh đạo xác định phương hướng, mục
tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến
lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ
và động viên thuyết phục con người.

Quản lý bao gồm các việc như xây dựng
kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều
hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Về phạm vi tác động và hình thức thể hiện

Quản lý là một phạm trù rộng, để tiến hành quản
lý chủ thể phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức
năng, trong đó có chức năng lãnh đạo.

Quản lý là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu
cụ thể hơn và chính xác hơn.

Ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý
còn bao gồm tài chính, vật chất, quản lý không
chỉ xử lý mối quan hệ giữa người với người mà
còn phải xử lý mối quan hệ giữa tài chính – vật
chất, giữa vật chất và con người và các nguồn
lực khác.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo là hoạt động điều khiển của chủ thể
lãnh đạo đối với đối tượng bị lãnh đạo ở tầm vĩ

mô.

Lãnh đạo là việc đưa ra các phương châm,
nguyên tắc, chính sách hoạt động, xây dựng
những quyết sách lớn ở tầm vĩ mô được thực
hiện trong một không gian rộng lớn bao quát và
một khoảng thời gian tương đối dài.

Thông thường lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con
người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc
biệt là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Về mục đích

Công việc lãnh đạo đưa ra những quyết
định mang tính chiến lược lâu dài (đặc
biệt là các quyết định liên quan đến nhân
sự), trong khi đó, công việc quản lý là sử
lý các công việc hàng ngày, đảm bảo cho
bộ máy hoạt động nhịp nhàng, trơn tru.
Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp người lãnh đạo thường
là các nhà quản lý?

Ở Việt Nam trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
nhà lãnh đạo cũng đồng thời là nhà quản lý vì các
cơ quan đơn vị hành chính của ta còn chưa có sự
tách bạch giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý.


Một mặt do nhận thức chưa chính xác giữa 2
nhiệm vụ, mặt khác do còn hạn chế về tài chính
nên một số tổ chức thường gộp 2 nhiệm vụ này lại.
Bên cạnh đó cũng do sự ôm đồm trong công việc,
một số nhà lãnh đạo do không tin tưởng khả năng
quản lý của cấp dưới nên thường kiêm luôn công
việc của nhà quản lý.

Ngoài ra vì cơ cấu tổ chức tuân theo nguyên tắc
“thủ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân”. Thông
thường, người chịu trách nhiệm quản lý nếu có
uy tín và tài năng sẽ được cất nhắc lên làm
người lãnh đạo.

Đa số đều nghĩ rằng một nhà quản lý giỏi cũng
sẽ lãnh đạo giỏi. Và họ nghĩ rằng việc tập trung
quyền lực và quyền chỉ huy, quản lý trong cùng
một người sẽ dễ dàng hơn. Chính vì vậy ở các
đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, một
nhà lãnh đạo luôn kiêm nhà quản lý.
Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp người lãnh đạo
thường là các nhà quản lý?
Tại sao ở Việt Nam, trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp người lãnh đạo thường
là các nhà quản lý?

Vị trí quản lý và lãnh đạo ở các đơn vị hành
chính sự nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều
vào ý thức, chất lượng của nguồn nhân lực.


Nếu nhân viên giỏi, tôn trọng cam kết thì rất
thuận tiện để giao việc, giao quyền. Nhưng
nếu nhân viên chưa nhân thức rõ được công
việc, không có tính cam kết thì bắt buộc,
người sếp phải đóng vai trò cả người quản lý,
vừa phải hối thúc, kiểm soát, kiểm tra gắt gao
hiệu quả công việc.
Tại sao trong các doanh nghiệp nên
tách biệt giữa lãnh đạo và quản lý?

Để hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả
phải tùy thuộc vào tình huống.

Chẳng hạn, có những lúc tình hình kinh tế khác
nhau như lạm phát, khủng hoảng tài chính thì
cần quản lý nhiều hơn, thắt chặt nhiều hơn

Nhưng khi khủng hoảng về con người, ví dụ như
việc thiếu nguồn nhân lực cấp trung, thiếu
nguồn nhân lực cấp cao, người lao động thiếu
kỹ năng quản lý thì rất cần vai trò người lãnh
đạo.
Tại sao trong các doanh nghiệp nên
tách biệt giữa lãnh đạo và quản lý?

Như đã nói, công tác lãnh đạo và quản lý
là hai khái niệm khác nhau, và đều có vị
trí, nhiệm vụ khác nhau trong cơ quan, tổ
chức.


Đôi khi công tác lãnh đạo và quản lý cần
kết hợp với nhau để cùng thực hiện mục
tiêu chung của cơ quan, tổ chức song nó
cũng luôn được phân định rõ ràng.

Muốn cho công việc được thực hiện tốt và đạt hiệu
quả cao hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nên
tách bạch giữa lãnh đạo và quản lý, chỉ có như vậy
thì việc giải quyết công việc mới nhanh chóng và
kịp thời, tránh được tình trạng ôm đồm công việc
cũng như tình trạng trốn tránh và đùn đẩy công
việc.

Hơn nữa, nhà lãnh đạo và nhà quản lý là những
người có tố chất khác nhau do yêu cầu của công
việc. Do đó, chỉ khi nào họ làm đúng chức năng và
nhiệm vụ của mình thì công việc mới đạt kết quả tốt
nhất. Vì vậy, cần thiết phải tách bạch giữa lãnh đạo
và quản lý.
Tại sao trong các doanh nghiệp nên
tách biệt giữa lãnh đạo và quản lý?
CÂU 2: Tại sao
thông tin được
coi là hệ thần kinh
của hệ thống
quản lý?

Bất cứ một nhà quản lý, một nhà lãnh đạo
nào thành công bên cạnh những nguồn lực

truyền thống như: nguyên liệu, năng lực, tiền
vốn, nguồn nhân lực còn có một nguồn lực
được xác định là quan trọng nhất, vượt lên
mọi quyền lực khác đó là thông tin.

Thông tin có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ, có
ảnh hưởng sâu sắc và có tính chất quyết
định trong mọi quyết định của nhà lãnh đạo,
quản lý.
Tại sao thông tin được coi là hệ
thần kinh của hệ thống quản lý?

Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng với
một người quản lý. Bất cứ một nhà quản lý
nào khi ra một quyết định đều cần có thông
tin. Một người lãnh đạo mà ra được quyết
định đúng đắn thì một trong những yêu cầu
đầu tiên là có thông tin đúng, chính xác, kịp
thời, nhanh chóng.

Vì vậy thông tin được các nhà quản lý xem là
của cải, hệ thần kinh của hệ thống quản lý:
Tại sao thông tin được coi là hệ
thần kinh của hệ thống quản lý?

Thông tin cung cấp tin tức để ra quyết định
quản lý, thông tin được truyền đi như các
thông điệp để thực hiện quyết định quản lý.

Ví dụ: lãnh đạo của một cơ quan đơn vị sau khi

được nhân viên của mình cung cấp thông tin
liên quan đến thông tin công việc mình cần
lãnh đạo sẽ ra một quyết định phù hợp với tình
hình lúc đó và từ đó các thông tin về quyết định
của ông sẽ đưa xuống để cấp dưới thực hiện.
Tại sao thông tin được coi là hệ
thần kinh của hệ thống quản lý?

×