TIỂU LUẬN:
Phương hướng phát triển và một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư của công ty
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đào tạo tại trường đại học, sinh viên đã được tiếp cận với
các vấn đề lý luận về tổng quan cũng như chuyên ngành.Sau khi học xong phần
lý thuyết về đầu tư ở nhà trường,nhà trường đã cho sinh viên được thâm nhập
thực tế tại các cơ quan ,xí nghiệp nhằm củng cố vận dụng những lý luận đã học
vào thực tế.Theo đúng phương châm giáo dục và đào tạo của Đảng ta và nhà
nước XHCN ,đó là “Học đi đôi với hành,giáo dục kết hợp với sản xuất”.Đây là
cơ hội để hoàn thiện tầm hiểu biết, giúp sinh viên có thể vận dụng những kiến
thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn,để sinh viên học hỏi kinh nghiệm của
những người đi trước vừa nâng cao năng lực tay nghề chuyên môn vừa làm chủ
được công việc sau này khi tốt nghiệp ra trường đi làm tại các cơ quan .Đặc biệt
đối với sinh viên chuyên ngành đầu tư đợt thực tập cuối khóa giúp sinh viên biết
được công tác đầu tư tại cơ sở.Ngaỳ nay đối với mọi hoạt động kinh tế đầu tư
đóng vai trò rất quan trọng .Được tới công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn thực tập
là một cơ hội để em học hỏi cách làm việc ngoài thực tế để sau này không bỡ ngỡ
khi ra trường làm việc tại các cơ sở.
Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty Cổ phần xi măng Bỉm
Sơn,em có dịp tìm hiểu về hoạt động đầu tư trong công ty,và thấy được sự cần
thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như tại công ty Cổ
phần xi măng Bỉm Sơn.
Báo cáo thực tËp gåm ba phần chính sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn.
Phần 2: Các hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư của công ty
Phần 3: Phương hướng phát triển và một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư của công ty
Phần một:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
1.Tên và địa chỉ giao dịch của công ty:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
+ Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn.
+ Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên viết tắt : BCC.
+ Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình-Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
+ Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046
+Website: www.ximangbimson.com.vn
+Email:
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
Vốn điều lệ : 956.613.970.000 đồng Việt Nam.
Công ty là pháp nhân theo pháp luật VN, được cấp đăng ký kinh doanh
thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập có con dấu riêng được mở tài khoản
tại ngân hàng, hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty.
· Chức danh : Giám đốc công ty.
· Họ và tên : Nguyễn Như Khuê.
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm
Sơn được xây dựng vào đầu những năm 80. Công ty Xi măng Bỉm Sơn là doanh
nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ
chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công
đảm nhiệm.Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi
măng Bỉm Sơn theo QD số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây
dựng và đăng ký kinh doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp
ngày 01/5/2006.
2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Cuối thập kỷ 60, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc đang đi
vào giai đoại ác liệt nhất, thì Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định một chiến lược
xây dựng, để ngay sau khi thống nhất nước nhà, dân tộc ta có thể bắt tay ngay
vào công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước.Cũng trong thời gian này, với sự
giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên-Xô, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây
dựng một nhà máy sản xuất xi măng hiện đại, có công suất lớn nhất nước ta tại
khu vực Bỉm Sơn, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây
dựng đất nước ngay sau khi kết thúc chiến tranh.
Quá trình hình thành và phát triển:
Đã có rất nhiều địa điểm được khảo sát và có khả năng xây dựng nhà máy
xi măng như: Hoàng Mai (Nghệ An), Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá), Bút Sơn
(Nam Hà)…Nhưng do điều kiện của nước ta lúc đó không đủ sức để xây tất cả
các nhà máy nên Đảng, Chính phủ đã quyết định tập trung xây dựng nhà máy xi
măng Bỉm Sơn có công suất lớn nhất nước ta khi đó nhằm đáp ứng được một
phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước sau khi thống nhất.
- Giai đoạn 1: Tiến hành công tác khảo sát thăm dò địa chất (1968 - 1975)
Việc thăm dò khảo sát do đoàn Địa chất 306 tiến hành trên phạm vi rộng
hàng chục km
2
. Trong báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò khảo sát địa chất ở
Bỉm Sơn, đoàn Địa chất 306 đã khẳng định: nguồn nguyên liệu ở đây đủ điều
kiện để xây dựng nhà máy xi măng cỡ lớn, có công suất từ 1,5 – 2 triệu tấn /
năm.
Đến cuối năm 1975, các tài liệu về xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
đã hoàn tất, được Đảng và Chính phủ thông qua lần cuối.
- Giai đoạn 2: Quá trình xây dựng và hoàn thành xây dựng, đưa nhà máy
đi vào sản xuất (1975 – 1985)
Công trình xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn nhận được sự hợp tác và
giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ). Theo thoả thuận ký kết thì Liên Xô sẽ giúp đỡ
cho Việt Nam toàn bộ dây chuyền công nghệ và trang thiết bị hiện đại, thiết kế
kỹ thuật để xây dựng nhà máy với hai dây chuyền sản xuất có công suất 1,2 triệu
tấn / năm.
Ngày 01/10/1974, công việc thi công chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy
bắt đầu. Đến năm 1980, Chính phủ ra quyết định số 334 / BXD – TC CB ngày
04/03/1980 thành lập Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
Tháng 10 năm 1981 , dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến
28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của Nhà
máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xưởng.
Từ năm 1982 – 1985, các đơn vị tiếp tục xây lắp các phần còn lại và hoàn
chỉnh nhà máy.
-Giai đoạn 3: Sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế quản lý mới (1986 -
1990).
Từ năm 1986 – 1990 là giai đoạn nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển dần
từ cơ chế quản lý cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nghị quyết
Đại hội Đảng IV. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã vượt qua những khó khăn thử
thách mới như: Các dây chuyền sản xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng
thay thế, ý thức tổ chức kỷ luật lao động của công nhân còn lỏng lẻo, tư tưởng
bảo thủ trì trệ, tâm lý bao cấp còn nặng nề,…Những bài học kinh nghiệm và
thành công đã nâng cao một bước năng lực quản lý điều hành, tổ chức lao động
sản xuất của nhà máy.
-Giai đoạn 4: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới (Từ năm 1991 đến nay)
Tháng 08 năm 1993, Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ,
ngày 12/8/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 366/BXD-TCLĐ hợp nhất Công
ty Kinh doanh Vật tư số 4 và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, đổi tên thành Công ty
Xi măng Bỉm Sơn, là công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt
Nam với tổng số công nhân viên là 2864 người, trong đó nhân viên quản lý là
302 người.
Ngày 19/02/2002, được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng
công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng,
cải tạo và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai đoạn I đạt
sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng / năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4 triệu tấn xi
măng / năm.
Từ năm 2004 đến nay công ty đang thực hiện tiếp dự án xây dựng nhà
máy xi măng mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm.
Từ ngày 01/5/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn theo quyết định số 486/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng và đăng kí kinh doanh số 2603000429 do sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa
cấp ngày 01/5/2006. Ngày 20/1/2006 Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tổ chức
bán đấu giá cổ phần lần đầu tại 2 địa điểm là Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển với không ít những khó khăn trở ngại,
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã có những bước phát triển vững vàng trong
nền kinh tế thị trường.
Các giải thưởng đã đạt được:
+Từ năm 1988 được cấp dấu chất lượng cấp 1
+Từ năm 1992 đến nay liên tục được Bộ xây dựng và công đoàn ngành
tập cờ chứng nhận sản phẩm chất lượn cao
+ Đạt 12 huy chương vàng tại hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp
Việt Nam tổ chức tại Giảng Võ Hà Nội (từ 1991 -2003, năm 2002 không tham
gia)
+Từ 1994 đến nay liên tục được tổng cục TC-ĐL-CL cấp chứng nhận sản
phẩm hợp chuẩn.Các sản phẩm xi măng PCB30,PCB40 và clinker thương phẩm
của công ty đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và hàng hóa phù
hợp tiêu chuẩn tại chi cục TC-ĐL-CL tỉnh Thanh hóa.
+Ủy ban quốc tế của tổ chức BID có trụ sở tại thủ đô MADRID-Tây Ban
Nha đã có quyết định tặng thưởng “Sao Vàng Quốc Tế” về tinh thần hợp tác và
chất lượng sản phẩm cho công ty.
+Liên tục từ năm 1997 đến nay được người tiêu dùng bình chọn và báo
Sài Gòn tiếp thi cấp chưngd nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao.
+Được giải bạc trong giải thưởng chất lượng chất lượng Việt Nam năm 1999.
+Đạt giải quả cầu vàng về chất lượng năm 2003,2004,2005,2006.
+Đạt huy chương vàng tại triển lãm quốc tế về vật liệu xây dựng
BUILDMAT 2004.
+Đạt giải vàng(cúp vàng) trong giải thưởng chất lượng Việt Nam năm
2007,2008.
+Nằm trong tốp 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam do người tiêu dùng
bình chọn năm 2007
+Được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi
mới.
3) Chức năng và nhiệm vụ của công ty xi măng bỉm sơn
a) Chức năng:
Công ty xi măng Bỉm sơn với chức năng sản xuất xi măng bao PC30,
PC40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước với thông số kỹ thuật
hàm lượng thạch cao SO
3
nằm trong xi măng đạt 1,3% đến 3%.
b) Nhiệm vụ:
-Công ty xi măng có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các công
trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài( Hiện tại đang xuất khẩu
sang nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, tại địa bàn này tuy việc cung ứng xi
măng gặp rất nhiều khó khăn song vì việc chiếm lĩnh thị trường lâu dài vẫn quyết
tâm đáp ứng thoả mãn nhu cầu thị trường.
-Ngoài ra công ty còn có 1 nhiệm vụ chính trị là cung cấp xi măng cho các
địa bàn theo sự điều hành tiêu thụ của Tổng công ty XM Việt nam để tham gia
vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm
Sơn
1. Sản phẩm sản xuất
Sản phẩm chính hiện nay Công ty đang sản xuất là xi măng pooclăng hỗn
hợp PCB 30 và PCB 40 theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6260 năm 1997, xi
măng PC 40 theo TCVN 2682 năm 1999 và Clinker thương phẩm theo TCVN
7024 năm 2002. Các sản phẩm này Công ty đã công bố sản phẩm phù hợp tiêu
chuẩn và chất lượng hàng hoá tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TC –
ĐL – CL) Thanh Hoá và được Chi cục tiếp nhận. Đặc biệt đối với hai sản phẩm xi
măng chủ đạo là PCB 30 và PCB 40 đã được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu
chuẩn QUACERT thuộc Tổng cục TC – ĐL – CL cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp
tiêu chuẩn.
Quy trình sản xuất của công ty là sản xuất đơn giản kiểu khép kín. Sản
phẩm tạo ra trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, Sản phẩm chính của công ty là
xi măg PCB 30, PCB 40, Clinker, ximăng lixăng, được sản xuất trên dây chuyền
công nghệ đồng bộ, liên tục.Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi
măng mang nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người
tiêu dùng trên thị trường hơn 25 năm qua Do nhu cầu của thị trường mà hiện tại
sản phẩm xi măng PCB 30 đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của
Công ty. Định hướng trong thời gian tới Công ty sẽ sản xuất đại trà chủng loại xi
măng PCB 40 pha phụ gia tỷ lệ cao, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
2. Nguyên vật liệu
Thế mạnh nổi bật của Công ty là có nguồn nguyên liệu dồi dào, trữ lượng
lớn với chất lượng tốt và ổn định. Qua khảo sát thu được thì nguồn nguyên liệu
đá vôi có trữ lượng là 720 triệu tấn, có hàm lượng CaCO
3
khá cao. Nguyên liệu
đất sét được khai thác dưới dạng mỏ đồi có trữ lượng qua khảo sát là 69 triệu tấn.
Đặc biệt các vùng nguyên liệu này chỉ cách Công ty khoảng 2 đến 3 km, vì vậy
rất thuận lợi cho hoạt động khai thác và sản xuất của Công ty.
Ngoài hai loại nguyên liệu chính là đá vôi và đất sét mà Công ty tự khai
thác được thì các nguyên liệu đầu vào khác để sản xuất xi măng như Clinker,
thạch cao, đá bazan, vỏ bao Công ty tiến hành nhập mua từ bên ngoài. Các
nguyên liệu đầu vào đó được cung cấp theo hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà
cung cấp để đảm bảo được các yêu cầu về giá cả, chất lượng, khối lượng và thời
gian.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng
Bỉm Sơn
3.1. Khối sản xuất chính
Khối sản xuất chính của Công ty gồm có 6 xưởng sản xuất chính, mỗi
xưởng có nhiệm vụ thực hiện công việc sản xuất theo đúng quy trình công nghệ
của Công ty áp dụng. Mỗi xưởng được giao cho mỗi công việc cụ thể khác nhau
theo từng công đoạn của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm xi măng cho Công
ty.
Xưởng Mỏ nguyên liệu:Là đơn vị sản xuất trực thuộc công ty cổ phần xi
măng Bỉm Sơn có chức năng :quản lý khai thác mỏ của công ty,khai thác,bốc,xúc
đá vôi,đá sét đảm bảo khối lượng và chất lượng theo kế hoạch của công ty
giao,nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Xưởng Ô tô vận tải: Có nhiệm vụ tổ chức và sử dụng hợp lý các loại
phương tiện xe, máy để vận chuyển nguyên liệu đã khai thác và vận tải hàng hoá
cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xưởng Tạo nguyên liệu: Có nhiệm vụ nghiền đá vôi và đất sét tạo ra hỗn
hợp dưới dạng bùn bằng các thiết bị chính là máy đập đá vôi, thiết bị nghiền và
các thiết bị phụ trợ khác.
Xưởng Lò nung: Có nhiệm vụ quản lý thiết bị từ tiếp liệu, lò nung, nghiền
than đến nạp Clinker, tổ chức vận hành đúng quy trình đảm bảo thiết bị hoạt
động liên tục, đồng bộ nhằm tạo ra Clinker có chất lượng cao.
Xưởng Nghiền xi măng: Có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp Clinker, thạch cao
và các chất phụ gia khác thành xi măng bột bằng máy nghiền chuyên dùng, máy
đập thạch cao.
Xưởng Đóng bao: Có nhiệm vụ đóng gói xi măng bột đã được sản xuất.
3.2. Khối sản xuất phụ
Khối sản xuất phụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho khối sản xuất chính hoàn thành
công việc của mình. Khối sản xuất phụ gồm 5 xưởng với mỗi nhiệm vụ khác
nhau như sau:
Xưởng Cơ khí chế tạo: Thực hiện sửa chữa các thiết bị của các đơn vị
trong Công ty, chế tạo một số phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa và thay
thế.
Xưởng Sửa chữa thiết bị: Thực hiện công tác sửa chữa máy móc thiết bị
phần cơ khí thuộc dây chuyền sản xuất của Công ty.
Xưởng sửa chữa công trình cấp thoát-nén khí: Thực hiện công tác sửa
chữa các công trình kiến trúc, xây lót lò nung và làm công tác vệ sinh công
nghiệp trong Công ty.
Xưởng Điện tự động: Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả hệ
thống điện được Công ty giao, đảm bảo vận hành an toàn các thiết bị cung cấp
điên của Công ty.
Xưởng may bao: Cung cấp vỏ bao phục vụ cho đóng bao
3.3Khối tiêu thụ :
Gồm có 6 chi nhánh và 1 trung tâm tiêu thụ
-Trung tâm tiêu thụ có nhiệm vụ ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm trực
tiếp với công ty , hợp đồng vận tải của công ty với các cá nhân, tập thể bên ngoài
để vận chuyển xi măng đến các địa bàn tiêu thụ, viết hoá đơn kiêm phiếu xuất
kho bán xi măng cho tất cả các đối tượng mua xi măng đầu nguồn, điều độ nguồn
hàng hợp lí đến các địa bàn tại từng thời điểm.
- Các chi nhánh ( Chi nhánh Thái Bình; Chi nhánh Nam Định; Chi nhánh
Ninh Bình; Chi nhánh Thanh Hoá; Chi nhánh Nghệ An và chi nhánh Hà Tĩnh )có
nhiệm vụ bán xi măng trên địa bàn của mình phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi
số hàng bán ra cũng như các chi phí liên quan đến việc bán hàng và theo dõi các
đại lý thuộc lĩnh vực của chi nhánh quản lý.
3. 4.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Tổ chức hoạt động là tổ chức quá trình hoạt động của con người trong sự
kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản của qúa trình lao động (sức lao động, công cụ lao
động và đối tượng lao động) và các mối quan hệ qua lại giữa người lao động với
nhau nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư
liệu sản xuất đồng thời thông qua quy trình lao động mà con người được rèn
luyện để tiến tới hoàn thiện mình. Tổ chức lao động có vai trò quan trọng, là cơ
sở để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên của xã hội, là sự khẳng định ý
nghĩa của qúa trình sản xuất.
Gồm:
- Đại hội đồng cổ đông :Đại hội đồng cổ đông quyết định tất cả những
vấn đề thuộc về công ty theo pháp luật qui định như: cơ cấu tổ chức sản xuất, qui
mô sản xuất kinh doanh, kế hoạch, nhiệm vụ, cổ tức, phương hướng đầu tư phát
triển
-Giám đốc công ty :Là người đại diện theo pháp luật của công ty,là người
có quyền điều hành cao nhất trong công ty.Là người điều hành mọi hoạt động
hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật của nhà nước và hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất:Đại diện lãnh đạo công ty chịu trách
nhiệm về đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng ,duy trì và áp
dụng. Chỉ đạo quản lý trực tiếp các đơn vị :Phòng kỹ thuật sản xuất,điều hành
sản xuất,thí ngiệm khu công nghiệp,kỹ thuật an toàn,cung ứng vật tư thiết bị,các
phân xưởng sản xuất chính
- Phó giám đốc cơ điện : giúp giám đốc công ty quản lý chỉ đạo điều hành
công tác cơ điện phục vụ cho quá trình sản xuất ,bảo dưỡng ,sửa chữa máy móc
thiết bị ,phương tiện bốc xúc,khai thác,vận chuyển,công tác cung ứng vật tư thiết
bị,phụ tùng phục vụ sửa chữa ,gia công chế tạo.Chỉ đạo quản lý trực tiếp các đơn
vị:phòng cơ khí,năng lượng,các phân xưởng phụ trợ.
- Phó giám đốc nội chính : giúp giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo điều
hành công tác bảo vệ quân sự,phòng cháy chữa cháy,đời sống,văn hóa xã hội,y tế
trong công ty.Trực tiếp quản lý các đơn vị:Phòng bảo vệ ,quân sự,phòng đời
sống,quản trị,trạm y tế công ty.
-Phó giám đốc phụ trách công tác tiêu thụ sản phẩm:Giúp giám đốc
công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác thị trường,tổ chức mạng lưới bán
hàng,vận tải hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng sản xuất kinh doanh
của công ty.Trực tiếp quản lý chỉ đạo các đơn vị:Trung tâm giao dịch tiêu thụ,văn
phòng đại diện tại các tỉnh trong nước và văn phòng đại diện tại nước CHDC
nhân dân Lào.
-Phó giám đốc công ty kiêm giám đốc BQL dự án:Chuẩn bị hồ sơ thiết
kế,dựtoán,tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định phê
duyệt theo quy định.Lập kế hoạch đấu thầu,lập hồ sơ mời thầu cho các gói thầu.
Các phòng ban:
-Phòng tổ chức lao động:Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức
cán bộ ,tổ chức sản xuất kinh doanh,tổ chức lao động,tiền lương,tiền thưởng,định
mức lao động,công tác đào tạo,bồi dưỡng thi đua khen thưởng,kỷ luật.
-Phòng Kinh tế Kế Hoạch: Tham mưu giúp giám đốc công ty định
hướng chiến lược sản xuất kinh doanh.Xây dựng toàn bộ hệ thống kế hoạch
thuộc các lĩnh vực trong công ty,kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề
ra.
-Phòng Kế toán thống kê tài chính: Quản lý tài chính và giám sát việc
hoạt động kinh tế tài chính trong công ty.Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công
tác kế toán,hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kinh tế Việt Nam và hoạch
toán kinh tế nội bộ.
-Phòng Thẩm định: Tham mưu giúp giám đốc công ty thẩm định kế
hoạch sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng và kết quả đấu thầu các gói thầu mua
bán hàng hóa của công ty và của dự án thuộc công ty quản lý.
-Phòng Kỹ thuật sản xuất: Quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng
,đảm bảo xi măng sản xuất đúng chất lượng theo quy định ,quản lý chặt chẽ các
quá trình sản xuất,quản lý chất lượng sản phẩm,tiến bộ kỹ thuật môi trường, định
mức, nguyên, nhiên vật liệu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
-Phòng cơ khí:Quản lý kỹ thuật các thiết bị cơ khí,thiết bị xe máy của
công ty,nhằm đảm bảo các máy móc,thiết bị hoạt động an toàn ổn định đạt năng
suất,chất lượng và hiệu quả cao.
-Phòng năng lượng: Quản lý kỹ thuật ,lĩnh vực :điện,điện tự động ,thông
tin,nước,khí nén ,thiết bị lọc bụi của công ty.nhằm đảm bảo các thiết bị an
toàn,ổn định,đạt năng xuất,chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
-Phòng Kỹ thuật an toàn-Vệ sinh lao động:Quản lý, chỉ đạo, giám sát về
việc thực hiện công tác bảo vệ lao động trong công ty nhằm đảm bảo điều kiện
an toàn,sức khỏe và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát
triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của công ty.
-Phòng cung ứng vật tư thiết bị: Tham mưu giúp giám đốc công ty tổ
chức chỉ đạo và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu,phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
-Phòng điều hành sản xuất: Thực hiện công tác điều hành sản xuất hàng
ngày và vận hành trung tâm hệ thống thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản
xuất xi măng theo phương pháp khô .Điều hành quá trình sản xuất từ khâu khai
thác,bốc,xúc,vận chuyển nguyên liệu đến xuất sản phẩm tiêu thụ,đảm bảo năng
suất,chất lượng sản phẩm,đáp ứng yêu cầu sản phẩm kinh doanh và đạt hiệu quả
cao của công ty.
-Phòng Bảo vệ quân sự:Tổ chức và thực hiện công tác bảo vệ tài sản,giữ
gìn trật tự an ninh,phòng chống cháy nổ trong địa bàn sản xuất của công ty,tổ
chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ,công tác quốc phòng toàn dân của công
ty.
-Tổng kho vật tư thiết bị: Thực hiện chức năng :nhập,cấp phát,bảo quản
toàn bộ vật tư thiết bị ,phụ tùng,nguyên nhiên vật liệu,kho tàng phục vụ yêu
cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
-Văn phòng công ty: Giúp giám đốc công ty tổng hợp mọi hoạt động có
liên quan đến công ty.Tổ chức thực hiện công tác quản lý hành chính và quan hệ
của công ty với các cơ quan bên ngoài.
-Trạm y tế công ty: Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu.Khám chữa
bệnh,phòng chống dịch bệnh,cấp cứu tai nạn lao động cho người lao động và
người lao động theo khả năng chuyên môn và phân cấp của ngành y tế.
-Ban quản lý dự án : Là đơn vị trực thuộc công ty,chịu trách nhiệm quản
lý,điều hành dự án đầu tư xây dựng dây chuyền mới nhà máy xi măng Bỉm
Sơn.Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc
thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn được giao.
Nhìn vào có thể thấy công ty đã phân công trách nhiệm chính cho 5 phó
giám đốc : Mỗi phó giám đốc phụ trách một tổ hợp, phòng ban, phân xưởng có
chức năng tương tự và có liên quan đến nhau . Điều đó chứng tỏ công ty đã có sự
nghiên cứu chấn chỉnh sắp xếp bộ máy quản lý, các đơn vị sản xuất một cách hợp
lý để mỗi phó giám đốc phụ trách một lĩnh vực riêng vừa đảm bảo nắm bắt được
tình hình một cách cụ thể, vừa tránh được sự chồng chéo trong quản lý .
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Với hai sản phẩm chính là xi măng PCB 30 và PCB 40 Công ty hiện nay đang
duy trì hai dây chuyền sản xuất là dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và ướt.
4.1. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt ( dây chuyền số I)
Dây chuyền số I được Liên Xô giúp đỡ và xây dựng từ năm 1976, đến
năm 1981 tấn xi măng đầu tiên của Công ty được ra đời, đánh dấu một bước tiến
vượt bậc của ngành công nghiệp xi măng lúc bấy giờ. Trải qua hơn 25 năm vận
hành và sản xuất liên tục đến nay dây chuyền vẫn đang tiếp tục sản xuất Clinker
với chất lượng và năng suất cao.
Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt
Phối liệu vào lò: Bùn nước 38-42%
Kích thước lò quay: D
5
m*L
185
m
Ưu điểm: Chất lượng xi măng được đánh giá là tốt vì các nguyên liệu và
phụ gia được trộn đều.
Nhược điểm: Tốn nhiên liệu để làm bay hơi, mặt bằng sản xuất phải có
diện tích lớn và cần nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lớn.Do thời gian sử dụng
máy móc thiết bị quá lâu nên chi phí sửa chữa cao. Tiêu hao điện năng nhiều.
4.2. Dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô (dây chuyền II)
Dây chuyền số II sản xuất theo phương pháp khô được cải tạo và hiện đại
hoá từ dây chuyền ướt theo công nghệ của Nhật Bản, hệ thống tháp trao đổi nhiệt
1 nhánh 5 tầng có nhiều cải tiến nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa bột liệu
và gió nóng. Năm 2003, Clinker của dây chuyền cải tạo ra lò đảm bảo chất
lượng, nâng công suất nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/năm, đánh
dấu sự thành công và lớn mạnh vượt bậc của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và
tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, đây là dây chuyền sản xuất xi măng được
cải tạo nâng công suất đầu tiên tại Việt Nam.
Quy trình sản xuất theo phương pháp khô
Phối liệu vào lò: bột 1-7%
Kích thước lò quay: D
3,2
m*L
75
m
Ưu điểm: Tốn ít nhiên liệu hơn vì tận dụng lò để sấy khô nguyên liệu, mặt
bằng sản xuất nhỏ vì chiều dài lò ngắn, nguồn nhân lực cần ít hơn vì giảm bớt
được một số khâu trong dây chuyền sản xuất so với lò ướt. Chi phí điện năng
thấp, năng suất thiết bị luôn đạt và vượt công suúât thiết kế.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của lò khô là bắt buộc phải có thiết bị
lọc bụi. Thiết bị này được đưa vào tài sản cố định thu hồi được trong quá trình
sản xuất.
Có thể thấy quy trình sản xuất xi măng là rất phức tạp, hiện nay Công ty
đang kết hợp khai thác cả hai dây chuyền công nghệ, tuy nhiên với những ưu
điểm vượt trội của phương pháp khô thì sản xuất xi măng theo phương pháp lò
khô đang dần được thay thế cho phương pháp ướt.
III.Tình hình hoạt động của công ty năm 2009:
1.Sản xuất
Tình hình hoạt động của các thiết bị chính năm 2009:
+Lò 1 dừng SLC 2 lần trong năm;do đặc thù công nghệ lạc hậu,hoạt động
đã gần 30 năm nên bộ chuyền động luôn trong tình trạng rung giật mạnh.
+Lò 2 dừng SCL 1 lần trong năm ;lò hoạt động tương đối ổn định,năng
suất cao,chất lượng đảm bảo.
+Lò 3: Chưa đi vào hoạt động theo dự kiến.
+Nghiền xi măng:Đạt mức sản lượng sản xuất cao nhất từ trước tới nay.
+Đóng bao:Dây chuyền đóng bao 2 mới đã chạy bảo hành năng suất
nhưng thiết bị trục trặc,hư hoảng nhiều,thiếu phụ tùng thay thế,dự phòng Dây
chuyền đóng bao 1 đã chạy quá tải ,dự kiến quý I/2010 chạy bảo hành năng suất.
Sản lượng sản xuất của đóng bao mới là 702.436.45 tấn /2.570.228 tấn
tổng sản lượng,chiếm 23,33%.
2.Sản lượng sản xuất và mua ngoài năm 2009:
Bảng 1 :Sản lượng sản xuất và mua ngoài năm 2009
Kế hoạch Cả năm %TH/KH
% so với 2008
I SẢN XUẤT
1 Clinker Tấn 2200000 172708
78,53
99,78
Lò 1 Tấn 530000 540012,00 101,89 100,22
Lò 2 Tấn 1140000 1187696,00 104,18 99,58
Lò 3 Tấn 530000
2 Xi măng bột Tấn 2600000 2524535,42 2524535,42 106,03
3 XM bao Tấn 2470000 2561228,73 2561228,73 115,06
4 Xi măng gia công Tấn 400000 279909,60 279900,60 173,80
Tr đó:-Trong tổng Tấn 139000 200234,75 200234,75 179,64
-Ngoài: Tấn 261000 79674,85 79674,85 160,56
II MUA NGOÀI Tấn 467000 465180,58 465180,58
1 Clinker Tấn 206000 350536,34 352536,34
2 XM rời Tấn 261000 112644,24 112644,24
Năm 2009
TT Chỉ tiêu Đ vị
(Nguồn:Phòng kinh tế kế hoạch)
3.Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2000-2009
Bảng 2 :Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2000-2009
Đ vị:Tỷ đồng
KH
TH
%
2000
1050000
1391234
132
909.374
134.123
85.778
2001
1100000
1285368
117
856.047
72.347
62.526
2002
1300000
1528011
118
1018.644
41.956
25.28
2003
1670000
2006259
120
1307.14
83.664
65.016
2004
2100000
2476957
118
1560.231
89.129
84.514
2005
2500000
2372118
94.88
1553.152
99.821
107.602
2006
2450000
2431073
99.23
1602.768
88.152
117.272
2007
2285000
2315565
101.3
1547.002
88.92
139.044
2008
2380000
2636340
112.2
1936.135
84.327
210.75
2009
2450000
2630125
107.4
2325.3
100.606
216.011
Lợi nhuậnNăm
Sản lượng
Doanh thu Nộp NS
(Nguồn:Phòng kinh tế kế hoạch)
Doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày càng đươc tăng lên.Bởi vì nhu
cầu xi măng trong xây dựng các năm gần đây vẫn tăng. Trước năm 2003 với
công nghệ lạc hậu và nguồn vốn hạn hẹp nên lợi nhuận đem lại thấp,nhưng tỷ lệ
nộp vào ngân sách khá cao.Từ năm 2003 đến nay lợi nhuận hàng năm đều
tăng.Từ năm 2006 đến nay lợi nhuận tăng khá cao,như vậy có thể thấy được
chính sách cổ phần hóa công ty là đúng đắn.
Phần II:CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CỦA CÔNG TY
I.Tình hình đầu tư phát triển của công ty
1.Đầu tư vào tài sản cố định:
Bảng 3 :Tình hình đầu tư vào TSCD hữu hình
Tài sản(triệu đồng) 2007 2008 2009
Nhà cửa,vật kiến trúc 363840 369115 441270
Máy móc thiết bị 1289104 1297387 1353202
Phương tiện vận tải truyền dẫn
111379 127648 139265
Thiết bị dụng cụ quản lý 14188 15006 16298
TSCD Hữu hình khác 111 5861 6511
Tổng cộng 1778622 1815017 1956546
(Nguồn :phòng kế toán )
Trong những năm qua nhận thức rõ vai trò quan trọng của tài sản cố định
nên tình đầu tư vào TSCĐ không ngừng được tăng lên.Tổng TSCD hữu hình qua
3 năm 2007,2008,2009 tăng lên cho thấy tình hình đầu tư tăng lên.Năm 2007 tài
sản là 1778625 triệu đồng,năm 2008 tài sản là 1815017 triệu đồng đã tăng lên
2% so với 2007,năm 2009 :1956546 triệu đồng tăng 7,8% so với năm 2008.Cụ
thể là đầu tư vào :nhà cửa,vật kiến trúc;Máy móc thiết bị,phương tiện vận tải
truyền dẫn,thiết bị dụng cụ quản lý,taì sản hữu hình khác qua 3 năm đều tăng lên
.
Bảng 4 :Tình hình đầu tư vào TSCD vô hình
Tài sản(Triệu đồng) 2007 2008 2009
Quyền sử dụng đất 9334.686 9334.686 9334.686
Nhãn hiệu hàng hóa 100000 100000 100000
Bản quyền,bằng sáng chế 0 0 0
Giấy phép và giấy chuyển
nhượng 73.001 73.001 73.001
TSCD vô hình khác 988.313 1078.805 1253.805
T
ổng
110.396
110486.492
110661.5
(Nguồn:Phòng kế toán)
Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình có tăng lên nhưng tăng với tỉ lệ rất
ít.Cụ thể quyền sử dụng đất,nhãn hiệu hàng hóa,bản quyền bằng sáng chế,giấy
phép và giấy chuyển nhượng không tăng ở cả 3 năm.Tổng TSCD vô hình tăng là
do tổng tài sản vô hình khác tăng lên.
Bảng 5 :Giá trị tài sản
Đ vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
I.TSCĐ 1084585 1892563 2424612
1.TSCĐ hữu hình 824736 690339 725436
Nguyên giá 1778625 1815017 1956546
Giá trị hao mòn lũy kế 953889 1124678 1231112
2.TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
3.TSCĐ vô hình 94183 89013 85860
Nguyên giá 110396 110487 110662
Giá trị hao mòn lũy kế 16213 21474 24801
4.Chi phí xd cơ bản dở dang 165666 1113211 1613316
(Nguồn:phòng kế toán)
Tổng tài sản có xu hướng tăng lên.Năm 2007:1084585 triệu đồng.Năm
2008:1892563 triệu đồng tăng 57.3% Năm 2009:2424612 triệu đồng tăng 78% so
với 2008.Tổng tài sản năm sau cao hơn năm trước rất nhiều cho thấy sự đầu tư
vào TSCD ngày càng tăng lên.Sự tăng lên của giá trị tài sản sẽ tác động đến hiệu
quả kinh doanh và năng lực sản xuất.
2.Đầu tư vào việc ra tăng nguồn nhân lực:
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn nhân lực ,công ty đã không
ngừng đầu tư ra tăng lao động cả về mặt số lượng và chất lượng.Về số lượng
công ty đã cố gắng tuyển dụng ngày một nhiều hơn đội ngũ có trình độ và tay
nghề cao.Công nhân của công ty ngày càng được quan tâm hơn .Cán bộ chuyên
môn cũng được chú ý đào tạo đúng mức để có thể thực hiện tốt phần nhiệm vụ
của phòng ban mình
Theo kết cấu làm việc của các phòng ban, các cán bộ công nhân viên được
bố trí vào những vị trí làm việc phù hợp cả về trình độ lẫn nơi công tác. Trong số
2588 lao động năm 2009 bao gồm 326 đại học và trên đại học, 300 người cao
đẳng trung cấp, 1752 người qua lớp học nghề, 210 người chưa qua đào tạo. Đã
được bố trí hợp lý qua các phòng ban.
Bảng 6:Tình hình lao động của công ty
Đơn vị:Người
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng lao động
2823
2714
2588
1.Phân theo tính chất lao động
2823
2714
2588
1.Lao động trực tiếp
1722
1648
1572
2.Lao động gián tiếp
1101
1066
1016
II.Phân theo chức năng
2823
2714
2588
1.Khối quản lý
703
692
658
2.Khối sản xuất
1722
1648
1572
3.khối kinh doanh
398
374
358
III.Phân theo trình độ
2823
2714
2588
1.Đại học và trên đại học
320
320
326
2.Cao đẳng và trung cấp
330
325
300
3.Lớp học nghề
1945
1849
1752
4.Chưa qua đào tạo
228
220
210
(Trích số liệu:phòng tổ chức lao động tiền lương)
Bảng 7 :Bảng khảo sát về lao động phân theo trình độ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2009/2008
Chênh
lệch Tỉ lệ %
Chênh
lệch Tỉ lệ%
ĐH và trên ĐH 320 320 326 0 0 6 1.875
CĐ và TC 330 325 300 -5 -1.5152 -25 -7.6923
Lớp học nghề 1945 1849 1752 -96 -4.9357 -97 -5.2461
Chưa qua đào tạo 228 220 210 -8 -3.5088 -10 -4.5455
Tổng lao động 2823 2714 2588 -109 -3.8611 -126 -4.6426
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Từ bảng 4 có thể rút ra kết luận: Tổng số lao động của toàn công ty
giảm là do số lao động ở trình độ lớp học nghề giảm, năm 2008/2007 giảm 96
người tương ứng 4,94 còn năm 2009/2008 giảm 97 người tương ứng 0,52%. Hơn
nữa do trình độ cao đẳng, trung cấp, chưa qua đào tạo cũng có chiều hướng giảm
xuống, duy nhất trình độ đại học và trên đại học năm 2008/2007 là không đổi
nhưng đến năm 2009/2008 đã tăng 6 người tương ứng 1,88% so với tổng số lao
động đại học và trên đại học tương ứng trình độ phần nào đó đã được nâng cao,
sử dụng lao động có chất xám xu hướng ngày càng nhiều để tạo cho quá trình sản
xuất có năng xuất cao, hiệu quả tốt hơn.
Do tình hình sản xuất tiêu thụ hiện nay cuả công ty có chiều hướng phát
triển cho nên vấn đề đãi ngộ tài chính cho CBCNV tương đối tốt.
Cùng với sự phát triển sản xuất, đội ngũ những người lao động trong công
ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao
động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay
nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản
xuất.
Việc đầu tư ở nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở sự tăng lên của số công
nhân viên có trình độ cao mà còn thể hiện ở sự tăng lên của quỹ lương,sự trích
lập các quỹ khen thưởng để động viên công nhân viên .
Bảng 8 :Tình hình đầu tư vào nguồn nhân lực
Đvi:đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số lao động(người) 2823 2714 2588
Tổng quỹ tiền lương( đồng) 5081000000 5.428E+09 5435000000
Mức lương bình quân/người/tháng
1800000 2000000 2100000
Mức lương tối thiểu 650000 700000 750000
Mức lương tối đa 5000000 5300000 5500000
(Nguồn:phòng kế toán và phòng tổ chức lao động)
Tổng quỹ tiền lương trong năm được sử dụng:
+76% tổng quỹ tiền lương chi trả hàng tháng cho người lao động.
+7% tổng quỹ lương để thưởng cho người lao động có quy chế riêng.
+7% tổng quỹ lương trích dự phòng cho năm sau.
Qua bảng trên ta có thể thấy tổng quỹ tiền lương,mức lương bình quân đã
tăng lên,điều này là động lực để cán bộ công nhân viên tích cực làm việc.
3.Vốn và nguồn vốn dầu tư:
Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau gồm:
-Vốn góp ban đầu của các cổ đông
-Trích phần thu nhập giữ lại.
-Vốn vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng và một số tổ chức tài
chính khác.
-Phát hành chứng khoán ra công chúng,chào bán cổ phần.
Bảng 9 :Cơ cấu vốn của công ty cổ phần XMBS
Đơn vị :tỷ đồng
CL
TL%
CL
TL%
I.Nợ phải trả 1313 3452 4940 2139 162.91 1488
43.11
1.Nợ ngắn hạn 310 517 674 207 66.774 157
30.37
2.Nợ dài hạn 1003 2935 4266 1932 192.62 1331
45.35
II.Vốn chủ sở hữu 1024 1180 1569 156 15.234 389
32.97
1.Vốn chủ sở hữu 1018 1170 1544 152 14.931 374
31.97
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác
6 10 15 4 66.667 5
50
Tổng nguồn vốn 2337 4632 6509 2295 98.203 1877
40.52
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007
2009/2007
(Nguồn:Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy tình hình tài chính về vốn đã có chiều hướng tăng
lên.Tổng vốn vay tăng lên 163%của năm 2008 so với 2007 ,sang năm 2009 đã có sự
điều chỉnh trong tỉ lệ vốn vay chỉ còn tăng 43%.Điều này cho thấy trong cơ cấu vốn
phần vốn vay vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao.Phần vốn chủ sở hữu cũng tăng đáng
kể.Năm 2008 chỉ tăng 15% sang năm 2009 tăng 32% .Lý do tăng chủ yếu của tăng
nguồn vốn chủ sở hữu là do công ty sau khi chuyển hóa thành công ty cổ phần đã
phát động các công nhân viên mua cổ phiếu để huy động vốn trong nội bộ công
ty.Sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu thì khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn
hạn cũng như dài hạn dễ dàng hơn,giúp cho công ty chủ động hơn trong việc sử
dụng vốn.
Để mở rộng quy mô đầu tư,công ty cũng cố gắng huy động từ nhiều nguồn
khác nhau.Trong đó vay ngân hàng là phổ biến để tạo tiềm lực về vốn,đảm bảo
cho việc đầu tư thực hiện một cách có hiệu quả.Bên cạnh đó công ty được thực
hiện cho việc chào bán cổ phiếu ra thị trường để tăng nguồn vốn và tạo khả năng
chủ động hơn.Theo điều lệ của công ty,hội đồng quản trị sẽ quyết định thời
điểm,phương thức và giá chào bán cổ phiếu trong số cổ phần được quyền chào
bán.
Đại hội đồng cổ đong cũng chịu trách nhiệm các quyết đinh trích lập các
quỹ từ lợi nhuận sau thuế.Lợi nhuận sau thuế này được phân phối cho nhiều loại
quỹ khác nhau trong công ty.Cụ thể tình hình trích lập cho các quỹ năm 2009 của
công ty như sau.(Lợi nhuận năm 2009 là:242,56 tỷ đồng)
Bảng 10:Trích lập các quỹ năm 2009
Trích lập các quỹ Tỷ lệ trích lập Giá trị cụ thể tương ứng(tỷ đồng)
Quỹ đầu tư phát triển 10% 24.256
Quỹ dự phòng tài chính 5% 12,128
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 1% 2,4256
Quỹ khen thưởng phúc lợi 5% 12,128
(Nguồn:Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự ưu tiên của công ty đối với quỹ đầu
tư phát triển.Nhận thấy rõ được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển đối với
sự phát triển của công ty,công ty đã trích lập một tỷ lệ khá lớn(10%)để phục vụ
cho hoạt động đầu tư phát triển.Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng tới mục đích
sử dụng hợp lý nguồn vốn cho quỹ đó,nhằm mục đích đầu tư sao cho hiệu
quả,tránh tình trạng thất thoát lãng phí.
4.Công tác tổ chức đấu thầu
Công tác đấu thầu được công ty thực hiện ngiêm túc,tuân thủ luật đấu thầu
của nhà nước,nghị định của chính phủ,thông tư chỉ thị của các bộ ngành.Sau khi
luật đấu thầu số 38/2009/QH12,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật
liên quan đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12,Nghị định 58/2008/NĐ-CP
và Nghị định 85/2009/NĐ-CP,các mẫu tài liệu đấu thầu(mẫu hồ sơ mời thầu,mẫu
báo cáo đánh giá HSDT,mẫu kế hoạch đấu thầu,mẫu báo cáo thẩm định kết quả
đấu thầu) được ban hành và có hiệu lực,công ty đã phổ biến quán triệt đến các
cán bộ lãnh đạo,các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu và các cán bộ
có liên quan trong công tác đấu thầu của công ty.Qua đấu thầu đã lựa chọn được
nhà thầu có đủ năng lực ,kinh nghiệm,hiệu quả kinh tế rõ rệt.Với những công
trình có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng công ty áp dụng hình thức chỉ định thầu,việc
chỉ định thầu được tiến hành tương tự như đấu thầu.
Bảng 11:Tổng hợp các gói thầu năm 2009
Đơn vị:Triệu đồng
Lĩnh vực và Hình thức Tổng số Tổng giá Tổng giá Chênh lệch