Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN:Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.LỜI MỞ ĐẦU1.1.Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kì cho sự phát triển của thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.14 KB, 28 trang )













TIỂU LUẬN:

Thực trạng quản lý chất
lượng đào tạo đại học ở Việt
Nam hiện nay










LỜI MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kì cho sự phát


triển của thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá,cạnh tranh và hợp
tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Giáo dục đào tạo đại học được công nhận là
một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát
triển xã hội trên nhiều phương diện.
Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc,đòi hỏi các công ty không
ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị thế cạnh
tranh.Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng mở rộng và phát
triển mạnh mẽ,nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng tăng cao. Và trong môi trường
đó,đội ngũ lao động phải không ngừng được đào tạo và đào tạo lại một cách sâu
rộng.Vì vậy,nhu cầu về đội ngũ lao động có chất lượng cao ngày càng đặt ra bức
thiết và cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động
đó. Khi hoạt động của các doanh nghiệp trở nên toàn cầu hóa hơn thì các doanh
nghiệp phải có một lực lượng lao động có trình đọ tay nghề và tiến hành cuộc
chiến tranh mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi người tôt nghiệp đại học phải có
những phẩm chất nhất định,có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao
động đang ngày một gay gắt. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là việc
cần làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chất lượng cao
nước ta.
Trước thực trạng quản lý đào tạo của nước ta hiện nay cón nhiều khuyết điểm và
bộc lộ nhiều yếu kém,xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi giáo
dục đại học Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày
càng nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Mục tiêu của bài nghiên cứu.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới, cơ hội việc làm và sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, những vấn đề cấp thiết đã và đang
được đặt ra với đội ngũ lao động nước ta. Trước tình hình đó,việc nâng cao chất


lượng dạy và học tại các trường đại học hiện nay được đặt ra với cả người học và

người quản lý. Việc quản lý chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay còn
nhiều thiếu sót và khuyết điểm,đặt ra không chỉ với người quản lý chất lượng đào
tạo mà cả những doanh nghiệp,người học và tất cả mọi người quan tâm đến sự
phát triển của đất nước.
Việc quản lý đào tạo đại học hiện nay đặt ra câu hỏi : việc quản lý của nhà
nước với đào tạo đại học đã phát huy tác dụng chưa? Đã có cơ chế chặt chẽ và
đồng bộ trong việc quản lý chưa? Chất lượng đào tạo đại học có đáp ứng những
mục tiêu đặt ra không? Sinh viên tốt nghiệp ra trường có tay nghề, kiến thức và
đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng không? v.v
Do đó cần thiết phải có cơ chế quản lý góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
đại học Việt Nam hiện nay. Do tính cấp thiết của đề tài,là một sinh viên trường
ĐH KTQD, đứng trước thực trạng quản lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện
nay,em xin chọn đề tài : Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt
Nam hiện nay









CHƯƠNG I: BẢN CHẤT VÀ YÊU CẦU VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM.
I Những yêu cầu đối với chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam.
1.Chức năng của đào tạo đại học trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Đào tạo là một loại hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người lao
động nhận thức kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc. Quản lý chất
lượng đào tạo đại học thực hiện bằng việc quản lý các quá trình trong nhà trường. Có

thể quản lý cơ cấu và vận hành theo quá trình nơi lưu thông sản phẩm và thông tin,
chất lượng sản phẩm hay thông tin trong cơ cấu đó.
Nhà trường thực hiện nhiều hoạt động như thiết kế chương trình, giảng dạy,
đảm bảo chất lượng. Nhà trường cần tổ chức, duy trì mạng lưới quá trình và
những chỗ tương giao, cải tiến và cung cấp chất lượng cho người học.
Phát triển giáo dục đào tạo đại học là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài của nhà nước. Phát triển chất lượng giáo
dục đào tạo đại học giúp đào tạo sinh viên có những kỹ năng, kiến thức, tư duy có
khả năng làm việc, đáp ứng nhu cầu củn người sử dụng lao động. Phát triển giáo
dục đào tạo đại học gắn với việc phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công
nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo
cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề,mở rộng quy mô trên cơ sở đảm
bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Đào tạo đại học có ý nghĩa về mặt giá trị và giá trị sử dụng. Về mặt giá trị, dịch
vụ đào tạo đại học có ích đối với xã hội trong việc tạo ra và duy trì đội ngũ lao
động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu việc làm đang ngày càng tăng. Giá trị sử
dụng của dịch vụ đào tạo đại học là lợi ích, sự thiết thực của nó và điều này được
quyết định một cách khách quan,đem lại cho những người liên quan sự thụ hưởng
lợi ích, những người có nhu cầu cần đáp ứng từ việc đào tạo đại học, nó thỏa mãn
nhu cầu cần được đào tạo của học sinh, sinh viên và những vị phụ huynh, và thêm
nữa là thỏa mãn nhu cầu của xã hội trong việc cung cấp đội ngũ lao động đã qua
đào tạo cũng như nhu cầu mong muốn của người sử dụng.



Đào tạo đại học hiện nay là hình thức dịch vụ có tác động đến nhiều đối tượng
trong xã hội như: Người học như sinh viên là người trực tiếp đóng học phí và tiếp
nhận những kiến thức,kỹ năng mà nhà trường cung cấp. Người hỗ trợ sinh viên
trong việc đi học và đóng học phí, chi trả các khoản trong cuộc sống hàng ngày
chịu ảnh hưởng bởi việc tăng hay giảm học phí. Đối tượng thứ ba là người sử dụng

lao động, là người có nhu cầu về lao động có chất lượng cao từ các trường đại học.
Vì vậy, chất lượng của các trường đại học có ảnh hưởng lớn tới các đối tượng trên.
Đào tạo đại học hiện nay được coi là hình thức dịch vụ thương mại, dịch vụ
quần chúng. Thật vậy, trước đây do quản lý nhà nước theo chế độ tập trung, bao
cấp nên đào tạo đại học được coi là việc của nhà nước, do nhà nước đặt chỉ tiêu và
quản lý ở tất cả mọi khâu các cơ sở đào tạo đại học thuộc loại hình cơ quan hành
chính sự nghiệp. Sản phẩm cơ sở đào tạo đại học là các chuyên gia được đào tạo ra
theo kế hoạch từ trên đưa xuống và được phân công làm việc.
Tuy nhiên, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đào tạo đại học có những bước chuyển đáng kể từ loại hành chính sự nhiệp
sang loại sự nghiệp có thu. Như ta đã biết hàng hóa không nhất thiết gắn với việc
mua bán hay thương mại và dịch vụ GD do vậy vẫn được gọi là một hàng hóa. Khi
nền giáo dục còn là “tinh hoa”, sản phẩm của nó là những con người khoa học, chủ
yếu đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Nhưng ngày nay, giáo dục đại học
đã là giáo dục cho số đông, phần lớn đại học lại là giáo dục nghề nghiệp,tấm bằng
đại học của từng cá nhân sẽ là “tấm hộ chiếu vào đời” và nó chủ yếu mang lại lợi
ích cá nhân.Mục tiêu xuất phát của thi trường giáo dục đại học là là làm cho đại
học được tổ chức và vận hành một một cách hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu của
phá triển kinh tế xã hội. Đặc biệt với chủ trương xã hội hóa nói chung và giáo dục
đào tạo đại học nói riêng, với sự ra đời của đại học dân lập nói chung, đại học bán
công hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế tự cân đói thu chi, đào tạo đại học đã
trở thành một dịch vụ cao cấp, dịch vụ đào tạo nhân lực. Và sản phẩm của loại
hình dịch vụ này chịu ảnh hưởn của cơ chế thị trường, thị trường lao động.
Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanh
nghiệp ngày càng phát triển và nhu cầu về sử dụng lao động chất lượng cao ngày
càng tăng. Do đó, sinh viên ra trường muốn có việc làm, có cơ hội phát triển thì


yêu cầu phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng lao
động. Các trường đại học cần có những chương trình đào tạo đáp ứng những nhu

cầu đó,chính là nhu cầu của sinh viên và là nhu cầu mà xã hội, nền kinh tế đang
cần. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà hiện nay nhà nước đã không
còn trực tiếp điều chỉnh, quản lý các trường đại học mà để cho các trường tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, tự hoạch định sự phát triển, quy mô đào tạo và các ngành
nghề mà khách hàng cần.
Đào tạo đại học là dịch vụ và người học cần phải đóng học phí để có được
những kiến thức cần thiết do nhà trường cung cấp, và những kiến thức đó được
giảng dạy là do nhu cầu của người học. Vì vậy, đào tạo đại học đã và đang trở
thành ngành dịch vụ thương mại.
Các trường đại học cần có nâng cao chất lượng đào tạo đại học để đáp ứng nhu
cầu và thỏa mãn khách hàng là 3 đối tượng đã nêu trên. Và với chất lượng đào tạo
tốt, tạo được uy tín, thương hiệu, trường đại học đó có thể thu hút nhiều khách
hàng, và ngày càng phát triển cùng với thương hiệu của mình.
2. Tiêu chí của dịch vụ đào tạo đại học.
-Độ tin cậy: Là khả năng thực hiện chất lượng đào tạo đã hứa hẹn một cách tin cậy
và chính xác, nâng cao uy tín, chất lượng cam kết với khách hàng.
- Sự đảm bảo: Thể hiện qua kiến thức và tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm
của độ ngũ giáo viên, khả năng gây lòng tin cậy và sự tín nhiệm của họ, luôn có
trách nhiệm trong việc giảng dạy và nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp cho
người học kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc và nhu cầu của xã hội.
- Tính hữu hình: Dịch vụ đào tạo đại học các trường phải đảm bảo điều kiện vật
chất, có đầy đủ giảng đường, phòng học cho việc học tập,trang thiết bị và đồ dùng,
hình thức bề ngoài của nhân viên phục vụ, nhân viên trực giảng đường.
- Sự thấu cảm: Đó là sự quan tâm, lưu ý đối với từng khách hàng của nhà trườn,
hiểu được tâm lý, nhu cầu từng đối tượng để có cách thức phục vụ tốt hơn.
- Trách nhiệm: Là sự sẵn lòng giúp đỡ từng đối tượng khách hàng như sinh viên,
bậc phụ huynh , các doanh nghiệp,… và cung cấp dịch vụ mau lẹ, đúng thời điểm.
II. Quản lý chất lượng đào tạo đại học .
1. Thực chất của quản lý chất lượng đào tạo đại học



* Là hệ thống các hoạt động phối hợp để định hướng, tổ chức, đảm bảo, cải tiến và
kiểm soát cơ sở đào tạo về chất lượng.
* Là sự tác động có mục tiêu, có hệ thống, có hiệu lực và hiệu quả của chỉnh thể
quản lý đến quá trình dạy và học.
- Quản lý chất lượng đào tạo đại học là một quá trình được xây dựng thực hiện
theo các bước sau:

12
Quản lý đào tạo
(xét theo quá trình)
Quản lý chất
lượng đào tạo
Đảm bảo
chất lượng
Các nhân tố
và điều kiện
đảm bảo
chất lượng
Cải tiến
liên lục:
Giáo trình,
chương
trình,
phương tiện,
phương
pháp
Kiểm soát
chất lượng:
Kiểm định,

thanh tra,
kiểm tra
Hoạch định
chất lượng
- Xác định
mục tiêu
- Xây dựng
tiêu chuẩn
- Chương
trình, giáo
trình, kế
hoạch.
Tổ chức
- Tổ chức hệ
thống
- Tổ chức bộ
máy
- Tổ chức
thực hiện
Quá trình dạy và học
(Tuyển sinh, tổ chức dạy và học)
Đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục:
 Chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục.
 Tiêu chuẩn (Nhà giáo, thành lập trường, trường…)
 Quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ.
 Phân công phân cấp đào tạo theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Đổi mới quản lý đào tạo đại học của các trường



 Thực hiện tốt chức năng, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn. Đối với
đào tạo: tổ chức quản lý tốt quá trình dạy và học để đảm bảo và nâng cao chất
lượng đi đôi với tăng quy mô và đảm bảo hiệu quả.
 Nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường.


2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng đào tạo đại học.
* Xây dựng chiến lược, mục tiêu đào tạo đại học: Chiến lược, mục tiêu đào tạo đại
học cần được xây dựng thống nhất, rõ ràng và phù hợp, giúp cho các trường có
phương hướng trong công tác giảng và dạy hoc, mỗi người hiểu rõ họ được và
phải làm gì để thực hiện được chiến lược và mục tiêu do trường đề ra.
* Hoàn thiện chương trình, giáo trình, học liệu: là phần quan trọng trong việc
giảng dạy ở các trường đại học hiện nay. Nhờ có chương trình, giáo trình thống
nhất mà có dễ dàng trong việc quản lý chất lượng đào tạo. Nó cũng góp phần trong
việc giúp sinh viên có sự say mê trong học tập và nghiên cứu, sinh viên và giáo
viên có thể có những cách dạy khoa học, tìm ra những cách giảng dạy có hiệu quả
và dễ tiếp thu nhất, nâng cao chất lượng đào tạo.
* Hoàn thiện cơ cấu đào tạo và hình thức đào tạo.
* Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý đào tạo đại học: đó
là việc quan trọng không thể thiếu trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo đại học và quản lý chất lượng đào tạo đại học,.
* Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất: trường lớp khang trang, các trang thiết bị
đầy đủ được trang bị hiện đại, nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên.
* Đổi mới phương tiện và phương pháp đào tạo đại học.
3. Công tác tổ chức quản lý chất lượng đào tạo đại học.
 Việc xây dựng tiêu chuẩn:
Bộ GD-ĐT đã xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đào tạo đại học. Các
tiêu chuẩn được xây dựng đưa ra các tiêu chí rõ ràng và cụ thể hơn. Các tiêu chuẩn
về tổ chức quản lý, chương trình giáo dục, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ và
nhân viên, người học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và triển khai

công nghệ, hoạt động về hợp tác quốc tế và các tiêu chuẩn và tài chính và quản lý
tài chính.
 Một số biện pháp thực hiện quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay:
Để nâng cao chất lượng quản lý đào tạ đại học hiện nay nhà nước cần xây dựng
các tiêu chuẩn cho các trường để thực hiện nhất quán chủ trương đề ra và có
phương hướng cho các trường phát triển. Một số biện pháp như:


* Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Nhà nước
nên để các trường tự hoạch định về tài chính, tự chủ về các mặt và có thể nâng cao
tính hiệu quả, chất lượng trong giáo dục đào tạo đại học ở các trường.
* Đào tạo theo nhu cầu: Các trường đại học cần xác định nhu cầu đào tạo, và công
bố đầu ra, đưa ra những tiêu chuẩn của một sinh viên sau khi ra trường có được kỹ
năng, kiến thức cần thiết cho nhu cầu tuyển dụng như thế nào.
* Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận vói những kiến
thức khoa học mới,phù hợp với sự phát triển toàn cầu hóa hiện nay.
* Kiểm định chất lượng đào tạo đại học là việc không thể thiếu và ngày càng trở
nên quan trọng trong quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Nhờ kiểm định
chất lượn mà nhà nước có thể đánh giá chất lượng các trườn và có biện pháp với
các thiếu sót.
* Đào tạo theo tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế nhờ đó mà sinh viên có thể
chủ động về thời gian và phưỡng pháp học, lấy người học là trung tâm, nâng cao
tinh thần tự học tự rèn luyện cho sinh viên, từ đó khác sâu thêm hiểu biết và khả
năng tự tu duy.
* Sắp xếp lại mạng lưới các trường.



CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

I.Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Chất lượng đào tạo đại học.
Theo Bộ GD- ĐT thì “Chất lượng đào tạo đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của
trường Đại học”
Chất lượng giáo dục đại học là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp
ứng nhu cầu xã hội. Các đặc tính vốn có đó là: Phẩm chất đạo đức, sức khỏe, kiến
thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ra trường
Để đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường căn cứ vào nhiều chỉ tiêu như kết
quả học tập,khả năng của sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu công
việc, có kiến thức kỹ năng, phẩm chất, kiến thức sức khỏe đảm bảo các kỹ năng
nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động chất lượng cao của đất nước.
Chất lượng trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường đại học, nhưng
mục tiêu này phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế-xã hội đất nước. Người hưởng
lợi chất lượng đại học ở đây chính là người học (học sinh, sinh viên), phụ huynh
và người tài trợ học phí cho việc học của sinh viên, và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên chất lượng đó còn tùy thuộc vào chất lượng của người hưởng lợi như đã
nêu.
Trong giáo dục đại học (GD ĐH), đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ
thống, chính sách, thủ tục quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước
nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng. Nói cách khác, đảm bảo
chất lượng GD ĐH là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chế quản lí,
các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng những biện pháp khác để duy trì, nâng
cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam như:
+ Nhân tố bên ngoài:
- Kinh tế thế giới :sự phát triển của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ tới sự
phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các
doanh nghiệp và cơ hội cũng như nhu cầu việc làm. Do đó cũng tác động mạnh mẽ



tới chương trình giảng dạy hay nâng cao chất lượng học tập của người học, giảng
dạy những chương trình đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ : sự phát triển của kinh tế toàn cầu kéo
theo khoa học công nghệ ngày một phát triển và yêu cầu các trường cần nhanh
chóng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ khoa
học nhanh chóng, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ cao.
- Toàn cầu hóa : do sự toàn cầu hóa, sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới, chất
lượng của các trường đại học trên thế giới ngày càng được nâng cao, do đó các
trường đại học ở Việt Nam cần được quản lý và nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn
quốc tế và không bị lạc hậu so với các trường trên thế giới.
- Văn hóa xã hội : Ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý của Bộ GD và việc
thực hiện các quy định đó tại các trường. Nó còn ảnh hưởng tới cách làm việc của
các cán bộ quản lý đào tạo đại học, cách học và dạy trong các trường đại học hiện
nay. Ví như truyền thống hiếu học và coi việc học là con đường duy nhất để thoát
khỏi đói nghèo, để làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Với tư tưởng đó, cả
sinh viên và giáo viên sẽ dạy và học say mê, nhiệt tình, chất lượng đào tạo đại học
cũng được nâng cao.
- Cơ chế chính sách : buộc các trường phải tuân theo và tác động mạnh mẽ tới
phương hướng phát triển của các trường, các trường đại học cần theo dõi cơ chế
chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra để có hướng phát triển phù hợp.
+ Nhân tố bên trong:
- Chiến lược đào tạo: Mục tiêu, mô hình đào tạo: các trường đại học cần đề ra cho
mìnhchiến lược mục tiêu đào tạo cụ thể để từ đó có thể có con đường phát triển
cho riêng mình, không bị đi vào những mục tiêu chung chung, khó xác định.
- Nội dung, chương trình giáo trình: chương trình, giáo trình của trường có ảnh
hưởng tới chất lượng học của sinh viên. Nội dung, chương trình, giáo trình cần
phải được bố trí, giảng dạy phù hợp với việc dạy và học, phù hợp với nhu cầu mà
sinh viên đang cần được giảng dạy. Đặc biệt, chương trình, giáo trình của nhà

trường cần phải thống nhất, có chương trình phù hợp tạo thuận tiện cho sinh viên
theo học các trường khác nhau trong cùng một khối ngành.


- Tổ chức đào tạo: Mạng lưới các trường, sắp xếp các trường theo một trình tự
phù hợp, đảm bảo cho việc học va quản lý dễ dàng, việc ra quyết định và thực hiện
quyết định có hiệu quả hơn.
- Phương pháp đào tạo: các trường có những phương pháp đào tại tiên tiến, tạo
được sự thu hút, hứng thú trong học tập với sinh viên sẽ tạo động lực cho sinh viên
trong việc hăng say học tập, ham học hỏi và nghiên cứu khoa học, khả năng tự
nghiên cứu để nâng cao trình độ,kỹ năng và tư duy. Từ đó mà góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo đại học.
- Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: cơ sở vật chất góp phần quan trọng trong việc
giảng dạy hiện nay ở các trường, đặc biệt là các trường đại học, giúp cho giáo viên
và sinh viên áp dụng những phương pháp học mới có hiệu quả trong học tập, giúp
sinh viên tiếp thu bài giảng nhanh hơn, nâng cao chất lượng học.
- Trình độ, năng lực đội ngũ thầy giáo:ảnh hưởng lớn tới chất lượng học của sinh
viên trong kinh nghiệm giảng dạy, việc áp dụng những phương pháp dạy mới hay
khả năng cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới có tính toàn diện.
- Cơ chế quản lý giáo dục (quản lý nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm các
trường): cơ chế quản lý giáo dục có ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của
các trường, ngày càng cho phép các trường hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
và họa động có hiệu quả và giúp các trường nâng cao chất lượng giảng dạy và đào
tạo sinh viên ngày một đáp ứng nhu cầu xã hội.
II.Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay.
2.1.Những điểm đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng đào tạo đại
học ở Việt Nam hiện nay.
Khi nhìn lại những hoạt ðộng ðã ðýợc triển khai trong những nãm vừa qua, có
thể nói hệ thống ðảm bảo chất lýợng giáo dục ðại học còn rất non trẻ của Việt
Nam ðã ðạt ðýợc khá nhiều thành tựu.

Chất lýợng ðào tạo ðại học ngày càng ðýợc chú ý quan tâm phát triển, chú trọng
vào mục tiêu ðào tạo ra sinh viên sau khi ra trýờng có chất lýợng cao, ðáp ứng nhu
cầu công việc, hòa mình vào nền kinh tế ðang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hội
nhập với kinh tế tri thức, công nghệ cao. Bên cạnh ðó, việc quản lý ðào tạo ðại học
ngày càng ðýợc các trýờng và Bộ GD-ÐT chú ý và quản lý chặt chẽ, nâng cao


công tác ðào tạo quản lý với việc kiểm tra, kiểm ðịnh chất lýợng ðào tạo ở các
trýờng, thiết lập hệ thống quản lý ðào tạo ðại học ðồng bộ, phát huy tốt nhất nãng
lực của các trýờng. Ðồng thời cũng tạo cho các trýờng cõ chế tự hoạch ðịnh, tự
chủ, tự quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trýờng ngày một phát triển mạnh ở Việt
Nam.
Thật vậy, ðầu thế kỷ 21, toàn ngành giáo dục Việt Nam còn hoàn toàn xa lạ với
ðảm bảo chất lýợng và kiểm ðịnh.Nhýng chỉ vài nãm sau, yêu cầu kiểm ðịnh chất
lýợng bắt buộc ðối với tất cả các trýờng ðại học và cao ðẳng ðã ðýợc thể chế hóa.
Năm 2004, Bộ GD - ÐT đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục. Ðến nay, 138 trường ÐH, CÐ thực hiện tự đánh giá về chất lượng (chiếm
37% số trường ÐH, CÐ), trong đó 20 trường ÐH (chiếm 5%) đã được đánh giá từ
bên ngoài.
Bộ giáo dục ðã thành lập cõ quan ðảm bảo chất lýợng cấp quốc gia (Cục Khảo
thí và Kiểm ðịnh chất lýợng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Ðào tạo), xây dựng
các quy ðịnh về kiểm ðịnh chất lýợng trýờng ðại học, býớc ðầu thiết lập và tiếp tục
hoàn thiện hệ thống dọc cho hoạt ðộng ðảm bảo chất lýợng quốc gia nhý Cục
Khảo thí và Kiểm ðịnh chất lýợng giáo dục, các trung tâm ðảm bảo chất lýợng của
hai ðại học quốc gia và các ðại học vùng, và bộ phận ðảm bảo chất lýợng của các
trýờng.
Một số biện pháp thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo đại học đã được Bộ
GD-ĐT đã ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường Đại học
ngày 02/12/2004: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác
định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà

trường.Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ và đối với từng
cơ sở giáo dục” (Điều 17, Luật Giáo dục 2005).
Ngoài ra Bộ GD- ÐT còn xây dựng và býớc ðầu triển khai kế hoạch kiểm ðịnh
chất lýợng trýờng ðại học cho toàn hệ thống giáo dục ðại học của Việt Nam ðến
nãm 2010, phát triển nãng lực cho ðội ngũ chuyên gia và các nhân sự chủ chốt của
hệ thống ðảm bảo chất lýợng quốc gia, tham gia vào các mạng lýới ðảm bảo chất
lýợng khu vực: AUN (Mạng ðại học Ðông Nam Á), APQN (Mạng ðảm bảo chất


lýợng châu Á-Thái Bình Dýõng), và INQAAHE (Hiệp hội các cõ quan ðảm bảo
chất lýợng quốc tế).
Trong hơn 20 năm đổi mới, quản lý GDÐH nước ta đang trong quá trình đổi
mới cơ bản và toàn diện giai đoạn 2006 - 2020. Trong việc quản lý chất lượng đào
tạo đại học, ngành GD và ÐT đang triển khai cuộc vận động "Hai không" với nội
dung là "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã
hội".Và việc quản lý chất lượng đào tạo đại học đã và đang được đặt ra thành tiêu
chuẩn với các trường để thực hiện việc quản lý tốt hơn với các trường và nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đào tạo
đại học đang hướng tới việc lấy phương châm đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo
cái mà xã hội cần chứ không phải nhà trường có, để đánh giá chất lượng đào
tạo,nhà nước đang áp dụng cho các trường đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
việc giảng dạy, tự xác định nhu cầu để đề ra biện pháp và việc tuyển sinh đáp ứng
nhu cầu xã hội.
Từ năm 2007 đến nay, Bộ GD - ÐT đã cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp
tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mỗi hội thảo
ngành GD và ÐT phối hợp cùng một bộ chuyên ngành tổ chức và mời các doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực đó để cùng các trường ÐH, CÐ ngồi lại với nhau xem doanh
nghiệp cần gì, nhà trường đáp ứng được gì, để đổi mới chương trình, phương pháp
và tăng cường lực lượng giảng viên cho đào tạo.
Việc đầu tư ngân sách cho giáo dục và quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện

nay ngày càng được quan tâm và đầu tư đáng kể. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến
chất lượng đào tạo sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, lực lượng lao động chất lượng cao
nhằm áp dụng hơn nữa khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay
nhằm đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng đào tạo đại học đang được
chú trọng, cung cấp kiến thức, kỹ năng, cử cán bộ đi học ở nước ngoài, áp dụng
những phương pháp quản lý tiên tiến,có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo
đại học ở Việt Nam hiện nay.
Nhà nước ngày càng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo đại
học, giúp các trường đại học hiện nay tự chủ về mọi mặt, phát huy hơn nữa tính


đọc lập của các trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên và chất
lượng học cho sinh viên qua việc tự hoạch định con đường phát triển cho trường
mình, nâng cao tính chủ động, giúp sinh viên có thể vừa học vừa thực hành,được
trực tiếp tiếp xúc với tình huống thực tế để nâng cao kinh nghiệm và không bỡ ngỡ
khi ra trường.
Nhờ việc thực hiện quản lý chất lượng đào tạo đại học trong thời gian vừa
qua,ngành giáo dục đã cung cấp cho đất nước hàng triệu lao động có trình độ đại
học, cao đẳng (ÐH, CÐ). Ðây là lực lượng quan trọng tiếp thu và ứng dụng các tri
thức, công nghệ mới ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần làm nên thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội đáng tự hào của đất nước.
2.2. Những mặt còn tồn tại trong quản lý chất lượng đào tạo đại học nước ta:
Trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đã chỉ đạo triển khai
nhiều hoạt động và đã có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục đại học. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn thấp và yếu. "Thực tế, gần 30 năm
chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có chuẩn
đầu ra của các trường; chưa giữ được chuẩn của giáo viên, chương trình, cơ sở vật
chất ; chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hằng năm chưa có đánh
giá thực tế và có báo cáo về chất lượng đào tạo của các trường và cả hệ thống giáo

dục đại học", theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân .
Việc thành lập trường, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Khoảng 20% trường được thành lập mới hoặc nâng cấp
lên đại học từ năm 2005 chưa thực hiện đầy đủ cam kết trong đề án khả thi thành
lập trường và mở ngành, chưa chuẩn bị đồng bộ về đất đai, giảng viên, vốn đầu tư
và điều kiện đảm bảo chất lượng khác. nhất. Chưa trường nào công bố chuẩn năng
lực sinh viên tốt nghiệp nên hiện chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục
của các trường một cách khách quan, toàn diện.
Hiện nay, chúng ta vẫn thực hiện quản lý tập trung, chưa phân cấp đáng kể cho
chính quyền địa phương cũng như chưa có quy chế phối hợp các bộ, ngành. Khả
năng kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo, việc chấp hành luật pháp của các
trường và hiệu quả đầu tư của Nhà nước ngày càng khó khăn hơn. Với 376 trường
trong cả nước, nếu mỗi tuần Bộ GD - ÐT tổ chức kiểm tra hai trường thì phải mất


hơn ba năm rưỡi mới kiểm tra hết một lượt. Và như vậy, bộ không thể theo sát
hoạt động cụ thể trong từng trường. Trong khi đó, ý thức chấp hành kỷ luật của
nhiều trường ÐH, CÐ còn chưa tốt. Được biết, hằng năm, gần một nửa số trường
ÐH, CÐ không gửi báo cáo tổng kết về hoạt động của nhà trường cho Bộ GD - ÐT
dù được bộ yêu cầu và nhắc nhở.
Ngoài ra, hiện chưa có quy định bắt buộc về kiểm tra thực tế điều kiện cần thiết
khi cho phép mở ngành đào tạo và tuyển sinh; chế tài xử lý các trường không thực
hiện đúng cam kết chưa đủ mạnh; chưa có quy định các trường phải xây dựng
chuẩn năng lực người tốt nghiệp (chuẩn đầu ra) nên chưa có cơ sở đánh giá đúng
chất lượng đào tạo. Các trường ĐH, CĐ vẫn tập trung chủ yếu ở 5 thành phố lớn.
Cho đến nay Bộ GD- ĐT chưa ban hành được quy chế về giáo trình đại học, cao
đẳng và hàng năm cũng chưa có đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo đại học trên
cơ sở khoa học và thực tiễn. Chúng ta chưa có đủ cơ sở để đánh giá chất lượng
giáo dục của các trường một cách khách quan, toàn diện và cũng chưa có trường
nào công bố chuẩn năng lực sinh viên tốt nghiệp trường mình.

Thêm vào đó, hiện nay việc quản lý và chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước về
các trường đại học, cao đẳng rất phân tán. Trong tổng số 376 đại học, cao đẳng
trên cả nước, Bộ GD&ĐT chỉ quản lý 54 trường (14%); các Bộ, ngành khác quản
lý 116 trường (31%); UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125
trường (33%); và có 81 trường dân lập, tư thục (22%). Trong khi Bộ GD&ĐT là
cơ quan duy nhất được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo
dục cấp Bộ nhưng hiện nhiều Bộ, ngành khác cũng như UBND các tỉnh tự ý ban
hành các văn bản chồng chéo. Ngoài ra, chưa có quy chế phối hợp giữa Bộ
GD&ĐT và các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố về quản lý các trường này.
Một số điểm đó đã và đang được Bộ GD- ĐT cùng các trường thực hiện khắc
phục .Tuy còn nhiều điểm thiếu sót nhưng với nỗ lực hiện nay, chất lượng và việc
quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay đang ngày được nâng cao, đội ngũ lao
động tốt nghiệp đại học từ các trường đang ngày càng góp phần quan trọng trong
cơ cấu lao động của đất nước và góp phần đáng kể là lực lượng lao động chất
lượng cao.
2.3. Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở Việt Nam hiện nay.


Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở nước ta hiện đã được quan tâm xây dựng
hợp lý, được chỉ đạo theo các cấp từ trên xuống, nhà nước đang xây dựng mạng
lưới các cấp từ bộ tới cơ sở, địa phương. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng đào tạo đại học đang ngày càng được chú trọng và xây dựng để hoạt động
có hiệu quả. Trong đó, Bộ GD- ĐT đề ra chủ trương, chính sách, phương hướng
phát triển cho các trường và chỉ đạo cho các trường Đại học trên cả nước, việc
quản lý các trường đại học ở cơ sở đã và đang được thực hiện phân cấp quản lý.
Tuy nhiên, hệ thống quản lý GD ĐH còn nặng theo hướng chỉ đạo từ trên xuống,
xin từ dưới lên, chưa có cơ chế buộc lãnh đạo cấp trên phải nghe cấp dưới ở mức
cần thiết. Ngoài ra, chưa có cơ chế sàng lọc cán bộ, công chức không hoàn thành
nhiệm vụ.
Trong khi Bộ là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn
bản đó ở 30,8% tổng số cơ sở đào tạo do các bộ khác là cơ quan chủ quản, 33,2%
cơ sở thuộc UBND các tỉnh quản lý còn hạn chế. Thậm chí có bộ còn ban hành các
văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT.
Thêm nữa, có rất nhiều quy định Bộ GD-ĐT muốn đặt ra để tạo thuận lợi cho các
nhà trường nhưng phải chịu sự chi phối của các quy định của các ngành khác, nhất
là về tài chính và nội vụ. Trong khi đó, khi có những vụ việc xảy ra thì trách
nhiệm đều quy về ngành giáo dục. Và thực tiễn đó dường như đã tác động không
nhỏ đến việc xây dựng các quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của cơ
sở đào tạo theo hướng "trói chặt", thậm chí trong nhiều việc Bộ đã đóng vai trò
như một trường ĐH, để dễ quản hơn. Lo lắng cho quyền lợi của người học, trách
nhiệm với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, cho nên thay vì xây dựng hành
lang pháp lý thì Bộ lại cầm tay chỉ việc; hệ thống quản lý nặng chiều chỉ đạo từ
trên xuống, xin từ dưới lên và cần được điều chỉnh, xây dựng hợp lý đảm bảo hoạt
động có hiệu quả, và nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay.
2.4. Những nhân tố tác động tới công tác quản lý chất lượng đào tạo đại học ở
Việt Nam hiện nay.
Có nhiều nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay,
tuy nhiên em xin nêu ra một vài nhân tố sau:


- Cung cách quản lý của Bộ GD-ĐT đã hạn chế quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm của các trường. Cho đến nay, trong nhiều hoạt động tác nghiệp, các trường
ĐH không được tự điều hành quản lý mọi công việc của mình và vẫn đang chịu sự
chi phối của Bộ GD-ĐT. Do bộ thực hiện các hoạt động tác nghiệp của các trường
ĐH nên các trường trở nên thiếu chủ động. Các quy định, quy chế này chưa đầy đủ
nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về
tài chính chậm đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của
nhà trường. Việc quy hoạch, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng chưa bảo đảm cho việc
có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo nhà

trường ngày càng cao".
Trong tổng số 376 ĐH, CĐ cả nước hiện nay, Bộ GD-ĐT quản lý 54 trường
(chiếm 14,4%); các bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%); UBND các tỉnh,
TP là cơ quan chủ quản của 125 trường (33,2%); có 81 trường dân lập, tư thục
(21,5%).Mặc dù, Bộ GD-ĐT là cơ quan duy nhất được ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý GD cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó
ở các trường ĐH, CĐ lại thuộc các bộ, ngành khác là cơ quan chủ quản. Thậm chí
có bộ còn ra văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-
ĐT
- UBND các địa phương chưa được phân cấp quản lý các trường ĐH, CĐ ngoài
công lập trên địa bàn. Mọi nội dung quản lý nhà nước về GD ĐH đối với các ĐH
này đều thuộc Bộ GD-ĐT, trong khi khả năng kiểm soát hoạt động của các trường
trong cả nước của Bộ rất hạn chế .Các trường ĐH trong cả nước đang ở tình trạng
bị động trong công tác tuyển sinh, ở hầu hết các khâu: ngày tổ chức kỳ thi, việc
phát hành hồ sơ đăng ký dự thi, nhận hồ sơ, hình thức ra đề, xây dựng điểm chuẩn,
xét tuyển đều do bộ qui định, điều hành.Các trường không được tự thiết kế và ấn
hành văn bằng và nhiều loại giấy tờ, hồ sơ khác cho SV.
Hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam còn nhiều điểm chưa
phù hợp như khi ban hành ra cơ chế, chính sách thì việc chỉ đạo thực hiện ở các
cấp cơ sở chưa được triển khai hoạt động nghiêm túc và còn để xảy ra nhiều sai
sót do việc kiểm soát của Bộ còn hạn chế.


- Các bộ quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện đã được quan tâm bồi dưỡng,
tuy nhiên việc phát triển kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý còn gặp nhiều
khó khăn. Chúng ta chưa đào tạo quản lý giáo dục thật sự bài bản và chưa thấy hết
tầm quan trọng của quản lý giáo dục. Vẫn còn một số cán bộ trong ngành không
được đào tạo chính quy, chỉ đào tạo qua sử dụng mà thôi. Cán bộ quản lý của
ngành giáo dục từ trước tới nay phần nhiều là từ những giáo viên dạy lâu năm, tuy
có được đào tạo giáo viên trẻ nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, dấu

ấn quản lý tập trung bao cấp vẫn còn in đậm trong cách nghĩ, cách làm của nhiều
cán bộ quản lý ĐH
- Việc kiểm định chất lượng đào tạo đại học hiện nay đã được đặt ra với các
trương nhằm kiểm định việc đào tạo tại các trường và có biện pháp nâng cao việc
đào tạo. Tuy nhiên việc thực hiện chưa được quán triệt, còn lỏng lẻo trong nhiều
khâu, và chưa đem lại kết quả như mong muốn.


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
3.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam.
Việc hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
đang trở nên quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Các quy
chế của Bộ GD – ĐT và của nhà nước cần được cụ thể, ban hành rõ ràng từng với
từng cơ quan, tổ chức, các trường cụ thể. Việc chấp hành các quy chế cần được
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Và để thực hiện việc kiểm soát tới từng đối tượng thì
cần thiết thực hiện phân cấp trong quản lý. Nhờ việc phân cấp mà có thể giảm
gánh nặng cho Bộ và giúp việc tổ chức thực hiện quản lý được dễ dàng, việc kiểm
tra, kiểm soát được thực hiện thường xuyên hơn.
3.2. Các biện pháp khác.
3.2.1. Thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý của các trường.
Một số giải pháp chủ yếu để cải cách GDĐH hiện nay là phải cải cách thể chế
quản lý theo hướng xác định tư cách tự chủ của trường ĐH trong việc giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, tài chính, nhân sự , xác định cơ chế điều tiết thị trường để
trường ĐH liên hệ trực tiếp với xã hội, thị trường lao động. Ngoài ra, còn cần phải
kiểm định chất lượng đào tạo đại học và sắp xếp lại mạng lưới các trường.
Về phía các trường ĐH, CĐ thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về phát triển
phải rà soát và hoàn thiện các quy định, quy chế của nhà trường, thực hiện 3 công
khai, thực hiện trả lương gắn với hiệu quả đóng góp Và Bộ nên ban hành chính
sách, văn bản đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thể hiện sự quản lý vĩ mô có

hiệu quả. Để việc nâng cao chất lượng đào tạo được thường xuyên, thiết thực thì
các trường ĐH, CĐ phải vừa có quyền tự chủ cao, vừa có nghĩa vụ chịu trách
nhiệm rõ ới mà không phải quản lý mọi mặt của hoạt động giáo dục. Một số người
hoài nghi về năng lực của các Sở GD-ĐT khi thực hiện trách nhiệm quản lý giáo
dục ĐH. Ngành giáo dục cần xác định rõ năng lực, tầm quản lý của Sở GD-ĐT
cũng như hành lang pháp lý, lộ trình thực hiện phân cấp quản lý.
Có thể tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra ở Sở GD-
ĐT, cùng với việc giám sát của giảng viên, sinh viên , sự hình thành các công cụ
pháp lý, và hỗ trợ của cơ quan quản lý T.Ư (thành lập Hội đồng hiệu trưởng, Hội


đồng trường ) sẽ tạo sự đồng bộ để quản lý quá trình đào tạo tốt hơn. Trong
tương lai, khi giáo dục ĐH chuyển sang giáo dục cho số đông, quy mô giáo dục
ĐH gia tăng nhanh, việc phân cấp bước đầu cho chính quyền địa phương tham gia
quản lý giáo dục ĐH cũng có thể xem là bước khởi đầu để chính quyền tham gia
ngày một chuyên nghiràng trước xã hội và Nhà nước. Việc tự chủ gắn với tự chịu
trách nhiệm chỉ có thể làm được khi Chính phủ và Bộ GD-ĐT ban hành đầy đủ các
quy chế, quy định chung liên quan đến các mặt hoạt động của nhà trường.
Các trường cần xây dựng kế hoạch dài hạn, đầu tư cho các khâu, các yếu tố đầu
vào của quá trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và chăm lo cho giảng viên để
có tác dụng rõ rệt nâng cao chất lượng đào tạo Có thể thực hiện "ba công khai"
là điều kiện cần thiết và tiên quyết để tăng quyền tự chủ cho các trường đại học và
thực hiện việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục ĐH có hiệu quả.
Bộ GD- ĐT cần xây dựng một "hành lang pháp lý" đủ rộng và hợp lý, gồm các
quy định, quy chế như điều kiện thành lập trường, mở ngành đào tạo; điều lệ
trường ĐH, CĐ; quy chế đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng; quy định về giáo trình;
quy chế quản lý chất lượng; quy chế quản lý khoa học; quyền hạn và trách nhiệm
của giảng viên; quy chế quản lý tài chính chủ yếu thuộc trách nhiệm của Bộ GD-
ĐT.
3.2.2. Thực hiện phân cấp trong quản lý chất lượng đào tạo đại học.

Cần phân cấp cho chính quyền địa phương một số nhiệm vụ quản lý giáo dục
đại học có thể xem là phù hợp với xu hướng cải cách hành chính giáo dục ĐH và
phù hợp với một trong các quy luật quản lý giáo dục.
Chính quyền địa phương chỉ thực hiện một số việc về quản lý giáo dục đại học
phù hợp với năng lực, thẩm quyền và cơ chế mệp hơn trong quản lý giáo dục ĐH
trên địa bàn và khi đó việc thực hiện quyền tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình của
trường ĐH mới hiện thực hóa và bền vững.
3.2.3. Sắp xếp lại mạng lưới các trường.
Bộ GD- ĐT cùng các ngành liên quan và các địa phương cần sắp xếp lại hệ thống
mạng lưới trường đại học trên cả nước sao cho phù hợp với ngành nghề đào tạo,
nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc sắp xếp mạng lưới các trường đại học không
nhằm thu hẹp sự phát triển, mà phải tạo được điều kiện để tiếp tục mở rộng quy


mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục đại học trong cả nước,
phục vụ tốt hơn cho việc đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài,
đào tạo cho đất nước một đội ngũ lao đông chất lượng cao. Xoá bỏ những bất hợp
lý đang tồn tại trong mạng lưới trường học: chuyên ngành đào tạo quá hẹp, tình
trạng khép kín, cục bộ trong hoạt động đào tạo giữa các trường, phân tán, trùng lặp
nhiệm vụ đào tạo trên một địa bàn. Tạo sự liên thông trong hệ thống, xây dựng
mối liên kết giữa các trường và các ngành để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo
viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Bộ GD- ĐT cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo chính quy và không
chính quy, các loại hình trường công lập, dân lập, bán công, gắn chặt quá trình đào
tạo với yêu cầu sử dụng lực lượng lao động xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo
và nghiên cứu khoa học với thực nghiệm trong sản xuất.
Thực hiện phân bố hợp lý mạng lưới trường theo ngành và lãnh thổ, trường đại
học và cao đẳng bố trí ở các thành phố và các vùng kinh tế lớn. Xây dựng các
trường đại học lớn đa ngành có trình độ cao về nghiên cứu khoa học và đào
tạo.Tiến hành khẩn trương, kiên quyết việc thực hiện tổ chức, sắp xếp lại mạng

lưới trường, nhưng chuẩn bị kỹ, có bước đi cụ thể, không gây xáo trộn lớn trong
toàn bộ hệ thống. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng những chính sách, chế
độ cụ thể về tổ chức và cán bộ của các trường, về tài chính, về chế độ quản lý của
Bộ và của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố đối với các trường,bảo đảm cho các
trường sau khi sắp xếp lại có điều kiện hoạt động tốt hơn trước.
3.2.4. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo đại học.
Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng đào tạo đại học nên được chú ý và
quan tâm của Bộ. Cần cử cán bộ quản lý có năng lực đi học ở nước ngoài để tiếp
thu những cách quản lý tiên tiến của các nước đó và áp dụng các phương pháp đo
có hiệu quả và phù hợp với nền ĐH trong nước, góp phần nâng cao việc quản lý
chất lượng đào tạo đại học hiện nay.
Cần đào tạo cho người cán bộ quản lý chất lượng đào tạo kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm để họ thực hiện tốt công việc của mình.Người cán bộ quản lý cần
phải nhìn thấy tương lai của giáo dục, thấy sự đổi mới trong ngành và phải có triết
lý về giáo dục, nhìn ra ngoài thế giới để biết sự phát triển của các nước tiên tiến.


Người cán bộ quản lý phải biết điều phối, kiểm tra, lập dự án… cho việc quản lý
chất lượng đào tạo trong các trường đại học.
Đổi mới tư duy là điều kiện tiên quyết, trong đó đổi mới quản lý là nhiệm vụ hàng
đầu trong bước đột phá của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam. Muốn phát triển giáo
dục ĐH VN, tất yếu phải củng cố và phát triển đội ngũ quản lý, với yêu cầu những
người này phải giàu năng lực tư duy đổi mới, giàu trí tuệ và khoa học; nếu không
chuẩn bị tốt đội ngũ quản lý thì các điều kiện và thành tố tiếp theo dẫu có được
chuẩn bị tốt và chu đáo đến đâu cũng không thể nào tạo ra một hệ thống giáo dục
tốt đẹp được.
3.2.5. Kiểm định chất lượng đào tạo đại học.
Bộ GD&ĐT đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học
theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường, xây dựng tiêu chuẩn và
hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng độc lập. Cần thực hiện việc hậu

kiểm việc mở trường, nâng cao chất lượng đào tạo, quy định rõ cơ quan chịu trách
nhiệm quản lý ngành Các quy trình, quy định về thành lập trường phải được thực
hiện nghiêm túc, cương quyết đình chỉ hoạt động, sáp nhập, giải thể đối với các
trường thành lập không thực hiện đúng cam kết.
Việc kiểm định và kiểm tra chất lượng đào tạo đại học đóng vai trò quan trọng
trong việc soát xét lai các quá trình đã thực hiện. Kiểm định chất lượng không
những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo đại học mà còn
mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đại học đã qua
kiểm định. Một trường đại học chỉ được công nhận đáp ứng được các yêu cầu và
tiêu chí của Hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các cán bộ đánh giá
giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục đại học. Quá trình
kiểm định cũng mang lại cho các trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân tích
đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.








KẾT LUẬN

Việc đào tạo đại học theo nhu cầu đã trở thành một xu hướng trong nền kinh tế thị
trường. Và ở nước ta hiện nay, việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc dạy học
tại các trường đào tạo đại học hiện nay đang được Bộ GD-ĐT cho phép các trường
tự hoạch định để nâng cao tính chủ động và nâng cao chất lượng đào tạo đại học
nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng trở thành đội ngũ lao động có
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
Có thể nói việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo đại học góp phần nâng cao

chất lượng dạy và học trong các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay. Việc nâng
cao chất lượng quản lý đào tạo đại học có nhiều phương pháp, trong đó cần thiết
thực hiện việc phân cấp trong quản lý, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào
tạo đại học có hiệu quả, các cấp, các ngành cần phải thực hiện đúng nhiệm vụ của
mình , tạo ra cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng
đào tạo đại học hiện nay cần thiết thực hiện việc sắp xếp lại mạng lưới các trường
cho phù hợp vừa dễ dàng quản lý, vừa tạo chất lượng cao cho hoạt động dạy và
học ở các trường. Thực hiện việc kiểm định và kiểm tra chất lượng đào tạo đại học
sẽ góp phần xem xét việc thực hiện trong công tác quản lý của các trường để có
biện pháp nâng cao chất lượng đại học.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GS.TS Nguyễn Đình Phan, Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức,
NXB Lao động xã hội, 2005.
2.GS.TS Nguyễn Đình Phan , slide quản trị chất lượng đào tạo đại học .
3. Thời báo kinh tế Việt Nam số 209, ngày 1/9/2009 và số 270 ngày 11/11/2009.
4. Tạp chí quản lý nhà nước số 162 tháng 7/2009 và số168, tháng 1/2010.
5. Tạp chí giáo dục số 209 kì 1-3/2009.

×