Tải bản đầy đủ (.pptx) (61 trang)

Sinh vật ngoại lai 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 61 trang )

TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG VẬT
NGOẠI LAI Ở VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện:
Hoàng Đức Nhật Anh
Lê Trung Hiếu
Phạm Bá Thân
Lê Quang Tuấn
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến, với hàng
nghìn kilomet đường biên giới. Tài nguyên đa dạng sinh
học phong phú, đa dạng về nguồn gen, thành phần loài và
các hệ sinh thái, nhưng lại kém bền vững do tác động của
nhiều yếu tố, trong đó có tác động xâm hại của sinh vật
ngoại lai.
Trong thời gian gần đây sinh vật ngoại lai xâm hại ngày
càng nhiều và đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới đa dạng
sinh học, các ngành kinh tế, đặc biệt là nông - lâm - ngư
nghiệp.
1. Vài nét khái quát
1. Vài nét khái quát
Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không
có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường
mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với
điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ
cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện
sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở
rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái
bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc
này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại.
1. Vài nét khái quát
Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào nước ta theo 2


hình thức:
+ Theo tự nhiên: như theo gió, dòng biển và bám theo các loài
di cư.
+ Do con người: Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải
và hoạt động thông thương, con người đã mang theo, một cách
vô tình hay hữu ý, các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác
thậm chí đến những vùng rất xa quê hương của chúng. Việc
kiểm soát sự du nhập của chúng là rất khó, đặc biệt là đối với
các trường hợp du nhập một cách vô thức. Các loài này có thể
trà trộn trong hàng hoá, sống trong nước dằn tàu, bám vào các
phương tiện vận tải như tàu thuyền và nhờ đó được mang đến
đến môi trường sống mới. Nhiều loài được du nhập một cách có
chủ ý cho các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do
không được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát và gây ra
nhiều tác hại nặng nề
2. Một số động vật ngoại lai xâm hại điển hình ở
Việt Nam
2.1. Ốc bưu vàng (Pomacea canaliculata) hoặc ốc quả táo vàng:
Ốc bươu vàng (danh pháp khoa học) Pomacea
canaliculata (Ampullariidae, Mesogastropoda)), là loại ốc bươu
thuộc họ Pilidae, lớp Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm
(Mollusca).
Nguồn gốc:
Vùng ôn đới Bắc Achentina tới lưu vực sông Amazon
Đặc điểm hình thái:
Ốc bưu vàng là loại ốc nước ngọt có kích thước lớn, có hình
dạng tương đối tròn, những cá thể được nuôi trang trí trong bể cá
thường có kích thước nhỏ hơn. Vỏ thông thường có màu nâu hoặc
xanh có dạng xoắn ốc. Một số giống nuôi ở hồ có thể có màu vàng.
Màu sắc cơ thể ốc bưu vàng thay đổi từ màu tối đến màu nhạt. Ốc

bưu vàng đẻ trứng thành từng ổ trên các giá thể cách mặt nước
khoảng 50cm. Ổ trứng ốc bưu vàng mới đẻ có màu đỏ hoặc hồng
đâm, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt. Ốc mới nở rơi xuống
nước, sau 2 ngày vỏ ốc cứng lại mới bò đi được.
Ốc non ăn tảo, mầm lúa, lá cây mềm
2. Một số động vật ngoại lai xâm hại điển hình ở
Việt Nam
2.1. Ốc bưu vàng (Pomacea canaliculata) hoặc ốc quả táo vàng
Biện pháp phòng ngừa:
- Thường xuyên tổ chức bắt ốc, phá ổ trứng trệt để, đều
khắp trên các ruộng
- Đặt cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng, nơi có nước để thu
các ổ trứng
- Đặt các lưới chắn ở các mương dẫn nước vào ruộng, ngăn
không cho ốc bưu di chuyển, lây lan theo dòng nước vào ruộng.
- Thả vịt vào ruộng trước khi gieo cấy hoặc sau khi thu
hoạch để ăn ốc.
- Đào rãnh xung quanh ruộng để ốc tập trung trong rảnh dể
dàng diệt.
- Dùng thuốc diệt ốc.
- Đặc điểm gây hại:
Ốc bươu vàng là loài ăn thực vật, phàm ăn, ăn rất khỏe. Thức ăn
chính của loài này là cây lúa non, các lá cây thủy sinh mềm,
chúng ăn bề mặt của lá tạo thành nhiều lỗ thủng chỉ bỏ lại phân
gân lá.
- Phân bố khắp 63 tỉnh/ thành phố ở Việt Nam.
2. Một số động vật ngoại lai xâm hại điển hình ở
Việt Nam
2.2. Ốc sên châu phi (Lissachatina (Achatina) fulica) hoặc ốc ma

Nguồn gốc: Tanzania ( châu Phi)
Đặc điểm hình thái:
Ốc sên Châu Phi có vỏ hẹp hình nón, từ đuôi đến đỉnh vỏ có
khoảng 7-9 vòng xoắn khi ốc trưởng thành. Vỏ thường có màu nâu
đỏ với sọc vàng hoặc không có sọc; màu sắc vỏ có thể biến đổi tùy
vào điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng, phổ biến là màu
cà phê sáng. Con trưởng thành có chiều dài vỏ lên đến 20cm, tuy
nhiên thường chỉ dài 5-10cm, cân nặng trung bình khoảng 32g
Ốc sên là loại ốc cạn, sinh sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, có
nhiệt độ và độ ẩm cao trong nhiều hệ sinh thái như đất nông
nghiệp, đất ven biển, rừng tự nhiên, rừng trồng, đất ven sông…
2. Một số động vật ngoại lai xâm hại điển hình ở
Việt Nam
2.2. Ốc sên châu phi (Lissachatina (Achatina) fulica) hoặc ốc ma
Ốc sên Châu Phi được xem là một trong những loài ốc cạn
gây hại nghiêm trọng cho cây trồng ở các cùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Với mật độ cao ốc sên có thể phá hoại thảm thực vật,
giảm năng suất cây trồng, và là tác nhân truyền bệnh cho cây
trồng
Biện pháp phòng ngừa: Sử dụng biện pháp thu bắt và diệt bằng
tay, trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng thuốc trừ nhuyễn
thể
Phân bố : rải rác khắp cả nước đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu
Long và rãi rác tại các tỉnh khác trong cả nước.
2. Một số động vật ngoại lai xâm hại điển hình ở
Việt Nam
2.3. Tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus ) hay tôm hùm
nước ngọt
Nguồn gốc: Papua New Guinea, Úc

Tác hại: tiêu diệt các loài động vật và thực vật trong các sông,
hồ và đầm lầy, tôm càng đỏ có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ
sinh thái và làm giảm những chức năng sinh thái quý giá. Nhiều
loài thực vật thủy sinh biến mất bởi sự phàm ăn của tôm càng đỏ.
Đồng thời, sự phàm ăn của tôm càng đỏ khiến lượng mồi của cá,
chim và nhiều loài động vật săn mồi khác giảm.

Đặc điểm :
Tôm càng đỏ là tôm nước ngọt. Thường sống ẩn nấp trong các
hang hốc, rể cây thủy sinh lớn; là loài động vật ăn tạp, thức ăn là
TV, ĐV, mùn bã hữu cơ, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau.
Tôm càng đỏ được ghi nhận là vật chủ của một số tác nhân gây
bệnh bao gồm: virut, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, kí sinh
trùng đa bào
Biện pháp phòng ngừa:
-Cấm nhập khẩu, nhân nuôi ở các thủy vực của Việt Nam
-Tuyên truyền vận động người dân không nuôi tôm càng đỏ
2.3. Tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus ) hay tôm hùm
nước ngọt
2. Một số động vật ngoại lai xâm hại điển hình ở
Việt Nam
2.4. Rùa tai đỏ (Trachemys scripta subsp. elegans) Rùa tai
đỏ hay còn gọi là rùa vạch đỏ - tên gọi này xuất phát từ hình dáng
bên ngoài: hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt, danh pháp khoa
học Trachemys scripta elegans. Đây là một loại động vật ăn tạp
hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật
thủy sinh khác
Nguồn gốc: RùataiđỏcóxuấtxứtừBắcMỹ,chúngsốngtại
thunglũngMississippi.Hiệnnayđượcnuôilàmcảnhphổbiếntrên

thếgiới,xuấthiệntạiViệtNamvàokhoảng10nămnay.
Đặc điểm sinh học:
Rùa tai đỏ mới sinh chỉ dài khoảng 2 cm khi trưởng thành khoảng
15 cm, chiều dài tối đa khoảng 25 cm (chiều dài này được tính
theo độ dài từ điểm đầu của mai đến điểm cuối của mai rùa).
Chúng có thể sống đến 60 - 70 năm.
2.5. Chuột Hamters (Chuột hải ly): chuột hải ly (Myocastor
coypus) là loài duy nhất thuộc họ Chuột hải ly (Myocastoridae),
thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia).
Nguồn gốc: Trung Quốc. Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam
trong những năm cuối thế kỷ XX với mục đích làm loài vật nuôi,
tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó cung cấp thịt để ăn, da
và lông để xuất khẩu, ruột để sản xuất chỉ tự tiêu.
Đặc điểm sinh học: là loài đa thực (phổ thức ăn rộng) cạnh
tranh thức ăn với các động vật địa phương, thành thục sau 4
tháng tuổi, mỗi lứa đẻ từ 4-11 con. Hang của chúng sâu 15 m,
rộng 0,7 m. Chúng còn mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao
da…
2.6. CÁ HỔ (Pygocentrus nattereri)
Tên tiếng Việt khác: Cá Cọp
Nguồn gốc: Sông Amazoon và các sông khác | Nam Mỹ.
Đặc điểm hình thái:
Cá hổ có hình tròn dẹp đầu to, thân dài từ 20 – 30 cm. Toàn
thân cá màu xám xanh, phần bụng có mảng lớn màu xanh lá
cây, vây rốn màu đỏ. Con đực thường có màu sắc sặc sở và kích
thước nhỏ, con cái màu nhạt và kích thước lớn hơn.
Cá hổ có cỡ lớn nhất 50 cm. Là loài cá dữ, ăn thịt và phàm ăn;
có 16 - 18 tia mềm vây lưng, 27 - 30 tia mềm vây hậu môn.

Răng phát triển, sắp xếp đặc biệt hai bên hàm giúp cá có thể ăn
liên tục và sử dụng nhiều loại thức ăn. Loài cá này răng khoẻ,
gây ra các vết cắn nghiêm trọng, thính giác rất phát triển, cá săn
mồi tích cực vào ban ngày.
2.7. Sâu róm thông: Loài sâu róm thông (Lymantria
dispar) thuộc họ Lasiocampidae .
Nguồn gốc: phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía nam Trung Quốc. Sâu
róm thông nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 cùng với việc
nhập nội và gieo trồng một số giống thông từ Trung Quốc như
thông đuôi ngựa.
Đặc điểm sinh học: Sâu róm trưởng thành có đặc điểm trên cánh
trước có một đốm lông màu trắng, gần mép cánh có 3 chấm đen tạo
hình số 3. Loài sâu róm này bay ngoài đường cứ có ánh đèn là tự
tìm đến, thời gian đậu nhiều nhất từ khoảng 19h tối hôm trước đến
4h sáng ngày hôm sau. Tuổi của sâu róm thông kéo dài 7 - 9 ngày.
Mỗi năm sâu sinh trưởng đẻ trứng từ 3 - 4 lứa, một lứa có khoảng
trên dưới 400 quả trứng, sau một tuần đẻ trứng là sâu tự chết.
Chúng phát triển trên những tán lá thông, bạch đàn, keo, sơn… và
ăn hết lá và cành cây non của những cây này. Ngoài ra chúng còn
tấn công con người gây dị ứng, mẩn đỏ ngứa ngáy toàn thân, nặng
thì phải nhập viện.
2.8. CÁ RÔ PHI ĐEN (Oreochromis mossambicus)
Tên tiếng Việt khác: Cá rô phi thường, cá rô phi cỏ, cá rô
phi sẻ.
- Nguồn gốc: Bờ biển thuộc các nước Mozambique, Lesotho,
Botswana, Swaziland, Zimbabwe và Malawi.
-Đặc điểm hình thái:
Toàn thân cá rô phi đen phủ vảy, lưng có màu xám tro hoặc xanh

đên hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Cá có
kích thước lớn nhất đạt 39 cm. Vây đuôi không có vạch sọc đen ;
độ dài cuống đuôi lớn hơn độ cao cuống đuôi; đầu trắng, cơ thể
đen. Vây ngực, vây lưng và vây đuôi có viền đỏ.
Đặc điểm sinh thái và tác hại:
- Cá rô phi đen có thể thích ứng được với độ mặn nhỏ
hơn 30‰, thường sống tầng đáy, vùng nước có độ oxy
hoàn tan thấp (1 mg/l).
- Cá rô đực xây tổ, cá cái để trứng thành từng đợt và ấp
trứng. Tuổi thành thục của cá từ 4-5 tháng tuổi, cá cái
có thể đẻ 16 lần/năm. Trung bình mỗi lần đẻ từ 1.000-
2.000 trứng. Sau thời gian sinh sản từ 2 - 3 tháng, cá
đực thường có kích thước trung bình có độ dài từ 7 -
13 cm, cá cái dài từ 6 - 10 cm.
- Cá rô phi đen được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại,
cạnh tranh hoặc/và ăn thịt các loài bản địa .
2.9. CÁ TRÊ PHI (Clarias gariepinus)
Tên tiếng Việt khác: Trê phi
Nguồn gốc: Trung Phi, một số nước vùng Trung Đông.
Đặc điểm hình thái:
Cá trê phi có hình dạng giống cá trê đen |Việt Nam nhưng
kích cỡ lớn hơn nhiều. Cá lớn tối đa dài 170 cm, nặng 60kg.
Số tia vây mềm lưng là 61 - 80. Sô tia vây mềm hậu môn là 45
- 65. ;vây lưng và vây hậu môn dài; Vây lưng không có gai
cứng. Phần trước của gai vây ngực có khía răng cưa. Đầu dẹp,
mấu xương chẩm nông và có dạng hình tam giác.
Đặc điểm sinh thái và tác hại:
Cá trê phi sống tầng đáy, chịu được nồng độ ôxi hoà tan trong
nước thấp và điều kiện khô hạn. Cá ăn tạp, thức ăn là cá con, động

vật không xương sống ở nước, thực vật thứ sinh.
Hiện nay, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá trê phi.
Loài cá này có thể lai tạp với các cá loài cá trê bản địa như cá trê
vàng, trê đen và gây ảnh hưở|ng đến nghề nuôi cá truyền thống,
xói mòn nguồn gen cá trê bản địa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×