Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Khiếp sợ vì SINH VẬT NGOẠI LAI hay vì ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 17 trang )

Sinh vật ngoại lai - mối lo toàn cầu
Những năm gần đây, hàng loạt sinh vật ngoại lai đã có mặt tại VN gây ra những thiệt
hại không nhỏ về kinh tế, môi trường và sức khỏe con người như cây mai dương, ốc
bươu vàng, chuột hamster... Mới đây là rùa tai đỏ và tôm hùm đỏ được các doanh
nghiệp thủy sản nhậu khẩu đã làm tăng mối lo ngại về nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh
thái khi các loài này thoát ra môi trường. Các sinh vật ngoại lai nguy hiểm có rất nhiều
con đường để xâm nhập vào nước ta. Việc đề cao cảnh giác và có biện pháp tiêu diệt,
ngăn chặn các sinh vật ngoại lai xâm nhập là vô cùng cần thiết. Lời cảnh báo đối với
các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và người dân về việc vô tình (hay cố ý) đưa
sinh vật ngoại lai gây hại vào nước ta.
Sinh vật ngoại lai xâm nhập có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh
nguồn thức ăn (động vật); ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên (thực vật)
của các loài bản địa do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc; cạnh tranh tiêu diệt
dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi để tiến tới tiêu diệt.
Năm 1935, loài cóc mía được nhập khẩu từ Hawaii vào Australia để tiêu diệt bọ cánh cứng hại
mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trở thành loài vật gây hại và là nỗi kinh hoàng của nước
Australia: Môi trường sống thích hợp giúp cóc mía phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo số
lượng ước tính của các nhà khoa học thì loài động vật này đạt số lượng 200 triệu con năm
2007 và chiếm lĩnh 75 % lãnh thổ Australia vào năm 2008.
Cóc mía có khả năng tàn phá hệ sinh thái nơi chúng cư trú rất cao. Một con cóc mía trưởng
thành có kích thước rất lớn (dài hơn 20 cm, nặng gần 1kg) và rất phàm ăn: Chúng ăn thịt tất
cả các loại sinh vật mà nó tìm được. Ngoài ra, chúng còn cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản với
các loài động vật lưỡng cư bản địa, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Chính quyền các
bang ở Australia bị cóc mía tàn phá đã phải tuyên chiến với loài động vật này và bang
Queensland đã tuyên bố sẽ trao giải thưởng cả triệu USD cho nhà khoa học nào tìm ra chất
độc để tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của cóc mía.
Cóc mía là "nỗi kinh hoàng" của Australia.
Gấu trúc Bắc Mỹ được du nhập vào Đức năm 1934 với mục đích nuôi lấy lông. Trong thời kỳ
chiến tranh thế giới thứ hai, loài động vật này đã thoát ra môi trường tự nhiên và phát triển
nhất nhanh. Gấu trúc Bắc Mỹ có thể sống được ở mọi nơi: trong rừng, nông trại, ngoại ô, ... Là
loài động vật ăn tạp nên từ ếch nhái, cá, chuột, chim, hay các loại quả, hạt cây thậm chí là một


số loài rắn đều là nguồn thức ăn của chúng. Xâm nhập vào Đức, gấu trúc sống cả ở các thành
phố, thị trấn. Chúng ăn đồ ăn trong thùng rác, ngủ trong ống khói, cống rãnh hay chiếm cứ
garage ô tô, gác mái nhà. Một khi đã bị gấu trúc chiếm giữ thì việc đuổi chúng đi là một điều rất
khó khăn.
Gấu trúc Bắc Mỹ làm ảnh hưởng rất
nhiều đến đời sống người dân Đức
Cá trê trắng là kẻ thù của nhiều
loài cá bản địa vùng Floria.
Cá trê trắng (tên khoa học: Clarias batrachus), là loài cá có nguồn gốc ở Đông Á, trong đó có
Việt Nam. Chúng được nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm. Năm 1960, chúng du nhập vào
Florida và nhanh chóng thích nghi, phát triển một cách mạnh mẽ. Cá trê trắng chính là kẻ thù
của rất nhiều loại cá bản địa vùng Florida. Đặc biệt vào mùa khô, khi chúng bị dồn tập trung lại
trong 1 số các ao hồ thì chúng có khả năng ăn thịt các loài cá bản địa.
200 loài cá bản địa vùng hồ
Victoria đã bị tuyệt chủng bởi
loài cá vược sông Nile.
Năm 1954, cá vược sông Nile được du nhập vào vùng hồ Victoria (hồ nước ngọt lớn
nhất châu Phi, thứ nhì thế giới nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda,
Kenya và Tanzania, có diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km). Cá vược sông Nile cạnh
tranh nguồn thức ăn với các loài cá khác trong hồ Victoria, hạn chế sự phát triển của
chúng. Ngoài ra, loài cá này cũng ăn thịt các loài cá khác. Sự xuất hiện của cá vược
sông Nile trong môi trường hồ Victoria đã khiến có 200 loài cá bản địa biến mất.
Xuất xứ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam từ năm 1995, OBV
đã trở thành dịch hại lúa và khó phòng trừ nhất ở nước ta.
Chúng sống ở nhiều nơi có nước như ao, đầm lầy, đầm sen,
kênh mương nước, ruộng lúa; nhờ hệ thống hô hấp đặc biệt:
vừa thở được bằng mang dưới nước, vừa thở được bằng
phổi trong không khí, nên chúng chịu đựng được điều kiện
khắc nghiệt như ô nhiễm, tù đọng thiếu ôxy.
OBV di chuyển rất dễ dàng và nhanh chóng qua con đường

nước (sông, kênh mương, nước ngập tràn). Đến năm 1998,
57/64 tỉnh thành và 309/534 huyện trong cả nước đã bị
nhiễm OBV; 109 nghìn ha lúa; 3,5 nghìn ha rau muống;
15km2 mặt nước ao hồ, 4 km2 sông rạch đã bị nhiễm OBV.
OBV được xác định là loài sinh vật ngoại lai và Chính phủ ta
xác định như là dịch hại cây trồng nguy hiểm (đối tượng kiểm
dịch nhóm II). Trung bình mỗi năm, OBV “ăn” hết hơn
200.000ha lúa. Ngoài lúa, OBV còn hại tảo, rau muống, khoai
sọ, trứng và được ví như máy nghiền vì có thể ăn liên tục
trong 24 giờ. Đặc biệt, gần đây chúng còn gặm vỏ cây tràm
mới trồng, gây chết cây ở vùng Đồng Tháp Mười.
Trứng ốc bươu vàng

×