Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Hoàn thiện hạch toán vốn bằng tiền và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.72 KB, 73 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Hàng hải đang dần
chiếm vị trí quan trọng và ngày càng được củng cố.
Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính của các
đơn vị cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Với sự phát triển của nền
kinh tế thì công cụ kinh tế này dần được cải thiện và phát triển phù hợp đáp ứng
được nhu cầu của từng giai đoạn. Bên cạnh đó công tác kế toán của doanh nghiệp
chia làm nhiều khâu, nhiều phần hành có mối quan hệ gắn bó tạo thành một hệ
thống. Trong đó phần hành kế toán vốn bằng tiền là phần hành quan trọng vì vốn
bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ, vốn
bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp. Với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay quy mô và kết cấu
của vốn bằng tiền vô cùng phức tạp, việc sử dụng và quản lý chúng có ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thực tế thời gian qua ở nước ta cho thấy các doanh nghiệp việc sử dụng vốn chưa
thực sự hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm năng sử dụng vốn nói chung và vốn
bằng tiền nói riêng.
Trên cơ sở đó qua thời gian thực tập tại cơ sỏ thực tập em chọn dề tài “Hoàn thiện
hạch toán vốn bằng tiền và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam”
Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương chính:
Chương I: Khái quát chung về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Chương II: Thực trạng tổ chức hạch toán vốn bằng tiền tại Cơ quanTổng công ty
Hàng hải Việt Nam.
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền tại Cơ quan Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hưỡng dẫn TS
Nguyễn Thanh Quý và cán bộ nhân viên tại cơ quan thực tập đã giúp đỡ em hoàn


thành bài chuyên đề này.
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
CHƯƠNGI. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI
VIỆT NAM.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập căn cứ theo Quyết định
số 250/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại một
số doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt
Nam và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Hoạt động theo Điều lệ về tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định
số 79/CP ngày 22/11/1995.
Tên gọi đầy đủ là:Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh:VIETNAM NATIONAL SHIPPING
LINES
Tên viết tắt bằng tiếng anh:VINALINES.
Địa chỉ trụ sở chính:Số 1 Đào Duy Anh, quận Đống Đa,thành phố Hà Nội( Toà
nhà Ocean Park).
- Điện thoại:(84-4) 5770825-29
- Fax: (84-4) 5770850.
- Email:
- Website: http: //www.VINALLINES.com.vn.
- Logo của VINALLINES.
Tại thời điểm thành lập :
Về tổ chức: gồm 22 doanh nghiệp Nhà nước, 02 công ty cổ phần, 09 liên doanh
với nước ngoài
Về nguồn vốn kinh doanh: 1.469 tỷ VND
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Về đội tàu: 49 chiếc, tổng trọng tải 396.696 DWT;

Về sản lượng (năm 1995): Vận tải: 4 triệu tấn; Bốc xếp: 12,3 triệu tấn
Về năng suất bình quân đội tàu: 10,3 tấn/DWT
Về năng suất khai thác cầu bến: 1.788 tấn/m cầu -năm
Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2007 ta có số liệu tổng quan hoạt động của
tổng công ty như sau:
Tổng sản lượng vận tải biển đạt sấp xỉ 24,9 triệu tấn và 75,12 tỷkm.
Tổng sản lượng hàng thông qua cảng đạt 45,2 triệu tấn
Tổng doanh thu đạt gần 14,7 tỷ đồng,tổng lợi nhuận ước đạt trên 800 tỷ đồng
.Nộp ngân sách tăng đáng kể nhiều nhất từ trước đến nay đạt 777 tỷ đồng tăng 40
% so với năm ngoái.
Tại cơ quan Tổng công ty là cơ quan đầu não có tình hình kinh doanh khá khả
quan như sau:
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 và Bảng cân đối kế toán năm
2007 tại Văn phòng Tổng công ty có: Đơn vị 1000 đồng.
Lợi nhuận sau thuế 100.502.401
Tổng chi phí ước tính 952.871.050
Tổng tài sản ước tính 990.770.342
Trong đó Tổng tài sản ngắn hạn 415.515.403, Tiền và các khoản tương đương
tiền 290801246.Tổng tài sản dài hạn 575.254.939.
Và Nợ ngắn hạn 125567238, Nợ dài hạn 313.486.183, Tổng nguồn vốn chủ sở
hữu 551.716.921.
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh
doanh của Cơ quan tổng công ty qua một vài năm gần đây.
Sơ dồ 1: Chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh
của cơ quan tổng công ty.
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm

2005
Năm2006 Năm 2007
1 2 3 4 5
1.Cơ cấu tài sản và cơ cấu
nguồn vốn
1.1cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng tài
sản
Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
Tài sản cố định/Tổng tài sản
1.2.Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng
nguồn vốn
2.Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện
hành
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nợ dài
hạn
3.Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài
sản
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi
phí
%
%
%
%
lần

%
44
56
34,4
64,7
2,83
0,746
2.32
11,6
7,47
8,12
37,51
62,49
37,5
52,66
2,11
0,672
1.67
16,05
8,45
9,02
41,94
58,06
35,68
55,63
2,27
0,7
1,83
17,3
9,62

10,144
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của các năm đều cao, hiệu quả sử dụng vốn lớn,
khả năng quay vòng vốn nhanh và năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước.
1.1. Đặc điểm hoạt động của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam.
1.1.1. Nhiệm vụ,chức năng chủ yếu của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam
• Kinh doanh vận tải biển;
• Khai thác cảng, sửa chữa tàu biển, đại lý môi giới, cung ứng dịch vụ hàng
hải;
• Xuất nhập khẩu phương tiện, vật tư, thiết bị chuyên ngành hàng hải, cung
ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong nước và ngoài nước;
• Kinh doanh vận tải đường thuỷ, đường bộ;
• Sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp
chuyên ngành; phá dỡ phương tiện vận tải, bốc xếp cũ;
• Xây dựng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện các công trình chuyên ngành;
• Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;
• Dịch vụ vui chơi, giải trí;
• Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, kinh doanh cửa hàng miễn
thuế, cung ứng tàu biển;
• Nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho ngành;
• Gia công chế biến hàng xuất khẩu;
• Các hoạt động phụ trợ cho vận tải;
• Kinh doanh kho ngoại quan, thông tin chuyên ngành;
• Kinh doanh dịch vụ du lịch;
• Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương
mại);
• Vận tải đa phương thức;
• Đại lý giao nhận, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chất đốt;
6

Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
• Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô;
• Tổ chức nạo vét lòng sông, lòng hồ theo hợp đồng;
• Dịch vụ lai dắt tàu sông, tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thuỷ;
1.1.2 Nhiệm vụ của Văn phòng tổng công ty.
Văn phòng Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ điều phối hoạt động của toàn
bộ các doanh nghiệp thành viên. Đây là nơi tập trung bộ máy quản lý, lãnh đạo
cấp cao. Các doanh nghiệp thành viên hoạt động dựa theo chỉ đạo từ văn phòng
Tổng công ty và thừa lệnh cấp trên thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các doanh nghiệp thành viên và bộ phận của Tổng công ty báo cáo hoạt động
định kỳ để có thể điều phối hoạt động sao cho có hiệu quả.
1.2..Hoạt động của đội tàu biển Việt Nam.
Do nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế,ngày 1/7/1970 Bộ GTVT
quyết định thành lập Công ty vận tải biển Việt Nam-đơn vị vận tải mang tầm
chính quy đầu tiên trên cơ sở hợp nhât các đội tàu với 217 phương tiện tổng trọng
tải 34000 DWT đa số trọng tải 50-100 tấn.
+Giai đoạn từ 1976-1985:Ngoài vận tải lẻ chịu sự chỉ đạo sát sao của cấp trên và
sự can thiệp trực tiếp của nhà nước trong những chiến dịch vận chuyển lương
thực, thực phẩm từ nước ngoài về,các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, máy
móc thiết bị, phân bón.Tháng 3/1975 công ty vận tải ven biển (Vietcoship)
chuyên vận chuyển tuyến ngắn trong nước lực lượng tàu có trọng tải1000-9580
DWT gồm 8 chiếc được giữ lại chuyên vận chuyển tuyến nước ngoài phục vụ
xuất nhập khẩu.Từ đây Việt Nam bắt đầu tham gia vào các quan hệ quốc tế liên
quan đến lĩnh vực Hàng hải.Từ năm 1978-1980 Cục Đường biển Việt Nam đặt
đóng mới tại Anh 4 tàu –SD 14 trọng tải 15120 DWT là tàu thiết kế hiện đại lúc
bấy giờ.
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
+Giai đoạn 1986-1995:Trong 10 năm 1985-1995 mô hình quản lý ngành đường
biển thay đổi liên tục từ Cục Đường biển Việt Nam chuyển sang Tổng cục Đường

biển, sau đó lại đổi thành Liên hiệp Hàng hải Việt nam và tiếp đó là Cục Hàng hải
Việt Nam.Xu hướng container hoá trong vận tải biển phát triển ngày càng mạnh
mẽ. Sự ra đời của liên doanh vận tải Việt-Pháp(GEMARTRANS) năm 1988 là sự
khởi đầu của Việt Nam tham gia vào Phương thức vận chuyển tiên tiến trên thế
giới.
+Từ năm 1996 đến nay:Tổ chức ngành Đường biển có những thay đổi quan trọng
đánh dấu một bước tiến bộ trong tư duy đổi mới quản lý ở cấp vĩ mô. Cục Hàng
hải tách ra thành 3 tổ chức độc lập mang tính chuyên môn theo từng lĩnh vực:
+ Cục Hàng hải Việt Nam với chức năng quản lý nhà nước.
+ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với chức năng kinh doanh, tập trung
phát triển đội tàu, hệ thống cảng biển và các dịch vụ hàng hải.
+ Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chức năng xửa chữa đóng
mới tàu thuỷ và các dịch vụ công nghiệp khác liên quan.
Hoạt động của đội tàu biển từ khi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được
thành lập nhìn chung có nhiều biến động. Tổng công ty tập trung phát triển các
loại tàu chuyên dụng như tàu chở hàng rời, tàu chở dầu thô dầu sản phẩm,
container.
Năm 1996 đầu tư 2 tàu container đầu tiên: Văn Lang, Hồng Bàng cỡ 426 TEU.
Năm 1997 mua tàu roro - container Diên Hồng sức chở 290 TEU hoặc 215 xe.
Năm 1999 mua tàu Phong Châu (1088 TEU), tàu container đầu tiên của Việt Nam
có sức chứa trên 1000TEU.
Năm 2000 đầu tư thêm 3 tàu container: Phú Xuân (1.113 TEU), Văn Phong (555
TEU) và Kedah (1.020 TEU)
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Năm 2003 nhận thêm 7 tàu với tổng trọng tải 103.121 DWT; Bán 6 tàu với tổng
trọng tải 51.429 DWT.
Năm 2004 nhận thêm 8 tàu với tổng trọng tải 79.141 DWT; Bán 1 tàu với tổng
trọng tải 5.494 DWT.
Tính từ năm 1995 đến năm 2006 tổng số tàu các loại được đầu tư phát triển theo

triển khai chương trình đóng mới 32 tàu tại các Nhà máy đóng tàu trong nước với
tổng trọng tải 403.260 DWT, tổng số vốn đầu tư là 6.340 tỷ đồng trong đó có
4.236 tỷ đồng vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các doanh nghiệp đã mua 43
tàu với tổng trọng tải 531.786 DWT, tổng vốn đầu tư 245 triệu USD, tương
đương 3.700 tỷ đồng
Trọng tải đội tàu tăng từ 845.000 DWT năm 2000 lên 1,2 triệu DWT năm 2005;
tuổi tàu trung bình giảm từ 18,5 tuổi năm 2000 xuống còn 17,5 tuổi năm 2005.
Năm 2006 mua và đưa vào khai thác 03 tàu với tổng trọng tải 82.977 DWT và
tổng mức đầu tư là 1.473 tỷ đồng. Đồng thời cũng bán 04 tàu khai thác không
hiệu quả với tổng trọng tải là 88.654 DWT. Nhận bàn giao 04 tàu do Vinashin
đóng với tổng trọng tải 44.000 DWT gồm 01 tàu 6.500 DWT và 03 tàu 12.500
DWT.
Năm 2007 sau khi Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vướng mắc của Nghị định
49/2006/NĐ-CP tổng công ty đã đầu tư mua được 30 tàu tổng trọng tải 752814
DWT với tổng mức đầu tư khoảng 630 triệu USD trong đó có 5 tàu container,4
tàu chở dầu sản phẩm,21 tàu chở hàng khô.Ngoài ra tổng công ty tiếp nhận đưa
vào khai thác có hiệu quả 4 tàu đóng mới tại công ty đóng tàu Bạch Đằng với
tổng trọng tải 90000 DWT. trọng tải tàu đầu tư trong năm 2007 gần bằng tổng
trọng tải trong suốt mười năm vừa qua. Tính đến 31/12/2007 toàn tổng công ty
bao gồm 134 chiếc tàu với tổng trọng tải 2,1 triệu DWT. Trong đó cơ cấu gồm
113 chiếc tàu hàng khô, 8 chiếc tàu chở dầu, 13 chiếc tàu container.
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
1.3. Hoạt động của cảng biển.
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành lập từ năm 1996 như một tổng
công ty 91 trong công nghiệp hàng hải.Cho đến nay các cảng do VINALINES
quản lý gồm 5 cảng (Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ )
.Năm 1996 cảng Quảng Ninh trở thành doanh nghiệp thành viên, cảng Sài Gòn
được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động. Tính đến thời điểm hiện tại các
cảng lớn đã có những trang thiết bị hiện đại cho xếp dỡ hàng hoá.Trong năm 2007

đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển trọng điểm như tập trung triển khai dự án cảng
container vận tải tại Bến Đ- Sao Mai,dự án liên doanh khai thác bến 2, 3, 4 cảng
Cái Lân(Quảng Ninh), dự án đầu tư cảng Đình Vũ(Hải Phòng), ngoài ra chuẩn bị
tiến hành khởi công xây dựng dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong-
Khánh Hoà.
1.4. Hoạt động dịch vụ hàng hải.
Các loại hình doanh nghiệp dịch vụ hàng hải phát triển nhanh đa dạng về
chủng loại với nhiều doanh nghiệp như:Dịch vụ đại lý tàu biển, doanh nghiệp vận
tải đường biển,dịch vụ lai dắt tàu song tàu biển, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động
đường thuỷ…
Các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải có trụ sở và các chi nhánh nằm giải rác
trong phạm vi cả nước: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sài Gòn,Vũng
Tàu,Nha Trang,Quy Nhơn, Đồng Nai…
Tổng công ty đã tập trung nâng cao năng lực và sắp xếp tổ chức tốt các
doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải,giao nhận hàng hoá, nhất là về mặt nghiệp vụ
kinh doanh quốc tế để tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước và mở rộng thị
trường nước ngoài. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ với úng
dụng công nghệ mới đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty.
2.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức của văn phòng Tổng công ty.(Một số ban điển
hình)
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty
Hàng Hải Việt Nam và phù hợp với phương pháp quản lý, điều hành thì Tổng
công ty đã xây dựng bộ máy quản lý sao cho phù hợp.
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý của Văn phòng Tổng công ty
11
Chủ tịch Hội đồng
quản trị

Phó tổng giám đốc
Ban
kinh
doanh
đối
ngoại
Tổng giám đốc
Ban kế
hoạch
đầu tư
Ban tổ
chức
tiền
lương
Ban tài
chính
kế toán
Ban
thanh
tra
Ban
pháp
chê
Ban
đóng
mới tàu
biển
Văn
phòng
tổng

công ty
Ban
kiểm
toán
nội bộ
Ban
quản lý
các DN
có vốn
góp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
2.2.Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của VINALINES gồm: Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ
máy giúp việc.
+Hội đồng quản trị : Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại
VINALINES,có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của VINALINES.Hội đồng quản trị nhận,
quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do
chủ sở hữu nhà nước đầu tư. Quyết định chiến lược kế hoạch dài hạn, kế hoạch
kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh …Quyết đinh hoặc phân cấp, uỷ
quyền cho Tổng giám đốc quyết định các dự án, đầu tư, góp vốn, mua cổ phần
của các công ty khác, các phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh…
+ Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập có nhiệm vụ kiểm tra giám sát
tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong việc ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành
Điều lệ quy chế quản lý tài chính VINALINES, thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng
quản trị giao, báo cáo lại và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp
luật.
+ Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày

của VINALINES theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ của VINALINES
và các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
+ VINALINES có 5 Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng
quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,
khen thưởng kỷ luật, quyết định mức lương.
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành VINALINES theo phân
công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
+ Kế toán trưởng cũng do Tổng giám đốc đề nghị để Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,khen thưởng kỷ
luật,quyết định mức lương. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công
tác kế toán của VINALINES, đề xuất các giải pháp và điều kiện tạo nguồn vốn
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển VINALINES; giúp Tổng
giám đốc giám sát tài chính và phát huy các nguồn lực tài chính tại VINALINES
theo pháp luật về tài chính, kế toán, có các quyền hạn, nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật.
+ Bộ máy giúp việc gồm văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ của
VINALINES có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị , Tổng giám
đốc trong quản lý, điều hành công việc. Chức năng nhiệm vụ của văn phòng, các
ban chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại quyết định thành lập, quyết định
giao nhiệm vụ của Hội đồng quản trị hoặc của Tổng giám đốc.
Các phòng ban bao gồm:
• Ban kinh doanh đối ngoại.
• Ban kế hoạch đầu tư.
• Ban tổ chức tiền lương.
• Ban tài chính kế toán.

• Ban thanh tra.
• Trung tâm nghiên cứu, lực lượng phát triển.
• Văn phòng tổng công ty.
• Ban thi đua tuyên truyền khen thưởng.
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
• Ban quản lý các doanh nghiệp có vốn góp.
• Ban kiểm toán nội bộ.
• Ban pháp chế.
• PMU Marina
• Ban khoa học kỹ thuật.
• Ban đóng mới tàu biển.
+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc:
Công ty xuất khẩu lao động hàng hải.
Công ty tư vấn hàng hải.
Công ty vận tải biển VINALINES.
Công ty Hàng hải VINALINES Nha Trang
Công ty Hàng hải VINALINES Cần Thơ
Công ty Hàng hải VINALINES Hải Phòng
Công ty Hàng hải VINALINES Sài gòn
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại văn phòng tổng công ty Hàng Hải
Việt Nam.
3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy
Để phù hợp với hoạt động quản lý tại văn phòng Tổng công ty thì bộ máy kế
toán được tổ chức khái quát qua sơ đồ sau.
Sơ đồ3: Bộ máy kế toán tại Văn phòng Tổng công ty.
3.2.Chức năng, nhiệm vụ
Do đặc điểm hoạt động của của tổng công ty Hàng Hải Việt Nam mô hình

công ty mẹ- công ty con, nên bộ máy quản lý tập trung Văn phòng tổng công ty
15
Phòng
Kế toán
Phòng
Tài chính
Phó ban TC_KT
Trưởng ban TC_KT
Kế
toán
tiền
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
XD
CB
Thủ
quỹ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD

thực hiện giám sát mọi hoạt động của đơn vị thành viên, điều hành chỉ đạo hoạt
động từ cấp trên.Văn phòng tổng công ty thực hiện quản lý tập trung hoạt động ở
văn phòng tổng công ty và các đơn vị thành viên, đồng thời chịu trách nhiêm báo
cáo hoạt động lên Bộ ban ngành.
Bộ máy kế toán tại văn phòng tổng công ty mỗi người phụ trách các công
việc khác nhau, là bộ phận giám sát toàn bộ hoạt động của tổng công ty, tham
mưu cho cấp trên mọi lĩnh vực về hoạt động tài chính cung cấp thông tin tài chính
cho các đối tượng có liên quan. Đồng thời thực hiện các công việc theo điều lệ
của kế toán và quy định của Nhà nước.
Kế toán tại Văn phòng tổng công ty thực hiện hạch toán theo dõi tình hình
hoạt động của Cơ quan văn phòng tổng công ty, đồng thời hạch toán kế toán kết
quả hoạt động của các đơn vị thành viên để phục vụ cho lập báo cáo kế toán. Để
thực hiện công tác kế toán một cách hiệu quả, bộ phận kế toán tài chính theo dõi
mảng tài chính chung. Ban kế toán tiền lương tổ chức theo dõi chi tiết tình hình
tính lương, các khoản phụ cấp theo lương, tình hình thanh toán với toàn bộ cán bộ
công nhân viên thuộc Cơ quan văn phòng tổng công ty.
Tổng công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tổ
chức bộ máy kế toán tập trung tức kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán
viên thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Trong ban có hai bộ phận riêng:Bộ
phận kế toán và bộ phận tài chính.
Bộ phận kế toán hạch toán kế toán văn phòng, Tổng công ty và các đơn vị
hạch toán phụ thuộc.
Bộ phận tài chính quản lý tài chính các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty
và các doanh nghiệp thành viên.
Các nhân viên phải chịu trách nhiệm trực tiếp về số liệu do mình phụ trách,
đồng thời phải có trách nhiệm giải quyết các công việc còn dở dang do người
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
trước đó bàn giao lại và có trách nhiệm bàn giao lại đầy đủ các tài liệu liên quan
cho người tiếp nhận bàn giao. Từng cá nhân phải chịu trách nhiệm bảo quản

chứng từ sổ sách có liên quan đến công việc của mình trong thời kỳ chưa đưa vào
lưu trữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu khi trình lãnh đạo ký
duyệt.
1 trưởng ban kế toán tài chính: là người phụ trách công việc chung của cả ban,
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, giám sát, đôn đốc bộ phận chấp
hành các quy định chế độ kế toán Nhà nước một cách cập nhật nhất. Trưởng ban
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của Tổng
công ty.
1 phó ban kế toán tài chính: Giúp đỡ trưởng ban thực hiện giám sát, giao công
việc và kiểm tra việc thực hiên. Đồng thời tổng hợp báo cáo tài chính của tổng
công ty khi các doanh nghiệp thành viên cung cấp tài liệu liên quan như Báo cáo
tài chính của từng doanh nghiệp.
1 kế toán tiền mặt theo dõi tình hình tăng giảm tiền tại quỹ, điều chỉnh để đảm
bảo đủ lượng tiền chi dùng cho doanh nghiệp.
2 kế toán công nợ theo dõi tình hình thanh toán công nợ của Tổng công ty với
người bán, với khách hàng và thanh toán nội bộ với các doanh nghiệp thành viên.
2 kế toán xây dựng cơ bản : thực hiện công tác tài chính trong đầu tư xây dựng,
theo dõi cấp phát vốn các công trình, các hạng mục công trình, thực hiện hạch
toán kế toán trong đầu tư xây dựng.
1 kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán ở giai đoạn cuối cùng
là tổng hợp và lập báo cáo kế toán ở kỳ, quý, năm.
3 kế toán ngân hàng :thực hiện chức năng giao dịch với ngân hàng cùng các bộ
phận khác liên quan lập chứng từ thanh toán gửi ra ngân hàng đôn đốc việc thanh
toán của ngân hàng. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên,
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
thực hiện chuyển các uỷ nhiêm thu, chi điều chỉnh lượng tiền giữa các ngân hàng
nhằm đảm bảo cho chi dùng của Tổng công ty, và thực hiện hạch toán các nghiệp
vụ liên quan.
1 thủ quỹ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt, thu -chi

tiền khi có phiếu thu, phiếu chi. Mở sổ theo dõi các chứng từ phát sinh hàng ngày.
Cuối mỗi tháng thủ quỹ lập Báo cáo quỹ để đối chiếu; kiểm tra với kế toán tổng
hợp.
3.3.Chính sách kế toán.
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam có bộ máy kế toán áp dụng chế độ kế
toán theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20-3-2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính thay thế cho quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành 01/11/ 1995
Năm tài chính của VINALINES bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 dương lịch và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch cùng năm.
Trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm và 45 ngày sau khi kết thúc quý Tổng
giám đốc phải trình Hội đồng quản trị báo cáo tài chính trong kỳ báo cáo và báo
cáo hợp nhất của tổ hợp công ty mẹ-công ty con.
VINALINES thực hiện công khai tình hình tài chính theo quy chế dân chủ ở cơ
sở và quy định của Nhà nước.
Do đặc điểm khác biệt của hoạt động kinh doanh đã ảnh hưởng đến công
tác kế toán làm công tác kế toán có những nét đặc trưng riêng.
Thị trường vận tải đường biển mang tính chất toàn cầu do vậy hoat động
thu tiền từ cung ứng dịch vụ thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng tại 13 ngân
hàng cả trong và ngoài nước nằm giải rác tại các đơn vị văn phòng chi nhánh và
giao dịch chủ yếu diễn ra tại 4 ngân hàng chính. Đồng thời để mở rộng quan hệ
quốc tế và chính sách mở rộng thị trường ra thế giới nên tổng công ty sử dụng
lượng lớn đồng ngoại tệ khác nhau như: USD, đồng EURO, nhân dân tệ, JPY…
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm:
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có
thời hạn thu hồi hoạc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua dễ dàng chuyển
thành 1 lượng tiền, cũng như không có nhiều rủi ro trong vịêc chuyển đổi.
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán
(đồng Việt Nam) được quy đổi theo tỷ giá phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuói

năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình
quân lien ngân hàng được ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày kết thúc
niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại sử dụng các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào
doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Do kinh doanh vận tải biển nên giá trị tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tài sản nên việc theo dõi khấu hao phân bổ khấu hao thường xuyên
và tính khấu hao theo phương thức khấu hao theo đường thẳng.
Đối với Bất động sản đầu tư bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà , cơ sơ hạ
tầng thuộc sở hữu của cơ quan Tổng công ty bỏ ra nhằm mục đích thu lời từ việc
cho thuê. Nguyên giá của bất động sản đầu tư là toàn bộ các phí mà cơ quan Tổng
công ty phải bỏ ra nhằm có được bất động sản đầu tư đến thời điểm xây dựng
hoàn thành. Chi phí liên quan Bất động sản đầu tư phát sinh sau ghi nhận ban đầu
được ghi nhận là chi phí trong kỳ, trừ khi là chi phí này có khả năng chắc chắn
làm cho Bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức
hoạt động được đánh giá ban đầu thì ghi tăng nguyên giá. Phương pháp khấu hao
Bất động sản đầu tư là khấu hao trước theo phương pháp đường thẳng dựa vào
thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại quyết định 206/2003/QĐ-
BTC ban hành ngày 12/12/2003.
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Tổng công ty đánh giá hàng tồn kho theo giá gốc và hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Đối với ghi nhận doanh thu: Doanh thu cho thuê tàu được ghi nhận theo kỳ quyết
toán quyết định trên hoá đơn thuê tàu căn cứ vào Báo cáo quyết toán tình hình sử
dụng tàu. Doanh thu vận tải nội địa đường biển ghi nhận khi tàu rời cảng căn cứ
vào thoả thuận lưu kho, giấy gửi hàng. Doanh thu vận tải nội địa đường bộ ghi
nhận hàng tháng căn cứ vào Biên bản đối chiếu xác nhận khối lượng vận chuyển
đối với khách hàng. Doanh thu dịch vụ tư vấn môi giới được ghi nhận khi dich vụ
hoàn thành được chấp nhận thanh toán. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi

nhận khi dịch vụ đã hoàn thành được chấp nhận thanh toán và ước tính được chi
phí tương ứng.
*Tài khoản sử dụng:
Theo hệ thống tài khoản theo quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20-3-2006
của Bộ trưởng Bộ tài chính và được chi tiết theo từng đối tượng phát sinh nghiệp
vụ. Hệ thống tài khoản áp dụng hiện nay được chi tiết như sau:
TK 128-Đầu tư ngắn hạn
TK 1281-Đầu tư ngắn hạn-Tiền gửi có kỳ hạn.
Tk1282-Đầu tư ngắn hạn-Cho vay.
TK 411-Nguồn vốn kinh doanh
TK 41111-Nguồn vốn kinh doanh- Ngân sách
TK 41112-Nguồn vốn kinh doanh-Tự bổ sung.
TK 41113-Nguồn vốn kinh doanh-Vốn góp/ Huy động
TK 414-Quỹ đầu tư phát triển.
TK 4141-Quỹ đầu tư phát triển.-Quỹ đầu tư phát triển
TK 4142-Quỹ đầu tư phát triển-Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo.
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
TK 4144-Quỹ đầu tư phát triển-TSCĐ hình thành từ quỹ nghiên cứu khoa
học.
TK 4212-Lãi chưa phân phối năm nay
TK 421235-Lãi chưa phân phối năm nay-Cho thuê lao động
TK 421237-Lãi chưa phân phối năm nay-Kinh doanh khách sạn, cho thuê
văn phòng.
TK 421241-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động đầu tư chứng khoán.
TK 421242-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động góp vốn liên doanh.
TK 421243-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động cho vay vốn
TK 421246-Lãi chưa phân phối năm nay-Chênh lệch tỷ giá
TK 421247-Lãi chưa phân phối năm nay-Chênh lệch thu lãi tiền gửi ngân hàng.
TK 421248-Lãi chưa phân phối năm nay-Hoạt động tài chính khác.

TK 42127-Lãi chưa phân phối năm nay-Từ các doanh nghiệp hạch toán phụ
thuộc.
TK511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tk 51136-Dịch vụ tư vấn và môi giới.
TK 511372-Cho thuê văn phòng.
TK6427-Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK64271-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí điện nước.
TK64272-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí thông tin.
TK64274-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Chi phí thuê văn phòng.
TK64278-Chi phí dịch vụ mua ngoài-Dịch vụ khác.
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
liên quan đến hoạt động của Tổng công ty đều lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế
toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh , nội dung
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
chứng từ đầy đủ, chỉ tiêu rõ rang trung thực, chính xác. Chứng từ phải lập đủ số
liên quy định và đảm bảo cho đúng quy định của chứng từ kế toán.
Các bước luân chuyển chứng từ kế toán:
Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ.
Ký nhận của kế toán viên, kế toán trưởng, và Tổng giám đốc.
Phân loại, sắp xếp, định khoản và ghi sổ kế toán.
Lưu trữ bảo quản chứng từ kế toán.
Các chứng từ kế toán được kiểm tra tính trung thực, rõ ràng, đẩy đủ của các chỉ
tiêu trên chứng từ. Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của nghiệp vụ phát sinh ghi trên
chứng từ, đối chiếu chứng từ với các tài liệu có liên quan để đảm bảo chính xác.
*Giới thiệu về phần mềm kế toán.
Tại Văn phòng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam áp dụng phần mềm kế
toán Eureka là phần mềm kế toán đặc trưng cho ngành hàng hải.
Trình tự công việc:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế

toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi có, tài khoản ghi nợ để nhập dữ liệu vào máy. Theo quy trình của phần mềm
kế toán các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ kế
toán chi tiết có liên quan. Các dữ liệu phát sinh cùng với Báo cáo trung gian được
lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu kế toán và được quản trị một cách hợp nhất bởi hệ
quản lý cơ sở dữ liệu dể phục vụ cho quá trình xử lý dữ liệu, chiết xuất ra các báo
cáo kế toán theo yêu cầu. Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán
thực hiện các thao tác khoá sổ và lập Báo cáo tài chính. Việc dối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác
theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra đối chiếu số
liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi in.
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
*Vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán.
Báo cáo kế toán: Cán bộ kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính căn cứ vào
số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung,
phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính được
người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký,
đóng dấu của đơn vị. Trong khi lập và trình bày Báo cáo tài chính tuân thủ
nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày Báo cáo tài
chính” ban hành theo quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.
*Hình thức sổ kế toán
Tổng công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, có cùng nội dung kinh tế, có
chứng từ gốc đính kèm.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong cả năm, theo thứ tự trong sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm.Các chứng từ kế toán sau
khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết
có liên quan.

Trình tự ghi sổ:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Bảng tổng
hợp chi tiết
24
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ cùng
loại
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ cái
Sổ quỹ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành ĐHKTQD
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
TAI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM.
1. Đặc điểm vốn bằng tiền tại Tổng công ty.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để

đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của công ty hoặc mua sắm vật tư, hàng
hoá sản xuất kinh doanh vừa là kết quả của của hoạt động của công ty hoặc thu
hồi các khoản nợ. Quy mô vốn bằng tiền là loại vốn có tính luân chuyển cao nên
thường mắc thiếu sót và xảy ra tiêu cực. Vì vậy cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ
và có hiệu quả loại vốn này.
Tổng công ty luôn có các biện pháp thủ tục nhằm bảo vệ loại vốn này một
cách an toàn. Trong quá trình sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân theo các
nguyên tăc, chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước ban hành. Lượng tiền
mặt tại quỹ của công ty không được vượt quá mức tồn quỹ đã thoả thuận với
Ngân hàng theo thoả thuận trong hợp đồng thương mại.
Vốn bằng tiền vô cùng quan trọng trong hoạt động của Tổng công ty vì vậy
mọi người đều có trách nhiệm chung trong quản lý, bảo quản và phát hiện sai sót.
2.Một số vấn đề chung về công tác quản lý và hạch toán kế toán vốn
bằng tiền.
2.1. Những quy định chung về công tác kế toán và quản lý kế toán vốn
bằng tiền.
Tổng công ty sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam để
ghi sổ kế toán. Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh có phát sinh các nghiệp
vụ có sử dụng ngoại tệ thì Tổng công ty quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
thực tế phát sinh nghiệp vụ, tại thời điểm cuối năm tài chính các khoản mục tiền
25

×