Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ phúc lợi xã hội cho thanh niên công nhân nhập cư dưới quan điểm hiệp lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.62 KB, 10 trang )

VAI TRÕ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHƯC LỢI
XÃ HỘI CHO THANH NIÊN CƠNG NHÂN NHẬP CƢ
DƢỚI QUAN ĐIỂM HIỆP LỰC1
Nguyễn Đức Lộc
Phương pháp nghiên cứu chính của bài viết là phương pháp hỗn hợp (mixed
method) kết hợp giữa phân tích định lượng và phân tích định tính. Bài viết này tập
trung phân tích và đánh giá vai trò của các tổ chức xã hội trong việc đảm bảo phúc lợi
dành cho công nhân dưới quan điểm hậu cấu trúc tập trung ở chiều cạnh hiệp lực
giữa các tổ chức xã hội. Bài viết sẽ nhận diện thực trạng, đánh giá vai trò của các tổ
chức xã hội trong việc góp phần cùng cơ quan nhà nước có những chính sách phù hợp
hỗ trợ phúc lợi cho người công nhân nhập cư.
1. Đặt vấn đề
Bối cảnh xã hội Việt Nam đƣơng đại đang trong quá trình phát triển nền kinh tế
theo hƣớng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, kéo theo đó là một số lƣợng khổng lồ
những dòng ngƣời di cƣ vào các khu cơng nghiệp, khu chế xuất để làm việc. Họ nhanh
chóng hội nhập vào bản thân mình những đặc điểm của môi trƣờng công nghiệp và trở
thành lực lƣợng lao động giữ vai trị chủ chốt trong q trình sản xuất2. Bên cạnh đó,
những cơng nhân cịn mang vào mơi trƣờng đƣợc chuyên biệt hóa này những đặc
trƣng về suy nghĩ, lối sống, cách hành xử,… khác biệt theo nguồn gốc xuất thân của
họ. Chính điều này đã tạo nên một bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc về đời sống của
công nhân. Trong cuộc mƣu sinh ở nơi phố thị, đời sống của họ không chỉ là màu
hồng. Hằng ngày, họ phải đối diện với rất nhiều những khó khăn và rủi ro trong cuộc
sống. Vì vậy, họ buộc phải tìm mọi cách để xoay xở nhằm duy trì sự tồn tại của mình
trong điều kiện nghèo nàn trên nhiều phƣơng diện: vật chất, tinh thần, tri thức, vốn xã
hội,…
Có thể thấy, cuộc sống của cơng nhân xét trên bình diện chung có thể nói là rất
khó khăn. Họ phải vất vả tính tốn giữa đồng lƣơng với các khoản chi phí cho sinh
hoạt đang ngày càng tăng. Cơng việc bấp bênh, thời gian làm việc nhiều nhƣng thu
nhập chƣa đƣợc thỏa đáng, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp rất thấp3. Đặc biệt, các
doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào nƣớc ta do nguồn lao động giá rẻ, hệ thống phúc
lợi xã hội dành cho ngƣời lao động mặc nhiên là trách nhiệm của nƣớc sở tại. Trong


khi đó, tại Việt Nam q trình ―xã hội hóa‖ các dịch vụ phúc lợi xã hội đối với ngƣời
dân đƣợc xem nhƣ là phƣơng cách hỗ trợ sự quá tải hệ thống phúc lợi mang tầm chính
sách quốc gia. Điều này cũng cho thấy, nhà nƣớc đã không thể đảm đƣơng đầy đủ vai
1

Bài viết thuộc đề tài nghiên cứu Sở KHCN TPHCM “Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ thanh niên
công nhân nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM”


PGS, TS, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Nguyễn Đức Lộc (2015), Tình cảnh sống của người công nhân: Thân phận, rủi ro và chiến lược sống, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
3
Nguyễn Đức Lộc, Tlđd.
2


trò chăm lo về phúc lợi cho ngƣời lao động, nhất là những lao động trong các khu chế
xuất-khu công nghiệp thời gian vừa qua. Đặc biệt, khi nhà nƣớc chủ trƣơng chuyển
sang mơ hình ―xã hội hố‖ các tiểu hệ thống phúc lợi xã hội nhƣ giáo dục, y tế, nhà
ở,… từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng thì chi phí cuộc sống tiếp tục là gánh
nặng đối với gia đình và bản thân ngƣời lao động. Có lẽ do Việt Nam là nƣớc có nền
văn hóa Á Đông, từ lâu đã tồn tại một hệ thống phúc lợi trực thuộc hệ thống gia đình
hay dịng họ, hoặc phải cậy nhờ vào các mạng lƣới, tổ chức xã hội thân thuộc để đỡ
đần phần nào những lúc khó khăn.
Do đặc thù thiết chế xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội đã đƣợc hình
thành và đóng vai trị quan trọng trong việc liên kết xã hội để thực hiện các mục tiêu
chính trị xã hội theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc. Trong thời gian qua các tổ
chức chính trị xã hội đã có nhiều cố gắng trong việc tập hợp và chăm lo cho đời sống
thanh niên công nhân, nhất là công nhân nhập cƣ nhƣ là một cánh tay nối dài của Đảng

và Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ phúc lợi cho ngƣời dân. Tuy vậy, do xuất phát điểm về
mục tiêu phƣơng hƣớng hoạt động mang tính đặc thù của các tổ chức chính trị xã hội
và nhu cầu thực tiễn thay đổi của đời sống xã hội Việt Nam, có thể nói các hình thức
tập hợp thanh niên cơng nhân của các tổ chức này gặp khơng ít khó khăn, đôi khi
không theo kịp với yêu cầu phát triển, ngành nghề. Một chừng mực nào đó, chính các
tổ chức chính trị xã hội cũng đang lúng túng trong việc tiếp cận với thanh niên công
nhân tại các khu công nghiệp. Bởi cơ cấu, tầng lớp xã hội thay đổi, phong phú, đa
dạng nhƣng tổ chức tập hợp thanh niên chƣa đủ, chƣa phù hợp với cuộc sống, nhu cầu
thanh niên, chƣa thật sự hấp dẫn, thu hút. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi
hỏi một nguồn nhân lực trẻ có trí tuệ, vững vàng về chun mơn, làm chủ khoa học kỹ
thuật - công nghệ, trong sáng về đạo đức, lối sống và cƣờng tráng về sức khoẻ. Cơng
tác đồn kết, tập hợp thanh niên phải góp phần tạo nên nguồn nhân lực đó, do vậy,
càng có vai trò cấp bách và cần thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đoàn kết, tập hợp
thanh niên có hiệu quả?
Phƣơng pháp nghiên cứu chính của bài viết là kết hợp giữa phân tích định
lƣợng và phân tích định tính dựa trên nguồn dữ liệu từ đề tài “Vai trò của các tổ chức
xã hội trong việc hỗ trợ phúc lợi xã hội cho thanh niên công nhân các khu công
nghiệp, khu chế xuất tại TP. CM” thực hiện từ năm 2015 - 2017. Các địa điểm đƣợc
chúng tôi lựa chọn trong cuộc khảo sát này là bốn quận có các khu cơng nghiệp và khu
chế xuất lớn của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: quận Thủ Đức, quận 7, quận 12 và
quận Bình Tân với phƣơng pháp chọn mẫu chỉ tiêu và cụm theo nhiều giai đoạn với
tổng số lƣợng mẫu phỏng vấn là 800 mẫu định lƣợng. Các nguồn dữ liệu định tính mà
chúng tôi thu thập đƣợc bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu cơng nhân, đại diện của các
nhóm tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn thực hiện một cuộc phỏng vấn nhóm
tập trung với các thủ lĩnh cơng nhân trong các công ty.

235


2. Đặc điểm nhân khẩu của công nhân đang làm việc tại các khu công

nghiệp, chế xuất tại TP. HCM trong mẫu khảo sát
Trong phần này chúng tơi trình bày một số đặc điểm cơ bản của công nhân
trong mẫu khảo sát của chúng tôi. Với cách chọn mẫu theo cụm và phân tầng theo tiêu
chí, những đặc điểm này có thể phản ánh các khía cạnh đời sống cơng nhân trên tổng
mẫu khảo sát. Đồng thời, các đặc điểm về nhân khẩu cũng là những tiêu chí được
chúng tơi sử dụng như biến độc lập trong khi phân tích các nội dung khác nhau ở
những phần tiếp theo của báo cáo này.
- Giới tính và độ tuổi
Trong mẫu khảo sát của chúng tôi với tổng cộng 800 công nhân, tỷ lệ nữ công
nhân chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn so với nam công nhân (58% so với 42%, tương
ứng). Kết quả điều tra di cư quốc gia năm 2015 đã khẳng định hiện tượng “nữ hóa di
cư”4 khi đưa ra tỷ lệ nữ di cư trong độ tuổi từ 15-59 cao hơn tỷ lệ nam trong cùng độ
tuổi, điều này khẳng định lại xu hướng nữ hóa trong di cư đã được nhắc đến trong
điều tra di cư Việt Nam năm 2004, và kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 (Tổng
cục thống kê, 2011, tr. 28; Tổng cục Thống kê & Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2016,
tr. 2, 33-36). Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy rõ xu hướng này bởi tỷ lệ
nữ công nhân trong khảo sát cao hơn tỷ lệ nam tới 16%5.
Độ tuổi trung bình của cơng nhân trong mẫu khảo sát hiện nay là 26.4 tuổi, trẻ
hơn so với tuổi trung bình của những người di cư tại Việt Nam tại cùng thời điểm
nghiên cứu (năm 2015) 3.2 tuổi. Có 98% thanh niên cơng nhân nhập cư trong khảo sát
có độ tuổi rất trẻ, từ 20-34 tuổi. Các kết quả điều tra được công bố trước đây cũng cho
thấy xu hướng chọn lọc tuổi trong dân số di cư, tức là người di cư thường là những
người trẻ tuổi (Guest, 1998; Đặng và các tác giả khác, 2003; TCTK, 2005; TCTK &
UNFPA, 2006; UNFPA, 2007; Nguyễn, 2009; trích theo Tổng cục thống kê, 2011, tr.
28). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2011) dựa trên kết quả cuộc Tổng điều tra
dân số năm 2009 cho thấy tuổi trung vị của người di cư Việt Nam là 25 tuổi, tức là có
một nửa số người di cư từ 25 tuổi trở xuống (Tổng cục thống kê, 2011, tr.28). Trong
khảo sát của chúng tơi, có 50% cơng nhân từ 27 tuổi trở xuống. Điều này một lần nữa
khẳng định tính chọn lọc trong dân số di cư nói chung, và trong nhóm thanh niên cơng
nhân nhập cư tại Tp.HCM nói riêng.

Phân chia theo giới tính, độ tuổi trung bình của nhóm nam cơng nhân và nữ
cơng nhân là tương đương nhau (26.6 tuổi so với 26.3 tuổi, tương ứng). Có thể thấy
độ tuổi của cơng nhân trong mẫu nghiên cứu tập trung vào nhóm tuổi từ 20 đến 34
tuổi, trong đó nhóm tuổi 25-29 chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất với 39.2%. So sánh
giữa hai nhóm cơng nhân nam và nữ, trong độ tuổi 25-29, nhóm nam cơng nhân trong
4

―Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua hai chỉ số. Thứ nhất, dân số nữ di cƣ chiếm khoảng một nửa tổng số dân di
cƣ. Thứ hai, tỷ lệ dân số nữ di cƣ trên tổng số dân di cƣ liên tục tăng trong hai thập kỷ qua.‖ (Tổng cục thống kê,
2011, p. 24)
5
Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp phân tầng, định ngạch. Vì vậy mẫu khảo sát đại diện cho dân
số.

236


mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn nhiều so với nhóm nữ cơng nhân (43.3%
so với 36.2%, tương ứng).
ảng 1: Độ tuổi phân theo giới tính (Đơn vi: %)
Nam

Nữ

Cả hai
giới

19 tuổi trở xuống

1.2


1.5

1.4

20-24 tuổi

31.0

35.9

33.8

25-29 tuổi

43.3

36.3

39.2

30-34 tuổi

24.2

25.7

25.0

35 tuổi trở lên


0.3

0.6

0.6

Tổng

100.0

100.0

100.0

(N)

(335)

(464)

(799)

Độ tuổi

Như vậy, mẫu khảo sát của chúng tôi có tỷ lệ nữ cao hơn nam, mặc dù chênh
lệch tỷ lệ phần trăm khơng q lớn nhưng góp phần khẳng định xu hướng “nữ hóa di
cư” đã được phát hiện và bàn luận khá nhiều trong các nghiên cứu trước đây. Độ tuổi
trung bình của mẫu là 26.4 tuổi và khơng có chênh lệch về tuổi trung bình giữa hai
nhóm nam và nữ cơng nhân. Cơng nhân trong mẫu khảo sát đa số thuộc độ tuổi từ 24

đến 34, trong đó nam cơng nhân chiếm ưu thế hơn so với nữ công nhân trong độ tuổi
từ 25 đến 29.
-

Quê qn

Cơng nhân trong mẫu khảo sát của chúng tơi có nguồn gốc xuất thân từ khắp
các tỉnh thành trong cả nước cũng như từ nước ngoài. Để tiện cho việc phân tích và so
sánh, chúng tơi sử dụng cách phân vùng kinh tế của Tổng cục Thống kê6.
6

Tổng cục Thống kê, Chỉ tiêu vùng kinh tế - xã hội, truy cập
15/3/2017
Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và được chia thành 6 vùng kinh tế xã hội như sau:
Vùng 1 - Trung du và miền núi phía Bắc gốm 14 tỉnh (số trước tên tỉnh là mã số của tỉnh đó theo Danh mục các
đơn vị hành chính): 02. Hà Giang; 04. Cao Bằng; 06. Bắc Kạn; 08. Tuyên Quang; 10. Lào Cai; 11. Điện Biên;
12.Lai Châu; 14. Sơn La; 15. Yên Bái; 17. Hồ Bình; 19. Thái Ngun; 20. Lạng Sơn; 24. Bắc Giang; 25. Phú Thọ.
Vùng 2 - Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh: 01. Hà Nội; 22. Quảng Ninh; 26. Vĩnh Phúc; 27. Bắc Ninh; 30. Hải
Dương; 31. Hải Phòng; 33. Hưng Yên; 34. Thái Bình; 35. Hà Nam; 36. Nam Định; 37. Ninh Bình.
Vùng 3 - Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung: gồm 14 tỉnh: 38 – Thanh Hố; 40. Nghệ An; 42. Hà Tĩnh; 44.
Quảng Bình; 45. Quảng Trị; 46. Thừa Thiên Huế; 48. Đà Nẵng; 49. Quảng Nam; 51. Quảng Ngãi; 52. Bình Định;
54. Phú n; 56. Khánh Hồ; 58. Ninh Thuận; 60. Bình Thuận.
Vùng 4 - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: 62. Kon Tum; 64. Gia Lai; 66. Đắk Lắk; 67. Đắk Nông; 68. Lâm Đồng.
Vùng 5 - Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: 70. Bình Phước; 72. Tây Ninh; 74. Bình Dương; 75. Đồng Nai; 77. Bà Rịa.
Vũng Tàu; 79. TP Hồ Chí Minh.
Vùng 6 - Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh: 80. Long An; 82. Tiền Giang; 83. Bến Tre; 84. Trà Vinh; 86. Vĩnh
Long; 87. Đồng Tháp; 89. An Giang; 91. Kiên Giang; 92. Cần Thơ; 93. Hậu Giang; 94.Sóc Trăng; 95. Bạc Liêu; 96.
Cà Mau.

237



ảng 2: Tỷ lệ công nhân theo vùng
Vùng kinh tế

%

Trung du và miền núi phía Bắc

0.9

Tây Ngun

2.5

Đồng bằng sơng Hồng

2.9

Đơng Nam Bộ

5.4

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

30.0

Đồng bằng sông Cửu Long

58.3


Tổng

100.0

(N)

(799)

Kết quả khảo sát từ bảng 2 cho thấy hơn một nửa số công nhân xuất thân từ
vùng đồng bằng sông Cửu Long (58.3%) và 1/3 số công nhân đến từ vùng Bắc trung
bộ và duyên hải miền Trung (30%). Điều này hoàn toàn trùng khớp với kết quả điều
tra di cư trong nước năm 2015, trong đó, những vùng xuất cư nhiều nhất là Bắc Trung
Bộ và duyên hải miền Trung chiếm 19,6% tổng số người di cư của cả nước) và Đồng
bằng sông Cửu Long (18,4%) (Tổng cục Thống kê; Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2016,
p. 3). Đối với công nhân xuất thân từ đồng bằng sơng Cửu Long, số đơng có q qn
tại Vĩnh Long (9.2%), Bến Tre (10.1%), Tiền Giang (10.5%), An Giang (11.8%) và
Đồng Tháp (12.2%). Công nhân xuất thân từ vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền
Trung chủ yếu đến từ các tỉnh như Thanh Hóa (9.2%), Quảng Ngãi (9.6%), Bình Định
(10%), Bình Thuận (12.1%) và Nghệ An (12.5%). Ở chiều cạnh phân tích vấn đề di
cư và liên kết vùng, qua dữ kiện khảo sát của đề tài cũng như các cơng trình nghiên
cứu trước đây, mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn đặc biết là các vùng có điều kiện
tự nhiên, mơi trường chịu nhiều rủi ro, khó khăn trong vấn đề mưu sinh thì các đơ thị
lớn được xem là điểm đến vừa mang tính chất thời vụ, và lâu dài đối với những người
dân ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, hay có những rủi ro bất thường. Bởi
vấn đề di cư, tìm kiếm kế sinh nhai là sự vận động tự nhiên khi những điều kiện sống
hiện tại không đảm bảo thì việc di cư kiếm sống ở những nơi có điều kiện việc làm ổn
định cũng được người dân xem xét, đặc biệt là trong bối cảnh độ thị hóa, phương tiện
giao thơng thuận lợi.
ảng 3: Nguồn gốc xuất thân phân theo nơi cư trú

Q.12

Q. 7

Q. Bình
Tân

Q. Thủ
Đức

Tổng

Đồng bằng sơng Hồng

3.5

3.5

.0

4.5

2.9

Trung du và miền núi phía Bắc

.0

.5


.5

2.5

.9

238


Bắc Trung bộ và duyên hải miền
Trung

38.2

20.0

23.5

38.5

30.0

Tây Nguyên

3.5

2.0

1.0


3.5

2.5

Đông Nam Bộ

7.5

3.0

2.0

9.0

5.4

Đồng bằng sông Cửu Long

47.2

71.0

73.0

42.0

58.3

100.0


100.0

100.0

100.0

100.0

(199)

(200)

(200)

(200)

(799)

Tổng

So sánh giữa các quận khảo sát về tỷ lệ thanh niên công nhân nhập cư cho thấy
quận 7 và quận Bình Tân có tỷ lệ cơng nhân xuất thân từ Đồng bằng sông Cửu Long
cao hơn quận 12 và quận Thủ Đức, tỷ lệ phần trăm lần lượt là 71%, 73% so với 47.2%
và 42%. Ngược lại, quận 12 và quận Thủ Đức có tỷ lệ công nhân đến từ vùng Bắc
Trung bộ và duyên hải miền Trung cao hơn quận 7 và quận Bình Tân (38.5% và
38.2% so với 20% và 23.5%, tương ứng). Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân đến từ Bắc
Trung bộ và duyên hải miền Trung tại quận 7 và Bình Tân cũng chiếm từ 20% đến
23.5%, không thấp hơn nhiều so với hai quận cịn lại.
Như vậy, cơng nhân trong mẫu khảo sát có nguồn gốc xuất thân tập trung ở hai
khu vực chính, vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sơng

Cửu Long, trong đó, công nhân đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long cư trú chủ
yếu tại quận 7 và quận Bình Tân.
-

Học vấn

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, khi yêu cầu của thị trường đối với chất lượng
các sản phẩm ngày càng cao, trình độ chun mơn và tay nghề của người lao động
ngày càng trở nên quan trọng. Hiện nay, khơng ít cơng nhân có trình độ chun mơn,
tay nghề thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, công ty. Tuy
nhiên, phần lớn số người đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp chủ yếu là lao
động phổ thơng. Chính vì vậy, trình độ học vấn của lực lượng công nhân không cao
cũng là điều dễ hiểu, vì phần lớn doanh nghiệp chỉ có nhu cầu tuyển dụng các lao động
phổ thông, tham gia vào quy trình sản xuất dây chuyền cơng nghiệp giản đơn, khơng
địi hỏi nhiều về trình độ học vấn và tay nghề, chuyên môn.

239


Biểu đồ 1. Trình độ học vấn
Biểu đồ 1 cho thấy cơng nhân trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn tương
đối thấp, 88.4% cơng nhân có trình độ từ trung học phổ thông (THPT) trở xuống. Chủ
yếu công nhân có trình độ học vấn trung học cơ sở (THCS) và THPT với tỷ lệ phần
trăm tương ứng là 38.8% và 41.1%. Đáng chú ý, trong mẫu khảo sát của chúng tơi, có
7.9% cơng nhân có trình độ cao đẳng, đại học. Chúng tơi khơng tìm thấy sự khác biệt
đáng kể nào về trình độ học vấn giữa nam và nữ công nhân trong mẫu khảo sát.
Theo kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015, người di cư có trình độ
chun mơn kĩ thuật (trên THPT) trong cả nước nói chung là 31.7%, cao hơn các
nhóm di cư có trình độ học vấn khác, trong đó trình độ THPT là 27%, THCS là 19.7%
và Tiểu học là 18.7% (Tổng cục Thống kê; Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, 2016, p. 42).

Trong khi người di cư nói chung có trình độ học vấn THPT và trên THPT thì thanh
niên cơng nhân nhập cư trong nghiên cứu của chúng tơi chủ yếu họ thuộc nhóm có
trình độ học vấn THCS hoặc THPT. Điều này cho thấy đặc trưng về học vấn của
thanh niên công nhân nhập cư tại TP.HCM.
-

Tôn giáo và dân tộc

Biểu đồ 2. Tôn giáo
Kết quả thống kê tại Biều đồ 2 cho thấy đa số công nhân cho rằng họ không
theo một tôn giáo nào (66%). Tỷ lệ phần trăm công nhân theo Phật giáo, bao gồm
Phật Giáo Hòa Hỏa, chiếm tỷ lệ tương đối cao so với Công giáo, Tin Lành và các tôn
giáo khác (25.8% so với 5.9% và 2.4 %, tương ứng). Tương tự như yếu tố học vấn,
chúng tôi cũng khơng thấy có sự khác biệt đáng chú ý nào về tơn giáo giữa hai nhóm
nam và nữ cơng nhân trong mẫu khảo sát.
240


Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ công nhân là người dân tộc Kinh chiếm đa số với
95.2%, số còn lại là công nhân thuộc các dân tộc thiểu số như Khmer, Thái, Chăm,
Tày, Mường và Hoa.
-

Thời gian sinh sống tại TP. HCM và tình trạng cư trú của cơng nhân

Biểu đồ 3. Thời gian sinh sống tại TP. HCM
Công nhân trong mẫu khảo sát của chúng tơi có thời gian sinh sống tại TP.
HCM rất khác nhau, trong khoảng từ dưới 01 năm tới 33 năm. Mặc dù có 35.8 % công
nhân đã sinh sống tại TP. HCM từ 6-10 năm, và 47.9% công nhân sinh sống tại đây từ
1-5 năm (Biểu đồ 3), nhưng tình trạng cư trú của đa số cơng nhân là tạm trú (96.9%).

Tóm lại, qua phần phân tích các đặc điểm nhân khẩu của thanh niên công nhân
nhập cư tại TP. HCM như trên, chúng tôi rút ra những đặc trưng cơ bản của thanh
niên công nhân nhập cư như sau: Khá cân bằng về giới tính, đa số cơng nhân trong độ
tuổi từ 24 đến 34, tuổi trung bình của cơng nhân trong mẫu khảo sát là 26.4 tuổi. Đa
số họ là người dân tộc Kinh và không theo tôn giáo nào. Họ xuất thân từ hai khu vực
chính là vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Trình độ học vấn của cơng nhân tương đối thấp, chủ yếu học hết THCS hoặc THPT.
Thời gian sinh sống tại TP. HCM của công nhân khá dài, tuy nhiên, hình thức cư trú
của đại đa số họ là tạm trú.
-

Nguyên nhân di cư

Theo kết quả điều tra di cư năm 2004, khoảng 70% những người di cư trong
nước vì lý do kinh tế, bao gồm tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống; tuy nhiên,
Marx & Fleischer (2010) chỉ ra rằng động cơ di cư của cá nhân và hộ gia đình tại Việt
Nam khơng mang tính một chiều mà thường lồng ghép với nhiều các yếu tố khác
(tr.24).
Báo cáo của Tổng cục thống kê (2011) cũng khẳng định kinh tế là động lực
chính của người di cư từ nơng thơn ra thành thị, trong đó hơn một nửa số người di cư
rời quê hương lên thành phố do họ khơng hài lịng với cơng việc và mức thu nhập ở
quê và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Cứ bốn người di cư
thì có một người đi do gia đình thiếu đất canh tác và/hoặc thiếu việc làm hay thất
nghiệp lâu năm. Sau lý do kinh tế là lý do về giáo dục (tr.28). Cho đến nay, báo cáo
241


về Điều tra di cư vẫn cho thấy các lý do về kinh tế vẫn là lý do quan trọng nhất khiến
người di cư quyết định di chuyển. Yếu tố lực hút về kinh tế ở nơi đến và lực đẩy ở nơi
đi và cơ hội việc làm không thuận lợi là lý do chủ yếu của di cư. Người di cư trẻ tuổi

muốn tìm việc làm và mong có cơ hội có thu nhập và điều kiện tốt hơn nơi quê nhà.
Bên cạnh đó, họ cũng muốn vượt ra khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ và có cơ hội giao
lưu gặp gỡ bạn bè. Với người di cư lớn tuổi hơn và đã có gia đình, con cái, lợi ích của
gia đình và con cái là yếu tố chính dẫn đến quyết định di cư (Tổng cục Thống kê; Quỹ
Dân số Liên hiệp quốc, 2016, pp. 57-58).

Biểu đồ 4. Lý do xuất cư quan trọng nhất
Kết quả khảo sát công nhân tại TP. HCM cũng cho thấy người cơng nhân di cư
đến TP.HCM vì lý do kinh tế. Ngun nhân chính khiến người cơng nhân xuất cư
khỏi q hương chính là cơ hội kiếm sống hay cơng việc làm ăn Error! Reference
source not found. cho thấy 44.4% công nhân cho biết lý do xuất cư chủ yếu của họ là
“ở q làm ăn khó khăn”. Như đã trình bày trong phần Quê quán, đa số công nhân
xuất thân từ các địa phương nghèo thuộc các tỉnh vùng Bắc trung bộ, duyên hải miền
Trung và đồng bằng sông Cửu Long.
Yếu tố kinh tế (làm ăn khó khăn) tại quê hương chính là yếu tố lực đẩy chính
yếu khiến những người công nhân di cư vào TP. HCM. Bên cạnh đó, yếu tố sự nghiệp
là ngun nhân chính tiếp theo dẫn đến tình trạng xuất cư của cơng nhân. Có 15%
cơng nhân rời q hương đi làm ăn xa vì muốn kiếm vốn để quay trở về quê hương
lập nghiệp và 18.7% cơng nhân di cư vì muốn tạo lập sự nghiệp riêng. Tuy nhiên, lý
do “phụ giúp kinh tế gia đình” lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1.5%). Những điều này cho
thấy động cơ xuất cư chủ yếu gắn liền với yếu tố kinh tế của bản thân người xuất cư.

242


ảng 4: Lý do xuất cư chính phân theo nhóm tuổi
Thế hệ
Sinh trước
1990
(8X)


Sinh từ
1990 trở đi
(9X)

Vì ở quê làm ăn khó khăn

50.3

40.1

44.3

Kiếm vốn về q lập nghiệp

16.2

14.2

15.0

Thay đổi mơi trường sống

7.3

7.6

7.5

Muốn tạo lập sự nghiệp riêng


14.9

21.4

18.7

Muốn có cơ hội học tập cao hơn

6.1

4.8

5.3

Đi cho biết

1.2

4.1

2.9

Đi học

1.5

3.1

2.4


Phụ giúp gia đình

.9

2.0

1.5

Ý kiến khác

1.5

2.8

2.3

100.0
(328)

100.0
(459)

100.0
(787)

Tổng

Tổng


X2 (8) = 20.086; p = 0.01
Dựa trên năm sinh, chúng tơi phân thành hai nhóm tuổi chính, trước 1990 và từ
1990 trở đi. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch phần trăm ý kiến giữa nhóm
cơng nhân trẻ (9X) và nhóm cơng nhân lớn tuổi hơn về lý do xuất cư (Bảng 4). Với lý
do “ở quê làm ăn khó khăn”, tỷ lệ phần trăm ý kiến giữa hai nhóm là 40.1% và 50.3%,
chênh lệch 10.2 điểm. Mặc dù đây là lý do chính dẫn đến quyết định xuất cư của cả
hai nhóm, nhưng nhóm cơng nhân lớn tuổi hơn bị chi phối bởi lý do này nhiều hơn.
Trong khi nhóm cơng nhân trẻ tuổi hơn xuất cư vì “muốn tạo lập sự nghiệp riêng”
hơn nhóm cơng nhân cịn lại, 21.4% so với 14.9% tương ứng, chênh lệch 6.5 điểm. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê trên toàn dân số nghiên cứu (X2 (8) = 20.086, p =
0.01), tức là nhóm cơng nhân thuộc thế hệ 8X chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế khó
khăn của gia đình hơn và nhóm cơng nhân xuất cư vì muốn tạo lập sự nghiệp riêng.
Đây là những chỉ báo quan trọng cho thấy động cơ di cư dần thay đổi so với trước
đây, đồng thời cũng manh nha những dấu hiệu cho thấy một lớp công nhân di cư trẻ
rất khác so với những thế hệ cơng nhân trước đó khi động cơ xuất cư xuất phát từ cá
nhân hơn là bối cảnh chung.
Tác giả Đặng Nguyên Anh (2013) đã nhận định rằng cơ hội kinh tế luôn là một
yếu tố nổi bật trong quyết định di cư và quyết định di cư thường được đưa ra khi hộ
gia đình đã và đang trải qua khó khăn (tr.4). Lý do kinh tế cũng là nguyên nhân di cư
chính của các nước đang phát triển, và điều này được giải thích rằng tình trạng dư
thừa lao động, ít cơ hội phát triển, và tình trạng nghèo đói ở nơng thơn buộc người dân
phải ly hương để tìm kiếm cơ hội thay đổi và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn
243



×