Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn iso 9000 trong công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.08 KB, 43 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp ở trong nước và
trên thế giới đều lựa chọn và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 để quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp hay dịch vụ
nhà nước. và đặc biệt mới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Những năm vừa qua, cơng cuộc cải cách hành chính của nước ta đã có sự
thay đổi nhất định. Nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 mà bộ máy hành chính đã được tinh giản gọn nhẹ, tạo được động lực
thúc đẩy được sự đầu tư và phát triển của các nghành kinh tế khác.
Những năm vừa qua, cơng cuộc cải cách hành chính của nước ta đã có sự
thay đổi nhất định. Nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 mà bộ máy hành chính đã được tinh giản gọn nhẹ, tạo được động lực
thúc đẩy được sự đầu tư và phát triển của các nghành kinh tế khác.
Nhưng việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 còn những bất cập khó khan
nhất định cần được nghiên cứu làm rõ và đưa ra những giải pháp khả thi nhất nhằm
giúp cho các cơ quan, hành chính nhà nước tự thiết lập cho mình một hệ thống quản
lý có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000 trong cơng tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Cục Thuế Tỉnh
Ninh Thuận” là đề tài tiểu luận kết thúc mơn học.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu, tơi thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác ứng
dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như:
- Lê Ánh Dương: “Nghiên cứu quá trình xây dựng và triển khai hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại công ty 28 và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng vào chi nhánh Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ,
Đại học Bách khoa hà nội, 2013.
1



- Mai Thị Hồng Hoa “Ứng dụng ISO 9000 vào việc nâng cao chất lượng
cung ứng dịch vụ hành chính cơng tại UBND Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, 2004.
- Trịnh Minh Tâm “Áp dụng ISO 9000 vào hoạt động quản lý nhà nước tại
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài, Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, 2005.
Tuy nhiên, các đề tài trên tác giả nghiên cứu ở góc độ chung, tồn diện
cơng tác Ứng dụng ISO 9000 vào cơ quan tổ chức, chưa có một cơng trình khoa
học hoặc tác giả nào nghiên cứu sâu về Tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000 trong công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Cục Thuế Tỉnh Ninh
Thuận.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát thực tiễn về tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác chỉnh lý tài liệu
lưu trữ tại Văn phòng Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận.
Phân tích được tình hình ứng dụng ISO 9000 trong cơng tác chỉnh lý tài
liệu lưu trữ tại Văn phòng Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận. Từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng ISO 9000 tại Cục Thuế Tỉnh Ninh
Thuận
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về tiêu chuẩn ISO 9000 Phạm
vi nghiên cứu: tại Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác chỉnh
lý tài liệu lưu trữ tại Văn phịng Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận
- Phạm vi khơng gian: Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận
- Phạm vi thời gian: Năm 2022
5. Phương pháp nghiên cứu
2



- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, tiểu luận được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Chương 2: Tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại Văn phòng Cục
Thuế Tỉnh Ninh Thuận.
Chương 3: Giải pháp triển khai hiệu quả việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000 tại Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000
1.1 Giới thiệu về ISO 9000
1.1.1 Tổ chức ISO
ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời từ năm 1947, trụ sở chính tại
GEVENE Thụy Sỹ, ngơn ngữ sử dụng là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga. Theo
tiếng anh là ISO, tiếng Pháp là OZN. Phạm vi hoạt động của ISO là tất cả các
lĩnh vực. Với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của vấn đề chuẩn hóa và những
hoạt động có liên quan, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và sự hợp tác phát triển trong
các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, và mọi hoạt động kinh tế khác.
Cơ cấu tổ chức của ISO có 3 hình thức thành viên của ISO:
- Tổ chức thành viên (Member Bodies) là các nước lớn
- Thành viên thông tấn (Correspondent Member) các nước chỉ có tổ chức
đại diện.
- Thành viên đăng ký (Subcribes) gồm các nước nhỏ chưa phát triển
ISO có các cơ quan kĩ thuật như ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật, nhóm cơng

3


tác, nhóm nghiên cứu đặt biệt chuyên lập dự thảo tiêu chuẩn quốc tế gọi tắt là
DSI. Việt Nam là thành viên thứ 72, gia nhập vào năm 1977 với tư cách là tổ
chức thành viên quan sát (Observer Member) và được bầu vào ban chấp hành
năm 1996. Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức này. Hơn 13000 bộ
tiêu chuẩn ISO đã được xuất bản. Các bộ tiêu chuẩn ISO được xem xét lại ít
nhất năm năm một lần. Có hơn 400.000 chứng nhận tại hơn 160 quốc gia.
1.1.2. Khái niệm ISO 9000
ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu
chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi hai
lần vào năm 1994 và 2000. Nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý
chất lượng, không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm. ISO 9000 có thể áp dụng trong
mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Như vậy chúng ta có thể định nghĩa Tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn về
hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng. Nó đưa ra các khái niệm,
nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống quản lý chất lượng và đưa ra cơ sở
cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9000 không sử
dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng, nó
cũng không xác định các yêu cầu mà tổ chức phải đáp ứng để đạt chứng nhận.
1.1.3. Lịch sử hình thành ISO 9000
Năm 1955, hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất
lượng cho tàu APOLO của Nasa, máy bay Concorde của Anh-Pháp....
Năm 1956, Bộ quốc phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL-Q9858, nó được
thiết kế như một chương trình quản lý chất lượng.
Năm 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858.
Năm 1969, Anh – Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với
các hệ thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các thành viên
của NATO.

Năm 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hợp Anh chấp nhận những điều khoản
của AQAP-1, trong chương trình quản trị tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN
4


05-8.
Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành BS 4891 – Hướng dẫn đảm bảo
chất lượng.
Năm 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc đã phát triển thành BS5750, hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại.
Năm 1987, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO chấp nhận hầu hết các
tiêu chuẩn BS5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như
nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị.
Năm 1994, Bộ ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng
trong các nước thành viên và trên toàn thế giới.
Năm 2000, bộ ISO 9000 được tu chỉnh nói lên lại được sửa đổi lầm nữa và
ban hành.
Tại Việt Nam, Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam
(gọi tắt là STAMEQ-Driectorate Management for Standards and Quality) thuộc
Bộ Khoa Học và Công Nghệ cũng đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào hệ thống tiêu
chuẩn với kí hiệu TCVN ISO – 9000.
Khơng phân biệt loại hình, quy mơ, hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
ISO hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng mơ hình quản
lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mơ hình đã
chọn, nhằm đưa ra các chuẩn mực về tổ chức, biện pháp, quản lý, nguồn lực...
cho một hệ thống chất lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nói
tóm lại, đây không phải là những tiêu chuẩn về mãn nhác liên quan tới sản phẩm
hay quá trình sản xuất mà là tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương
thức quản lý.
Ngay sau khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được các quốc gia hưởng ứng

mạnh mẽ. Cuộc điều tra thường niên lần thứ 15 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc
tế ISO đã cho thấy một cái nhìn mới về vai trị của các tiêu chuẩn ISO về hệ
thống quản lý chất lượng và môi trường trong q trình tồn cầu hóa. Từ khi ra
đời đến nay ISO 9000 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ dung hai lần vào năm 1994
5


và 2000, tuy nhiên thay đổi mang tính bước ngoặt là từ phiên bản ISO
9000:2000 với việc chuyển từ khái niệm ‘đảm bảo chất lượng” sang “quản lý
chất lượng” và khái niệm “sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra” sang “sản
phẩm là cái mà TC/DN có thể mang đến cho khách hàng”. Với sự thay đổi này,
ISO 9000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao hiệu
quả hoạt động của mình và để đáp đứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.1.4. Triết lý của ISO 9000
Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm
tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình biến đầu vào
thành đầu ra đến tay người tiêu dùng, khơng chỉ có các thơng số kĩ thuật bên sản
xuất mà cịn là sự hiệu quả của bộ phận khác như bộ phận hành chính, nhân sự,
tài chính. Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. Chú trọng
phòng ngửa ngay từ ban đầu đảm bảo giảm thiểu sai hỏng không đáng có, tiết
kiệm thời gian, nhân lực...có các hoạt động điều chỉnh trong quá trình hoạt động,
đầu cuối của quá trình này là đầu vào của quá trình kia.
Như đã nói ở trên, mỗi thành viên có cơng việc khác nhau tạo thành chuỗi
mắt xích liên kết với nhau, đầu ra của người này là đầu vào của người kia. Làm
đúng ngay từ đầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu. Mỗi q
trình có một loại hoạt động riêng, nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung của
tổ chức.
1.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000
Việc quản lý chất lượng theo ISO 9000 bao gồm 8 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng
Việc quản lý chất lượng phải hướng tới sự thỏa mãn các yêu cầu, mong đợi
của khách hàng. Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng, chất lượng sản
phẩm dịch vụ lại do khách hàng thỏa mãn phải là công việc trọng tâm của hệ
thống quản lý. Muốn vậy cần thấy hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của
khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nỗ lực vượt cao hơn sự
6


mong đợi của họ.
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất
Việc quản lý chất lượng được đặt dưới một sự lãnh đạo thống nhất, đồng bộ
về mục đích, đường lối và môi trường nội bộ trong tổ chức. Lôi cuốn mọi người
tham gia trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Muốn vậy, lãnh đạo phải xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định
hướng vào khách hàng. Để củng cố mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia
của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của tổ chức.
Đồng thời lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các chiến lược và
các biện pháp huy động sự tham gia của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao
hiệu lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể được. Qua việc tham gia trực
tiếp vào các hoạt động như lập kế hoạch, xem xét đánh giá hoạt động của tổ
chức, ghi nhận những kết quả đạt được của nhân viên, người lãnh đạo có vai trị
củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo, đi đầu ở mọi cấp trong toàn bộ tổ
chức
- Nguyên tắc 3: Nguyên tắc hợp tác triệt để
Việc quản lý chất lượng phải có sự tham gia đơng đủ, tự nguyện của mọi
người vì lợi ích chung của tổ chức và của bản thân mình. Con người là nguồn
lực quan trọng nhất của một tổ chức và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết
và kinh nghiệm của họ sẽ rất có ích cho tổ chức. Thành công trong cải tiến chất
lượng phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng, nhiệt tình hăng hái trong cơng việc của

đội ngũ nhân viên.
Vì thế tổ chức cần tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức
và thực hành những kĩ năng mới. Bên cạnh đó, tổ chức cần có hệ thống khuyến
khích sự tham gia của mọi thành viên vào mục tiêu chất lượng của tổ chức.
Những yến tố liên quan đến vấn đề an toàn, phúc lợi xã hội của nhân viên cần
phải gắn với mục tiêu cải tiến liên tục và các hoạt động của tổ chức.
- Nguyên tắc 4: Nguyên tắc hoạt động theo quá trình
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận theo quá trình. Kết quả mong
7


muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có
liên quan đều được quản lý theo quá trình. Quá trình là tập hợp những hoạt động
có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành đẩu ra. Để cho q
trình có ý nghĩa, giá trị của đầu ra phải lớn hơn đầu vào, có ý nghĩa là q trình
làm gia tăng giá trị.
Trong một tổ chức, đầu vào của q trình này là đầu ra của q trình trước
đó và tồn bộ các q trình trong một tổ chức lập thành một hệ thống các quá
trình. Quản lý các hoạt động của một tổ chức thực chất là quản lý các quá trình
và mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt hệ thống các quá trình cùng với sự bảo
đảm đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài sẽ đảm bảo chất lượng đầu
ra để cung cấp cho khách hàng.
- Nguyên tắc 5: Nguyên tắc hệ thống
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận một cách hệ thống. Khơng thể
giải quyết bài tốn chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một
cách riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một
cách hệ thống và đồng bộ, phối hợp hài hòa các yếu tố này.
Phương pháp hệ thống trong quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ
các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Vì thế, việc nhận biết,
thấu hiểu và quản lý một hệ thống các q trình có liên quan sẽ đem lại hiệu lực

và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
- Nguyên tắc 6: Nguyên tắc cải tiến liên tục
Việc quản lý chất lượng phải được thường xuyên cải tiến. Cải tiến liên tục
các kết quả thực hiện là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ
chức vì muốn có được mức độ chất lượng cao nhất, tổ chức phải liên tục cải
tiến cơng việc của mình. Sự cải tiến có thể được thực hiện theo từng bước nhỏ
hoặc nhảy vọt. Cách thức cải tiến cần phải bám chắc vào công việc của tổ chức
- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên dữ liệu
Các quyết định phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các thơng tin và số liệu
thực tế. Mọi quyết định của hệ thống quản lý muốn có hiệu quả phải được xây
8


dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thơng tin. Việc xem xét đánh giá phải
bắt nguồn từ chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu
vào và kết quả cảu các quá trình đó.
- Nguyên tắc 8: Nguyên tắc hợp tác bên trong và bên ngoài.
Việc quản lý chất lượng phải được tiến hành trên các quan hệ hợp tác chặt
chẽ bên trong và bên ngoài. Tổ chức cần xây dựng những mối quan hệ hợp tác
chặt chẽ trong nội bộ và với bên ngồi để đạt được hiệu quả cao trong cơng việc.
Các mối quan hệ nội bộ nối kết lãnh đạo và người lao động, các bộ phận trong tổ
chức. Sự hợp tác nội bộ chặt chẽ sẽ giúp tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp
ứng nhanh.
Các mối quan hệ bên ngoài nối kết tổ chức với cấp trên, địa phương, các tổ
chức đào tạo. Những mối quan hệ này sẽ giúp tổ chức nâng cao khả năng hoạt
động của mình.
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 được xây dựng trên cơ sở vận
dụng triệt để tám nguyên tắc quản lý chất lượng nói trên.
1.3. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000
ISO 9000 có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp trên

các phương diện tiếp thị, đối tác cung cầu, hoạt động nội bộ, sản phẩm, khách
hàng....
Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả
thông qua các q trình có hiệu quả và hiệu lực. Cải thiện uy tín của Doanh
nghiệp nhờ nâng cao khả năng thỏa mãn khách hàng của Doanh nghiệp. Tăng
lượng hàng hóa/ dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thỏa mãn các nhu cầu
của khách hàng của Doanh nghiệp. Giảm chi phí nhờ các q trình được hoạch
định tốt và thực hiện có hiệu quả.
Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có
hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống. Các
nhân viên được đào tạo tốt hơn
Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp vứoi mục tiêu chất
9


lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thơng tin hiệu quả và sự lãnh đạo.
Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả
năng lặp lại ít hơn.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận chứng chỉ.
1.4. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Giai đoạn 1: Cam kết
Cam kết của nhà lãnh đạo cao nhất của tổ chức là điều kiện quan trọng nhất
để có thể xây dựng và thực hiện có hiệu quả. Cam kết của lãnh đạo thể hiện:
Hiểu rõ yêu cầu và tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000
Đảm bảo điều kiện thuận lợi, xác định phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các
hoạt động.
Lập văn bản giải thích mục đích dự án
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tổ chức
Thiết lập cơ cấu, hướng dẫn và các chỉ đạo quá trình thực hiện hiệu quả về
mục tiêu, cơ cấu dự án, trách nhiệm liên quan, đánh giá hiện trạng, kế hoạch thi

công, nhu cầu nguồn lực cần thiết. Việc áp dụng ISO 9000 là một dự án lớn, vì
vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh
đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm
Đại diện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ
thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động
chất lượng
Giai đoạn 3: Xác định và phân tích các q trình
Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Cần rà
soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét u cầu nào khơng áp
dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc
đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung
để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết. Từ đó xác định và lập biểu đồ quy
trình sử dụng để sản xuất và phân phối sản phẩm.
1
0


Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch chất lượng
Tạo ra, ghi lại quan điểm chung, thống nhất giữa các phòng ban về cách
thức kết hợp và thứ tự công việc. Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất
lượng. Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu
của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của doanh nghiệp bao gồm:
- Sổ tay chất lượng
- Các quy trình và thủ tục liên quan
- Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
Giai đoạn 5: Lập các bước cơ bản Áp dụng hệ thống chất lượng theo các
bước:
- Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây
dựng.

- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, quy
trình cụ thể.
Giai đoạn 6: Lập tài liệu các bước cơ bản của HTCL Đánh giá nội bộ và
chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống
tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ
chức Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 9000
đều có giá trị như nhau khơng phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp.
- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng
của hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ
chức Chứng nhận thực hiện.
Giai đoạn 7 : Thực hiện các bước cơ bản của HTCL Tổ chức cần triển khai
theo kế hoạch, đảm bảo sự phù hợp liên tục, chứng minh tính hiệu quả của việc
áp dụng hệ thống.
1
1


Giai đoạn 8: Cơng nhận phương án thực hiện.
Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các vấn
đề còn tổn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duy
trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng
cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu
chuẩn ISO 9000 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình. Khẳng định hệ thống
chất lượng bao quát các hoạt động quản lý chất lượng, phù hợp với các tiêu
chuẩn đăng ký.
1.5. Yêu cầu khi áp dụng ISO 9000
- Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành

cơng trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.
- Sự tham gia của nhân viên: Sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi
thành viên trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trị quyết định.
- Cơng nghệ hỗ trợ: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp khơng
kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ.
- Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có cơng nghệ hiện đại hơn ( thiết bị tiên
tiến, ứng dụng cơng nghệ thơng tin,..) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hồn
tất một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chú trọng cải tiến liên tục: các
hành động cải tiến từng bước hay những hoạt động đổi mới đều mang lại lợi ích
thiết thực nếu được thực hiện thường xuyên. Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp:
Đây khơng phải là điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trị quan trọng đối
với tiến độ và mức độ thành công trong viêc xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.
1.6. Nội dung áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác.
Trong công tác của cơ quan tổ chức không phải nội dung nào cũng có thể
áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000. Những nội dung có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO
9000 trong cơ quan, tổ chức căn cứ vào những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đã
có, từ thực tế triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đó cùng với các quy
1
2


định của nhà nước về hướng dẫn nghiệp vụ, xác định rõ được trách nhiệm của cá
nhân tham gia vào quy trình đồng thời cũng thảo mãn được yêu cầu của tiêu
chuẩn ISO. Đối với các công việc chỉnh lý tài liệu lưu trữ nhằm bảo đảm thông
tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức. Có thể nói rằng, hầu
hết các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành cơng việc hành chính hàng ngày
đều gắn liền với văn bản.
Do vậy, chất lượng của công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ có ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công việc của cơ quan, tổ chức. Để nâng

cao chất lượng và hiệu quả của công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ, cần áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quy trình nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ
quan.
Như vậy, Trên đây là khái quát về ISO 9000, các nguyên tắc, yêu cầu khi
ứng dụng ISO 9000. Lợi ích của việc ứng dụng ISO 9000, cũng như nội dung
ứng dụng ISO 9000. Chương 1 này sẽ là tiền đề giúp tơi tiếp tục phát triển
chương 2.

Chương 2:
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 TRONG CÔNG
TÁC CHỈNH LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI VĂN PHÒNG
CỤC THUẾ TỈNH NINH THUẬN
2.1. Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận.
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận
Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thuế với chức
năng, nhiệm vụ chính là tổ chức quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác trên địa bàn tinh vào Ngân sách nhà nước. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo song
song của Bộ Tài chính và UBND tỉnh Ninh Thuận.
Ngành thuế Ninh Thuận ra đời trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước nói
chung và Ninh Thuận nói riêng gặp khơng ít khó khăn, với đặc điểm là một tỉnh
nghèo thuộc vùng nam trung bộ là một trong 7 tỉnh đặc biệt khó khăn của cả
1
3


nước nên điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc. Đời sống của đại
bộ phận dân cư cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, khơng có thế mạnh
về phát triển về cơng nghiệp và du lịch nên nguồn thu rất nhỏ lẻ, rải rác. Mặt
khác địa bàn rộng, chia cắt nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác thuế và
gặp khơng ít khó khăn, thách thử. Ngày đầu mới thành lập, biên chế tồn ngành

mới có 167 cán bộ cơng chức, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ thuế còn thấp, phần lớp cán bộ thuế là bộ đội chuyển ngành và các ngành
khác chuyển đến chưa qua đào tạo. Năm 1992 sau khi tỉnh Ninh Thuận chính
thức tái lập thì số cán bộ qua đào tạo cơ quản chỉ chiếm trên 10%. Để đáp ứng
yêu cầu quản lý thuế trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế, Cục Thuế Ninh Thuận đã xây dựng chương trình đào
tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức, với phương thức vừa làm vừa đào tạo vừa
phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ và chiến lược lâu dài.... Vì thế đội ngũ toàn
ngành thuế Ninh Thuận đã ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
- Những đặc điểm chính của Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận
+ Cơ cấu tổ chức: Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận hiện nay gồm 09 Phịng
chun mơn, nghiệp vụ thuộc Cục Thuế và 04 Chi cục Thuế thành phố và khu
vực trực thuộc Cục Thuế với 24 Đội Thuế thuộc các Chi cục Thuế, quản lý thu
thuế trên địa bàn 65 xã, phường, thị trấn.
+ Tổ chức Đảng: Đảng bộ Cục Thuế gồm 01 Đảng bộ bộ phận và 07 Chi
bộ trực thuộc với 177 đảng viên chiếm 59% trên tổng số công chức và người lao
động toàn ngành Thuế (177/300 người).
+ Tổ chức đồn thể: Cơng đồn cơ sở Cục Thuế gồm 05 tổ chức Cơng.
đồn bộ phận (bao gồm Cơ quan Cục Thuế và 04 Chi cục Thuế), 100% công "
chức và người lao động tham gia tổ chức cơng đồn; Đồn thanh niên cơ sở Cục
Thuế gồm 03 Chi đoàn trực thuộc với tổng số 62 đoàn viên chiếm 20,7% trên
tổng số cơng chức và người lao động tồn ngành Thuế(62/300 người).
+ Biên chế: Tổng số công chức và người lao động: 300, trong đó:
+ Số cơng chức hiện có: 262 người (nam: 126 người và nữ: 136 người)
1
4


+ Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/NĐ-CP của Chính phủ: 38
người (nam 25 người và nữ 13 người);

+ Trinh độ học vấn: Trình độ Thạc sỹ 17 người, Đại học 222 người; Quản
lý nhà nước ngạch Chuyên viên Cao cấp 01 người, ngạch Chuyên viên chính 53
người, ngạch Chuyên viên 109 người.
2.1.2. Văn phòng Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận.
2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ Văn phòng Cục thuế tỉnh Ninh Thuận
Văn phịng Cục thuế tỉnh Ninh thuận có chức năng giúp Cục trưởng Cục
Thuế xây dựng, triển khai thực hiện nội quy cơ quan, quy chế làm việc; tổ chức
và vận hành cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác cải cách hành chính,
kiểm sốt thủ tục hành chính, hệ thống quản lý chất lượng ISO; xây dựng
chương trình, kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Cục
Thuế. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính; quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản trị; in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp;
và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế quản lý ấn chỉ thuế
trong toàn Cục Thuế.
Căn cứ vào Điều 10, Điều 11 và Phần II Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày
12/3/2019 của Tổng cục thuế quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn các phòng và văn phòng thuộc cục thuế tỉnh; Quyết định số 320/QĐBTC ngày 28/02/2019 về quy định số lượng phòng thực hiện chức năng tham
mưu, quản lý thuế và phòng thanh tra – kiểm tra thuộc Cục thuế các tỉnh, thành
phố trược thuộc Trung ương thì Văn phịng Cục thuế tỉnh Ninh Thuận có những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc
của Cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ tại cơ quan Cục
Thuế; công tác cải cách hành chính, cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính, kiểm
tra, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO; tiếp nhận, phát hành kịp thời, đầy

1
5



đủ, chính xác cơng văn của Cục Thuế, phân loại, chuyển cho các phòng chức
năng xử lý.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc thực hiện các
cơng tác hành chính văn thư, lưu trữ.
- Tham mưu xây dựng chương trình hoạt động của Cục Thuế hàng tháng,
q, năm; theo dõi, đơn đốc các phịng triển khai chương trình cơng tác của cơ
quan; Xây dựng báo cáo và tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện
nhiệm vụ quản lý thuế của Cục Thuế.
- Trình Cục trưởng ban hành Thơng báo phân cơng công tác, lĩnh vực phụ
trách của các Lãnh đạo Cục; chuyển giao phân công công tác, lĩnh vực phụ trách
khi các Lãnh đạo đi cơng tác.
- Rà sốt nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do các đơn vị
thuộc Cục Thuế soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Thuế chuẩn bị chương trình,
nội dung, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị của lãnh đạo Cục Thuế.
- Hàng năm tiếp nhận hồ sơ từ các phòng, Chi cục Thuế, tiến hành phân
loại, chỉnh lý hồ sơ và lưu trữ đúng quy định, đảm bảo an toàn tài liệu, an toàn
lao động và khoa học, thuận tiện trong việc khai thác tài liệu.
- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo công chức thuế thuộc lĩnh vực
được giao.
- Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các
văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy
định.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh
phí hoạt động; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc in, quản lý, sử dụng, hoá
đơn, ấn chỉ thuế theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc
thực hiện công tác xây dựng và thực hiện dự tốn kinh phí, đầu tư xây dựng cơ
bản, quản lý trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục.
1

6


- Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, thẩm định hồ sơ dự án đầu tư
xây dựng cơ bản nội bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý tài chính của Cục Thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp
3 của cơ quan Cục Thuế; thẩm tra báo cáo quyết tốn tài chính năm của các Chi
cục Thuế; tổng hợp và lập báo cáo quyết tốn tài chính tồn Cục Thuế; thơng
báo quyết tốn tài chính năm được duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục Thuế.
- Trực tiếp tổ chức in ấn chỉ thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế;
theo dõi giám sát việc quản lý, sử dụng, kế toán, thanh toán, kiểm kê, thanh hủy,
xử lý tổn thất các loại ấn chỉ thuế theo quy định; hướng dẫn, chỉ đạo cơng tác
quản lý, sử dụng các loại hố đơn, ấn chỉ thuế cho Chi cục Thuế và các đơn vị
được Nhà nước giao nhiệm vụ thu thuế.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất các biện
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế theo quy định.
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí của Cục Thuế.
- Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho công chức của
các Chi cục thuế về cơng tác quản lý hố đơn ấn chỉ thuế theo chỉ đạo của
Tổng cục Thuế.
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Văn phòng Cục thuế tỉnh Ninh Thuận
+ Cơ cấu tổ chức: Văn phòng Cục thuế tỉnh Ninh Thuận được cơ cấu theo
quy định tại Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục thuế
quyết định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phịng và văn
phịng thuộc cục thuế tỉnh. Có 01 Chánh văn phịng và 03 Phó Chánh văn phịng.

+ Biên chế: Tổng số công chức và người lao động của Văn phịng: 20
người, trong đó:
1
7


* Số cơng chức hiện có: 12 người (nam: 8 người và nữ: 4 người)
* Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/NĐ-CP của Chính phủ: 8 người
(nam 5 người và nữ 3 người);
+ Trinh độ học vấn: Trình độ Thạc sỹ 02 người, Đại học 16 người; Cao
đẳng 02 người.
SỐ
TT

Họ và tên

Chức vụ, chức danh

01

Trần Thị Mỹ Dung

Chánh văn phịng

02

Nguyễn Đình Tiến

Phó Chánh văn phịng


03

Lê Văn Thành

Phó Chánh văn phịng

04

Vũ Quốc Hiệp

Phó Chánh văn phịng

05

Trần Thị Nhi

Cơng chức

06

Phan Minh Nguyệt

Công chức

07

Đỗ Thị Đến

Công chức


08

Lê Thị Ái Phi

Công chức

09

Nguyễn Ngọc Phương Trâm

Công chức

10

Trần Thị Thanh Thanh

Công chức

Lưu trữ viên
bậc 1

11

Lê Thị Như Huế

Công chức

Lưu trữ viên
bậc 2


12

Phạm Thị Thu Trang

Công chức

Lưu trữ viên
bậc 3

13

Nguyễn Tấn Hải

Hợp đồng 68

14

Nguyễn Thành Vu

Hợp đồng 68

15

Phan Văn Minh

Hợp đồng 68

16

Nguyễn Bảo Toàn


Hợp đồng 68

17

Tô Minh Đạt

Hợp đồng 68

18

Lê Thị Như Ngà

Hợp đồng 68

19

Cao Thị Minh Hoàng

Hợp đồng 68

20

Đặng Thị Xuân Mai

Hợp đồng 68

Ghi chú

(Danh sách Nhân sự Văn phòng Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận)


1
8


2.2. Thực trạng ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác chỉnh
lý tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận.
Căn cứ vào quyết định số 19/2014/ QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 2014 về
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính
nhà nước; Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ
khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐTTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận ban
hành Quyết định số 7971/QĐ-CT ngày 21 tháng 6 năm 2021 của n về việc công
bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015. Theo đó Cục thuế tỉnh Ninh Thuận có 178 danh mục thủ tục, lĩnh
vực hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục thuế phù hợp theo Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong đó Văn phịng Cục thuế tỉnh Ninh
Thuận có 04 danh mục thủ tục, lĩnh vực hành chính thuộc thẩm quyền cụ thể:
Quy trình quản lý văn bản đi, văn bản đến tại Cục Thuế; Quy trình bảo trì sữa
chữa tài sản; Quy trình xây dựng soạn thảo văn bản, xây dựng chương trình cơng
tác năm; Quy trình cơng tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ.
- Q trình ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
trong công tác công tác chỉnh lý tài liệu lưu trữ tại Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận:
2.2.1 Sơ đồ quy trình thực hiện tại Cục Thuế tỉnh
Trách nhiệm

Văn thư, lưu trữ viên bậc 1

Văn thư, lưu trữ viên bậc 1


Văn thư lưu trữ viên bậc 1

Sơ đồ thực hiện

Tài liệu
liên quan

1. Giao nhận tài liệu

Phụ lục 1

2. Vận chuyển tài liệu về địa điểm
chỉnh lý
3. Vệ sinh sơ bộ tài liệu

1
9


Văn thư lưu trữ viên bậc 2

Văn thư lưu trữ viên bậc 1

Văn thư lưu trữ viên bậc 2

Văn thư lưu trữ viên bậc 3

Văn thư lưu trữ viên bậc 3

Văn thư lưu trữ viên bậc 3


Văn thư lưu trữ viên bậc 3
Văn thư lưu trữ viên bậc 3

Văn thư lưu trữ viên bậc 3

Văn thư lưu trữ viên bậc 3

Văn thư lưu trữ viên bậc 1

Văn thư lưu trữ viên bậc 2
Văn thư lưu trữ viên bậc 2

4. Khảo sát và biên soạn các văn bản
hướng dẫn

Phụ lục 2,
3, 4, 5

5. Phân loại tài liệu theo hướng dẫn

Phụ lục 5

6. Lập, Chỉnh sửa hoàn thiện hồ sơ kết Phụ lục 4, 5
hợp xác định giá trị tài liệu
7. Biên mục phiếu tin
8. Kiểm tra chỉnh sửa việc lập hồ sơ
và việc biên mục phiếu tin

Phụ lục 6

Phụ lục 5, 6

9. Hệ thống hóa phiếu tin theo phương Phụ lục 5, 6
án phân loại
10. Hệ thống hóa hồ sơ theo phiếu tin

Phụ lục 6
Hồ sơ

11. Biên mục hồ sơ
12. Kiểm tra chỉnh sửa biên mục
hồ sơ
13. Đánh số chính thức cho hồ sơ

Hồ sơ
Hồ sơ

Phụ lục 6
Hồ sơ

14. Vệ sinh tài liệu đưa tài liệu vào bìa
hồ sơ

Hồ sơ
Bìa hồ sơ

15. Đưa hồ sơ vào hộp
16. Viết và dán nhãn hộp

2

0

Phụ lục 7



×