Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Báo cáo thực tập khoa Tài chính ngân hàng tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã nghi sơn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.13 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ NGHI SƠN TỈNH
THANH HÓA

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................v
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH THỊ XÃ NGHI SƠN TỈNH
THANH HĨA...........................................................................................................1
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn tỉnh
Thanh Hóa................................................................................................................1
1.1.2 Q trình hình thành và lịch sử phát triển của Ngân hàng chính sách.......1
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn.................4
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội.........................................4
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn..............8
1.3 Giới thiệu về hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách chi nhánh Nghi
Sơn........................................................................................................................... 10
1.3.1 Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất lãi suất.........10
1.3.2 Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị
phục vụ học tập trực tuyến....................................................................................12
1.4. Đặc điểm hoạt động và đặc điểm cơng tác quản lý tài chính của Ngân hàng
chính sách chi nhánh Nghi Sơn.............................................................................14
1.4.1 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng chính sách chi nhánh Nghi Sơn.......14


1.4.2 Đặc điểm cơng tác quản lý tài chính của Ngân hàng chính sách thị xã
Nghi Sơn.................................................................................................................. 17
1.5 Khái quát về kết quả hoạt động của Ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn
qua 2 năm gần đây.................................................................................................18
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC CHO VAY VỐN TÍN
DỤNG CHÍNH SÁCH Ở NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH THỊ XÃ NGHI SƠN 21


2.1 Phân tích doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách ở ngân hàng chính
sách thị xã Nghi Sơn...............................................................................................21
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH THỊ XÃ NGHI SƠN.....................................................................24
3.1. Thuận lợi và khó khăn ở ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn................24
3.1.1 Thuận lợi........................................................................................................24
3.1.2 Khó khăn........................................................................................................24
3.2 Đánh giá về tình hình hoạt động của PGD NHCSXH thị xã Nghi Sơn........25
3.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế...............................................................................25
3.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội.................................................................................25
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP...............................27
KẾT LUẬN.............................................................................................................28
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực thiết yếu, đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên tồn thế giới. Khơng chỉ góp phần giúp các
nguồn vốn của nền kinh tế được điều tiết mà ngân hàng cịn đóng vai trị là kênh
phân phối vốn giúp nguồn vốn được lưu chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.
Để thực hiện được q trình này, ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng – trợ thủ
đắc lực đối với các thành phần trong xã hội, ngân hàng nhận tiền từ người thừa vốn

và thực hiện hoạt động cho vay đối với những người cần vốn, giúp xã hội phát triển
toàn diện. Hoạt động tín dụng được coi là một trong những đặc trưng chủ yếu của
một Ngân hàng.
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Nghi Sơn đã
thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay vốn tín dụng thơng qua các tổ chức chính trị
- xã hội trong tỉnh. Bên cạnh việc hỗ trợ vay vốn, các đơn vị đã phối hợp triển khai
nhiều giải pháp quản lý nợ, xử lý nợ nhằm nâng cao ý thức của người vay trong sử
dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
Được thực tập ở ngân hàng chính sách mơi trường thực tế áp dụng với những
kiến thức đã học từ chun ngành tài chính cơng Trường đại học Thương Mại. Sau
4 tuần thực tập tại Ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn với sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các anh chị trong đơn vị đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường,
giáo viên hướng dẫn của cô Tiêu Thị Diên, em đã tìm hiểu được những thơng tin
chung của đơn vị từ đó hồn thành báo cáo thực tập tổng hợp để tổng hợp lại những
thông tin.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm có 4 phần:
Phần I: Tổng quan về Ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn
Phần II:.Phân tích tình hình hoạt động ở ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn
Phần III: Đánh giá khái quát hoạt động ở ngân hàng chính sách thị xã Nghi
Sơn
Phần IV: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.


Em xin chân thành cám ơn các cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng chính sách thị
xã Nghi Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cám ơn cô Tiêu Thị Diên đã giúp đỡ em hoàn thành báo
cáo thực tập tổng hợp


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt
NHCSXH
NSNN
BCTC
HĐQT
TK&VV
NHNN&PTNT

Từ đầy đủ
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Ngân sách nhà nước
Báo cáo tài chính
Hội đồng quản trị
Tiết Kiệm và Vay Vốn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách.................................................4
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng giao dịch thị xã Nghi Sơn.............................8
Sơ đồ 1.3 Quy trình quản lý tài chính tại Ngân hàng chính sách thị xã Nghi Sơn...18
Bảng 2.1: Doanh số cho vay ở NHCSXH thị xã Nghi Sơn giai đoạn 2020- 2022...21
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay của NHCSXH thị xã Nghi Sơn............................22
giai đoạn 2020- 2022...............................................................................................22
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn của NHCSXH thị xã Nghi Sơn giai đoạn.............23
2020 – 2022.............................................................................................................23


1


I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH THỊ XÃ NGHI SƠN
TỈNH THANH HÓA
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn
tỉnh Thanh Hóa
1.1.1 Tên, địa chỉ, chức năng của đơn vị
- Tên: Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa
- Địa chỉ:. Tiểu khu 5, phường Hải Hồ, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Chức năng: Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính
sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
+ Hoạt động của NHCSXH khơng vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo
đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo
hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
+ Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn,
cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính
quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các
tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngồi nước đầu tư cho các chương
trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
+ Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những cơng cụ địn bẩy kinh tế
của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận
vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện
điều kiện sống, vươn lên thốt nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh
tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ - văn minh.
1.1.2 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Ngân hàng chính
sách
Tại Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo,



2

hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách
mạng; mở rộng hình thức cho vay thơng qua tín chấp đối với các hộ nghèo…
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa
đói giảm nghèo, tháng 3 năm 1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập
Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo thiếu vốn sản xuất với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng,
do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương đóng
góp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay. Quỹ được sử dụng để cho vay hộ
nghèo thiếu vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi, mức cho vay tối đa 2.500.000 đồng/hộ,
người vay không phải thế chấp tài sản.
Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg
về việc cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo; ngày 01/9/1995,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 290/QĐ-NH5
về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo đặt trong Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn (NHNN&PTNT) Việt Nam, hoạt động khơng vì mục
tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất.
Với mơ hình tổ chức được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương
trên cơ sở tận dụng bộ máy và màng lưới sẵn có của NHNN&PTNT Việt Nam,
Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài
chính cho các hộ nghèo ở Việt Nam với các chính sách tín dụng hợp lý, giúp hộ
nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với
nền sản xuất hàng hoá và có điều kiện thốt khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên, từ bộ phận quản trị đến bộ phận điều hành của Ngân hàng Phục vụ
người nghèo đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên rất ít thời gian để nghiên cứu
những vấn đề thực tiễn, hạn chế công việc nghiên cứu đề xuất chính sách, cơ chế
quản lý điều hành. Mọi hoạt động về nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đều
giao cho ban điều hành nghiên cứu soạn thảo trong khi ban điều hành đang thuộc
NHNN&PTNT Việt Nam. Như vậy, khơng tách được chức năng hoạch định chính
sách và điều hành theo chính sách.



3

Hơn nữa, bên cạnh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nguồn vốn từ ngân
sách Nhà nước hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác cịn được giao
cho nhiều cơ quan Nhà nước, hội đoàn thể và Ngân hàng thương mại Nhà nước
cùng thực hiện theo các kênh khác nhau, làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân
tán, chồng chéo, trùng lắp, thậm chí cản trở lẫn nhau. Bên cạnh nguồn vốn cho vay
hộ nghèo được Ngân hàng Phục vụ người nghèo và NHNN&PTNT Việt Nam thực
hiện thì thực tế cịn có nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do Kho bạc Nhà nước
quản lý và cho vay; nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên có hồn cảnh
khó khăn do Ngân hàng Cơng thương thực hiện; nguồn vốn cho vay ưu đãi các tổ
chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền
núi, các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ…
Việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở nhiều tổ chức
tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho q trình kiểm sốt
của Nhà nước, khơng tách bạch được tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Để triển khai Luật Các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách; các nghị quyết của Đại hội
Đảng IX, nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khố X về việc sớm hồn thiện tổ chức
và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại; đồng
thời thực hiện cam kết với Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế về việc thành
lập Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác,
cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về
việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục
vụ người nghèo, tách ra khỏi NHNN&PTNT Việt Nam.
Ngày 11 tháng 3 năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chính thức khai
trương đi vào hoạt động

Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn trước kia là gộp chung cùng
ngân hàng chính sách huyện Tĩnh Gia , tính đến năm 2020 tách ra thành phòng giao
dịch thị xã Nghi Sơn


4

1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách

NHCSXH có mơ hình và mạng lưới hoạt động được tổ chức theo 3 cấp: Hội
sở chính ở Trung ương, Chi nhánh ở cấp tỉnh, Phịng giao dịch ở cấp huyện. Mỗi
cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp:
1. Bộ máy quản trị
Bộ máy quản trị gồm NHCSXH: Hội đồng quản trị ở Trung ương; Ban đại
diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh, cấp huyện.
- Hội đồng quản trị NHCSXH
Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH, ngoài các thành viên chun trách cịn
có các thành viên kiêm nhiệm là đại diện có thẩm quyền của các cơ quan quản lý
Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ đó, các đường lối, chính sách và
phương hướng hoạt động của NHCSXH do HĐQT đề ra sẽ phù hợp và đồng bộ với
các chương trình chính sách xã hội do các Bộ, ngành, đoàn thể khác thực hiện, góp


5

phần nâng cao hiệu quả hoạt động xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay, HĐQT có 14
thành viên, trong đó 12 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách.
HĐQT có chức năng quản trị các hoạt động của NHCSXH, phê duyệt chiến

lược phát triển dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm, ban hành các văn bản về chủ
trương, chính sách, quy định, quy chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH các cấp,
nghị quyết các kỳ họp HĐQT thường kỳ và đột xuất.
Ngoài chức năng nhiệm vụ như trên, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mỗi
Bộ, ngành, từng thành viên kiêm nhiệm HĐQT còn trực tiếp chỉ đạo hệ thống Bộ,
ngành mình tham gia quản lý, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của NHCSXH, tham
gia chuyển tải vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương.
Giúp việc cho HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn và Ban kiểm soát NHCSXH.
- Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp.
Tại các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT các cấp có chức năng
giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại các địa
phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch giảm nghèo bền vững
và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ưu đãi.
Thành phần, số lượng thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp tại địa phương
tương đương như thành phần của HĐQT ở Trung ương (nhưng khơng có thành viên
chun trách) là cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước như các Sở, Ban, Ngành,
đồn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp
làm Trưởng ban. Giúp việc cho Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc
NHCSXH cùng cấp đảm nhận.
Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm qui
định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003
của Hội đồng quản trị.
Sau 10 năm hoạt động, NHCSXH tổ chức đánh giá lại hoạt động của ngân
hàng và khẳng định được vai trò của UBND cấp xã đối với hoạt động của


6


NHCSXH. Năm 2013, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH thực
hiện thí điểm đưa Chủ tịch UBND xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện
tại 03 tỉnh: Thanh Hóa, Bắc Giang và Long An. Đầu năm 2014, tổng kết đánh giá
cho thấy hiệu quả và khẳng định là thiết thực và cần triển khai toàn quốc. Theo đó,
xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội
vụ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép bổ sung Chủ tịch UBND cấp
xã tham gia Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện. Năm 2015, NHCSXH triển
khai thực hiện bổ sung Chủ tịch xã vào thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH
cấp huyện.
2. Bộ máy điều hành tác nghiệp
- NHCSXH có mạng lưới hoạt động từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận,
huyện theo địa giới hành chính. Tại Trung ương có: Các Ban chun mơn nghiệp vụ
Hội sở chính, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Cơng nghệ thơng tin và Sở giao dịch.
Tại địa phương có: Chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; các Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp
huyện). Điều hành hoạt động của hệ thống NHCSXH là Tổng Giám đốc, điều hành
hoạt động tại Chi nhánh tỉnh, thành phố là Giám đốc Chi nhánh và điều hành hoạt
động tại Phòng giao dịch cấp huyện là Giám đốc Phòng giao dịch.
- Tại địa phương, bên cạnh bộ phận tác nghiệp chun trách của NHCSXH cịn
có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương (gồm cả chính quyền cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã và thơn/ấp). Việc tham gia của các thành phần trên đã giúp việc
xác nhận đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng một cách chính xác, nhanh chóng;
gắn tín dụng chính sách với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hướng nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật,... giúp
hộ vay sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, có thu nhập, thốt nghèo bền vững. Đồng
thời, sự tham gia của cấp ủy, chính quyền địa phương giúp cho việc tiếp nhận và triển
khai chính sách của Chính phủ kịp thời và sát hơn với thực tiễn của từng địa phương
làm tăng tính xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, nâng cao vai trị quản lý Nhà
nước đối với tín dụng chính sách (vừa có chức năng chỉ đạo thực hiện, vừa có chức



7

năng kiểm tra, giám sát). Ngồi ra, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, còn chỉ
đạo và phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể theo dõi giám sát hoạt động của Tổ
Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để thực hiện tốt tín dụng chính sách trên địa bàn.
Mơ hình hoạt động của NHCSXH đã thể hiện chủ trương xã hội hóa, dân chủ
hóa, thực hiện cơng khai, minh bạch hoạt động tín dụng chính sách. Với mơ hình
này, người dân khơng chỉ được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ
mà cịn được trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động của NHCSXH góp phần nâng
cao hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách.
3. Hoạt động nghiệp vụ tại xã
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối
tượng chính sách khác, NHCSXH đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại
xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thông qua hoạt động của Tổ giao dịch tại xã.
- Tổ giao dịch xã là một bộ phận nghiệp vụ của NHCSXH được thành lập để
thực hiện hoạt động giao dịch xã. Tổ giao dịch tại xã thực hiện việc phổ biến, tuyên
truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và
các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi,
thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ, họp giao ban với Tổ trưởng tổ
TK&VV và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác của NHCSXH.
- Điểm giao dịch xã là nơi NHCSXH tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ
chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã; được đặt trong khuôn viên trụ sở
UBND xã. Điểm giao dịch xã được bố trí phiên giao dịch vào ngày cố định trong
tháng (kể cả vào ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần) và được niêm yết công khai trên biển
hiệu Điểm giao dịch xã và trên website của NHCSXH. Trường hợp ngày giao dịch
cố định trùng vào ngày được nghỉ Tết Nguyên Đán thì được tổ chức giao dịch bù.


8


1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng giao dịch thị xã Nghi Sơn

Giám đốc:

Quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh thị xã Nghi

Sơn theo quy định của Pháp luật và các văn bản quy phạm Pháp luật của Nhà nước
Việt Nam. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã quy định trong Điều lệ Ngân hàng.
- Quyết định các vấn đề hoạt động hàng ngày của Chi nhánh mà không cần
đến quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược hoạt động của Chi nhánh thị xã Nghi
Sơn.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Chi nhánh thị
xã Nghi Sơn.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại Chi nhánh thị xã
Nghi Sơn, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Tuyển dụng và cắt giảm nhân sự theo yêu cầu hoạt động.
- Kiến nghị phương án xử lý lỗ lãi trong hoạt động của Chi nhánh thị xã Nghi
Sơn.


9

- Giám đốc cịn có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật,
điều lệ Ngân hàng và quyết định của Hội đồng quản trị.
Nếu điều hành trái với quy định, gây thiệt hại cho Ngân hàng thì Giám đốc
chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại theo quy định.

Phòng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng: là một phịng chun mơn nghiệp vụ
thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh thị xã Nghi Sơn. Tổ chức thực hiện các chương
trình tín dụng trong tồn tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Chi nhánh thị
xã Nghi Sơn trong công tác tổng hợp về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn và quản lý
nhà nước về kế hoạch và đầu tư. Là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách
hàng có nhu cầu, tiến hành thẩm định các dự án, phương án vay vốn và làm các thủ
tục vay vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho vay.
Phịng Kế tốn - Ngân quỹ: Chịu sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc Chi
nhánh thị xã Nghi Sơn. Thực hiện nhiệm vụ cơng tác hạch tốn kế toán theo quy
định về pháp lệnh kế toán thống kê và các nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức
kinh tế, quản lí vốn và tài sản, hạch tốn cho vay thu nợ, xây dựng kế hoạch tài
chính, quyết tốn thu chi tài chính theo chếđộ tài chính, tổng hợp thu chi tài chính,
lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, thực hiện chức năng trung tâm thanh toán, thực
hiện chức năng giám đốc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Chi nhánh thị xã Nghi
Sơn. Lập dự tốn về chi phí hoạt động. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và
pháp luật về tính chính xác, trung thực và kịp thời của các số liệu đã xác lập trong
sổ sách và báo cáo kế toán hàng năm gửi cho các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban
giám đốc và lưu trữ tại Chi nhánh thị xã Nghi Sơn. Đảm bảo an ninh tài chính và
giữ gìn bí mật nội bộ.Tham mưu cho Giám đốc về việc áp dụng các chính sách về
tiền lương, tiền thưởng, chính sách về BHXH, BHYT,BHTN đặc biệt đối với lao
động nữtheo đúng quy định của pháp luật.
Các nhân viên thuộc Phịng kế tốn – Ngân quỹ ngồi việc được giao nhiệm
vụ cụ thể tại các quyết định riêng rẽ của Giám đốc Chi nhánh thị xã Nghi Sơn còn
phải chịu sự kiểm tra, giám sát và điều hành trực tiếp của Trưởng Phịng kế tốn
(Kế tốn trưởng).


10

1.3 Giới thiệu về hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách chi nhánh

Nghi Sơn
1.3.1 Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất lãi suất
Điều kiện vay vốn:
1.1 Đối với khách hàng vay vốn trả lương ngừng việc
a) Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng
việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động
trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.
b) Khơng có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tại thời điểm đề nghị vay vốn.
1.2. Đối với khách hàng vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi
sản xuất, kinh doanh
a) Đối với khách hàng phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày
01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022
- Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày
31/3/2022.
- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
thời điểm đề nghị vay vốn.
b) Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch,
dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh
- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.



11

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.
- Khơng có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi, đã
hồn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.
2. Mục đích sử dụng vốn vay:
Vốn vay được khách hàng sử dụng để trả lương cho người lao động ngừng
việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chính
sách hỗ trợ của Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.
3. Mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay:
3.1. Mức cho vay: Khách hàng được vay vốn một hoặc nhiều lần để trả lương
ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất với thời gian tối đa
03 tháng/người lao động. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng theo
Nghị định số 90/2019/NĐ-CP (Mức lương tối thiểu vùng hiện nay tại thị xã Nghi
Sơn, vùng 3 là 3.430.000 đồng/người/tháng
3.2. Lãi suất cho vay: 0%/năm. Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm.
3.3. Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận
dưới 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên.
3.4. Khách hàng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
3.5. NHCSXH cho vay trực tiếp đến khách hàng.
4. Quy trình cho vay:
- Trong vịng 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn,
NHCSXH thực hiện phê duyệt cho vay và thông báo cho khách hàng. Trường hợp
không đủ điều kiện cho vay thì thơng báo bằng văn bản đến khách hàng, nêu lý do
từ chối.
- NHCSXH cùng khách hàng ký Hợp đồng tín dụng/Phụ lục hợp đồng tín
dụng
5. Tổ chức giải ngân:
- NHCSXH giải ngân cho khách hàng bằng hình thức chuyển khoản vào tài
khoản của khách hàng.



12

- Thực hiện giải ngân cho khách hàng trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo vốn.
- Trường hợp đề nghị vay vốn để trả lương cho người lao động đối với các
tháng 5,6,7/2021, khách hàng lập hồ sơ vay vốn từng tháng và được NHCSXH giải
ngân một lần.
- Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 05/4/2022 hoặc
khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được NHNN cho vay tái cấp vốn.
1.3.2 Cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn mua máy tính,
thiết bị phục vụ học tập trực tuyến
Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghi Sơn triển khai cho vay học sinh, sinh
viên có hồn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến trên
địa bàn thị xã.
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Ngày 04/4/2022 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên có hồn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính,
thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, cùng ngày 04/4/2022 Tổng Giám đốc Ngân
hàng Chính sách xã hội đã ban hành Văn bản số 2466/NHCS-TDSV để Hướng dẫn
nghiệp vụ cho vay đối với học sinh, sinh viên có hồn cảnh gia đình khó khăn để
mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, cụ thể:
1. Đối tượng vay vốn
a) Học sinh các cấp đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục.
b) Học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương
đại học), cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp được thành lập và

hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Điều kiện vay vốn
Học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện vay vốn sau:


13

a) Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ
gia đình có hồn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (có bố, mẹ
hoặc bố mẹ mất do dịch Covid-19).
b) Khơng có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến
và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới
mọi hình thức
3. Mục đích sử dụng vốn vay
Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu
học tập trực tuyến bao gồm: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và
các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone).
4. Mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay tối đa 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên.
5. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay 1,2%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ
nghèo tại thời điểm vay vốn.
6. Thời hạn cho vay và thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay
6.1. Đối với học sinh, sinh viên vay vốn thơng qua hộ gia đình: Thời hạn cho
vay tối đa 36 tháng.
6.2. Đối với trường hợp sinh viên trực tiếp đứng tên vay vốn:
a) Tại thời điểm vay vốn nếu thời gian dự kiến kết thúc khóa học cịn từ 24
tháng trở lên thì thời hạn vay vốn tối đa được tính từ ngày vay đến hết 12 tháng sau
thời điểm dự kiến kết thúc khóa học;

b) Thời điểm dự kiến kết thúc khóa học của sinh viên được xác định theo giấy
xác nhận của nhà trường.
6.3. Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay
Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31
tháng 12 năm 2023 hoặc thời điểm hết nguồn vốn cho vay quy định tại khoản 1



×