Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Phát triển các phương thức thanh toán trực tuyến của công ty tnhh phần mềm tâm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : “PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM TÂM PHÁT”

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Chử Bá Quyết

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hằng

Mã sinh viên:

19D140087

Lớp HC:

K55I2

Hà Nội, 11/2022


LỜI CẢM ƠN
Sau khoảng thời gian được học tập và rèn luyện tại khoa Hệ thống thông tin
kinh tế và Thương mại điện tử (HTTTKT & TMĐT) – Trường Đại học Thương
Mại, em đã có cơ hội được trải nghiệm cả hai hình thức học trực tiếp và trực
tuyến trong hai năm đại dịch COVID - 19. Tuy khoảng thời gian đó, sự tương tác


giữa giảng viên và sinh viên bị cản trở, nhưng khơng vì thế mà làm giảm đi chất
lượng giảng dạy của thầy cô. Là một sinh viên của ngành TMĐT em đã được
học từ cơ bản đến chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng về TMĐT. Trong quá
trình học em nhận thấy chương trình đào tạo chuyên ngành TMĐT của Đại học
Thương Mại luôn được sửa đổi và cập nhật theo xu hướng, gắn đào tạo với yêu
cầu công việc nhằm giúp cho sinh viên cập nhật, đổi mới để đáp ứng được tính
hiện đại và yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.
Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty TNHH phần mềm Tâm Phát, em
đã được trực tiếp tham gia vào hoạt động của công ty, học hỏi thêm được nhiều
kiến thức thực tế. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt
nghiệp, thầy Chử Bá Quyết đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em có thể hồn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của Khoa và Nhà trường đã đề ra. Bên cạnh
đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty cùng tồn thể các anh
chị nhân viên trong cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong khoảng gian thực tập và làm việc tại công ty.
Trong q trình tham gia thực tập cũng như hồn thiện khóa luận tốt
nghiệp, em khơng thể tránh được những thiếu sót vì trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hằng

i


MỤC LỤC

ii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH phần mềm Tâm Phát
giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021...................................................................34
Bảng 1.3: Tổng số lượng giao dịch thơng qua hệ thống thanh tốn trực tuyến của
website..................................................................................................................40
Bảng 2.1 : Bảng so sánh thực tế triển khai hoạt động thanh tốn trực tuyến trên
website giữa cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát với công ty Thiết kế web
Expro Việt Nam và công ty TNHH truyền thông đa phương tiện Hapodigital....52
Bảng 1.4: Cơ cấu tổ chức nhân lực cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát theo hệ
thống, phịng ban..................................................................................................57
Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH phần mềm Tâm Phát giai đoạn
từ năm 2019 đến năm 2021.................................................................................59

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình thanh tốn thẻ trực tuyến......................................................17
Hình 1.2: Quy trình thanh tốn ví điện tử trên ứng dụng trên thiết bị di động.....19
Hình 1.3: Quy trình vi thanh tốn dựa trên tài khoản...........................................21
Hình 1.4: Quy trình chuyển khoản điện tử cùng hệ thống...................................23
Hình 2.1: Logo cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát..........................................29
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát......................32
Hình 2.3: Giao diện website www.tamphat.edu.vn..............................................36
Hình 2.3: Nhận diện cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát của khách hàng........41
Hình 2.4: Mức độ thường xuyên sử dụng thanh toán trực tuyến của khách hàng42
Hình 2.5: Đánh giá khả năng tương tác của hệ thống thanh tốn trực tuyến đối
với khách hàng......................................................................................................43
Hình 2.6: Hình thức thanh tốn chủ yếu của khách hàng....................................43

Hình 2.7: Khó khăn khách hàng gặp phải khi thanh tốn trực tuyến..................44
Hình 2.8: Đánh giá mức độ hài lịng của khách hàng về hoạt động thanh tốn
trực tuyến..............................................................................................................45
Hình 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thanh toán trực tuyến...........45
Hình 2.11: Cải thiện hoạt động thanh tốn trực tuyến của cơng ty TNHH phần
mềm Tâm Phát......................................................................................................47
Hình 2.12: Các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn trực tuyến
của khách hàng.....................................................................................................47
Hình 2.13: Mong muốn sử dụng thanh tốn trực tuyến trong tương lai của khách
hàng......................................................................................................................48
Hình 2.14: Logo ngân hàng ACB.........................................................................54
Hình 2.15: Logo ngân hàng Vietcombank............................................................55
Hình 2.16: Logo ngân hàng VietinBank...............................................................55
..............................................................................................................................74
Hình 3.1. Logo ví điện tử Momo..........................................................................74
Hình 3.2. Logo ví điện tử ZaloPay.......................................................................75
Hình 3.3: Mơ hình hoạt động thanh toán trực tuyến của nganluong.vn...............77

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

HTTTKT & TMĐT

Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử


TMĐT

Thương mại điện tử

SEO

Search Engine Optimization

CNTT

Công nghệ thông tin

POS

Point of Sale

NFC

Near – Field Communications

MST

Truyền dữ liệu an tồn qua từ tính

SMS

Short Message Services

OTP


One Time Password

PCI DSS

Payment Card Indutry Data Security Standard

SSL

Secure Sockets Layer

TLS

Transport Layer Security

AI

Artificial Intelligence

CNP

Card Not Present

EPS

Earning Per Share

v


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Một trong những bộ phận quan trọng và quyết định tới sự thành cơng của
thương mại điện tử (TMĐT) chính là các phương tiện thanh toán trực tuyến.
Theo nghiên cứu của Research and Markets (2020) trong Báo cáo toàn cầu về
thanh toán kỹ thuật số 2020 - 2030 cho thấy thị trường thanh tốn trực tuyến tồn
cầu tăng từ 3.885,6 tỷ USD vào năm 2019 lên khoảng 5.439,8 tỷ đô la vào năm
2020. Mọi người dân trên khắp thế giới đang sử dụng các tùy chọn thanh toán
trực tuyến để tránh tiếp xúc và lây nhiễm thông qua xử lý tiền mặt trực tiếp, đồng
thời tuân thủ giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Với việc đóng
cửa các khu chợ có tính địa phương và tự phát để tránh tụ tập đơng người, người
dân thích mua trực tuyến các nguồn cung cấp thiết yếu, do đó làm tăng nhu cầu
đối với thị trường thanh toán trực tuyến. Thị trường thanh toán trực tuyến dự kiến
sẽ ổn định và đạt 8.059,3 tỷ đô la với tốc độ tăng trưởng kép là 20% đến năm
2023.
Tại Việt Nam, lĩnh vực thanh toán trực tuyến đang dẫn đầu và định hướng
sự phát triển của các doanh nghiệp cùng với đó là sự gia tăng của số lượng và
chất lượng người sử dụng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Theo báo cáo Cách
mạng thanh toán, định hướng đến 2025 và tầm nhìn tương lai của PWC Việt
Nam, hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng 30% số lượng người trưởng thành sử
dụng dịch vụ ngân hàng số. Chính vì vậy, thị trường thanh tốn trực tuyến tại
Việt Nam cịn nhiều dư địa để tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Việc
tăng cường sử dụng các dịch vụ này, bao gồm cả thanh toán kỹ thuật số sẽ giúp
Việt Nam nhanh chóng khai phá tiềm năng thị trường trong lĩnh vực này. Việc
định hình một hệ thống thanh tốn trực tuyến đáp ứng được những yêu cầu của
các nhóm khách hàng trở nên rất quan trọng. Thanh toán trực tuyến đã trở thành
một phương thức thanh tốn hữu hiệu khơng chỉ với các doanh nghiệp mà còn cả
với người tiêu dùng và mang đến nhiều cơ hội mới. 
Bên cạnh những cơ hội rộng mở thì thanh tốn trực tuyến tại Việt Nam
trong giai đoạn tới còn gặp rất nhiều những thách thức. Đặc biệt, là thiếu đi sự
liên kết trên phạm vi rộng giữa các trung gian thanh toán với các tổ chức, cá nhân

1


bán hàng hóa, dịch vụ. Tại nhiều tổ chức, cá nhân bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ đã ứng dụng TMĐT nhưng lại chưa triển khai các hình thức thanh toán
trực tuyến do một số yếu tố như tài chính, cơng nghệ, hạ tầng cơ sở vật chất,
nhân lực,... Người dân vẫn chưa thể áp dụng các phương thức thanh tốn trực
tuyến, dù họ có mong muốn thực hiện, có đủ kiến thức, kỹ năng và sở hữu các
phương tiện thanh toán trực tuyến nhưng bên cung ứng dịch vụ họ khơng cung
cấp phương thức thanh tốn đó. Điều này có thể khiến cho các doanh nghiệp sẽ
bỏ lỡ một tệp khách hàng tiềm năng, khó phát triển mạnh nên có sự đổi mới cập
nhật xu thế thị trường.
Tại cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát, sau q trình thực tập, tìm hiểu và
quan sát, nhận thấy rằng cơng ty cịn nhiều hạn chế trong hệ thống thanh tốn
trực tuyến trên website của công ty. Hiện tại công ty chỉ có hai hình thức thanh
tốn chính là thanh tốn chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng (Internet
Banking) và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chưa đa dạng nhiều phương thức
thanh tốn trực tuyến phổ biến như ví điện tử, thanh tốn bằng mã QR code,... Đã
có rất nhiều khách hàng khi thanh tốn dịch vụ của cơng ty cũng đã phản ánh vấn
đề này, vì vậy ban Giám đốc cơng ty đã đề xuất, nghiên cứu để hồn thiện tốt
nhất cho website của công ty.
Với mục tiêu đem đến sự hài lịng tuyệt đối cho khách hàng, cơng ty TNHH
phần mềm Tâm Phát đã đề xuất đẩy mạnh TMĐT và xây dựng, ứng dụng phát
triển hệ thống thanh tốn trực tuyến là mục tiêu cấp thiết. Do đó, tác giả đã chọn
đề tài: “Phát triển các phương thức thanh tốn trực tuyến của cơng ty TNHH
phần mềm Tâm Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 
1. Research and Markets (2020), Global Digital Payments Market Report
(2020 to 2030) - COVID-19 Implications and Growth [1].

Báo cáo cung cấp cho các nhà chiến lược gia, nhà tiếp thị và quản lý cấp
cao những thông tin quan trọng cần để đánh giá nhu cầu ngày càng tăng đối với
thanh toán kỹ thuật số do tác động thứ cấp của Covid - 19. Bao gồm các đặc
2


điểm thị trường của báo cáo xác định và giải thích thị trường. Đưa ra quy mơ thị
trường bao gồm cả mức tăng trưởng lịch sử của thị trường, ảnh hưởng của Covid
- 19 và dự báo mức tăng trưởng của nó. Phân tích khu vực và quốc gia, đưa ra
phân tích thị trường ở từng khu vực địa lý và quy mô của thị trường theo khu
vực, đồng thời so sánh mức tăng trưởng lịch sử và dự báo của chúng. So sánh thị
trường thanh toán kỹ thuật số với các phân khúc khác của thị trường thanh toán
kỹ thuật số theo quy mô và tốc độ tăng trưởng, lịch sử và dự báo, phân tích tỷ lệ
GDP, chi tiêu bình quân đầu người, so sánh các chỉ số thanh toán kỹ thuật số.
2. Haizhen Li, Richard Ward (2009), Risk, Cost and Online Payment
Choice: A Study of eBay Transaction [2].
Cuốn sách này chủ yếu là điều tra lựa chọn thanh tốn trực tuyến sử dụng
probit và mơ hình logic lồng nhau dựa trên các số liệu điều tra, thu thập được từ
những sử dụng ebay. Phát triển một khung lý thuyết để mơ hình lựa chọn giữa
các đối tác kinh doanh dựa trên kích thước rủi ro, sự tiện lợi và chi phí. Sau đó,
phân tích sản phẩm thuộc tính cách, đặc điểm của thương nhân và các thuộc tính
thanh tốn ảnh hưởng đến sự lựa chọn thanh tốn. Những phát hiện cho thấy
rằng, chi phí và sự bất tiện kết hợp với một phương thức thanh tốn khơng
khuyến khích việc sử dụng trong các giao dịch trực tuyến.
3. Lauden Keneth C. Carol Guercio Traver, T. (2017), E-commerce:
Business, technology, and society, Pearson, USA [3]
Cuốn sách nhấn mạnh ba động kuwjc thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện
tử đang mở rộng: thay đổi công nghệ, phát triển kinh doanh và các vấn đề xã hội.
Khung khái niệm sử các mẫu của nhiều công ty hiện đại để chứng minh thêm sự
khác biệt và phức tạp trong TMĐT ngày nay. Trong phiên bản thứ mười ba,

Laudon và Traver đã thêm mới và cập nhật các nghiên cứu điển hình hiện có để
phù hợp với sự phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử khi chúng tồn tại
trong thế giới công nghệ ngày nay.

3


4. Adeoti. O.& Osotimehin, K. (2012), Adoption of Point of Sale
Terminals in Nigeria: Assessment of Consumers Level of Satisfaction, Research
Journal of Finance and Accounting [4].
Tác giả đề cập đến việc áp dụng POS cho giao dịch tài chính dự kiến sẽ làm
giảm khối lượng tiền tệ lớn trong lưu thông. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống
thanh toán điện tử tương đối thấp hơn các hệ thống thanh toán khác ở Nigeria.
Do đó, nghiên cứu điều tra mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với việc áp
dụng hệ thống thanh toán điện tử ở Nigeria. Dữ liệu cho nghiên cứu được lấy từ
khách hàng của ngân hàng và người tiêu dùng sản phẩm.
5. Briggs, A. & Brooks, L. (2011), Electronic Payment Systems
Development in a Developing Country [5]
Bài viết xem xét các chính sách đối với việc phát triển hệ thống thanh toán
điện tử (EPS) của Nigeria bằng cách sử dụng quan điểm kinh tế học mới. Một
nghiên cứu trường hợp phát triển hệ thống thanh toán điện tử của Nigeria đã
được thực hiện bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập
dữ liệu từ 18 bên liên quan.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 
1. Nguyễn Trần Hưng và các tác giả (2022), Giáo trình Thanh tốn điện tử,
Đại học Thương Mại, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội [10].
Giáo trình “Thanh tốn điện tử” được biên soạn với mong muốn trang bị
cho người học những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về xây dựng, triển khai,
vận hành khai thác các hệ thống thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay trên
thế giới. Cung cấp các kiến thức và kỹ năng toàn diện từ nên tảng như: khái

niệm, đặc điểm, các bên tham gia thanh toán điện tử,... cho tới chuyên sâu về
thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử, séc điện tử, thanh tốn hóa đơn điện tử
tiền điện tử, cổng thanh toán và các vấn đề về đảm bảo an tồn trong thanh tốn
điện tử. Làm rõ được sự khác nhau giữa thanh toán điện tử với thanh toán truyền
thống, giữa thanh toán điện tử với thanh toán trực tuyến, đem đến cho sinh viên
cái nhìn tồn diện và bao quát hơn.
2. Nguyễn Văn Minh (2011), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nhà
xuất bản Thống kê Hà Nội [8].
4


Giáo trình cung cấp những kiến thức căn bản về TMĐT bao gồm những
khái niệm cơ bản, những nguyên lý về thị trường và khách hàng, những mơ hình
kinh doanh chính chủ yếu trên Internet hiện nay, những yếu tố tổ chức và kết cấu
hạ tầng, những hoạt động đặc trưng như thanh toán điện tử, dịch vụ hỗ trợ, an
toàn bảo mật và những điều kiện, những phương tiện cơ bản mà những người
làm thương mại sử dụng nhằm triển khai các ứng dụng TMĐT trong hoạt động
kinh doanh. Giúp sinh viên hình thành các kỹ năng ban đầu về phân tích, đánh
giá, tìm ra các khả năng ứng dụng TMĐT, đẩy mạnh các hoạt động TMĐT tại
các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh cụ thể.
3. Nguyễn Văn Minh - Trần Hồi Nam (2002), Giáo trình Giao dịch thương
mại điện tử - Một số vấn đề cơ bản, NXH Chính trị quốc gia [9].
Giáo trình đã đem đến các cách tiếp cận khác nhau, những điều kiện cần
thiết đối với TMĐT và xu hướng phát triển TMĐT trong tương lai. Làm rõ bản
chất của thanh toán điện tử, vai trị và tìm hiểu về các hình thức thanh toán điện
tử phổ biến hiện nay. Và các kiến thức, kỹ năng về Marketing điện tử, rủi ro và
phòng tránh rủi ro trong TMĐT, ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.
4. Lý Thu Trang (2015), “ Nghiên cứu một số hình thức thanh toán trong
Thương mại điện tử”, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội [12].
Tác giả tập trung nghiên cứu một số hình thức thanh tốn trong TMĐT,

giúp các doanh nghiệp có tài liệu định hướng khi muốn xây dựng một hệ thống
thanh toán trực tuyến nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của
doanh nghiệp. Đồng thời, áp dụng các kết quả mà tác giả đã nghiên cứu để xây
dựng, cài đặt thử nghiệm hệ thống thanh tốn qua ví điện tử cho hệ thống đăng
ký học trực tuyến của trường đại học.
5. Nguyễn Trần Hưng (2022), Thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn
2022 - 2025: Triển vọng, thách thức và một số giải pháp phát triển [11]
Dựa trên các số liệu thống kê của những tổ chức nghiên cứu thị trường uy
tín trên thế giới về sự xuất hiện đa dạng của các loại hình thanh tốn điện tử. Bài
viết đề cập đến sự phổ cập của các thiết bị di động thơng minh, số lượng người
dùng ứng dụng thanh tốn, dân số trẻ, chi phí kết nối Internet. Bài viết đã phân
tích các triển vọng của thanh tốn điện tử, những thách thức và đề xuất một số
5


hàm ý giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thanh toán điện tử tại Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các
phương thức thanh tốn trực tuyến của cơng ty TNHH phần mềm Tâm Phát.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian: tại công ty TNHH phần mềm Tâm Phát.
Về phạm vi thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2019 – 2021.
Về nội dung: dựa trên cơ sở lý luận và phân tích đánh giá thực trạng nhằm
đưa ra giải pháp nhằm phát triển và hồn thiện quy trình thanh tốn trực tuyến
của công ty TNHH phần mềm Tâm Phát.

6



4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu xuyên suốt của đề tài nghiên cứu là dựa trên những cơ sở lý luận,
để đề xuất giải pháp phát triển các phương thức thanh toán trực tuyến của công ty
TNHH phần mềm Tâm Phát.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu đã đề ra, tác giả xác định hai nhiệm vụ nghiên cứu chính của
đề tài:


Tổng hợp, hệ thống hóa lý luận về thanh tốn trực tuyến, hệ thống thanh

toán trực tuyến và các phương thức thanh tốn trực tuyến của cơng ty TNHH
phần mềm Tâm Phát.


Đánh giá được thực trạng phát triển các phương thức thanh toán và những

tồn tại trong  hệ thống thanh toán trực tuyến của công ty TNHH phần mềm Tâm
Phát.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu



Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bao gồm: điều tra, khảo sát đối với doanh
nghiệp, khách hàng. Phỏng vấn trực tiếp đối với giám đốc công ty và khảo sát

khách hàng sử dụng hệ thống thanh tốn trên website của cơng ty.



Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo kinh doanh, thống kê của Cục thương
mại điện tử, Bộ Công Thương, số liệu thống kê về thực trạng hoạt động của cơng
ty. Ngồi ra cịn có các dữ liệu từ nguồn internet, sách, giáo trình…
Tất cả các dữ liệu đều được tác giả chọn lọc những thông tin, tự xử lí dữ
liệu sao cho phù hợp và áp dụng phù hợp trong đề tài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu



Phương pháp định lượng

Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.
Dữ liệu sơ cấp: tác giả đã sử dụng chương trình Microsoft Excel để tổng
hợp và làm sạch số liệu từ bảng câu hỏi.
7


Tác giả xây dựng bảng khảo sát và phiếu điều tra bằng cách sử dụng phiếu
khảo sát trên Google Forms và bản photo, trực tiếp thu thập và thống kê phản hồi
khách hàng bao gồm số người tham gia khảo sát, thống kê dữ liệu người khảo sát
điền trên phiếu.




Phương pháp định tính

Phương pháp tổng hợp – quy nạp: Tập trung trình bày các dữ kiện và giải
thích chúng theo căn nguyên sau đó, bằng phương pháp quy nạp tác giả đưa ra sự
liên quan giữa các dữ kiện và tạo thành quy tắc để diễn giải và phân tích vấn đề.
Phương pháp diễn dịch: Từ quy tắc đưa ra trước đó sau đó dẫn giải bằng
các ví dụ cụ thể rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết. Mục đích của
phương pháp này là đi đến kết luận. Kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho
trước. Các lý do này dẫn đến kết luận và thể hiện qua các minh chứng cụ thể.
6. Nội dung khóa luận tốt nghiệp
Từ những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, ngoài phần mở đầu, khóa
luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hệ thống thanh tốn trực tuyến.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng các phương thức thanh toán trực
tuyến của công ty TNHH phần mềm Tâm Phát.
Chương 3: Giải pháp phát triển các phương thức thanh toán trực tuyến của
công ty TNHH phần mềm Tâm Phát.

8


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN TRỰC
TUYẾN
1.1. Khái niệm và các yêu cầu của hệ thống thanh toán trực tuyến
1.1.1.

Khái niệm về thanh toán trực tuyến và hệ thống thanh toán trực

tuyến
1.1.1.1. Khái niệm về thanh toán trực tuyến

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh tốn dựa trên nền
tảng cơng nghệ thơng tin, trong đó sử dụng máy tính nối mạng để truyền các
thông điệp điện tử, chứng từ điện tử giúp cho q trình thanh tốn nhanh chóng
an tồn và hiệu quả. Thanh tốn điện tử là việc thanh tốn qua thơng điệp điện tử
thay việc thanh toán tiền mặt [8]. 
Thanh toán trực tuyến được hiểu đơn giản là dịch vụ trung gian giúp khách
hàng thanh tốn hàng hóa hay dịch vụ trên các website bán hàng, cho phép thanh
toán trực tuyến và có kết nối với các cổng thanh tốn TMĐT. Thanh toán trực
tuyến là tập con của thanh toán điện tử, có quy mơ nhỏ hơn thanh tốn điện tử,
chủ yếu diễn ra trên website. Mang đầy đủ các đặc điểm của thanh tốn điện tử,
là hình thức chủ yếu để thực thi các giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, thanh tốn trực
tuyến nó ưu việt hơn do phá vỡ phạm vi khơng gian và thời gian thanh tốn.
1.1.1.2. Khái niệm hệ thống thanh toán trực tuyến
Hệ thống thanh toán trực tuyến là hệ thống thanh toán được thực hiện trên
nền tảng kỹ thuật số, chúng được xây dựng và phát triển để thực hiện các thanh
toán trên mạng Internet. Về bản chất, các hệ thống thanh toán trực tuyến là phiên
bản điện tử của các hệ thống thanh toán truyền thống như tiền mặt, séc và các
loại thẻ tín dụng.
1.1.2.

Các yêu cầu của hệ thống thanh toán trực tuyến

Một hệ thống thanh toán trực tuyến cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản,
cần thiết của khách hàng cũng như mang lại nhiều lợi ích, sự tiện lợi trong kinh
doanh TMĐT của doanh nghiệp, bao gồm các yêu cầu cơ bản dưới đây:
Tính độc lập (Independence)
Một số phương thức thanh tốn trực tuyến địi hỏi phần mềm hoặc thiết bị
đặc biệt để thanh toán. Hầu như tất cả các phương thức thanh tốn trực tuyến địi
9



hỏi người bán hàng phải trang bị (cài đặt phần mềm, phần cứng) để có thể thực
hiện thanh tốn. u cầu là các hệ thống thanh tốn mang tính độc lập, không
phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm chuyên dụng.
Tính tương tác và dịch chuyển (Interoperability and Portability)
Trong các hệ thống thanh toán trực tuyến hiện nay, một trong những yếu tố
tạo ra sự cạnh tranh đối với các hệ thống tương tự khác đó là khả năng tương tác
tốt với người sử dụng. Khả năng tương tác của hệ thống bao gồm: hỗ trợ khách
hàng nhanh chóng khi có vấn đề, có rất nhiều cách để tăng tính tương tác của hệ
thống ví dụ như kết hợp thêm hộp trò chuyện trên hệ thống nhằm giúp đỡ khách
hàng nhanh chóng khi gặp vấn đề trong giao dịch. Ngồi ra cũng cần kết hợp
thêm các chức năng, tiện ích: truy vấn lịch sử, tìm kiếm, xóa... Các hệ thống
TMĐT phải được liên kết với nhau và liên kết với các hệ thống thanh toán.
Phương thức thanh toán trực tuyến phải phù hợp với hệ thống TMĐT và hạ tầng
công nghệ thơng tin (CNTT).
Tính an tồn và bảo mật
An tồn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như
Internet là hết sức quan trọng vì đây sẽ là mục tiêu tấn công của các loại tội phạm
công nghệ cao, ăn cắp hoặc sử dụng thẻ tín dụng trái phép. Do các dịch vụ trên
Internet hiện nay được cung cấp tồn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho mọi khách
hàng, mọi thành phần trong xã hội, vì vậy các hệ thống thanh tốn điện tử phải
đảm bảo tính bí mật thơng tin cá nhân, thơng tin tài chính của các chủ thể tham
gia giao dịch.
Hệ thống thanh tốn trực tuyến là hình thức thanh tốn trung gian giữa
người mua - người bán - đơn vị thanh tốn, do đó địi hỏi phải có khả năng bảo
mật cao để bảo mật được thông tin khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp
xây dựng một hệ thống thanh tốn trực tuyến an tồn và bảo mật chính là việc
doanh nghiệp đã xây dựng được niềm tin vào danh tiếng cho chính mình. Bản
thân doanh nghiệp phải hiểu cơ chế phát hiện và ngăn chặn gian lận - được tích
hợp vào cổng thanh tốn để tránh các vấn đề rủi ro và tránh việc mua hàng giả

mạo. 
Tính ẩn danh
10


Khơng giống với thẻ tín dụng và séc, nếu người mua dùng tiền mặt, rất khó
truy tìm dấu tích người mua sau giao dịch, các hệ thống thanh toán trực tuyến
nếu u cầu cung cấp thơng tin cá nhân, hình ảnh và những đặc điểm nhận dạng
thì đặc điểm nhận dạng hoặc thông tin cá nhân của các chủ thể phải được giữ kín.
Phải đảm bảo khơng làm lộ các thơng tin cá nhân của khách hàng.
Tính phân đoạn (Divisibility)
Hầu như người bán chấp nhận thẻ tín dụng cho các giao dịch có giá trị giới
hạn (Min – Max). Nếu giá trị giao dịch quá nhỏ (một vài $) hoặc quá lớn (giá
một chiếc máy bay), thẻ tín dụng sẽ khơng là phương thức thanh tốn khả thi.
Tính dễ sử dụng
Đảm bảo cho bất kỳ ai và trong mọi doanh nghiệp, khách hàng có thể sử
dụng. Tính dễ sử dụng ở đây được hiểu là hệ thống phải được sử dụng phải thuận
tiện, dễ dàng, thời gian làm quen hệ thống đối với những người mới sử dụng lần
đầu ngắn, đồng thời có khả năng cá nhân hóa theo yêu cầu khách hàng, không
gây ra bất cứ sự nhầm lẫn, lúng túng hay khó hiểu nào đối với bất cứ khách hàng
nào.
Các thông tin sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu doanh nghiệp cần phải đầy đủ
và rõ ràng, giúp người truy cập có thể tìm hiểu được thơng tin về sản phẩm và
doanh nghiệp một cách dễ dàng. Đối với người dùng việc tương tác càng đơn
giản, nhanh gọn càng tốt bởi không phải ai cũng thông thạo việc sử dụng mạng
internet. Ngồi ra, một hệ thống thanh tốn trực tuyến cơ bản cần cung cấp được
cho khách hàng những trợ giúp đúng lúc, đúng thời điểm sự phản hồi nhanh
chóng, trung thực cũng quyết định đến thiện cảm và quyết định của người mua
có quyết định mua lần sau nữa hay khơng.
Tính tiết kiệm/hiệu quả (phí giao dịch)

Chi phí cho mỗi giao dịch thanh toán nên chỉ là một con số rất nhỏ, đặc biệt
với những giao dịch giá trị thấp, đảm bảo việc tiết kiệm chi phí cho khách hàng
tham gia giao dịch bao gồm người bán lẫn người mua. Vì vậy, hệ thống thanh
tốn trực tuyến phải cân đối mức phí sử dụng, đồng thời cũng phải cung cấp linh
hoạt nhiều tiện ích thanh tốn khác nhau với mức phí khác nhau cho mỗi loại tiện
ích hoặc dịch vụ cung cấp.
11


Tính thơng dụng
Khả năng sử dụng rộng rãi và tối thiểu hóa hàng rào luật pháp, cạnh tranh –
cho phép – chấp nhận. Để một hệ thống đạt hiệu quả cao thì bản thân hệ thống đó
phải thơng dụng với người dùng, điều đó đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng của
việc thanh tốn phải được cơng nhận rộng rãi, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo
đảm quyền lợi cho cả khách hàng và doanh ngiệp, công nghệ áp dụng đồng bộ ở
các ngân hàng cũng như tại các tổ chức thanh tốn.
Tính hốn đổi, chuyển đổi
Đối với một hệ thống thanh tốn trực tuyến cần phải có khả năng chuyển
đổi sang các phương tiện thanh toán khác để gia tăng sự linh hoạt và gia tăng tính
thanh tốn. Ví dụ: Có thể dễ dàng chuyển đổi từ thẻ thanh tốn sang thanh tốn ví
điện tử hoặc sang chuyển khoản thanh tốn hay có thể phát hành séc điện tử.
Tính linh hoạt
Nên cung cấp nhiều phương thức thanh tốn, tiện lợi cho mọi đối tượng.
Một hệ thống thanh toán trực tuyến càng cung cấp linh hoạt và đa dạng các loại
hình thanh tốn thì khả năng thành cơng của đơn hàng càng cao. Chính vì vậy
xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến với nhiều phương thức thanh toá n đa
dạng, khác nhau cho người dùng sẽ làm gia tăng khả năng mua hàng của khách
hàng. 
Website bán hàng phải xác định khách hàng của mình là đối tượng nào, bán
hàng cho doanh nghiệp/tổ chức là chủ yếu hay cho cá nhân là chủ yếu, bán hàng

cho khách nước ngoài là chủ yếu hay khách trong nước là chủ yếu, từ đó sẽ xem
xét và cân nhắc những phương tiện thanh toán nào phù hợp với từng loại đối
tượng khách hàng, linh hoạt giữa các phương thức thanh toán giúp khách hàng có
những trải nghiệm tốt.
Tính hợp nhất
Để hỗ trợ cho sự tồn tại của các ứng dụng thì giao diện nên được tạo ra theo
sự thống nhất của từng ứng dụng. Khi mua hàng trên bất cứ trang web nào cũng
cần có những giao diện với những bước gần giống nhau. Khi xây dựng hệ thống
thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp nên cân nhắc tới yếu tố hợp nhất, tính tương
thích với hệ thống website hiện có. Website bán hàng nên kiểm tra lại các thông
12


tin về hosting của mình, cho dù dịch vụ website hosting của doanh nghiệp có thể
tích hợp các phương thức thanh tốn tương thích với phần mềm mua hàng trực
tuyến của website. 
Một cách tổng quát hơn xem xét hệ thống thanh tốn trực tuyến sẽ tích hợp
tốt như thế nào với nền tảng hiện tại của website bán hàng - cả về kỹ thuật và
thiết kế. Nếu cần quá nhiều thủ thuật lộn xộn và phức tạp để kết hợp nhuần
nhuyễn vào cấu trúc website hiện tại thì doanh nghiệp nên suy nghĩ lại về lựa
chọn của mình.
Tính co dãn
Đối với một hệ thống thanh toán trực tuyến cần phải đảm bảo xử lý tốt q
trình thanh tốn ngay khi có một giao dịch thanh tốn lẫn khi số lượng giao dịch
thanh toán tăng lên một cách đột biến. Cho phép khách hàng và những nhà kinh
doanh có thể tham gia vào hệ thống mà không làm hỏng cơ cấu hạ tầng, hệ thống
đảm bảo xử lý tốt khi nhu cầu thanh toán trực tuyến tăng. Hạ tầng mạng, phần
mềm hỗ trợ, ngân hàng và hệ thống phục vụ đáp ứng được các tốc độ mua bán,
thanh toán nhanh kể cả những thời điểm rất nhiều người thanh toán cùng một lúc.
1.2. Lợi ích và hạn chế của thanh tốn trực tuyến

1.2.1.

Lợi ích thanh tốn trực tuyến

Thứ nhất, thanh tốn trực tuyến không bị hạn chế bởi không gian và thời
gian.
Hoạt động thanh tốn trực tuyến có thể thực hiện bất cứ khi nào và ở đâu.
Các hoạt động thanh toán trực tuyến đều được thực hiện dựa trên nền tảng CNTT
với quy trình tự động hóa, chính vì vậy thanh tốn trực tuyến có thể diễn ra liên
tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, do đó thanh tốn trực tuyến khơng hề bị giới hạn
bởi rào cản về mặt thời gian.
Đặc biệt đối với thanh tốn trực tuyến, người dùng có thể thực hiện thanh
toán vào bất kỳ thời điểm nào hồn tồn khơng phụ thuộc vào khoảng cách giữa
người mua và người bán hoặc với địa điểm chấp nhận thanh tốn, vì vậy q
trình thanh tốn khơng bị giới hạn bởi khoảng cách không gian.
Thứ hai, tiết kiệm được thời gian, đơn giản hóa q trình thanh tốn.

13


Lợi ích này đến với cả người mua và người bán, cả hai đối tượng này đều
tiết kiệm được thời gian và đơn giản hóa được q trình thanh tốn. Điểm khác
biệt lớn nhất so với thanh toán truyền thống là thanh tốn trực tuyến được thực
hiện thơng qua các thiết bị điện tử với sự số hóa của dịng tiền, điều này giúp cho
q trình thanh tốn diễn ra một cách minh bạch hơn, giảm thiểu được hầu hết
việc giao nhận giấy tờ, sử dụng chữ ký truyền thống cùng việc xem xét tiền thật,
tiền giả, thay vào đó là những phương pháp xác thực mới trên các thiết bị điện tử
(sử dụng mã pin, bằng thiết bị token), sự tiện lợi tối đa cho khách hàng sử dụng
đồng thời giúp cho q trình thanh tốn diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và tiết
kiệm thời gian.

Thứ ba, tính an toàn cao đặc biệt là khi mua các sản phẩm có giá trị lớn.
Trong thanh tốn truyền thống, khi mua sắm các sản phẩm có giá trị lớn,
cũng đồng nghĩa với việc người mua phải mang theo một khối lượng tiền mặt
lớn, điều này gây ra một loạt các rủi ro như bị cướp, trộm, móc túi, rơi, nhầm lẫn
khi thanh toán.
Đối với thanh toán trực tuyến, người dùng cần sử dụng phương tiện điện tử
để tiến hành thanh toán, việc mang theo những phương tiện điện tử để tiến hành
thanh toán, việc mang theo những phương tiện này rất nhỏ gọn, dễ dàng và
không gây chú ý. Đặc biệt, đối với thanh toán trực tuyến, chỉ cần sử dụng thơng
tin của phương tiện thanh tốn mà khơng cần mang theo bất cứ một phương tiện
nào, vì thế tính an tồn rất cao.
Thứ tư, mất phương tiện thanh tốn nhưng vẫn giữ được tiền trong tài
khoản.
Trong thanh toán tuyền thống, mất phương tiện thanh toán đồng nghĩa với
việc mất tiền. Khác với những phương thức thanh toán truyền thống khác, chủ
thẻ thanh tốn có thể mất phương tiện thanh tốn nhưng vẫn lưu trữ được tiền an
toàn trong tài khoản nhờ việc sử dụng những hình thức xác thực đặc biệt.
Thứ năm, tăng tốc dộ chu chuyển tiền và tận dụng hiệu quả của đồng tiền
giao dịch.
Đối với tiền số hóa thì tiền được chuyển từ tài khoản của người mua sang
tài khoản của người bán, hầu như ngay lập tức, người bán có thể nhận được tiền
14



×