Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Kịch bản diễn án hs 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.3 KB, 47 trang )

KỊCH BẢN DIỄN ÁN
Môn: Kỹ năng cơ bản của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự
Mã số hồ sơ: LS.HS – 25/DIỄN ÁN Ngơ Đình Hồng – Chống người thi hành cơng vụ
Diễn án lần: 03
Ngày diễn án: 11/01/2023
Lớp: 24.1B
Tổ diễn án: 03
PHÂN VAI DIỄN ÁN
STT

VAI DIỄN

HỌC VIÊN

SBD

1

Thẩm phán - chủ toạ phiên toà

Dương Tuấn Phong

125

2

Hội thẩm nhân dân 1

Hưng Thị Hằng

49



3

Hội thẩm nhân dân 2

Nguyễn Phương Hoa

56

4

Đại diện VKS 1

Trần Thị Thúy Quỳnh

143

5

Đại diện VKS 2

Thiều Minh Châu

21

6

Thư ký

Nguyễn Thị Khánh Huyền


67

7

Bị cáo

Nguyễn Xuân Trường

175

8

Trần Hoài Phương – Cán bộ PC45

Hoàng Nghĩa Lực

100

9

Luật sư bào chữa 1

Nguyễn Thị Hồng Liên

80

10

Luật sư bào chữa 2


Nguyễn Thị Hồng Thương

168

11

Nguyễn Lê Linh

Trần Thị Thanh Nhàn

117

12

Nguyễn Văn Chính

Nguyễn Đỗ Qun

139

13

Vũ Mạnh Nam

Hồng Minh Hương

71

14


Phạm Hồng Long

Ngơ Vũ Linh

83
1


15

Nguyễn Văn Nam

1. PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TỒ

Hồng Gia Hiển

MỤC LỤC KỊCH BẢN

54

2

2. PHẦN TRANH TỤNG

15

2.1. PHẦN XÉT HỎI

15


2.1.1. PHẦN HỎI CỦA HĐXX

18

2.1.2. PHẦN HỎI CỦA KSV

25

2.1.3. PHẦN HỎI CỦA LUẬT SƯ

28

2.2. PHẦN TRANH LUẬN

31

3. PHẦN NGHỊ ÁN, TUYÊN ÁN

40

KỊCH BẢN
Vai diễn
Thư ký
(Huyền)

Lời thoại
1. PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TỒ
Thư ký làm thủ tục (nói):
● Mời mọi người tham dự phiên tịa cịn ở bên ngồi vào phòng xử án để chuẩn bị làm việc.

● Yêu cầu những người được triệu tập đến phiên tịa hơm nay xuất trình giấy tờ tại bàn thư ký.
1. Bị cáo: Ngơ Đình Hồng
2. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Trần Hoài Phương
3. Những người làm chứng: Vũ Mạnh Nam, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Lê Linh, Phạm Hồng Long, Nguyễn Văn Nam
2


● Yêu cầu những người được triệu tập ngồi lên hàng ghế đầu, riêng bị cáo vào vị trí phía sau bục khai báo.
Ổn định trật tự phòng xử:
● Yêu cầu mọi người trong phòng xử án giữ trật tự, sau đây tơi sẽ phổ biến nội quy phiên tịa – đề nghị mọi người chú ý
lắng nghe:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-TANDTC của TANDTC về ban hành quy chế tổ chức phiên tịa.
NỘI QUY PHIÊN TỊA
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành,
truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của phiên tịa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho
công tác xét xử hoặc vũ khí, cơng cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tịa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho
Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký, chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phịng xử án theo
hướng dẫn của Thư ký phiên tịa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan
khác cho Thư ký phiên tịa thơng qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực
tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của HĐXX phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói,
ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tịa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tơn trọng HĐXX, giữ trật tự và tuân theo sự điều
khiển của chủ tọa phiên tịa.
6. Khơng đội mũ, nón, đeo kính màu trong phịng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa
phiên tịa; khơng sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phịng xử án hoặc có hành vi khác ảnh
hưởng đến sự tơn nghiêm của phiên tịa.
3



7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tịa án phải có mặt tại phiên tịa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp
được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
8. Người dưới 16 tuổi khơng được vào phịng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
9. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự
đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
10. Chỉ những người được HĐXX đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng
dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
Mọi người đã nghe rõ nội dung của nội quy phiên tòa? có ai thắc mắc nội dung nào hay không? Đề nghị mọi người trong
phòng xử án giữ trật tự, tắt điện thoại di động hoặc chuyển sang chế độ rung.
● Đề nghị mọi người đứng dậy.
HĐXX
Chủ tọa

● Mời HĐXX vào phòng xử án.
Thứ tự đi vào phòng xử án: Hội thẩm 1 – Chủ tọa – Hội thẩm 2
Hôm nay ngày 15/12/2018, tại Tòa Án nhân dân Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự
về tội “Chống người thi hành cơng vụ” đối với bị cáo Ngơ Đình Hồng - Thay mặt HĐXX tơi tun bố khai mạc phiên Tịa,
mời mọi người trong phòng xử án ngồi xuống, bị cáo đứng tại chỗ nghe HĐXX công bố Quyết định đưa vụ án ra xét xử:

Chủ tọa
TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN CẦU GIẤY
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số: 330/2018/HSST-QĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ
4


------------TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
- Căn cứ vào các Điều 45, 255 và 277 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm đã thụ lý số 330 ngày 01/12/2018,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo:
Ngơ Đình Hồng, Sinh năm: 1990 tại Hà Vân, H Hà Trung, Thanh Hóa.
ĐKHKTT: xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Nghề nghiệp: Công Nhân Công ty Toto việt Nam (đã nghỉ)
Bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân Quận Cầu Giấy truy tố về tội: “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1
Điều 330 Bộ luật Hình sự.
Thời gian mở phiên tòa hồi: 14 giờ ngày 15/12/2018
Địa điểm mở phiên tòa: Phòng xét xử số 1 Trụ sở tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Vụ Án được xét xử công khai.
Điều 2. Những người tiến hành tố tụng:
- Thẩm phán - Chủ toạ phiên tồ: Ơng Dương Tuấn Phong
- Các Hội thẩm nhân dân: Bà Hưng Thị Hằng, Bà Nguyễn Phương Hoa
- Thư ký Tòa án: Bà Nguyễn Thị Khánh Huyền – Cán bộ Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận Cầu Giấy tham gia phiên toà: Bà Thiều Minh Châu - Kiểm sát viên, bà Trần Thị Thúy
Quỳnh - Kiểm sát viên.
Điều 3. Những người tham gia tố tụng:
- Bị cáo: Ngơ Đình Hồng
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Anh Trần Hồi Phương, sinh năm 1991
5



HKTT: P509 Chung cư 8C, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Những người làm chứng:
1. Anh Vũ Mạnh Nam, sinh năm 1975
HKTT: Ngõ 102 Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, HN
2. Nguyễn Lê Linh, sinh năm 1988
HKTT: P104, C3, Tập thể Nam Đồng, Đống Đa, HN
3. Anh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1987
HKTT: Tổ 7, Mộ Lao, Hà Đơng, HN
4. Anh Phạm Hồng Long, sinh năm 1986
HKTT: P 515, T5, Khu tập thể Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội
5. Anh Nguyễn Văn Nam, sinh ngày 25/2/1988
HKTT: Xóm 9, xã Phúc Tân, Phổ Yên, Thái Nguyên
- Người bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hồng: LS Nguyễn Thị Hồng Thương và LS Nguyễn Thị Hồng Liên là Luật sư thuộc
Văn Phịng luật sư AB, Đồn Luật sư thành phố Hà Nội.
Điều 4. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tịa:
- Khơng.
Nơi nhận:
- VKSND quận Cầu Giấy
- Bị cáo
- Lưu hồ sơ vụ án
Chủ tọa
Thư ký
(Huyền)

THẨM PHÁN
(đã ký, đóng dấu)
Dương Tuấn Phong

Cho bị cáo ngồi.

Yêu cầu Thư ký báo cáo sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia tố tụng đã được tòa án triệu tập, lý do vắng mặt.
Thưa HĐXX, tôi xin báo cáo danh sách những người được Tòa án triệu tập đến phiên Tịa hơm nay đã có mặt gồm:
1. Bị cáo: Ngơ Đình Hồng - có mặt
2. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Trần Hồi Phương – có mặt
6


Chủ tọa

Những người
tham gia tố
tụng
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa

3. Những người làm chứng: Vũ Mạnh Nam, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Lê Linh, Phạm Hồng Long, Nguyễn Văn Nam
- có mặt
4. Luật sư: LS Nguyễn Thị Hồng Thương và LS Nguyễn Thị Hồng Liên - Bào chữa cho bị cáo Ngơ Đình Hồng - có mặt
Thưa HĐXX tơi đã báo cáo xong, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc
* Thay mặt HĐXX, tôi kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng:
- Trước khi kiểm tra căn cước Tôi phổ biến cách xưng hô như sau:
+ Đối với bị cáo: khi trả lời phải xưng là “bị cáo” và “thưa HĐXX”.

+ Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác: khi trả lời phải xưng “tôi” và “thưa
HĐXX”.
Ngồi ra khơng có cách xưng hơ nào khác, các Bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng
khác đã rõ chưa?
Đã nghe rõ.
Yêu cầu Bị cáo Hoàng đứng dậy.
Bị cáo cho biết họ tên là gì?
Thưa HĐXX bị cáo tên là Ngơ Đình Hồng.
Ngoài tên Hồng ra, bị cáo có tên nào khác khơng?
Thưa HĐXX, ngoài tên Hồng ra bị cáo khơng có tên nào khác.
Bị cáo sinh ngày tháng năm nào?
Thưa HĐXX, bị cáo sinh năm 1990.
Trước khi bị truy tố bị cáo làm nghề gì?
7


Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa

Thưa HĐXX, trước khi bị truy tố bị cáo là Công nhân Công ty Toto Việt Nam.

Trình độ văn hóa của bị cáo là bao nhiêu?
Thưa HĐXX, trình độ văn hóa của bị cáo là 12/12.
Bị cáo Hộ khẩu thường trú ở đâu? Hiện tại cư trú ở đâu?
Thưa HĐXX, bị cáo có hộ khẩu thường trú tại thôn Văn Thu, Hà Vân, Hà Trung, Thanh Hóa. Hiện tại bị cáo đang cư trú tại
xóm 3, Hải Bối, thị trấn Đơng Anh, Hà Nội.
Bị cáo hãy khai rõ: Dân tộc, Quốc tịch, Tôn giáo của bị cáo?
Thưa HĐXX, bị cáo dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam, tôn giáo không.
Bố, mẹ bị cáo tên gì? Năm sinh của bố mẹ bị cáo? Hiện nay cịn sống hay khơng?

Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, Bố bị cáo tên: Ngô Văn Hoan – SN: 1962; Mẹ Bị cáo tên Phạm Thị Lan – SN: 1962. Bố mẹ bị cáo đều đang còn
sống.

Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa

Bị cáo có vợ chưa? Có con chưa?
Thưa HĐXX, bị cáo chưa có vợ con.
Bị cáo đã nhận được cáo trạng của viện kiểm sát cách đây bao nhiêu ngày?
Thưa HĐXX, bị cáo nhận được cáo trạng của Viện kiểm sát cách đây khoảng gần 2 tháng.

Bị cáo đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử cách đây bao nhiêu ngày?
Thưa HĐXX, bị cáo nhận được QĐ đưa vụ án ra xét xử cách đây 5 ngày.
Cho bị cáo ngồi.
8


Đề nghị NCQLNVLQ - anh Trần Hoài Phương đứng dậy.
Anh cho HĐXX biết họ tên? Ngày tháng năm sinh? Địa chỉ thường trú của mình?
Thưa HĐXX, Tơi tên là Trần Hồi Phương, sinh năm 1991. Có địa chỉ thường trú tại P509 Chung cư 8C, phường Bách Khoa,
Phương (Lực)
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Mời anh Phương ngồi.
Chủ tọa
Đề nghị người làm chứng anh Nguyễn Lê Linh đứng dậy.
Anh cho HĐXX biết họ tên? Ngày tháng năm sinh? Địa chỉ thường trú của mình?
Thưa HĐXX, Tơi tên là Nguyễn Lê Linh, sinh ngày 24/11/1988. Có địa chỉ thường trú tại P104, C3, tập thể Nam Đồng, quận
Linh (Nhàn)
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Mời anh Linh ngồi.
Chủ tọa
Đề nghị người làm chứng anh Vũ Mạnh Nam đứng dậy.
Anh cho HĐXX biết họ tên? Ngày tháng năm sinh? Địa chỉ thường trú của mình?
Nam (Hương) Tên tơi là Vũ Mạnh Nam, sinh năm 1975. Có địa chỉ thường trú tại Ngõ 102 Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Mời anh Nam ngồi.
Chủ tọa
Đề nghị người làm chứng anh Nguyễn Văn Chính đứng dậy.
Anh cho HĐXX biết họ tên? Ngày tháng năm sinh? Địa chỉ thường trú của mình?
Chính
(Qun)
Chủ tọa

Long (Linh)
Chủ tọa

Tơi tên là Nguyễn Văn Chính, sinh ngày 14/2/1987. Có địa chỉ thường trú tại Tổ 7, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Mời anh ngồi.
Đề nghị người làm chứng anh Phạm Hoàng Long đứng dậy.
Anh cho HĐXX biết họ tên? Ngày tháng năm sinh? Địa chỉ thường trú của mình?
Tơi tên là Phạm Hồng Long, sinh ngày 15/6/1986. Có địa chỉ thường trú tại P 515, T5, Khu tập thể Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà
Nội
Mời anh Long ngồi.
Đề nghị người làm chứng anh Nguyễn Văn Nam đứng dậy.
9


Nam (Hiển)
Chủ toạ
Luật sư
(Thương)
Chủ tọa

Anh cho HĐXX biết họ tên? Ngày tháng năm sinh? Địa chỉ thường trú của mình?
Tơi tên là Nguyễn Văn Nam, sinh ngày 25/2/1988. Có địa chỉ thường trú tại Xóm 9, xã Phúc Tân, Phổ Yên, Thái Nguyên.
Mời anh Nam ngồi.
Mời luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo giới thiệu họ tên? Nơi làm việc?
Thưa HĐXX, tôi là luật sư Nguyễn Thị Hồng Thương, ngồi kế bên tôi là Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên – Luật sư thuộc văn
phòng Luật sư AB, thuộc đoàn luật sư TP. Hà Nội. Được lời mời tham gia bào chữa cho anh Ngơ Đình Hồng và được sự chấp
thuận của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, chúng tơi tham gia phiên tồ ngày hơm nay với tư cách luật sư bào chữa cho anh
Ngơ Đình Hồng.
Mời luật sư ngồi.
* Tiếp theo, tơi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng:

Yêu cầu Bị cáo đứng dậy:
* Đối với bị cáo có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Bị cáo có quyền:
1) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết
định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
2) Tham gia phiên tòa;
3) Được thơng báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 61;
4) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định
giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng tham gia phiên tòa;
5) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
6) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh
giá;
7) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
10


8) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
9) Đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tịa;
10) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
11) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
12) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
13) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
14) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Bị cáo có nghĩa vụ:
1) Có mặt theo giấy triệu tập của Tịa án. Trường hợp vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách
quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
2) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.
Hỏi: bị cáo đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ tơi vừa phổ biến chưa? Có cần giải thích gì thêm không?

Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa

Thưa HĐXX, bị cáo đã nghe rõ, khơng cần giải thích gì thêm.
Cho bị cáo ngồi.
Đề nghị người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trần Hồi Phương đứng dậy:
Theo quy định tại Điều 65 BLTTHS thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Thứ nhất, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:
1) Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
2) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
3) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
4) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
5) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
6) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh
11


giá;
7) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
8) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
9) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ:
1) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
2) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;
3) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trần Hoài Phương đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa, có cần giải
thích gì thêm không?
Phương (Lực) Thưa HĐXX, tôi đã nghe rõ và khơng u cầu giải thích gì thêm.

Chủ tọa
Mời anh Phương ngồi.
Đề nghị những người làm chứng anh Nguyễn Lê Linh, anh Vũ Mạnh Nam, anh Nguyễn Văn Chính, anh Phạm Hoàng
Long, anh Nguyễn Văn Nam đứng dậy.
Theo quy định tại Điều 66 BLTTHS thì người làm chứng có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Thứ nhất, Những người sau đây không được làm chứng:
1) Người bào chữa của người bị buộc tội;
2) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin
về tội phạm, về vụ án hoặc khơng có khả năng khai báo đúng đắn.
Thứ hai, Người làm chứng có quyền:
1) Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
2) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của
mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
3) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia
làm chứng;
12


4) Được cơ quan triệu tập thanh tốn chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Người làm chứng có nghĩa vụ:
1) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà khơng vì lý do bất
khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
2) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những
tình tiết đó.
Thứ tư, Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà khơng vì lý do bất khả kháng
hoặc khơng do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Những người làm chứng đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của mình chưa, có cần giải thích gì thêm khơng? (hỏi lần lượt: anh
Nguyễn Lê Linh, anh Vũ Mạnh Nam, anh Nguyễn Văn Chính, anh Phạm Hồng Long, anh Nguyễn Văn Nam)
Người làm

chứng
Chủ tọa
Luật sư
(Thương)
Chủ tọa

Thưa HĐXX, Tơi đã nghe rõ.
Đối với Luật sư có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự. Luật sư có u cầu phổ biến
quyền và nghĩa vụ của mình khơng?
Chúng tơi đã hiểu quyền và nghĩa vụ của mình. Chúng tơi khơng đề nghị HĐXX phổ biến cũng như giải thích gì thêm.
Mời Luật sư ngồi.
Để bị cáo, những người tham gia tố tụng thực hiện qùn của mình, sau đây tơi giới thiệu thành phần những người tiến hành tố
tụng tại phiên tịa hơm nay.
Tơi là Dương Tuấn Phong, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa.
Người ngồi phía tay phải tơi là bà Hưng Thị Hằng - Hội thẩm nhân dân, người ngồi phía tay trái tơi là bà Nguyễn Phương Hoa
- Hội thẩm nhân dân.
Người ngồi trước mặt tôi là Bà Nguyễn Thị Khánh Huyền - Thư ký phiên tòa.
Người ngồi trước mặt phía bên tay phải tơi là Bà Thiều Minh Châu và Bà Trần Thị Thúy Quỳnh - Đại diện Viện kiểm sát nhân
13


KSV1
(Quỳnh)
Chủ tọa

dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giữ quyền cơng tố tại phiên tịa ngày hơm nay.
Vị đại diện Viện kiểm sát có đề nghị thay đổi ai trong thành phần những người tiến hành tố tụng mà tôi vừa giới thiệu không?
Thưa HĐXX, thành phần những người tiến hành tố tụng đã đầy đủ và tuân thủ quy định của pháp luật. Đại diện Viện Kiểm sát
không đề nghị thay đổi gì thêm. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Bị cáo Hồng đứng dậy.

Bị cáo có đề nghị thay đổi ai trong thành phần những người tiến hành tố tụng không?

Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, bị cáo không đề nghị thay đổi gì.

Chủ tọa

Cho bị cáo ngồi.
Các vị luật sư bào chữa có đề nghị thay đổi ai trong thành phần những người tiến hành tố tụng không?

Luật sư
(Thương)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, chúng tôi không đề nghị thay đổi gì.
Bị cáo Hồng đứng dậy.
Bị cáo đã mời người bào chữa cho mình là Luật sư Nguyễn Thị Hồng Thương và Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên. Tại phiên
tịa hơm nay bị cáo có tiếp tục đề nghị các luật sư là người bào chữa cho mình khơng?
Thưa HĐXX, bị cáo vẫn đề nghị Luật sư Nguyễn Thị Hồng Thương và Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên là người bào chữa cho
bị cáo.
Bị cáo có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không?
Thưa HĐXX, bị cáo khơng có u cầu gì.


Cho bị cáo ngồi.
Chủ tọa hỏi
Đề nghị người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Trần Hồi Phương đứng dậy:
Trần Hồi
TP: Anh có đề nghị thay đổi ai trong những người tiến hành tố tụng tôi vừa giới thiệu không?
Phương (Lực)
Phương: Thưa HĐXX, tôi không đề nghị thay đổi ai.
14


Chủ tọa
Người làm
chứng
Chủ tọa
HTND 1
(Hằng)
HTND 2
(Hoa)
Chủ tọa
Luật sư
(Thương)
Chủ tọa
KSV1
(Quỳnh)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)

TP: Có khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khơng?
Phương: Thưa HĐXX, tơi khơng có khiếu nại gì.

TP: Có đề nghị mời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình khơng?
Mời
anh Phương
ngồi. tơi khơng đề nghị mời ai.
Phương:
Thưa HĐXX,
Đề nghị Người làm chứng phát biểu lời cam đoan trung thực, không khai gian dối.
(Mời lần lượt) anh Nguyễn Lê Linh -> anh Vũ Mạnh Nam -> anh Nguyễn Văn Chính -> anh Phạm Hồng Long)
Người làm chứng: “Thưa HĐXX, tôi xin cam đoan những lời khai trước tịa của tơi là trung thực về những tình tiết mà tơi biết
về vụ án, nếu có điều gì gian dối tơi sẽ chịu hồn tồn trách nhiệm trước pháp luật.”
Các vị Hội thẩm có bổ sung gì về phần thủ tục khơng?
Hội thẩm khơng có ý kiến gì. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Hội thẩm khơng có ý kiến gì. Đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Các luật sư có ý kiến gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tịa khơng?
Thưa HĐXX, chúng tơi khơng có ý kiến gì.
Đề nghị KSV phát biểu ý kiến về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đã được chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX tiến hành đầy đủ theo quy định tại các Điều 301 đến
305 Bộ luật tố tụng hình sự. Đại diện Viện kiểm sát khơng có ý kiến gì thêm, đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.
Bị cáo có ý kiến gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tịa khơng?
Thưa HĐXX, bị cáo khơng có ý kiến gì.
15


Chủ tọa
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có ý kiến gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tịa khơng?
Phương (Lực) Thưa HĐXX, tơi khơng có ý kiến gì.
Trong phiên tịa ngày hơm nay, có ai giao nộp thêm đồ vật, tài liệu, chứng cứ nào liên quan tới vụ án khơng khơng?
Chủ tọa

Nếu khơng ai có ý kiến gì, tơi tun bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa chuyển sang phần thủ tục tranh tụng tại phiên

tòa.
Trước khi tiến hành xét hỏi, đề nghị Kiểm sát viên cơng bố bản cáo trạng.
Bị cáo Hồng đứng dậy.

2. PHẦN TRANH TỤNG
2.1. PHẦN XÉT HỎI

Kính thưa HĐXX, thưa các vị luật sư
Tôi là – Kiểm sát viên – VKSND quận Cầu Giấy. Nhận sự phân công của Viện trưởng VKSND quận Cầu Giấy, căn cứ điểm l,
khoản 1 Điều 42 và điểm a khoản 1 Điều 266 Bộ luật tố tụng hình sự, sau đây tơi cơng bố bản cáo trạng số 276 ngày
14/11/2018 VKSND quận Cầu Giấy như sau:

KSV 2 (Châu)

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP HÀ NỘI
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
QUẬN CẦU GIẤY
-----------------Số: 276/CTr-VKSCG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
---------------------Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2018

CÁO TRẠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
QUẬN CẦU GIẤY
- Căn cứ các Điều 41, 236,239, 243 Bộ luật Tố tụng hình sự
- Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 262 ngày 20/9/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy
16



khởi tố vụ án hình sự “Chống người thi hành công vụ” quy định tại Điều 330 BLHS.
- Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số 359 ngày 20/9/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đối với
bị can Ngơ Đình Hồng về tội “Chống người thi hành công vụ” quy định tại Điều 330 BLHS.
- Căn cứ Bản kết luận điều tra số 292 ngày 31/10/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy.
Trên cơ sở kết quả điều tra xác định được như sau:
Khoảng 20h30’ ngày 08/10/2017, tổ công tác Y13/KH141 của Công an thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Mạnh Nam
(Phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 7 – công an thành phố Hà Nội) làm tổ trưởng cùng với đồng chí Trần Hồi Phương
(Cán bộ PC45 – cơng an thành phố Hà Nội) và một số đồng chí khác đang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao
thơng tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội thì phát hiện đối
tượng Ngơ Đình Hồng điều khiển xe máy nhãn hiệu Honda Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1 – 561.51 lưu thơng trên
đường Phạm Văn Đồng, phía sau chở hai người có dấu hiệu khả nghi. Tổ cơng tác Y13 đã ra tín hiệu dừng xe, yêu cầu đối
tượng Ngơ Đình Hồng vào khu vực căng dây của tổ công tác Y13 để làm việc. Lợi dụng sơ hở, hai đối tượng ngồi sau xe đã
bỏ đi. Trong khi đó, đối tượng Ngơ Đình Hồng khi được u cầu, đã khơng xuất trình được giấy tờ đăng ký xe, chứng minh
nhân dân. Do vậy, tổ công tác đã giải thích cho Ngơ Đình Hồng về lỗi vi phạm và yêu cầu tạm giữ phương tiện để xác minh,
làm rõ. Đối tượng Ngơ Đình Hồng xin tổ cơng tác không tạm giữ xe máy nhưng không được tổ công tác đồng ý. Đối tượng
Ngơ Đình Hồng ngay sau đó đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới tổ cơng tác. Mặc dù đã được các chiến sĩ trong tổ cơng tác giải
thích về lỗi vi phạm nhưng đối tượng Ngơ Đình Hồng khơng chấp hành, vẫn tiếp tục chửi bới, lăng mạ tổ cơng tác, thậm chí
cịn có hành vi ném tiền ra đất trước mặt tổ công tác và nói “Bây giờ các anh cần gì ở tơi, tiền tơi có rất nhiều, giấy tờ xe tơi để
ở nhà”. Nhận thấy hành vi của Ngơ Đình Hồng có thể gây nguy hiểm, đồng chí Trần Hồi Phương đã khống chế đối tượng
Hồng, Hồng đã dùng tay túm tóc anh Phương giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đầy ra. Tổ cơng tác đã bắt giữ Hồng và
bàn giao cho công an phường Mai Dịch để làm rõ.
Căn cứ vào các tình tiết và chứng cứ nêu trên,
KẾT LUẬN
Khoảng 22h30 phút ngày 08/10/2017, Ngơ Đình Hồng đã có hành vi dùng lời nói chửi bới, dùng vũ lực đối với anh Trần
Hoài Phương – là cán bộ phịng Cảnh sát hình sự - Cơng an thành phố Hà Nội và khi bị khống chế, Hồng đã có hành vi dùng
17


Chủ tọa

Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)

tay chân chống trả lại anh Phương với mục đích để thốt khỏi sự khống chế của anh Phương tại khu vực ngã ba Phạm Văn
Đồng – Trần Quốc Hoàn, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Như vậy, có đủ căn cứ để xác định bị can có lý lịch dưới đây phạm tội như sau: Họ và tên: Ngơ Đình Hồng, Sinh ngày
28/12/1990; HKTT và chỗ ở, thôn Vân Thu, xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; Quốc tịch: Việt Nam; Nghề nghiệp:
khơng; Trình độ học vấn: 12/12; Tiền án tiền sự: không; Hiện bị can đang bị áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú.
Hành vi nêu trên của Ngơ Đình Hồng đã phạm tội “Chống người thi hành cơng vụ”, tội danh và hình phạt được quy định
tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Truy tố ra trước tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội để xét xử bị can Ngơ Đình Hồng về tội: “Chống
người thi hành công vụ" theo khoản 1 Điều 330 BLHS nước CHXHCN Việt Nam như đã được viện dẫn ở trên.
2. Kèm theo Cáo trạng có:
- Hồ sơ vụ án gồm 2 tập, bằng .... tờ, được đánh số từ 01 đến
- Danh sách những người Viện kiểm sát đề nghị Tịa án triệu tập đến phiên Tịa
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHĨ VIỆN TRƯỞNG (đã ký)
Trên đây là toàn bộ nội dung bản cáo trạng của Viện KSND quận cầu Giấy, TP Hà Nội mà tôi vừa công bố. Đề nghị
HĐXX tiếp tục làm việc.
Bị cáo Hoàng đứng dậy.
Bị cáo đã nghe rõ nội dung bản cáo trạng của đại diện VKS vừa công bố chưa?
Thưa HĐXX bị cáo đã nghe rõ.
Bị cáo có biết cáo trạng của VKS truy tố bị cáo về tội gì khơng?
Thưa HĐXX, bị cáo bị VKS truy tố tội Chống người thi hành công vụ.


18


Chủ tọa

Bị cáo có ý kiến gì với truy tố của Viện kiểm sát không?

Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, bị cáo không nhất trí với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát.

Chủ tọa

Bị cáo khơng nhất trí ở những điểm nào?

Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa

Thưa HĐXX, bị cáo có hành vi vi phạm và đã bị xử phạt hành chính. Cịn về hành vi chống người thi hành công vụ bị cáo
không đồng ý với quan điểm truy tố theo nội dung của cáo trạng.
Bị cáo thấy trong người thế nào? Sức khỏe bị cáo hiện nay ra sao? Tinh thần có tỉnh táo khơng?

Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, sức khỏe bị cáo bình thường đủ tỉnh táo để khai báo trước tòa.
2.1.1. PHẦN HỎI CỦA HĐXX


Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)

Bị cáo khai rõ sự việc xảy ra vào ngày 08/10/2017 tại Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội là như thế nào?
Thưa HĐXX, vào khoảng 22h10’ ngày 8/10/2017, bị cáo điều khiển xe máy Honda Wave, BKS: 29E1-561.51 có 2 người
khách muốn đi xe ơm, bị cáo đèo họ đi theo hướng Phạm Văn Đồng đến bến xe Mỹ Đình. Khi đến gần ngã ba Phạm Văn Đồng
– Trần Quốc Hồn thì bị cáo thấy tổ công tác 141 đang lập chốt kiểm tra tại đây. Bị cáo bị 1 đồng chí CSGT tt cịi, ra hiệu
lệnh dừng xem. Bị cáo đã chấp hành và dắt xe vào chốt theo hiệu lệnh. Nhưng bị cáo khơng mang giấy phép lái xe và khơng
xuất trình được, bị cáo có xin cán bộ CSGT tạo điều kiện cho bị cáo lấy xe sớm nhưng không đồng ý. Do xin nhiều lần không
được nên tôi bực tức và địi lại chìa khóa. Người thanh niên mặc thường phục đeo băng đỏ 141 yêu cầu bị cáo chấp hành,
không to tiếng nữa. Anh ta yêu cầu bị cáo xuất trình giấy tờ, bị cáo bực tức vì bị yêu cầu nhiều lần việc bị cáo không làm được
nên bị cáo lấy ví tiền trong quần ra rồi móc hết tiền trong ví ném xuống đất. Bị cáo có dùng tay chỉ vào tổ cơng tác nhưng
khơng chỉ chính xác vào người nào. Người thanh niên kia yêu cầu bị cáo không chỉ tay vào tổ công tác nữa, bị cáo liền dùng
tay phải gạt tay thanh niên đeo băng đỏ tránh sang bên cạnh, anh ta liền dùng tay ôm vào người bị cáo, vật bị cáo nằm xuống
đất, khống chế bị cáo. Lúc đó, bị cáo dùng tay ôm chặt lấy để kéo anh ta ngã xuống đất cùng bị cáo và giữ anh ta lại để không
làm gì bị cáo nữa. Lúc này có thêm các cán bộ khác trong tổ công tác xông đến khống chế bị cáo rồi đưa bị cáo về trụ sở Công
19


an phường Mai Dịch để làm việc.
Chủ tọa

Khi bị lực lượng cảnh sát tuần tra ra hiệu lệnh dừng xe, bị cáo đã có những hành động gì?

Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, Bị cáo đã dừng xe và dắt xe vào chốt theo yêu cầu của đồng chí CSGT.


Chủ tọa

Sau khi bị cáo nhận được hiệu lệnh dừng xe, thành viên tổ công tác đã yêu cầu bị cáo thực hiện những việc gì?

Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, thành viên tổ cơng tác có thông báo cho bị cáo biết là bị cáo đã chở quá số người quy định và yêu cầu bị cáo xuất
trình giấy tờ để kiểm tra.
Khi bị dừng xe làm việc bị cáo có biết đó là lực lượng 141 đang thi hành công vụ không?

Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)

Thưa HĐXX, bị cáo biết.

Chủ tọa

Bị cáo cho biết lý do tại sao bị cáo lại có hành vi chửi bới, lăng mạ người đang làm nhiệm vụ?

Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)
Chủ tọa
Bị cáo
(Trường)


Thưa HĐXX, bị cáo không chửi bới lăng mạ, mà bị cáo chỉ nói to vì đó là ở đường ồn ào nên bị cáo phải nói to.
Bị cáo đã có những lời nói và hành động như thế nào đối với tổ công tác?
Thưa HĐXX, bị cáo đã xin rất nhiều lần nhưng không được chấp nhận nên bị cáo đã địi lại chìa khóa và bắt đầu to tiếng với
thành viên tổ cơng tác, bị cáo có dùng tay chỉ vào tổ cơng tác nhưng khơng chỉ chính xác người nào.
Khi bị cáo có hành vi chửi bới, lăng mạ tổ cơng tác đã có phản ứng như thế nào?
Thưa HĐXX, thấy bị cáo to tiếng, đồng chí mặc thường phục, đeo băng đỏ 141 lại gần yêu cầu bị cáo không chỉ tay, không
được to tiếng tổ công tác nữa và cầm tay bị cáo kéo ra ngồi thì theo phản xạ bị cáo có dùng tay hất tay anh ta ra.
Cho bị cáo Hoàng ngồi. Đề nghị người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Trần Hoài Phương đứng dậy.
TP: Anh Phương cho HĐXX biết anh đang công tác tại đơn vị nào?
NCQLNVLQ: Thưa HĐXX, tơi hiện đang là Cơng an thuộc đội 12 Phịng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hộ - CATP Hni.

Chủ tọa hỏi
Trần Hoài
Phương (Lực) TP: Ai là người đã phát hiện ra hành vi vi phạm của bị cáo và đề nghị bị cáo dừng xe?

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×