TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
APPLE INC. OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC
NĂM HỌC 2021 – 2022
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 4
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ APLLE INC....................................................................................5
1. Tổng quan về APPLE INC..................................................................................................5
2. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................................5
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING CỦA APPLE INC.........................7
1. Lý do Apple thực hiện Outsourcing tại Trung Quốc.........................................................7
2. So sánh trước và sau khi Outsourcing của Apple..............................................................9
2.1. Trước khi Outsourcing:.................................................................................................9
2.2. Sau khi Outsourcing:...................................................................................................11
PHẦN III: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA APPLE KHI CHỌN TRUNG
QUỐC LÀM NƠI OUTSOURCING DỰA TRÊN MƠ HÌNH KIM CƯƠNG M. PORTER13
1. Giới thiệu về Michael Porter và lý thuyết mơ hình kim cương.......................................13
1.1. Vài nét về M. Porter:...................................................................................................13
1.2. Vài nét về mô hình kim cương M. Porter:.................................................................13
2. Giải thích về việc áp dụng mơ hình Kim cương trong việc chọn Trung Quốc để
Outsourcing............................................................................................................................. 15
2.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất......................................................................................15
2.2. Điều kiện nhu cầu:.......................................................................................................18
2.3. Các ngành hỗ trợ và liên quan:...................................................................................20
2.4. Chiến lược, cơ cấu và mơi trường cạnh tranh...........................................................22
2.5. Chính phủ:....................................................................................................................25
2.6. Cơ hội............................................................................................................................ 27
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................29
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thomas F. Friedman tác giả của cuốn Thế giới phẳng đã nói: “Thế giới được làm phẳng bởi
sự hội tụ của mười sự kiện chính trị, sự đổi mới, và cơng ty chính” Mười sự kiện chính trị, sự đổi
mới và cơng ty chính cịn được ơng gọi là mười nhân tố làm phẳng thế giới.
Làm thuê bên ngồi (Outsourcing) chính là nhân tố thứ 5 được Thomas F. Friedman đề cập
tới, đó cũng là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây. Chính
vì thế những doanh nghiệp phát triển và đang phát triển chính là những doanh nghiệp nhằm kinh
doanh bằng phương pháp hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí kinh doanh trong khi vẫn
đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ nên loại hình th nhân lực bên ngồi (outsourcing)
được hình thành và phổ biến trỏ thành xu hướng phát triển chung của thế giới.
Và Apple đã đi đầu xu thế tạo nên chuỗi cung ứng đẳng cấp được mệnh danh là “King of
outsourcing”. Sỡ dĩ, Apple được mệnh danh như vậy vì Tim Cook được đích thân Steve Jobs mời
về từ năm 1998 khi ông tái gia nhập Táo khuyết và ông đã xây dựng đế chế chuỗi cung ứng cho
Apple chính là yếu tố then chốt để tạo nên thành công thần kỳ đó khi Apple mất 42 năm để chạm
mốc 1.000 tỷ, nhưng chỉ cần có 2 năm để vươn từ mốc 1.000 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD.
Tim Cook đã có chiến lược vô cùng sáng tạo khi mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác
nhau, sau đó đưa chúng đến nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc. Từ đó, người lắp ráp sẽ gửi sản
phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cho những người mua từ Cửa hàng trực tuyến của Apple.
Công ty bắt tay với một loạt nhà máy của Hon Hai Precision Industry như Foxconn, Pegatron
Corp, Wistron Corp và hàng loạt doanh nghiệp khác trong lĩnh vực gia công, sử dụng hàng trăm
nghìn cơng nhân để lắp ráp sản phẩm cho Apple. Vào năm 2020 các công ty Trung Quốc vẫn
chiếm 1/4 th ngồi của Apple và có dấu hiệu tăng lên bất chấp lệnh những biện pháp trừng phạt
dưới thời Tổng thống Trump. Qua đó, cho thấy Trung Quốc là thị trường th ngồi chủ chốt của
Apple, có mối liên kết chặt chẽ thậm chi phụ thuộc dù Apple đang có hướng chuyển đến các cơng
ty th ngồi ở các quốc gia khác.
3
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ APLLE INC.
1.
Tổng quan về APPLE INC.
Apple là tập đồn cơng nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino, California
kinh doanh trong lĩnh vực phần cứng máy tính; phần mềm; thiết bị điện tử tiêu dùng. Apple được
coi là một trong năm ông lớn công nghệ thông tin Hoa Kỳ cùng với Amazon, Google, Microsoft
và Facebook. Các dòng sản phẩm chủ yếu Apple Watch, iPad, máy tính MacBook, các gói dịch
vụ và thậm chí cả Apple TV – một thiết bị chuyển đổi tín hiệu khơng dây tới màn hình TV. Hiện
tập đồn có hơn 510 cửa hàng bán lẻ trên tồn thế giới và có hơn 147.000 nhân viên.
2.
Lịch sử hình thành và phát triển
1976 – 1984: Thành lập công ty
Năm 1976 thành lập Công ty Apple Computer bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald
Wayne với tư cách hợp tác kinh doanh. Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I ra đời.
Năm 1977 Ronald Wayne rời đi và Apple II, III dần ra mắt.
Năm 1983, máy tính cá nhân đầu tiên Lisa ra mắt.
1984 – 1991: Dòng máy tính Macintosh ra mắt thị trường đạt thành cơng rực rỡ
Năm 1984, Apple ra mắt Macintosh, máy tính cá nhân đầu tiên được bán, ca ngợi là sự
kiện mở đầu cho thành công của Apple và được CNN gọi là "kiệt tác".
Năm 1985 Jobs từ chức tại Apple và thành lập NeXT Inc. Đồng thời, Wozniak cũng đã từ
bỏ công việc đang làm tại Apple.
Từ năm 1989 đến năm 1991 "thời kỳ hoàng kim đầu tiên" của Macintosh vì phát hành các
sản phẩm thuộc dịng Macintosh như Macintosh Classic, Macintosh LC… có doanh thu
đáng kể.
1991 – 1997: Suy thoái và tái cấu trúc
Trong những năm 1990, Apple cũng đã thử nghiệm với một số sản phẩm nhắm mục tiêu
người tiêu dùng không thành công gồm máy ảnh kỹ thuật số, đầu phát âm thanh CD di
động, loa, bảng điều khiển video, dịch vụ trực tuyến eWorld và thiết bị truyền hình. Do đó
thị phần cũng như giá cổ phiếu của Apple tiếp tục trượt dài.
4
Năm 1997 Apple đã mua NeXT cho hệ điều hành NeXTSTEP của mình và đưa Steve Jobs
trở lại.
− 1997–2007: Ổn định trở lại
Ngày 10/11/2001, máy nghe nhạc kỹ thuật số di động iPod đã thành công rực rỡ với hơn
100 hàng triệu chiếc được bán trong vòng sáu năm.
Năm 2003, iTunes Store của Apple được giới thiệu và nhanh chóng trở thành cơng ty dẫn
đầu thị trường về dịch vụ âm nhạc trực tuyến, với hơn năm tỷ lượt tải xuống vào ngày 19
tháng 6 năm 2008.
2007 – 2011: Thành công với thiết bị di động
Ngày 9/1/2007, Jobs thơng báo rằng Apple Computer, Inc. sau đó sẽ được gọi là "Apple
Inc.", vì cơng ty đã chuyển trọng tâm từ máy tính sang điện tử tiêu dùng và trong ngày này
công ty đã bán được 270.000 chiếc iPhone trong 30 giờ đầu tiên bán ra.
Ngày 10/2008, Apple là nhà cung cấp thiết bị di động lớn thứ ba trên thế giới do sự phổ
biến của iPhone.
Ngày 17/1/2011, Jobs nghỉ việc chữa bệnh trong thời gian không xác định và giám đốc
điều hành Tim Cook đảm nhận các hoạt động hàng ngày của Jobs tại Apple.
2011 – nay: Kỷ nguyên hậu Jobs, sự lãnh đạo của Tim Cook
Ngày 5/10/2011, Steve Jobs qua đời, đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của Apple.
Năm 2011 đến năm 2012, Apple cho ra mắt nhiều dòng Iphone, Macbook cùng với trợ lý
ảo Siri, dữ liệu được đồng bộ hóa trên đám mây với iCloud và iPhone 5 ra mắt lớn nhất
của Apple với hơn hai triệu đơn đặt hàng trước.
Ngày 20/8/2012, giá cổ phiếu tăng của Apple đã làm tăng giá trị vốn hóa thị trường của
cơng ty lên mức kỷ lục khi đó là 624 tỷ USD. Điều này đã đánh bại kỷ lục không điều
chỉnh lạm phát về vốn hóa thị trường do Microsoft thiết lập trước đó vào năm 1999.
Năm 2015, Apple xuất hiện trong danh sách với tư cách là công ty công nghệ hàng đầu.
Theo Fortune đã công bố.
Ngày 19/8 /2020, giá cổ phiếu của Apple đã đạt đỉnh 467,77 đô la, đưa Apple trở thành
công ty Hoa Kỳ đầu tiên có vốn hóa thị trường là 2 nghìn tỷ đô la.
5
PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING CỦA APPLE INC.
1.
Lý do Apple thực hiện Outsourcing tại Trung Quốc
Tại sao Apple và một số doanh nghiệp khác vẫn thành công bất chấp khủng hoảng? Làm thế
nào để biến một công ty sắp phá sản như Apple trở thành cơng ty có giá trị vốn hóa đứng hàng
đầu và được yên mến trên tồn thế giới? Chúng ta học được gì từ Apple để xây dựng cơng ty của
mình đột phá trên thị trường?
Có nhiều yếu tố tác động để Apple được thành cơng như ngày hơm nay và chiến lược th
ngồi gây được tiếng vang lớn. Vậy lý do tại sao “táo khuyết” lại chọn th ngồi ở Trung Quốc
mà khơng phải là các quốc gia khác?
Chi phí nhân cơng rẻ
Việc th nhân công sản xuất và lặp đặt ở Trung Quốc với chi phi rẻ hơn rất nhiều so với ở
các nước khác. Mức lương trả cho các nhân công ở Trung Quốc thuộc mức rẻ, và mức giá mà
Apple đưa ra lại là mức sống được rất nhiều người săn đón.
Theo thơng tin năm 2011, điều kiện sống và làm việc của họ rất kham khổ với ca làm việc
kéo dài từ 12 đến 16 tiếng nhưng lại chỉ được trả lương 1 USD/giờ thậm chí cịn ít hơn. Kết thúc
ngày làm việc họ trở về khu ở tập thể cho những người cơng nhân, đó là những căn phịng rất chật
hẹp nhưng được bố trí tới 15 giường ngủ. Có lẽ là ai cũng có thể hiểu được rằng tại sao những
công nhân Trung Quốc lại phải chịu đời sống khắc khổ như vậy đó là vì các nhà sản xuất thiết bị
muốn tăng lợi nhuận của mình lên mức tối đa. Để sản xuất một chiếc iPhone tại Trung Quốc sẽ
chỉ mất 8 USD tiền lương cho công nhân.
Taiwan News đưa tin từ đầu tháng 6 năm nay, nhà máy ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc
đã bắt đầu tuyển dụng quy mơ lớn. Mức lương trung bình đã tăng lên 5.000 tệ (~ 18 triệu đồng).
Ngoài ra, Foxconn cịn quyết định tăng gấp đơi tiền thưởng lên 6.000 tệ (~ 21.5 triệu đồng) cho
những lao động mới nếu họ làm đủ 55 ngày và cam kết làm việc trên 90 ngày.
Với mức chi phí chi trả cho nhân công ở Trung Quốc này cũng không ảnh hưởng gì đối với
Apple.
6
Nguồn cung nhân cơng lớn
Trung Quốc có nguồn cung nhân công lớn, nhu cầu việc làm cao và công nhân của Trung
Quốc có những kỹ năng cần thiết để chế tạo các thiết bị phức tạp mà không phải mất q nhiều
chi phí cho họ.
Có tổng số khoảng 40000 người làm việc cho Apple ở Mỹ, đó là bao gồm cả các nhân viên
lãnh đạo cấp cao và mọi chức vụ, vậy mà vẫn ít hơn 1/5 số người làm việc cho họ ở một nhà máy
Trung Quốc.
Trung Quốc có thể cung cấp số lượng nhân công với sự cần cù và có thể yêu cầu họ làm
thêm giờ. Khu phức hợp này có khoảng 230.000 nhân cơng, rất nhiều trong số đó làm việc 6 ngày
một tuần và thường làm việc 12 tiếng một ngày tại nhà máy.
Ngoài ra họ cịn có khoảng 700.000 nhân cơng tại Foxconn và các nhà máy sản xuất, lắp ráp
iPhone, iPad… Foxconn có thể huy động 3000 nhân viên chỉ trong 1 phút – điều mà các nhà máy
ở Mỹ không thể làm được.
Chất lượng nguồn nhân lực
Họ cần những kỹ sư ở mức cao hơn trung học nhưng không nhất thiết phải có bằng đại
học. Tầng lớp kỹ sư trình độ trung lưu kiểu đó rất khó kiếm tại Mỹ, mặc dù những cơng việc
này có thu nhập tốt. Vấn đề ở chỗ đất nước này khơng có đủ để đáp ứng nhu cầu và các nhà máy
tại Trung Quốc lại có thể cung cấp cho Apple lượng kỹ sư lành nghề với một quy mơ mà các
cơng ty Mỹ khó lịng theo kịp.
Ngồi ra, cơng nhân tại Trung Quốc sẵn sàng làm thêm giờ nếu cần thiết, thậm chí họ sẵn
sàng bỏ qua giờ nghỉ ngơi để đáp ứng mục tiêu sản xuất. Đây là điều mà Apple rất cần, đặc biệt
khi các sản phẩm mới được ra mắt và được tiêu thụ tốt, cần một số lượng lớn sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu thị trường.
“Trung Quốc khơng chỉ có nhân cơng giá rẻ, mà đó cịn là nơi mà 100.000 công nhân sẵn
sàng làm việc thêm cho công ty của mình” – Susan Helper, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học
Case Western Reserve, Mỹ chia sẻ.
Nhà máy có quy mô rộng lớn
7
Họ cho rằng rằng chính quy mơ rộng lớn của các nhà máy tại nước ngoài cùng với sự linh
hoạt, cần cù và kỹ năng nhân công của Trung Quốc đã vượt xa các đối tác Mỹ. Họ có thể thuê
hoặc đuổi việc hàng chục nghìn lao động chỉ trong một đêm. Lý do là bởi Trung Quốc có rất
nhiều lao động thừa thãi và tập trung rất nhiều quanh các nhà máy, nên các nhà sản xuất có thể dễ
dàng tập trung một số lượng lớn nhân công ngay khi cần thiết. Mặt khác các nhà máy của Trung
Quốc có thể thay đổi quy trình sản xuất và cách thức làm việc rất nhanh chóng khi có những biến
động xảy ra.
Quan trọng, giới điều hành của Apple tin vào quy mơ của các nhà máy ở nước ngồi cũng
như sự linh hoạt, nhanh nhạy, kỹ năng công nghiệp tốt của người lao động ở Trung Quốc. Vì vậy,
nó trở thành lựa chọn cho hoạt động sản xuất sản phẩm của Apple.
Khả năng quản lý bảo mật công nghệ
Về việc quản lý bảo mật công nghệ, một phần phụ kiện cho chiếc iPhone lại được sản xuất
ở một nơi khác, đó là Đài Loan hoặc Nhật Bản… Các linh kiện như sạc, pin, camera cũng được
hãng Apple đặt địa điểm thực hiện sản xuất khác với Trung Quốc và Mỹ, nơi được coi là trình
độ khoa học cơng nghệ tiên tiến.
Apple chỉ làm những công đoạn thiết kế và thống nhất ở Mỹ, còn hầu hết sản lượng iPhone
sẽ nhờ đến nhà máy Foxconn làm ra. Và nhà máy sản xuất này cũng được bảo mật rất cao, tránh
tình trạng đánh cắp bản quyền từ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thử thách
đáng lo ngại vì số lượng và quy mơ vi phạm bản quyền, đặc biệt trong những lĩnh vực công
nghệ là một vấn đề không hề nhỏ ở Trung Quốc.
2.
So sánh trước và sau khi Outsourcing của Apple
2.1. Trước khi Outsourcing:
Ngày 29 tháng 6 năm 2007 đã trở thành một ngày đặc biệt với tiến trình phát triển của cơng
nghệ thế giới hiện đại, khi Apple lần đầu tiên giới thiệu chiếc iPhone của mình, thiết bị đóng vai
trị khởi đầu cho cuộc cách mạng smartphone cũng như đặt dấu mốc cho một chu kỳ mới của một
môi trường kinh doanh vốn đầy biến động.
Không chỉ thay đổi số phận của Apple, chiếc iPhone cịn giúp thay đổi số phận của một
cơng ty khác, đó là tập đồn Cơng nghiệp Hon Hai Precision hay Foxconn. Từ thời điểm này,
công ty trở thành một tên tuổi quen thuộc với những nhà quan sát trong ngành công nghệ nhờ mối
quan hệ chặt chẽ với Apple.
8
Trước đây, Apple tuyên bố sản phẩm iPhone của mình là “Made in America”. Tổng giá trị
cổ phiếu của Apple chỉ đạt 10 tỉ USD vào năm 1999 và đạt 50 tỉ USD vào năm 2005. Tuy nhiên
hiện nay, còn rất ít sản phẩm được như vậy. Gần như tồn bộ trong số 70 triệu chiếc iPhone, 30
triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm khác của Apple được sản xuất bên ngồi nước Mỹ.
Nếu tính số người làm việc cho Apple theo diện hợp đồng, phải có đến 700 nghìn người phụ
trách kỹ thuật và lắp đặt máy tính bảng iPad, điện thoại iPhone và sản phẩm của Apple. Tuy
nhiên họ làm tại cơng ty nước ngồi đóng tại châu Á, châu Âu và nhiều nơi khác.
Thời báo The New York Times từng tò mò tới mức muốn làm cho ra nhẽ thắc mắc này, và
họ cho người bỏ công đi phỏng vấn rất nhiều nhân viên cấp cao của Apple. Cuối cùng, câu trả lời
nhận được lại vô cùng đơn giản: Tỷ lệ lao động và quy mô cơ sở hạ tầng tại Mỹ không đáp ứng
được yêu cầu của Apple, và cũng không thể sánh được với Trung Quốc.
Không phải là công nghệ ở Mỹ lỗi thời hơn Trung Quốc, mà nhà máy tại Trung Quốc được
Apple dựa vào để sản xuất iPhone hiện nay có nguồn nhân lực tối đa vào khoảng 230.000 công
nhân. Ở Mỹ, việc huy động được từng đó con người trong một thành phố, đi tới một địa điểm nhà
máy hàng ngày liên tục chỉ để lắp ráp iPhone là bất khả thi. Ngay ở yếu tố số lượng con người,
Mỹ đã khó mà đáp ứng đủ được như Trung Quốc rồi.
Hầu hết các nhà máy trọng yếu hợp tác với Apple tại Trung Quốc là của Foxconn. Với con
số 230.000 kia, có khoảng 1/4 trong số họ sống ln ở khu ký túc xá gần sát, đồng nghĩa với việc
khoảng 60.000 người vừa sống và làm việc tại đó ln. Một ngày làm 12 tiếng, làm việc 6
ngày/tuần và lương trả thuộc mức rẻ mạt hơn rất nhiều ở Mỹ có thể coi là bóc lột, nhưng tại
Trung Quốc, đó lại là mức sống được nhiều người săn đón.
Apple cũng cho biết thách thức trong việc đặt nhà máy tại Mỹ là tìm được đủ lực lượng lao
động có kỹ thuật. Với dây chuyền lắp ráp iPhone, có khoảng hơn 8000 kỹ sư được Apple tìm
kiếm và đang làm việc trong các nhà máy đó. Tại Mỹ, để gọi được kỹ sư đủ tiêu chuẩn với số
lượng lớn như vậy phải mất 9 tháng. Còn ở Trung Quốc, họ chỉ mất 15 ngày.
Dĩ nhiên, lợi ích lớn nhất khiến Apple hứng thú vẫn là tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí.
Ở Mỹ, tiền xây nhà máy cao hơn, tiền lương phải trả cao hơn, rồi bảo hiểm, thuế má, phụ chi
cũng vượt mặt. Còn tại Trung Quốc, mọi thứ đều ở một mức "dễ thở" ngay từ bước đầu tiên là
tìm nhân cơng. Hơn nữa, Apple ln tìm kiếm một nơi "có thể làm được nhiều iPhone nhất trong
thời gian ngắn nhất" và khơng gì thích hợp hơn là Trung Quốc.
9
2.2. Sau khi Outsourcing:
Thống kê cho thấy, có tới 47,6% đối tác cung ứng của Apple có trụ sở hoặc hoạt động chủ
yếu tại Trung Quốc năm 2019, tăng so với mức 44,9% của 2015. Số liệu cho thấy, công ty iPhone
hiện có khoảng 200 nhà cung ứng chủ chốt tại Trung Quốc và con số này có thể tăng thêm thời
gian tới. Apple hiện có khoảng 50 sản phẩm và hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc.
Nhìn ra đằng sau mặt lưng chiếc iPhone của bạn hay bất kỳ ai đó, để ý một chút là sẽ thấy
ngay dòng chữ "Designed by Apple in California. Assembled in China" (Tạm dịch: Thiết kế bởi
Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc).
Gần một nửa iPhone trên thế giới, khoảng hàng trăm triệu chiếc được sản xuất được sản
xuất tại nhà máy Foxconn ngoại ô Trịnh Châu. Trong những lúc sản xuất iPhone mới, Foxconn có
thể tạo ra nửa triệu điện thoại mỗi ngày. Tương đương với 350 chiếc iPhone mỗi phút.
Sự chênh lệch về chi phí sản xuất ở Mỹ và Trung Quốc. Để sản xuất một chiếc iPhone tại
Mỹ sẽ phải mất 65 USD tiền lương cho công nhân, nhưng tại Trung Quốc chi phí đó giảm đi rất
nhiều chỉ còn khoảng 8 USD. Nếu sản xuất tại Mỹ thì 65 USD chi phí này sẽ làm Apple mất đi
một phần kha khá lợi nhuận mà hãng kiếm được trên mỗi chiếc iPhone. Con số này khá là lớn nếu
như bạn biết được rằng trung bình mỗi chiếc iPhone có giá 600 USD được bán ra, Apple sẽ kiếm
được 250 USD.
Khi ra mắt sản phẩm điện thoại Iphone đầu tiên vào năm 2007, giá trị doanh nghiệp đã
tăng đến 800%, một con số đáng kinh ngạc mà rất ít công ty công nghệ đạt được.
Mức tăng trưởng của Apple thời điểm 2007 đến 2011 có mức doanh thu khơng cao. Nhưng
doanh thu năm 2015 tăng đến 125.5 tỉ USD so với năm 2011. Đó là thời điểm mà Apple dưới sự
quản lý và điều hành của Tim Cook.
Vào năm 2014, tổng chi phí lao động hàng quý của chuỗi cung ứng Apple vào khoảng 3,4 tỷ
USD, tương đương 4,4% doanh thu 74,6 tỷ USD. So với 18 tỷ USD lợi nhuận trong q IV/2014,
chi phí nhân cơng Apple bỏ ra chỉ chiếm 18%.
Năm 2015, Apple đã thiết lập được cột mốc doanh thu kỉ lục trong 1 quý là 75.9 tỉ USD,
qua đó mang về lợi nhuận lên tới 18,4 tỉ USD. Trong quý 3 năm 2017, công ty đạt doanh thu 45,4
tỉ USD, tăng 3 tỉ USD so với cùng kì năm trước, tỷ suất lợi nhuận gộp là 38,5%.
10
Trước đây, trang Phone Arena đã trích dẫn một nguồn tin từ Trung Quốc về chi phí sản xuất
một chiếc iPhone X của Apple. Theo đó, chi phí sản xuất một chiếc iPhone X rơi vào khoảng
412,75 USD. Con số này chỉ tương đương với 41% mức giá bán khởi điểm 999 USD cho thiết bị
này (phiên bản 64GB) tại Mỹ.
Theo thống kê từ Apple, hãng đang có 132.000 nhân viên toàn thời gian, tăng 9.000 người
so với với năm 2017 (123.000 người). Tuy nhiên, nhà táo không công bố tổng chi tiêu cho nhân
viên.
Vào năm 2018, rất nhiều con số ấn tượng cho thấy sự lớn mạnh và khác biệt của "nhà Táo"
so với thị trường chung. Trong năm tài chính 2018, Apple đã chi 14.2 tỷ USD cho các hoạt động
nghiên cứu và phát triển, con số này tăng 2.7 tỷ USD so với năm ngoái (11.5 tỷ USD). 2018 là
năm mà Apple tiếp tục chiến lược mua lại chính cổ phiếu của mình đã phát hành trước đây, điều
này làm sụt giảm số cổ đông xuống 23.712 người, giảm 1.588 cổ đông so với năm 2017.
Đầu năm 2020, Apple công bố kết quả kinh doanh quý I năm tài chính 2020 với những con
số vượt qua dự đốn của các nhà đầu tư. Theo đó, doanh thu của hãng đạt 91,8 tỷ USD, tăng 8,3%
so với cùng kỳ năm 2019, cao kỷ lục từ trước đến nay. Q tài chính I/2020 có thể xem là một
thắng lợi lớn với Apple nhờ sức mua mạnh các sản phẩm của hãng như iPhone 11, AirPods,
AirPods Pro cùng các mảng dịch vụ trong hệ sinh thái.
Trong quý đầu tiên của năm tài chính 2021, Apple đạt doanh thu 111,439 tỷ USD, tăng
21% và lợi nhuận ròng cũng tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Hiệu suất vượt trội của thị
trường Trung Quốc đã trực tiếp thúc đẩy hiệu suất tổng thể của Apple. Trong quý tài chính đầu
tiên, doanh thu của Apple tại Trung Quốc là 21,313 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái,
trong khi bộ phận kinh doanh tại Châu Mỹ tăng trưởng chỉ khoảng 10%.
Cùng với doanh thu khổng lồ, Apple cũng công bố lợi nhuận 23.6 tỷ USD cho quý 2 năm
2021. Đây là mức tăng trưởng 54% trong doanh thu và lợi nhuận tăng gần 110% so với cùng kỳ
năm ngoái.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu của Apple đã tăng từ 58.3 tỷ USD lên 89.6 USD với
lợi nhuận tăng từ 11.2 tỷ USD lên 23.6 tỷ USD. Trước đó, “Táo khuyết” cũng từng thắng lớn vào
quý tài chính đầu tiên của năm 2021 khi đạt doanh thu tới 100 tỷ USD.
11
PHẦN III
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA APPLE KHI CHỌN
TRUNG QUỐC LÀM NƠI OUTSOURCING DỰA TRÊN MƠ HÌNH
KIM CƯƠNG M. PORTER
1. Giới thiệu về Michael Porter và lý thuyết mơ hình kim cương
1.1.
Vài nét về M. Porter:
Michael Eugene Porter là Giáo sư của Đại học Havard, Hoa Kỳ; nhà tư tưởng chiến lược và
là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới; chuyên gia hàng đầu về
chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các
quốc gia.
Michael Porter là một trong những Giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học Havard.
Những tác phẩm kinh điển của ông như “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive strategy), “Lợi thế
cạnh tranh” (Competitive advantage), “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (Competitive advantage of
nations) được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định
chính sách vĩ mô trên khắp thế giới trong suốt gần 30 năm qua.
1.2.
Vài nét về mơ hình kim cương M. Porter:
Mơ hình kim cương Porter là mơ hình phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh
đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có mơi trường kinh doanh vi mơ lành mạnh
hay khơng.
Mơ hình kim cương của Porter là một mơ hình kinh tế được phát triển bởi Michael Porter
nhằm mục đích làm nổi bật và giải thích lý do tại sao các ngành cơng nghiệp hoặc quốc gia cụ thể
trở nên khá cạnh tranh ở một địa điểm cụ thể và ở cấp quốc gia và lan tỏa tới toàn quốc tế.
Michael Porter là một trong những cơ quan có uy tín và nổi tiếng về chiến lược kinh doanh
và cạnh tranh kinh tế. Ông là người sáng lập Viện Chiến Lược Và Năng Lực Cạnh Tranh tại
Trường Đại Học Harvard.
12
Cấu tạo mơ hình kim cương M. Porter:
Điều kiện các yếu tố sản xuất: Điều kiện sẵn có của một mơi trường kinh doanh bao gồm
tính hiệu quả, chất lượng và sự chun mơn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp. Các
điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con
người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, cơng nghệ thông tin. Các yếu
tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến
khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới
chính sách thúc đẩy năng suất.
Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới qui mô và tăng trưởng thị
trưởng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, mơi trường kinh doanh lành
mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh
nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành cơng.
Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành cơng của mơi trường kinh doanh
vi mơ cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành
cơng nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.
13
Ngồi ra, cơ hội và chính phủ là hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến mơi trường, có tác
động gián tiếp đến bốn yếu tố chính. Ngồi ra, cơ hội và chính phủ là hai yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến mơi trường, có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính.
Lý thuyết và mơ hình Kim Cương của Porter đã được hiểu và thiết kế để hiểu được lợi thế
cạnh tranh và lợi thế mà các quốc gia và nhóm nhất định sở hữu nhờ các yếu tố thuận lợi nhất
định có sẵn cho họ. Nó cũng nhấn mạnh một thực tế là làm thế nào các cơ quan chính phủ có thể
đóng vai trị là chất xúc tác trong việc ứng biến vị thế của đất nước trên cấp độ tồn cầu với mơi
trường kinh tế cạnh tranh cao.
Đó là mơ hình chủ động của lý thuyết kinh tế, định lượng những lợi thế thuận lợi mà một
quốc gia hoặc khu vực có thể sở hữu so với các quốc gia khác và mang lại lợi thế cạnh tranh so
với các quốc gia khác về tăng trưởng.
Mơ hình Kim Cương của Porter cũng gợi ý rằng các quốc gia cũng có thể tạo ra lợi thế cho
các yếu tố mới như công nghệ sản xuất vượt trội, lao động lành nghề và nguồn nhân lực hiệu quả,
các ngành cơng nghệ tiên tiến và chính sách thuận lợi của chính phủ hỗ trợ và nâng cao nền kinh
tế của đất nước cao hơn.
Các yếu tố quyết định hàng đầu mà quốc gia có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế bao gồm
tài nguyên thiên nhiên, dân số, đất đai và vị trí giữa các quốc gia khác.
Mơ hình kim cương của Porter là một sơ đồ đại diện cho 4 điểm của một viên kim cương và
nêu bật 4 yếu tố quyết định liên quan đến nhau, đóng vai trị là yếu tố quyết định lợi thế kinh tế so
sánh quốc gia.
2. Giải thích về việc áp dụng mơ hình Kim cương trong việc chọn Trung Quốc để
Outsourcing
2.1.
Điều kiện các yếu tố sản xuất
Thuê ngoài phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và điều kiện phát triển của một nước. Ở Việt
Nam, những năm gần đây hoạt động outsourcing đã được chú ý khá nhiều và bắt đầu phát triển
khá tốt nhờ vào sự linh hoạt trong chính sách và các thế mạnh về nguồn lực phát triển kinh tế xã
hội. Apple đã nhìn thấy được Trung Quốc có điều kiện yếu tố sản xuất nên đã dùng Trung Quốc
làm nơi thuê ngoài ở khâu lắp ráp cho Cơng ty mình được thể hiện như sau:
14
Nguồn nhân lực:
Trải qua bốn mươi năm cải cách, kinh tế Trung Quốc đã dần thay đổi từ chỗ dựa vào sức
lao động giản đơn trở thành một nền kinh tế dựa vào tri thức.
Apple có gần 3 triệu lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp tại Trung Quốc. Tập đồn cơng
nghệ Foxconn, đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, thuê hàng trăm ngàn nhân viên thời vụ tham
gia vào cơng đoạn chèn ốc vít nhỏ và bảng mạch trong q trình lắp ráp iPhone. Bên cạnh đó là
hàng chục ngàn kỹ sư sản xuất có kinh nghiệm giám sát quy trình.
Chỉ Trung Quốc mới cung cấp được đủ nguồn lao động có trình độ và cơ sở hạ tầng cần
thiết để sản xuất hàng trăm ngàn thiết bị mỗi ngày, số lượng điện thoại Apple phải sản xuất trước
thời điểm tung ra dịng iPhone mới. Rất khó có nhà sản xuất nào khác ngồi Foxconn có thể đạt
được sản lượng này.
Các nhà máy tại Trung Quốc có thể cung cấp cho Apple lượng kỹ sư lành nghề với một
quy mơ mà các cơng ty Mỹ khó lịng theo kịp. Ví dụ, với dây chuyền lắp ráp iPhone, các quan
chức của Apple ước tính cần khoảng 8.700 kỹ sư để quản lý và hướng dẫn cho khoảng 200.000
nhân cơng. Hãng ước tính ở Mỹ phải mất tới 9 tháng mới có thể tìm được từng đấy kỹ sư lành
nghề. Nhưng tại Trung Quốc, họ chỉ mất 15 ngày.
Nguồn vốn:
Nhờ vào việc gia công thiết bị tại Trung Quốc, Apple đã tiết kiệm được khoản chi phí
khổng lồ từ lực lượng gia công giá rẻ. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho các sản phẩm có lợi
nhuận cao nhất của Apple trở thành hàng xuất khẩu của Trung Quốc và sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp
bởi hàng rào thuế quan trong cuộc tranh chấp thương mại.
Một nguồn tin của WSJ nói rằng Apple đã thử tìm cách lắp ráp iPhone tại các quốc gia
khác ngoài Trung Quốc trong vài năm gần đây, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí đào tạo
và đầu tư cơ sở vật chất q cao khiến Apple khơng có sự lựa chọn khả dĩ nào khác.
Trong nhiều năm sau, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để thiết lập chuỗi cung ứng cho
Apple, hỗ trợ tuyển dụng công nhân và xây nhà máy. Hiện nay, đa số iPhone, iPad và máy tính
Mac của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc.
15
Nguyên vật liệu:
Trung Quốc hiện đang có nhiều nhà cung ứng cho Apple hơn so với bất kỳ quốc gia và
vùng lãnh thổ nào. Đây là 1 dấu hiệu cho thấy nỗ lực chia tách chuỗi cung ứng kết nối 2 nền kinh
tế lớn nhất thế giới của Mỹ chỉ ảnh hưởng rất ít đến tập đồn cơng nghệ lớn nhất thế giới xét theo
giá trị vốn hóa.
Các nhà cung ứng Trung Quốc cũng giúp Apple xây dựng cơ sở sản xuất ở các quốc gia
châu Á khác như một phần trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các công ty trong danh sách nhà cung ứng của Apple chiếm tới 98% số tiền Apple chi cho
nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất và lắp ráp trong 1 năm tài khóa.
Sự gia tăng nhanh chóng các cơng ty cung cấp từ Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của
Apple cho thấy công nghệ của các nhà cung cấp này đã có sự tiến bộ lớn. Apple vốn là hãng có
yêu cầu cao trong các linh kiện, đòi hỏi các nhà sản xuất phải ở đẳng cấp thế giới mới có thể có
mặt trong Macbook, đồng hồ Apple Watch cho đến tai nghe.
Số lượng dây truyền lắp ráp năm 2018 đã tăng lên 380 dây truyền, tăng 7% so với năm
2017 và 14% so với năm 2012. Các dây truyền này do cả Trung Quốc và cả người nước ngoài
điều hành.
Số lượng nhà cung cấp từ Trung Quốc cho Apple tăng dần qua các năm.
Máy móc cơng nghệ:
Quy mơ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đáp ứng được yêu cầu của Apple.
Trung Quốc có dây chuyền máy móc hiện đại hóa bật nhất, cơng nghệ cao.
16
Máy móc được nâng cấp liên tục để đáp ứng những dịng sản phẩm mới của Apple khi cơng
ty này liên tục ra các mẫu mã, sản phẩm mới.
Dây chuyền tự động hóa được lắp đặt tại nhà máy ở Trung Quốc và được thiết kế để lắp ráp
màn hình, bàn phím và bàn di chuột vào vỏ Macbook.
Trước hết là chuỗi cung ứng, Apple phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái sản xuất công nghệ
cao của Trung Quốc. Chỉ Trung Quốc mới cung cấp được trình độ lao động và cơ sở hạ tầng
cần thiết để sản xuất hàng trăm ngàn thiết bị mỗi ngày số lượng mà Apple phải sản xuất
trước thời điểm tung ra một chiếc iPhone mới.
Trung Quốc không chỉ là cơ sở sản xuất mà còn là thị trường phát triển nhanh nhất của họ.
4 20% tổng doanh thu của Apple
4 Hơn 20% doanh thu của Intel
4 60% doanh thu của Qualcomm đến từ thị trường này.
Apple nổi tiếng với các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, do đó, sự gia tăng số lượng các nhà
cung cấp Trung Quốc nói lên khả năng sản xuất, cơng nghệ, cũng như giá cả của quốc gia
này ngày càng cạnh tranh.
2.2.
Điều kiện nhu cầu:
− Điều kiện nhu cầu:
Nhu cầu thị trường ảnh hướng đến quy mô và tăng trưởng thị trường đồng thời liên quan
đến cả tính chất khách hàng.
Mơi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương
phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hoá, dịch vụ, chất lượng cao hơn mới
có khả năng thành cơng.
− Triển vọng thị trường:
Apple chọn quốc gia Trung Quốc để làm nơi sản xuất vì nó đáp ứng đủ u cầu cuae
Apple. Các nhà máy Trung Quốc có quy mơ lớn và linh hoạt rất nhiều sao với nhà máy của Mỹ.
Và các nhà máy có thể dễ dàng tập trung một số lượng lớn công nhân ngay khi cần thiết.
Apple là một sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới lựa chọn và tin dùng.
Nó có cấu hình đẹp, đa dạng về chức năng, mẫu mã.Và là một thương hiệu lớn Apple mang lại
cho người dùng cảm giác sang trọng, đẳng cấp. Apple không bị mất giá một cách nhanh chóng.
Đó là những yếu tố khiến cho Apple luôn là lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng. Hiện nay
17
trên thế giới Apple là thương hiệu điện thoại thông minh lớn được nhiều người sử dụng. Đặc biệt
là ở Trung Quốc với 38,35% thị phầm. Tương lai Apple hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm
đầy thú vị cho người dùng Apple.
− Năng lực chi trả:
Cho sản phẩm của Apple của các cá nhân trong thị trường trung quốc khơng ngừng tăng
lên mặc dù đây là thị trường có rất nhiều sản phẩm khác cạnh tranh. Trung quốc được xem là
công xưởng của thế giới nên nhưng mà nhờ vào sự cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của Apple và
hãng hướng đến người sử dụng các sản phẩm của hãng được sử dụng vào trong hệ sinh thái của
hãng đã tạo ra.
Về smart phone: Apple tiếp tục phát triển mạnh ở Trung Quốc, với vị trí thứ 4 trên thị
trường, sau Oppo, ViVo và Xiaomi, tính đến quý II năm 2021. Cơng ty có giá trị nhất thế giới
này, đã ghi nhận doanh thu 14,8 tỷ USD trong quý kết thúc vào ngày 26/6. Con số đó tăng 58,2%
so với 9,3 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2020, nhờ doanh số bán iPhone tăng mạnh.
Từ các nhận định trên thì chúng ta có thể thấy rằng năng lực chi trả cho các sản phẩm của
Apple ở thị trường này là rất nhiều, được tăng trưởng đều theo hàng năm.
Theo số liệu từ Counterpoint Research, Apple chiếm 34% doanh thu tồn ngành di động
trong q II 2021, tiếp đó là Huawei với 20% và Samsung với 17%. Apple cũng chiếm 59% lợi
nhuận toàn ngành smartphone.
− Doanh số:
Qua các đời của Apple từ đời đầu cho đến đời mới nhất và nhiều dịng sản phẩm khác của
Apple. Apple ln thắng lợi khi được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng đỉnh điểm nhất
là Quí II/2021 mặc cho dịch bệnh đang hồnh hành trên thế giới thì Apple vẫn liên tục cải tiến
các dịng sản phẩm của mình và đem lại doanh thu cao ngất ngưỡng. Tất cả các phân khúc sản
phẩm Iphone, macbook, ipad...đều tăng doanh số bán hàng so với năm trước với tổng doanh thu
là 81,4 tỷ USD. Riêng Iphone đạt 39,6 tỷ USD chiếm gần một nửa doanh thu hàng quý tăng
36%so với năm trước.
Lợi nhuận tăng đáng kể, thậm chí tăng gấp đơi. Với doanh thu ròng là 21,7 tỷ USD, nhiều
hơn 93% so với năm ngoái, chiếm nhiều nhất trong quý này.
18
Doanh só bán hàng tăng 50% so với cùng kì năm ngối. Rõ ràng ip 12 là dịng sản phẩm
thành công lớn của hãng Apple.
Bộ phận dịch vụ của Apple tiếp tục bùng nổ doanh thu 17,5 rỷ USD răng 33%.
2.3.
Các ngành hỗ trợ và liên quan:
Các ngành hỗ trợ và liên quan có đóng góp đáng kể khi Apple chọn các cơng ty th ngồi
ở Trung Quốc. Các ngành hỗ trợ là các ngành cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Đối với các ngành hỗ trợ các cơng ty th ngồi thì phải kể đến nghành logictics khi Trung
Quốc có cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, mạng lưới giao thông hiện đại cùng với đó là chi phí
logictics thấp. Trung Quốc hiện nay là quốc gia có thị trường logistics lớn nhất khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, có giá trị thị trường logistics vào khoảng trên 600 tỷ USD vào năm 2018.
Bên cạnh đó, các ngành liên quan là những nghành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc
chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động kinh doanh hoặc những ngành mà sản phẩm chúng
mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động.
Ngành nhân sự cũng là yếu tố tác động đáng kể khi Apple chọn Trung Quốc là nơi th
ngồi bởi nguồn nhân lực đơng đảo, tốc độ và đầy linh hoạt khi mà chuyến hàng đầu tiên đến
Foxconn – nhà máy được lựa chọn lắp ráp iPhone, vào lúc nửa đêm. Người đốc công ngay lập tức
dựng 8.000 công nhân khỏi ký túc xá, đưa cho mỗi người một cái bánh bích quy và một cốc trà,
hướng dẫn họ đứng vào dây chuyền và chỉ trong vòng nửa giờ đã thiết lập xong một dây chuyền
lắp ráp mặt kính. Trong vịng 96 tiếng, nhà máy đã hồn thiện một dây chuyền lắp ráp với cơng
suất 10.000 iPhone mỗi ngày. Chỉ trong vòng 3 tháng, Apple đã bán được một triệu iPhone, chính
vì vậy cung với quy mơ rộng lớn của các nhà máy tại nước ngồi cùng với sự linh hoạt, cần cù và
kỹ năng nhân công của Trung Quốc đã vượt xa các đối tác Mỹ.
Ngành phân phối là một sự lựa chọn đáng cân nhắc khi th ngồi ở Trung Quốc, khi nước
này có đường biên giới dài giáp đến 14 quốc gia, thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm với chi
phí thấp cùng thời gian nhanh chóng để đến tay khách hàng.
Ngành kĩ thuật đóng vai trị quan trọng khi Trung Quốc phát triển vượt bậc, nhanh chóng
trong nghành này, giúp cho Apple có các chun gia, nhân cơng có trình độ kĩ thuật cao đồng
19
hành với đó là nghành cơng nghệ thơng tin, thương mại điện tử phát triển vượt bậc tạo cho Apple
một thị trường béo bỡ cho việc bán sản phẩm của mình.
Ngồi ra thì Apple cịn có số lượng các nhà cung cấp linh kiện từ Trung Quốc và Hồng
Kông đã lần đầu vượt qua số lượng các nhà cung cấp từ Mỹ và Nhật Bản. Đây cũng là điều bất
ngờ khi chiến tranh thương mại giữa 2 nước đang diễn ra.
Sự gia tăng nhanh chóng các cơng ty cung cấp từ Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của
Apple cho thấy cơng nghệ của các nhà cung cấp này đã có sự tiến bộ lớn.
Apple vốn là hãng có yêu cầu cao trong các linh kiện, đòi hỏi các nhà sản xuất phải ở đẳng
cấp thế giới mới có thể có mặt trong Macbook, đồng hồ Apple Watch cho đến tai nghe giảm số
lượng các nhà cung cấp từ Trung Quốc nhưng mọi thứ lại đang diễn ra theo triều hướng ngược
lại.
Các nhà cung cấp ở Trung Quốc, bao gồm cả những cơng ty có trụ sở ở Hồng Kơng nhưng
có nhà máy ở đại lục có 41 đơn vị. Trong khi các nhà cung cấp Mỹ giảm xuống chỉ còn 37 đơn
vị. Đài Loan có 46 đơn vị và Nhật Bản có 38 nhà cung cấp. Tổng số của Apple có 200 nhà cung
cấp này chiếm tới 98% chi phí mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất và lắp ráp của Apple trong năm
tài chính vừa qua. Báo cáo tài chính năm 2018 cũng cho thấy Apple khơng chị phụ thuộc nhiều
hơn vào Trung Quốc mà họ cũng đang cố gắng mở rộng chuỗi cung ứng của mình tại Đơng Nam
Á và Ấn Độ. Đây là khu vực mà Apple đang thua kém đối thủ Samsung.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã không ngăn cản được việc Apple sản
xuất iPhone tại nhà máy lớn nhất của mình ở Trung Quốc mà hoạt động lắp ráp còn được mở
rộng.
Số lượng dây truyền lắp ráp năm 2018 đã tăng lên 380 dây truyền, tăng 7% so với năm
2017 và 14% so với năm 2012. Các dây truyền này do cả Trung Quốc và cả người nước ngoài
điều hành.
Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra những lợi thế tiềm tàng cho
doanh nghiệp trong thời gian ngắn với chi phí thấp, duy trì mối quan hệ hợp tác liên tục, các nhà
cung ứng sẽ giúp Apple nhận thức và tiếp cận phương pháp và cơ hội mới để áp dụng công nghệ
mới. Ngược lại, các ngành doanh nghiệp ở khâu sau tác động, kiểm chứng, góp ý các nỗ lực cải
tiến của nhà cung ứng, trao đổi và nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
20