Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị lọc máu hấp phụ màng lọc resin với quả lọc ha330 trên một bệnh nhân viêm tụy cấp nặng do tăng triglycerides báo cáo 01 trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.55 KB, 4 trang )

vietnam medical journal n01 - october - 2022

2. Lee EJ, Ahn KJ, Lee EK, Lee YS, Kim DB.
Potential role of advanced MRI techniques for the
peritumoural region in differentiating glioblastoma
multiforme and solitary metastatic lesions. Clin
Radiol.
2013;68(12):e689-697.
doi:10.1016/j.crad.2013.06.021
3. Tang YM, Ngai S, Stuckey S. The solitary
enhancing cerebral lesion: can FLAIR aid the
differentiation between glioma and metastasis?
AJNR Am J Neuroradiol. 2006;27(3):609-611.
4. Chen XZ, Yin XM, Ai L, Chen Q, Li SW, Dai JP.
Differentiation
between
Brain
Glioblastoma
Multiforme and Solitary Metastasis: Qualitative and
Quantitative Analysis Based on Routine MR
Imaging. Am J Neuroradiol. 2012;33(10):19071912. doi:10.3174/ajnr.A3106
5. Caravan I, Ciortea CA, Contis A, Lebovici A.
Diagnostic value of apparent diffusion coefficient in
differentiating between high-grade gliomas and

brain metastases. Acta Radiol Stockh Swed 1987.
2018;59(5):599-605.
doi:10.1177/0284185117727787
6. Byrnes TJD, Barrick TR, Bell BA, Clark CA.
Diffusion tensor imaging discriminates between
glioblastoma and cerebral metastases in vivo. NMR


Biomed. 2011;24(1):54-60. doi:10.1002/nbm.1555
7. Wang S, Kim S, Chawla S, et al. Differentiation
between glioblastomas and solitary
brain
metastases using diffusion tensor imaging.
NeuroImage.
2009;44(3):653-660.
doi:10.1016/j.neuroimage.2008.09.027
8. Skogen K, Schulz A, Helseth E, Ganeshan B,
Dormagen JB, Server A. Texture analysis on
diffusion
tensor
imaging:
discriminating
glioblastoma from single brain metastasis. Acta
Radiol Stockh Swed 1987. 2019;60(3):356-366.
doi:10.1177/0284185118780889

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ LỌC MÁU HẤP PHỤ MÀNG
LỌC RESIN VỚI QUẢ LỌC HA330 TRÊN MỘT BỆNH NHÂN VIÊM
TỤY CẤP NẶNG DO TĂNG TRIGLYCERIDES: BÁO CÁO 01 TRƯỜNG HỢP
Phạm Văn Hiền1, Nguyễn Minh Tuấn1, Dương Toàn Trung1,
Nguyễn Quang Nghĩa1, Trần Thị Hoàng Vinh1, Nguyễn Văn Trung1,
Lê Thị Minh Hiền1, Hồ Tấn Phát1, Mã Phước Nguyên1,
Trần Thanh Hưng1, Võ Minh Mẫn1, Mai Đỗ Phương Loan1
TÓM TẮT

27

Viêm tụy cấp do tăng triglycerides máu có xu

hướng viêm tụy nặng hơn so với những nguyên nhân
khác. Tỷ lệ bệnh nhân suy đa cơ quan và SIRS kéo dài
tăng theo nồng độ triglycerides máu ở bệnh nhân
viêm tụy cấp. Nồng độ triglycerides máu > 1000 mg/dl
(11.2 mmol/L) nên được cân nhắc là nguyên nhân của
viêm tụy cấp. Có nhiều phương pháp để loại bỏ
triglycerides: Lọc kép, lọc hấp phụ, tách bỏ huyết
tương, thay huyết tương. Chúng tôi báo cáo ca lâm
sàng bệnh nhân nam 25 tuổi được chẩn đoán viêm tụy
cấp mức độ nặng do tăng triglycerides kèm biến
chứng suy đa tạng (tổn thương thận cấp, suy hô hấp),
nhiễm toan ceton và đái tháo đường type 1 được điều
trị thành công bằng kỹ thuật lọc máu hấp phụ màng
lọc resin với quả lọc HA330.
Từ khóa: Lọc máu hấp phụ; Viêm tụy cấp, Tăng
triglycerides máu.

SUMMARY

RESULT EVALUATION ON INITIATE
TREATMENT USING THE HA330 RESIN-

1Bệnh

viện Chợ Rẫy

Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Hiền
Email:
Ngày nhận bài: 25.7.2022
Ngày phản biện khoa học: 20.9.2022

Ngày duyệt bài: 26.9.2022

108

DIRECTED HEMOPERFUSION AMONG PATIENT
WITH HYPERTRIGLYCERIDEMIA-INDUCED
ACUTE PANCREATITIS: A CASE REPORT

Compared to other causes of acute pancreatitis,
hypertriglyceridemia tends to generate more severe
pancreatitis. The proportion of patients with multiorgan failure and persistent SIRS increased with serum
triglycerides levels. Acute pancreatitis should be
suspected when blood triglycerides level are more
than 1000 mg/dL (11.2 mmol/L). Triglycerides could
be removed by using a variety of techniques, including
double filtration plasmapheresis, hemoperfusion,
plasmapheresis, and therapeutic plasma exchange. In
this case report, a 25-year-old male patient was
diagnosed with severe hypertriglyceridemia-induced
acute pancreatitis with complications of multi-organ
failure (acute kidney injury, respiratory failure), type 1
diabetes ketoacidosis, which was effectively treated by
using HA330 resin-directed hemoperfusion.
Keywords: hemoperfusion; acute pancreatitis;
hypertriglyceridemia.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những bệnh
lý tiêu hóa thường gặp nhất. Nhiều khảo sát cho

thấy tỉ lệ mới mắc của VTC trên toàn thế giới dao
động từ 4,9 đến 73,4 ca mỗi 100.000 dân, và có
khuynh hướng gia tăng trong những năm gần
đây [6]. Hầu hết các trường hợp VTC là thể nhẹ,


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ 1 - 2022

thường hồi phục hoàn toàn khơng có biến chứng,
tỉ lệ tử vong của nhóm này là dưới 1%. Tuy
nhiên, khoảng 10 – 20% các trường hợp VTC
diễn tiến nặng và tỉ lệ tử vong trong nhóm này
có thể đến 25 – 30% [2]. Nguyên nhân hàng
đầu gây VTC là sỏi mật (40 – 70%) và rượu (25
– 35%) [5]. Tăng triglycerides máu là nguyên
nhân phổ biến thứ ba của VTC với tỉ lệ từ 1 –
7%. Tăng triglycerides máu nên được coi là
nguyên nhân cơ bản của VTC khi mức
triglycerides máu lớn hơn 1.000 mg/dL [6]. Một
số nghiên cứu cho thấy VTC do tăng triglycerides
thường diễn tiến nặng và đưa đến nhiều biến
chứng. Khi bệnh nhân có VTC do tăng
triglycerides máu, ưu tiên xử trí sớm bằng cách
điều trị VTC và đưa nồng độ triglycerides huyết
thanh xuống thấp hơn 500 mg/dL [1].
Về cơ chế bệnh sinh trong VTC, các chất
trung gian viêm chiếm vai trò trung tâm. Khi tổ
chức tụy hoại tử do bất cứ nguyên nhân nào, tổ
chức tổn thương sẽ giải phóng các chất trung
gian viêm vào trong máu trong đó có nhiều

cytokine như IL-1, IL-6, IL-8, TNFα, các chất này
lại tiếp tục gây ra và làm tăng thêm các phản
ứng viêm không chỉ tại tổ chức tụy mà còn cả
các cơ quan khác như tim mạch, phổi, thận, gan.
Trong VTC nặng, các cytokine sẽ được tạo ra rất
nhanh và nhiều trong 1 tuần đầu tiên từ khi khởi
phát bệnh tạo ra “cơn bão cytokine” [4]. Trong
những năm gần đây, một số phương pháp lọc
máu với mục đích loại bỏ các chất trung gian
viêm, điều hòa miễn dịch đã được chứng minh
hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân VTC
nặng [3]. Việc điều trị làm giảm triglycerides là
biện pháp loại bỏ nguyên nhân và mang lại hiệu
quả cao ở bệnh nhân VTC do tăng triglycerides
máu. Có nhiều phương pháp để loại bỏ
triglycerides: Lọc kép, lọc hấp phụ, tách bỏ huyết
tương, thay huyết tương. Trường hợp của chúng
tôi sử dụng phương pháp lọc máu hấp phụ,
phương pháp này máu đi qua quả lọc có cấu tạo
đặc biệt cho phép giữ lại triglyceride, các nội độc
tố và các chất trung gian gây viêm, giảm nồng
độ các chất làm tổn thương cơ thể. Vì vậy, chúng
tôi báo cáo trường hợp một bệnh nhân được
điều trị thành công VTC nặng do tăng
triglycerides với kỹ thuật lọc máu hấp phụ bằng
quả lọc resin (quả lọc HA330).

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng là một bệnh nhân nam, 25 tuổi,

chưa ghi nhận tiền căn bệnh lý nội ngoại khoa.
Bệnh nhân đến Khoa Cấp Cứu Bệnh viện Chợ
Rẫy ngày 07/08/2022 trong tình trạng đau bụng
liên tục vùng thượng vị, nơn ói nhiều lần, kích
thích, bứt rứt, khó thở nhiều, thở nhanh sâu,
khám lâm sàng phát hiện bụng chướng nhẹ,
không phản ứng thành bụng, mạch: 150
lần/phút; HA: 120/70mmHg; nhịp thở 36
lần/phút; nhiệt độ: 370C; Sp02: 90%, oxy mask
10 lít/phút. Các kết quả xét nghiệm được chỉ
định: amylase: 417U/L, lipase: 383.9IU/L,
triglycerides: 1888mg/dL, glucose: 366mg/dL,
HbA1C: 13.75%, ceton máu: 40mg/dL, lactate:
3.7mmol/L, pH: 7.311, PCO2: 11.1mmHg, PO2:
126.1mmHg, HCO3-: 5.5mmol/L, hemoglobin:
170g/L, HCT: 51,9%, BUN: 20mg/dL; Creatinin:
1,48mg/dL, Na+: 149mmol/L, K+: 4.4mmol/L, Cl-:
117mmol/L, LDH: 264U/L, chụp cắt lớp vi tính ổ
bụng cho thấy hình ảnh VTC thể phù nề mơ kẽ
kèm tụ dịch cấp tính xung quanh, Balthazar E,
CTSI 4đ.

A

Hình 1. A và B. Hình ảnh CT Scan bụng
khơng cản quang và có cản quang

B

Bệnh nhân được chẩn đoán VTC mức độ nặng

do tăng triglycerides biến chứng suy đa tạng –
Nhiễm toan ceton/Đái tháo đường type 1. Bệnh
nhân được điều trị tại khoa cấp cứu, hỗ trợ hơ
hấp bằng thở oxy mask 10 lít/phút, bù dịch, ni
dưỡng tĩnh mạch, kháng sinh và kiểm sốt
đường máu bằng insulin truyền tĩnh mạch liên
tục 2 UI/giờ, lọc máu hấp phụ 3 lần bằng màng
lọc resin với quả lọc HA330 và chạy thận nhân
tạo với màng lọc HF 1.5. Sau lọc máu hấp phụ
lần đầu tiên, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được,
giảm khó thở, hết kích thích, bứt rứt, hết nơn ói,
bệnh nhân được chuyển khoa nội tiêu hóa theo
dõi và điều trị.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Kết quả 3 lần lọc máu hấp phụ ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglycerides máu

Lọc máu
hấp phụ
Lần 1
(7/8/2022)

Lâm sàng
Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
Hết kích thích, bứt rứt

Triglycerides (mg/dL)
Trước lọc
Sau lọc

% Giảm
1888
1440
-23.7%
109


vietnam medical journal n01 - october - 2022

Lần 2
(8/8/2022)

Lần 3
(8/8/2022)

Giảm khó thở
Giảm đau bụng, hết nơn ói
Mạch 120 lần/phút, HA: 120/70mmHg, Sp02:
96%/ oxy canula 5 lít/phút
Tim đều, nhanh
Phổi giảm âm phế bào bên trái
Bụng mềm, chướng nhẹ, ấn đau thượng vị,
khơng đề kháng
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
Giảm khó thở
Giảm đau bụng (3/10)
Tim đều; Phổi trong
Bụng mềm, chướng nhẹ, ấn đau nhẹ thượng vị
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
Mạch: 76 lần/phút, Huyết áp: 130/80mmHg

Khơng khó thở; Hết đau bụng
Tim đều; Phổi trong; Bụng mềm

Khi tình trạng VTC ổn định, giảm toan máu,
giảm liều Insulin cịn 1 UI/giờ đến khi ceton máu
âm tính và bệnh nhân ăn uống được thì chuyển
sang Insulin Mixtard tiêm dưới da sáng 20 UI,
chiều 12 UI. Bệnh nhân được xuất viện sau 9
ngày điều trị, sau khi toàn trạng ổn định, đường
huyết: 140 – 180mg/dL, triglycerides: 344mg/dL.
Chúng tôi sử dụng nhóm thuốc fibrate kết hợp với
chế độ ăn hạn chế chất béo và tinh bột, chế độ
tập luyện hằng ngày để điều trị rối loạn lipid máu.

IV. BÀN LUẬN

Viêm tụy cấp là một trong những cấp cứu nội
khoa nghiêm trọng, có nhiều biến chứng với tiên
lượng nặng bao gồm giảm thể tích tuần hồn,
hoại tử nhu mơ tụy, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng
huyết hay liệt ruột cơ năng... Bệnh nếu khơng
được điều trị có thể gây ra các biến chứng toàn
thân ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan
chức năng khác như trụy tim mạch, suy giảm
chức năng thận,... đặc biệt gây chảy máu trong
tụy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay trong
những ngày đầu bị bệnh. VTC thể nặng có tỷ lệ
tử vong có thể lên đến 30 đến 40% [8]. Tăng
triglycerid máu là nguyên nhân phổ biến thứ ba
của viêm tụy cấp với tỉ lệ từ 1 – 7% (sau nguyên

nhân do sỏi và rượu bia). Tuy nhiên, do cuộc
sống được nâng cao, với chế độ ăn không hợp
lý, các bệnh lý rối loạn chuyển hóa tăng nhanh,
nguy cơ mắc bệnh viêm tụy cấp do tăng
triglycerides ngày càng nhiều hơn [3]. Viêm tụy
cấp do tăng triglycerides máu gây ra bệnh tật và
tử vong đáng kể [6]. Trong những năm gần đây,
viêm tụy cấp do tăng triglycerides đang ngày
càng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.
Bệnh nhân của chúng tôi vào cấp cứu với tình
trạng nặng, đau bụng liên tục vùng thượng vị,
110

1090

739

-32.2%

739

443

-40%

nơn ói nhiều lần, kích thích, bứt rứt, khó thở
nhiều, thở nhanh sâu, mạch: 150 lần/phút; HA:
120/70mmHg; nhịp thở 36 lần/phút; nhiệt độ:
370C; Sp02: 90%/oxy mask 10 lít/phút. Xét
nghiệm thấy nồng độ triglycerides tăng cao

(1888mg/dL), bệnh nhân được chỉ định chụp cắt
lớp vi tính, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
cho thấy hình ảnh VTC thể phù nề mơ kẽ kèm tụ
dịch cấp tính xung quanh. Từ đó, bệnh nhân
được chẩn đoán VTC thể nặng. VTC là một trong
những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp nhất
ở khoa cấp cứu của các bệnh viện, bệnh nhân
thường nhập viện với bệnh cảnh đau bụng cấp
tính, diễn tiến từ nhẹ đến nặng và có thể đe dọa
tính mạng của người bệnh. Vì vậy, chúng tơi chỉ
định lọc máu hấp phụ cấp cứu bởi vì VTC nặng
có tỷ lệ tử vong cao do suy đa tạng liên quan
đến tình trạng viêm do nhiều yếu tố gây ra. Khi
bệnh nhân được chẩn đốn VTC do tăng
triglycerides, ngồi các điều trị nội khoa cơ bản
thì cần điều trị thay huyết tương bằng albumin
5% hoặc huyết tương tươi đông lạnh. Việc thay
huyết tương bằng albumin 5% hay huyết tương
tươi đơng lạnh thì cần một khối lượng rất lớn và
chờ huyết tương rã đông, trong khi đó tình trạng
bệnh nhân là khẩn cấp (cần phải giảm nhanh
nồng độ triglycerides máu). Việc chậm trễ thay
huyết tương có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở
những bệnh nhân VTC nặng. Thay huyết tương
tỏ ra có hiệu quả trong việc giảm nhanh mức
triglycerides, tuy nhiên, việc điều trị khơng phải
lúc nào cũng sẵn có. Mặc khác, thay huyết tương
bằng albumin 5% hay huyết tương tươi đông
lạnh làm tăng nguy cơ dị ứng với albumin hoặc
các thành phần của huyết tương và nguy cơ

nhiễm chéo (viêm gan B, C, HIV) khi sử dụng
huyết tương tươi đông lạnh. Sở dĩ chúng tôi chọn


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ 1 - 2022

điều trị VTC do tăng TG bằng sử dụng quả lọc
HA330 tại thời điểm này là vì bệnh cảnh đang
trong tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến nặng
cần hạ triglycerides khẩn cấp.
Phương pháp điều trị bằng lọc máu hấp phụ
có thể loại bỏ hiệu quả các chất trung gian gây
viêm [7]. Chạy thận nhân tạo có thể loại bỏ chất
BUN và Creatinin và điều chỉnh cân bằng điện
giải, axit-bazơ. Ngoài ra, liệu pháp hấp phụ có
thể hấp phụ các chất trung gian gây viêm như
TNF-α, IL-1, IL-6, IL-8 và kích hoạt yếu tố
prothrombin để giảm phản ứng viêm [7]. Do đó,
kết hợp lọc máu và hấp phụ có thể tận dụng đầy
đủ các lợi thế của chúng để có lợi cho việc giảm
phản ứng viêm, giảm các biến chứng và tử vong
[4]. Bệnh nhân của chúng tôi được lọc máu hấp
phụ 3 lần bằng màng lọc resin với quả lọc HA330
và lọc máu với màng lọc HF 1.5. Khi lọc máu hấp
phụ lần đầu tiên được 2 giờ, triệu chứng lâm
sàng cải thiện rõ rệt, bệnh nhân tỉnh dần, tiếp
xúc được, giảm khó thở, hết kích thích, bứt rứt,
hết nơn ói, nồng độ triglycerides giảm 23,7%,
bệnh nhân được chuyển khoa nội tiêu hóa theo
dõi và điều trị. Bệnh nhân tiếp tục được lọc máu

hấp phụ lần 2 và 3 bằng màng lọc resin với quả
lọc HA330 và lọc máu với màng lọc HF 1.5, tình
trạng VTC ổn định, giảm toan máu, giảm liều
Insulin còn 1 UI/giờ đến khi ceton máu âm tính
và bệnh nhân ăn uống được thì chuyển sang
Insulin Mixtard tiêm dưới da sáng: 20 UI, chiều:
12 UI. Bệnh nhân được xuất viện sau 9 ngày
điều trị, sau khi toàn trạng ổn định, đường
huyết: 140 – 180mg/dL, triglycerides: 344mg/dL.
Tại Bệnh viện Quận 11 vào năm 2019 cũng đã
báo cáo điều trị thành công một ca tương tự,
bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp và chỉ
định lọc máu bằng quả lọc oXiris, sau 4 ngày lọc
máu và hơn 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng
bệnh nhân mới cải thiện [9]. So sánh với trường
hợp của chúng tôi, bệnh nhân của chúng tôi đáp
ứng tốt hơn, sau 3 ngày lọc máu và 9 ngày điều
trị tích cực, Bệnh nhân được xuất viện sau khi
tồn trạng ổn định, đường huyết: 140 –
180mg/dL, triglycerides: 344mg/dL. Sau khi điều
trị thành công ca viêm tụy cấp này, chúng tôi
thấy rằng, lọc máu hấp phụ màng lọc resin bằng
quả lọc HA330 không những hấp phụ được các
chất trung gian gây viêm mà còn làm giảm
nhanh nồng độ triglycerides máu trong những
trường hợp cấp cứu, ngồi ra, chúng tơi cũng
khơng phát hiện bất cứ phản ứng có hại nào đến
bệnh nhân như phương pháp thay huyết tương
hoặc albumin 5%,...


Hạn chế trong báo cáo của chúng tôi là không
thử được các các chất trung gian gây viêm như
TNF-α, IL-1, IL-6, IL-8. Tuy nhiên, việc rút ngắn
thời gian của các triệu chứng, giảm biến chứng
và tử vong là điều quan trọng để đánh giá đáp
ứng điều trị ở bệnh nhân này. Một số nghiên cứu
trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chứng
minh hiệu quả của lọc máu hấp phụ trong điều
trị VTC nặng do tăng triglycerides máu. Tuy
nhiên còn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để có
thể đưa lọc máu hấp phụ áp dụng vào điều trị
VTC, đặc biệt VTC trong trường hợp cấp cứu.

V. KẾT LUẬN

Sự kết hợp giữa lọc máu và hấp phụ có thể có
tác dụng tốt hơn trong việc loại bỏ triglycerides
và chất trung gian gây viêm trong điều trị VTC
nặng do tăng triglycerides. Nó khơng chỉ rút
ngắn thời gian của các triệu chứng mà còn làm
giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong. Sự kết hợp
giữa chạy thận nhân tạo và hấp phụ cung cấp
một phương pháp mới cho điều trị VTC nặng do
tăng triglycerides hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Berglund L Brunzell JD, Goldberg AC, Goldberg
IJ, Sacks F, Murad MH, et al, "Evaluation and
treatment of hypertriglyceridesmia: an Endocrine

Society clinical practice guideline", J Clin Endocrinol
Metab, 2012, 97(9):2969-2989.
2. DC Whitcomb, "Acute pancreatitis", New England
Journal of Medicine, 2006, 354(20):2142-2150.
3. Gubensek J et al, "Treatment of hyperlipidemic
acute pancreatitis with plasma exchange: a single
–center experience", Ther Apher Dial, 2009,
13(4):314-317.
4. Li Z Wang G, Zhen G, Zhang Y, Liu J, Liu S,
"Effects
of
hemodialysis
combined
with
hemoperfusion on severe acute pancreatitis", Turk
J Gastroenterol, 2018, 29:198-202.
5. Lowenfels AB Maisonneuve P, Sullivan T, "The
changing character of acute pancreatitis:
epidemiology, etiology, and prognosis", Current
gastroenterology reports, 2009, 11(2):97-103.
6. Peery AF Dellon ES, Lund J, Crockett SD,
McGowan CE,, Bulsiewicz WJ et al, "Burden of
gastrointestinal disease in the United States: 2012
update", Gastroenterology, 2012, 143(5):1179-1187.
7. Wang YT Fu JJ, Li XL, Li YR, Li CF, Zhou CY,
"Effects of hemodialysis and hemoperfusion on
inflammatory factors and nuclear transcription
factors in peripheral blood cell of multiple organ
dysfunction syndrome", Eur Rev Med Pharmacol
Sci, 2016, 20:745-750.

8. Wu BU Johannes RS, Sun X et al, "The early
prediction of mortality in acute pancreatitis: A large
population-based study", Gut, 2008, 57:1698-1703.
9.
Website truy
cập ngày 1/9/2022.

111



×