Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thành phố hồ chí minh theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.74 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PHÁT HUY TINH THẦN ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG PHỊNG,
CHỐNG DỊCH BỆNH COVID 19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Lớp: POL 1001 4 (Tiết 9-10 Thứ 2)
Khóa
: QH.2019.F1
Mã số sinh viên: 19041538

Hà Nội - 2021


1. Lý do chọn đề tài
Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một đại dịch mà sức ảnh hưởng của nó lớn đến
vậy, nó gây ra biết bao đau thương, mất mát cho nhân loại. Dân tộc Việt Nam cũng đang
phải trải qua những tháng ngày khó khăn khi phải gồng mình chống lại dịch bệnh. Dịch
bệnh đã cướp đi hạnh phúc của những đứa trẻ thơ chỉ trong một tuần thơi từ những đứa
trẻ sống trong một gia đình hạnh phúc thì bỗng chốc trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn
mẹ, hay những người mẹ sinh con ra được nhìn con lần đầu và đó cũng là lần cuối của
họ,...dịch bệnh thực sự quá tàn nhẫn với con người. Để nhanh chóng trở lại cuộc sống
bình thường cả dân tộc ta đang chung tay đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh quái ác này. Tinh
thần đoàn kết này không chỉ thể hiện ở riêng trong đại dịch Covid-19 mà nó thể hiện qua
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đó chính là cơ sở quan trọng để từ đó hình thành tư
tưởng đại đồn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã từng khẳng định: “Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mịn, song chân lý đó


khơng bao giờ thay đổi”.”Chúng ta đều chung một tổ tiên dịng họ, đều là ruột thịt anh
em... Khơng ai có thể chia rẽ con một nhà. Khơng ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”1.
Có lẽ, khơng một người dân Việt Nam nào lại không thuộc câu thơ, hay đúng hơn chính
là chiến lược đại đồn kết của Bác:
“Đồn kết, Đồn kết, Đại đồn kết
Thành cơng, Thành cơng, Đại thành công”2.

2. Nội dung
2.1. Tư tưởng HCM về đại đồn kết dân tộc
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhất quán
và xuyên suốt để tập hợp lực lượng cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành công.
Từ thực tiễn cách mạng, Người đã rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào
dân ta đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta
khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn”3. Và Người khun dân ta rằng: “Dân ta
xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lịng, đồng minh”4. Đây chính là con
đường đưa dân ta tới độc lập, tự do. Với tinh thần nhân văn cao cả, suốt cả cuộc đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơng ngừng xây dựng, hồn thiện một hệ thống quan điểm
về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đồn kết trong tồn Đảng và các
cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả các kiều bào ở nước ngoài.
Đoàn kết là một truyền thống quý báu của nhân dân tộc Việt Nam.
Khái quát quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định đồn kết
là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Do đó, Người ln kêu gọi mọi
người, nhất là cán bộ phải ln trân trọng truyền thống ấy và giữ gìn truyền thống tốt
1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.469,470.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 1, tr.14.
3
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 3, tr.256.
4

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 3, tr.256.
2


đẹp của dân tộc như giữ gìn "con ngươi trong mắt mình". Người nói: "Đồn kết là một
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến
các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình"5.
Đại đồn kết là tập hợp sức mạnh của tồn dân tộc, trong đó liên minh giữa nơng
dân, cơng nhân và trí thức là nịng cốt.
Với tư tưởng "lấy dân làm gốc", Hồ Chí Minh ln đề cao vai trị của nhân dân và sức
mạnh đồn kết của nhân dân: "Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế
giới khơng có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" 6. Đại đồn kết dân tộc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các
chính đảng, đồn thể, các dân tộc, tôn giáo, kể cả những người trước đây lầm đường lạc
lối nhưng đã biết hối cải, quay về với chính nghĩa của dân tộc. Đoàn kết trong tư tưởng
của Người là đoàn kết rộng rãi, mở rộng và tranh thủ tất cả những lực lượng và bộ phận
có thể tranh thủ sức mạnh của họ: "Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hịa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta
cũng thật thà đoàn kết với họ. Ai có tài, có sức, có đức, có lịng phụng sự Tổ quốc và
phục vụ nhân dân thì ta đồn kết với họ"7.
Theo Hồ Chí Minh, cốt lõi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân dân lao động
mà trước hết là nông dân, công nhân. Người khẳng định: "Đại đoàn kết tức là trước hết
phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đồn kết. Nó cũng như cái
nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, cịn phải đoàn kết với các tầng
lớp nhân dân lao động khác"8. Trong các tầng lớp nhân dân lao động khác mà Hồ Chí
Minh nhắc đến, Người chú trọng đến đội ngũ trí thức vì đó là những người có thể giúp
cho nước nhà phát triển và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Người viết: "Trong
sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một

vai trị quan trọng và vẻ vang; và cơng, nơng, trí cần phải đồn kết chặt chẽ thành một
khối"9. Như vậy, khác với các nhà cách mạng tiền bối khi chỉ nhìn ra vai trị của giai cấp
nơng dân hoặc tầng lớp sĩ phu trí thức, Hồ Chí Minh đã thấy được vai trị to lớn của quần
chúng nhân dân lao động và chỉ ra sự cần thiết phải đoàn kết, tập hợp họ thành một khối
thống nhất, cùng với các giai cấp, tầng lớp khác để tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Đây là tư tưởng tiến bộ của Hồ Chí Minh, trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và thể hiện tầm nhìn xa trộng
rộng của Người về việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
Đại đoàn kết là một chiến lược quan trọng của cách mạng, là nhân tố quyết định mọi
thành công

5

Hồ Chí Minh: Sđd,t.5 , tr.611
Hồ Chí Minh: Sđd,t.10 , tr.453
7
Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật,H, 2011,t.9,tr.244
8
Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật,H, 2011,t.9,tr.244
9
Hồ Chí Minh: Sđd,t.10, tr 376
6


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết khơng phải là ý muốn chủ quan, cảm tính
mà là một chiến lược quan trọng của cách mạng nhằm tập hợp sức mạnh của tồn dân
tộc để giành lấy thành cơng. Người từng khẳng định: "Đồn kết là một chính sách dân
tộc, khơng phải là một thủ đoạn chính trị"10. Điều này có nghĩa là đồn kết là một chiến
lược lâu dài của cách mạng, không phải là một thủ đoạn được áp dụng trong một tình
huống nào đó. Do đó, đại đồn kết dân tộc vừa là mục đích, vừa là nhiệm vụ hàng đầu

mà sự nghiệp cách mạng cần hướng tới.
Người đã nhận ra rằng: "Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đồn kết mn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta khơng đồn kết thì bị
nước ngồi xâm lấn"11; "Khơng đồn kết thì suy và mất. Có đồn kết thì thịnh và cịn.
Chúng ta phải lấy đồn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước
nhà"12. Trong nhiều bài nói và viết, Người ln nhấn mạnh đến luận điểm: Đồn kết là
sức mạnh, đồn kết là một lực lượng vơ địch. Từ đó, Người đi đến khẳng định một vấn
đề có tính chất giống như một chân lý của thời đại: "Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết,
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng"13.
Phương thức để thực hiện đại đồn kết dân tộc là thống nhất những điểm tương đồng,
khắc chế những điểm khác biệt.
Khơng chỉ khẳng định vai trị của đại đồn kết dân tộc, Hồ Chí Minh cịn chỉ ra phương
thức để thực hiện sự đoàn kết rộng rãi đến các tầng lớp, giai cấp nhân dân. Người cho
rằng, mỗi giai cấp, tầng lớp đều có đặc điểm riêng về lối sống, trình độ, nhận thức: "Cố
nhiên, dân chúng khơng nhất luật như nhau. Trong dân chúng, có nhiều tầng lớp khác
nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiền tiến, có lớp chừng chừng, có lớp
lạc hậu"14. Sự khác biệt đó đơi khi tạo nên những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa
họ. Tuy nhiên, để quy tụ họ thành một khối đại đoàn kết, cần phải tìm kiếm, trân trọng
và phát huy những điểm tương đồng, thống nhất để khắc chế, giải quyết các điểm khác
biệt, mâu thuẫn. Hồ Chí Minh đã nhận ra yếu tố tương đồng để quy tụ sức mạnh của cả
dân tộc là sự phản ánh khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt Nam yêu nước, đó là
tinh thần: "Hy sinh tiền bạc, thời gian và cả máu vì lợi ích các dân tộc bị áp bức; tóm
lại, phải vị tha và khơng ích kỷ, phải tn thủ theo phương châm "TỔ QUỐC TRÊN
HẾT" ở mọi nơi và mọi lúc"15.Việc tìm ra sợi dây kết nối mọi tầng lớp, giai cấp của Việt
Nam là tinh thần yêu nước đã giúp Hồ Chí Minh mau chóng tập hợp được sức mạnh của
quần chúng, tạo thành một khối đại đoàn kết vững chắc. Đây là thành quả cách mạng to
lớn mà khơng phải vị lãnh tụ nào cũng có được.
Điều đặc biệt là Hồ Chí Minh khơng chỉ đưa ra tư tưởng đại đồn kết mà cịn trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở thời đại Hồ Chí
Minh, các tầng lớp, giai cấp nhân dân ở mỗi vùng miền của Tổ quốc, kể cả đồng bào

sinh sống ở nước ngoài đã cùng chung tay đoàn kết, thống nhất, tạo thành sức mạnh to
10

Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật,H, 2011,t.9,tr.244
Hồ Chí Minh: Sđd,t.3, tr.217.
12
Hồ Chí Minh:Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật,H, 2011,t.9,tr.244
13
Hồ Chí Minh: Sđd,t.2, tr.513.
14
Hồ Chí Minh: Sđd,t.5, tr 336.
15
Hồ Chí Minh: Sđd,t.2, tr.513.
11


lớn để Việt Nam lần lượt chiến thắng được kẻ thù xâm lược, thực hiện được mục tiêu
độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Đây cũng là điểm đặc sắc vừa làm nên giá
trị tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành "kim chỉ nam"
để dẫn dắt, lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
2.2. Vận dụng trong cuộc chiến chống Covid-19
Ngay từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên (ngày 22/1/2020), Việt Nam đã xác định đây
là một dịch bệnh nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến nhiều người trên phạm vi
rộng nên cần phải nêu cao tinh thần: Chống dịch như chống giặc. Sự chủ động đó đã
giúp cho Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp hữu ích. Một trong những giải pháp đã
mang lại hiệu quả cao là huy động sự tham gia của đông đảo nhân dân, phát huy sức
mạnh tồn dân tộc trong cơng tác phịng, chống Covid.
Chủ trương của Đảng, Chính phủ huy động sức mạnh tồn dân tộc tham gia phịng,
chống dịch.
Đảng và nhà nước đã yêu cầu các tỉnh, thành phố phải coi phòng, chống dịch là

nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách". Kêu gọi tồn thể nhân dân cả nước đồng lịng chung
tay đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi
toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn,
thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19. Lời kêu gọi nêu rõ: "Với tinh thần coi
sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tơi kêu gọi tồn thể đồng bào, đồng
chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đồn kết một lịng, thống nhất ý
chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà
nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là
một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh". Lời kêu gọi đã khơi dậy tinh thần
đoàn kết toàn dân tộc trong cơng cuộc phịng, chống dịch Covid-19. Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Lời kêu gọi "Tồn dân ủng hộ phịng, chống dịch
Covid-19". Mục đích của Lời kêu gọi là phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng
lịng của tồn thể nhân dân Việt Nam trong cơng tác phịng, chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, kế thừa truyền thống đại đoàn kết
của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam lại
cùng chung tay, đồng lòng chống dịch.. Tuyến đầu chống dịch là lực lượng cán bộ,
nhân viên y tế, họ đã không ngại gian khó, bất kể ngày đêm tham gia xét nghiệm, sàng
lọc và chữa trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Nhiều sinh viên của các trường y
tham gia chống dịch tại địa phương hay xung phong vào tâm dịch,..Lực lượng cán bộ
địa phương đã đồng lòng, đồng sức rà soát, truy vết và dập dịch tại địa phương. Nhiều
tổ Covid cộng đồng đã được thành lập nhằm đáp ứng nhanh chóng trong tình huống
khẩn cấp với sự tham gia của dân phòng, phụ nữ, thanh niên,...Những doanh trại được
trưng dụng làm khu cách ly, chưa bao giờ các doanh trại quân đội lại ấm tình quân dân
như vậy.
Nhân dân cả nước khơng chỉ đóng góp cơng sức mà cịn tích cực đóng góp tiền bạc,
vật chất cho cơng tác phòng, chống dịch. Ở nhiều nơi trên khắp đất nước đã hình thành
các ATM đặc biệt như ATM gạo, ATM mì, ATM khẩu trang và nhiều cửa hàng 0
đồng. Đã có nhiều bếp ăn từ thiện được mọc lên khắp nơi để lan tỏa tinh thần yêu



thương, sẻ chia, tình đồn kết của nhân dân Việt Nam. Có lẽ trên thế giới hiếm có
nước nào mà toàn dân chung tay đoàn kết đẩy lùi đại dịch như Việt Nam.
Quỹ Vaccin chính là một minh chứng cao đẹp nhất cho tinh thần đoàn kết của dân tộc
Việt Nam. Quỹ được thành lập để tiếp nhận và sử dụng các nguồn ủng hộ cho các hoạt
động mua vaccin phòng chống Covid-19 cho nhân dân. Quỹ Vaccine đã nhanh chóng
nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đơng đảo nhân dân trong cả nước và kiều bào Việt
Nam ở nước ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quỹ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình, to lớn khơng chỉ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn... mà cịn của
các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều em nhỏ, nhiều cụ già, cán bộ hưu trí và đơng
đảo kiều bào ở nước ngồi. Số tiền ủng hộ không chỉ là ở giá trị vật chất mà ý nghĩa
hơn trên hết đó là tinh thần đồn kết, trách nhiệm của nhân dân với đất nước.
Cuộc chiến chống Covid-19 còn rất gian nan, tuy nhiên với tinh thần đại đoàn kết toàn
dân tộc chắc chắn Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch. Hơn bao giờ hết, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đồn kết dân tộc đã được Đảng, Chính phủ kế thừa và phát huy có hiệu
quả trong cuộc chiến chống đại dịch.
2.3. Phát huy tinh thần Đại đồn kết dân tộc trong phịng, chống dịch bệnh covid
19 tại Thành Phố Hồ Chí Minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1. Đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhất, đồng thời cũng là trung
tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Đây là đầu mối giao
thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài
Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương
mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn
hố riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất
này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hố phương
Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gịn. Đó là
những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khống, có bản lĩnh, năng động, dám
nghĩ, dám làm .Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước. Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh
mẽ về mọi mặt, có cơ cấu cơng nơng nghiệp hiện đại, có văn hố khoa học tiên tiến,

một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.
2.3.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh vừa trải qua đợt dịch thứ 4 với biết bao tổn thất về kinh tế
và cịn gì đau thương hơn là sự ra đi của những người mắc Covid-19. Trong những
ngày diễn ra đại dịch Covid-19, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, Ủy ban MTTQ Việt Nam về chung tay phòng, chống dịch Covid-19, trên địa bàn
TPHCM đã có nhiều nhóm thiện nguyện, cá nhân chủ động đứng ra vận động quyên
góp, cũng như dành những phần quà giúp người nghèo, người lao động tự do vượt qua
giai đoạn khó khăn của mùa dịch. Đây là những tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp rất đáng
trân trọng, góp phần lan tỏa tinh thần đồn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch


Covid-19. Họ khơng chỉ nghĩ tới bản thân mình mà cịn đồn kết giúp đỡ những người
có hồn cảnh khó khăn hơn mình. Một số hành động cao đẹp có thể kể tới như là:
Suất cơm, ký gạo miễn phí hỗ trợ người nghèo. Trong những ngày cả nước thực hiện
cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự
do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân,
nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm,
ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
Lan tỏa “ATM gạo” dành cho người nghèo. Gần 3.000 người nghèo nhận được gạo
miễn phí và khoảng 4-5 tấn gạo được phát đi mỗi ngày là những con số ấn tượng đến
từ sáng kiến “ATM gạo” miễn phí hoạt động 24/24h ở quận Tân Phú, TPHCM. Người
dân chỉ cần ấn nút trên máy, gạo sẽ chảy ra, mỗi lần được khoảng 1,5kg. Ý tưởng đặc
biệt này vừa giúp cho những người lao động nghèo có cái ăn trong lúc khó khăn mà
vẫn đảm bảo tuân thủ quy định về phòng chống dịch Covid-19 khi không cần tiếp xúc
trực tiếp và tránh được tập trung đông người. Chiếc "ATM gạo" này không chỉ ln
tn trào gạo mà cịn tràn đầy cả lịng nhân ái khi ngày càng có nhiều tấm lịng thảo
thơm mang gạo đến cùng chung sức, đồng hành cùng những người nghèo vượt qua

hồn cảnh khó khăn. Người vài chục ký, người hơn tạ, cũng có người góp vài tạ...
Thật xúc động với hành động tốt đẹp của chị Đỗ Thị Ngọc Phượng (chủ chuỗi quán
chay Mãn Tự, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) cùng nhóm thiện nguyện của mình, và sự hỗ
trợ của các mạnh thường quân đã nấu 4.000 đến 5.000 suất ăn mỗi ngày trong vài
tháng qua để gửi miễn phí đến các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và người dân
trong khu phong tỏa cách ly trên địa bàn Thành phố.
Có nhiều bác sĩ, y tá, sinh viên y khoa từ mọi miền Tổ quốc tình nguyện “Nam tiến”
vào hỗ trợ TP Hồ Chí Minh, trong số đó, khơng ít người đã về hưu. Họ chẳng nề hà
khó khăn, hiểm nguy, thậm chí họ chấp nhận rủi ro và nguy cơ lây nhiễm cao chỉ bởi
sự thúc giục của con tim khơng cho phép họ “ích kỷ”. Có sự hy sinh nào cao quý hơn
thế khi tất cả chỉ vì mục đích cứu người, bởi biết bao người bệnh đang cần, rất cần
họ...
Bên cạnh sự “tàn khốc” của dịch bệnh COVID-19, chúng ta cảm nhận rõ hơn bao
giờ hết chính là những giá trị nhân văn, là tình thương yêu của con người với con
người. Người có điều kiện thì chia sẻ nhiều, người khó khăn thì chia sẻ ít nhưng điểm
chung ở họ là trái tim ấm áp, là nghĩa tình.
Tuy nhiên đâu đó vẫn cịn những hành động “xấu xí” đáng lên án của một số các
nhân chỉ biết nghĩ cho bản thân mình,... Một số cá nhân ln mong muốn dịch nhanh
chóng được dập tắt, để không bị cách ly, đi chơi… nhưng bản thân lại ra đường khi
không thật sự cần thiết trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, không đeo khẩu trang nơi
cơng cộng. Thậm chí có trường hợp mắc Covid-19 lại trốn khỏi nơi điều trị làm lây lan
dịch bệnh ra cộng đồng. Vẫn có người lại tìm cách, lén lút mua giấy xét nghiệm
Covid-19 trái phép để lách qua các chốt kiểm dịch. Lối hành xử nói khơng đi đôi với
làm, hành động trước sau bất nhất của một số cá nhân trong trường hợp này đã gây ra


trở ngại khơng nhỏ cho cơng tác phịng, chống dịch của Thành phố. Trong khi tại
nhiều nước có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 vẫn tăng cao mỗi ngày, báo đài
nước ngồi thiếu thiện chí với Việt Nam và thế lực thù địch ở trong và ngoài nước vẫn
cho rằng các nước đang chống dịch thành cơng, thì với nước ta nói chung và TPHCM

nói riêng, họ lại đánh giá là thất bại, rằng thành công của đợt chống dịch lần trước của
chúng ta là nhờ may mắn. Rõ ràng, với cách thức biểu hiện, nội dung, tính chất khác
nhau nhưng tin giả liên quan đến dịch Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội đã trở
thành tác nhân gây hoang mang, tâm lý bất ổn, hoảng loạn trong nhân dân; ảnh hưởng
đến niềm tin của nhân dân đối với các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch của
Đảng, Nhà nước. Sẽ càng nguy hiểm hơn, khi những tin giả này bị các đối tượng
chống đối, thù địch, phản động lợi dụng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động chống
phá Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
2.3.3.Một số giải pháp
Với những hành động tốt: khi nhìn mọi người làm những việc tốt đẹp không chỉ suy
nghĩ trong đầu rằng à đó là hành động tốt, thật xúc động. Đừng chỉ dừng lại ở những
cảm xúc của mình hãy bắt tay vào hành động dù chỉ là những việc nhỏ nhất, ví dụ như
share trên trang cá nhân để lan tỏa tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái
hay mình có điều kiện hơn thì giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn hơn xung
quanh mình trong cảnh đại dịch khó khăn này. Cũng khơng phải đi đâu xa ngay ở địa
phương nơi mình ở tích cực góp cơng, góp sức vào cơng cuộc phịng chống dịch, ủng
hộ quỹ vaccin, có ít góp ít, có nhiều góp nhiều. Điều ý nghĩa nhất đó là tinh thần đồn
kết trong ta được phát huy, có cơ hội thể hiện lịng u nước của mình.
Để loại bỏ những hành vi “ xấu xí” thì chúng ta phải thực hiện bằng hành động thiết
thực.
Trước hết về phía Đảng, nhà nước, các cấp ban ngành có thẩm quyền để ngăn chặn,
hạn chế những hành vi xấu đó nên:
Thứ nhất là tăng cường tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan chức
năng có thẩm quyền, các chuyên gia có uy tín cung cấp thơng tin kịp thời, đầy đủ về
tình hình dịch bệnh, và phịng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện truyền thông
đại chúng; và đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội được tiếp cận.
Thứ hai là cần phải xây dựng cơ chế phối hợp linh hoạt, đặc thù, đặc biệt nhằm:
phản ứng nhanh, kịp thời, chính xác, hiệu lực và hiệu quả. Cần có quy định cụ thể và
rõ ràng đối với mọi hành động và cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc sản xuất tin
giả, phát tán tin giả, sử dụng tin giả. Đồng thời, cần nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống

cơ quan chuyên trách tư vấn chính sách và giải pháp phòng, chống tin giả của quốc
gia.
Thứ ba đó là cần có sự kết hợp giữa “phản ứng cứng” và “phản ứng mềm” trong
kiểm soát và hạn chế tác hại xã hội của tin giả nói chung và phòng, chống tin giả liên
quan đến dịch Covid-19. “Phản ứng mềm” là dùng hệ thống pháp luật truyền thống, hệ
thống khuyến khích và các giải pháp kỹ thuật để chống lại tin giả. “Phản ứng cứng” là
ban hành luật chuyên ngành để chống lại tin giả; coi trọng sự can dự của Nhà nước
trong việc chống tin giả.


Để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống tin giả về dịch bệnh, không thể bỏ qua
truyền thông xã hội. Bên cạnh những tác động tiêu cực trong việc lan truyền tin giả về
dịch Covid-19, truyền thông xã hội cũng đang đóng một vai trị khơng thể thay thế
trong việc lan tỏa hiệu ứng thơng tin thật, thơng tin chính thống kịp thời đến các nhóm
xã hội khác nhau. Thực tế cho thấy, các mạng xã hội đang chung tay với cơ quan quản
lý Nhà nước cập nhật thông tin rõ nguồn gốc, từ cơ quan chức năng, góp phần đẩy lùi
tin giả. Tăng cường truyền thơng ở thơn xóm về dịch bệnh covid-19, những chính sách
của Đảng, nhà nước và những chỉ thị yêu cầu nhân dân phải chấp hành. Thành lập ban
dân vận ở địa phương tuyên truyền, giải thích những thắc mắc của nhân dân về dịch
bệnh Covid-19 và những quy tắc người dân phải chấp hành trong thời gian giãn cách,
cách ly,...nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về dịch bệnh cũng như cách phòng
tránh những rủi ro cho chính bản thân mình.
Đối với cá nhân mỗi người, ta cũng cần chung tay đẩy lùi những tin tức giả, xuyên
tạc về Covid 19 và thực hiện những việc làm tốt đẹp.
Khi xem một bài báo, status trên facebook xuyên tạc về Đảng, nhà nước, dịch
Covid-19 chúng ta ngay lập lướt qua không đọc và báo ngay cho cơ quan có thẩm
quyền giải quyết vấn đề này hay có những kênh youtube có nội dung khơng chính
thống, xun tạc ta có thể ấn report kênh youtube đó. Nói cho mọi người trong chính
gia đình những thơng tin nào là chính thống và thơng tin nào là khơng chính thống để
mọi người tránh những suy nghĩ suy lầm. Và hơn trên hết đó chính là ý thức xuất phát

từ chính bản thân mỗi người, trong đại dịch đang rất cam go như vậy thì phải ln nhớ
trong đầu mình rằng: Một người vì mọi người, mọi người vì một người. Đừng để
những hành động của mình vơ tình ảnh hưởng đến nhiều người vì mọi người xung
quanh mình đang cố gắng gồng mình khơng quản ngày đêm phòng, chống dịch, họ làm
như vậy cũng là đang bảo vệ chính họ cũng như là đang bảo vệ bản thân mình đó.
Chúng ta khơng cần phải làm những việc to lớn, cao cả mới là thể hiện lòng yêu nước,
tinh thần đoàn kết dân tộc, chúng ta chỉ cần làm những việc nhỏ tùy theo sức của mình
như là: chia sẻ những tin tức chính thống, những hành động đẹp để lan tỏa giá trị tốt
đẹp tới nhiều người, hay là tham gia phòng chống dịch ở khu dân cư nơi mình sống,
tham gia các tổ chức thiện nguyện ở địa phương qun góp, ủng hộ những người có
hồn cảnh khó khăn hơn mình,...
3. Kết luận
Tinh thần đồn kết của dân tộc Việt Nam được lưu giữ suốt chiều dài lịch sử dân tộc,
tinh thần đó quý hơn bất cứ thứ gì, nó là cốt lõi của dân tộc, là bí quyết để dân tộc phát
triển trường tồn. Có thể thấy trong làn sóng Covid lần thứ tư này, tinh thần đó đã sáng
ngời giữa bầu khơng khí ảm đạm, đen tối do dịch Covid bao trùm. Thật xúc động, thật
tự hào về dân tộc Việt Nam, dù còn nghèo khó nhưng chỉ cần tồn thể nhân dân chung
tay giúp sức cùng với Đảng, nhà nước thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ vượt qua được
giai đoạn khó khăn này, đưa đất nước trở lại bình thường, đánh bay con Covid độc ác
nó đã cướp đi của chúng ra quá nhiều, để lại cho ta những vết thương không bao giờ


chữa lành,....Hãy sống có trách nhiệm với chính mình, với cả xã hội, mỗi người vì mọi
người, đồng lịng đồn kết để cùng nhau vượt qua.
Tài liệu tham khảo:
1. Dương Quang Hiển (2021). Nêu cao tinh thần đoàn kết trong phòng, chống
dịch. Truy cập lúc 15:30 ngày 26/11/2021 tại />2. Đình Lý ( 2021). Những nghĩa cử cao đẹp giữa mùa đại dịch Covid-19. Truy
cập lúc 13:30 ngày 30/11/2021 tại />3. Hải Minh (2021). Đoàn kết là sức mạnh để vượt qua COVID-19. Truy cập lúc
14: 54 ngày 22/11/2021 tại
/>4. Lê Huy Vịnh ( 2021) . Bài học phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc trong

phịng, chống đại dịch Covid-19 và vấn đề cần quan tâm hiện nay. Truy cập lúc
15:30 ngày 27/11/2021 tại />5. Mai Thảo (2021). Phát động tiếp tục đợt vận động “Toàn dân đoàn kết, ra sức
phòng, chống dịch Covid-19” Truy cập lúc 13;05 ngày 23/11/2021 tại
/>6. Mạnh Cường ( 2021). Tiếp tục tỏa sáng tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc để
vượt qua đại dịch. Truy cập lúc 20:05 ngày 23/11/2021 tại
/>7. Ngọc Tiến ( 2021). Những tấm lòng nhân ái giữa mùa dịch Covid-19.Truy cập
lúc 20:30 ngày 30/11/2021 tại />8. Nguyễn Thị Hồn ( 2021). Cịn nhiều hình ảnh “xấu xí” trong phòng, chống dịch
COVID-19.Truy cập lúc 23:00 ngày 26/11/2021 tại />9. Phương Trà ( 2021). Những hành động đẹp trong đại dịch COVID-19.Truy cập
lúc 22:00 ngày 26/11/2021 tại />10. Sơn Thủy ( 2021). Cần thái độ sống có trách nhiệm với chính bản thân và xã
hội.Truy cập lúc 21:30 ngày 26/11/2021 tại />

11. Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (2020).Giới thiệu về thành phố.Truy cập lúc
16:30 ngày 28/11/2021 tại
/>12. Trung Kiên ( 2021). Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia
phòng, chống dịch Covid-19. Truy cập lúc 20:30 ngày 28/11/2021 tại
/>13. TTXVN ( 2020). Sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết trong cuộc chiến với
COVID-19. Truy cập lúc 18:30 ngày 29/11/2021 tại
/>


×