Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phát triển việc học trực tuyến cho sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn trước tác động của đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.6 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................5
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.....................................................................5
5. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học..................................................................7
7. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................8
NỘI DUNG................................................................................................................... 8
Chương I. Cơ sở lí luận về tác động của Đại dịch Covid-19 đến việc học trực
tuyến của sinh viên...................................................................................................8
1.1 Các khái niệm..................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm virus Corona...........................................................................8
1.1.2 Khái niệm học trực tuyến (E-Learning)..................................................9
1.2 Nguồn gốc của Virus Corona.......................................................................10
1.3 Tình hình Đại dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam.......................10
1.4 Lịch sử hình thành phương pháp học trực tuyến.......................................11
1.5 Đặc điểm của học trực tuyến........................................................................12
1.6 Tác động của Đại dịch Covid-19 đến việc học trực tuyến của sinh viên. . .12
Chương II. Sử dụng phương pháp học trực tuyến trong Đại dịch Covid-19 của
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay....................12
2.1 Thực trạng học trực tuyến trong mùa dịch Covid – 19 của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn................................................12
2.2 Ưu điểm và nhược điểm khi tham gia học tập trực tuyến đối với sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn................................................13
2.2.1 Về hình thức học.....................................................................................13
2.2.2 Về sự tác động tới thói quen hàng ngày................................................14
2.2.3 Về một số trang web, ứng dụng phục vụ việc học trực tuyến..............16
Chương III. Đề xuất giải pháp giúp sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn học tập trực tuyến hiệu quả hơn.....................................................16


3.1 Đối với sinh viên............................................................................................16
3.2 Đối với giảng viên..........................................................................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................19
1


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

1
2
3
4
5
6

ĐHKHXH&NV
ĐHQGHN
THPT
LMS
LCMS
E-Learning

Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Trung học phổ thông
Learning Management System
Learning Content Management System
Electronic

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 2.1

Đánh giá mức độ yêu thích cách thức học tập

13

Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3

Đánh giá tác động của việc học trực tuyến tới thói
quen hàng ngày
Đánh giá nhận xét “ Học trực tuyến là nâng cao
tính tự giác của sinh viên”

2

14
15



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời kì cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, chất lượng con
người ngày càng nâng cao, sự cạnh tranh ngày một mạnh mẽ thì giáo dục là một nhân
tố vơ cùng quan trọng để quyết định sự tồn tại và phản ánh trình độ phát triển của một
quốc gia. Việc học tập là một q trình dài khơng phân biệt tuổi tác, cấp bậc, cần học
tập xuyên suốt và có thể học tập trong cả cuộc đời. Vì vậy, việc học trực tuyến là
hướng đi tất yếu, hữu hiệu phù hợp với đa số đối tượng học tập có thể tiếp cận được
nhiều nguồn tri thức khác nhau cũng như có thể đưa nền giáo dục Việt Nam tiếp cận
gần hơn với giáo dục quốc tế.
Đặc biệt trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc triển khai
phương thức học tập trực tuyến là tất yếu, đây cũng chính là giải pháp hữu hiệu nhất
cho nền giáo dục ngay lúc này.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam phương thức học trực tuyến đã được tổ chức.
Tùy từng mục tiêu và mức độ đào tạo mà hình thức tổ chức lớp học cũng khác nhau.
Học trực tuyến có lợi thế về sự thuận tiện, về chi phí và tính linh hoạt… Tuy nhiên,
cũng có một số bất cập như không được thực hành trực tiếp, bị hạn chế giao tiếp xã
hội… Vì vậy, tơi thực hiện đề tài “ Phát triển việc học trực tuyến cho sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ( ĐHKHXH&NV) trước tác động của đại dịch
Covid-19” để tìm hiểu thực trạng học tập của sinh viên, khảo sát sinh viên khi tham
gia học tập trực tuyến thấy được những ưu nhược điểm gì? Có mặt tích cực hay tiêu
cực khơng? Từ đó phân tích tổng hợp để đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên học
tập hiệu quả hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích nghiên cứu chỉ ra thực trạng, ưu nhược điểm khi tham gia học
tập trực tuyến của sinh viên trường Đại học KHXH&NV. Từ đó tìm ra giải pháp khắc
phục các nhược điểm của việc học trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của

sinh viên.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
3


+ Khảo sát, chỉ ra thực trạng, tình hình học tập trực tuyến của các bạn sinh viên
trong mùa dịch Covid-19
+ Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp học này.
+ Đưa ra các giải pháp giúp các bạn sinh viên học trực tuyến hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển phương pháp học trực tuyến trong thời kì dịch
CoVid-19 cho sinh Viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng việc học trực tuyến của sinh viên trong mùa dịch như thế nào? Việc học
trực tuyến có tác động như thế nào đối với sinh viên?
+ Ưu và nhược điểm của phương pháp học này là gì?
+ Chúng ta cần làm gì để phát huy tối đa những ưu điểm vốn có và khắc phục những
nhược điểm cịn hạn chế của việc học trực tuyến?
- Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu:
+ Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ngày sinh viên toàn quốc trở lại trường
chưa thể xác định được, vì thế tinh giản chương trình, đẩy mạnh dạy học trực tuyến
được xem là giải pháp cần thiết lúc này. Hầu hết tất cả trường đại học đều triển khai
phương pháp học trực tuyến, vì vậy việc học trực tuyến đã trở phổ biến với tất cả sinh
viên.
+ Hình thức học trực tuyến cho phép người đọc được đào tạo mọi lúc mọi nơi, người
dạy có thể truyền đạt kiến thức theo yêu cầu học viên, học viên có thể tiếp thu kiến

thức truy cập các khóa học bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng cập nhật và
nắm bắt được công nghệ thông tin nhanh chóng việc học online sẽ là trở ngại cho
những học viên khơng thành thạo sử dụng vi tính hoặc những học viên ở miền núi là
4


nơi khơng sử dụng mạng Internet. Ngồi ra, thói quen hàng ngày của sinh viên cũng sẽ
có sự thay đổi.
+ Một số giải pháp để sinh viên học trực tuyến hiệu quả: trước tiên phải rèn luyện
tính tự giác cũng như quyết tâm cao độ vào việc học; lập mục tiêu cụ thể để biết học
trực tuyến có hiệu quả hay khơng từ đó có thể thay đổi phương pháp học tập,cách tiếp
thu kiến thức cho bản thân; ghi chép và chuẩn bị bài đầy đủ,chủ động học hỏi,tìm kiếm
những thông tin liên quan bài học.
5. Tổng quan nghiên cứu
- Các nghiên cứu có liên quan:
Nhận thấy hiệu quả của việc học tập trực tuyến là vô cùng to lớn vì vậy nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới đã tích cực đầu tư nghiên cứu , xây dựng các mã nguồn mở
như LMS, LCMS, các cơng trình đóng gói nội dung học tập…Mĩ và Châu Âu là
những nước tiên phong đi đầu có những chương trình dự án đầu tư vào phương pháp
học tập E-Learning nhằm phát triển phương thức học tập đào tạo trực tuyến trong các
tổ chức và các trường đại học.
Tại Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến hình thức học trực
tuyến. Phương thức học trực tuyến đã xuất hiện khoảng từ 20 năm tại Việt Nam, một
số Hội thảo, Hội nghị đã được tổ chức như Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo
ĐHQGHN năm 2000, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT / rda 2/2003 , Hội thảo
khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông ICT / rda 9/2004 , và hội thảo khoa học “ Nghiên cứu và triển khai E
learning ” do Viện Công nghệ Thông tin ( ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (
Đại học Bách khoa Hà Nội ) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học

về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Một trong những cơng trình nghiên cứu lớn phải kể đến như thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia với cơng trình “ Nghiên cứu về phương thức học
tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) trong giáo dục Đại học và đào
tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng MOOCs (Massive Online Open Courses): Kinh
nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam” của phó Giáo sư Võ Hữu Đức. Nghiên cứu
5


của (Nguyễn Việt Anh, 2005) về “ Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở phục vụ đào
tạo trực tuyến” (Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa hoc do Trường quản lý cấp
ĐHQGHN). QC.04.02. Nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của (Trần Thanh Sơn, 2007) với
đề tài “ Xây dựng công cụ tạo bài giảng điện tử mô phỏng phần mềm ứng dụng trong
đào tạo điện tử (E-Learning).
Hay nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lí học tập trực tuyến của sinh viên như
Luận văn Thạc sĩ quản lí Giáo dục của (Lê Khắc Quyền, 2008) “ Biện pháp quản lý
công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường đại
học Sư phạm Hà Nội ”, nghiên cứu về “Đánh giá cảm xúc trạng thái của người học
khi tham gia hệ thống E-Learning” của (Đặng Thị Hương, 2014)…
- Nhận xét chung và các vấn đề cần nghiên cứu:
Nhìn chung, đa phần các nghiên cứu đều đã làm rõ được một số nội dung lớn như
sau:
Thứ nhất, khẳng định được sự xuất hiện của phương pháp học trực tuyến là tất yếu
Thứ hai, chứng minh được vai trò và những tiện ích của phương pháp học trực tuyến
Thứ ba, phân tích được một số tác động, xây dựng và đưa ra giải pháp để phương
pháp học trực tuyến dễ dàng tiếp cận với công tác học tập nghiên cứu
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy việc học trực tuyến là hữu ích phù hợp để sinh
viên học tập mà khơng giới hạn không gian, thời gian. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu
trên đa phần chưa phân tích được thực trạng và những khó khăn mà sinh viên gặp phải
khi học tập trực tuyến mà chỉ đề cập sâu về lợi ích phương thức học này.Vì vậy, bài

nghiên cứu của tác giả sẽ tìm hiểu về thực trạng cảm nhận của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn về ưu nhược điểm khi tham gia học trực tuyến từ
đó đưa ra giải pháp rõ ràng hơn, đặc biệt nghiên cứu trong tình hình đại dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, và sinh viên đều học tập trực tuyến như hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng phương pháp này để thu thập thông tin, ý kiến
của một số bạn sinh viên về thực trạng của việc học trực tuyến trong mùa dịch, về

6


những tác động, sự ảnh hưởng tới chất lượng việc học và thói quen hàng ngày, phỏng
vấn nhằm làm rõ hơn một số thông tin trong bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành khảo sát thực trạng học trực tuyến
của các bạn sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân Văn với số lượng
khảo sát là 100 bạn sinh viên của các trường với 11 câu hỏi.
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Phân tích các số liệu, thơng tin thu được từ
việc phỏng vấn, điều tra bảng hỏi; từ đó lập bảng biểu, tổng hợp số liệu để đưa ra nhận
xét, đánh giá.
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và
Đào tạo, văn bản pháp quy của Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân Văn về
phương thức học trực tuyến.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân Văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 8 năm 2021
NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận về tác động của Đại dịch Covid-19 đến việc học trực
tuyến của sinh viên
1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm virus Corona
Theo (TS.Nguyễn Xuân Hưng, 2020) Phó Việu trưởng kiêm Trưởng phòng Nghiên
cứu khoa học Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ Gen Vimec cho biết Corona
là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi bị xâm nhiễm từ
động vật sang người, một số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao
gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus corona từ động vật tiến hóa để lây sang người,
rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông
(MERS) và Hội chứng Hô hấp cấp (SARS).

7


1.1.2 Khái niệm học trực tuyến (E-Learning)
E-Learning là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của Internet. Giảng
viên và học viên đều có thể tham gia học và đào tạo trên hệ thống E-learning trên máy
tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thơng minh có kết nối Internet. Thơng qua nền
tảng E-learning giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho học sinh hoặc gửi, lưu trữ
những bài giảng, dữ liệu bài học trên hệ thống bằng các hình ảnh, video, âm thanh. Và
học viên có thể theo dõi nhiều bài giảng theo phương thức online hoặc offline, trao đổi
với giáo viên- học viên khác, tạo chủ đề thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm
tra,…
Nói tóm lại: E-learning là một hình thức học tập và đào tạo từ xa dựa trên các thiết bị
cơng nghệ hiện đại và có kết nối Internet.
Ngồi ra có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về học trực tuyến (hay còn gọi là Eelearning), dưới đây là một số khái niệm phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu sử
dụng nhất:
Theo (Đặng Thị Hương, 2014) viết trong luận văn Ths. Cơng nghệ thơng tin thì có
thể định nghĩa khái niệm học trực tuyến (hay còn gọi là E-learning) như sau: E –
learning (viết tắt của từ Electronic Learning) là thuật ngữ mới dùng để mô tả việc học
tập đào tạo, trên công nghệ thông tin và truyền thơng.
(Đỗ Hồng Kiên, 2007) tổng hợp trong luận văn “ Học cộng tác trong đào tạo trực

tuyến” một số định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu công nhận và sử dụng :
E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William
Horton).
- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc).
- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý
sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực
hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center).

8


1.2 Nguồn gốc của Virus Corona
Hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc của virus Corona. Nhưng theo nghiên cứu giải trình
tự hệ gen của Virus cho thấy chủng virus này có độ tương đồng 96,3% với virus
corona từ dơi, do đó có khả năng cao đây là chủng virus từ dơi bị đột biến rồi xâm
nhiễm sang người.
1.3 Tình hình Đại dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam


Tình hình Đại dịch Covid-19 trên thế giới

Theo (Phan An, 2021) Từ trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 8/8
(theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 203.178.675 ca mắc COVID-19 và
4.304.126 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 182.540.258 ca.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 616.718 ca tử vong trong số
35.739.777 ca mắc. Tiếp đến là Brazil với 562.752 ca tử vong trong số 20.151.779 ca
mắc, Ấn Độ với 427.862 ca tử vong và 31.934.455 ca mắc, Mexico với 244.248 ca tử
vong và 2.964.244 ca mắc, Peru với 196.873 ca tử vong và 2.124.128 ca mắc.
Điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay vẫn là khu vực Đông Nam Á.

Ngày 8/8, Malaysia ghi nhận số ca tử vong cao nhất từ đầu dịch với 360 ca, trong khi
Philippines cũng ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4 với 287 ca. Về số ca
mắc mới, Malaysia tăng thêm 18.688 ca lên 1,26 triệu ca, Philippines tăng 9.671 ca lên
1,66 triệu ca, Thái Lan tăng 19.983 ca lên 756.505 ca. Đáng chú ý, tại Brunei, các ca
nhiễm trong cộng đồng bùng phát trở lại sau hơn 1 năm đã buộc chính phủ nước này
phải áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Theo đó, Chính phủ Brunei đã đóng
cửa tất cả các địa điểm tơn giáo, trung tâm giải trí, rạp chiếu phim, hủy các sự kiện xã
hội, các sự kiện lớn chỉ được giới hạn 30 người, các trường học chuyển sang học trực
tuyến, các nhà hàng chỉ được bán mang về trong 2 tuần. Ngoài ra, tất cả người dân
phải đeo khẩu trang, kể cả những người đã hoàn thành tiêm vaccine phịng COVID-19.


Tình hình Đại dịch Covid-19 tại Việt Nam

Thống kê từ Bộ Y tế sáng 7/8 cho biết, tính từ 18h30 ngày 6/8 đến 6h ngày 7/8 trên
Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.794 ca nhiễm mới, ghi nhận
trong nước 17 tỉnh, thành phố.

9


Tính đến sáng 7/8, Việt Nam có 197.175 ca nhiễm trong đó có 2.338 ca nhập cảnh và
194.837 ca mắc trong nước.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là
193.267 ca, trong đó có 59.558 bệnh nhân đã được cơng bố khỏi bệnh.
Về điều trị, tổng số ca được điều trị khỏi 62.332 ca. Hiện có 518 bệnh nhân nặng
đang điều trị ICU và 18 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO.
Về xét nghiệm, số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.861.784
mẫu cho 19.403.096 lượt người.
1.4 Lịch sử hình thành phương pháp học trực tuyến

Rất lâu trước khi Internet ra đời, các khóa học từ xa đã được Isaac Pitman mang đến
vào những năm 1840. Isaac Pitman là một giáo viên có trình độ và giảng dạy ở một
trường tư ở Vương Quốc Anh. Ông đã dạy các học sinh của mình phương pháp viết
tốc ký thơng qua hệ thống mail (tốc ký có thể hiểu là một hình thức viết tắt, một
phương pháp biểu tượng hóa hay viết ngắn gọn hơn so với cách viết một ngôn ngữ
thông thường). Pitman gửi các bài tập của mình cho các học sinh của ơng qua hệ thống
mail và nhận lại các kết quả mà các học sinh đã hoàn thành.
Năm 1924, máy thử nghiệm đầu tiên được phát minh. Thiết bị này cho phép học sinh
tự kiểm tra. Sau đó, vào năm 1954, BF Skinner, một giáo sư Harvard, đã phát minh ra
“máy dạy học”, điều này cho phép các trường quản lý hướng dẫn được lập trình cho
học sinh của họ. Mãi đến năm 1960, chương trình đào tạo dựa trên máy tính đầu tiên
đã được giới thiệu với thế giới.
Với sự ra đời của máy tính và internet vào cuối 20 thứ thế kỷ, các công cụ elearning
và phương pháp phân phối được mở rộng. MAC đầu tiên trong những năm 1980 cho
phép các cá nhân có máy tính trong nhà của họ, làm cho nó dễ dàng hơn cho họ để tìm
hiểu về các đối tượng cụ thể và phát triển bộ kỹ năng nhất định. Sau đó, trong thập kỷ
tiếp theo, mơi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát triển mạnh, Mọi người được tiếp
cận với vô số thông tin trực tuyến và các cơ hội học tập.

10


1.5 Đặc điểm của học trực tuyến
Học trực tuyến được cấu thành một cách hồn chỉnh dựa trên cơng nghệ thông tin và
truyền thông, bao gồm: Công nghệ mạng, thiết kế – kỹ thuật đồ hoạ, các phép tính,
cơng nghệ chuyển động, kỹ thuật mô phỏng,…
So với phương pháp đào tạo và học tập truyền thống thì giáo dục qua học trực tuyến
đạt hiệu quả cao hơn khi có thể truyền đạt bất cứ bài giảng, kiến thức thông qua nhiều
phương tiện tiện ích, giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Học trực tuyến đang được sử dụng rộng rãi, và có xu hướng phát triển nhanh chóng

trong tương lai gần. Rất nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển phương thức
học tập này và đã rất thành cơng. Chính vì thế, đối với các trung tâm, tổ chức giáo dục
thì đây là một yếu tố khơng thể thiếu được trong nền kinh tế tri thức.
1.6 Tác động của Đại dịch Covid-19 đến việc học trực tuyến của sinh viên
Đại dịch Covid-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực Giáo
dục và Đào tạo. Việc học tập tại trường của tất cả học sinh, sinh viên đều phải tạm
dừng. Vì vậy, các trường THPT, các trường đại học, đều phải nhanh chóng ứng dụng
và triển khai hoạt động học tập và giảng dạy trực tuyến giúp học sinh, sinh viên bổ
sung kiến thức đầy đủ cũng như để tiến độ học tập theo kịp chương trình trình đào.
Chương II. Sử dụng phương pháp học trực tuyến trong Đại dịch Covid-19 của
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay
2.1 Thực trạng học trực tuyến trong mùa dịch Covid – 19 của sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại dịch Covid-19 bùng nổ, mọi của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đều phải tạm dừng việc học tập tại trường. Thay vào đó nhà trường thực
hiện áp dụng phương thức học tập trực tuyến cho sinh viên để theo kịp tiến độ của
chương trình đào tạo cũng như cung cấp đầy đủ kiến thức cho sinh viên.
Đa phần tất cả các môn học đều được cập nhật và thực hiện giảng dạy qua trang web
UPM, ứng dụng Zoom, Google meet….100% sinh viên đều phải tham gia học tập trực
tuyến, tùy vào tính chất các mơn học mà sẽ có nhiều hình thức thi khác nhau.
Thực hiện khảo sát với 100 bạn sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn có đến 97 ý kiến cho rằng nên học tập trực tuyến trong mùa dịch. 87% sinh
11


viên đều cho rằng đã quen với việc sử dụng phương thức học trực tuyến. Tuy nhiên lại
chỉ có 19% ý kiến thích phương pháp học trực tuyến mà có tới 81% sinh viên thể hiện
việc yêu thích học tại trường.

19.00%


81.00%

Học trực tuyến

Học tại trường

Biểu đồ 2.1 Đánh giá mức độ yêu thích cách thức học tập
2.2 Ưu điểm và nhược điểm khi tham gia học tập trực tuyến đối với sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Theo kết quả khảo sát, có nhiều ý kiến đưa ra khẳng định việc học online vừa có ưu
điểm vừa có nhược điểm:
2.2.1 Về hình thức học
- Ưu điểm
Dựa trên kết quả khảo sát 100 bạn sinh viên tại Trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thì có tới 77 câu trả lời đều cho rằng học online sẽ tiết kiệm thời gian, chi
phí đi lại; 65 ý kiến cho rằng phương pháp học này dễ dàng và tiện lợi chỉ với điện
thoại hoặc laptop có kết nối mạng; 56 ý kiến khẳng định đây là cách học có khơng gian
học tập thoải mái, linh động. Đây là một đặc điểm mà việc học trên trường không có,
bởi việc học trực tuyến ở nhà mang lại cho chúng ta khơng gian n tĩnh, có thể tập
trung học mà bị làm phiền bởi cuộc nói chuyện của những người xung quanh; ngồi ra
cịn khơng bị ồn như trên lớp học tại trường.
- Nhược điểm

12


Theo ý kiến từ các bạn, trở ngại lớn nhất của cách học này là trạng thái mạng không
ổn định (78 ý kiến), thứ 2 là sinh viên thường bị mất tập trung trong quá trình học, 12
ý kiến cho rằng các bạn còn chưa thực sự thành thạo trong việc sử dụng các trang web,

ứng dụng học trực tuyến; ngồi ra việc học này cịn khiến sinh viên trở nên lười học
hơn, phải làm nhiều bài tập hơn, nhiều Deadline và không gây cho sinh viên sự hứng
thú khi học.
2.2.2 Về sự tác động tới thói quen hàng ngày
Theo kết quả khảo sát 100 bạn sinh viên, đa số các bạn đều cho rằng học trực tuyến
vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực tới thói quen sinh hoạt hàng
ngày (chiếm 58%). Trong đó, 15% sinh viên cho rằng học online đem lại tác động tích
cực và 27% cho rằng có tác động tiêu cực.

0.15
0.27

0.58

Tích cực
Vừa tích cực vừa tiêu cực

Tiêu cực

Biểu đồ 2.2 Đánh giá tác động của việc học trực tuyến tới thói quen hàng ngày
- Tích cực: Đã có 73 câu trả lời được đưa ra để khẳng định lợi ích mà việc học trực
tuyến mang lại. Theo các ý kiến, khi học trực tuyến đã góp phần khơng nhỏ giúp sinh
viên cải thiện những thói quen khơng tốt: mọi người sẽ trở nên tự giác hơn, đúng giờ
hơn, biết cách kiểm soát thời gian một cách tốt nhất. Việc học trực tuyến đòi hỏi sinh
viên chủ động hơn trong việc đọc tài liệu và đóng góp ý kiến trong khi học, có ý thức
hơn, chăm chỉ làm bài tập hơn. Ngồi giờ học, sinh viên có thể dành thời gian làm
được nhiều việc khác do không phải đi lại nhiều như khi tới trường học (có thể giúp bố
mẹ làm việc nhà, đọc sách,…)
13



10.00%

90.00%
Đúng

Sai

Biểu đồ 2.3 Đánh giá nhận xét “ Học trực tuyến là nâng cao tính tự giác của sinh viên”
Với 90% sinh viên thực hiện khảo sát đã đánh giá: việc học trực tuyến là cách hiệu
quả giúp nâng cao tinh thần tự giác cho bản thân họ. Theo như những đánh giá tích
cực trên đã chỉ ra: học trực tuyến giúp sinh viên tự giác đọc tài liệu, tự giác làm bài
tập, thay đổi thói quen dậy sớm, đúng giờ để vào học,…từ đó tính tự giác được cải
thiện.
- Tiêu cực: Khơng thể phủ nhận những lợi ích mà việc học trực tuyến mang lại
nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm. Theo 67 ý kiến: học trực tuyến
nhiều khiến chúng ta phải thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại làm cho mắt
khá mệt mỏi, đặc biệt với những bạn có lịch học dày. Khi học ở trường, các bạn chỉ
cần sắp xếp thời gian cho việc học và việc làm thêm; tuy nhiên trong thời kì dịch bệnh
việc làm thêm cũng hạn chế, các bạn học tập tại nhà phải đảm bảo hiệu quả học tập và
giúp đỡ bố mẹviệc nhà. (Nhiều bạn hay tham gia vào lớp học sau đó để điện thoại trên
bàn rồi đi làm việc riêng,…).
Qua kết quả đánh giá có thể thấy thói quen hàng ngày của sinh viên vừa bị ảnh
hưởng tiêu cực vừa tích cực. Nếu ảnh hưởng tích cực là giúp sinh viên tự giác hơn,
đúng giờ hơn, biết cách kiểm soát thời gian tốt hơn thì lại có nhược điểm là phải làm
việc với máy tính nhiều hơn, vừa khơng tốt cho mắt vừa gây mất tập trung, mất cân
bằng giữa việc học và một số công việc khác.

14



2.2.3 Về một số trang web, ứng dụng phục vụ việc học trực tuyến
Bên cạnh đó, qua việc trả lời phỏng vấn sinh viên đã đưa ra nhiều ưu và nhược điểm
của một số trang web, ứng dụng học trực tuyến hiện nay. Ví dụ như với ứng dụng
Zoom (có thể nghe giảng, video trực tiếp, phần mềm là miễn phí tuy nhiên có nguy cơ
người dùng có thể bị đánh cắp thông tin khi sử dụng); Google classroom (không thể
nghe giảng mà chỉ có thể nhận các yêu cầu, giải đáp thắc mắc, nhận bài từ giảng viên
và chủyếu là sinh viên phải tự học); Upm ( sinh viên dễ dàng nghe giảng, tương tác với
giảng viên, tuy nhiên tốc độ truy cập thấp dễ bị out khi đang học dẫn đến gián đoạn bài
học); Microsoft team( thao tác đăng nhập phức tạp, phụ thuộc nhiều vào host).
Có thể thấy, chúng ta không thể phủ nhận rằng việc học trực tuyến mang lại cho
chúng ta rất nhiều lợi ích nhờ sự phát triển của mạng internet. Tuy nhiên,việc học
online sẽ khơng được đảm bảo an tồn bởi hacker có thể dễ dàng tấn công nếu an ninh
mạng không được đảm bảo hay trong khi đang học sinh viên có thể dễ dàng bị phân
tâm bởi nhiều thứ thu hút trên mạng như : phim, game, hay âm nhạc…Việc tương tác
với các bạn trong lớp khó khăn hơn, mơi trường học không gây hứng thúvà chưa thực
sự thành thạo trong việc sử dụng trang web, ứng dụng học online.
Chương III. Đề xuất giải pháp giúp sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn học tập trực tuyến hiệu quả hơn
Từ những thực trạng và các ưu nhược điểm ở mục trên có thể thấy giải pháp quan
trọng cần phải đến từ ý thức của chính các bạn sinh viên, sau đó là cơng tác giảng dạy
của giáo viên, và sự tiến bộ của các trang công nghệ học tập trực tuyến.
3.1 Đối với sinh viên
Đầu tiên, yếu tố mấu chốt là sinh viên cần phải có tính tự giác học tập, ghi chép bài
đầy đủ. Phương pháp để học online hiệu quả chính là cần ghi chép, bởi nếu không ghi
chép tức là đang bỏ qua nội dung bài học, và rất dễ bị mất đi kiến thức nội dung quan
trọng.
Thứ hai, sinh viên cần sắp xếp thời gian hợp lí có kế hoạch học tập rõ ràng. Điều này
sẽ giúp sinh viên vạch ra mục đích học tập của mình, từ đó sắp xếp thời gian học tập
hợp lí, chuẩn bị tư liệu, bài tập đầy đủ cho môn học.


15


Thứ ba, cần chọn không gian học tập riêng tư, n tĩnh. Mơi trường ồn ào, có thể gây
nhiễu, làm phân tán mức độ tập trung khi học tập. Vậy khơng gian học tập riêng tư có
thể giúp các bạn sinh viên tập trung cao độ hơn cho môn học.
Thứ tư, sinh viên cần chuẩn bị đầy đủ công cụ học tập ( máy tính, điện thoại, sách,
vở…), kiểm tra kết nối mạng Internet trước khi học tập để đảm bảo chắc chắn không
bị ngắt kết nối hay bị bỏ lỡ các kiến thức bài học quan trọng.
Thứ năm, cần tích cực tương tác xây dựng bài học bằng các câu hỏi và tham gia thảo
luận. Sự tương tác sẽ giúp sinh viên trở nên năng nổ, hiểu bài và đặc biệt lưu lại dấu ấn
với các thầy cô hơn.
Cuối cùng, sinh viên cần trang bị cho mình một sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ. Như
việc học sáng thì có thể chuẩn bị một cái bánh mì, hộp sữa ăn nhanh trước giờ học để
tránh tinh thần mệt mỏi, uể oải. Để khi học trực tuyến tốt hơn, sinh viên cần chuẩn bị
một năng lượng tốt vì vậy rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên chắc chắn sẽ là một
giải pháp hữu hiệu.
3.2 Đối với giảng viên
Bên cạnh những giải pháp cho sinh viên thì tất nhiên giảng viên cũng cần có những
biện pháp để việc học tập trực tuyến trở nên hiệu quả hơn. Dưới đây là một số giải
pháp:
Thứ nhất, cần chuẩn bị bài giảng với nhiều hình ảnh, slide. Các mơn học học tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đa phần thiên về xã hội nên khá nhiều
chữ vì vậy cần trình bày các hình ảnh bắt mắt hoặc thu hút để sinh viên có hứng thú
với bài học hơn.
Thứ hai, tích cực tương tác và đặt nhiều câu hỏi cho sinh viên. Vì phương pháp học
tập trực tuyến sẽ hạn chế sự tương tác nên khi giảng viên đặt nhiều câu hỏi vừa có thể
kiểm tra mức độ tập trung của sinh viên vừa khiến bài học được xây dựng hiệu quả
hơn

Thứ ba, cần cung cấp các thông tin cần thiết để sinh viên có thể liên hệ khi gặp trục
trặc trong việc tham gia học trực tuyến, hay các vấn đề về nội dung bài học sinh viên
cần trao đổi với giảng viên
16


Thứ tư, giảng viên cần quản lí danh sách thơng tin của các học viên khi tham gia lớp
học vì nhiều sinh viên có thể đặt khơng đúng tên hay vào lớp khơng nhằm mục đích
học tập, làm ảnh hưởng đến lớp thì giảng viên có thể xóa tài khoản khỏi lớp hoặc ghi
chú xử lí.
KẾT LUẬN
Hiện nay, việc học tập trực tuyến đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam đây là
phương pháp học tập hiệu quả, linh hoạt, và tiện lợi. Trước tình hình Covid-19 đang
diễn biến phức tạp, việc triển khai phương pháp học tập trực tuyến là giải pháp tất yếu
cho nền giáo dục. Phương pháp học tập trực tuyến cũng đã được triển khai trong hoạt
động học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong bài
nghiên cứu tác giả đã tìm hiểu thực trạng, chỉ ra được những ưu nhược điểm, các tác
động tích cực và tiêu cực khi tham gia học tập trực tuyến của các bạn sinh viên. Đồng
thời đưa ra các giải pháp cho cả sinh viên và công tác giảng dạy của giảng viên trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn để việc học tập trực tuyến ngày một hiệu quả
hơn.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. (2020, February 7). Văn phòng EOC Việt Nam vừa
dịch Bộ câu hỏi—Đáp của Tổ chức Y tế Thế giới về Virus corona nCoV. Bộ Y
tế - Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

/>Đặng Thị Hương. (2014). Đánh giá trạng thái, cảm xúc của người học khi tham gia hệ
thống E - learning. />Đào Quang Chiếu. (2010). Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực
tuyến tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng.
/>Đỗ Hồng Kiên. (2007). Học cộng tác trong đào tạo trực tuyến.
/>Lê Khắc Quyền. (2008). Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của học
viên trong đào tạo trực tuyến ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
/>Nguyễn Bảo Hoàng Thanh L. T. H. (2009). E-Learning và việc đổi mới phương pháp
dạy học ở bậc Đại học đào tạo theo học chế tín chỉ. />Nguyễn Tiến Dũng. (2013). Quản lý dạy học trực tuyến tại Trường Đại học Ngoại
ngữ—Đại học Quốc gia Hà Nội. />id=13876
Nguyễn Việt Anh. (2005). Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở phục vụ đào tạo trực
tuyến. />Phan An. (2021, August 8). Dịch COVID-19: Tình hình dịch bệnh ngày 8/8. Viennam
News Agency; ncov.vnanet.vn. />
18


Quỳnh Nguyễn, N. A. (2021, May 22). Điều chỉnh việc dạy học trong bối cảnh dịch
Covid-19. Báo Nhân Dân. />ThS. Trần Thị Thanh Hường. (2021, June 22). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
học tập trực tuyến. />Trần Thanh Sơn. (2007). Xây dựng công cụ tạo bài giảng điện tử mô phỏng phần mềm
ứng dụng trong đào tạo điện tử (E-Learning).
/>Trung tâm truyền thông Giáo dục. (2021, July 21). Đẩy mạnh các biện pháp phòng,
chống dịch Covid-19 trong ngành Giáo dục.
/>TS.Nguyễn Xuân Hưng. (2020). Hỏi—Đáp về chủng vius Corona mới 2019.
/>Võ Thu. (2021, August 7). Bản tin COVID-19 sáng 7/8: Thêm gần 3.800 ca nhiễm
mới. Bộ Y tế - Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
/>
19




×