Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

bài giảng tin học ứng dụng trong kinh doanh - ths hoàng nguyên khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.81 MB, 109 trang )

1
Bài giảng
TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG
KINH DOANH
ThS. Hoàng Nguyên Khai
Email :
Chương I:
LÝ THUYẾT, CÁC HÀM CƠ BẢN
và CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA EXCEL
Nội dung
1. Tổng quan về Excel
2. Hàm và biểu thức trong Excel
3. Cơ sở dữ liệu trong Excel
1- Tổng quan Microsoft excel
2
GIỚI THIỆU
MicroSoft Excel là phần mềm xử lý bảng tính điện tử
(Work Sheet), chạy trong môi trường Windows.
Bảng tính điện tử là 1 bảng có kích thước rất lớn,
gồm nhiều cột (Column) và nhiều hàng (Row). Nơi
giao nhau giữa cột và hàng được gọi là ô (Cell). Các ô
này dùng để chứa và xử lý dữ liệu. Ta có thể nhập
nhiều loại dữ liệu khác nhau vào 1 ô để xử lý và tính
toán tùy theo nhu cầu công việc của mình.
Ngoài ra bạn có thể tạo các đối tượng khác (Object)
trên bảng tính.
KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
MICROSOFT EXCEL
Bạn có thể khởi động từ nhiều cách khác nhau
Cách 1: Dùng biểu tượng của Excel trên nền Desktop
nếu có (tiện lợi nhất).


Cách 2: Nhấn Start-Programs-Microsoft Excel.
Cách 3: Nhấn Start\Run\<Path>\Excel.exe
1. Giới thiệu Excel
 Biểu tượng của chương trình Excel
 Biểu tượng của tập tin chương trình Excel thông thường
1. Giới thiệu Excel
1. Khởi động
 Menu Start\All Programs\ Microsoft Office Excel
 Hoặc kích vào
biểu tượng chương
trình Excel ngoài
màn hình.
3
Menu
Standard
Formatting
Các hàng
Các cột
Trang tính
Con trỏ ô
Vùng nhập dữ liệu
Thanh công thức -
Formula
1. Giới thiệu Excel
3. Thanh công cụ
 Thanh chuẩn - Standard
 Thanh định dạng - Formatting
1. Giới thiệu Excel
3. Thanh công cụ
 Ngoài ra còn có các thanh

công cụ khác.
 Để hiển thị các thanh công
cụ ta vào menu
View\Toolbars rồi kích vào
thanh công cụ đó
1. Giới thiệu Excel
4. Thoát khỏi Excel
 Lên menu File\Exit.
 Hoặc kích vào nút
• Chú ý: cần lưu tài
liệu rồi mới thoát.
4
2. Các khái niệm cơ bản trong Excel
Bảng tính (sheet) là một bảng tính rất lớn bao
gồm 256 cột được đánh thứ tự theo bảng chữ
cái A, B, C đến IV và 65536 hàng được đánh
theo thứ tự số: 1, 2, 3,… đến65536.
Tập tin bảng tính (worksheet) là một file
chứa bảng tính, trong một tập tin bảng tính có
thể chứa rất nhiều bảng tính. Tập tin này có
phần mở rộng là .xls.
2. Các khái niệm cơ bản trong Excel
Cell: Phần tử giao nhau giữa hàng và cột là
một Cell hay còn gọi là một ô.
Mỗi Cell đều có toạ độ (địa chỉ) để phân biệt,
tương ứng là tên tọa độ cột, hàng
Ví dụ: D5, H30
Trong Excel có nhiều loại địa chỉ khác nhau
3. Các thao tác trên bảng tính
a. Mở bảng tính mới.

- Ấn phím: Ctrl + N
- Chọn menu File -> New
- Chọn biểu tượng :
3. Các thao tác trên bảng tính
b. Lưu bảng tính.
- Ấn phím: Ctrl + S
- Chọn menu File -> Save
- Chọn biểu tượng:
5
3. Các thao tác trên bảng tính
c. Đóng bảng tính.
- Ấn phím: Ctrl + W
- Chọn menu File -> Close
- Chọn biểu tượng:
3. Các thao tác trên bảng tính
d. Mở bảng tính cũ.
- Ấn phím: Ctrl + O
- Chọn menu File -> Open
- Chọn biểu tượng:
3. Các thao tác trên bảng tính
e. Các thao tác di chuyển con trỏ
Sử dụng các phím     để di chuyển con
trỏ ô.
Hoặc kích chuột trái tương ứng vào ô mình
chọn.
Chọn 1 ô: di chuyển con trỏ ô đến ô chọn.
Hoặc kích chuột trái vào ô chọn.
3. Các thao tác trên bảng tính
f. Vùng
Vùng (danh sách) bao gồm nhiều ô liên tục.

Vùng được xác định bởi toạ độ vùng gồm toạ
độ ô góc trái trên và toạ độ ô góc phải dưới. Ví
dụ A1:C5.
6
3. Các thao tác trên bảng tính
f. Vùng
Chọn một cột: Click chuột tại ký hiệu cột.
Chọn một hàng: Click chuột tại ký hiệu h
àng
.
Chọn một vùng:
 Đặt con trỏ vào ô đầu vùng, ấn và giữ nút trái
chuột, kéo đến ô cuối vùng.
 Đặt con trỏ vào ô đầu vùng, ấn giữ phím Shift,
dùng các phím di chuyển để di chuyển con trỏ đến
ô cuối vùng.
3. Các thao tác trên bảng tính
g. Các kiểu dữ liệu
Kiểu dữ liệu phụ thuộc ký tự đầu tiên gõ vào.
Có các kiểu dữ liệu cơ bản sau:
 Kiểu chuỗi (text): bắt đầu bởi chữ cái, các ký tự
như: ‘, “, ^, \.
 Kiểu số (number): bắt đầu bởi các số từ 0 đến 9,
các dấu +, -, (, $.
 Kiểu ngày (date): các số ngăn cách bởi dấu “/”, ví
dụ 9/17/2007.
3. Các thao tác trên bảng tính
Có các kiểu dữ liệu cơ bản sau:
 Giờ (time): các số ngăn cách bởi dấu “:”, ví dụ
19:30:45.

 Công thức (formula): bắt đầu bởi dấu bằng, ví dụ
=A1+15, kết quả trong ô cho giá trị công thức.
 Hàm (function): bắt đầu bởi dấu “=“ sau đó thêm
tên hàm, ví dụ =Sum(14,24). kết quả trong ô cho
giá trị hàm trả về.
3. Các thao tác trên bảng tính
h. Cách nhập dữ liệu
Đưa con trỏ ô đến ô cần nhập dữ liệu.
Nhập dữ liệu, kết thúc nhập khi ấn phím Enter (xuống
ô dưới), hoặc phím Tab (sang ô bên), hoặc phím mũi
tên (đến ô kế tiếp theo hướng mũi tên).
7
3. Các thao tác trên bảng tính
i. Xoá dữ liệu trong ô
B1: Chọn ô hoặc vùng ô cần xoá.
B2: Nhấn phím Delete trên bàn phím.
3. Các thao tác trên bảng tính
j. Huỷ bỏ thao tác vừa thực hiện
Cách 1: nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z.
Cách 2: lên menu Edit\Undo.
Cách 3: Click chuột vào nút trên thanh Standard.
3. Các thao tác trên bảng tính
k. Hiệu chỉnh dữ liệu đã nhập
B1: Chọn ô dữ liệu cần sửa.
B2: Chọn một trong các cách sau:
 Nhấn phím F2.
 Click đúp chuột tại ô dữ liệu.
 Click chuột tại dòng chứa dữ liệu trên thanh
Formula.
3. Các thao tác trên bảng tính

m. Sao chép dữ liệu
B1: Chọn vùng dữ liệu cần copy.
B2: Click chuột vào biểu tượng
(hoặc tổ hợp phím Ctrl+C, hoặc lên menu Edit\Copy)
B3: Đưa con trỏ tới ô cần copy đến.
B4: Click chuột vào biểu tượng
(hoặc tổ hợp phím Ctrl+V, hoặc lên menu Edit\Paste)
8
3. Các thao tác trên bảng tính
l. Di chuyển dữ liệu
B1: Chọn vùng dữ liệu cần di chuyển.
B2: Click chuột vào biểu tượng
(hoặc tổ hợp phím Ctrl+X, hoặc lên menu Edit\Cut)
B3: Đưa con trỏ tới ô cần di chuyển đến.
B4: Click chuột vào biểu tượng
(hoặc tổ hợp phím Ctrl+V, hoặc lên menu Edit\Paste)
3. Các thao tác trên bảng tính
n. Điền số tự động
B1: Gõ vào ô đầu tiên số đầu của dãy số.
B2: Gõ vào ô kế tiếp số thứ hai của dãy số.
B3: Chọn hai ô vừa gõ.
B4: Đưa con trỏ chuột tới góc phải hai ô vừa chọn (trỏ
chuột hình dấu +).
B5: Nhấn nút trái chuột và rê chuột tới ô cuối cùng rồi
nhả nút chuột.
3. Các thao tác trên bảng tính
n. Điền số tự động (hoặc)
B1: Gõ vào ô đầu tiên số đầu của dãy số.
B2: Vào menu Edit/Fill/Series để mở cửa sổ
• Series in : chọn điền

hàng (row) hay cột
(column)
• Step value: chọn bước
nhảy
• Stop value : chọn giá trị
dừng
3. Các thao tác trên bảng tính
o. Nhập công thức tính toán
Công thức tính toán trong Excel bắt đầu bằng
dấu “=“.
Phép toán ưu tiên: ngoặc đơn, *, /, +,
Các toán tử tính toán: * (nhân), / (chia), +
(cộng), - (trừ), ^ (luỹ thừa), & (cộng dồn
chuỗi).
9
3. Các thao tác trên bảng tính
p. Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối
Địa chỉ tương đối.
 Là địa chỉ một ô hay khối vùng, được thay thế
tương ứng bởi phương, chiều và khoảng cách.
Ví dụ: A8
3. Các thao tác trên bảng tính
p. Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối
Địa chỉ tương đối.
 Khi sao chép công thức, bảng tính sẽ tự động thay
đổi địa chỉ.
V
í dụ:
ô C2: “=A2+B2”
ô C3: “=A3+B3”

3. Các thao tác trên bảng tính
p. Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối
Địa chỉ tuyệt đối.
 Là địa chỉ ô hoặc khối không bị thay đổi trong
khi sao chép công thức.
 Địa chỉ tuyệt đối có dạng
$<cột>$<dòng>
Công thức
=$c$1*a4
q. Chuyển đổi giữa các trang tính (sheet)
3. Thao tác với tập tin tính và bảng tính
Click chuột vào tên
sheet cần chuyển
đến
10
s. Đổi tên sheet
 Cách 1: Lên menu Format\Sheet\Rename
3. Thao tác với tập tin tính và bảng tính
- Nhập tên mới cho
sheet.
- Gõ Enter để kết
thúc.
s. Đổi tên sheet
 Cách 2:
3. Thao tác với tập tin tính và bảng tính
- Click chuột phải vào
sheet.
- Menu xuất hiện,
chọn Rename.
- Nhập tên mới cho

sheet.
- Gõ Enter để kết thúc.
t. Chèn thêm sheet mới
Lên menu Insert\Worksheet.
3. Thao tác với tập tin tính và bảng tính
x. Xoá sheet
B1: Chọn sheet cần xoá.
B2: lên menu Edit\Delete Sheet.
Chú ý: nếu sheet có dữ liệu, sẽ xuất hiện câu hỏi.
3. Thao tác với tập tin tính và bảng tính
11
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
1. Định dạng ký tự
 B1: Chọn khối vùng cần định dạng.
 B2: Lên menu Format/Cells , xuất hiện hộp thoại.
B3: Chọn thẻ lệnh
Font
Chọn Font chữ
Chọn kiểu chữ: bình
thường, nghiêng,
đậm, đậm nghiêng
Chọn kiểu gạch
chân cho chữ.
Chọn màu cho chữ.
Chọn cỡ
chữ.
OK để đồng ý
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
2. Chọn màu nền, kiểu tô nền
 B1: Chọn khối vùng cần tô nền.

 B2: Lên menu Format/Cells , xuất hiện hộp thoại.
B3: Chọn thẻ lệnh
Patterns
Chọn màu nền
Chọn kiểu nền
Đồng ý
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
3. Tạo khung cho bảng
 B1: Chọn khối vùng cần tạo khung.
 B2: Lên menu Format/Cells , xuất hiện hộp thoại.
B3: Chọn thẻ lệnh
Border
Chọn kiểu
đường kẻ
Chọn màu
đường kẻ
Đồng ý
Chọn vị trí tạo
khung
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
4. Định dạng dữ liệu số
 B1: Chọn khối vùng cần định dạng số.
 B2: Lên menu Format/Cells , xuất hiện hộp thoại.
B3: Chọn thẻ lệnh
Number
Chọn Number
Số chữ số sau dấu
phẩy
Đồng ý
Cách hiển thị số

âm
12
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
4. Định dạng dữ liệu số
 Ta có thể định dạng số nhờ các nút trên thanh công cụ
Formatting.
Kiểu tiền tệ
Kiểu phần trăm
Phân nhóm
hàng nghìn
Tăng phần lẻ
thập phân
Giảm phần lẻ
thập phân
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
5. Thay đổi cách hiển thị một số dữ liệu khác.
 Vẫn thẻ lệnh Number, chúng ta có thể thay đổi các kiểu
dữ liệu khác:
 General: mặc định dữ liệu hiển thị như đã nhập.
 Date: định dạng dữ liệu kiểu ngày.
 Time: định dạng dữ liệu kiểu thời gian.
 Text: định dạng dữ liệu kiểu chuỗi.
 Custom: định dạng dữ liệu kiểu tuỳ ý.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
6. Dùng biểu tượng trên thanh định dạng để định vị trí dữ liệu,
định dạng dữ liệu.
Font chữ
Cỡ chữ
Chữ
đậm

Chữ
nghiêng
Chữ gạch
chân
Điều chỉnh lề
Chộn dữ
liệu
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
7. Thay đổi độ rộng hẹp của cột.
 B1: Đưa con trỏ chuột đến đường ngăn cách giữa 2 tiêu đề cột.
 B2: Kích và rê chuột
sang trái (làm hẹp)
hoặc sang phải (làm
rộng) cho đến khi vừa ý.
 Nếu muốn thay đổi độ rộng của nhiều cột, ta phải chọn những cột cần
thay đổi, sau đó làm như bước 1 và 2.
13
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
8. Thay đổi độ cao của hàng.
 B1: Đưa con trỏ chuột đến đường ngăn cách giữa 2 tiêu đề dòng.
 B2: Kích và rê chuột
lên trên (làm hẹp)
hoặc xuống dưới (làm
cao) cho đến khi vừa ý.
 Nếu muốn thay đổi độ cao của nhiều hàng, ta phải chọn những hàng
cần thay đổi, sau đó làm như bước 1 và 2.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
9. Chèn thêm cột.
- Thêm một trắng vào sau cột B.
-Kích chuột phải vào cột

liền sau với cột B, xuất
hiện menu.
-Trên menu đó, kích
chuột tại dòng Insert.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
9. Chèn thêm cột.
 Chú ý: để thêm bao nhiêu cột trắng thì ta
bôi đen bấy nhiêu cột về phía sau cột ta
muốn thêm.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
10. Chèn thêm dòng
 Thêm dòng trắng vào dưới 1 dòng.
-Kích chuột phải vào
dòng liền sau với dòng
cần thêm, xuất hiện
menu.
-Trên menu đó, kích
chuột tại dòng Insert.
14
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
11. Chèn thêm dòng
 Chú ý: để thêm bao nhiêu hàng trắng thì ta
bôi đen bấy nhiêu hàng về phía dưới hàng
ta muốn thêm.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
12. Xoá một dòng (cột)
 Kích chuột phải tại dòng (cột) muốn xoá, xuất hiện
menu.
 Kích chuột tại dòng Delete.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính

13. Làm ẩn cột (dòng)
 Kích chuột phải tại cột (dòng) cần làm ẩn, xuất hiện
menu.
 Chọn dòng Hide.
4. Định dạng dữ liệu bảng tính
14. Hiển thị cột (dòng) đã ẩn
 Chọn hai cột (dòng) chứa cột (dòng) ẩn.
 Kích chuột phải tại
cột (dòng) vừa chọn,
xuất hiện menu.
 Chọn dòng Unhide.
15
2- Hàm và Biểu thức trong
Microsoft excel
1. Giới thiệu
Cú pháp
= Tên hàm(Danh sách đối số)
 Tên hàm: Sử dụng theo quy ước của Excel
 Danh sách đối số: là những giá trị truyền vào cho hàm để
thực hiện một công việc nào đó. Đối số của hàm có thể là
hằng số, chuỗi, địa chỉ ô, địa chỉ vùng, những hàm khác
 Ví dụ: Hàm Now(), Int(B3)….
1. Giới thiệu
 Lưu ý:
 Tên hàm không phân biệt chữ hoa hoặc chữ thường,
phải viết đúng theo cú pháp
 Nếu hàm có nhiều đối số thì các đối số phải đặt cách
nhau bởi phân cách(dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy)
 Hàm không có đối số cũng phải có dấu “( )”. Ví dụ:
hàm Now()

 Các hàm có thể lồng nhau nhưng phải đảm bảo cú
pháp của hàm
2. Hàm toán học và lượng giác
 HàmABS
 Cú pháp : =ABS(Number)
 Công dụng : trả về trị tuyệt đối của (Number).
 Ví dụ : ABS(-5) trả về giá trị 5.
 Hàm INT
 Cú pháp : =INT(Number)
 Công dụng : trả về phần nguyên của (Number).
 Ví dụ : INT(5.9) trả về giá trị 5.
16
2. Hàm toán học và lượng giác
 Hàm MOD
 Cú pháp : =MOD(Number,divisor)
 Công dụng: trả về giá trị phần dư của Number chia
cho số bị chia divisor.
 Ví dụ : mod(10,3) trả về giá trị 1.
 Hàm SQRT()
 Cú pháp : =SQRT(Number)
 Công dụng : trả về căn bậc hai của Number.
 Ví dụ : =SQRT(9) trả về giá trị 3.
2. Hàm toán học và lượng giác
 Hàm POWER
 Cú pháp : = POWER(number,power)
 Công dụng : trả về kết quả của lũy thừa number mũ power.
 Ví dụ : =POWER(2,3)  8
 Hàm PRODUCT
 Cú pháp : =PRODUCT(Number1, Number2, Number3…)
 Công dụng : trả về giá trị của phép nhân các số Number1,

Number2,…
 Ví dụ : = PRODUCT (3,2,4) trả về giá trị 24.
2. Hàm toán học và lượng giác
Hàm SUM
 Cú pháp :=SUM(number1,[number2],[number3],…)
 Công dụng :Hàm tính tổng của dãy số
 Ví dụ :=SUM(1,3,4,7)  15 (1+3+4+7= 15)
2. Hàm toán học và lượng giác
 Hàm SUMIF
 Cú pháp: =SUMIF (range,criteria,[sum_range])
 Công dụng: Hàm tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.
• range: Vùng điều kiện
• criteria: Điều kiện tính tổng, có thể là số, chữ
hoặc biểu thức
• sum_range: Vùng tính tổng
 Hàm SUMIF chỉ tính tổng theo 1 điều kiện.
17
2. Hàm toán học và lượng giác

Hàm SUMIF
 Ví dụ:Tính số lượng của sản
phẩm bánh
= Sumif(D2:D5,”bánh”,E2:E5)
D E
1 Sản phẩm Số lượng
2 Kẹo 4
3 Bánh 9
4 Mứt 8
5 Bánh 6
2. Hàm toán học và lượng giác

 Hàm SUMPRODUTC
 Cú pháp: =SUMPRODUTC(array1 , array2…)
 Công dụng: Hàm tính tổng các các tích tương ứng
trên mỗi array.
2. Hàm toán học và lượng giác

Hàm SUMPRODUTC
 Ví dụ:Tính tổng tiền phải trả
= SUMPRODUTC(D2:D4,E2:E4)
D E
1 Đơn giá Số lượng
2 10 4
3 32 9
4 27 8
5 Tổng tiền 544
2. Hàm toán học và lượng giác

Hàm ROUND
 Cú pháp: =ROUND(number, num_digits)
 Công dụng: Hàm làm tròn number với độ chính xác
đến con số num_digits.
• Nếu num_digits > 0 hàm làm tròn phần thập phân,
• Nếu num_digits = 0 hàm lấy phần nguyên,
• Nếu num_digits < 0 hàm làm tròn phần nguyên.
 Ví dụ: =ROUND(123.456789,3)  123.457
18
2. Hàm toán học và lượng giác

Hàm ROUNDUP
 Tương tự hàm Round nhưng làm tròn lên

 Ví dụ: =roundup(9.23,1) = 9.3
 Hàm ROUNDDOWN
 Tương tự hàm Round nhưng làm tròn xuống
 Ví dụ: =rounddown(9.27,1) = 9.2
2. Hàm toán học và lượng giác

Hàm SIN
 Cú pháp =SIN(number)
 Công dụng: Trả về sin của một góc
 Hàm COS
 Cú pháp =COS(number)
 Công dụng: Trả về cos của một góc
Hàm TAN
 Cú pháp =TAN(number)
 Công dụng: Trả về tan của một góc
3. Các hàm logic (logical)
 Hàm AND
 Cú pháp : =AND(logical1, logical2, )
 Công dụng: dùng để liên lết điều kiện để kiểm tra
đồng bộ, trong đó: logical1, logical1, là những
biểu thức logic.
Kết quả của hàm là True (đúng) nếu tất cả các đối
số là True, các trường hợp còn lại cho giá trị False
(sai)
 Ví dụ: =AND(3<6, 4>5) cho giá trị False.
=AND(3>2,5<8) cho giá trị True.
3. Các hàm logic (logical)
 Hàm OR
 Cú pháp: =OR(logical1, logical2, )
 Công dụng: dùng để liên lết điều kiện để kiểm tra

đồng bộ, trong đó: logical1, logical1, là những
biểu thức logic.
Kết quả của hàm là False (sai) nếu tất cả các đối số
là False, các trường hợp còn lại cho giá trị True
(đúng)
 Ví dụ: =OR(3>6, 4>5) cho giá trị False.
=OR(3>2,5<8) cho giá trị True.
19
3. Các hàm logic (logical)
 Hàm NOT()
 Cú pháp: =NOT(logical)
 Công dụng :trả về trị phủ định của biểu thức logic
 Ví dụ: =NOT(3<6) cho giá trị False.
3. Các hàm logic (logical)
Bảng tổng hợp hàm AND, OR, NOT
A B AND(A,B) OR(A,B) NOT(A)
TRUE TRUE TRUE TRUE FALSE
TRUE FALSE FALSE TRUE FALSE
FALSE TRUE FALSE TRUE TRUE
FALSE FALSE FALSE FALSE TRUE
3. Các hàm logic (logical)
 Hàm IF
 Cú pháp: = IF(logical_test,[value_if_true],[value_if_false])
 Công dụng: Trả lại giá trị ghi trong value_if_true(giá trị khi
đúng) nếu logical_test (biểu thức logic) là TRUE
Ngược trả về giá trị ghi trong value_if_false(giá trị khi sai) nếu
logical_test (biểu thức logic) là FALSE
Hàm IF có thể lồng nhau đến 7 cấp.
 Ví dụ: Nếu ô B5 có giá trị >=5 thì ô tại vị trí chèn hàm IF nhận
giá trị Đạt, nếu < 5 thì Hỏng. Gõ công thức cho ô cần tính như

sau: = IF(B5>=5,"Đạt“,"Hỏng")
3. Các hàm logic (logical)
 Hàm FALSE và TRUE:
 Cú pháp: FALSE() và TRUE
 Công dụng: Hàm FALSE() cho giá trị FALSE; Hàm
TRUE() cho giá trị TRUE.
20
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm AVERAGE
 Cú pháp: = AVERAGE(number1, number2, ) hoặc
= AVERAGE(range)
 Công dụng : trả về giá trị trung bình cộng của danh
sách đối số hoặc của vùng.
 Ví dụ: =AVERAGE(7,8,5,4) trả về giá trị 6.
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm MAX
 Cú pháp: = MAX(number1, number2, )
= MAX(range)
 Công dụng : trả về giá trị lớn nhất trong danh sách đối
số hoặc trong vùng.
 Ví dụ: =MAX(4,2,16,0) trả về giá trị 16
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm MIN
 Cú pháp: = MIN(number1, number2, )
= MIN(range)
 Công dụng : trả về giá trị nhỏ nhất trong danh sách
đối số hoặc trong vùng.
 Ví dụ: =MIN(4,2,16,0) trả về giá trị 0
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm COUNT

 Cú pháp: = COUNT(value1, value2…)
= COUNT(range)
 Công dụng :đếm số lượng ô có chứa dữ liệu kiểu số
trong vùng hoặc được liệt kê trong
ngoặc(không đếm ô chuỗi và ô rỗng).
 Ví dụ: = COUNT(2,ab,5,4) trả về giá trị là 3
21
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm COUNTA
 Cú pháp: = COUNTA(value1, value2…)
= COUNTA(range)
 Công dụng :đếm số lượng ô có chứa dữ liệu (không
phân biệt kiểu số hay kiểu chuỗi) trong vùng hoặc
được liệt kê trong ngoặc (không đếm ô rỗng).
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm COUNTBLANK
 Cú pháp: = COUNTBLANK (range)
 Công dụng :đếm số lượng ô rỗng trong vùng
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm COUNTIF
 Cú pháp: = COUNTIF( range,criteria)
 Công dụng :đếm số lượng ô trong vùng range thỏa mãn điều
kiện criteria
 Ví dụ: Cho bảng tính như sau, yêu cầu đếm số mặt hàng có số
lượng >=15
Kết quả sẽ trả về giá trị là 3.
4. Các hàm thống kê (statistical)
 Hàm RANK
 Cú pháp: = RANK(number,ref,order)
 Công dụng :Sắp xếp vị thứ của số number trong vùng

tham chiếu ref, dựa vào cách sắp xếp order
Nếu order =0, hoặc bỏ trống, Excel sẽ sắp xếp theo thứ
tự giảm dần (giá trị lớn nhất sẽ ở vị trí 1)
Nếu order khác 0, Excel sẽ sắp xếp theo thứ tự tăng dần
(giá trị lớn nhỏ sẽ ở vị trí 1)
22
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm LEFT
 Cú pháp: =LEFT(Text,[num_chars])
 Công dụng : trả về một chuỗi con gồm num_chars ký
tự bên trái của text.
 Ví dụ: =LEFT(“VIETHAN”,4) trả về chuỗi “VIET”
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm RIGHT
 Cú pháp: =RIGHT(Text,[num_chars])
 Công dụng : trả về một chuỗi con gồm num_chars ký
tự bên phải của text.
 Ví dụ: =Right(“VIETHAN”,3) trả về chuỗi “HAN”
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm MID
 Cú pháp: =MID(Text,start_num,num_chars)
 Công dụng : trả về num_char ký tự của text bắt đầu từ
vị trí numstart.
 Ví dụ: =MID(“VIETHANIT”,5,3) trả về chuỗi “HAN”
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm UPPER
 Cú pháp : =UPPER(Text)
 Công dụng : trả về chuỗi Text đã được đổi sang dạng
chữ in.
 Ví dụ: =UPPER(“VieTHaN”) trả về chuỗi “VIETHAN”

 Hàm LOWER()
 Cú pháp : =LOWER(Text)
 Công dụng : trả về chuỗi Text đã được đổi sang dạng
chữ thường.
 Ví dụ: =Lower(“VieTHaN”,4) trả về chuỗi “viethan”
23
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm PROPER
 Cú pháp : =PROPER(Text)
 Công dụng : trả về chuỗi Text, trong đó kí tự đầu tiên
mỗi từ đã được đổi sang dạng chữ in.
 Ví dụ: =Proper(“NGUYỄN văn AN”) trả về chuỗi
“Nguyễn Văn An”
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm TRIM
 Cú pháp : =TRIM(Text)
 Công dụng : trả về chuỗi Text, trong đó kí tự trắng ở
đầu và cuối chuỗi đã được cắt bỏ. đồng thời loại bỏ đi
những khoảng trắng thừa giữa các từ (khoảng cách giữ
hai từ nhiều hơn một kí tự trắng)
 Ví dụ: =Trim(“ HỒ CHÍ MINH ”) trả về chuỗi
“HỒ CHÍ MINH”
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm LEN
 Cú pháp : =LEN(Text)
 Công dụng : Trả về độ dài của chuỗi đã cho.
 Ví dụ: =LEN(“HỒ CHÍ MINH”) trả về số 11
5. Các hàm xử lý ký tự (text)
 Hàm VALUE
 Cú pháp : =VALUE(text)

 Công dụng : Chuyển chuỗi text sang dữ liệu kiểu số
 Ví dụ: =value(“2006”) trả về giá trị số 2006.
24
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
 Cú pháp:
=VLOOKUP(lookup_value,table_array,
col_index_num,[range_lookup])
 Trong đó:
• lookup_value là giá trị tìm kiếm, lookup_value có thể là
một giá trị, một tham chiếu hoặc một chuỗi văn bản.
• table_array là bảng chứa thông tin dữ liệu muốn tìm.
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
• col_index_num là thứ tự của cột(từ trái sang) trong
table_array mà hàm Vlookup sẽ nhận về một trong những
giá trị của cột này nếu tìm thấy.
• range_lookup: giá trị logic true(1) hoặc false(0) để xác định
kiểu tìm.
Nếu giá trị này là 0 hoặc bỏ trống dò tìm chính xác
Nếu là 1 dò theo khoảng và danh sách giá trị tìm kiếm phải
được sắp xếp theo chiều tăng dần.
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
 Công dụng:
Hàm này dùng để trả về giá trị cho ô hiện hành dựa vào
“trị dò” và “bảng dò”. Excel đem “trị dò” dò vào cột

đầu tiên trong bảng dò, nếu tìm thấy thì trả về dữ liệu ở
cột tham chiếu trên bảng dò phụ thuộc vào cách dò.
Nếu cách dò =1(true), dò theo khoảng; nếu cách dò =0
(false) dò chính xác.
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
 Lưu ý:
• Bảng dò thường được chọn là địa chỉ tuyệt đối.
• Có thể lồng các hàm khác vào trong hàm Vlookup.
• Lỗi #N/A: dò tìm không có giá trị
• Lỗi #REF: cột tham chiếu không tồn tại trong bảng
dò.
25
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm HLOOKUP
 Cú pháp:
=HLOOKUP(lookup_value,table_array,
row_index_num,[range_lookup])
 Trong đó:
• lookup_value là giá trị tìm kiếm, lookup_value có thể là một
giá trị, một tham chiếu hoặc một chuỗi văn bản.
• table_array là bảng chứa thông tin dữ liệu muốn tìm.
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
• row_index_num là thứ tự của hàng(từ trên xuống
dưới) trong table_array mà hàm Vlookup sẽ nhận
về một trong những giá trị của hàng này nếu tìm

thấy.
• range_lookup: giá trị logic true(1) hoặc false(0) để
xác định kiểu tìm.
Nếu giá trị này là 0 hoặc bỏ trống dò tìm chính xác
Nếu là 1 dò theo khoảng và danh sách giá trị tìm
kiếm phải được sắp xếp theo chiều tăng dần.
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
 Công dụng:
Hàm này dùng để trả về giá trị cho ô hiện hành dựa
vào “trị dò” và “bảng dò”. Excel đem “trị dò” dò
vào hàng đầu tiên trong bảng dò, nếu tìm thấy thì trả
về dữ liệu ở hàng tham chiếu trên bảng dò phụ thuộc
vào cách dò.
Nếu cách dò =1(true), dò theo khoảng;
Nếu cách dò =0 (false) dò chính xác.
6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
(lookup &reference)
 Hàm VLOOKUP
 Lưu ý:
• Bảng dò thường được chọn là địa chỉ tuyệt đối.
• Có thể lồng các hàm khác vào trong hàm
Vlookup.
• Lỗi #N/A: dò tìm không có giá trị
• Lỗi #REF: cột tham chiếu không tồn tại trong
bảng dò.

×