Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt theo bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: LUẬT HÌNH SỰ 2
(Mã học phần: CRL1010 1)
Đề tài:

TỘI SẢN XUẤT HÀNG GIẢ, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ THEO
ĐIỀU 192 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
(SỬA ĐỔI NĂM 2017)

Giảng viên:

TS.NGUYỄN KHẮC HẢI

Khoa:

Luật học
Hà Nội - 2021


MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU.....................................................................................................3
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM “SẢN XUẤT”, “BN BÁN”, “HÀNG GIẢ”..4
1. “Sản xuất” là gì?.........................................................................................4
2. “Bn bán” là gì?........................................................................................4
3. “Hàng giả” là gì?.........................................................................................4
CHƯƠNG II: CẤU THÀNH TỘI PHẠM “TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN


HÀNG GIẢ”........................................................................................................4
1. Mặt khách thể của tội phạm......................................................................4
2. Chủ thể.........................................................................................................5
3. Mặt chủ quan..............................................................................................5
4. Mặt khách quan..........................................................................................5
CHƯƠNG III: HÌNH PHẠT.............................................................................7
1. Đối với cá nhân............................................................................................7
2. Đối với pháp nhân.......................................................................................9
KẾT LUẬN........................................................................................................10
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................11

2


LỜI NĨI ĐẦU
Xã hội phát triển, nhu cần hàng hóa tăng cao là cơ hội, điều kiện để tội phạm
kinh tế phát triển mạnh, trong đó có Tội sản xuất bn bán hàng giả tại Điều
192 Bộ luật Hình sự 2015. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định lần
đầu tiên tại Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 1985, rồi sau đó là Điều 156 Bộ luật
Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Và mới đây nhất được quy định
tại Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015. Về bản chất, Điều 156 Bộ luật Hình sự
năm 1999 và Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội danh này khơng có
gì khác nhau, nhưng về kỹ thuật lập pháp và việc định tội danh thì có những
thay đổi nhất định.
Tìm hiểu về cấu thành tội phạm và hình phạt trong Điều 192 Bộ luật hình sự
2015 “Tội sản xuất, bn bán hàng giả” là vấn đề bài luận này nói đến. Nhờ
nghiên cứu giáo trình, một số tài liệu tham khảo liên quan, tơi đã phân tích được
nội dung của điều luật, chỉ ra mặt khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan và
chủ thể của Điều 192, mức hình phạt đối với cá nhân và pháp nhân phạm tội
này.


3


CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM “SẢN XUẤT”, “BUÔN BÁN”, “HÀNG GIẢ”
1. “Sản xuất” là gì?
Sản xuất là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản
(vốn), đất đai và nguyên liệu để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm tạo ra để
sử dụng hoặc trao đổi trong thương mại.
2. “Bn bán” là gì?
Bn bán là hành vi trao đổi hàng hoá để lấy tiền hoặc các hàng hoá khác,
mua hàng ở nơi giá thấp bán hàng hố nơi có giá trị cao hơn với mục đích kiếm
lời.
3. “Hàng giả” là gì?
Hàng giả là hàng kém chất lượng, không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm
sốt về phẩm chất của xí nghiệp hay tiêu chuẩn an tồn của chính phủ, vi phạm
luật bản quyền giả hiệu chính tơng với mẫu mã giống những thương hiệu có
tiếng rồi bán ra thị trường để gạt người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để lời to.
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Điều 213 Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định rõ về hàng giả.
CHƯƠNG II: CẤU THÀNH TỘI PHẠM “TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ”
1. Mặt khách thể của tội phạm
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể
là trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại
lợi ích và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Đối tượng tác động của tội phạm là hàng giả. Nếu hàng giả là đối tượng của
các tội phạm khác thì người có hành vi sản xuất hoặc bn bán sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng (ví dụ: nếu hàng giả là thuốc
chữa bệnh thì sẽ xử lý về "Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh,

thuốc phịng bệnh"quy định tại Điều 194 Bộ Luật hình sự; nếu là tiền giả thì sẽ
4


bị xử lý về “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” theo quy định tại
Điều 207 Bộ Luật hình sự...)
2. Chủ thể
Trong trường hợp chủ thể là cá nhân, phải là người có năng lực trách nhiệm
hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. (Điều 12 BLHS 2015)
Căn cứ vào khung hình phạt, Khoản 1 của Điều luật là tội phạm nghiêm
trọng, khoản 2, khoản 3 là tội phạm rất nghiêm trọng (khung hình phạt của tội
phạm rất nghiêm trọng là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù 1). Do vậy, người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm thuộc khoản 2,
khoản 3 của Điều luật. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
đầy đủ về tội phạm này, kể cả thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều
luật.
Trong trường hợp chủ thể là pháp nhân, căn cứ Điều 75 BLHS 2015 điều
kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân là: Hành vi phạm tội sản xuất,
buôn bán hàng giả được thực hiện nhân danh pháp nhân; thực hiện vì lợi ích
pháp nhân; thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân.
3. Mặt chủ quan
Cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là do
lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Động cơ tội này là vụ lợi, mục đích là thu lợi bất chính. Động cơ, mục đích
của tội này tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng
việc xác định động cơ, mục đích phạm tội có ý nghĩa quyết định hình phạt.
4. Mặt khách quan
4.1. Hành vi khách quan
Sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế

tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp
ráp, pha trộn, sang chiết, nạp, đóng gói, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch
1

Điều 12 BLHS 2015 và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi BLHS 2017

5


thuật... để làm ra sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hố giống hệt hoặc
tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hố
của cơ sở sản xuất, bn bán khác đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, hoặc
đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Hàng giả được
sản xuất ra chủ yếu bằng phương pháp cơng nghiệp theo một quy trình từ
ngun liệu đến sản phẩm, nếu những loại sản phẩm được làm ra khơng theo
một quy trình từ ngun liệu đến thành phẩm thì khơng được coi là sản xuất
hàng giả mà tuỳ trường hợp người phạm tội làm ra loại sản phẩm đó bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Buôn bán hàng giả là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các hoạt động
chào hàng, bày bán, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận
chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả
vào lưu thơng. Nếu người bn bán khơng biết đó là hàng giả thì khơng cấu
thành tội phạm.
4.2. Hậu quả
Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh
nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm,
hàng hố bị người phạm tội sản xuất hoặc bn bán hàng giả. Việc làm giả
những thương hiệu nổi tiếng sẽ khiến thương hiệu đó mất đi khách hàng, khiến
người dùng hiểu lầm, từ đó quay lưng với thương hiệu và độ uy tín của thương
hiệu cũng sẽ giảm đi vài phần. Nó cũng ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu

Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế khi Việt Nam là một trong những nước xảy
ra nhiều tình trạng hàng giả.
Tội phạm gây tổn hại nhiều đối với người tiêu dùng cả về vật chất và thể
chất. Không chỉ mất tiền khi mua phải hàng giả chất lượng kém mà giá cả
ngang hàng thật còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng, quan trọng hơn là
có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng khi dùng phải đồ giả.
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
buộc.
6


Tội này có cấu thành tội phạm rất đặc biệt, vừa cấu thành tội phạm vật chất
vừa cấu thành tội phạm hình thức. Thời điểm người thực hiện hành vi nêu trên
phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả kể từ thời điểm:
Trường hợp một, người chưa bị xử phạt hành chính, chưa bị kết án hoặc đã bị
kết án nhưng đã được xóa án tích thì thời điểm phạm tội là thời điểm đã làm ra,
đã giao nhận hàng giả trị giá từ 30 triệu trở lên, đã gây thương tích từ 31% trở
lên, đã thu lợi bất chính từ 50 triệu trở lên hoặc đã gây thiệt hại 100 triệu trở lên.
Trường hợp hai, người đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án nhưng chưa
được xóa án tích thì thời điểm phạm tội là thời điểm đã làm ra hàng giả hoặc đã
giao, nhận hàng giả.
4.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi nguy hiểm xảy ra trước khi có
hậu quả; hậu quả liên quan đến vật chất và phi vật chất chắc chắn sẽ xảy ra nếu
khơng có gì ngăn chặn hàng giả được sản xuất và lưu thông; hậu quả nguy hiểm
là do hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây ra chứ không do hành vi nào
khác.
CHƯƠNG III: HÌNH PHẠT
1. Đối với cá nhân
Theo Điều 192 BLHS 2015, tội này được quy định bởi 3 khung hình phạt:

Khung 1: quy định phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người phạm tội trong các
trường hợp quy định tại khoản 1. Hàng giả tương đương với số lượng của hàng
thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu
đồng và chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều 192 hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196
và 200 của Bộ luật Hình sự và chưa bị kết án về một trong các tội này thì bị xử
phạt hành chính.
7


Khung 2: quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người
phạm tội trong các trường hợp: (1) Có tổ chức; (2) Có tính chất chuyên nghiệp;
(3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (4) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; (5)
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính
năng kỹ thuật, cơng dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng; (6) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
(7) Làm chết người là trường hợp nạn nhân chết là do sử dụng hàng giả. Để truy
cứu trách nhiệm hình sự cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa cái chết của
nạn nhân và việc sử dụng hàng giả; (8) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên là trường hợp
01 nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên (căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần); (9) Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% là trường hợp do sử
dụng hàng giả mà 02 nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe với tổng tỷ
lệ tổn thương cơ thể 61% đến dưới 121% (căn cứ vào kết luận giám định pháp y
tâm thần); (10) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới
1.500.000.000 đồng là trường hợp do sử dụng hàng giả đã gây cho người khác
thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; (11)

Buôn bán qua biên giới; (12) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người
phạm tội thuộc một trong các trường hợp: (1) Hàng giả tương đương với số
lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá
500.000.000 đồng trở lên; (2) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; (3)
Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở
lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

8


Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS
2015 và khơng có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng
khơng đáng kể thì có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
(dưới một năm tù và hưởng án treo nếu bị kết tội theo khoản 1; dưới 5 năm tù
nếu bị kết tội theo khoản 2; dưới 7 năm nếu bị kết tội theo khoản 3). Trường
hợp có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS 2015, khơng có tình
tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giám nhẹ khơng đáng kể thì có thể bị
tịa áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt (5 năm tù nếu bị kết tội theo
khoản 1; 10 năm tù nếu bị kết tội theo khoản 2; 15 năm tù nếu bị kết tội theo
khoản 3). Ngồi hình phạt tù, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Đối với pháp nhân
Pháp nhân thương mại vi phạm khoản 1 Điều 192 BLHS 2015 thì bị phạt tiền
từ 1-3 tỉ đồng.
Pháp nhân thương mại phạm tội một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều
192 BLHS 2015 thì bị phạt tiền từ 03 - 06 tỷ đồng, trừ các trường hợp: lợi dụng

chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chứ; tái phạm nguy hiểm.
Pháp nhân phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 192
BLHS 2015 thì bị phạt tiền từ 06 - 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt bổ sung được áp dụng với pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 50200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
và cấm huy động vốn từ 1-3 năm. Nếu pháp nhân thành lập chỉ để bn bán
hàng giả thì có thể bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

9


KẾT LUẬN
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm trật tự của nền sản xuất hàng
hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại lợi ích của người tiêu dùng.
Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 đã được ban hành để áp chế bớt sự lan tràn của
hành vi đó. Hiểu rõ được khái niệm, nội dung điều luật giúp áp dụng pháp luật
vào đời sống dễ dàng hơn. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội do cố ý trực
tiếp, vì mục đích vu lợi của mình mà gây hại đến người khác. Mức án cao nhất
đối với người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu
đồng, phạt tù đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội này thì có thể bị phạt tiền đến 09
tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

10


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự 2015
2.

/>

nhung-van-de-phap-ly.htm
3.

/>
hinh-su/toi-san-xuat--buon-ban-hang-gia/

11



×