Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Sự phát triển của chế định “các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” thể hiện qua quy định của bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.2 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------------------------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: LUẬT HÌNH SỰ 2.
ĐỀ BÀI: 26 – Sự phát triển của chế định “Các tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” thể hiện qua
quy định của Bộ luật Hình sự 2015 ( Sửa đổi, bổ sung
2017) đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay.

Lớp học phần: Luật Hình sự 2 ( CRL 1010 1).
Giảng viên: TS. Nguyễn Khắc Hải.


Hà Nội – 06 / 2021.

MỤC LỤC.
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
B. NỘI DUNG.......................................................................................................4
I. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.....................4
II. Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế qua Bộ luật Hình sự 2015
( Sửa đổi, bổ sung 2017)....................................................................................4
III. Phân tích sự đổi mới, phát triển của chế định các tội phạm xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế ở BLHS 2015 trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa......................................................................................................7
C. KẾT LUẬN......................................................................................................9
DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................................10

2




A. MỞ ĐẦU.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XIII,
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày
càng được hoàn thiện. Từ những thành quả đã đạt được là
minh chứng cho tính đúng đắn của thể chế kinh tế này vì
trên thực tế, đã đưa nước ta thốt khỏi thời kỳ khó khăn về
kinh tế. Thực tế cho thấy, đảng và nhà nước ta đang ngày
càng không ngừng đổi mới, không ngừng chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình lâu dài, nên bên cạnh
những thành quả đạt được, cũng cịn rất nhiều thách thức,
tồn tại. Chính vì vậy, khơng chỉ là việc khắc phục những
hạn chế, mà thực tiễn cịn đặt ra u cầu cần có những cơ
chế pháp lý để công nhận và bảo vệ nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lý do lựa chọn: Xuất phát từ thực tế, chúng ta đang học
tập và làm việc trong xã hội chủ nghĩa, thì việc nghiên cứu,
tìm hiểu thêm về chủ đề này là một điều nên khuyến khích.
Thơng qua đề tài, cá nhân em mong muốn có thêm nhiều
hiểu biết về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và ôn lại các chế
định về Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các lý thuyết, tài liệu, nội
dung điều luật, và một số nội dung có liên quan đến đề tài
được chọn.

3



Phương pháp nghiên cứu: Đọc hiểu, phân tích, chứng
minh, lập luận logic, tổng hợp dựa trên các tài liệu được
tham khảo từ nguồn chính thống và có trích dẫn đầy đủ.

4


B. NỘI DUNG.
I. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản
phẩm của thời kỳ đổi mới, là nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm vai
trị chủ đạo với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền
kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa"
mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội
mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ
thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Đó là nền kinh tế vận hành đồng bộ Theo các quy luật
của kinh tế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ
nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của quốc gia.
Đồng thời cũng phản ánh được sự hiện đại và hội nhập quốc
tế. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.

5



II. Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
qua Bộ luật Hình sự 2015 ( Sửa đổi, bổ sung 2017).
Chế định “Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế” được quy định tại chương XVIII của BLHS 2015, với tổng
số 47 Điều, từ Điều 188 đến Điều 234. Nội dung này được
chia thành 3 mục, tương đương với 3 phân loại tội phạm
trong lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế:
 Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
thương mại.
 Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân
hàng, chứng khốn, bảo hiểm.
 Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Theo đó, có một định nghĩa chung về các tội phạm này như
sau: “ Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại trật tự
quản lý kinh tế của nhà nước đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước, lợi ích hợp
pháp của tổ chức và cá nhân.”1
Khái quát dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
Khách thể: Các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế
xâm quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển
của nền kinh tế. Đó là chế độ quản lý điều hành tồn bộ
nền kinh tế của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
quyền và lợi ích của nhà nước, của các tổ chức kinh tế,

1


chương 8,Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, NXB ĐHQGHN, 2007- trang 329.

6


quyền và lợi ích, tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng…
được thể chế hóa theo quy định của pháp luật.
Mặt khách quan: Hành vi cố ý vi phạm các quy định của
nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với
mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thể hiện có thể là
dạng hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho
từng ngành lĩnh vực nhất định
(Trong đó, dấu hiệu hậu quả thì tuỳ từng trường hợp, mức
độ hậu quả khác nhau. Ở một số trường hợp hậu quả là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.)
Chủ thể: Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ
năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong một số trường
hợp, tội phạm có chủ thể đặc biệt
Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được
thực hiện với lỗi cố ý, với Động cơ mục đích của tội phạm là
mang tính vụ lợi.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi, đã có sự phân định rõ các mức độ để xem xét hành
vi đó là tội phạm hay đồng phạm hay chưa được coi là tội
phạm. Đồng thời, tại các tội cụ thể cũng các khung, mức
hình phạt phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm

trọng. Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng như Tội buôn lậu (Điều 188); Tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là lượng thực, thực phẩm, thuốc
7


chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193 và Điều 194)…,
mức cao nhất của khung hình phạt quy định đến chung
thân, tử hình. Tuy nhiên, một số tội thường nhằm mục đích
vụ lợi nên đối với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng,
để tạo điều kiện và giáo dục họ trở thành người tốt, hình
phạt chính chỉ áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo khơng
giam giữ hoặc tù có thời hạn. Đối với những trường hợp
phạm tội nghiêm trọng, tuỳ theo hậu quả và mức độ thu lợi
bất chính mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình
phạt bổ sung như: Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm cơng việc nhất định…
Thêm vào đó, BLHS 2015 là văn bản đầu tiên trong lịch
sử lập pháp hình sự quy định về trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại. Trong đó, có cả trách nhiệm hình sự
của pháp nhân thương mại trong các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế. Đa số các tội trong chương XVIII đều có quy
định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
phạm tội. Tùy vào mức độ, sẽ bị phạt tiền, đình chỉ hoạt
động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và một số
hình phạt bổ sung khác. Ví dụ cụ thể ở Tội buôn lậu ( Điều
188), Theo quy định tại khoản 6 Điều 188 thì pháp nhân
thương mại bị xử hình sự khi buôn bán qua biên giới hoặc từ
khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật

hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá quý trị
giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa trị
giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa,
8


tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100
triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại
một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196
và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các
tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm. Về hình
phạt: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm
và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại
phạm tội mà hình phạt chính đối với pháp nhân trong tội
này có thể được áp dụng là hình phạt tiền với mức thấp
nhất khơng dưới 300 triệu đồng, cao nhất có thể lên đến 15
tỷ đồng hoặc hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06
tháng đến 03 năm hoặc hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh
viễn. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại cịn có thể bị áp
dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến
300 trăm đồng (nếu hình phạt chính khơng phải là hình
phạt tiền); Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến
03 năm.

9


III. Phân tích sự đổi mới, phát triển của chế định các

tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở BLHS
2015 trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
So với Bộ luật Hình sự 1999, thì Bộ luật Hình sự 2015 đã
có nhiều đổi mới, phù hợp với thực tiễn bối cảnh nền kinh tế
không còn là kinh tế tập trung quan liêu bao cấp mà đã
chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường. Bộ luật Hình sự
2015 đã khắc phục được những bất cập, hạn chế trong việc
kiểm soát tội phạm kinh tế phát sinh trong quá trình vận
hành nền kinh tế mới. Trong đó đã bổ sung nhiều nội dung
mới quan trọng, phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng
chống tội phạm khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đã có
những bước phát triển quan trọng, đã và đang từng bước
hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và đạt được những
thành quả nhất định.
Càng bước vào thời kỳ chuyển dịch sang nền kinh tế
mới, các yêu cầu về đấu tranh phòng, chống tội phạm trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, ngân hàng, thuế,
tài chính, mơi trường cũng ngày càng cao. Bởi lẽ, thực tiễn
có những vấn đề phát sinh chưa từng có trong tiền lệ, thì
cần phải sửa đổi, bổ sung để dễ dàng trong quá trình giải
quyết các vấn đề đó. Chính vì vậy, BLHS 2015 đã bổ sung
thêm 15 tội danh để đáp ứng thực tiễn. Cùng với đó là một
loạt các biện pháp bổ sung, thay thế, tách đối với một số tội
danh, cụ thể:

10


 Bổ sung thêm tội vi phạm quy định về hoạt động

kinh doanh theo phương thức đa cấp ( Điều 217a);
Bổ sung thêm quy định về mở rộng áp dụng hình
thức phạt tiền là hình phạt chính đối với hầu hết các
tội phạm ở chương này ( 33 tội danh); Bổ sung chế
tài, quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại phạm tội như đã kể ở mục trên
( 22 tội danh).
 Có 9 tội danh mới thuộc các lĩnh vực Quản lý cạnh
tranh; Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Kế toán;
Quản lý thuế… ( Quy định tại các điều 217, 218,
219, 220, 221, 222, 223, 224 và 230).
 Tách tội ghép “ Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm” ( Điều 155 BLHS 1999) thành
hai tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và tội tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm; tương tự với tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ( Điều 157 BLHS
1999) thành hai tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm và Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
Trong thực tế, nhiều tội phạm mang tính chất rất tinh vi,
chuyên nghiệp với những thủ đoạn khó lường, việc quy định
cụ thể về các tình tiết định tội, định khung, tăng nặng, giảm
nhẹ… đã giải quyết rất tốt vấn đề phân hóa mức độ tội
phạm và góp phần làm tăng tính nghiêm khắc của hành
lang pháp lý bảo vệ trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
11


Ngoài ra, tuân thủ theo đúng nguyên tắc nhân đạo của Nhà

nước xã hội chủ nghĩa nói chung và xuyên suốt Bộ luật Hình
sự nói riêng, và căn cứ vào mức độ vi phạm, BLHS 2015 đã
bỏ hình phạt tử hình đối với tội sản xuất, bn bán hàng
cấm là lương thực, thực phẩm trong chương XVIII này.

12


C. KẾT LUẬN.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mặc
dù đã đem lại nhiều thành công đột phá cho nền kinh tế
quốc dân. Nhưng song song với đó là các vấn đề tồn tại về
tội phạm kinh tế khơng ngừng tìm các lỗ hổng để lách luật
nhằm tư lợi, phạm tội. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cần có
một hành lang pháp lý để bảo vệ, đảm bảo cho sự vận hành
của hệ thống chuyển dịch kinh tế quốc gia.
Trong khi bộ luật cũ cho thấy nhiều hạn chế, tồn tại,
khơng phù hợp với hồn cảnh thực tiễn, Bộ luật Hình sự
2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) đã khắc phục, hoàn thiện
những tồn tại của bộ luật cũ không chỉ là riêng chế định
“Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” mà còn là
sự đổi mới về nội dung bao quát xuyên suốt toàn Bộ luật.
Chế định “Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế” của Bộ luật Hình sự 2015 có những nội dung đổi mới,
phù hợp, mamg tính đột phá trên cơ sở đổi mới về tư duy và
cách làm luật trong chặng đường pháp luật Hình sự Việt
Nam. Đây sẽ là tiền đề cho sự đổi mới, sửa đổi luật về sau.

13



DANH MỤC THAM KHẢO.
Trong bài viết có sử dụng các Điều luật thuộc Chương XVIII,
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB Lao
động, xuất bản năm 2019.
(1) trích chương 8,Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Phần
các tội phạm, NXB ĐHQGHN, 2007- trang 329.

14



×