Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Đề tài phân tích văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của tập đoàn vingroup và ông phạm nhật vượng nhà sáng lập tập đoàn vingroup

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 36 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ
¯

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: VĂN HĨA DOANH NGHIỆP VÀ
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ĐỀ TÀI: Phân tích văn hóa doanh nghiệp và
đạo đức kinh doanh của tập đoàn Vingroup và ơng Phạm Nhật
Vượng – nhà sáng lập tập đồn Vingroup

i

2

0


MỤC LỤ

A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU.............................................2
5.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................2


6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI...............................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP.........................................................................................4
1.1. Đạo đức kinh doanh....................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về đạo đức...........................................................................4
1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.............................................................4
1.1.3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh........................4
1.1.4. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh....................................................5
1.2. Văn hóa doanh nghiệp................................................................................5
1.2.1. Khái niệm văn hóa................................................................................5
1.2.2. Văn hóa kinh doanh..............................................................................6
1.3. Trách nhiệm xã hội của của doanh nghiệp..................................................6
1.3.1. Khái niệm............................................................................................. 6
1.3.2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội...................................................7
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
VĂN HĨA DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐỒN VINGROUP..........................10
2.1. Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập Vingroup........................10
2.2. Tổng quan về tập đồn Vingroup..............................................................10
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................11
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động............................................................................. 12
i

2

0


2.2.3. Thành tựu............................................................................................ 13
2.3. Thực trạng về đạo đức kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp của tập

đồn Vingroup.................................................................................................. 14
2.3.1. Xây dựng đạo đức kinh doanh của Vingroup......................................14
2.3.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Vingroup..................................19
2.4. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân..........................................................24
2.4.1. Ưu điểm.............................................................................................. 24
2.4.2. Nhược điểm........................................................................................ 25
2.4.3. Nguyên nhân.......................................................................................26
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VÀ RÚT RA BÀI HỌC.....28
3.1. Kiến nghị, giải pháp.................................................................................. 28
3.2. Bài học rút ra............................................................................................ 28
C. PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 30

ii

2

0


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hình
Hình 2.1
Hình 2.2

Tên hình
Ơng Phạm Nhật Vượng
Lĩnh vực hoạt động của

Số trang

10
12

Nguồn
internet
brands.vn

Hình 2.3

Vingroup
Vinpearl nhận giải thưởng

15

baotainguyenmoitruong.v

Mơi trường quốc gia duy
Hình 2.4

n

nhất của ngành Du lịch
Quỹ thiện tâm Vingroup tặng

18

cand.com

19


qdnd.vn

140.000 chiếc khẩu trang cho
Hình 2.5

người dân 7 tỉnh biên giới
Tập đoàn Vingroup trao tặng
Bộ Y tế 4 triệu liều vaccine

Hình 2.6

phịng Covid-19
Ơng Phạm Nhật Vượng và 6

19

internet

Hình 2.7

giá trị cốt lõi của Vingroup
Logo của Tập đồn Vingroup

20

Vingroup.net

Hình 2.8

Slogan của Tập đoàn


20

nhanh.vn

Vingroup

iii

2

0


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng trong bất
kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh
doanh. Để trở thành doanh nghiệp mà người dân ln nhớ đến thì đạo đưc kinh
doanh và văn hóa doanh nghiệp là một bộ phạn khơng thể thiếu mà các doanh
nghiệp cần phải xây dựng riêng cho mình. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp đã và đang trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh hoạt động
của doanh nghiệp từ tổ chức quản lý hoạt dộng kinh doanh các quan hệ trong và
ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái phong cách của người lãnh đạo và cách ứng
xử giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp phải
hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách thức xây dựng đạo đưc kinh doanh là vô cùng
quan trọng.
Trước đây, các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng
cao chất lượng hàng hóa nhằm cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương
trường. Không những vậy, hiện nay các doanh nghiệp còn chú ý tới việc củng cố

hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng đạo đức
kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Đây là một giải pháp đang được đi vào triển
khai áp dụng và có những bước đầu khả quan. Các doanh nghiệp muốn khẳng định
được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện
tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – giá trị tiên phong cần thúc đẩy và duy trì.
Đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp đi kèm với trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm”
đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, một trong những doanh nghiệp
điển hình thực hiện chiến lược trên đã thành cơng trên thế giới đó là tập đồn
Vingroup – ngơi sao sáng của nền kinh tế nước nhà. Ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn
khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ
việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích
1

2

0


người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần
lòng tin vào các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu
sắc hơn về lợi ích thực hiện kinh doanh dựa trên chuẩn mực xã hội góp phần nâng
cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là
biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó.
Nhận được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp,
chúng tơi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh
doanh của tập đồn Vingroup và ơng Phạm Nhật Vượng – nhà sáng lập tập đoàn
Vingroup.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh

nghiệp.
- Phân tích đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đồn
Vingroup và ơng Phạm Nhật Vượng nhà sáng lập tập đoàn Vingroup.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh
doanh đối với tập đoàn Vingroup.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập đồn Vingroup và chủ tịch tập đồn, ơng Phạm
Nhật Vượng.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp từ báo, tạp chí, internet và
trên website của tập đồn Vingroup.
- Phương pháp tổng hợp – Phân tích: Từ những dữ liệu thu được, tiến hành
tổng hợp, phân tích, làm rõ vấn đề.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội đã và đang
trở thành một nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của
2

2

0


doanh nghiệp từ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, phong cách của người lãnh
đạo và cách ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Tiểu luận nhằm phân
tích đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của tập đồn Vingroup và ơng
Phạm Nhật Vượng – nhà sáng lập tập đồn Vingroup, từ đó và đưa ra các biệc pháp
hiệu quả hơn nhằm áp dụng để xây dựng tập đoàn ngày càng vững mạnh, thịnh
vượng, vươn xa vươn cao hơn nữa như mong ước của Ông Phạm Nhật Vượng.

6. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của
tập đoàn Vingroup.
Chương 3: Đề xuất giải pháp, kiến nghị và rút ra bài học.

3

2

0


B. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
1.1. Đạo đức kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về đạo đức
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) – bản thân mình cư xử và gốc
từ Hy lạp Ethigos (đạo lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. Ở
Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa
là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác,
với xã hội.
Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất
tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết
lý về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên
cùng một nghề nghiệp. (Nguồn: Từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).

1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo dức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hàn vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là đọa đức được vân dụng trong hoạt động kinh doanh.
Giáo sư Lewis (1985) đã đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là tất cả
những quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng
xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất
định”. Từ định nghĩa trên có thể thấy, cách hiểu về khái niệm đạo đức kinh doanh
trên cốt lõi cơ bản lúc đầu là hướng về tính nhân văn trong kinh doanh thì về sau, nó
cịn trở thành chính phương thức kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
4

2

0


Hoạt động kinh doanh và lợi ích kinh tế ln đồng hành cùng với nhau. Để
đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn
mực về:
- Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối để kiếm tiền. Phải biết
giữ chữ tín trong kinh doanh, trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước,
không làm ăn phi pháp như trốn thuế, sản xuất và buôn bán hàng quốc cấm, thực
hiện những dịch vụ có hại đến thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với
bạn hàng giao dịch, đàm phán, ký kết, không làm hàng giả, quảng cáo sai sự thật, vi
phạm bản quyền và luật sở hữu trí tuệ, trung thực với bản thân, không tham ô, hối
lộ, ...
- Tôn trọng con người: Với những người cộng sự và nhân viên dưới quyền:
tôn trọng phẩm giá, hạnh phúc, tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng

mức, tôn trọng quyền hạn hợp pháp của họ. Đối với khách hàng: tơn trọng nhu cầu,
sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh: tơn trọng lợi ích của đối
thủ, cạnh tranh lành mạnh.
- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Ln gắn lợi ích của doanh nghiệp với
lợi ích của xã hội. Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội,
thúc đẩy xã hội phát triển.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
1.1.4. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay.
Các doanh nhân ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền
thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như: sự phân biệt thiện và ác, lương tâm,
nghĩa vụ, nhân đạo ...
Một doanh nghiệp thịnh vượng khi được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo vừa có
tầm vừa có tâm. Vì vậy ngồi tích lũy, đầu tư cho bản thân những kiến thức kinh
doanh, các doanh nhân còn cần tiếp thu những chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng
vào kinh doanh như: tính trung thực, tính tập thể, ...

5

2

0


Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định
hướng trong các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển
kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm văn hóa
Theo GS. Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là mơ Ÿt hê Ÿ thống hữu cơ các giá trị vâ Ÿt

chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt đơ Ÿ ng thực
ti n, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hơ Ÿ i của
mình”.
Cịn các học giả Mỹ thì lại cho rằng: “Văn hóa là tấm gương nhiều mặt phản
chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc”. Và còn rất nhiều các định
ngĩa khác về văn hóa.
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một khái niệm chung nhất về văn hóa là:
“Văn hóa là những khn mẫu ứng xử chung cho con người và nó do con người
sáng tạo ra trong hoạt động thực ti n hoặc đã có từ trước và nay họ tiếp thu và phát
triển hơn”.
1.2.2. Văn hóa kinh doanh
1.2.2.1. Văn hóa doanh nhân
Văn hóa doanh nhân là hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là phản ánh văn hóa của người lãnh đạo doanh
nghiệp. Doanh nhân là người tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tính
sáng tạo, là người góp phần mang đến khơng gian tự do, bầu khơng khí ấm cúng
trong doanh nghiệp. Doanh nhân có khả năng thay đổi hẳn văn hóa của doanh
nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanh
nghiệp.
1.2.2.2. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người
trong doanh nghiệp cùng cơng nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen,

6

2

0



giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là một phần quyết
định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Theo Nguy n Mạnh Quân (2012), văn hóa doanh nghiệp bao gồm một hệ
thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức, có ảnh hưởng phạm
vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành viên.
1.3. Trách nhiệm xã hội của của doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay
CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an tồn lao động, quyền lợi lao
động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, …
theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Các
doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một
chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử COC. Trách nhiệm xã hội
là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã
hội là tăng tối đa các tác dụng tích cực và tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã
hội.
1.3.2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
- Khía cạnh kinh tế:
Trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch
vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm
thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung
ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ,
phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như
thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các cơng việc đó, các doanh
nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.

7


2

0


Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn
việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển
nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng mơi trường lao động an
tồn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu
dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách
nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản
phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh
tranh.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho
các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh
đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.
- Khía cạnh pháp lý:
Khía cạnh pháp lý của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy
đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều
luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi
trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại
những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình
sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng
(3) Bảo vệ mơi trường
(4) An tồn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các

hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực
hiện trách nhiệm pháp lý của mình.
- Khía cạnh đạo đức:
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy
8

2

0


định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Liên quan tới
những gì các cơng ty quyết định là đúng, vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc
nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng
đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng khơng được viết
thành luật. Nó thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức
được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công
bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành
động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
- Khía cạnh nhân văn:
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng
đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng
đồng là các hình thức của lịng bác ái và tinh thần tự nguyện của cơng ty đó.Những
đóng góp có thể trên bốn phương diện:
(1) Nâng cao chất lượng cuộc sống;
(2) San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ;
(3) Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên;
(4) Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.

Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực
cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân
ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề
về chất lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp
đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội.

9

2

0


2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HĨA
DOANH NGHIỆP CỦA TẬP ĐỒN VINGROUP
2.1. Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập Vingroup

Hình 2.1. Ơng Phạm Nhật Vượng (Nguồn: internet)
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đồn Vingroup. Ơng sang du
học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.
Khời nghiệp từ 10.000 USD, ông mở nhà hàng rồi bắt đầu làm mỳ gói thương hiệu
Mivina từ năm 1995. Đến năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về Việt Nam.
Tháng 4/2020, tổng tài sản của ông lên tới 5,6 tỷ USD, xếp hạng 286 trên Tạp
chí Forbes về xếp hạng tỷ phú thế giới. Ơng là một tấm gương khởi nghiệp từ bàn
tay trắng, làm được những điều mà khơng ai tin rằng ơng có thể làm được.

10

2


0


Tập đồn Vingroup do ơng lập ra là Tập đồn đa ngành nổi tiếng nhất Việt
Nam với nhiều thương hiệu sản phẩm như: ô tô, điện thoại, siêu thị bán lẻ, y tế, giáo
dục…trải dài khắp cả nước từ bắc đến nam.
2.2. Tổng quan về tập đồn Vingroup
Tên: TẬP ĐỒN VINGROUP - CÔNG TY CP.
Tên quốc tế: VINGROUP JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: Vingroup.
Website: vingroup.net
Khẩu hiệu: Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp.
Người đại diện theo pháp luâ Ÿt: Ông Phạm Nhâ Ÿt Vượng.
Địa chỉ: Số 7 Đường Bằng Lăng 1, khu Đô thị Sinh thái Vincom Village,
Phường Việt Hưng, Quâ Ÿn Long Biên, Hà Nội.
- Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành tập đồn Cơng nghệ Cơng nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực.”
- Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.”
- Giá trị cốt lõi: “TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”.
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại
Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào
lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl
và Vincom. Tháng 01/2012, công ty CP Vincom và Cơng ty CP Vinpearl sáp nhập,
chính thức hoạt động dưới mơ hình Tập đồn với tên gọi Tập đồn Vingroup –
Cơng ty CP.
Ba nhóm hoạt động trọng tâm của Tập đồn bao gồm: Cơng nghệ - Cơng
nghiệp; Thương mại Dịch vụ; Thiện nguyện Xã hội.
Các mốc phát triển của Tập đồn Vingroup:
- Năm 2012: Sáp nhập Cơng ty CP Vinpearl, nâng tổng số vốn điều lệ lên gần
5.500 tỷ đồng và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup. Khánh


11

2

0


thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Khai trương TTTM Vincom Center A
TP.HCM.
- Năm 2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương
hiệu Vinschool. Hợp tác đầu tư với Warburg Pincus – Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới,
thu hút 200 triệu USD vào Công ty cổ phần Vincom Retail - Công ty thành viên của
Vingroup. Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City.
Ra mắt thương hiệu VinKC - Hệ thống trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức
khỏe dành riêng cho trẻ em. Ra mắt thương hiệu Vinhomes, phát triển dòng sản
phẩm bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang.
- Năm 2017: Khởi động xây dựng tổ hợp sản xuất ô tô – xe máy điện VinFast.
Vincom Retail tiếp tục khai trương 8 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Plaza
và Vincom+ tại 7 tỉnh, thành phố.
- 2019: Ra mắt Đại đô thị thứ ba Vinhomes Grand Park tại HCM với quy mô
271ha. Sáp nhập Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và
Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco vào Công ty cổ
phần Hàng tiêu dùng Masan.
- 2020: Vingroup ra mắt ứng dụng vinshop – mơ hình bán lẻ B2B2C lần đầu
tiên tại Việt Nam.
- 2021: Vingroup hợp tác với google cloud (Mỹ) về chuyển đổi số tồn diện.
Cơng ty VinBus – hoạt động theo mơ hình phi lợi nhuận – chính thức đưa vào hoạt
động những tuyến xe buýt đầu tiên tại Hà Nội.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động


12

2

0


Hình 2.2. Lĩnh vực hoạt động của Vingroup (Nguồn: brands.vn)
Vingroup là Tập đồn đa ngành, đa lĩnh vực, ln dẫn đầu và tiên phong dẫn
dắt xu hướng. Lĩnh vực hoạt động của Vingroup gồm:
- Thương mại dịch vụ:
+ Bất động sản: Vinhomes (thương hiệu bất động sản Việt Nam, hoạt động
trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng và vận hành bất động sản), VinCity (chuỗi
thương hiệu dự án căn hộ chung cư, nhà ở giá rẻ của VinGroup), Vincom Retail
(công ty sở hữu, quản lý và vận hành các trung tâm thương mại quy mô lớn bậc nhất
Việt Nam).
+ Du lịch – Vui chơi giải trí: Vinpearl (thương hiệu nghỉ dưỡng giải trí của
Vingroup), Vinpearl Land (khu du lịch nghỉ dưỡng sang trọng ở Nha Trang),
Vinpearl Golf (đơn vị tiên phong trong phát triển những sân golf đẳng cấp ở các
điểm đến xinh đẹp của Việt Nam), VinTaTa (hãng phim hoạt hình do Tập đồn
Vingroup thành lập năm 2016).
+ Bán lẻ: VinMart và VinMart+ (hệ thống siêu thị bán lẻ), VinPro (ᴄhuỗi ᴄửa
hàng điện máу, nhưng đã bị giải thể), Adayroi (trang thương mại điện tử), VinID
(thẻ tích điểm/ thẻ thành viên/ thẻ khách hàng thân thiết của Vingroup).

13

2


0


+ Y tế: Vinmec (hệ thống Y tế hàn lâm do Vingroup đầu tư phát triển), VinFa
(hệ thống nhà thuốc của VinGroup, chuyên bán thuốc và thực phẩm chức năng, sản
phẩm chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ).
+ Giáo dục: Vinschool (hệ thống giáo dục khơng vì lợi nhuận, liên cấp từ bậc
mầm non đến Trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển),
VinUni (trường đại học tư thục).
+ Nông nghiệp: VinEco (Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông
nghiệp).
- Công nghiệp:
+ VinFast (Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô - xe máy với sự hậu thuẫn
của Vingroup).
+ VinSmart (Công ty Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart, kiến tạo ra những sản
phẩm điện tử và cơng nghệ thơng minh chất lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và
kết nối với các thiết bị trên nền tảng IoT).
- Công nghệ:
+ VinTech (Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ VinTeam, tạo ra các ứng dụng
trading sáng tạo thông qua công ty phần mềm).
2.2.3. Thành tựu
Từ 2008 tới 2013, Tập đoàn Vingroup 5 lần nhận được giải thưởng “Sao vàng
đất Việt”; 4 lần nhận giải thưởng “Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất
sắc” dành cho thương hiệu Vincom; 04 lần nhận Giải thưởng “Top ten khách sạn 5
sao” dành cho thương hiệu Vinpearl.
Năm 2012, Tập đoàn Vingroup nhận các giải thưởng quốc tế: “Giao dịch thị
trường vốn tốt nhất Việt Nam 2012 – Vietnam Capital Markets Deal” do tờ báo tài
chính International Financing Review bình chọn (tháng 12/2012); “Chủ đầu tư tốt
nhất – Best Developer” và “Dự án biệt thự tốt nhất – Best Villa Development” tại
L trao giải “Bất động sản khu vực Đông Nam Á 2012” ở Singapore (tháng

11/2012); Giải “Nhà đầu tư bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012 – Best Retail
Developer Award” do Tạp chí Euromoney bình chọn (tháng 9/2012).
14

2

0


Đầu năm 2013, Tập đoàn Vingroup nhận các giải: Top 10 thương hiệu mạnh
Việt Nam (3/2013); Giải thưởng kép về “Kiến trúc năng lượng hiệu quả” cho
Vinpearl Resort Nha Trang, Vincom Center Đồng Khởi (ngày 28/3/2013).
2.3. Thực trạng về đạo đức kinh doanh và văn hóa của doanh nghiệp của tập
đoàn Vingroup
2.3.1. Xây dựng đạo đức kinh doanh của Vingroup
2.3.1.1. Phát triển nhân sự bền vững
Tập đồn Vingroup ln chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bền vững để trở
thành một Tập đoàn đa ngành lớn nhất châu Á. Người lao động là yếu tố phát triển
của doanh nghiệp, việc phát triển nhân sự bền vững giúp đề cao giá trị của việc tạo
trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự của Vingroup hiện nay có đến hàng trăm ngàn cán bộ nhân
viên có bằng cấp và trình độ học thức cao. Vì vậy, Vingroup cố gắng xây dựng môi
trường làm việc tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của nhân sự trong việc hồn thành
cơng việc.
Ngồi việc xây dựng mơi trường làm việc tốt, Vingroup cịn đưa ra những
chính sách, phúc lợi để chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động, ví dụ như xây dựng khu thể thao đa năng cho cán bộ nhân viên hay thành lập
Quỹ hỗ trợ cán bộ nhân viên gặp khó khăn. Thêm việc những chính sách về lương,
thưởng, bảo hiểm, … cũng thường xuyên được điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu
cầu của người lao động.

Năm 2018, Vingroup được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong
các lĩnh vực: Bất động sản; Bán lẻ; Ẩm thực nghỉ dưỡng; Chăm sóc sức khoẻ.
2.3.1.2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

15

2

0


Hình 2.3. Vinpearl nhận giải thưởng Mơi trường quốc gia duy nhất của ngành
Du lịch (Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn)
Biết và hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nên những cơng
trình của Vingroup như trung tâm thương mại, khu du lịch, mua sắm, khu vui chơi,
… đều là những khu du lịch xanh, khu đơ thị sinh thái, tịa nhà tiết kiệm năng
lượng. Một số dự án môi trường của Vingroup:
- Đơ thị xanh: Mơ hình khu đơ thị sinh thái với nhiều dự án lớn như:
Vinhomes Reverside, khu đô thị sinh thái ven sông Vinhomes Golden River, sẽ trở
thành khu đô thị sinh thái hàng đầu Việt Nam, trở thành một lá phổi xanh của thành
phố.
- "3 XANH”: Nghĩa là VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp
xanh. Dự án này triển khai một loạt các giải pháp cải tiến giúp bảo vệ môi trường
như: Tặng 1.000 đồng cho khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần của mình;
Tồn bộ túi siêu thị là túi tự hủy sinh học đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam; Khay xốp dùng để đựng sản phẩm tươi sống sẽ được thay thế
từng bước bằng khay bã mía với màng bọc thực phẩm tự huỷ sinh học; VinMart và
VinMart+ trở thành địa điểm thu hồi pin đã qua sử dụng, pin thu gom được sẽ

16


2

0


chuyển đến công ty xử lý rác thải độc hại để xử lý theo đúng quy định của pháp
luật….
- Vì một Vinpearl xanh: Tháng 12/2020, Vinpearl đã trở thành thương hiệu
dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí duy nhất vinh dự nhận Giải thưởng Môi trường Việt
Nam 2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng. Ưu tiên dùng chiến lược
“phủ xanh ngành du lịch”, 45 cơ sở Vinpearl đều được xây dựng bài bản đi kèm với
các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng: hồ chứa nước mưa phục vụ cho
công tác tưới tiêu, hệ thống xử lý nước thải khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế, thay
thế toàn bộ vật dụng nhựa cũ bằng các sản phẩm có chức năng tương tự dùng chất
liệu thân thiện với mơi trường như bã mía, tre, gỗ, …
Mọi dự án của Vingroup đều quan tâm đến lợi ích của mơi trường, ưu tiên cho
những sản phẩm, những cơng trình mang tính chất bảo vệ mơi trường.
2.3.1.3. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ, lợi ích
của khách hàng
Trong đạo đức kinh doanh, ông Phạm Nhật Vượng cho rằng: "Chấp nhận thiệt
hại về mình để khơng gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm".
Trong sứ mệnh của Vingroup “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”.
Tôn chỉ và hành động của Vingroup cũng vậy “Tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức độ cao nhất”. Vấn đề
phục vụ, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu bằng
những hành động như: phân tích, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng; đầu tư, thiết
kế, xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng; xây dựng hệ
thống ứng xử với khách hàng cho nhân viên; tạo ra nhiều dịch vụ ưu đãi, chăm sóc,
đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Sự thành công trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của Vingroup trogn
việc gắn lợi ích doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ, lợi ích khách hàng thể hiện
qua những giải thưởng lớn mà Vingroup nhận được như:

17

2

0


Giải thưởng "Top 10 Doanh nghiệp Thương mại Dịch vụ xuất sắc" dành cho
thương hiệu Vincom; Giải thưởng "Top ten khách sạn 5 sao" dành cho thương hiệu,

2.3.1.4. Trách nhiệm xã hội
Vingroup với cộng đồng: “Tập đoàn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên khát
vọng tiên phong với niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống nhân văn
của người Việt. Văn hóa này khơng chỉ thể hiện trong chính sách phúc lợi dành cho
người lao động, mà cịn trong các hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng
xã hội.”
- Quỹ từ thiện “Quỹ Thiện Tâm”: Ra đời tháng 10 năm 2006, là một tổ chức
phi lợi nhuận thuộc Tập đoàn Vingroup, hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
Từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã triển khai, hoàn thành nhiều dự án như: phụng
dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng; giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học; cứu trợ đồng bào
bị thiên tai, bão lũ; …chi phí duy trì hoạt động đều do Vingroup và các nhà hảo tâm,
nhà lãnh đạo, cán bộ nhân viên của cơng ty đóng góp xây dựng. Hiện nay Quỹ đã có
mặt trên nhiều địa bàn cả nước. Giai đoạn 2006 – 2020, quỹ đã chi thiện nguyện số
tiền 10.210 tỷ đồng tới cộng đồng, được Forbes vinh danh trong danh sách “Anh
hùng thiện nguyện châu Á”. Ngay cả trong những năm cả nước chống dịch Covid
-19 vừa qua, Quỹ đã chi 55 triệu USD để sử dụng vào hoạt động cứu trợ, phòng

chống bệnh dịch.

18

2

0


Hình 2.4. Quỹ thiện tâm Vingroup tặng 140.000 chiếc khẩu trang cho người dân
7 tỉnh biên giới (Nguồn: cand.com)
- Bệnh viện, trường học, vận tải hành khách hoạt động theo mơ hình phi lợi
nhuận: Tháng 9/2016, Vingroup cơng bố chuyển đổi hệ thống y tế Vinmec và hệ
thống giáo dục Vinschool sang mơ hình phi lợi nhuận. Tháng 3/2018, Tập đồn
chính thức thành lập thương hiệu Đại học VinUni - trường tư phi lợi nhuận có sứ
mệnh đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa, có trình độ, kỹ năng, có vốn sống và khát
vọng cống hiến. Tháng 5/2019, Vinroup công bố thành lập Công ty TNHH Dịch vụ
vận tải VinBus vận hành theo mơ hình phi lợi nhuận nhằm góp phần xây dựng hệ
thống giao thông công cộng, hiện đại, văn minh, giảm nguy cơ ơ nhi m khơng khí,
tiếng ồn.
- Những đóng góp trong những năm đại dịch CoVid – 19: Đi tiên phong
trong việc tài trợ hoạt động phịng chống đại dịch, Tập đồn Vingroup đã tài trợ cho
Việt Nam những thiết bị y tế, vacxin, máy thở, tri ân bác sĩ chống dịch đầu phòng
tuyến,… với trị giá hơn 2000 tỷ đồng, số tiền đó được đóng góp ngay từ những
ngày đầu chống dịch của Việt Nam.

19

2


0


Hình 2.5. Tập đồn Vingroup trao tặng Bộ Y tế 4 triệu liều vaccine phòng Covid19 (Nguồn: qdnd.vn)
2.3.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Vingroup

Hình 2.6. Ơng Phạm Nhật Vượng và 6 giá trị cốt lõi của Vingroup
(Nguồn: internet)
“Với tinh thần thượng tơn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là văn
hóa của sự chun nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi " TÍN - TÂM - TRÍ - TỐC -

20

2

0


TINH - NHÂN".” – Trích một câu về văn hóa doanh nghiệp trên trang chủ của
Vingroup.
2.3.2.1. Bề nổi của văn hóa Vingroup
Là những sản phẩm mà Vingroup tạo ra để hướng tới tầm nhìn trực quan cho
khách hàng.
- Logo:

Hình 2.7. Logo của Tập đồn Vingroup
(Nguồn: Vingroup.net)
Logo với hình ảnh cánh chim như khát vọng vươn cánh, giải phóng khát vọng
đưa thương hiệu của mình nổi tiếng tồn thế giới, khơng ngừng vươn cao, vươn xa
như sự phát triển vượt bậc của Tập đồn Vingroup hiện nay. Thêm vào đó là hình

ảnh ngơi sao năm cánh trên nền màu đỏ, trơng như hình lá cờ tổ quốc Việt Nam,
mang ý nghĩa đưa tinh hoa của Việt Nam lan tỏa khắp mọi miền thế giới.
- Slogan:

Hình 2.8. Slogan của Tập đồn Vingroup
(Nguồn: nhanh.vn)

21

2

0


×