Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại sở giao dịch ngân hàng tmcp nam á , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------***---------

ĐỖ BẢO TỒN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀ NG
TMCP NAM Á
Chuyên ngành: Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Huy Hồng

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

123doc


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Huy Hồng – Phó giáo sư,
Tiến sĩ, Trưởng khoa Ngân Hàng trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM – Người đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành
luận văn này.
Tơi cũng muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới q thầy cơ, bạn bè
và đồng nghiệp đã truyền đạt kiến thức, động viên, cung cấp thơng tin hỗ trợ tơi để


hồn thành tốt nhất luận văn này.
Luận văn viết về một đề tài khá nóng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp q báu của các thầy cơ và các bạn.

Tp.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2011
Người thực hiện đề tài

Đỗ Bảo Toàn

123doc


ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI .......................... 3 
VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI ................................................................................... 3 
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ............................................3 
1.1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối ............................................................3 
1.1.2. Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối ..................................................3 
1.1.2.1 Chính phủ ............................................................................................3 
1.1.2.2 Các ngân hàng .....................................................................................3 
1.1.2.3 Các nhà môi giới .................................................................................4 
1.1.2.4 Các định chế tài chính và các cơng ty .................................................4 
1.1.2.5 Khách hàng lẻ......................................................................................5 
1.1.3. Đặc điểm của thị trường ngoại hối ............................................................5 
1.1.3.1 Thị trường ngoại hối là thị trường tồn cầu, hoạt động khơng ngừng,
các giao dịch diễn ra 24/24 giờ .......................................................................5 
1.1.3.2 Tính tập trung của thị trường ngoại hối ..............................................6 
1.1.3.3 Là thị trường nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị ..................7 

1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối ................................7 
1.1.4.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot) ................................................................7 
1.1.4.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn (Forward) .................................................8 
1.1.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap) ................................................10 
1.1.4.4 Nghiệp vụ hối đoái giao sau (Future)................................................12 
1.1.4.5 Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (Option) ...........................13 
1.1.4.6 Nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage) ...........................................16 
1.1.5. Vai trò của thị trường ngoại hối ..............................................................17 

123doc


iii
1.1.5.1 Phục vụ thương mại quốc tế..............................................................17 
1.1.5.2 Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân
hàng kiểm soát nguồn vốn khả dụng. ............................................................17 
1.1.5.3 Cung cấp cơng cụ phịng tránh rủi ro tỷ giá. .....................................17 
1.1.5.4 Xác định giá trị đối ngoại của tiền tệ một cách khách quan .............17 
1.1.5.5 Nơi Ngân hàng Nhà Nước can thiệp vào tỷ giá ................................17 
1.2 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI18 
1.2.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái ..........................................................................18 
1.2.2. Rủi ro thanh toán .....................................................................................19 
1.2.3. Rủi ro tín dụng ........................................................................................19 
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................20 
1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NAM Á...................................22 
1.4.1. Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh tốn ......................22 
1.4.2. Xây dựng uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối .......23 

1.4.3. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ..................26 
1.4.4. Mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý ......................................................26 
1.4.5. Mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các ngân hàng nước
ngoài. .................................................................................................................27 
1.4.6. Phát triển marketing ngân hàng ..............................................................28 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 29 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á ......................................................... 30 

123doc


iv
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á..............................................................................30 
2.1.1. Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch ngân hàng
Nam Á ...............................................................................................................30 
2.1.2. Tổ chức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ ....................30 
2.1.2.1 Tổ điều hòa và kinh doanh vốn .........................................................31 
2.1.2.2. Tổ kinh doanh ngoại hối ..................................................................32 
2.1.2.3 Tổ quản lý tổng hợp ..........................................................................33 
2.1.3 Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch
Ngân hàng Nam Á .............................................................................................34 
2.1.3.1 Ngun tắc tính tốn .........................................................................34 
2.1.3.2 Thực tiễn tính tốn thuế giá trị gia tăng và lãi / lỗ từ hoạt động kinh
doanh ngoại tệ ...............................................................................................34 
2.3.4.1 Tổng DS mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 quy USD ...........36 
2.1.4.2 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy VND .39 
2.1.4.3 Phân tích cơ cấu doanh số mua – bán ngoại tệ năm 2011. ...............42 
2.1.4.4 Phân tích doanh số mua - bán ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ tiêu

biểu quy VND giai đoạn 2008 – 2011 ..........................................................45 
2.1.4.5 Phân tích vai trị kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch Ngân hàng
Nam Á so với các ngân hàng thương mại khác giai đoạn 2008-2011 ..........47 
2.1.4.6 Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch
Ngân hàng Nam Á theo từng nghiệp vụ giai đoạn 2008 – 2011...................49 
2.1.4.7 Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch Ngân hàng
Nam Á giai đoạn 2008-2011 .........................................................................51 

123doc


v
2.2 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI HỐI THỜI GIAN VỪA QUA TẠI SỞ GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG NAM Á ........................................................................................55 
2.2.1 Những kết quả đạt được trong kinh doanh ngoại hối tại Sở giao dịch
Ngân hàng Nam Á giai đoạn 2008-2011 ..........................................................55 
2.2.2 Những tồn tại trong quản lý ngoại hối tại Sở giao dịch Ngân hàng Nam Á
giai đoạn 2008-2011..........................................................................................56 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 59 
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á .................... 60 
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG NĂM 2011 CỦA SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á..............................................................................60 
3.1.1. Về hoạt động kinh doanh ........................................................................60 
3.1.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hố trang thiết bị ................................61 
3.1.3. Bố trí sắp xếp, đào tạo cán bộ .................................................................61 
3.1.4. Các chỉ tiêu năm 2011 .............................................................................62 
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NAM Á ...............................62 

3.2.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của Sở giao dịch Ngân hàng Nam Á trong
lĩnh vực kinh doanh ngoại hối ...........................................................................62 
3.2.2. Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp
vụ kinh doanh ngoại hối ....................................................................................64 
3.2.3. Phát triển marketing ngân hàng, đẩy mạnh cơng tác khách hàng ..........65 
3.2.4. Hồn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối .................68 
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ làm cơng tác kinh doanh ngoại hối. ...............68 

123doc


vi
3.2.6. Mở rộng mạng lưới chi nhánh trong nước, mạng lưới ngân hàng đại lý
trên thế giới, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.
...........................................................................................................................69 
3.2.7. Nâng cao uy tín, thương hiệu Ngân hàng Nam Á trong lĩnh vực kinh
doanh ngoại hối. ................................................................................................69 
3.2.8 Tìm kiếm đối tác, xây dựng chiến lược kinh doanh ................................70 
3.2.9. Hoàn thiện quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối ............70 
3.2.9.1 Đối với rủi ro tỷ giá:..........................................................................70 
3.2.9.2 Phân cấp trách nhiệm hoạt động kinh doanh ngoại hối ....................71 
3.2.10 Nâng cao khả năng phân tích, dự báo ...................................................72 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 74 
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 76

123doc


vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ngân hàng: NH
Ngân hàng TMCP Nam Á: NHNA
Đô la Mỹ: USD
Đồng Việt Nam: VND
Kinh doanh: KD
Ngân hàng thương mại: NHTM
Ngân hàng nhà nước: NHNN
Ngân hàng trung ương: NHTW
Doanh số: DS
Khách hàng: KH

123doc


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các danh hiệu, giải thưởng quốc tế của Sacombank
Bảng 1.2: Các danh hiệu, giải thưởng quốc tế của Eximbank
Bảng 1.3: Số lượng ngân hàng đại lý của các NHTM
Bảng 1.4: Danh sách cổ đông chiến lược là các ngân hàng, tổ chức tài chính nước
ngồi của ACB
Bảng 1.5: Danh sách cổ đơng chiến lược là các ngân hàng, tổ chức tài chính nước
ngồi của Sacombank
Bảng 2.1: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy USD
Bảng 2.2: Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008-2011 quy VND
Bảng 2.3: Doanh số mua - bán của từng loại ngoại tệ giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.4: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch ngân hàng TMCP Nam Á

và các ngân hàng khác giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ bằng nghiệp vụ giao ngay giai đoạn 20082011
Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ bằng nghiệp vụ kỳ hạn giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.7: Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và vàng của các ngân hàng thương mại
trong giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.8: Doanh số kinh doanh vàng tại Sở giao dịch ngân hàng Nam Á giai đoạn
2008-2010
Bảng 2.9: Doanh số kinh doanh vàng tại ngân hàng Eximbank giai đoạn 2008-2010

123doc


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng các cặp tiền tệ trong giao dịch ngoại hối
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh tiền tệ
Biểu đồ 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 quy USD
Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 quy VND
Biểu đồ 2.4: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mua ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 quy USD
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu bán ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 quy USD
Biểu đồ 2.7: Doanh số và cơ cấu mua bán từng loại ngoại tệ giai đoạn 2008-2010
Biểu đồ 2.8: Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008-2010 của các ngân hàng
thương mại

123doc


1

LỜI MỞ ĐẦU
Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của nền
kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO chúng ta sẽ có những cơ hội và thách thức đan
xen, dù là cơ hội hay thách thức thì việc chúng ta nhận thức rõ hai yếu tố này để
nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức sẽ đưa toàn bộ nền kinh tế, các doanh
nghiệp tham gia hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, vị thế của Việt
Nam trong nền kinh tế quốc tế cũng sẽ được khẳng định và nâng cao hơn. Một hệ
quả tất yếu chính là kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng giao dịch trong hoạt động tài
chính, sự luân chuyển các luồn vốn đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác sẽ tăng
mạnh. Chính điều này là cơ sở đồng thời cũng đặt ra nhu cầu đối với sự phát triển
của thị trường ngoại hối. Sự phát triển của thị trường này có thể được nhìn thấy ở
một số khía cạnh như sự ra đời của các trung tâm giao dịch ngoại hối lớn, sự phong
phú trong các loại tiền tệ, nghiệp vụ trên thị trường, khối lượng giao dịch, số lượng
các đối tượng tham gia thị trường.
Trong bối cảnh đó, vai trị của các ngân hàng thương mại trên thị ngoại hối
không chỉ dừng lại ở chỗ là trung gian cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển đổi
giữa các loại tiền tệ hoặc để cân bằng trạng thái ngoại hối của mình mà các ngân
hàng giờ đây cịn đóng vai trị là một nhà kinh doanh ngoại hối trên thị trường.
Khơng chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá, với sự ra
đời của các cơng cụ phái sinh như hốn đổi, tương lai, quyền chọn, thị trường ngoại
hối còn cung cấp cho các nhà kinh doanh nhiều cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận cũng
như phịng tránh các rủi ro trên thị trường, đặc biệt là rủi ro về tỷ giá. Hơn nữa,
Ngân hàng Nhà Nước cũng ln có những chính sách phù hợp để điều tiết, định
hướng sự phát triển của thị trường ngoại hối theo hướng tích cực. Trong giai đoạn
2008-2011, bên cạnh những ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh ngoại hối như
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, nhiều
ngân hàng thương mại khác đã thực hiện tốt hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu
lợi nhuận cao như Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu, v.v…


123doc


2
Tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Nam Á, trong giai đoạn 2008-2011, hoạt
động kinh doanh ngoại hối cũng có sự phát triển rõ rệt và thu được những kết quả
khả quan. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tài và hạn chế cần khắc phục. Ngân hàng
TMCP Nam Á cũng chưa có sự chú trọng và đầu tư đúng mức hoạt động này. Chính
vì những lý do trên, tơi đã chọn đề tài nghiên cứu “GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI SỞ GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG TMCP NAM Á”. Qua đề tài nghiên cứu này, tơi hy vọng sẽ đóng
góp một phần nào đó trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Nam Á. Tôi cũng mong rằng
những vấn đề và giải pháp được đề cập đến trong nghiên cứu là một nguồn tham
khảo thiết thực, hữu ích trong việc quản lý thị trường ngoại hối ở Việt Nam, cũng
như hoạt động kinh doanh ở các ngân hàng thương mại khác.
Đề tài gồm các phần cơ bản sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Sở giao dịch
Ngân hàng TMCP Nam Á
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối
tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Nam Á
Do những hạn chế về mặt chủ quan và thời gian nghiên cứu, đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cơ và
những ai có quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh ngoại hối để tơi có thể bổ sung, hồn
thiện hơn trong cơng tác nghiên cứu về sau.
Xin chân thành cám ơn Q thầy cơ Phịng quản lý đào tạo sau đại học,
Khoa Ngân hàng, đặc biệt là PGS.TS Trần Huy Hồng, người đã dành nhiều thời
gian và cơng sức hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.

Xin trân trọng cảm ơn

123doc


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái ngoại tệ (tiếng Anh là Foreign
Exchange Market, viết tắt là FX hay Forex) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi
mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh tốn có giá như ngoại tệ. Hay nói một
cách ngắn gọn, thị trường ngoại hối là một mạng lưới toàn cầu của những người
mua và người bán ngoại tệ. (A foreign Exchange Primer, Shani Shamah, Nhà xuất
bản Wiley, 2003).
KD ngoại hối của NHTM là hoạt động mua bán các loại ngoại hối của NHTM đảm
bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của NHNN và đảm
bảo hiệu quả trong KD.
1.1.2. Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối
1.1.2.1 Chính phủ
Chính phủ các nước nhiều khi cũng phát sinh nhu cầu về ngoại tệ, chẳng hạn như
dùng để trả lương và chi phí cho các đại sứ ở nước ngồi hoặc dùng để chi viện trợ
phát triển cơng nghiệp, nông nghiệp cho các nước khác, v.v... Thông thường chính
phủ tiếp cận thị trường ngoại hối thơng qua ngân hàng trung ương hoặc một ngân
hàng thương mại.
Ngoài ra một lý do nữa khiến chính phủ phải tham gia vào thị trường ngoại hối là vì
tỷ giá hối đối là một trong những mối quan tâm lớn của chính phủ. Những thay đổi
trong tỷ giá hối đối có tác động đến giá trị của hàng hóa và các cơng cụ tài chính.

1.1.2.2 Các ngân hàng
Ngân hàng Trung ương.
NHTW tham gia vào thị trường ngoại hối với vai trò truyền thống là người điều tiết
mỗi khi thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa, mất ổn định hoặc có dấu hiệu của
những hiện tượng trên. NHTW thực hiện vai trò của mình bằng việc tác động trực
tiếp lên giá trị đồng bản tệ, lượng cung cầu ngoại tệ thông qua các NHTM, nhà môi
giới, thị trường giao dịch tương lai hoặc qua NHTW của các nước khác.

123doc


4
Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng khác không phải là NHTW (gọi chung là NHTM) tham gia vào thị
trường ngoại hối có thể phân chia thành một số hình thức cơ bản như sau:
Ngân hàng thương mại (commercial bank)
Ngân hàng địa phương hay ngân hàng đại lý (regional or correspondent
bank)
Ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn (investment and merchant bank)
Tuy các hình thức NHTM này có các vai trò và cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau
tuy nhiên, tựu trung lại vẫn nhằm vào hai mục đích chính là KD ngoại hối và cung
cấp các dịch vụ liên quan đến ngoại hối, làm trung gian cho các KH.
1.1.2.3 Các nhà môi giới
Các nhà môi giới trên thị trường hối đoái tồn tại trước hết là để mang người mua và
người bán lại với nhau tại một mức giá được cả hai bên chấp thuận. Nhà môi giới
không được phép giữ một vị trí (bên mua, bên bán) nào trên thị trường tiền tệ và
phải hoạt động như một như một người liên lạc đơn thuần. Với dịch vụ môi giới, họ
sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ cả hai bên khi giao dịch được thực hiện, mức
hoa hồng sẽ tùy thuộc vào khối lượng giao dịch và tùy thuộc trung tâm giao dịch.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc sử dụng những nhà môi giới thực đang có

xu hướng giảm dần do sự phát triển của nhiều hệ thống môi giới điện tử liên ngân hàng.
1.1.2.4 Các định chế tài chính và các cơng ty
Các định chế tài chính bao gồm những tổ chức như quỹ đầu tư, các công ty bảo
hiểm, các công ty cho th tài chính, quỹ KD tiền tệ, v.v… Trong đó quỹ KD tiền tệ
được xem là một chủ thể hoạt động tích cực trên thị trường ngoại hối, các quỹ này
hoạt động trên danh nghĩa của các khách hàng của mình nhưng lại thực hiện hoạt
động KD ngoại hối bằng chính tài khoản của quỹ. Các định chế tài chính khác
thường không trực tiếp tham gia KD ngoại tệ nhưng với mức độ quốc tế hóa ngày
càng cao trong hoạt động kinh tế, các tổ chức này đương nhiên trở thành một chủ
thể của thị trường ngoại hối.

123doc


5
Các cơng ty, có thể được xem là những người sử dụng cuối cùng của thị trường
ngoại hối. Chỉ ngoại trừ trường hợp có sự tham gia của NHTW vào thị trường để
trực tiếp điều chỉnh tính thanh khoản của thị trường, các cơng ty chính là chủ thể có
tác động lớn đến cung và cầu thị trường. Những chủ thể khác tham gia vào thị
trường để mua và bán ngoại tệ khơng phải vì nhu cầu mà vì mục đích lợi nhuận,
trong khi đó, các cơng ty tham gia vào thị trường chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bù
trừ những thiệt hại về tiền tệ, thay đổi tính thanh khoản của những đồng tiền đang
được sử dụng trong giao dịch buôn bán.
1.1.2.5 Khách hàng lẻ
Cùng với các định chế và các công ty như vừa xét ở trên, tham gia vào thị trường
ngoại hối cịn có những KH lẻ với khối lượng giao dịch không quá lớn. Danh mục
những KH lẻ này bao gồm những công ty nhỏ, những quỹ bảo hộ giá, nhà đầu cơ,
nhà KD chênh lệch tỷ giá, những cơng ty chun mơn hóa về những dịch vụ đầu tư
được liên kết với những quỹ ngoại tệ, sự cung cấp tài chính của những chương trình
viện trợ được thực hiện bởi những tổ chức từ thiện có đăng ký trên tồn thế giới và

những cá nhân, hộ gia đình riêng lẻ.
1.1.3. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
1.1.3.1 Thị trường ngoại hối là thị trường tồn cầu, hoạt động khơng ngừng,
các giao dịch diễn ra 24/24 giờ
Trái ngược hồn tồn với thị trường chứng khốn cần phải có một địa điểm địa lý
cụ thể, thị trường ngoại hối khơng có biên giới, đặc điểm này có thể được hiểu như
việc chỉ có một thị trường ngoại hối trên toàn thế giới. Các giao dịch tiền tệ diễn ra
hoàn toàn giống nhau và đồng thời ở Paris, Tokyo, London hay New York. Cũng
bởi bản chất toàn cầu đó, thị trường ngoại hối là một tổ chức kinh tế khơng có quy
định riêng, nó được tự tổ chức bởi những tổ chức và cá nhân tham gia thị trường.
Thị trường ngoại hối được giao dịch 24h một ngày và không bị giới hạn bởi thời
gian giao dịch cố định. Thị trường ngoại hối cũng có chi phí gia nhập thị trường
thấp, một nhà đầu tư có thể mở một tài khoản và tham gia giao dịch với chỉ 250 đô
la. (Mastering the Currency Market, Jay Norris, Al Gaskill, Teresa Bell, Mc Graw
Hill, 2010, trang 5).

123doc


6
1.1.3.2 Tính tập trung của thị trường ngoại hối
Tính tập trung của thị trường ngoại hối thể hiện ở chỗ thị trường này bị chi phối bởi
một vài mạng lưới tài chính. Năm 1998, 32% giao dịch được thực hiện tại nước
Anh, Mỹ chiếm 18%, xếp thứ ba là Nhật Bản với 8%. Theo ước tính của Shani
Shamah, năm 2003, có đến 84% giao dịch ngoại hối được thực hiện tại các trung
tâm giao dịch ở Anh, Mỹ và Nhật Bản. Ngồi ra, cịn có một số trung tâm giao dịch
nhỏ hơn phân bố ở các phần khác của thế giới như ở Zurich, Franfurt và Singapore.
(A Foreign Exchange Primer, Shani Shamah, nhà xuất bản John Wiley & Son, năm
2003).
Tính tập trung của thị trường ngoại hối còn thể hiện ở việc hầu hết các giao dịch

ngoại hối tập trung ở một số rất ít đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, GBP,...,
trong đó đồng USD chiếm vị trí áp đảo được xem là đồng phương tiện. Có sáu loại
tiền tệ chính được giao dịch trên thị trường ngoại hối hiện nay (cùng với đồng
phương tiện là USD), đồng bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), đô la Úc
(AUD), yên Nhật (JPY), đồng tiền chung châu Âu (EUR) – Euro, đồng France Thụy
Sĩ (CHF).
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng các cặp tiền tệ trong giao dịch ngoại hối

26%

27%

4%
5%

19%

4%
15%

EUR/USD

USD/JPY

AUD/USD

All others

GBP/USD


USD/CHF

USD/CAD

Nguồn: A forex primer, page 36, 37 />
123doc


7
1.1.3.3 Là thị trường nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị
Xuất phát từ tính tồn cầu, tính phi tập trung của mình mà thị trường ngoại hối, cụ
thể hơn là tỷ giá giao dịch giữa các loại tiền tệ trên thị trường rất nhạy cảm với
những yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, thiên tai… và cả yếu tố tâm lý.
1.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối
1.1.4.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot)
Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một lượng ngoại tệ giữa
hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh tốn trong
vịng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
Tùy theo tập quán KD và điều kiện thị trường từng nước, có thể niêm yết tỷ
giá theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung có hai cách niêm yết giá trên thị
trường giao ngay dành cho hai đối tượng KH khác nhau. Cách yết giá theo kiểu Mỹ
và kiểu Âu dành cho KH là NH khác trên thị trường liên NH. Cách yết giá trực tiếp
và gián tiếp dành cho KH thông thường, tức KH không phải là NH.
Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ
giữa NH và KH. Các NH thường không thu phí giao dịch mà sử dụng chênh lệch
giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thỏa
đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào
phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị
trường. Để có thể so sánh với các loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch tỷ giá bán
và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:

Tỷ giá bán - Tỷ giá mua
Chênh lệch (%) = __________________________________ x 100
Tỷ giá bán
Ví dụ chúng ta có tỷ giá GBP/USD = 1,4229 – 1,4246. Chênh lệch giữa tỷ
giá mua và tỷ giá bán mà KH phải chịu khi mua bán ngoại tệ với NH:
1,4246 - 1,4229
Chênh lệch (%) = ______________________ x 100 = 0,12%
1,4246

123doc


8
Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR,
JPY thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0,1% đến 0,5% trong khi các ngoại tệ
mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chênh lệch giá cao hơn nhiều. Lý do là NH
sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua vào các mục đích như phịng ngừa
rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ mua vào hoặc bán ra, bù đắp chi phí giao dịch và
cuối cùng là kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy với các ngoại tệ có phạm vi giao
dịch hẹp, hoặc vào những thời kỳ tỷ giá của ngoại tệ nào đó biến động mạnh thì NH
duy trì chênh lệch giữa giá bán và giá mua lớn hơn so với các ngoại tệ khác hoặc so
với thời kỳ tỷ giá ổn định.
Giao dịch hối đoái giao ngay được NH sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua
hoặc bán ngoại tệ giao ngay cho KH. Tuy nhiên, nhược điểm của giao dịch hối đoái
giao ngay là không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những KH
nào cần mua hoặc cần bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa thực hiện
ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu này của
KH, NH phải phát triển thêm một loại giao dịch khác, đó là giao dịch hối đối có kỳ hạn.
1.1.4.2 Nghiệp vụ hối đối kỳ hạn (Forward)
Giao dịch hối đối có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với

nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được
thực hiện trong tương lai.
Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết giá theo hai cách: yết giá theo kiểu
outright và yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là
giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Tỷ giá theo kiểu
swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ
hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng
trên thị trường liên NH, tức là trong giao dịch giữa một NH này với một NH khác.
Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được
xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ
hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.

123doc


9
Gọi: - F là tỷ giá có kỳ hạn.
- S là tỷ giá giao ngay.
- rd là lãi suất của đồng tiền định giá.
- ry là lãi suất của đồng tiền yết giá.
Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau:
1 + rd
F=S

___________

(1)

1 + ry
Công thức (1) trên đây dựa trên cở sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate

parity) – IRP. Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi giữa hai quốc gia phải được bù
đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người KD chênh lệch giá
không thể sử dụng hợp đồng có kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất.
Ở Việt Nam các NHTM thường áp dụng phổ biến công thức gần đúng của
cơng thức (1) hơn. Ta có thể viết lại cơng thức (1) như sau:
1 + rd

1 + rd + ry - ry

rd - ry

F = S __________ = S ______________________ = S + S ___________
1 + ry

1 + ry

1 + ry

Vì lãi suất ry thường nhỏ nên ta có thể xấp xỉ 1 + ry ≈ 1. Khi ấy, công thức
này có thể viết lại thành F = S + S(rd - ry). Ở đây lãi suất tính theo đơn vị phần trăm
một năm. Nếu chuyển đổi lãi suất thành đơn vị phần trăm cho kỳ hạn n ngày và năm
có 360 ngày thì ta sẽ có cơng thức:
S(rd - ry)n
F=S+

_____________

100 x 360
Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của
KH mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ

hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực
hiện hợp đồng.

123doc


10
Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào
KH chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn hiện tại khơng có nhu cầu
mua hoặc bán ngoại tệ. Đơi khi trên thực tế KH vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở
hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở trong tương lai. Rõ ràng trong
tình huống này chỉ với giao dịch hối đối giao ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái
kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch của KH, mà phải kết hợp cả hai
loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng được nhu cầu của KH. Sự kết hợp này
hình thành nên một loại giao dịch mới đó là giao dịch hốn đổi.
1.1.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap)
Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch:
giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền
khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao
dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Về cơ bản giao dịch swap gồm: 1
giao dịch spot và 1 giao dịch forward trái chiều với giao dịch spot.
Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn
rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo hạn
thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau:
ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao
dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh tốn giao dịch có kỳ
hạn.
Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ
giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do NH niêm yết tại thời điểm giao dịch do

hai bên thỏa thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay, chênh
lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.
Trong giao dịch hối đoái hoán đổi, lượng tiền mua và bán ln bằng nhau. Vì vậy
giao dịch hốn đổi khơng bao giờ làm thay đổi trạng thái hối đoái. Nếu có thay đổi
trong tỷ giá giao ngay của các đồng tiền, cũng không làm phát sinh khoản lỗ hay lãi
hối đối nào đó do có giao dịch hốn đổi. Nếu như đồng ngoại tệ lên giá, số bản tệ
bị mất ở đầu bán của giao dịch sẽ bù ở đầu mua của giao dịch tiếp theo.

123doc


11
Cơng thức tính điểm hốn đổi (swap points)
S x RD x t
Swap points =
1 + (Ry x t)
Trong đó:
S: Tỷ giá giao ngay
RD: Chênh lệch lãi suất
t: Kỳ hạn
Ry: Lãi suất đồng tiền yết giá
Giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay
là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của KH ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc
phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ
của KH ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hốn
đổi vẫn cịn hạn chế ở hai điểm:
Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp
tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là tránh được rủi
ro tỷ giá cho KH, nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội KD nếu như tỷ giá biến động
trái với dự đốn của KH.

Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm
đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian
giữa hai thời điểm đó.
Chính những hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi
chỉ có thể là cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá và thích hợp với nhu cầu phịng ngừa
rủi ro tỷ giá của KH hơn là nhu cầu KD hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá.
Để bổ sung cho hạn chế này của giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi, NH phát
triển thêm một loại cơng cụ khác, đó là hợp đồng giao sau.

123doc


12
1.1.4.4 Nghiệp vụ hối đoái giao sau (Future)
Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết
theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ
được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy
nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối
với một vài loại ngoại tệ mà thơi. Thị trường giao sau thực chất chính là thị trường
có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao
dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ, nghĩa là đều được thực hiển ở một Sở giao dịch
có tổ chức, quy chế và kiểm sốt.
Xem xét ví dụ: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF sẽ
lên giá so với USD. Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, một nhà đầu tư trên thị trường
giao sau Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75
USD cho 1 CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào 3 ngày sau. Để bắt đầu, trước tiên
nhà đầu tư phải bỏ 2.565$ vào tài khoản kư quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối
thiểu nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng giao sau CHF là 1.900 USD, nhà đầu
cơ phải sẵn sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống đến dưới mức
1.900 USD. Sau khi mua hợp đồng giao sau, nhà đầu cơ sốt ruột theo dõi diễn biến

tình hình thị trường. Bởi vì việc thanh tốn diễn ra hằng ngày, có ba điều sẽ xảy ra:
Thứ nhất: hàng ngày nhà đầu cơ sẽ nhận được tiền hoặc sẽ chi tiền ra tùy
theo hợp đồng lời hay lỗ.
Thứ hai: hợp đồng giao sau với giá 0,75 USD/CHF sẽ bị hủy bỏ vào cuối
ngày giao dịch.
Thứ ba: nhà đầu cơ sẽ nhận được hợp đồng giao sau theo giá mới được thiết
lập vào cuối ngày giao dịch.
Ưu điểm của hợp đồng giao sau là nó sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có
giá trị nhỏ. Kế đến nó cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở
bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Với hai ưu điểm này hợp đồng
giao sau dễ dàng thu hút nhiều người tham gia.

123doc


13
Ngược lại, hợp đồng giao sau có nhược điểm là chỉ cung cấp giới hạn cho
một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. Kế
đến, hợp đồng giao sau là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không
cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. Nói chung giao
dịch giao sau có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hốn đổi ở tính chất thực hiện
thanh toán hằng ngày nhằm bảo đảm cho nhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị
trường biến động có lợi cho họ. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động bất lợi nhà đầu
cơ khơng có quyền tự ý rút khỏi thị trường. Tính chất “có quyền” này chỉ có thể có
được trong giao dịch quyền chọn.
1.1.4.5 Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (Option)
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua option có
quyền, chứ khơng phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cụ thể với
một mức giá thực hiện đã được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương
lai, sau khi đã trả phí (premium) cho người bán option ngay từ lúc ký hợp đồng.

Trong khi đó, người bán option có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều
khoản đã thỏa thuận trước đó bất luận giá cả thị trường biễn biến như thế nào, nếu
như người mua option muốn thực hiện quyền của mình.
Quyền chọn mua (call): là quyền cho phép người mua option tự quyết định
thực hiện mua ngoại tệ hay không mua ngoại tệ.
Quyền chọn bán (put): là quyền cho phép người mua option tự quyết định
thực hiện bán ngoại tệ hay không bán ngoại tệ.
Giá giao ngay (spot): giá mua bán ngoại tệ giao ngay hiện hành tại thời điểm.
Giá thực hiện (strike): mức giá mà người mua option được quyền ấn định
trước với người bán option và được chốt (fixed) trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Premium: là khoản phí mà người mua option phải trả cho người bán option
ngay từ lúc ký hợp đồng.
Option kiểu Âu (European style): option chỉ được thực hiện vào ngày đáo
hạn hợp đồng.

123doc


14
Option kiểu Mỹ (American style): option có thể được thực hiện vào bất cứ
lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng.
Option buyer, option holder: người mua option.
Option seller, option writer: người bán option.
Độ biến động (volatility): là mức độ mà theo đó giá ngoại tệ có thể có
khuynh hướng dao động lên xuống trong một khoảng thời gian. Độ biến động được
diễn tả bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Ngày ký kết hợp đồng (contract date): là ngày NH ký kết hợp đồng option
với KH hoặc đối tác.
Ngày đáo hạn (expiry date): ngày hiệu lực cuối cùng của hợp đồng option.
Giờ hạn chót (cut – off time): giờ hiệu lực cuối cùng của ngày đáo hạn hợp

đồng option kiểu Âu hoặc kiểu Mỹ.
Thời hiệu hợp đồng (tenor): khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng tính
từ ngày ký kết hợp đồng cho đến giờ hạn chót của ngày đáo hạn hợp đồng.
Việc định giá option (tính phí premium) phụ thuộc vào 6 biến số sau:
Giá giao ngay hiện hành (spot).
Giá thực hiện option (strike).
Thời hạn (tenor).
Chênh lệch lãi suất (interest rate).
Kiểu Âu hay kiểu Mỹ (style).
Độ biến động (volatility).
Trong 6 biến số nói trên, độ biến động là quan trọng và phức tạp nhất, vì đó
là biến số định giá duy nhất không biết trước một cách chắc chắn.
Premium của option kiểu Mỹ đắt hơn option kiểu Âu, vì kiểu Mỹ có thể thực
hiện vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng còn kiểu Âu chỉ được thực
hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Cách xác định giá quyền chọn phổ biến và đơn giản nhất là bằng mơ hình
Black-Scholes: đối với quyền chọn mua theo kiểu châu Âu, mơ hình Black-Scholes
có thể diễn tả bởi cơng thức sau:

123doc


15
Ce = Se-bTN(d1) – Ee-aTN(d2)
Trong đó:
Ce là giá cả của quyền chọn mua theo giá châu Âu.
S là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B.
E là tỷ giá thực hiện.
T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm.
a là lãi kép liên tục khơng có rủi ro của đồng tiền A.

b là lãi kép liên tục khơng có rủi ro của đồng tiền B.
e = 2,71828 là hằng số Nê-pe.
σ là độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay.
N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác suất chuẩn và d1, d2
được xác định như sau:
ln(S/E) + [a – b + (σ2/2)]
d1 = ____________________________________
σ
d2 = d1 – σ

T
T

Mơ hình Black-Scholes cho thấy giá cả của quyền chọn mua theo kiểu châu
Âu phụ thuộc vào tỷ giá thực hiện so với tỷ giá giao ngay, lãi suất phi rủi ro giữa
hai quốc gia, thời hạn của hợp đồng và độ lệch chuẩn của sự thay đổi tỷ giá hai
đồng tiền. Mơ hình này được thực hiện dựa trên một số giả định như sau:
Lãi suất vẫn không thay đổi, lãi suất cho vay và đi vay như nhau.
Không có thuế hay chi phí giao dịch.
Sự sai biệt tỷ giá tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Độ lệch chuẩn vẫn khơng đổi trong suốt thời hạn hợp đồng.
Bởi vì những giả định này không đúng trên thực tế, lãi suất và tỷ giá luôn
thay đổi bất ngờ, lãi suất cho vay và lãi suất đi vay không giống nhau, có chi phí
giao dịch và thuế, độ lệch tỷ giá chưa chắc có phân phối chuẩn, nên mơ hình BlackScholes chưa hẳn chính xác và nó cần phải được hồn thiện thêm.

123doc


×