Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.85 KB, 15 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 8 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua
nhiều thử thách và thăng trầm. Với đà phát triển thị trường chứng khoán trong thời
gian vừa qua quy mô của thị trường được mở rộng lên một tầm cao mới với tốc độ
nhanh hơn mạnh mẽ hơn với sự xuất hiện hàng loạt các công ty chứng khoán. Là
thành viên của thị trường, các công ty chứng khoán đã đóng vai trò quan trọng cho
sự phát triển của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán nói riêng và thị trường
chứng khoán Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách to lớn về
cạnh tranh và hội nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công
ty chứng khoán nói riêng. Để tồn tại được môi trường hội nhập, cạnh tranh gay gắt,
các công ty chứng khoán buộc phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của mình
để tự khẳng định vị thế trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề tài được đi sâu nghiên cứu về hoạt động của Công ty chứng khoán nói chung và
của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương nói riêng, từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Luận văn được chia thành các ba
phần chính.


ii

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.

Khái niệm về Công ty chứng khoán: vai trò, chức năng và các hoạt động
cơ bản của Công ty chứng khoán


Luận văn được trình bày về các vấn đề cơ bản nhất về Công ty chứng khoán

như: Khái niệm, vai trò, mô hình tổ chức, các hoạt động cơ bản...
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các
nghiệp vụ trên Thị trường chứng khoán.
Công ty chứng khoán có vai trò quan trọng trong sự phát triển của TTCK nói
riêng và nền kinh tế nói chung cụ thể
-

Tạo cơ chế huy động vốn

-

Cung cấp cơ chế giá cho các nhà đầu tư

-

Tạo điều kiện chuyển chứng khoán thành tiền và ngược lại

-

Giảm chi phí giao dịch

CTCK thường được tổ chức một trong những mô hình sau:
-

Mô hình chuyên doanh chứng khoán

-


Mô hình ngân hàng đa năng một phần

-

Mô hình ngân hàng đa năng toàn phần

Các hoạt động kin doanh của CTCK bao gồm các hoạt động cơ bản như sau:
-

Hoạt động môi giới

-

Hoạt động lưu ký

-

Hoạt động tư vấn -bảo lãnh phát hành

-

Hoạt động tự doanh

-

Hoạt động khác theo quy định


iii


Là một loại hình kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của công chúng và rất
dễ lợi dụng để kiếm lời riêng, luật pháp các nước đều quy định rất chặt chẽ đối với
hoạt động của các CTCK. Tuy nhiên ở mỗi nước có thể có những quy định riêng
đối với CTCK hoạt động tại công ty mình.
Hoạt động của các Công ty chứng khoán luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của các
cơ quan quản lý Nhà Nước.
1.2.

Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu dánh giá hiệu quả
hoạt động
Hiệu quả kinh doanh nói chung xét về mặt định tính được hiểu là các lợi ích

kinh tế, xã hội đã đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh
bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa
quyết định.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng
khoán cũng là sự so sánh giữa doanh thu thu được và chi phí bỏ ra để đạt được
doanh thu đó. Hiệu quả kinh tế của công ty chứng khoán có thể được xem xét dưới
dạng số tuyệt đối, hoặc số tương đối.
Hay hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt được mục tiêu xác định”.
H = K/C (1)
(Với H là hiệu quả kinh tế; K là kết quả thu được; C là chi phí toàn bộ.)
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực
khan hiếm.
- Trong cơ chế kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh là điều kiện cần để DN tồn tại và phát triển.
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty chứng khoán bao gồm
một số chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung bao gồm:



iv

 Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn
 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng Tổng tài sản
 Chỉ tiêu về số trích dự phòng giảm giá chứng khoán
 Chỉ tiêu thay đổi doanh thu
 Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
 Tỷ số Chi phí quản lý chung / Doanh thu từ hoạt động kinh doanh CK
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận bao gồm
 Chỉ số ROA
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
 Hệ số lãi suất cận biên ròng (NIM)
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản
 Chỉ tiêu nợ trên tài sản có tính thanh khoản
 Chỉ số Tài sản có tính thanh khoản cao/Tổng tài sản
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm
- Các nhân tố khách quan như :Môi trường kinh tế; Môi trường chính trị
pháp luật và cơ chế chính sách, Môi trường công nghệ. Môi trường đặc thù, Ảnh
hưởng của thị trường chứng khoán
- Các nhân tố chủ quan: Tiềm lực tài chính, Uy tín hoạt động, Năng lực quản
trị kinh doanh, Chất lượng nguồn nhân lực


v

CHƯƠNG 2: BÀN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN

HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.

Khái quát sự phát triển của TTCK trong những năm qua
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 8 năm đi vào hoạt động, TTCK

đang dần hoàn thiện và phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
nhưng kể đến sự phát triển mạnh của TTCK từ năm 2006-2008.
Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt
tới 40% GDP. Trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính
phủ trong năm 2007, mốc 50% GDP vào năm 2010 đã được đặt ra, nhưng sự sụt
giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; hiện chỉ
đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức cuối năm 2006 (22,6% GDP).
2.2.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty chứng khoán Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

(VCBS) - thành viên 100% vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - được
thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 7/1/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng
khoán. Công ty được cấp phép hoạt động đối với tất cả các nghiệp vụ chứng khoán theo
Giấy phép số 09/GPHĐKD do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 24/4/2002.
VCBS hiện là một trong những công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi
giới chứng khoán với gần 35.000 tài khoản cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.
Xác định nghiệp vụ ngân hàng đầu tư "investment banking" là trọng tâm, trong suốt
thời gian hoạt động vừa qua, VCBS đã tập trung phát triển nghiệp vụ tư vấn tài chính
và bảo lãnh phát hành và đã đạt thành tựu lớn trong BLPH trái phiếu chính phủ, trái
phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp của các Tổng công ty lớn.

Thế mạnh nổi trội của VCBS còn được thể hiện ở vị trí đi đầu về mặt ứng
dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh chứng khoán và quản trị doanh nghiệp.


vi

Trong suốt giai đoạn 2003-2006, VCBS là công ty đầu tiên và duy nhất cho phép
khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán qua mạng Internet thông qua hệ thống
VCBS CyberInvestor™. VCBS cũng đã ứng dụng chứng chỉ số chứng thực SSL
with EV True 128-bit từ nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử uy tín số 1 thế
giới VeriSign™ cho hệ thống này, cho phép bảo mật và mã hóa chống gian lận khi
giao dịch qua web. Trong thời gian tới, VCBS® sẽ tiếp tục triển khai những ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại và bảo mật nhất nhằm mang lại cho khách hàng
sự tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch của mình.
Với tiêu chí hoạt động "Khách hàng là trọng tâm" và cùng với Tập đoàn
Tài chính Vietcombank, VCBS cam kết sẽ cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ đa
dạng, hoàn hảo, các giải pháp tài chính hiệu quả, sáng tạo, mang lại các giá trị gia
tăng mới giúp thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và qua đó hoàn thiện sứ
mệnh đề ra: "Cùng khách hàng vươn tới sự thịnh vượng"
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, VCBS đã đạt được những thành tựu đáng
kể như:


Ngày 18/06/2002: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
chính thức khai trương hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với
những hoạt động kinh doanh cơ bản ban đầu như lưu ký chứng khoán, môi
giới, tự doanh, tư vấn...




Tháng 09/2002: Là công ty chứng khoán đầu tiên đưa vào hoạt động bảng
giá trực tuyến (), VCBS đã áp dụng công nghệ cao
trong hoạt động, việc đưa vào hoạt động bảng giá trực tuyến đã góp phần
nâng cao vị thế cạnh tranh của VCBS trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lúc bấy giờ



Tháng 12/2002: Sau 6 tháng hoạt động, VCBS đã thực hiện bảo lãnh 5.000
tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. VCBS có lãi ngay năm đầu hoạt động, với tính
cạnh tranh cao, VCBS luôn là đơn vị được lựa chọn thực hiện bảo lãnh phát
hành các loại giấy tờ có giá của Chính phủ như trái phiếu Chính phủ mang
lại lợi nhuận rất lớn cho Công ty.


vii



Tháng 03/2003: Ứng dụng thành công giao dịch chứng khoán qua mạng
Internet (Cyber Investor) – phương thức giao dịch lần đầu tiên xuất hiện tại
Việt Nam. Đây là một lợi thế mà VCBS đã biết áp dụng để mang lợi một lợi
thế cạnh tranh cho Công ty, nhờ việc áp dụng đầu tiên hình thức giao dịch
qua mạng đã góp phần đưa VCBS trở thành công ty chứng khoán chiếm thị
phần lớn nhất trên thị trường chứng khoán lúc bấy giờ.



16/03/2005: Nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Công ty
Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương đã có thành tích xuất sắc trong việc

tổ chức bán đấu giá cổ phần của Công ty Thiết bị Bưu điện qua
TTGDCKHN.



27/05/2005: Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về việc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều thành
tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2004.



19/07/2005: Nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về thành tích của
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương trong việc xây dựng và phát
triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 – 2005.



Tháng 12/2005: Đạt danh hiệu Đơn vị dẫn đầu về Phát triển Sản phẩm mới
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.



Tháng 07/2006: Tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết và thực hiện lưu ký trái
phíếu tăng vốn Vietcombank trên TTGDCK HCM.



Tháng 08/2006: Nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong
công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.




Tháng 11/2006: Tổng số tài khoản mở tại VCBS đạt 30.000 tài khoản; tăng
382% so với kế hoạch đề ra và tăng 463% so với năm 2005.



Năm 2006: Tư vấn niêm yết Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô thị và khu
công nghiệp Sông Đà (SJS); Công ty cổ phần Thuỷ điện Cần Đơn (SJD);
Công ty cổ phần thép Việt-Ý (VIS)...



Năm 2006: Bảo lãnh phát hành thành công 10,422 tỷ trái phiếu chính phủ và
trái phiếu chính quyền địa phương.


viii



Tháng 06/2007: VCBS khai trương Phòng giao dịch Cầu Giấy, tiếp tục thực
hiện mục tiêu chiến lược mở rộng hệ thống mạng lưới trên toàn hệ thống
Vietcombank với cơ chế 01 tài khoản cung cấp trọn gói các sản phẩm tài
chính – ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm.



Tháng 09/2007: VCBS cho ra mắt hệ thống phiên bản website mới tích hợp
chức năng như một “Cổng thông tin tài chính - chứng khoán”:

và .



Tháng 09/2007: VCBS chính thức được HOSE lựa chọn là 1 trong 8 công ty
chứng khoán đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia nhập lệnh từ xa
vào Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.



Tháng 12/2007: VCBS khai trương chi nhánh Đà Nẵng, đánh dấu sự phát triển về
mạng lưới của VCBS một cách toàn diện trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.



Tháng 12/2007: VCBS được lựa chọn là tổ chức tư vấn bán đấu giá cho đợt phát
hành cổ phần lần đầu ra công chúng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank), một trong những cuộc đấu giá có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Hiện nay, tại VCBS đang triển khai các hoạt động dịch vụ sau:
* Môi giới chứng khoán
Với nguyên tắc công bằng, trung thực và tận tụy, VCBS cung cấp dịch vụ Môi giới
cho khách hàng thông qua các giao thức đa dạng như:
• Giao dịch trên Internet : Đặt lệnh mua - bán, Truy vấn số dư,
Truy xuất cơ sở dữ liệu tài chính tại www.vcbs.com.vn.
• Giao dịch qua điện thoại : Khách hàng gọi trực tiếp đến bộ phận phục vụ
khách hàng tại VCBS
• Giao dịch trực tiếp tại sàn : Tại 10 địa điểm giao dịch trên cả nước
* Lưu ký chứng khoán
VCBS là thành viên của Trung tâm Lưu k. Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Hệ thống này cho phép chứng khoán được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử (phi vật
chất). Với tài khoản lưu k. tại VCBS, khách hàng thực hiện các quyền năng như:
• Chuyển nhượng và thanh toán chứng khoán


ix

• Thực hiện quyền đối với chứng khoán
• Phong toả / Giải phóng phong toả chứng khoán
* Tư vấn đầu tư chứng khoán
Trên cơ sở t.m hiểu và thu thập thông tin về năng lực tài chính, độ tuổi, nghề
nghiệp, thu nhập, mức độ chấp
nhận rủi ro, VCBS sẽ xây dựng hồ sơ khách hàng “risk profile” tương ứng để cung
cấp cho khách hàng dịch
vụ tư vấn đầu tư gồm các nội dung sau:
• Tái cấu trúc và tối ưu hoá danh mục đầu tư hiện thời.
• Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
• Lựa chọn thời điểm và cơ cấu đầu tư thích hợp.
• Tìm kiếm các cơ hội đầu tư hiệu quả.
• Hỗ trợ xây dựng các chuẩn (benchmark) đánh giá hiệu quả đầu tư.
• Cung cấp phân tích chuyên sâu các cổ phiếu đang niêm yết, các cổ phiếu OTC,
định giá cổ phiếu theo yêu
cầu của nhà đầu tư.
* Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Bao gồm các nghiệp vụ:
- Định giá doanh nghiệp
- Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp
- Tư vấn niêm yết
- Tư vấn tài chính
- Bảo lãnh phát hành

- Mua bán lại, sát nhập và chia tách
* Hoạt động tự doanh
Thực hiện kinh doanh trên tài khoản tự doanh của Công ty, mang lại lợi
nhuận cho Công ty.
Hoạt động kinh doanh tại VCBS thời gian qua như sau:


x

Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCBS từ 2005-2008
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán
Lẫi đầu tư
Tổng Doanh thu + lãi đầu tư
Tăng trưởng (%)
Lợi nhuận trước thuế
Tăng trưởng (%)
Lợi nhuận sau thuế
Tăng trưởng (%)
ROA (%)

ROE (%)

50.2
74
124.2

150. 5
83.7
234.2
88.5
120,6
168
108,85
170
4.27
35.11

341.3
98.5
439.8
87.7
252
109
203
86.5
8.48
45.7

343
140

483

45
40.3
2.9
27.6

-271

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCBS năm 2005-2008)
Năm 2007 được đánh dấu là năm phát triển đỉnh cao của VCBS, với doanh
thu tăng 87.7% so với năm 2006, lợi nhận sau thế tăng 86.5% so với năm 2006, các
chỉ số tài chính cơ bản như ROA, ROE cũng tăng lên đáng kể.
Xét về mặt cơ cấu, cơ cấu doanh thu của VCBS tạo bởi doanh thu từ hoạt
động môi giới CK, tự doanh, tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành, và các dịch vụ
gia tăng khác...
Năm 2008 hoạt động kinh doanh cua VCBS gặp nhiều khó khăn từ diễn biến
xấu của thị trường chứng khoán. Thị trường suy giảm làm cho các hoạt động kinh
doanh bị ảnh hưởng mạnh, nhất là hoạt động Đầu tư - Tự doanh. Hoạt động này đã
buộc công ty phải trích lập một khoản lớn dự phòng cho sự giảm giá các loại chứng
khoán trong danh mục đầu tư. Tiếp theo là hoạt động Tư vấn tài chính doanh
nghiệp, hoạt động này chỉ đem lại doanh thu hạn chế cho công ty. Nhờ vào thương
hiệu lớn và sự thống lĩnh thị trường giao dịch trái phiếu mà hoạt động Môi giới đạt
được kết quả khả quan và đáng khích lệ.
Cụ thể ở các lĩnh vực:
-

Môi giới

Về số lượng khách hàng:



xi

Bảng 2.8: Số lượng khách hàng tại VCBS từ 2006-2008
ĐVT: tài khoản
Loại khách hàng
Cá nhân
Trong nước
Tổ chức
Cá nhân
Nước ngoài
Tổ chức
Tổng cộng

Năm 2006
29.052
158
777
25
30.012

Năm 2007
36.753
164
960
19
37.896

Năm 2008

43.446
165
1.015
13
44.639

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007-2008 của VCBS)
Về doanh thu môi giới:
Bảng 2.11: Doanh thu phí môi giới năm 2005-2008
Đơn vị : tỷ đồng
Hội sở
KH Thường
KH VIP
PGD Cầu Giấy
Chi nhánh HCM
KH Thường
KH VIP
PGD Nguyễn Huệ
Chi nhánh ĐN
Tổng cộng

2005
1,085
832
253
1,615
965
650
2,700


2006
14,116
8,276
5,840
13,997
9,990
4,007
587
28,700

2007
59,883
39,583
20,300
4,400
51,560
31,688
19,872
3,550
119,393

2008

37,565
10,515
27,050
2,266
43,495
15,815
27,680

2,214
621
86.161

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm VCBS năm 2005-2008)
-

Tư vấn- bảo lãnh phát hành

Bảng 2.12: Hoạt động tư vấn VCBS năm 2005-2008
Đvt: 1.000.000 vnd
2005
2006
Số HĐ Giá trị Số HĐ Giá trị
Tư vấn chuyển đổi DN 6
1.012 8
1.125
Tư vấn phát hành CK 12
1.902 15
2.150
Tư vấn đầu tư
Chỉ tiêu

Tư vấn niêm yết
Bảo lãnh phát hành
Tư vấn TCDN
Tổng cộng

8
5

2

1.932 15
10.500 8
1.254 5
16.6

2007
2008
Số HĐ Giá trị Số HĐ Giá trị
9
3.517 6
500
10
1.120 2
420
5
5.153

2.050 1
18.675 5
2.190 9
26.190

(Báo cáo hoạt động tư vấn tại VCBS năm 2005-2008)

50
3
11.200 1
3.265 4

24.305

300
2.760
520
4.080


xii

-

Hoạt động tự doanh

Bảng 2.12. Hoạt động tự doanh năm 2005-2008
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
Doanh thu hoạt động tự doanh
Chi phí hoạt động tự doanh

Năm 2005
25
6.9

Năm 2006
87.5
4.6

Dự phòng giảm giá chứng khoán
0.184

0.357
Tự doanh
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCBS 2005-2008)

-

Năm 2007
180
7.6

Năm 2008
210
178

12.7

348

Hoạt động lưu ký
Biểu đồ 2.9. Doanh thu lưu ký VCBS từ 2005-2008
triệu đồng
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

2005

2006

2007

2008

Năm

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCBS thông qua các chỉ tiêu
đã nêu ở phần 1, qua phân tích ta có thể đánh giá như sau:
-

Thành tựu :
VCBS đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao vượt bậc trong các năm

2006 và 2007 lên đến trên 80% và duy trì đà tăng nhẹ vào năm 2008.
Tỷ lệ tăng chi phí quản lý có xu hướng giảm đi từ năm 2005 đến năm 2008,
chi phí hoạt động kinh doanh cũng giảm dần từ 2005-2007 làm cho lợi nhuận các
năm này tăng cao lên đáng kể, điều này phản ánh sự tăng lên của hiệu quả hoạt
động kinh doanh của VCBS đã tăng lên qua các năm hoạt động.
Vì duy trì được tốc độ tăng doanh thu và giảm chi phí làm cho lợi nhuận
hàng năm của VCBS đều tăng tính đến năm 2007.


xiii

Nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản đều được sử dụng một cách hiệu quả làm
cho doanh thu không ngừng tăng lên.

VCBS luôn đảm bảo mức dự phòng giảm giá chứng khoán tuỳ vào tình hình
phát triển của thị trường, đảm bảo bù đắp được các khoản lỗ trong hoạt động tự
doanh chứng khoán.
-

Hạn chế
Tỷ lệ chi phí kinh doanh chứng khoán trong doanh thu hoạt động kinh doanh

chứng khoán và lãi đầu tư tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn là khá cao so với các
công ty khác như SSI, Chứng khoán Bảo Việt... Nêu xét năm 2007 tỷ lệ chi phí hoạt
động kinh doanh trên doanh thu hoạt động kinh doanh và lãi đầu tư tại SSI chỉ là
26.6% thì tại VCBS là 31%.
Tỷ lệ chi phí quản lý trong hoạt động kinh doanh của VCBS tuy có giảm qua
các năm chứng tỏ hiệu quả quản lý tại VCBS càng nâng cao nhưng chỉ tiêu này vẫn
ở mức cao so với các công ty khác. SSI hiện nay là công ty có tỷ lệ chi phí quản lý
thấp nhất điều này cho thấy hiệu quả trong hoạt động quản lý của SSI đạt mức cao.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu tuy cao nhưng doanh thu đạt được chưa xứng
tầm với nguồn vốn tại VCBS, nguồn vốn VCBS bỏ ra lớn với chi phí thấp,nhưng
doanh thu đạt được chưa cao.
Doanh thu của VCBS chủ yếu là dựa vào doanh thu của hoạt động tự doanh, do
đó cơ cấu doanh thu của VCBS là rủi ro và chưa hợp lý. Do hoạt động kinh doanh nếu
chỉ chủ yếu dựa vào hoạt động tự doanh- là hoạt động chịu chi phối bởi vấn đề rủi ro thị
trường và con người thì doanh thu thu được sẽ không bền vững .Trong khi hoạt động
môi giới là hoạt động mang lại doanh thu lớn, chi phí nhỏ đảm bảo an toàn nhất thì chỉ
chiếm vị trí thứ 2 sau hoạt động tự doanh.
-

Nguyên nhân của hạn chế:

Nguyên nhân về phía VCBS như: trình độ nguồn nhân lực còn kém, công nghệ chưa

đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng tốt nhu cầu:
Nguyên nhân bên ngoài như:Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, nhà đầu tư chưa
chuyên nghiệp…


xiv

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VCBS

3.1. Định hướng VCBS trong những năm tới
Với những điều hiện hiện có cộng với tiềm năng có thể đạt được của VCBS, đến
năm 2010 VCBS phấn đấu:
-

Trở thành ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
vào năm 2010, giữ vai trò là đơn vị chủ lực của tập đoàn Tài chính
Vietcombank trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư

-

Tổng tài sản hàng năm tăng 15%

-

Vốn chủ sở hữu tăng 30%

-

Lợi nhuận trước thuế tăng từ 20-25% giai đoạn 2008-2010


-

ROE đạt 30-35% hàng năm

-

Đóng góp mạnh mẽ vào quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam với vai trò là một thành viên tích cực, một nhà tạo lập thị
trường chủ chốt

-

Dịch vụ sản phẩm đa dạng, hiệu quả trên cơ sở phát huy năng lực về tài
chính, công nghệ, kỹ năng, nghiệp vụ và mạng lưới kinh doanh

-

Duy trì và phát triển phong cách làm việc chuyên nghiệp, trong một môi
trường nội bộ nhiều cơ hội rộng mở, chế độ đãi ngộ xứng đáng để mỗi cá
nhân có điều kiện phát huy năng lực, sức sáng tạo nhằm phát triển bản thân
và VCBS trong dài hạn
Muốn đạt được mục tiêu đề ra, VCBS cần phải thực hiện những giải pháp

triệt để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, tăng cường tính cạnh trang
trên thị trường chứng khoán.


xv


3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại VCBS
và những kiến nghị
Từ những nguyên nhân trên, luân văn chỉ ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm: Đầu tư cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật,
hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao trình độ nguồn nhân lực về
TTCK và khả năng khai thác nguồn nhân lực của VCBS, hoàn thiện cơ cấu và trình
độ quản lý, xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và hợp lý, phát triển các sản
phẩm dịch vụ mới, xây dựng và hoàn thiện bộ phận kiểm tra kiểm soát rủi ro…
Những kiến nghị được đề ra: đối với chính phủ, đối với uỷ ban chứng khoán
Nhà nước, với Hiệp hội kinh doanh



×